Người về qua cõi phù vân ... Nghiêng vai trút gánh phong trần bỏ đi...

Thăm một lớp học đặc biệt.
#1
Những ngày cuối tháng 2, trong một lần đi ngang qua Thủ Đức, tôi quyết định ghé thăm gia đình ông bà giáo già Huỳnh Văn Phê, hay còn gọi là ông Tư, bà Tư ở làng Đại Học Thủ Đức. Con đường dẫn vào hầm đá 621 giờ đã khác hẳn khi xưa, nơi hơn 15 năm trước chỉ là một con đường nhựa nho nhỏ dùng cho những chuyến xe bus chuyên chở sinh viên khắp nơi đổ về về đây học, có những hàng quán cà phê cóc, hàng ăn, nhà sách bình dân, nhà chơi games dành cho các sinh viên đến giải trí.

Giờ thì mọi thứ đã khác rất nhiều, cái ngã tư cắt ngang quốc lộ 1A quẹo vào hầm đá 621 phía trên khu Du Lịch Suối Tiên  giờ đã không còn nữa, muốn sang bên kia đường buộc phải chạy lên hơn 500 mét mới có đường băng qua, chạy ngược lại mới quẹo vào được. Con đừng giò dã tráng nhựa to hơn, hai bên đường giờ đã hết những hàng quán cũ, những khu đất trống giờ đã được rào thép gai, chẳng biết để làm gì. Trong ấy là nguyên một khu gồm nhiều trường Đại học. Còn những khu hầm khai thác đá ngày xưa giờ đã đóng cửa, phải rào lại không cho ai vào vì nơi ấy đã trở thành những cái hồ chứa nước mưa lớn, sinh viên hay khách du lịch lúc trước hay vào đây cắm trại, chụp hình "tự sướng" khoe lên fb, có người còn cao hứng nhảy xuống bơi rồi chìm luôn, ba ngày sau mới nổi lên. Nghe đồn một tin cũng ngộ ngộ, xác mà ngửa mặt lên trời chắc chắn là nữ, xác mà úp mặt nhìn xuống đáy hồ chắc chắn là nam nhân, mười người như một, khỏi đoán mắc công.  Grinning-face-with-smiling-eyes4

[Image: Screenshot-7.png]

Sau một hồi tìm kiếm, cuối cùng tôi cũng thấy được hai cái lớp học tình thương ấy nhờ cái bảng hiệu còn ghi dấu với thời gian. Nó chỉ được dựng sau này, chứ hồi mới được sây lân thì hai cái lớp học ấy không có bảng hiệu, gọi là trường cho nó oai chứ thật ra chỉ là hai lớp học đơn sơ ngày xưa xã vào xây cho chỉ gồm có tường gạch không tô và một nền xi măng với mái tole, nghe đồn họ báo giá đến gần cả trăm triệu đồng hồi ấy. Sau này vợ chồng ông bà Tư Phê tự bỏ tiền ra tu bổ thêm, nền láng gạch bông, tường tô láng, quét vôi, làm thêm một cái plafond tạm bằng những tấm mốp xốp cho đỡ nóng. Rồi đi xin bàn, xin ghế, xin bảng về mới có chỗ đứng dạy cho đến bây giờ đã là hơn hai chục năm rồi.

Ngày ấy ông ở Bến Tre dẫn cả vợ là bà Tư lên đây làm bảo vệ cho một Công ty, được phép cất một cái nhà tạm để ở giữ đất. Khi đó cái hầm đá mang tên 621 này còn hoạt động nhộn nhịp, nhiều gia đình người miền Tây, có cả người Khờ-Me gốc Sóc Trăng cũng mang theo cả vợ chồng con cái lên làm đá cho công trình. Nhìn những đứa trẻ thất học ngày ngày lêu lõng rong chơi, bà Tư, vốn cũng là bà giáo lúc trước mới bàn với ông mở một lớp học tình thương cho sắp nhỏ. Ai cũng biết ngày xưa được đi học là cả một giai đoạn khó khăn, con nít phải có tên trong hộ khẩu, phải học đúng tuyến (đúng địa phương), muốn học trái tuyến (ra khỏi nơi ở) phải có giấy xác nhận đàng hoàng mới được học, đâu phải dễ ăn đâu, huống chi mấy gia đình rủ nhau đi làm đá này, giấy tờ hộ khẩu đâu mà cho con em mình đi học. Lại thêm nghèo rớt mồng tơi, ở quê không có cục đất chọi chim, tha phương cầu thực, bán lưng cho trời bán mặt cho đất, lo làm để có miếng cơm nhét đầy bụng đã khó, học học cái gì mà học. 

