Căn Nhà Trên Cát ... của Quê ...
Quote:Đó là thân phận của một cá nhân con người. Nhưng con người có hai phần, một phần là xác thịt trần tục của một sinh vật, một tạo vật hữu hạn có expiration date.  Còn một phần kia trong con người, đó là phần thiêng liêng, một hạt giống nhỏ bé như một hạt cải được gieo vào bên trong sâu thẳm của con người. Cái phần thiêng liêng đó giống như một hạt kim cương nằm sâu trong lòng đất, cần được đào sới lên, cần được tìm thấy và đánh bóng. 

Khi bạn tìm thấy được hạt kim cương trong lòng bạn và đánh bóng lên, nó sẽ ngời sáng và rất có giá trị. Giống như dụ ngôn rương ngọc ngà châu báu được anh nông dân tìm thấy trong thuở ruộng. 

Sự cứu độ của bạn trong TCG không cần thiền, nhưng do sự soi sáng của Chúa Thánh Thần và Thần khí. Chúa Thánh Thần bên trong bạn, đó chính là viên ngọc mà bạn tìm thấy. Khả năng và công dụng của viên ngọc này rất nhiều và rộng lớn bao quát. 

Con người là một giống vật sống thành đoàn thể, sống theo bầy. Ngay cả khi người ta giác ngộ hay cứu độ cũng thế, sự giác ngộ đó cũng hoà nhập vào với nhau.  Khi bạn được cứu độ hay giác ngộ, bạn không tự giác ngộ một mình như bạn tưởng, mà là sự phối hợp gữa bạn và chư thánh chư thần chung quanh. Khi bạn muốn khám phá một điều gì mới hay tiến một bước tiên trong tâm linh, Chúa hoặc Phật có thể bless và báo trước cho bạn biết, và tạo điều kiện để bạn có được bước tiến đó.

Khi bạn tiến được một bước thành quả trong tâm linh, đôi khi chư thần thánh, thiên thần, có thể đến để chào hỏi bạn. Trong Công Giáo, điều đó gọi là các thánh Thông Công. Ở bên Phật Giáo thì có chư Phật, và các thánh Tăng, Tam Bảo.

Chào Quexua,

Cái post sau cùng bạn viết về sự cứu độ trong TCG, hoặc bạn quan niệm về sự giác ngộ và cứu độ như nhau, thì anatta tôn trọng quan niệm hiểu biết đó của bạn. Post đó khá dài, có vài điểm như giác ngộ theo Phật pháp nguyên thuỷ chẳng hạn, mà anatta đã có trình bày quan điểm của mình rồi, nên không lập lại. Và anatta chỉ trích lại vài đoạn mà có đôi điều liên hệ đên Phật pháp để đưa ra đôi ý kiến của mình về "viên ngọc" trong tâm mà bạn đề cập.

Nhớ hồi đó anatta cũng hay thích thú tìm đọc các sách đạo lý đặc biệt về lãnh vực huyền bí nói về các thần thông, các khả năng siêu hình, chẳng hạn như về các vị tu sĩ luyện tập thiền, yoga. Rồi vài kinh luận khác cũng đề cập đến "viên ngọc trong hoa sen". Họ thường nhắc đến và xem đó như là chân tâm, là tâm bản nguyên, tâm vô thỉ .v.v... Xin nhắc lại là các khái niệm này xuất phát từ Ấn giáo. Tuy nhiên, những khái niệm huyền bí mầu nhiện trên đã được Phật Thích Ca bác bỏ. Tôi có thể dẫn chứng lời Phật nói nhiều nơi trong các kinh tạng nguyên thuỷ nhưng khá dài dòng trong post này. Tôi chỉ xin trích lại một kệ Pháp Cú lời Phật.

Lang thang bao kiếp sống
Ta tìm nhưng chẳng gặp,
Người xây dựng nhà này,
Khổ thay, phải tái sanh.

