Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp"
#76
Sư Toại Khanh - ĐẠI KINH SƯ TỬ HỐNG (MN 12) và KINH SƯ TỬ HỐNG (KTC 6.64)  (# 182 - 183) p 13

MN 12: Thập Như Lai Lực:  Mười năng lực của Như Lai .

  1. Tri thị xứ phi xứ lực: biết rõ cái gì là đúng thật, cái gì là không đúng thật.
  2. Tri tam thế nghiệp báo lực: biết rõ quả báo tùy thuộc sở do, tùy thuộc sở nhân của các hành nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại.
  3. Tri nhất thế đạo trí lực: biết rõ con đường đưa đến tất cả cảnh giới.
  4. Tri thế gian chủng chủng tánh lực: biết rõ thế giới với mọi cảnh giới, nhiều chủng loại, nhiều sai biệt.
  5. Tri tha chúng sanh chủng chủng dục lực: biết rõ chí hướng sai biệt của các loại hữu tình.
  6. Tri tha chúng sanh chư căn thượng hạ: biết rõ các căn cao, thấp của các loài hữu tình (bao gồm loài Người).
  7. Tri chư thiền tam muội lực: biết rõ sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của các thiền, chứng về thiền về giải thoát, về định.
  8. Túc mệnh minh: Túc mệnh thông: biết rõ vô lượng kiếp quá khứ của tự thân ...
  9. Thiên nhãn minh: Thiên nhãn thông: biết rõ vô lượng kiếp quá khứ của chúng sanh với các nghiệp nhân và nghiệp quả, thấy con đường thọ sanh của chúng sanh ...
  10. Lậu tận minh: Lậu tận thông:  trí tuệ giải thoát, tâm giải thoát đoạn trừ hết thảy lậu hoặc...

KTC 6.64: 6 Trí Tuệ của Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác:

  1. Biết rõ cái gì là hợp lý, vô lý.
  2. Biết rõ về nghiệp của chúng sanh, nghiệp lý
  3. Biết rõ về thiền định.
  4. Biết rõ về quả luân hồi.
  5. Biết rõ nhân luân hồi. 
  6. Nhờ biết rõ nhân và quả luân hồi nên thấy được 4 thánh đế.
Duyên khởi và 4 đế không có rời nhau.
Đức Phật xác định rằng cả 6 trí ấy chỉ có ở người thành tựu thiền định.
Ngài dạy phải lìa bỏ cõi dục mới có thể đắc thiền.

(Hết bài giảng Kinh Sư Tử Hống)


Kinh #65 - Vị Bất Lai:

Bất lai không còn thích và ghét trong 5 dục nữa.

Hai nhà tù của mỗi chúng sinh:
  1. Thân
  2. Thích và ghét trong 5 dục
6 pháp cần phải tránh để chứng quả vị Bất Lai: 
  1. bất tín: thiếu niềm tin trong trí tuệ.
  2. không tàmkhông biết thẹn trước cái bậy của tam nghiệp.
  3. không quý: không biết sợ trước cái bậy của tam nghiệp.
  4. biếng nhác: không tinh tấn.
  5. thất niệm: không thường xuyên sống với chánh niệm. ThreadMoes
  6. ác tuệ: không có tuệ.
Thiện ác buồn vui đều là nhân sanh tử, nhưng vẫn phải làm thiện, lánh ác, là vì:
  1. nếu đủ duyên thì ngay đời này ta chứng thánh,
  2. còn không, nhờ hành thiện, lánh ác, đời sau ta có điều kiện để tiếp tục tu học tốt.
1/ Bất tín: Không có chánh tín dựa vào chánh kiến .

Chánh kiến (trí tuệ trong 4 đế) có ba: 
  1. mọi thứ do duyên mà có như là thiện ác, buồn vui. Vậy cái đầu tiên là chánh kiến về nghiệp lý.
  2. đã có rồi phải mấtchánh kiến về tam tướng, đã có rồi phải mất.
  3. chỉ có nếp sống tứ niệm xứ mới giải quyết được cái thiện ác buồn vui, tức là sống chánh niệm, sống bát chánh đạo.
Chánh tín là niềm tin dựa trên Chánh kiến . 

Chánh Kiến là trí tuệ trong:
  1. 4 đế,  
  2. 12 duyên khởi, 
  3. tam tướng .
 