Thế nên khi cái lớp học ấy ra đời thì gần như ai ai cũng vui mừng, gởi con em mình đến học cho biết cái chữ, biết làm tính, biết đọc, biết viết, với họ, những gia đình công nhân làm đá miền Tây ấy, là quý lắm rồi. Tôi vẫn hay nói vui với bạn bè, ước muốn bao giờ cũng có cấp độ (level) của nó, không được 10 thì ta ước 5, còn nếu ước 5 mà cũng không được thì ta ước 1, ước 2. 1 hay 2 ở đây là biết đọc biết viết vậy. Hồi ấy ông bà chỉ được phép dạy đến lớp 4 thôi, bởi qua lớp 5 nếu muốn học nữa thì phải qua trường lớp, có thi cử đàng hoàng. Em nào học lớp 4 xong, muốn lên lớp 5 học tiếp thì phải được đưa ra một trường chính thức, sau khi kiểm tra trình độ nếu thấy đạt tiêu chuẩn mới được nhận vào lớp 5 trường chính thức. Học sinh của ông bà Tư ngày ấy có chừng 5, 6 chục em, leo lên lớp 4 thì còn chưa đến chục em, nhưng phải nói về trình độ thì ăn đứt mấy em học trường chính nhiều, bởi khi xét tuyển, em nào cũng đạt loại khá, giỏi.  Phải nói tôi chưa thấy ai dạy con nít học như bà Tư, bà bắt các em phải viết bài, viết chính tả, viết toán vào vở rồi mới làm, sách chỉ để xem, không cho ghi chép vào sách bởi phải để dành cho các em năm sau dùng để học tiếp.

Hồi ấy, khi mọi việc còn đơn giản và thiếu thốn, đây là nơi chúng tôi hay đến thăm các em vào những ngày đầu niên học, dịp tết Trung Thu, tết Âm Lịch..., với những phần quà bánh, bao lì xì, lồng đèn con cá con gà... Vào những dịp đặc biệt còn có cả những phần quà như gạo, đường, nước mắm, dầu ăn, mỳ gói cho các em mang về gia đình. Những buổi gặp gỡ như vậy rất vui, dẫn các em ra trước sân chơi trò chơi có thưởng, nghe các em ca hát. Có khi bao cả chuyến xe bus chở các em vào Sở Thú cho các em coi cọp, coi khỉ, đi xe điện... Dịp Giáng Sinh còn dẫn các em về Đại Chủng Viện Thánh Guise ở đường Cường Để, quận 1 để các em hòa mình với hơn 4 ngàn em ở các mái ấm Tình Thương khác vui chơi...

Cứ tưởng mọi việc êm xuôi khi có nhiều đoàn thể đến giúp đỡ, nhưng hôm nay trở lại mới thấy hết cảnh tiêu điều ở nơi đây. Cũng may, vẫn còn cái tấm bảng hiệu ngày nào:

[Image: IMG-7989.jpg]

Và hai cái lớp học vẫn còn đó, đang đóng của im ỉm. Chưa đến ngày nhật học chính thức mà.


[Image: IMG-7993.jpg]


Ông bà Tư Phê:


[Image: IMG-7990.jpg]

Tự nhiên post hình không được. Chắc tui dài dòng quá nên nó quê nó nghỉ chơi với tui thì phải.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Được rồi.  Smiling-face-with-halo4
Love is now or never...
Reply
#2
10_point Biggrin lâu lâu postimage có vấn đề


Anh thử cái này để bỏ hình 

https://imgbb.com/

Chọn bbcode full linked

Reply
#3
Ngồi trò chuyện với tôi, hai ông bà cho biết, vừa mới từ quê lên sau tết, mấy bữa nay cũng có vài gia đình của đứa học trò trước Tết đến thăm hỏi ngày dạy trở lại. Ông bà cho biết phải đợi đến ngày 3/1 khi các trường chính thức họ nhập học thì mình mới mở lại lớp, thôi thì được bao nhiêu dạy bấy nhiêu cậu ơi, dù sao thì đó cũng là niềm vui của vợ chồng già chúng tôi rồi.