"Người xây dựng nhà này" có nghĩa là Ý hành, cái mà tạo tác, ý muốn làm, ý định.

Hai thành luỹ lớn nhất mà người ta khó vượt khỏi là Ý muốn tạo tác (cetana=Phạn ngữ), và Cái Biết -- tức là citta, là tâm, cái "Biết thuần khiết". Hai nhân tố này tạo cho chúng ta nghĩ rằng có một cái gì đó linh thiêng bất diệt điều khiển ta, là chủ nhân ông của ta, là bản ngã nguyên thuỷ. Nói về viên ngọc trong hoa sen, theo tôi nghe được từ đôi vị thầy nguyên thuỷ hiện thời chứng ngộ nhập dòng thánh, cho biết, khi các cánh hoa sen (tượng trưng cho các tầng của tâm thức) được lột dần ra, thì cuối cùng là trống không, không có gì cả. Muốn lật (từng cánh sen nở ra từ từ) ra các lớp cánh hoa sen thì chánh niệm định lực phải rất vô cùng mạnh mẽ. Tuy nhiên có nhiều người tu, khi tu tập đến mức có thể thấy được vài lớp cánh sen trên cùng nở ra thì họ dừng lại vì họ nghĩ là họ đạt được đạo rồi. Ở trình độ này họ cũng có chút khả năng về tâm linh thế nào đó, có được bình an, phúc lạc mức độ nào đó. Đối với Phật pháp nguyên thuỷ, khi khám phá ra rằng cuối cùng dưới các lớp cánh hoa sen chẳng có viên ngọc nào cả, mà chỉ là trống không, thì giác ngộ lẽ thật vô ngã, biết được rằng chẳng có ai điều khiển sai bảo như mình tưởng hồi nào đến giờ, chỉ là sự vậnh hành của nhân quả, nhân duyên, thì chứng đưọc quả Nhập Lưu. Tức là cái Ý muốn, ý hành đó, người xây dựng, người làm, kẻ tạo tác đó chỉ là kết hợp bởi các duyên. Hể có duyên hợp để sinh khởi thì sẽ có lúc hoại diệt, không còn gì. Về Cái Biết (citta) có dịp sẽ bàn luận sau.
Cheer
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
Chào bạn Anatta, 

QX tui thường học Đạo một cách rất đơn giản ... Đó là mỗi lần tui học chỉ có một câu Kinh Thánh.  Đôi khi một câu Kinh Thánh đó tui phải học trong thời gian lâu, vài tháng, vài năm mói hiểu. Nhưng khi hiểu rồi thì nó rất ngọn ngành và rõ ràng.

Đối với người TCG thì hạt ngọc đã được đề cập đến trong nhiều chổ trong Kinh Thánh. Hạt ngọc chỉ vào cái phần tâm linh bên trong và đó là Trung Tâm điểm của đạo đức con người ..  Dưới đây là một vài đoạn nói đến cái Tâm Điểm của Tâm Linh hay Hạt Ngọc này ... Trích từ trong Kinh Thánh:


The Kingdom of Heaven is Within / Nước Trời ở bên Trong chúng ta

Con người là đền thờ của Chúa

Mt 13:44 Nước trời giống như kho tàng chôn giấu trong ruộng, 

Mt 13:45-46 Nước trời cũng giống như người buôn nọ đi tìm ngọc quý. Tìm được một viên ngọc quý, anh về bán mọi của cải mà mua viên ngọc ấy.


Nói tóm lại,  Chúa, Nước Trời, Hạt Ngọc, Kho Tàng ... Đó là phần tâm linh ở bên trong chúng ta mà chúng ta cần tìm thấy và học hỏi, thực hành ... làm cho phần tâm linh (viên ngọc) được sáng lên ...  (Illumination.)
Reply
Điều quan trọng đối với một người TCG khi học đạo và chiêm niệm, là họ quay vào trong.

