Posts: 868
Threads: 1
Likes Received: 953 in 201 posts
Likes Given: 899
Joined: Jul 2020
Reputation:
95
...
HIÊN THU
1.
Chiều dài hiên thu...
Em lại dẫm vào lá
Bàn chân gầy tháng mười
Bỏ quên đôi guốc hạ
Nâng em tự tháng tư
Có phải em ướm thử
Chiếc úa nào sẽ ngoan
Trên từng ngón lang thang
Giấu muộn phiền hoang hoải
Chiều dài hiên vẫn thế
Không giãn trong mùa Xuân
Không co trong mùa Hạ
Sao bước hoài... hiên Thu
Hay em sợ tuyết Đông
Mang nghìn cơn bão giông
Cuốn trôi sắc diễm tuyệt
Của mùa thương em vun
Buồn vui xin hãy nhốt
Trong chiều dài cuộc đời
Khi ta vào cát bụi
Vui buồn rồi sẽ theo.
Dulan
...
2.
Từ Hiên Thu…
Từ hiên thu em về
Chiều bỗng dài lê thê
Ta nghe trên lối nhỏ
Xì xào tiếng chim di
Ngoài hiên thu lá đổ
Xôn xao gió gọi mời
Ta chờ nghe lời gọi
Âm thầm chỉ mình thôi
Quanh hiên thu còn nắng
Bên ta chút hương thầm
Bay theo cơn gió nhẹ
Lỡ một thời cưu mang
Bên hiên thu chiều tàn
Một góc sầu miên man
Giọt nắng còn sót lại
Trên đồi thu võ vàng
Từ hiên thu ta đi
Dấu tình sầu còn đó
Mai nếu về bỡ ngỡ
Còn nhớ không… một thời
cạn nguồn
...
3.
Nhật ký hiên thu...
Ngoài hiên thu lá đổ cn
Hạ xanh lưu sợi viền
Hương thầm ai mang đi
Tội tình người ở lại
Quanh hiên thu còn nắng cn
Rã rời mộng võ vàng
Ôi tơ loang chùng phím
Đọng mãi giữa miền hoang
Bên hiên thu chiều tàn cn
Ưu sầu lặng thầm lặng
Bóng người xa mờ nhạn
Từng ô vuông thêm dài
Từ hiên thu anh đi
Quên cây đàn thế kỷ
Quên luân vũ thành Wien
Một thời... ta nhật ký.
Dulan
...
4.
Nhật ký tôi là… tiếc nuối
Em, thôi hát vu vơ
Ta, thôi đàn ảo vọng
Từ muôn trùng xa cách
Còn đâu những đợi chờ
Nhật ký một thời yêu
Những đưa đón sớm chiều
Một lần ta dứt bỏ
Vạn ngày gối cô liêu
Lối dĩ vãng thênh thang
Không đón nhau về lại
Đêm tìm trong huyền thoại
Thấy một đời hoang mang
Về đây buổi nắng tàn
Hiên thu lá đã vàng
Tiếng chiều như vọng lại
Khúc nhạc tình dở dang
cạn nguồn
------------------------------------------------------------
Xin chào cả nhà,
Cám ơn các dấu like và các bạn thầm lặng ghé bếp nhé!
@ Cám ơn Ngại đạn, hôm nào thuận tiện thì đi chụp hình, không gấp gì hết nha NĐ!
...
Dulan khênh lại bài đã post trong nhà Chân Nguyệt.
Xin chào "Sưu Tập Các Món Chay" và quan khách trong nhà Chân Nguyệt nhé!
Chân Nguyệt mến, xem video ở post #571, dulan nhận ra đó là Lavar trong tiếng Thụy Điển, tiếng Việt gọi là Địa Y, tiếng Đức gọi là Flechte, tiếng Anh là Lichen.
https://en.wikipedia.org/wiki/Lichen
Có một trang tiếng Anh cũng nói về loại Lichen này với tên Ethnolichenology khá hay (đoạn cuối nói về thời cổ đại khoảng 5000 năm trước người Egyp dùng chất này cho xác ướp được lâu bền...)
Ethnolichenology
...
Các bạn thân mến,
Dulan đã đọc hồi năm 1997, hôm nay lấy cuốn báo ra chụp hình, thêm vào bài này cho phong phú:
1.
2.
3.
4.
5. (Trong hình này, người viết dùng chữ Blueberries, thay vì chữ Bilberries, thực ra ít ai để ý phân biệt, chứ không riêng gì tác giả)
6.
7.
8.
...
Xin cám ơn ACE ghé bếp nhé!
Thân mến và chúc vui,
Dulan
...
Posts: 868
Threads: 1
Likes Received: 953 in 201 posts
Likes Given: 899
Joined: Jul 2020
Reputation:
95
...
HIÊN THU
...
5.
Phiến thu hoài...
Em không mơ thi nhân
Viết cho thế gian thưởng
Anh chẳng mộng ca sĩ
Hát cho vạn người nghe
Em chỉ xướng vần âm
Gieo anh lỗi cung đàn
Anh chỉ ngân tiếng nhạc
Ru em say tình ngâu
Khúc TƯƠNG QUÂN trầm bỗng
Huyền diệu trong đêm vang
Lung linh hồ cần rượu
Ôi chất ngất ngàn năm!
Anh xa xăm đồi núi
Em xuôi nghìn đại dương
Đếm nhật nguyệt tương tư
Sầu dâng tràn môi mắt
Anh non Cha vọng tưởng
Em đất Mẹ mong chờ
Lá hai nơi cùng đổ
Vời vợi phiến thu hoài...
Dulan
...
6.
Thu em và anh
Đi qua lối thu vàng
Em có bao giờ ngỡ
Bên anh vẫn thu vàng
Lướt trên vùng lá đỏ
Lá đỏ như tim anh
Của Một thời yêu, mộng
Những năm tháng yên lành
Môi son em… lẽ sống
Thu đi trên xứ người
Lần ngón tay đếm tuổi
Xa quá rồi đôi mươi
Lời tình nào trăn trối
Em thôi hát anh nghe
Anh thôi đàn cung lỗi
Gió đem lá thu về
Rơi trên nhau tóc rối
Dáng thu buồn anh đeo
Phiến thu hoài… em níu
Chờ nhau nắng cuối đèo
Hai phương trời lận đận
cạn nguồn
...
7.
Chiều tím...
Tim anh màu lá đỏ
Nên thu về bên em
Môi son em... lẽ sống cn
Nên tình xưa còn tìm
Tìm nhau chim bỏ núi
Tìm nhau lá bỏ rừng
Chim bay nhặt câu nuối
Lá đổi màu luyến lưu
Đường xưa miền khát vọng
Giậu xưa đọng âm người
Hồng hoang gió thu vương
Lời thầm chưa tan loãng
Chiều tím chiều mưa bay
Duỗi dài trên triền nhớ
Đợi người, người nào hay
Ướt một chiều say lỡ.
Dulan
...
8.
Tìm nhau
Tìm nhau trong mênh mang
Quên tháng ngày đã cạn
Tìm trên cánh thu vàng
Những nồng nàn đánh mất
Tìm nhau trong mưa ngâu
Thấy muôn ngàn giọt lệ
Rơi trên chén rượu sầu
Chuốc say dòng kỷ niệm
Tìm trong cơn mơ hoang
Thấy ta về tuổi dại
Trên lối thu lá vàng
Theo em từng bước nhẹ
Tìm sâu trong đêm dài
Những vì sao lặng lẽ
Soi nhẹ bước chân đời
Lạc lõng lối… tìm ai
cạn nguồn
-------------------------------------------
Xin chào cả nhà,
Cám ơn Ngại đạn nhé!