Theo ông bà cho biết mặc dù cái hầm đá ấy đóng cửa, các gia đình công nhân miền Tây ngày nào cũng dẫn con cái đi tứ tán, nhưng vẫn còn sót lại một số gia đình cương quyết bám trụ lại, đặc biệt là dân Sóc Trăng. Họ ở lại chờ giải quyết cho rốt ráo cái việc vào mời họ đi. Và trong thời gian ấy có thể họ đi làm đủ mọi thứ nghề để kiếm sống, con cái họ cũng tiếp tục lang thang không có trường học, thì việc nhờ cậy vào vợ chồng ông bà Tư cho con của họ biết đọc, biết viết luôn là điều cần thiết. Ngay cả khu nhà khu vườn còn sót lại, kể cả ngôi trường một thời là cái để người ta mang ra khoe thành tích cũng có nguy cơ ủi sập, giải tỏa trắng. Biết làm sao được khi đất đai mỗi ngày một lên giá, cái lý do để một khu đất với những căn nhà xập xệ ở đó cũng chướng mắt thiệt, nhưng muốn người ta đi thì cũng phải thu xếp cho người ta một nơi ăn chốn ở cho đàng hoàng chứ?. Tôi hỏi đùa, thế ông bà có sợ không, bà cười cười bảo, ối sợ gì cậu ơi, tui 82, ổng 80, đau bịnh liên miên, có chết cũng là thọ rồi, tui có dặn con cháu chôn hai vợ chồng tui ngay trên mãnh đất này, không mang đi đâu hết. Công nhận là gan.  

Khi ra về tôi chợt nghĩ về một trái chanh, một trái cam, tự hỏi, khi đã bị vắt hết cái nước cốt rồi liệu ai còn nhớ đến cái vỏ không?. Chắc là không, thói thường là thế mà. Rồi nhớ lại những chuyện ngày xưa, khi tình người còn chan hòa khắp nơi, lòng tốt khi ấy cỏn ngây thơ trong trẽo lắm. Và nhớ những chuyện mình đã làm. 

Khi đó trong một lần tình cờ ra Vũng Tàu chơi, có người bạn nhắn, tau nghe nói ở huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa có một ngôi chùa đang nuôi mấy đứa con nít mồ côi, đâu mài thử ghé coi sao. Hỏi thăm mãi người ta mới chỉ đường vào một ngôi chùa mang tên Hoa Yên, khi ấy vẫn còn hoang vắng, do một ni sư tên Thích Nữ Như Hải trụ trì. Sư cô còn khá trẻ, người ngoài Bắc vào đây mở chùa tu hành, một buổi sáng dậy tụng niệm bước ra cổng đã thấy ai đặt ở đó một đứa bé sơ sinh. Thế là mang vào cho bú sữa, nuôi nó luôn trong chùa. Rồi tiếng lành đồn xa, có người mang con dến gởi, có người mang đến bỏ, buộc sư cô phải nhận nuôi luôn. Khi tôi đến thăm đã có hơn chục đứa, nhỏ nhất còn nằm trong nôi, lớn hơn đã mười mấy tuổi, đứa nào đứa nấy cắt tóc ba vá, mặc áo lam, lễ phép. Khi về, tự tổ chức một chuyến xe chở nào gạo, nào mỳ chay, dầu thực vật, nào giày nào đồ chơi lên chơi với các em cả ngày thật là vui.


[Image: OLYMPUS-DIGITAL-CAMERA.jpg] [Image: OLYMPUS-DIGITAL-CAMERA.jpg] [Image: OLYMPUS-DIGITAL-CAMERA.jpg] [Image: OLYMPUS-DIGITAL-CAMERA.jpg] [Image: OLYMPUS-DIGITAL-CAMERA.jpg] [Image: OLYMPUS-DIGITAL-CAMERA.jpg] [Image: OLYMPUS-DIGITAL-CAMERA.jpg] [Image: OLYMPUS-DIGITAL-CAMERA.jpg] [Image: OLYMPUS-DIGITAL-CAMERA.jpg] [Image: OLYMPUS-DIGITAL-CAMERA.jpg]

Không bỏ lên Postimage được, ngộ thiệt. Bỏ tạm ở đây.
Love is now or never...
Reply
#4
Chắc postimage đang bận bảo trì gì đó SB ơi, từ từ sẽ có lại. Xử dụng ibb.co này cũng tạm được, nhưng hình nhỏ và cũng chỉ được có 10 hình là cùng hén?. 