Khi họ muốn tìm hiểu điều gì? Họ đọc Kinh, sách nhưng quan trọng nhất là khi giải nghĩa những Kinh sách đó, người chiêm niệm thường quay vào bên trong. Tất nhiên Chúa bên ngoài và Chúa bên trong tương ứng với nhau, và là một. Nhưng câu trả lời đúng, thường là câu trả lời phát xuất từ Chúa Thánh Thần bên trong lòng của mình.

Innocent
Reply
Sự Cứu Độ của TCG và sự Giác Ngộ của PG không giống nhau ...

Mặc dù người được Cứu Độ bên TCG có thể hiểu được người Giác Ngộ bên PG. Nhưng họ không giống nhau ... Cũng như người đai đen Karaté và người đai đen võ Bình Định không giống nhau. Mặc dù họ có thể tương đương công lực, hoặc là một người có thể học cả hai môn võ, nếu như ông thầy chịu dạy.
Reply
(2018-08-25, 08:09 PM)anatta Wrote: Nói về các chi phần Bát Chánh Đạo, với phàm nhân thì chỉ là thức tri, hiểu biết qua việc đọc và nghe giảng, rồi thực hành, nhưng chỉ là bề mặt của tâm, và BCD cũng không bao giờ sanh khởi đầy đủ trong tâm phàm nhân. Chỉ có những ai nhập vào dòng thánh thì Bát Chánh Đạo mới sinh khởi đầy đủ hoàn toàn trong tâm vị ấy luôn luôn. Bất cứ hành động suy niệm thì luôn luôn theo Bát chánh. Chánh kiến đi đầu trong BCĐ, và cũng là một tên gọi khác của Trí Tuệ trong tam vô lậu học của Phật đạo: giới, định, tuệ.

Cách nay khoảng sáu hoặc bảy năm gì đó, thì anatta nghĩ rằng Phật và Chúa Jesus giác ngộ hay đắc đạo giống nhau. Nhưng, sau này thì tư tưởng thay đổi, không còn nhận thấy như vậy nữa. Và dĩ nhiên, cả hai vị không phải là kẻ thù. Bởi hai vị đều cùng đi trên con đường từ bi và bác ái.

Cheer

QX chỉ xin giải thích rõ thêm một chút tại sao bát chánh đạo cũng giống như những điều được dạy bên TCG. 

Khi một người TCG được cứu độ và có Chúa Thánh Thần đồng hành, họ trở thành con người mới, gọi là được Tái Sinh.

Người được tái sinh thì họ có tâm rất sáng, như viên ngọc đã được mài giũa đánh bóng nên họ không cần quán sát hành động, nhưng tự bản chất của họ đã thiên lành và có sự hiểu biết sáng suốt nên họ tự nhiên biết giứ gìn bản thân và tâm ... Cộng thêm họ luôn được sự hướng dẫn và khuyên nhủ của Chúa Thánh Thần, gọi là đồng hành ... Kinh nghiệm của QX thì thấy Chúa Thánh Thần giống như là my assistant sometimes ...  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c QX có thể làm điều đúng, hay điều sai, tuỳ ý, nhưng khi QX cần gì và hỏi, thì sẽ được trả lời, hay nhắc nhở ...

Nói tóm lại, người TCG được cứu độ có những điều sau ...

Tư tưởng
Lời nói
Việc Làm
Sư hiểu biết 
Lòng thiện tâm hướng về các điều thiện
Làm những việc cần làm,
Không làm những việc lầm lổi

Chúa Jesus không có đắc đạo hay cúu độ ...  

Chỉ có những người TCG mới cứu độ, vì Chúa đã là Chúa từ trước., QX xin được giái thích và đính chánh lại điều trên.
Reply
Cái nhìn của TCG và PG về đối tượng con người và thế gian.

Đối với Phật:
Đời là bể khổ, nên giải thoát là giúp con người thoát ra khỏi thế gian và khỏi phải luân hồi.  Đó là Giác Ngộ giải thoát.