...
Mùa thu nên bánh cũng có sắc màu đỏ vàng...
Bánh bông lan cuộn trang trí xoài và redcurrant chụp dưới đèn vàng:
Chụp dưới đèn trắng:
-----------------------
Món bánh trung thu chay.
Nấu Nước Đường Bánh Nướng để làm bánh trung thu:
Công thức:
1000 gram đường cát
600 gram nước lạnh
1 trái chanh vắt lấy nước
chút đường caramel
Cho nước sôi vào nồi đường để sẵn trên bếp.
Thắng chút đường caramel chế vào:
Nấu nước đường lửa trung bình, lắc nhẹ nồi chứ không khuấy, khi đường tan hết, hạ lửa nhỏ, cho nước cốt chanh và 1 lát chanh vào, nhớ hớt bọt:
Nấu tổng cộng thời gian khoảng 1 tiếng là đường sánh lại:
Thử đường: cho vào chén, giọt đường rơi xuống dĩa lan nhẹ rồi giữ dáng tròn trịa, hoặc nhỏ vào chén nước lạnh, giọt đường loang nhẹ và giữ được độ tròn:
Để nguội, cho vào lọ, đậy nắp để hơn 2 tuần thì làm bánh trung thu sẽ ngon:
----------------
Làm nhân đậu xanh:
Đậu xanh nấu chín nhừ, xay nhuyễn:
Sên lửa hơn trung bình chút xíu (5/9).
Ngoài nước đường lá dứa, dulan thêm chút nước đường bánh nướng, khi sên thỉnh thoảng cho chút dầu ăn vào để đậu xanh bóng mịn và béo ngon (với khoảng 200 gram đậu xanh thì dulan cho vào lúc sên nhân khoảng 50 gram dầu):
Sên đậu xanh phải đứng tại chỗ khuấy đều tay, thấy đậu vừa sệt như vầy không cần thêm bột khô gì hết, nhắc xuống để nguội thì nhân sẽ vừa vặn:
Nhân trà xanh:
Lấy chút dầu quậy tan chút bột trà xanh, cho vào một phần nhân đậu xanh đã làm xong như hình trên, thêm chút đường nếu bạn ngại bị đắng.
...
Xin xem tiếp post sau
...
Posts: 868
Threads: 1
Likes Received: 953 in 201 posts
Likes Given: 899
Joined: Jul 2020
Reputation:
95
...
tiếp theo
...
Công thức bột vỏ bánh trung thu:
240 gram bột mì
150 gram nước đường bánh nướng
40 gram dầu ăn
1 lòng đỏ trứng gà size M
2 muỗng cafe bơ đậu phộng
chút xíu bột ngũ vị hương
Rây bột vào thố, cho tất cả nguyên vật liệu còn lại vào, dùng tay trộn để thấy độ mịn dẻo của bột thật vừa ý, gói bột bằng nylon để trong tủ lạnh khoảng 30 phút:
Đóng bánh trung thu:
Dulan làm 2 loại khuôn:
Khuôn nhỏ bánh 70 gram thì dulan dùng 30 gram bột vỏ bánh và 40 gram nhân.
Khuôn lớn 120 gram thì dùng 50 gram bột vỏ bánh và 70 gram nhân.
8 bánh nhỏ này nướng trước, nhiệt độ 190C, sau 10 phút đem ra xịt nước lạnh, để nguội khoảng 5 phút thì phết hỗn hợp trứng.
Hỗn hợp phết: quậy đều 1 lòng đỏ trứng + 1 muỗng canh lòng trắng + 1 muỗng cafe mật ong + 1 muỗng cafe sữa tươi + nửa muỗng dầu mè.
Dulan đã phết xong 3 cái, cọ phết để ở bánh thứ tư, chụp một tấm:
Nướng lần hai nhiệt độ 200C khoảng 8 phút là được, thấy bánh nhạt nhưng hôm sau bánh sẽ xuống màu đều và bóng hơn.
Bánh trung thu mới nướng xong:
3 bánh lớn nướng sau + 1 bánh cuối cùng nhỏ xíu: (hình này mới nướng xong lần 1, đem ra xịt nước, chờ nguội phết trứng để nướng lần 2):
...
Hôm sau bánh mềm và xuống màu rất đẹp, dulan cắt một bánh nhân trà xanh tròn, một bánh đậu xanh vuông, ăn thử thấy ngon thơm:
Lấy lá thu phong trang trí bánh trung thu cho thích hợp:
Ăn bánh trung thu xứ người nhớ quê hương và tuổi thơ với bài hát thân thương "Tết trung thu rước đèn đi chơi...":
Gói bánh trung thu làm quà cho bạn bè người thân cũng là một niềm vui của người nội trợ ha các bạn:
...
Xin cám ơn ACE ghé bếp nhé!
Thân mến và chúc vui,
Dulan
...
Posts: 868
Threads: 1
Likes Received: 953 in 201 posts
Likes Given: 899
Joined: Jul 2020
Reputation:
95
...
Xin chào cả nhà,
Cám ơn các dấu like và các bạn thầm lặng ghé bếp nhé!
...
Hôm nay dulan xin gửi đến các bạn món bánh Panettone khá nổi tiếng của vùng Milano - Ý Đại Lợi xa xưa...
Panettone là tên gọi của món bánh vừa giống như bánh bông lan vừa giống như bánh mì, có hoặc không có quả hạt khô, dường như chỉ thấy xuất hiện hàng năm vào mùa đông, đặc biệt là lễ giáng sinh và năm mới.
Đặc điểm của bánh là lớp giấy lót khuôn màu nâu kèm hoa văn dễ thương được giữ nguyên như vậy, ngay cả khi cắt ra để trên dĩa ăn.
Công thức và cách làm bánh panettone.
Bước một.
Bột cái:
50 ml sữa ấm 42 độ C
5 gram bột yeast khô
1 dl bột mì
Trộn tất cả, để khoảng 15 phút.
Các nguyên vật liệu của bước hai:
120 gram bơ mềm
1 trứng gà + 2 lòng đỏ
1 dl đường
(hoặc 2 dl đường nếu không dùng trái cây khô ngâm rượu ngọt)
1 muỗng ya-ua
vỏ cam mài (mài nửa quả cam là đủ)
nửa dl nước cam
khoảng 1 dl quả khô (cranberry, cherry, pinapple, papaya...) ngâm rhum vớt ráo trộn với 1 dl hạt dẽ
350 gram bột mì trộn với 5 gram bột yeast khô
Bắt đầu làm bước hai sau 15 phút chờ bột cái nổi.
Đánh bơ mềm với đường cho bông lên, rồi cho 1 trứng vào (đánh số nhanh):
Đánh khoảng 1 phút thì cho tiếp 2 lòng đỏ vào đánh thêm 1 phút nữa, cũng với số nhanh:
Cho vỏ cam mài, nước cam, 1 muỗng lớn ya ua, bột mì (có trộn sẵn 5 gram bột yeast), bột cái, trộn đều, cuối cùng thêm quả hạt khô vào nếu bạn làm với quả hạt (xin nhắc lại: nếu không dùng quả hạt khô thì bạn nên dùng 2 dl đường cho công thức này kẻo bánh bị lạt nha):
Bột đã trộn xong: (chén rượu rhum ngâm quả khô để dành lại tưới lên bánh đã nướng xong)
Để bột nổi gấp đôi, đem ra nhồi với bột khô cho vừa vặn không khô không nhão:
Cho vào khuôn có thoa bơ và bột thính bánh mì:
Để bột nổi gấp đôi:
Nướng nhiệt độ 180 C, khoảng 50 phút (được khoảng 30 phút thì bạn che giấy bạc kẻo bánh sậm màu)
Bánh chín lấy ra để nguội và tưới rhum:
Rắc đường bột:
Bánh panettone có quả hạt, cắt ra thấy có rễ tre đẹp, ăn mềm:
...
Xin xem tiếp post sau
...
Posts: 868
Threads: 1
Likes Received: 953 in 201 posts
Likes Given: 899
Joined: Jul 2020
Reputation:
95
...
tiếp theo
...
Bánh panettone có quả hạt:
Với công thức trên, dulan làm được 1 khuôn lớn và 9 bánh nhỏ như cup cake:
...
Panettone không quả hạt, khuôn dài:
Nướng xong:
Cắt lát:
...
Cũng với công thức trên, dulan làm được 2 khuôn này:
Panettone không quả hạt, có giấy lót khuôn nâu:
Nướng xong:
Rắc đường bột:
Panettone làm quà:
Panettone với giấy nâu và nơ thừng (dulan vào kho lấy cái vá nướng bánh của bà Cố hai sóc, trang trí cho giống như thời 1919 ở Italy, hihi...):
...
Xin cám ơn ACE ghé bếp nhé!
Thân mến và chúc vui,
Dulan
...
Posts: 14,416
Threads: 623
Likes Received: 1,056 in 504 posts
Likes Given: 598
Joined: Feb 2018
Reputation:
388
Tôi chọn cuộc sống cho mình hạnh phúc
chứ không phải sống để người khác ngưỡng mộ!
Posts: 20,517
Threads: 228
Likes Received: 26 in 23 posts
Likes Given: 21
Joined: Feb 2018
Reputation:
49
Hi Dulan
Bạn làm gì cũng khéo và nhiều quá, nhà bạn chắc đông người lắm
Posts: 868
Threads: 1
Likes Received: 953 in 201 posts
Likes Given: 899
Joined: Jul 2020
Reputation:
95
...
(lan hoàng hậu ở Portugal - hè 2016)
...
Màu tím trong kỷ niệm...
Một sáng mùa thu cuối tháng chín, ra sân nhìn cảnh vật chung quanh tim tím như mờ mờ sương khói, tôi bỗng nhớ bài thơ Màu Thời Gian của Đoàn Phú Tứ, và vô kho hình lấy tấm hình hoa Lan Hoàng Hậu (tôi không thích tên hoa móng bò nguyên thủy của nó, bởi hoa lan hoàng hậu này gắn liền với những ngày tháng trật guốc của tôi một thuở mộng mơ...), tôi chụp thêm tấm hình chậu lan tím mới mua hôm trước, lan tím cũng là mẫu tôi chọn để thi cắm hoa và đoạt giải nhất trong một khóa học ngày xưa.
Vậy đó, tôi thương màu tím tự thuở nào không nhớ, hay ít nhất là từ một kỷ niệm tuổi ấu thơ in đậm như màu mực tím trong tôi ngày ấy...
Lúc đó tôi chưa đầy 5 tuổi, và thuận tay trái, bị cô giáo trong xóm bắt cầm viết tay mặt, nhiều lần bị khẽ tay, tôi sợ đau lắm mà không tài nào viết đẹp được, nên tôi hay lén đổi sang tay trái khi cô giáo tuốt trên kia, có lần ngẩn lên thấy cô đang đi xuống gần, tôi vội vàng đổi sang tay mặt, lụp chụp đến đổ cả bình mực, ướt tím cả trang tập giấy trắng kẻ dòng đôi, hic...
Cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ hay tưởng tượng rằng: hình như cô tội nghiệp tôi lắm với những giọt nước mắt lăn dài, nên hôm đó tôi không bị khẽ tay.
Bây giờ, có người hỏi: Chị cầm tay trái hay tay mặt để bắt chữ autumn trên bánh vậy? Tôi nói: Em đoán thử xem, trong 2 ổ bánh màu vàng và màu hồng, thì chữ autumn nào là cầm tay trái và chữ autumn nào là cầm tay mặt để bắt chữ bằng chocolate...
Dulan
...
Quay lại chuyện sáng nay với bài thơ Màu thời gian, Dulan muốn đem bài thơ đó vào đây giữ lại.
http://poem.tkaraoke.com/16762/Mau_Thoi_Gian.html
--------------------
chieutim (1.1.2012)
Đi tìm màu thời gian
Có những bài thơ chỉ đi thoảng qua trí óc người đọc như một cơn gió, nhưng cũng có những bài thơ đã neo lại vững chắc trong tâm trí người đọc, trụ lại mãi với thời gian. Người đọc nhiều khi rơi nước mắt khóc cùng tác giả, cũng có khi họ để cho trái tim mình đập rạo rực theo cái sôi nổi của nhà thơ. Màu thời gian của Đoàn Phú Tứ là một bài thơ như thế! Có gì đó bâng khuâng, xao xuyến không diễn tả được bằng lời cứ ngưng đọng đâu đó trong sâu thẳm tâm hồn ta.
Lang thang trong vườn thơ, ta tự hỏi lòng thơ là gì mà có sức lôi cuốn kỳ diệu đến thế? “thơ là chiếc lá gửi đi cho đời” (Xuân Diệu)? Hay “thơ là tình cảm ở nồng độ mãnh liệt, là cảm giác phát triển toàn vẹn đến gần đứt sự sống” (Hàn Mặc Tử)? Nhưng rồi, ta tự nhủ với lòng, thơ hay một mặt vì nội dung – cảm xúc thật của thi nhân gửi vào trong đó, nhưng mặt khác, thơ hấp dẫn ta bởi hình thức, bởi ngay từng câu chữ. Hình thức cũng chính là nội dung, hình thức chuyển tải, bộc lộ nội dung, mà cụ thể hơn ở đây, nó được thể hiện trên ngôn từ, trên lời thơ và trong từng câu chữ.
Mỗi loại hình nghệ thuật có một phương tiện diễn đạt đặc thù: với hội họa là màu sắc, đường nét, với âm nhạc là âm thanh, tiết tấu, với điêu khắc là hình khối… còn phương tiện diễn đạt của văn học là ngôn ngữ - qua sáng tạo của nhà văn, trở thành lời văn nghệ thuật với những đặc trưng riêng như tính hình tượng, tính tổ chức cao, tính hàm súc, tính biểu cảm, tính “đích đáng”, và đặc biệt, nó có tính thẫm mỹ rất cao.
Quay trở lại với vườn thơ, ta đang dừng bước trước Màu thời gian của Đoàn Phú Tứ. Và điều gì đã khiến bước chân ta khựng lại? Trước hết đó là vì tiêu đề “có tính cách triết học” (chữ của Hoài Thanh) của bài thơ. Ồ! Thì ra thời gian cũng có màu! Xưa nay, ta cứ tưởng nó không màu, không mùi, không vị, và nó đã một đi thì không bao giờ trở lại. Vậy mà hôm nay, ta chợt nghe thi nhân nói nó có “màu” – màu thời gian, một quan niệm độc đáo chưa từng thấy xưa nay trong thơ. Và mãi mê trong ý nghĩ đó, ta bỗng lạc chân vào một buổi sáng đẹp trời của nhà thơ:
Sớm nay tiếng chim thanh
Trong gió xanh
Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình
Tiếng chim trong trẻo tan trong gió xanh, gợi lên cảm giác nhẹ nhàng và mát mẻ. Không những thời gian có màu mà cơn gió cũng có màu. Một buổi sáng đẹp trời, có tiếng chim hòa trong gió, gợi nhà thơ nhớ về “xuân tình”. Hai vần “ương” đặt cạnh nhau làm tăng thêm âm điệu vương vấn cho câu thơ. “Hương ấm” của tình yêu ngày xưa như còn vương vấn, ngưng đọng đâu đây trong tâm hồn thi sĩ. Cách hiệp vần thanh – xanh – tình ở cuối câu, và cả ba đều là vần bằng làm cho khổ thơ như chùng nhẹ xuống, trở nên nhẹ nhàng hơn.
Trước khung cảnh thiên nhiên ấy, nỗi niềm hoài cổ chợt ùa về với thi nhân:
Ngàn xưa không lạnh nữa, Tần phi
Ta lặng dâng nàng
Trời mây phảng phất nhuốm thời gian
“Thi nhân mượn sự tích người xưa để giữ vẻ kín đáo cho câu chuyện. Xưa có người cung phi, nàng Lý phu nhân, lúc gần mất không chịu cho vua Hán Võ đế xem mặt, sợ trông thấy nét mặt tiều tụy vua sẽ hết yêu” (Hoài Thanh). Còn cái tên Tần phi, thi nhân đặt ra vì một lẽ riêng, như chính cách cảm nhận rất riêng về màu của thời gian vậy. Chuyện xưa đã quên lãng, “ngàn xưa không lạnh nữa”, nay nhớ lại bỗng thấy lòng nôn nao, bồi hồi. Thi nhân lặng dâng lên “nàng” cả “trời mây phảng phất nhuốm thời gian”. Ta như nghe được trong đó một nỗi buồn phảng phất. Một tình yêu đẹp, nhưng đơn phương. Thi nhân đã không dám thổ lộ, chỉ lặng lẽ, âm thầm dâng cả hồn mình cho “nàng” – cho người riêng. Từ “dâng” được dùng ở đây tăng thêm sự trang trọng, thiêng liêng cho tình yêu của nhà thơ. Còn từ “nhuốm” làm giảm đi sự nặng nề và đưa lại cảm giác nhẹ nhàng cho câu thơ cũng như cho nỗi lòng của người thi sĩ tình si. Trời mây đáng lẽ là màu xanh, nhưng vì đã nhuốm màu thời gian, mà thời gian lại màu “tím ngát” nên trời mây cũng trở nên hóa màu. Người riêng thích màu tím, và màu tím nhẹ nhàng ấy đã tràn ngập đôi con mắt của thi nhân, khiến cho thi nhân thấy cái gì cũng phảng phất tím, thời gian cũng tím:
Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh
Thật là một khám phá bất ngờ! Ta nhớ lại xưa nay “người Pháp thường bảo thời gian màu xanh” (lời của Hoài Thanh), nhưng Đoàn Phú Tứ không thấy thế, dưới con mắt nhà thơ, cơn gió màu “xanh”, còn “màu thời gian không xanh – màu thời gian tím ngát”. Và phải chăng “màu thời gian” ở đây chính là màu của tình yêu? Nhà thơ không đồng nhất màu thời gian – màu tình yêu với màu của thiên nhiên, cảnh vật. Thời gian – tình yêu mang một màu rất riêng, và còn có cả hương nữa, nó khẳng định rằng tình yêu có những nét riêng, độc đáo riêng, và của riêng mỗi người. Có người thấy tình yêu màu hồng, có người thấy tình yêu màu đỏ nhung, còn với thi nhân của chúng ta, tình yêu cũng như thời gian có màu “tím ngát”. Màu “tím ngát” của thời gian và cũng là màu của tình yêu ấy rất riêng, là của riêng thi nhân, thi nhân giấu kín trong lòng, không thổ lộ. Hai gam màu tím và xanh được đưa vào thơ. Gam màu nhẹ gợi lên sự nhẹ nhàng cho khổ thơ. Hai cụm từ “màu thời gian” và “hương thời gian” được tác giả nhắc lại như muốn khẳng định rõ hơn màu và hương của thời gian là “tím ngát” và “thanh thanh” chứ “không xanh”, “không nồng”. Khẳng định lại nhưng với một sắc điệu vẫn rất nhẹ nhàng, không hề gay gắt. Người riêng của thi nhân thích màu tím, hay một thứ hoa màu tím, vì thế mà mỗi khi bên nhau thi nhân bỗng thấy dường như thời gian cũng hóa màu tím – màu của người riêng – màu của sự thủy chung, của sự dịu dàng nơi “em”. Và màu tím cũng hiện lên như một chứng nhân cho sự thủy chung của thi nhân về một mối tình thơ mộng. Màu hoa lẫn với màu yêu. Thời gian đã qua, bây giờ ngồi nhớ lại, có gì đó xốn xang và nhẹ lòng. Chính vì thế mà “hương thời gian” – hương tình yêu “không nồng”, không quá đậm, nó “thanh thanh”, nhẹ nhàng và cũng tinh khôi như tình yêu mới chớm. Hai từ “thanh thanh” làm tăng thêm sự nhẹ nhàng, tăng thêm sự tinh khôi cho tình yêu cũng như thời gian trong ký ức của tác giả. Và nó cũng tràn sang trong cảm nhận của độc giả như một quy luật lây lan, khiến lòng ta cũng lâng lâng, bâng khuâng hoài niệm cùng thi sĩ:
Tóc mây một món chiếc dao vàng
Nghìn trùng e lệ phụng quân vương
Trăm năm tình cũ lìa không hận
Thà nép mày hoa thiếp phụ chàng
Lại một điển tích ngày xưa, khi Dương Quý Phi mới vào cung, tính hay ghen, bị Đường Minh Hoàng đưa giam một nơi. Nhưng rồi nhớ quá nên lại sai người ra thăm, Dương Quý Phi cắt tóc gửi vào dâng vua. Trông thấy tóc, vua thương quá nên lại vời nàng vào cung. “Đoàn Phú Tứ hợp chuyện này với chuyện Lý phu nhân làm một và tưởng tượng một người cung phi lúc gần mất không chịu để vua xem mặt, chỉ cắt tóc dâng, gọi là đáp lại trong muôn một mối tình trìu mến của đấng quân vương, ở đây không có chuyện cắt tóc nhưng có chuyện khác cũng tương tự như vậy” (Hoài Thanh). Ta như thấy hiện ra trước mắt mình hình ảnh người cung phi “e lệ” dấu mặt dâng lên nhà vua “món” “tóc mây” như một kỷ vật thiêng liêng. Chữ “phụng” được sử dụng rất đắt, “rất kín đáo” (chữ của Hoài Thanh). Theo như Hoài Thanh, nếu dùng chữ “dâng” thì sẽ xa vời, dùng chữ “tặng” thì suồng sã quá, vì thế mà chữ “phụng” là thích hợp nhất, là hay nhất. Chữ “phụng” ở đây là một chữ như thế, nó bộc lộ tài năng và sự tinh tế của tác giả.