Thử tiếp:


[Image: OLYMPUS-DIGITAL-CAMERA.jpg] [Image: OLYMPUS-DIGITAL-CAMERA.jpg] [Image: OLYMPUS-DIGITAL-CAMERA.jpg] [Image: OLYMPUS-DIGITAL-CAMERA.jpg] [Image: OLYMPUS-DIGITAL-CAMERA.jpg] [Image: OLYMPUS-DIGITAL-CAMERA.jpg] [Image: OLYMPUS-DIGITAL-CAMERA.jpg] [Image: OLYMPUS-DIGITAL-CAMERA.jpg] [Image: OLYMPUS-DIGITAL-CAMERA.jpg]  [Image: OLYMPUS-DIGITAL-CAMERA.jpg]
Love is now or never...
Reply
#5
Anh chọn 


Embed code 

BBcode Full linked *****


Sẽ ra hình to

Tối đa vẩn là 10 hình đó anh

Reply
#6
Rồi lại nhớ đến nhà Tê-Phan của anh Bình. Thật ra thì giữa tôi và anh Bình không xa lạ gì nhau, bởi đã có thời gian gắn bó với nhau khi cơ sở của anh còn tận bên Bình Triệu vào những ngày đầu mới thành lập. Khi ấy nhà anh vẫn còn xập xệ, mùa nước lên trong sân vẫn còn lấp lững nước ngập. Anh chuyên đi nhặt các em bé bị tàn tật về nuôi, tôi còn nhớ khi ấy có những em bị chứng úng thủy, một chứng bệnh về não, não phù nên cái đầu rất to. Anh cũng nhận được khá nhiều sự giúp đỡ. Tôi còn nhớ ngày ấy còn có nhiều dư luận ác ý đến với gia đình anh, người ta ác miệng bảo vợ chồng anh lợi dụng những đứa bé ấy để thủ lợi. Công nhận hồi đó mình còn trẻ, tui hung hăng vô cùng, chẳng biết sợ là gì, cứ ngoác cái mỏ nhọn lên mà cãi rằng, mịa cha chúng mài, thử trả cho chúng mài cả triệu đồng một ngày đi thử coi chúng mài có dám đứng ra chăm sóc, nuôi nấng, giữ dược mạng sống cho các em ấy không mà bảo người ta thủ này thủ kia, làm được như vậy thì thủ gì tau cũng chịu.  Grinning-face-with-smiling-eyes4

Rồi lại nhớ những đêm cả lũ chúng tôi kéo nhau lên đó thức canh với gia đình anh nhằm không cho mấy ông nụi đến mang các em đi, nghe đâu là đưa vào trung tâm gì đó, cứ tạm gọi là người ta dến giải tỏa cái cơ sở của gia đình anh ấy đi vậy, dằng co vài tháng thì họ chịu thua, kéo nhau về. Chỉ khi sau này khi anh dời trụ sở về bên đường Lê Văn Sỹ, tạm ổn định thì chúng tôi mới ít đến. Khi đó, kỷ niệm cuối cùng của tôi và anh là việc tôi giới thiệu đến cho anh một con bé người dân tộc Kờ-ho ở Lâm Hà, Lâm Đồng, bị tật một bên chân, chân to chân nhỏ. Với quan niệm của ngườ Kờ-ho thì con bé bị ma quỹ gì đó ám, họ không nuôi em, may nhờ gia đình một người bạn cưu mang, nuôi nó lớn lên, giờ muốn đưa nó vào cơ sở của anh Bình. Khi nghe tôi đề nghị anh vui vẻ nhận lời ngay.

Cho đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ như in ngày đầu gặp nó, một khuôn mặt dễ thương với nước da ngăm ngăm đen và một cặp mắt to tròn như hai hột nhãn. Nó luôn đưa mắt nhìn tôi e ngại, nắm chặt tay chị bạn của tôi dẫn nó xuống thành phố. Buổi trưa, tôi mời hai người vào một quán cơm, gọi vài món ngon cho nó ăn, nó không dám gắp, tôi phải gắp bỏ vào chén của nó, khuyến khích con ăn no đi. Có một khứa cá thu trong tô cơm của nó, nó không hề đụng đũa vào khi chỉ ăn cơm với nước cá kho. Để khi ăn hết những hột cơm sau cùng nó mới từ từ ăn cá không, nhai từng miếng nhỏ, miếng nhỏ. Tôi chợt hiểu hành động ấy. Và thú thật với các bạn khi đó tôi đã thầm ứa nước mắt, bởi tôi thấy hình bóng trẻ thơ của tôi trong cái hình bóng ấy, cảm nhận được cái sự thiếu thốn, cái sự thèm khát của một thời tuổi thơ nghèo khó của mình khi trong một bữa cơm có được một cục thịt, một miếng cá nho nhỏ, luôn dành đến giây phút cuối cùng để tận hưởng nó, coi nó như một cái quý giá nhất mà khi ăn, mình sẽ mất đi, biết bao giờ mới có lại. Người giàu dùng thức ăn để đưa cơm vào miệng, người nghèo dùng thức ăn để đưa cơm vào bụng, theo bạn, cái nào ngon và cái nào quý hơn?.