Cả ngày cần niệm:
  1. Thấy tâm bất thiện, lập tức niệm: "Đây là nhân xấu:"
  2. Thấy thân có vấn đề, lập tức niệm: "Đây là quả xấu."
2/ Không tàmkhông biết thẹn trước cái bậy của tam nghiệp (thân, khẩu, ý), tức là kể cả một cái suy nghĩ thoáng qua trong đầu mình nó hèn quá, nó tồi quá anh cũng biết thẹn nữa.

3/ Không quý: không biết sợ trước cái bậy của tam nghiệp, một cái suy nghĩ bậy bạ mình cũng sợ là bởi vì đừng coi thường một suy nghĩ thoáng qua trong đầu, là vì sao? Vì "Nếu nghĩ rằng suy nghĩ trong đầu không có gì đáng kể thì việc ta niệm Phật hay thiền định cũng đều là trong đầu". Có nghĩa là họ thấy, họ sợ khi phải làm cái chuyện hại mình, hại người, họ biết sợ khi mà nói điều hại mình, hại người, tổn thương người, làm cho người phải đổ máu, phải rơi lệ, họ không có nói.

Chữ Úy đây nó gồm có 4:
  1. một là sợ lương tâm cắn rứt,
  2. hai là sợ tiếng đời dị nghị,
  3. ba là sợ pháp luật trừng trị,
  4. bốn là sợ kiếp sau sa đọa.
4/ Biếng nhác: không tinh tấn. Kinh Phúng tụng và Kinh Thập thượng của Trường bộ kinh.

Ngài Xá Lợi Phất dạy có nhiều lý do để mình làm biếng lắm: sớm quá, trễ quá, nóng quá, lạnh quá, đói quá, khát quá, đi xa mới về và mình sắp đi xa

Trong Tương Ưng Phật dạy một tỳ kheo mà luôn luôn tu tập với cái tâm trạng của người phải phủi lửa trên tóc cấp tốcnhư thế nào thì ta cũng phải tu tập ráo riết như vây.

5/ Thất niệm: không thường xuyên sống với chánh niệm. 

Sở dĩ ta quan tâm đến danh lợi là tại vì ta chưa thấy rằng cái thân tâm này thật sự không phải của ta. Khi thấy cái thân này phù du, cái tâm này tồi tệ đó thì cái tôi của mình nó bớt đi nhiều lắm.

Các bậc hiền thánh Đông và Tây đều dạy mình: "Tâm trạng tử tù là cái thứ tâm trạng tốt nhất để ta thành nhân".

Một người muốn tu hành là phải luôn luôn nhớ rằng "sống nay chết mai".  Đừng có tin vào cái phán xét của bác sĩ nói anh còn khỏe, điều đó ta còn sống lâu, sai bét.

"Thân này thường chịu quả xấu, tâm này thường gây nhân xấu". 

Cứ thấy tâm bất thiện ghi nhận: Nhân xấu. Thấy thân khó chịu niệm ngay: Quả xấu. Cả ngày chỉ bao nhiêu đó thôi nha.

6/ Ác tuệ: không có tuệ, không có trí. Có nghĩa là:
  1. Không có trí trong cái lý nhân quả, 
  2. không có trí trong cái lý tam tướng, 
  3. không có biết được rằng mọi thứ ở đời do duyên mà có, 
  4. hạnh phúc nào cũng do nhân lành, 
  5. đau khổ nào cũng do nhân xấu . 
Cho nên cái đầu tiên là không biết 
  1. mọi thứ do duyên mà có, 
  2. mọi thứ đã có rồi thì phải mất, và
  3. muốn không còn sanh tử nữa thì phải nhàm chán cả 4 thứ: thiện, ác, buồn, vui.
(Vì sống trong ác dứt khoát là phải khổ, sống trong thiện thì đương nhiên phải lạc, mà khổ hay lạc, thiện hay ác đều là trong cõi sanh tử .)

Nhàm chán ở đây không có nghĩa là mình bỏ cái thiện và nhàm chán ở đây là sống chánh niệm và chờ đủ duyên để mà chứng thánh. Chữ "chán" đây nghĩa là vậy đó. Giống như mình lớn mình hiểu, mình được giáo dục, mình được ăn học, mình biết ăn mặc không phải là chuyện lớn trên đời, mình biết chứ. Hồi nào mình hỏng biết đạo, mình muốn ăn ngon, mình muốn mặc đẹp, muốn sang, muốn chảnh, muốn bảnh, muốn bao. Bây giờ mình biết rồi, tuy nhiên, tuy mình biết cái chuyện ăn mặc nó không quan trọng, nhưng mà mình có nên ăn, có nên mặc không ta? Hình như là nên, đúng không?