Đối với Chúa:
Đời là một mãnh đất để thử thách, là sân chơi. Con người xuống thế gian có thể làm việc xấu, hay tốt, đối đầu với những thử thách để tự học hỏi rút lấy những kinh nghiệm, để biết thế nào là đúng, sai. Làm bất cứ điều gì họ muốn, chơi trò chơi gì họ thích.

Sự cứu độ là khi một người học và hiểu được sự đúng sai, trở nên khôn ngoan, vươn lên đẻ trở nên tốt đẹp hơn, hiểu rõ về luật lệ và cấu tạo của sân chơi. Họ trở nên một thành viên gương mẫu trong sân chơi này. Khi đó, họ sẽ được vé ra vào sân chơi hay về nhà nghĩ ngơi ... Đó là sự hiểu biết theo cái thấy của QX.

Kinh thánh:

Hãy là muối cho đời.

Hãy trở nên toàn thiện như Cha ta trên trởi là Đấng Toàn Thiện.

Hãy yêu thương, và hãy giúp đỡ mọi người.

11 điều răng .... v.v ...
Reply
QX viết ra những điều trên chỉ để chia sẻ những điều mình học và thấy được. Những điều trên đây không phải cốt ý để chỉ ra bên nào đúng bên nào sai, mà theo tui, đó là một sự lựa chọn. 

Tôn giáo bao giờ cũng là một sự lựa chọn, bạn thấy hợp bên nào thì theo bên đó. Nếu bạn muốn giải thoát, thì theo Phật.

Nếu bạn muốn học hỏi và vào cuộc chơi, tìm hiểu thế gian, cuộc sống, xây dựng đời, học để trở nên người hoàn thiện hơn, tìm hiểu những gì thiêng liêng ... thì theo Chúa.

The choice is yours ...

QX không khuyến khích ai theo đạo nào cả ... Nhưng chỉ chia sẻ những gì mình biết để tuỳ các bạn rộng đường tìm hiểu, cũng như tui đang học hỏi và tìm hiểu.
Reply
(2018-08-27, 11:57 PM)quexua Wrote: Chào bạn Anatta, 

QX tui thường học Đạo một cách rất đơn giản ... Đó là mỗi lần tui học chỉ có một câu Kinh Thánh.  Đôi khi một câu Kinh Thánh đó tui phải học trong thời gian lâu, vài tháng, vài năm mói hiểu. Nhưng khi hiểu rồi thì nó rất ngọn ngành và rõ ràng.

Đối với người TCG thì hạt ngọc đã được đề cập đến trong nhiều chổ trong Kinh Thánh. Hạt ngọc chỉ vào cái phần tâm linh bên trong và đó là Trung Tâm điểm của đạo đức con người ..  Dưới đây là một vài đoạn nói đến cái Tâm Điểm của Tâm Linh hay Hạt Ngọc này ... Trích từ trong Kinh Thánh:


The Kingdom of Heaven is Within / Nước Trời ở bên Trong chúng ta

Con người là đền thờ của Chúa

Mt 13:44 Nước trời giống như kho tàng chôn giấu trong ruộng, 

Mt 13:45-46 Nước trời cũng giống như người buôn nọ đi tìm ngọc quý. Tìm được một viên ngọc quý, anh về bán mọi của cải mà mua viên ngọc ấy.


Nói tóm lại,  Chúa, Nước Trời, Hạt Ngọc, Kho Tàng ... Đó là phần tâm linh ở bên trong chúng ta mà chúng ta cần tìm thấy và học hỏi, thực hành ... làm cho phần tâm linh (viên ngọc) được sáng lên ...  (Illumination.)

Chào Quexua,

Cám ơn QX đã lắng nghe và để tôi tự do trình bày quan niệm của mình trong cái thread này của bạn. Tôi cảm nhận bạn có căn duyên sâu đậm với tâm linh. Cảm nhận được sự cởi mở, an hoà từ bạn. 