Sau này tôi ít đến những nơi ấy, bởi trong suy nghĩ của mình, những nơi ấy họ đã vững mạnh rồi, sự giúp sức nhỏ nhoi của mình chưa hẳn đã là nhiều, dù cái tình của mình không thiếu. Khi mọi việc đã trở nên bão hòa, mọi cái dư thừa xin dành cho nơi khác, xứng đáng hơn. Vậy thôi.

Rãi rác đây đó tôi đã nghe được nhiều ý kiến của nhiều người khi nhắc đến hai chữ từ thiện. Với tôi, đó cũng lả chuyện bình thường thôi. Khi mạng xã hội đã trở nên phát triển hơn, đưa con người gần nhau hơn, thế giới này ngày càng phẳng hơn, người ta đã hiểu biết nhiều hơn thì việc lợi dụng lòng tốt của người khác càng dễ hơn, vậy thôi. Thiếu gì cách, bạn chỉ cần một tài khoản fb, một kênh YouTube là bạn dư sức một mình một ngựa làm đủ thứ chuyện rồi, đúng hông?. Thế nên việc Sơ Thúy tế nhị từ chối khi tôi xin chụp các chị em lầm lỡ kia, việc cháu Phát Đạt cứ theo hỏi tôi hình chụp của cháu có bị đăng lên các mạng xã hội ở VN không là điều dễ hiểu vô cùng. Không ai muốn mình bị lợi dụng cả, bởi ta thấy không thiếu gì người mang hình ảnh người khác ra để thủ lợi rồi, có chăng là một điều đáng nói ở đây, niềm tin của mình có đặt đúng chỗ hay không mới là chuyện đáng nói. Khi ấy, quan niệm riêng của tôi lại quay về với cái thí dụ cố hữu của mình, thường được nhắc đến nhiều lần ở đây, tung tăng ra chợ chọn mua cá, lựa tới lựa lui, bốc nhằm con cá ươn, lỗi ấy ở mình hay ở con cá?. Và đừng quên một điều căn bản, từ nay và về nhiều năm sau nữa, cá ươn trôi đầy đường, ngày càng nhiều ra, cẩn thận kẻo mình tự đánh mất mình vì một thứ không đáng, vậy thôi.

Haizz, tui lại mang tội nhiều chuyện rồi. Không dài dòng không phải là Mr Đạn, right?.  Shy
Love is now or never...
Reply
#7
Buổi sáng 4/3, ghé ngang qua thăm lại lớp học của ông bà Tư mà không báo trước, thử xem tình hình thế nào.
 May quá, những em học trò này đã đi học lại. Bà Tư dạy hai lớp, mẫu giáo và lớp 1. Đứng từ ngoài nhìn vào đếm được 4 em:

[Image: IMG-8131-copy.jpg]



Thằng bé bên tay phải học lớp mẫu giáo. Trước đây thì lớp mẫu giáo này khá đông, nhưng hôm nay chỉ có 1 em. Do chưa được tập viết chữ nên nó chỉ được nhìn mặt chữ trên cuốn sách tiếng Việt lớp 1.

[Image: IMG-8133.jpg]

Hai thằng bé ngồi sau học lớp 1, đã biết viết, một đứa nhìn sách viết vào vở, một đứa nhìn lên bảng chép bài:

[Image: IMG-8134.jpg]

Riêng con bé này thì học chương trình lớp 2:

[Image: IMG-8135.jpg]

Qua phòng học bên cạnh, thấy ông Tư đang ngồi chấm điểm. Đây là lớp 3, học thêm các phép tính cộng trừ nhân chia. Sĩ số 7 em. 