Từ bốn dòng thơ ngũ ngôn, thi nhân chuyển sang thất ngôn, gợi lại chuyện ngày xưa bằng một thể thơ xưa. Ở khổ trên, từ cuối của câu đầu hiệp vần với từ cuối của câu cuối (xanh – thanh), ở khổ này cũng vậy (vàng – chàng), và đều là vần bằng, nó làm cho bài thơ như có gì đó lắng xuống, nhẹ nhàng, và nhịp thơ như chậm lại, khớp với tâm trạng của một người đang hoài niệm. Rồi điệu thơ lại trở lại ngũ ngôn với hương màu cũ:
Duyên trăm năm dứt đoạn
Tình một thuở còn hương
Hương thời gian thanh thanh
Màu thời gian tím ngát
Đến đây, tất cả đều được “mở nút”. Chuyện tình của thi nhân là một chuyện tình buồn nhưng rất đẹp, rất nên thơ. Người ta vẫn thường nói: “tình chỉ đẹp khi tình dang dở”. Dang dở nhưng họ sẽ nhớ về nhau mãi, dang dở nhưng tình vẫn luôn đậm sâu. “Duyên trăm năm dứt đoạn” nhưng tình yêu của thi nhân mãi vẫn thế, vẫn “còn hương”. Hương ấy là hương của tình yêu, và giờ đây, nó cũng đồng thời là hương của thời gian, “không nồng”, không quá đậm, nó nhẹ nhàng, “thanh thanh” nhưng thật sâu lắng. Còn màu tình yêu – màu thời gian cũng vẫn mãi “tím ngát”, dìu dịu như mối tình buồn của thi nhân. Sự lặp lại này khẳng định lại một lần nữa màu và hương của thời gian là “tím ngát” và “thanh thanh”. Từ “hương” ở cuối câu thứ hai được tiếp nối ở đầu câu thứ ba, từ “hương tình” chuyển sang “hương thời gian” phần nào làm sáng rõ hơn tiêu đề đầy ẩn dụ của thi phẩm.
Cả bài thơ chỉ có duy nhất một dấu phẩy, không có dấu chấm câu, sử dụng rất nhiều vần bằng, nó làm cho mạch thơ như dàn trải, mênh mang nhẹ nhàng như chính tâm trạng của thi nhân khi hoài niệm. Và thi nhân khép lại dòng hoài niệm ấy bằng sự khẳng định lại màu và hương của thời gian một lần nữa, như muốn khẳng định lại tình cảm của mình lúc xưa, đến giờ vẫn còn “hương”.
Và ta bỗng nhận ra, “màu thời gian” thật đặc biệt. Mỗi chúng ta sẽ có một màu thời gian khác nhau, một màu thời gian cho riêng mình khi đã một lần tiếp xúc với thi phẩm này. Cứ như thế, bài thơ đi vào lòng người nhẹ nhàng, nhẹ nhàng và đọng lại ở đó thật lâu, mãi mãi…
(Ngô Thị Thúy Nga)
Đoàn Phú Tứ (1910-1989) sinh tại Hà Nội. Ông đậu Tú tài Pháp năm 1932 sau đó, khi đang học dở trường Luật năm thứ hai thì bỏ học đi làm báo. Ông viết cho các báo Phong hoá, Ngày nay. Năm 1937 ông đứng chủ trương tờ Tinh hoa. Năm 1942, cùng với Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Xuân Sanh, Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Xuân Khoát sáng lập nhóm Xuân thu nhã tập. Ông là cây bút nòng cốt của nhóm chủ trương hình thức văn chương không theo khuôn mẫu này. Trong sự nghiệp sáng tác, Đoàn Phú Tứ soạn kịch, hoạt động sân khấu là chính và ít làm thơ, ngoài ra ông còn là dịch giả của nhiều tác phẩm của các tác giả lớn phương Tây. (nguồn: internet)
xem tiếp nguồn dưới đây:
http://hoiquanphidung.com/showthread...E1%BB%9Di-gian
...
Những cánh hoa lan khô theo thời gian tim tím...
...
Cám ơn các bạn đã vào đọc nhé!
Thân mến và chúc vui,
Dulan
...
Posts: 15,974
Threads: 1,117
Likes Received: 259 in 114 posts
Likes Given: 380
Joined: Dec 2017
Reputation:
368
Posts: 868
Threads: 1
Likes Received: 953 in 201 posts
Likes Given: 899
Joined: Jul 2020
Reputation:
95
...
Xin chào cả nhà,
Cám ơn các dấu like và các bạn thầm lặng ghé bếp nhé!
Cám ơn TeaOla, tuyetvan, SugarBabe ghé bếp để lại chữ đẹp nhé!
...
Màu thu bên ngoài cửa sổ tháng 9:
...
Bữa ăn theo kiểu tây:
Món khai vị:
Salad sốt chanh dầu olive hạt thông rang & bánh mì lúa mạch đen với paté: (trang trí quả sung chín hồng lại nhớ đọc ở đâu đó nói rằng một quả sung mình cầm trên tay không phải là một quả đâu, thực ra mỗi hạt nhỏ li ti chính là một quả trong một cái bọc lớn, và đôi khi trong quả sung cũng có những con ong bắp cày nữa đó)
Món chánh:
Khoai tây chiên và bò nấu nho:
Món tráng miệng:
Súp táo gia vị quế và kem tươi:
----------
Bữa cơm thố kiểu người hoa:
Cá chiên chấm nước mắm:
Canh mướp hương nấu tôm khô: (người hoa hay ăn sá tế nên dulan để chén sá tế trong mâm cơm, ai ăn cay thì dùng)
Sườn xào chua ngọt với ớt chuông, thơm, hành tây:
Đậu hủ chiên xào hẹ tôm dầu hào, tráng miệng chè chí mà phủ:
...
Xin cám ơn ACE ghé bếp nhé!
Thân mến và chúc vui,
Dulan
...
Posts: 4,794
Threads: 95
Likes Received: 1 in 1 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
152
Posts: 868
Threads: 1
Likes Received: 953 in 201 posts
Likes Given: 899
Joined: Jul 2020
Reputation:
95
...
Xin chào cả nhà,
Dulan post tiếp bài Màu Thời Gian, tiếp theo post #263 ở trên.
...
Những độc đáo của Màu Thời Gian
Để hiểu một tác phẩm, dù văn xuôi hay thơ, người đọc cũng phải nắm bắt ngữ cảnh của nó mà ngữ cảnh trực tiếp đầu tiên là quy tắc ngôn ngữ của văn bản. Trên tinh thần đó, chúng tôi tìm hiểu Màu Thời Gian của Đoàn Phú Tứ. Màu thời gian là thi phẩm vượt thời gian, nó được khẳng định là một trong những “bài thơ tiêu biểu của thơ tượng trưng hiện đại Việt Nam”(1). Chủ nghĩa tượng trưng quan niệm: thơ là thứ siêu cảm giác, là thứ không phải để giải thích. Nhưng, mọi điều được nói ra dù sao cũng không thoát khỏi văn bản, tức ít nhất nó cũng phải tuân theo những quy tắc hành chức của ngôn ngữ.
Sớm nay tiếng chim thanh
Trong gió thanh
Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình
Ngàn xưa không lạnh nữa - Tần Phi!
Ta lặng dâng nàng
Trời mây phảng phất nhuốm thời gian
Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh
Tóc mây một món chiếc dao vàng
Nghìn trùng e lệ phụng Quân Vương
Trăm năm tình cũ lìa không hận
Thà nép mày hoa thiếp phụ chàng
Duyên trăm năm đứt đoạn
Tình một thuở còn hương
Hương thời gian thanh thanh
Màu thời gian tím ngát.
Xét về mặt ngôn ngữ Màu thời gian có những điểm độc đáo sau:
Thứ nhất: Các dòng thơ hầu hết kết thúc ở âm tiết có thanh bằng (tỉ lệ 14/ 18 âm tiết). Và, nhìn một cách tổng thể, thanh bằng là thanh chủ đạo của bài thơ (bài thơ có 101 âm tiết thì có tới 75 âm tiết có thanh bằng).
Thứ hai: Các tính từ chỉ màu sắc, âm thanh đều gợi đến cái gì đó tươi sáng, nhẹ nhàng, bàng bạc giống như các từ cùng trường nghĩa: thanh, xanh, ấm, (không) lạnh, tím ngát, (không) nồng, thanh thanh.
Thứ ba: Những từ chỉ thời gian (ngoài “sớm nay”) chủ yếu là chỉ thời gian quá khứ (quá khứ xa): ngàn xưa, trăm năm, một thuở. Nhưng thời gian quá khứ ấy lại gợi nhắc, liên đới tới thời gian hiện tại nhờ sự kết hợp (phủ định ý nghĩa) trong nội bộ câu thơ: không lạnh nữa, đứt đoạn, còn hương.
Thứ tư: Tổ chức những câu thơ lặp, gồm lặp toàn phần và lặp lại cấu trúc: Màu thời gian không xanh/ Màu thời gian tím ngát/ Hương thời gian không nồng/ Hương thời gian thanh thanh… Hương thời gian thanh thanh/ Màu thời gian tím ngát. Bên cạnh đó còn có một số câu thơ đang đối với nhau như những câu thơ biền ngẫu: Tóc mây một món chiếc dao vàng/ Nghìn trùng e lệ phụng Quân Vương/ Trăm năm tình cũ lìa không hận/ Thà nép mày hoa thiếp phụ chàng/ Duyên trăm năm đứt đoạn/ Tình một thuở còn hương.
Những độc đáo nghệ thuật trên đây đã làm cho Màu Thời Gian ánh lên những vẻ đẹp của thơ tượng trưng. Dĩ nhiên không phải hễ bài thơ nào có các đặc điểm trên đều thuộc thơ tương trưng, điều này chúng tôi sẽ bàn sau, ít nhất ở đây chúng tôi chỉ áp dụng cho trường hợp Màu thời gian.
Các nhà tượng trưng quan niệm thơ phải gắn chặt với âm nhạc, vì âm nhạc có thể truyền đạt các sắc thái, các bán âm (khác với quan niệm của các nhà lãng mạn: thơ gắn với hội hoạ - vì nhà thơ lãng mạn luôn thể hiện sự háo hức miêu tả (trực cảm)). Bản thân chữ không chỉ có giá trị biểu đạt mà còn có sức ngân vang. Do đó chữ trở thành cơ sở của nhạc. Nhưng, sức ngân vang ấy chính chữ (từ) không thể thâu gom, không thể chứa đựng nổi, bởi ngân vang ấy là tiếng vọng từ bao la của tiếng gọi, tiếng động, thậm chí tinh vi nhất trong cuộc đời (được kết tinh khá trọn vẹn trong âm nhạc). Thơ phải gắn với nhạc là vì vậy. Valéry phát biểu: “thơ là sự giao động giữa âm thanh và ý nghĩa”. Và trên thực tế, giữa âm nhạc và thơ ca (tách riêng hai mảng khác nhau) luôn có mối hoà kết kì lạ. Trong Màu thời gian tính nhạc trở thành một nét nổi bật. Với sự chủ đạo của thanh bằng (đặc điểm của thanh bằng là đường nét bằng phẳng, kéo dài), bài thơ gợi một sự lan toả, rộng mở. Những thanh bằng cuối câu tạo nên độ mở, những thanh bằng giữa dòng tạo những sự tác động lan toả có tính chất dây chuyền. Thanh bằng còn có sự kết hợp với một số thanh trắc tạo nên những điểm nhấn nghệ thuật. Rõ nhất là câu: Duyên trăm năm đứt đoạn, thanh sắc (đứt) có đường nét âm thanh đi thẳng, hướng dần lên trên, thanh nặng (đoạn) ngược lại, đường đi ngắn, đi xuống (có nét cong dần) tạo nên sự chia ly đứt gãy và do đó nhạc điệu trở nên réo rắt.
Nhạc điệu của bài thơ còn được tạo nên bởi những câu thơ lặp, những câu thơ đang đối với nhau. Trên thực tế những câu thơ lặp, những câu thơ đang đối với nhau được đảm bảo nhờ nhịp ngắt. Nhịp là điểm cơ bản để các câu thơ vận hành trong tương quan. Trong câu thơ tiếng Việt, nhịp là hình thức tiêu biểu thể hiện rõ nét tính nhạc. Khi nói về những câu thơ có hình thức đang đối, Phan Ngọc cho rằng, nó làm cho nhịp điệu thơ chậm lại, đem lại cái đẹp nhịp nhàng(2).
Những yếu tố ngôn ngữ tạo nhạc trên kết hợp một cách nhuần nhuyễn với những từ chỉ màu sắc, âm thanh có tính chất nhẹ nhàng đã toát lên âm điệu chủ đạo của bài thơ, nó làm cho thơ có một âm hưởng lan toả, nhẹ nhàng, vừa mênh mang, giàu sức gợi lại đôi lúc réo rắt. Do đó không phải ngẫu nhiên, mới đây, nó đã được nhạc sĩ Trọng Đài chọn cho một nhịp phách phù hợp - nhịp phách của ca trù.
Mỹ học tượng trưng quan niệm: giữa con người và vũ trụ có mối tương quan bí mật, đó là các mối tương quan ý niệm, tương quan cảm giác, tương quan không gian, màu sắc. Baudelaire đã phát biểu: “Mùi hương, màu sắc âm thanh tương giao cùng nhau”. Ông viết trong bài Tương ứng: “Có những mùi hương mát như da thịt trẻ con, ngọt ngào như tiếng sáo, xanh mượt như cỏ non”(3). Sự tương giao này trong văn học cổ phương Đông đã thể hiện nhưng đó là tương giao giữa đại ngã và tiểu ngã, và mơ ước của con người là hoà cái tiểu ngã của mình vào cái đại ngã của vũ trụ, thiên nhiên, còn tượng trưng là sự tương giao qua trực giác, con người cảm nhận được mối quan hệ ấy bằng trực giác. Ta có thể thấy mối quan hệ này trong Màu Thời Gian. Màu Thời Gian có những sự kết hợp kỳ lạ mà theo tư duy thông thường là phi lôgic ngữ nghĩa: tiếng chim thanh, gió xanh, hương thời gian thanh thanh, màu thời gian tím ngát. Những tính từ chỉ màu sắc, âm thanh đóng vai trò làm bật nổi tính chất kết hợp, cho thấy sự tương hoà các giác quan. Bởi có sự tương hoà các giác quan nên con người có thể nghe được những điều tưởng chừng không nghe được, thấy được những điều tưởng chừng không thấy được. Theo Hoàng Ngọc Hiến đó là thi pháp “những mạch liên tưởng khó nắm bắt”(4). Chính vì các nhà tượng trưng quan niệm như vậy nên hình ảnh thơ trở nên bí ẩn, mơ hồ. Hình tượng tượng trưng là hình tượng không thuần nhất, nó phải gợi đến cái gì đó ngoài bản thân nó, nó “là một câu đố đòi hỏi chúng ta đi tìm cái ý nghĩa nội tại đằng sau hình tượng”(Hegel)(5). Ở Màu thời gian ngoài sự kết hợp các từ ngữ chỉ màu sắc, âm thanh còn có những hình ảnh ước lệ (thực chất của ước lệ là tính cách điệu): tóc mây, dao vàng, những từ xưng hô “thiếp” - “chàng” càng làm cho thơ mơ hồ hơn. Dĩ nhiên sự mơ hồ ấy còn được gợi lên từ bản thân tính nhạc.
Bài thơ Màu Thời Gian, thông qua những cách thể hiện độc đáo, đã cho thấy một quan niệm mới mẻ về thời gian - đối tượng đã được thơ cổ, thơ lãng mạn bàn tới. Nếu thời gian trong thơ cổ là thời gian tách khỏi con người, vô tình với con người, cứ bốn mùa xuân - hạ - thu - đông, thời gian trong thơ lãng mạn là thời gian một đi không trở lại, cuốn đi những gì hiện hữu trước mắt (thời gian trở thành một thế lực huỷ diệt) thì ở đây - trong quan niệm tượng trưng - thời gian là thời gian nghiệm sinh, thời gian đã hoá thành cái nhìn nhận của chủ thể: thời gian không làm mọi vật biến mất mà là hình thức lưu giữ tình cảm con người. Tình người đã làm cho thời gian có hương, có sắc. Bên cạnh những tính từ chỉ tính chất thanh nhẹ là sự kết hợp thời gian xưa - nay (thời gian nay hiện về qua việc gợi nhắc thời gian xưa) tạo thành những cặp đang đối xưa - nay, phủ định - khẳng định: mối tình Tần Phi đã đứt đoạn nhưng tình một thuở còn hương, nghĩa là đã làm cho thời gian không còn lạnh nữa, mà thanh thanh, tím ngát. Đó là sự kết đọng, sự thoát hoá cho một vỉa tầng của tồn tại vĩnh cửu mà chủ nghĩa tượng trưng hướng đến. Chủ nghĩa tượng trưng cho rằng, thế giới hữu hình chỉ là hình ảnh của thế giới vô hình. Đó là bản thể của tồn tại. Vì thế, muốn đến được thế giới ấy, nhà thơ phải bằng cảm nhận trực giác chứ không phải miêu tả trực cảm như các nhà lãng mạn. Nhưng cũng từ đây nảy sinh tính hai mặt, bởi khi các nhà tượng trưng đi sâu khai thác con đường này thì thơ họ càng trở nên bí hiểm, xa rời thực tế. Và, nhìn trong quá trình vận động không ngừng của văn học thì thơ tượng trưng đã khép lại ở một giai đoạn của lịch sử.
Đoàn Phú Tứ là một trong những tên tuổi quan trọng của Xuân Thu Nhã Tập - nhóm tác giả trình làng thơ năm 1942 có cùng tâm huyết về đổi mới cách tân thơ, đòi hỏi thơ phải có những cách biểu đạt mới, chú trọng tới nghệ thuật thể hiện. Ở bài thơ này, bằng những thể nghiệm tinh tế, có thể nói tác giả đã chạm đến cái “rung động siêu việt, trong trẻo và nhẹ nhàng”, đã làm cho thơ bước vào “nẻo đạo” của nhóm Xuân Thu.
Nguyễn Mạnh Hà
Chú thích:
1. Trần Đình Sử, Tuyển tập (tập hai), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2005, tr.473.
2. Dẫn theo Lê Lưu Oanh, Văn học và các loại hình nghệ thuật, Nxb ĐHSP, HN, tr.260.
3. Mai Bá Ấn, Bích Khê và chủ nghĩa tượng trưng, www. BichKhe.org.htm.
4. Hoàng Ngọc Hiến, Baudelaire chủ nghĩa tượng trưng và thơ mới, http://www.thotahinhthuc.org.
5. Dẫn theo Trần Đình Sử, Sđd, tr.456.
http://www.vanchuongviet.org
./.
--------------------------------------------------------
...
Tôi chưa đông mà em đã sương
Cho nên cây hóa gió trong vườn
Ở đâu ngơ ngẩn rơi thành giọt
Em là khói còn tôi cô đơn
ĐCĐ
Khói em...
Gió rít, vườn ngơ ngẩn
Sương rơi trên mùa đông chưa đến
Cô đơn quyện khói em.
Dulan
...
DAN DÍU
Ôi những cánh mong manh
Ủ bóng thời gian chìm nổi đoạn
Hãy cùng ta dan díu.
Dulan
...
NHÌN
Anh nhìn vào cửa sổ
Thấy linh hồn lưu ly buồn vui
Mắt ngọc em khóc cười.
Dulan
...
Xin cám ơn các bạn ghé vào đọc bài bằng bánh trà:
--------------------------------------
Xin chào cả nhà,
Cám ơn các dấu like và các bạn thầm lặng ghé bếp nhé!
...
Bánh lá (tức là bánh gói nhân đậu xanh).
Công thức bột bánh lá:
1 bột + 4 nước
Các bạn thân mến, dulan thấy nhiều công thức trên net có lượng nước quá ít, điều này có thể làm cho bánh bị cứng, không mềm mại, cho nên dulan xin viết thêm là: các loại bánh bằng bột gạo như bánh cuốn, bánh nậm, bánh giò, bánh gói, bánh bèo, bánh đúc... v.v..., dù bạn trộn thêm bột năng, hay bột sắn dây cho bánh có độ dẻo, thì lượng nước bao giờ cũng ít nhất là 3,5 đến 4 lần nước hoặc hơn chút đỉnh, nếu ít hơn bánh sẽ không mềm.
Trước kia dulan làm bánh cuốn với lượng nước gấp 3 lần lượng bột, lúc đó là tráng ngay, nhưng khi vừa tráng thì thấy bột đặc dần dần, và dulan thường châm thêm nước vào bột. Sau này, dulan ngâm bột qua đêm hoặc ít nhất là 6 tiếng, nên dulan dùng công thức chính xác là một bột 4 nước.
Trở lại bài bánh lá hôm nay, công thức chính xác là một bột 4 nước, như bột bánh nậm, bánh giò nha!
Công thức bánh lá (bánh gói nhân đậu xanh).
Dulan chỉ còn lá chuối đủ gói 6 bánh, nên pha ít bột, bạn có thể nhân lên tùy ý nhé!
50 gram bột gạo
10 gram bột năng
1 muỗng lớn đường nâu
240 gram nước lạnh
2 muỗng cà phê dầu ăn
(có người dùng nước cốt dừa pha bột, nhưng dulan không thích vì sẽ quá béo)
Đậu xanh nấu chín sên đường nghiền mịn.
Nước dừa hương vị lá dứa.
Đậu phộng rang.