Về các câu Kinh Thánh QX trích ra đó, thì anatta cũng đã có đọc qua cũng như câu, "thân thể các ngươi là đền thờ, Thánh Linh ngự bên trong các ngươi", tôi nghĩ chắc cũng là cùng một ý nghĩa.

Không biết bạn đã có đọc chút gì về Osho không? Cách nay cũng lâu rồi, tôi có đọc một số bài giảng của Osho, trong đó có bài "Hạt Cải Trời" do Vạn Sơn dịch. Bài này nói về đạo lý Thiên Chúa Giáo hay.

Vì Quexua là tín hữu Công giáo, tôi có một thắc mắc là những năm từ khoảng Chúa Jesus 12 hay 13 tuổi gì đó... cho đến lúc ngài được 29 hay 30 tuổi, thì hình như khoảng thời gian 17 năm này không được ghi chép lại trong Kinh Thánh, phải không? Những năm này ngài đã làm gì, và ở đâu?
Cheer
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
(2018-08-28, 06:51 PM)anatta Wrote: Chào Quexua,

Cám ơn QX đã lắng nghe và để tôi tự do trình bày quan niệm của mình trong cái thread này của bạn. Tôi cảm nhận bạn có căn duyên sâu đậm với tâm linh. Cảm nhận được sự cởi mở, an hoà từ bạn. 

Về các câu Kinh Thánh QX trích ra đó, thì anatta cũng đã có đọc qua cũng như câu, "thân thể các ngươi là đền thờ, Thánh Linh ngự bên trong các ngươi", tôi nghĩ chắc cũng là cùng một ý nghĩa.

Không biết bạn đã có đọc chút gì về Osho không? Cách nay cũng lâu rồi, tôi có đọc một số bài giảng của Osho, trong đó có bài "Hạt Cải Trời" do Vạn Sơn dịch. Bài này nói về đạo lý Thiên Chúa Giáo hay.

Vì Quexua là tín hữu Công giáo, tôi có một thắc mắc là những năm từ khoảng Chúa Jesus 12 hay 13 tuổi gì đó... cho đến lúc ngài được 29 hay 30 tuổi, thì hình như khoảng thời gian 17 năm này không được ghi chép lại trong Kinh Thánh, phải không? Những năm này ngài đã làm gì, và ở đâu?
Cheer

Cám ơn Anatta đã vào và chia sẻ với Qx những chủ đề và cảm nghĩ của bạn.  QX học đạo cũng tương tự như các bạn trong bếp học nấu ăn vậy, đối với nấu ăn, khi mình thấy một tấm hình hay video chỉ cách nấu, khi mình thấy một recipes, thi mình nên thử xem mình có làm được không, và kết quả món ăn ra sao? Nó có ngon không, có giống như nhà hàng hay bếp chuyên nghiệp làm không?  Rồi mình biết là khả năng của mình và món đó nấu ra sao là ngon nhất?

Cách học đạo của QX cũng tương tự như vậy, khi mình thấy một câu gì trong Kinh Thánh hay kinh Phật mà có vẻ hay hay, mang nó ra thử xem mình làm được không? Nếu không thì tại sao? Có cách nào làm để improve và mang lại kết quả tốt hơn? QX đến với đạo không phải bằng con đường Đức Tin, mà bằng con đường Trí Óc và hiểu biết. Đối với QX, đức Tin là một chuyện, nhưng chứng minh những điều đó là chuyện mới đáng và cần làm.

QX có đọc sơ về Osho cũng lâu rồi, theo những gì QX nhớ lại, Osho tốt nghiệp về Tôn Giáo ở trường đại học bên Ấn Độ. Sau đó, ông trở thành một vị Thầy, lãnh đạo Tôn Giáo và có nhiều người theo, nhất là những người Ngoại Quốc ở vào thời Hippy, lúc đó nhiều người ngoại quốc qua Ấn Độ để tìm học về Spirituality với các thấy Yoga, các sư Tây Tạng, Ngài Đạt Lai Lạt Ma, các guru Ấn Giáo như Ramana Maharshi, hội Thông Thiên Học, Krishnamurti, ... (Cái này là vào thời của má QX, bà có đọc những sách này và QX được coi ké vì tò mò.)