[Image: IMG-8137-copy.jpg]

Tôi bước vào trong, chào hỏi ông bà xong, ngồi xuống trò chuyện cùng các em. Ba cậu này học lớp cao nhất, lớp 3. Các em ở đây đều quá tuổi để theo học ở các trường chính thức, như ba cậu này đều đã 13, 14 tuổi. Em ngồi sau, Huỳnh Lâm Gia Bảo, 13t, cha mất, ở với ông nội, có đứa em học với bà Tư bên kia. Cậu áo trắng Danh Ngọc Hơn, 14t, cậu lớn nhất Lương Văn Trọng, 14t.

[Image: IMG-8151.jpg]

Cháu này này tên gọi ở nhà là Bé, tên ở trường là Oanh, không nhớ mình họ gì, 10 tuổi nhưng học lớp 2, cha là công nhân xây dựng, mẹ ở nhà may.

[Image: IMG-8142.jpg]

Con bé kế bên là Võ Huỳnh Thanh Trúc, 13 tuổi, cũng chỉ học lớp 2.

[Image: IMG-8147.jpg]

Chữ viết của con bé Oanh:

[Image: IMG-8148.jpg]


Đây có lẽ là cái tôi thích nhất. Tất cả bài tập đọc, tập viết, toán đố đều được ông bà Tư viết lên bảng đen rồi học trò phải tự viết vào vở và làm bài.

[Image: IMG-8146.jpg]
Love is now or never...
Reply
#8
Ngồi trò chuyện với bà Tư thì được biết sĩ số học sinh đi học rất bất thường, mới hôm qua còn được 15 em, hôm nay còn 11, trong khi trước Tết Nguyên Đán có đến 33 em theo học. Trong thời gian tới, khi gia đình các em lên đầy đủ thì các em theo học sẽ đông hơn. Do để phụ vào tiền điện thắp sáng, tiền quạt máy, mỗi tháng ông bà thu từ gia đình của các em 15 ngàn đồng (chưa tới 70 xu Mỹ) một em, nhưng có đứa đóng, đứa không nên cũng thôi luôn, không đòi. Bút viết, tập vở do ông bà để dành từ trước nên các em còn được phát không. 

Khi tôi hỏi còn thiếu những món gì cho các em, bà bảo nếu được thì xin vài bộ sách tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 3, mỗi bộ chỉ có hai cuốn là tập 1 và tập 2 thôi. Vở 100 trang và bút viết thì vẫn còn phát được cho các em...

Vậy là chương trình Thăm Lớp Học Đặc Biệt này được lên lịch thực hiện. Sau khi bàn bạc với các bạn trong nhóm, chúng tôi quyết định trích ra số tiền $300 để thực hiện, với những dự tính ban đầu như sau:

- Trích $100 trao cho ông bà Tư Phê để phụ vào tiền học mỗi tháng của các cháu và cho các cháu biết, từ bây giờ đến cuối tháng 5 nghĩ hè, các cháu và gia đình sẽ không phải lo lắng gì về tiền học phí 15 ngàn mỗi tháng nữa.

- Số tiền 200 còn lại sẽ mua tặng cho các cháu 100 cuốn tập học trò 100 trang cùng một số bút viết, giao cho ông bà Tư giữ và phát miễn phí cho các em khi theo học tại đây. Mua thệm sách tiếng Việt cho ba lớp 1, 2, 3m mỗi cấp lớp 5 bộ.  Ngoài ra sẽ mua bánh kẹo, đồ chơi nho nhỏ, bong bóng... để tổ chức cho các em vui chơi một bữa, dự tính váo sáng Chủ Nhật ngày 14 tháng 3 này, các cô chú sẽ đến vui chơi cùng các cháu. Đã nhờ các cháu nhắn các em đang theo học nhưng chưa đến biết luôn, dự tính khoảng 30 em như hồi trước Tết là đẹp nhất.

- Tôi thích nhất là được lì xì cho các cháu những bao lì xì nho nhỏ, 10 ngàn đồng hay 20 ngàn đồng tùy vào số lượng của các em. Chắc từ giờ cho đến ngày 14 phải chạy lên đó 1, 2 lần để cập nhật lại số lượng học sinh xem sao rồi tính sau.