Phết dầu lên mặt lợt của lá.
Cách làm.
Trộn bột gạo, bột năng, đường, dầu, nước, vào nồi quậy tan, sau đó vặn lửa trung bình khuấy đều tay (gọi là lấy trùng), khi bột vừa sệt thì tắt bếp, nhanh tay dùng máy đánh trứng đánh lại cho đều mịn.
Cho bột vào dàn đều, thêm đậu xanh một bên, gói lại hình vuông, hấp khoảng 20 phút (mỗi loại bánh có một cách trình bày riêng, như bánh nậm thì nhân ở giữa, dọc theo chiều dài của bánh, cón bánh gói thì nhân lại nằm một bên):
Bánh lá tự nó cũng quê mùa với màu bột vàng nâu trên nền lá chuối úa, đậu xanh mịn mượt, cốt dừa trắng nõn điểm vài hạt đậu phộng giòn thơm:
Xin mời bánh lá (bánh gói nhân đậu xanh):
Bánh lá là bánh dân dã của người miền nam, bằng bột gạo nên hiền, dễ ăn cho trẻ em và người lớn, đặc biệt bánh rất thơm mùi lá chuối, bánh lá hình vuông hơi giống bánh nậm hình chữ nhật, nhưng vì bánh nậm có tôm thịt nên mình không cảm nhận rõ mùi thơm của lá.
Gánh bánh lá dân dã của người miền nam:
Ơi sao là nhớ tuổi thơ với gánh bánh lá của bà hàng rong, sau giấc ngủ trưa thức dậy đói bụng, được mẹ mua cho cái bánh lá ăn ngon ghê là.
Và cũng trong tuổi thơ ấy, dulan từng hái lá thuộc bài ép vào tập để tin rằng sẽ học mau thuộc bài...
Hôm nay làm bánh với ký ức quay về, dulan gom kỷ niệm trong chiếc bánh lá thân thương:
Hái sen đá trong sân trang trí bên quang gánh:
...
Xin cám ơn ACE ghé bếp nhé!
Thân mến và chúc vui,
Dulan
...
Posts: 2,691
Threads: 0
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 2
Joined: Feb 2018
Reputation:
114
Những câu thơ của sis DuLan sáng tác ra phải là người có trình độ cao lắm mới hiểu nổi, còn Bella thì xin đầu hàng......Tại vì trình độ của Bella không đủ để mà tiếp thu hết cái kiến thức mà sis đã post bài nói về thơ vận cũng như những câu thơ của sis post trong đây.....Vẫn biết người Việt mình có câu nói: Vắng mợ thì chợ cũng đông nhưng Bella cũng xin nói trước để sau này thấy vắng Bella thì sis sẽ không thắc mắc nha....Đó là từ giờ Bella chỉ xin phép vào đây đọc và ngó hình thôi chứ không dám input cái Like nào nữa, vì tự biết là mình....nhà quê quá đó!
Posts: 8,197
Threads: 117
Likes Received: 441 in 314 posts
Likes Given: 158
Joined: Jan 2018
Reputation:
105
Haiku
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Posts: 868
Threads: 1
Likes Received: 953 in 201 posts
Likes Given: 899
Joined: Jul 2020
Reputation:
95
(2020-09-22, 07:59 PM)Bella Wrote: Những câu thơ của sis DuLan sáng tác ra phải là người có trình độ cao lắm mới hiểu nổi, còn Bella thì xin đầu hàng......Tại vì trình độ của Bella không đủ để mà tiếp thu hết cái kiến thức mà sis đã post bài nói về thơ vận cũng như những câu thơ của sis post trong đây.....Vẫn biết người Việt mình có câu nói: Vắng mợ thì chợ cũng đông nhưng Bella cũng xin nói trước để sau này thấy vắng Bella thì sis sẽ không thắc mắc nha....Đó là từ giờ Bella chỉ xin phép vào đây đọc và ngó hình thôi chứ không dám input cái Like nào nữa, vì tự biết là mình....nhà quê quá đó!
...
Bella thân mến,
Trích một đoạn trong tuyển tập "Mưa Tuổi Thơ" của dulan, Bella đọc cho vui nè:
...
- Nội ơi, cho con thêm một cái bánh ít lá gai nữa đi Nội!
- Hôm ni có tiêu nhiều, mi ăn chi hai cái!
- Con cho thằng Đạt.
- Thèng nớ bữa trung thu bắn bể lồng đèn mi, còn cho chi!
- Nó xin lỗi con rồi, còn quẹt nước mắt cho con nữa đó Nội!
- Thèng hoang rứa mà cũng...
Nội không nói nữa, mắt ngó ra sân lắc đầu thở nhẹ...
...
Con Loan thò đầu qua hàng rào, chỗ cái đi- văng thằng Đạt hay ngủ trưa kêu nhỏ:
- Đạt ơi, dậy chưa?
- Suỵt!
Con Loan quay lại thấy Đạt mặt mày lấm lem mồ hôi nói:
- Ủa, hổng ngủ trưa hả, Loan méc Cô Bốn...
Chưa dứt câu nó thấy thằng Đạt chỉ túi quần xà lỏn nói:
- Đạt đi hái chùm ruột ngọt cho Loan nè, đừng méc Mẹ.
Con Loan cười khoe 2 cái lúm đồng tiền:
- Hihi..., cho Đạt bánh ít lá gai Nội mới làm nè!
Thằng Đạt mừng rơn:
- Hồi nãy ăn chùm ruột nhiều xót ruột quá!
Nói xong nó đưa hết mớ chùm ruột cho con Loan.
Thằng Đạt vừa ăn vừa khen:
- Nội làm bánh gai nhưn đậu xanh có tiêu ngon ghê!
Con Loan đưa luôn cái thứ hai nói:
- Nè, xót ruột thì ăn luôn cái bánh này đi.
...
Con Loan hai tay cầm nắm chùm ruột quay về còn dặn lại:
- Mai hổng được dang nắng nữa nghen, nhớ ngủ trưa đó!
Thằng Đạt ngó theo dáng con Loan đi như chân sáo, tự nhiên nó thấy mùa hè sao ngắn quá, tuần sau tựu trường rồi, nó tự hỏi: tại sao con Loan phải học tuốt ở trường tiểu học Đoàn Thị Điểm kế nhà thờ Thánh Gấm Phú Nhuận, mà hổng học trường Chi Lăng Bà Chiểu cho gần vậy cà!
...
Những ngôi trường Loan đã rời xa:
----------------------------
...
Xin chào cả nhà,
Cám ơn các dấu like và các bạn thầm lặng ghé bếp nhé!
...
Món mặn
Thịt bò cuộn măng tây, ớt chuông, hành tây và khoai tây cắt góc chiên:
Hai món mặn ngọt từ khoai mì gói lá chuối...
Đang làm bánh ít khoai mì mài nhân đậu xanh và bánh khoai mì mài nhân tôm thịt hấp:
Bánh khoai mì mài nhân tôm thịt nấm mèo hánh lá:
Bánh ít khoai mì nhân đậu xanh:
...
Dâu tây, golden berries, plum, nho, me trái:
...
@ Dulan xin chào cám ơn RungHoang bằng trà đêm thu nhé:
...
@ Xin cám ơn Ngại đạn bằng món bánh cay tuổi thơ nè:
...
Xin cám ơn ACE ghé bếp nhé!
Thân mến và chúc vui,
Dulan
...
|