Thì hành giả cũng vậy, khi mà hành giả thấy được rằng thiện ác buồn vui đều là nhân sanh tử, tuy nhiên ta vẫn phải làm thiện, lánh ác, là vì sao? Vì nếu đủ duyên thì ngay đời này ta chứng thánh, còn nếu không, thì chính nhờ ta hành thiện, lánh ác, đời sau sanh ra ta lại có điều kiện để tiếp tục tu học tốt. Còn đằng này nếu mà bây giờ không hành thiện lánh ác thì ngày sau sanh ra làm giun, làm dế, làm con người thì nghèo đói tơi tả; nội mà vật lộn với miếng cơm, manh áo đã hết kiếp người rồi nha, phải nhớ kiếp đó.

Cho nên ở đây phải nhớ đó là cái trí tuệ nó gồm có hai.

  1. Một là trí thấy rằng thiện ác buồn vui đều là thế giới của nhân duyên, mọi thứ do duyên mà có.
  2. Thứ hai, mọi thứ có rồi phải mất.
  3. Tuy nhiên, có cái trí thứ ba tuy thấy mọi thứ là vô ngã vô thường nhưng ta vẫn phải tiếp tục hành thiện lánh ác vì hai lý do, một đủ duyên chứng thánh đời này thì thôi, nếu vô duyên không đủ phước Ba la mật để chứng thánh thì ít gì ta cũng dọn đường cho kiếp sau.
Cái trí ở đây là gì? Trí ở đây là thấy thiện ác buồn vui đều là vô ngã vô thường, đều là nhân sanh tử nhưng ta cũng phải lánh ác hành thiện để mà có một cuộc sanh tử cho nó ok một chút. Ok nghĩa là sao? Không phải để hưởng, mà ok có nghĩa là có đủ điều kiện khi mà gặp được chánh pháp, gặp gỡ được Chư Phật, nha.
Reply
#77
Sư Toại Khanh - Thương Được Kẻ Thù  (#184) p 13:

Ba nghĩa của chữ "bảo" trong Tam Bảo (Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo):

  1. không có một báu vật nào trong đời vật chất mà nó được quí như vậy.
  2.  vô số Chư thiên, Phạm thiên từ vô lượng vũ trụ vân tập về để mà chiêm ngưỡng, chiêm bái với tất cả lòng tôn kính.
  3. Đức Phật ra đời rất quý, rất hiếm vì hành trình để thành Phật Chánh Đẳng Chánh Giác khổ quá đi, khổ lắm.
Sự ra đời của Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác quý hiếm vì:
  1. lòng tri ơn, tức là thương quí được cái người tốt với mình, cái đó thấy nó dễ mà đã hiếm.
  2. thương được, hy sinh được cho cái kẻ mà không có ơn oán gì với mình.
  3. thương được cái kẻ mà thân thiết với kẻ thù mình, người khônng ưa mình.
  4. thương được kẻ thù, thương được cái kẻ mà nó mới vừa hại mình hoặc nó sắp giết mình.

Không phải thực hành 4 cái thương vừa kể trên một vài lần là đủ. Không phải một kiếp nào đó hên hên xẹt tu cái ghi điểm liền. Mà cái này phải lập đi lập lại, lập đi lập lại, nhiều lần trong vô số kiếp.
Reply
#78
Sư Toại Khanh - Khái Niệm Về Vô Thường - Vô Ngã - Hành Giả Tứ Niệm Xứ (#192) p 13:

3 lý do tại sao phải sống chánh niệm: 
  1. không biết mình sẽ chết lúc nào.  Ra đi trong sự tỉnh táo, được chuẩn bị tốt hơn là ra đi trong sự hoảng loạn.
  2. khi sống chánh niệm, mình sẽ không bỏ lỡ cơ hội chứng đạo. Cơ hội chứng đạo rất quan trọng.
  3. ai trong chúng ta cũng có khả năng làm cho mình và người khổ đau và hạnh phúc.
  4. bản chất của đời sống là vô nghĩa. Và nhiệm vụ của chúng ta là xác định được cái sự vô nghĩa đó của đời sống.
Vì thất niệm, chúng ta tưởng rằng: 
  1. Thằng Tèo hồi sáng với Thằng Tèo chiều nay là một, vì thấy có sự liên tục tiếp nối che khuất. Do không nhận ra sự đổi khác liên tục nên không thấy Vô Thường cũng như Vô Ngã.
  2. Các tư thế sinh hoạt trên đời vốn dĩ không có hạnh phúc mà chỉ có giải pháp cho bất toại nguyện, là Khổ. 
Hạnh phúc vốn dĩ không có, tất cả chỉ là giải pháp của đau khổ.