Trước đây mỗi khi đến thăm thường tặng thêm cho gia đình các em mỗi gia đình một phần quà nho nhỏ như vài ký gạo ngon, chục gói mỳ tôm, chai nước mắm, chai dầu ăn, nhưng sức của mình có hạn, thôi thì tính được tới đâu làm đến đó vậy.  Shy

Cái kệ sách truyện đọc ngày xưa. Sẽ cố gắng từ giờ đến đó đi xin bà con cô bác hàng xóm ai mua truyện cho con mình đọc xong thì cho mình mang đến, kệ, cũ người mới ta mà...

[Image: IMG-8136.jpg]
Love is now or never...
Reply
#9
Mới vừa nhận $50 của nhóm Hoa Bốn Mùa (4Hoa) gởi về đóng góp thêm vào quỹ cho chương trình đến Thăm Lớp Học Đặc Biệt của ông bà Tư ở Thủ Đức, được dự tính tổ chức vào Chú Nhật ngày 14 tháng 3 này. Thay mặt ông bà Tư và các em lớp học chân thành cảm tạ sự quan tâm của nhóm 4Hoa.  Tulip4

Kèm lời nhắn: 

Chúng em xin cám ơn quý thầy cô. Xin kính chúc quý thầy cô thật nhiều sức khoẻ cùng các em học sinh thật nhiều ơn lành.
Kính mến,
4Hoa.


Vậy là các em sẽ thêm bánh, thêm kẹo, thêm chút đồ chơi. Và nhất là bao lì xì sẽ dầy lên thêm một chút rồi.  Smiling-face-with-halo4

Tổng quỹ tính đến ngày hôm nay: $350.
Love is now or never...
Reply
#10
Sáng sớm thứ năm, ghé thăm lớp học của ông Bà Tư ở Thủ Đức. Một tin mừng, hiện nay sĩ số của hai lớp học này đã là 25 em, vẫn chia ra làm hai, bà Tư dạy cho mấy em vào mẫu giáo và lớp 1, ông Tư phụ trách lớp 2 và lớp 3.

Một góc lớp học của bà Tư:

[Image: IMG-8152-copy.jpg]

Dãy bàn bên phải.

[Image: IMG-8153.jpg]

Dãy bàn bên trái:

[Image: IMG-8155.jpg]

Hai chú nhóc này đang tập viết bằng bút chì theo hàng chữ phía trên của bà Tư cho:

[Image: IMG-8157.jpg]

Hàng trên cô lớn thập viết, cô bé con con không có sách ngồi nhìn. Chắc chắn sau này nó sẽ có sách để đọc, dù gì thì nhìn vào mấy cái hình vẽ không thôi cũng thích rồi.

[Image: IMG-8158.jpg]
Love is now or never...
Reply
#11
Qua thăm lớp ông Tư:

[Image: IMG-8159-copy.jpg]

Mấy em học lớp 2:

[Image: IMG-8160.jpg]

Vẫn là mấy em cũ, lớp 3:

[Image: IMG-8161.jpg]

Một chú em đang lên bảng trả bài. Nghịch ngợm ở đâu cũng được, chứ bị kêu lên trả bài là dáng anh nào anh nấy tỏ vẽ rét rồi.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

[Image: IMG-8162.jpg]

Mấy cô này chắc thuộc bài nên có vẽ hớn hở hén.

[Image: IMG-8164.jpg]


Nhân dịp này tôi có chốt lại với ông bà Tư và thông báo cho các em biết, đúng 9 giờ sáng Chủ nhật này nhóm của chúng tôi sẽ đến thăm và vui chơi cùng các em trong buổi sáng, bao gồm việc phát kẹo bánh, đồ chơi, hướng dẫn ngoài sân các trò chơi tập thể có thưởng cho các em. Ngoài việc tặng cho lớp 100 cuốn tập 100 trang, bút viết, viết chì, 5 bộ sách tiếng Việt lớp 1, 2, 3 mỗi bộ hai tập, các đồ thủ công, bút chì màu và sách tập vẽ ra, chúng tôi sẽ trao tặng cho ông bà Tư 2 triệu đồng tiền mặt, coi như đóng luôn phần học phí 3 tháng cho các em (mỗi em 15 ngàn/tháng).

Với sự cố gắng của mình, do phần dự chi của quỹ còn hạn chế, chỉ có $350 (khoảng 8 triệu đồng), chúng tôi cũng chuẩn bị thêm 25 phần quà riêng tặng cho gia đình các em, bao gồm mỗi phần quà là 5 ký gạo ngon, một ký đường cát trắng, một chai nước mắm, một chai dầu đậu nành Tường An, một bịch nửa ký bột ngọt, để các em mang về cho gia đình mình. Ngoài ra mỗi em sẽ có riêng một phong bì bì lì xì 20 ngàn cho các em được vui. Trị giá mỗi phần quà là 220 ngàn.  

Do ông Tư có báo lại, sẽ có khoảng 10 em học ở trường ngoài xin vào cùng tham gia vui chơi với các em trong đợt này, tôi đã đồng ý và hứa sẽ phát quà bánh cho các em lúc sinh hoạt thôi, chứ không đủ sức cho quà riêng cho các em ấy, bởi sẽ chỉ ưu tiên cho 25 em học sinh học ở lớp này thôi.

Hiện tại đã tập hợp được hơn 10 bạn cùng tham gia, trong đó có khoảng 5, 6 bạn trẻ trẻ cùng nhóm của bạn Liêm chia nhau chơi trò chơi có thưởng với các em, các chị lớn hơn sẽ phụ trách việc hậu cần, chia quà trước, khi nào các em vui chơi xong sẽ dược nhận quà và đi về trong phần cuối chương trình.

Có bạn còn đề nghị tui quay phim để chia xẻ lên đây. Chà, vụ này căng nha, hình chụp thì còn mang ra blur bliếc được, chứ quay phim có khi dính cái mặt mốc của mình vào, đưa lên cháy mạng của VB luôn quá. Thôi, chắc ăn nhất là thủ cái máy quay, không giao cho ai chụp & quay, mình quay thiên hạ là chắc cú nhất.  Msn-cheeky-smile-smiley-emoticon

Phong bì lì xì, bên trong có tờ tiền 20 ngàn, (chưa được $1), con nít đứa nào cũng thích cái vụ này, giống mình hồi nhỏ thôi.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

[Image: IMG-8166.jpg]

Quên một chi tiết nho nhỏ, tôi có dặn các bạn trong nhóm, ai có con hay cháu có sách, truyện tranh... đã đọc qua thì có thể gom lại, mang lên tặng cho tủ sách của lớp học này. Các bạn hứa sẽ gom lại và mang tặng. Kệ, cũ người mới ta, các em có thể đọc trong lúc rảnh, vẫn tốt hơn là lêu lỏng ngoài đường nhiều.
Love is now or never...
Reply
#12
vất vả cho Đạn thúc thúc Hug
Xin cho một chút nắng vàng
Tình hoa dịu ngọt gửi chàng tình thơ
Reply
#13
(2021-03-11, 12:53 PM)hoa mac co Wrote: vất vả cho Đạn thúc thúc Hug

Những việc như thế này tuy mệt nhưng vui mà Trinh. Chủ Nhật rảnh đi làm mấy chuyện này cho giãn gân giãn cốt hén.  Smiling-face-with-halo4

À quên, từ nay anh sẽ gọi tên em là Trinh, tên một loài hoa, thay cho tên mắc cỡ nghe kỳ kỳ, Trinh gì cũng được, Mai Trinh, Mộng Trinh, Tuyết Trinh... tùy em chọn, nhưng không phải Ngọc Trinh là ok rồi. 

Msn-cheeky-smile-smiley-emoticon
Love is now or never...
Reply
#14
(2021-03-04, 03:23 PM)Dan Wrote: Đây có lẽ là cái tôi thích nhất. Tất cả bài tập đọc, tập viết, toán đố đều được ông bà Tư viết lên bảng đen rồi học trò phải tự viết vào vở và làm bài.

[Image: IMG-8146.jpg]


Bà Tư viết chữ trên bảng đẹp quá.
.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#15
(2021-03-11, 05:20 PM)Dan. Wrote: Những việc như thế này tuy mệt nhưng vui mà Trinh. Chủ Nhật rảnh đi làm mấy chuyện này cho giãn gân giãn cốt hén.  Smiling-face-with-halo4

À quên, từ nay anh sẽ gọi tên em là Trinh, tên một loài hoa, thay cho tên mắc cỡ nghe kỳ kỳ, Trinh gì cũng được, Mai Trinh, Mộng Trinh, Tuyết Trinh... tùy em chọn, nhưng không phải Ngọc Trinh là ok rồi. 

Msn-cheeky-smile-smiley-emoticon

mai mốt hmc về VN sẽ đi theo Đạn thúc thúc nha Umbrella
hmc hổng thích tên Trinh  Suytu
Xin cho một chút nắng vàng
Tình hoa dịu ngọt gửi chàng tình thơ
Reply