Osho sau đó lập một Ashram ở Ấn Độ, rồi dọn qua Antelope, Oregon và trờ thành nơi rất là sexual, những người trong Sangha làm chuyện đó tập thể như là ritual và  tìm cách để kiếm tiền (thời Hippy nó là như thế.)  Nghe nói Osho rất là spoiled, có một collection nhiều xe đắt tiền như Roll Royce, nhiều đồng hồ đắt giá v.v ... nhưng phải công nhận những sách ông viết có tính chất thu hút người đọc. Dù rằng đối với một người đi đạo bằng con đường lý trí như QX và không đức Tin thì những điều ông viết có nhiều kẻ hở.  Nghe nói Netflix đang có một bộ phim nói về Osho.


https://www.theguardian.com/tv-and-radio...ld-country
Reply
Anatta:  Vì Quexua là tín hữu Công giáo, tôi có một thắc mắc là những năm từ khoảng Chúa Jesus 12 hay 13 tuổi gì đó... cho đến lúc ngài được 29 hay 30 tuổi, thì hình như khoảng thời gian 17 năm này không được ghi chép lại trong Kinh Thánh, phải không? Những năm này ngài đã làm gì, và ở đâu? 


Đây là một đề tài mà cũng được nhiều người đặt ra ... Hmm, ... Chúa Jesus đã làm gì không khoảng thời gian lúc ngài 12 cho đến 30?
Có nhiều giả thuyết ... 

Không biết Phương Vy, Chim Xanh, hay các bạn TCG khác có ý kiến ý cò gì về  đề tài này chăng?  QX xin các bạn cho ý kiến cò, các bạn nghĩ sao?  Please

:rose4: Innocent
Reply
Vậy là Quexua có "gene" của ba má bạn rồi. Hèn chi bạn biết nhiều, đủ chuyện đạo học đông tây. Nghe bạn kể mà tôi phục bác gái.
Chuyện về Osho thì anatta có biết lâu rồi. Tôi cũng xem của ông được vài quyển. Sau đó tôi mới chuyển sang tìm học PP Nguyên thuỷ several years ago.

Có một quyển sach documented, "The Lost Years of Jesus, của tác giả Elizabeth Clare, nói về khoảng thời gian 17 năm trời đó, nhưng tôi chưa có xem qua hết. Bạn có đọc quyển này chưa?
Cheer
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
(2018-08-29, 10:59 PM)quexua Wrote: Cám ơn Anatta đã vào và chia sẻ với Qx những chủ đề và cảm nghĩ của bạn.  QX học đạo cũng tương tự như các bạn trong bếp học nấu ăn vậy, đối với nấu ăn, khi mình thấy một tấm hình hay video chỉ cách nấu, khi mình thấy một recipes, thi mình nên thử xem mình có làm được không, và kết quả món ăn ra sao? Nó có ngon không, có giống như nhà hàng hay bếp chuyên nghiệp làm không?  Rồi mình biết là khả năng của mình và món đó nấu ra sao là ngon nhất?

Cách học đạo của QX cũng tương tự như vậy, khi mình thấy một câu gì trong Kinh Thánh hay kinh Phật mà có vẻ hay hay, mang nó ra thử xem mình làm được không? Nếu không thì tại sao? Có cách nào làm để improve và mang lại kết quả tốt hơn? QX đến với đạo không phải bằng con đường Đức Tin, mà bằng con đường Trí Óc và hiểu biết. Đối với QX, đức Tin là một chuyện, nhưng chứng minh những điều đó là chuyện mới đáng và cần làm.