Tu Tứ Niệm Xứ là sao? Là trong mỗi khoảnh khắc:
  1. ta làm một việc
  2. với tốc độ bình thường
  3. trong sự tỉnh thức,  biết rõ: tôi đang làm.
Reply
#79
(tt)Sư Toại Khanh - Khái Niệm Về Vô Thường - Vô Ngã - Hành Giả Tứ Niệm Xứ (#206) p 14:

  1. Hạnh phúc là gì? 
  2. Đau khổ là gì?
  3. Thích là gì? 
  4. Ghét là gì?  
Có hai thứ hạnh phúc: 
  1. Hạnh phúc khi tỉnh táo, có chánh niệm. 
  2. Hạnh phúc khi u mê, chìm đắm trong 5 dục. 
Giáo pháp mất khi 
  1. giáo lý trở nên khó hiểu, 
  2. số người hiểu ít dần dần, 
  3. sau cùng chỉ còn là chuyện cổ tích.
Tại sao mình thich/ghét 1 cái thứ gì đó? Là vì 3 lý do:
1. Tiền nghiệp, nghiệp của quá khứ. 
2. Khuynh hướng tâm lý. 
3. Môi trường sống hiện tại. 

Hạnh phúc là có được cái anh thích. Đau khổ là anh phải chấp nhận cái anh ghét.  

Hạnh phúc là 6 căn biết 6 trần như ý. Đau khổ là 6 căn biết 6 trần bất toại.

Thiện là 6 căn biết 6 trần bằng tâm lành. Ác là 6 căn biết 6 trần bằng tâm xấu.

Toàn bộ thế giới này chỉ là 6 căn với 6 trần thôi.

Từng phút trôi qua, tôi biết là tôi đang sống trong nhân - quả, thiện - ác, buồn - vui.
Reply
#80
Sư Toại Khanh - Thiếu Định (# 195) p 13:
 
Định có nghĩa là gồm tâm.  Tâm lăng xăng chạy trong trần (sắc, thanh, hưong, vị, xúc, pháp) trở nên yếu ớt.

Khi thiếu định:
  1. khổ vì 5 dục.
  2. không có nền tảng cho tuệ học.
  3. không có tuệ học nghĩa là không thể nào giải thoát.
Có 3 hạng chúng sanh:
  1. Vùi đầu trong 5 trần, sống đam mê trong 5 dục. Gọi là chúng sanh dục giới.
  2. Ly dục và sống nhiều về thiền định, tập trung tinh thần, chứng đắc các tầng thiền định, chết rồi bỏ cõi dục sanh về cõi phạm thiên sắc và vô sắc.
  3. Chán cả thiện ác lẫn buồn vui, thấy buồn vui nào cũng vô ngã, vô thường và thiện ác nào cũng là nhân sanh tử. Hạng này tu tập tuệ quán tứ niệm xứ để không còn sanh tử nữa. 
Muốn thấy được cái bản chất của cái thân tâm này là vô ngã, vô thường và do duyên mà có, cần phải có định. Định làm nền thì tuệ mới làm việc được.

3 trợ lực cho tạo nghiệp:
  1. Thứ nhất là khó dạy. 
  2. Thứ hai là bạn xấu. 
  3. Thứ ba là thiếu định.
Reply
#81
Sư Quảng Tánh - Chuyển Hóa Giải Đãi và Nghi Ngờ (# 197) p 14:

Người tu cũng lắm phen cảm thấy đuối sức, mệt mỏi, muốn buông xuôi là chuyện bình thường.

Nhân (Lý do): Bắt đầu từ những việc như buông lung các căn, không tiết độ trong ăn uống, chẳng giữ thời khóa công phu bền bỉ, không siêng năng chế ngự ngủ nghỉ, không học tập và tư duy Chánh pháp nên dần dà sự thối thất trong đường tu đã xảy ra.

Khi đã thấy rõ nhân duyên của sự thối thất rồi thì hãy đứng dậy và đảo chiều nghiệp lực. 

“Nếu Tỳ-kheo 
  1. giữ gìn các căn, 
  2. ăn uống chừng mực; 
  3. đầu đêm, cuối đêm, tỉnh thức tinh tấn, 
  4. quán sát pháp lành; 
với Tỳ-kheo ấy, sự yêu thích pháp phân biệt, ưa tu phạm hạnh, xa lìa mọi sự ngủ nghỉ, tâm không nghi ngờ Pháp, điều này có thể xảy ra”.
Reply
#82
Nguyên Minh - Nguyên Lý Duyên Sinh (#209) p 14:

Các pháp nhân duyên sinh,
Cũng theo nhân duyên diệt.
Nhân duyên sinh diệt này,
Do Đức Phật thuyết dạy.

(Ngài Asaji)

Theo nguyên lý duyên sinh, tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều không thể tự nó sinh khởi. Sự sinh khởi của mỗi một sự vật, hiện tượng đều là do kết hợp bởi một số nhân duyên nhất định nào đó, nhưng mỗi một nhân duyên trong số này lại cũng là sự kết hợp của một số nhân duyên khác nữa. Và vì mối tương quan này được nối dài không giới hạn nên khi xét đến cùng thì tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ pháp giới đều có liên quan với nhau, đều nương theo nhau mà sinh khởi và tồn tại.

Vì không có một sự vật hay hiện tượng nào có thể tự nó sinh khởi, nên chúng ta cũng có thể hiểu được rằng sự sinh khởi của mỗi một sự vật hay hiện tượng chẳng qua chỉ là sự kết hợp của những nhân duyên nhất định. Khi những nhân duyên không còn nữa, sự vật hay hiện tượng đó cũng sẽ mất đi.
--------------------

Ôn lại bài cũ:

Sư Toại Khanh - Chánh Kiến (#8-10) p 1:

Chánh Kiến 1: Tam Tướng (vô thường, khổ, vô ngã) loại trừ Thường Kiến.

a/ vạn hữu ở đời đó duyên mà có: bỏ được Thường Kiến (LTP: và Đoạn Kiến?)
b/ mà có rồi thì phải mất: bỏ được Thường Kiến.

Chánh Kiến 2: Nhân Quả, không có gì ở đời này mà không có hậu quả: loại trừ Đoạn Kiến. 
Reply
#83
cái ngu của phàm nhân:

  1. Thích làm ác hơn thiện.
  2. Thích hưởng quả thiện và sợ quả ác.
  3. Đón nhận quả thiện bằng tâm tham, và đón nhận quả ác bằng tâm sân.

Thánh nhân sợ Nhân, phàm nhân sợ Quả.
Reply
#84
(2020-03-26, 03:53 AM)LeThanhPhong Wrote: cái ngu của phàm nhân:

  1. Thích làm ác hơn thiện.
  2. Thích hưởng quả thiện và sợ quả ác.
  3. Đón nhận quả thiện bằng tâm tham, và đón nhận quả ác bằng tâm sân.

Thánh nhân sợ Nhân, phàm nhân sợ Quả.

bạn LTP, 

thích làm ác hơn thiện .... nói ác cũng là nói bất thiện .

vậy những hành động gì gọi là bất thiện ...? tui là người đạo đức , tui tu hành , tui ăn chay, niệm Phật , tui ... toàn là làm việc tốt .... sau nói tui thích làm ác hơn thiện chỉ vì tui còn là phàm nhân ?

:full-moon-with-face4:
Reply
#85
(2020-03-26, 08:44 AM)abc Wrote: bạn LTP, 

thích làm ác hơn thiện .... nói ác cũng là nói bất thiện .

vậy những hành động gì gọi là bất thiện ...? tui là người đạo đức , tui tu hành , tui ăn chay, niệm Phật , tui ... toàn là làm việc tốt .... sau nói tui thích làm ác hơn thiện chỉ vì tui còn là phàm nhân ?

:full-moon-with-face4:

Tui còn là phàm nhân, nên tui làm việc tốt cũng vì tham hưởng phước mà thôi. 

Khi không thích nữa, tui sẽ phủi tay trong thờ ơ hoặc lạnh lùng, hay đi xa hơn nữa là ghét bỏ.

Vì vậy, tâm phàm phu hoàn toàn nằm trong bất thiện, trong tham sân si.
Reply
#86
(2020-03-26, 09:38 AM)LeThanhPhong Wrote: Tui còn là phàm nhân, nên tui làm việc tốt cũng vì tham hưởng phước mà thôi. 

Khi không thích nữa, tui sẽ phủi tay trong thờ ơ hoặc lạnh lùng, hay đi xa hơn nữa là ghét bỏ.

Vì vậy, tâm phàm phu hoàn toàn nằm trong bất thiện, trong tham sân si.

vậy thì tui phải làm sao ?

:full-moon-with-face4:
Reply
#87
(2020-03-26, 09:44 AM)abc Wrote: vậy thì tui phải làm sao ?

:full-moon-with-face4:

Vậy là câu trả lời cho câu hỏi trước OK rồi. Tự cho mình  10_point .

Như vậy, tui phải:

  1. Lánh chốn thị phi, đừng đọc mấy cái thread có khuynh hướng "ồn ào".  Winking-face4 .  
  2. Nếu không lánh thị phi, chui vào đọc các thread trong VietBest, tui phải coi mọi chuyện không dính líu chi tới mình, cho dù họ có kêu nick của mình liên tu bất tận ra để "nói chuyện". :dance: "Phong ơi, Phong à, tại sao thế này, tại sao thế nọ.". Nếu không, lỡ gặp vị nào nói dai như nhai kẹo cao su là tui bỏ mạng trên chốn sa trường da ngựa bọc thây liền.
Reply
#88
(2020-03-26, 10:22 AM)LeThanhPhong Wrote: Vậy là câu trả lời cho câu hỏi trước OK rồi. Tự cho mình  10_point .

Như vậy, tui phải:

  1. Lánh chốn thị phi, đừng đọc mấy cái thread có khuynh hướng "ồn ào".  Winking-face4 .  
  2. Nếu không lánh thị phi, chui vào đọc các thread trong VietBest, tui phải coi mọi chuyện không dính líu chi tới mình, cho dù họ có kêu nick của mình liên tu bất tận ra để "nói chuyện". :dance: "Phong ơi, Phong à, tại sao thế này, tại sao thế nọ.". Nếu không, lỡ gặp vị nào nói dai như nhai kẹo cao su là tui bỏ mạng trên chốn sa trường da ngựa bọc thây liền.

:78: :78: :78:


bạn LTP, ba chử thôi ... "sống chánh niệm"
Reply
#89
(2020-03-26, 10:31 AM)abc Wrote: bạn LTP, ba chử thôi ... "sống chánh niệm"

Trời ơi, ba chữ đó bị quên hoài à.  Vì thế, khó quá đi.

Astonished-face4

Thôi để LTP cố gắng vậy.  Có thể mới chiến thắng được chính mình.

Thumbs-up4
Reply
#90
Biết và Thấy Duyên Khởi


Hào quang, ánh sáng rực rỡ, ánh sáng sáng chói và rực rỡ của trí tuệ mà hành giả đã phát triển sẽ cho hành giả khả năng đi ngược về dòng danh-sắc nối tiếp từ hiện tại cho đến giây phút tái sanh trong kiếp này của hành giả, rồi cho đến sát-na tử trong kiếp trước của hành giả, và theo cách ấy, đi ngược trở lại nhiều đời bao nhiêu tùy khả năng phân biệt của hành giả, rồi sau đó cũng nhìn vào tương lai, cho đến thời điểm Bát Niết-bàn (parinibbāna) của hành giả. Nhờ nhìn vào các phần tử riêng lẻ của danh-sắc, hành giả có thể sẽ nhận ra các nhân và quả.

Vào thời điểm thực hành một cách tinh cần và với một cái tâm đã đựơc tịnh hóa bằng năng lực định mạnh mẽ, chuyên chú vào pháp hành thâm sâu phân tích Danh-sắc chân đế, hành giả sẽ thấy được việc chứng diệt tối hậu - Niết-bàn - trong tương lai. Nhưng nếu hành giả ngưng thiền v.v... những điều kiện ấy cũng sẽ thay đổi, và tất nhiên những kết quả trong tương lai cũng sẽ thay đổi theo.

Một điển hình của trường hợp này là Mahādhāna con trai của viên Thủ khố và vợ anh ta[50]. Cả hai vợ chồng thừa hưởng cả một gia tài khổng lồ của cha mẹ, nhưng Mahādhāna đã hoang phí nó vào việc trà đình tửu điếm. Cuối cùng ông và vợ chẳng còn gì cả, và phải đi ăn xin trên đường phố. Đức Phật giải thích cho tôn giả Ānanda biết rằng nếu Mahādhāna lúc còn trẻ xuất gia, ông sẽ trở thành một bậc A-la-hán; nếu trung niên xuất gia, ông sẽ trở thành bậc Bất Lai (A-na-hàm), và nếu lão niên xuất gia, ông sẽ trở thành bậc Nhất Lai (Tư-đà-hàm), vì các ba-la-mật (parāmi) của ông là vậy. Nhưng do rượu chè, ông không đắc được gì cả, mà bây giờ còn phải đi ăn mày. Điều này cho thấy rằng tương lai của chúng ta lúc nào cũng được quyết định bởi hiện tại (của chúng ta). Đó là lý do vì sao, vào lúc hành thiền đạt đến chỗ sâu lắng liên tục trong một thời gian, hành giả sẽ thấy việc Bát Niết-bàn (Parinibbāna) của mình hoặc ngay kiếp này, hoặc trong tương lai.


Không thấy các kiếp sống quá khứ và các kiếp sống trong tương lai, hành giả khó có thể hiểu được pháp duyên khởi như nó thực sự là: tức là biết và thấy bằng cách nào các nhân quá khứ sẽ cho quả trong hiện tại, và các nhân hiện tại sẽ cho quả trong tương lai, cũng như biết và thấy sự diệt của các nhân sẽ đưa đến sự diệt của các quả ra sao. Hơn nữa không biết và thấy duyên khởi, cũng sẽ không thể nào biết và thấy Thánh Đế về Nguồn gốc của Khổ đúng như thực. Điều này được giải thích trong Visuddhi-magga như sau:


"Không một ai, dù là trong giấc mơ, thoát ra khởi cái vòng tái sanh luân hồi đáng sợ, vốn từng hủy diệt như sấm sét này, trừ phi người ấy với tuệ kiếm được khéo mài trên đá định cao thượng, chặt đứt cái Bánh xe Sanh Hữu vốn không có chỗ đặt chân do tính chất cực kỳ thâm sâu của nó, và khó đạt đến do sự hỗn độn của nhiều phương pháp."


Và điềm này đã được Đức Thế Tôn nói như sau:
"Này Ānanda, pháp duyên khởi này thật là thâm sâu, và sâu xa thay là sự xuất hiện của nó. Này Ānanda, chính do không hiểu biết, không thể nhập duyên khởi mà thế gian này đã trở thành như một cuộn chỉ rối bời, một cuộn chỉ bị thắt nút, bện vào nhau như rễ cỏ tranh, thật khó mà tìm ra lối thoát khỏi vòng tử sanh luân hồi, với những trạng thái thống khổ, những đọa xứ... trầm luân của nó[51].
Một khi hành giả đã biết và thấy Thánh Đế Thứ Hai hay Thánh Đế về Nguồn gốc của Khổ đúng như thực, hành giả cũng sẽ vượt qua hoài nghi về ba thời: quá khứ, hiện tại và vị lai. Điều này đã được giải thích trong Visuddhi-magga (Thanh Tịnh Đạo)[52].


"Khi hành giả đã thấy được sự khởi sanh của Danh-sắc là do các duyên (paccayato) như vậy, hành giả cũng biết rằng, hiện tại do duyên thì trong quá khứ sự khởi sanh của nó cũng do duyên, và trong tương lai sự khởi sanh của nó cũng sẽ do duyên mà thôi."


Sau khi đã đạt đến giai đoạn này, hành giả chứng được Đoạn Nghi Thanh Tịnh (Kaṅkhāvitaraṇa visuddhi)[53]. Chính ở giai đoạn này hành giả mới có thể bắt đầu thực hành minh sát (Vipassanā), vì chỉ ở giai đoạn này hành giả mới biết và thấy đựơc thực tại tối hậu, hành giả không thể hành Minh Sát khi chưa thấy các pháp (dhammas) như chúng thực sự là[54].


Biết và thấy - Pa Auk Sayadawji
Reply