QX có đọc sơ về Osho cũng lâu rồi, theo những gì QX nhớ lại, Osho tốt nghiệp về Tôn Giáo ở trường đại học bên Ấn Độ. Sau đó, ông trở thành một vị Thầy, lãnh đạo Tôn Giáo và có nhiều người theo, nhất là những người Ngoại Quốc ở vào thời Hippy, lúc đó nhiều người ngoại quốc qua Ấn Độ để tìm học về Spirituality với các thấy Yoga, các sư Tây Tạng, Ngài Đạt Lai Lạt Ma, các guru Ấn Giáo như Ramana Maharshi, hội Thông Thiên Học, Krishnamurti, ... (Cái này là vào thời của má QX, bà có đọc những sách này và QX được coi ké vì tò mò.)

Osho sau đó lập một Ashram ở Ấn Độ, rồi dọn qua Antelope, Oregon và trờ thành nơi rất là sexual, những người trong Sangha làm chuyện đó tập thể như là ritual và  tìm cách để kiếm tiền (thời Hippy nó là như thế.)  Nghe nói Osho rất là spoiled, có một collection nhiều xe đắt tiền như Roll Royce, nhiều đồng hồ đắt giá v.v ... nhưng phải công nhận những sách ông viết có tính chất thu hút người đọc. Dù rằng đối với một người đi đạo bằng con đường lý trí như QX và không đức Tin thì những điều ông viết có nhiều kẻ hở.  Nghe nói Netflix đang có một bộ phim nói về Osho.


https://www.theguardian.com/tv-and-radio...ld-country

Hello Bác QueXua, bác Anatta

CX rất dở về Đạo, xin vào đây lót dép lắng nghe các bác bàn luận nhé  Please 
CX thích cách bác QX ví việc học đạo của bác như ...làm các món ăn (có lẽ CX ham ăn)  Biggrin Lol

Chỉ có điều CX đọc đoạn bold mà sợ quá ...và rất thắc mắc là tại sao một người giỏi về tu tập, viết cả sách về tâm linh là ông Osho mà sau đó lại spoiled như bác QX đã ghi?  Astonished-face4 Confused Crying-face4
Reply
(2018-08-30, 04:41 PM)chimxanh Wrote: Hello Bác QueXua, bác Anatta

CX rất dở về Đạo, xin vào đây lót dép lắng nghe các bác bàn luận nhé  Please 
CX thích cách bác QX ví việc học đạo của bác như ...làm các món ăn (có lẽ CX ham ăn)  Biggrin Lol

Chỉ có điều CX đọc đoạn bold mà sợ quá ...và rất thắc mắc là tại sao một người giỏi về tu tập, viết cả sách về tâm linh là ông Osho mà sau đó lại spoied như bác QX đã ghi?  Astonished-face4 Confused Crying-face4

Cũng khá lâu rồi, anatta có đọc về những chuyện này, và còn nhớ mài mại thì được biết có một số đệ tử hình như họ muốn mua cho ông những chiếc xe đắt tiền, dù ông nói là ông không cần.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
(2018-08-30, 04:55 PM)anatta Wrote: Cũng khá lâu rồi, anatta có đọc về những chuyện này, và còn nhớ mài mại thì được biết có một số đệ tử hình như họ muốn mua cho ông những chiếc xe đắt tiền, dù ông nói là ông không cần.

Vậy là do đệ tử làm hư thầy ...hmnn...Vậy thì CX hông dám làm đệ tử của  bác Annatta, hay bác Quê Xưa đâu ... Biggrin :78: Biggrin Rollin :chay: :thayghet:
Reply
(2018-08-30, 05:27 PM)chimxanh Wrote: Vậy là do đệ tử làm hư thầy ...hmnn...Vậy thì CX hông dám làm đệ tử của  bác Annatta, hay bác Quê Xưa đâu ... Biggrin :78: Biggrin Rollin :chay: :thayghet:

Chimxanh hình như là TCG mà.
Vậy thì nên theo thầy Quexua học hỏi là đúng gu nhất. Học hỏi online mà.... nên không phải sợ làm hư Quexua.

Quyết định vậy đi. Biggrin
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply