2023-06-15, 04:41 PM
Mùi hương xoài
Nguyễn Xuân Thiệp
********
Tháng 6 là mùa xoài ở Sài Gòn. Nhớ năm nào bạn cho biết: Nhiều nhất là cát Hòa Lộc. Bán theo ký thay vì theo chục 12 trái, 14 trái như hồi xưa. Xoài cát Hòa Lộc trung bình từ 15.000 đồng- 20.000 đồng/ký. Xoài bán trong các sạp trái cây, dọc theo đường phố, trên những chiếc xe đẩy. Những trái xoài vàng lườm, cầm lên thấy mát tay, áp vào má càng dễ chịu, đưa lên mũi hít -ôi chao, mùi thơm nhẹ thoảng nhưng ngất ngây… Cũng bạn viết từ Sài Gòn: Mới mua mấy trái xoài về cúng Phật, không biết làm sao gửi cho người ở xa…
Nguyễn cũng là người mê xoài. Hắn cảm nhận được mùi hương của loài trái cây nhiệt đới này từ hồi còn bé như con cún. Thuở ấy, nhà Nguyễn ở tận bên xứ Lào, một thị trấn nhỏ cạnh con sông rừng nước chảy xiết. Ở đó, Nguyễn không học hành gì bao nhiêu, suốt ngày rong chơi với cái đầu húi cua.
Lội sông, trèo me, hái khế, bắt ve, chơi bông vụ, lang thang hết vườn này qua vườn nọ. Có khi vào cả vườn chùa. Mùa hoa xoài rụng thơm ngát tuổi thơ. Cho tới bây giờ Nguyễn còn hình dung ra mặt đất đầy bông xoài lấm tấm vàng lẫn với nước đái ve, mùi hương ngái nồng say lan khắp khu vườn. Mùa xoài chín là mê ly nhất. Những trái xoài vàng ửng trên cây, đong đưa đong đưa dưới cái cuống màu xanh mỏng manh, gặp cơn gió lớn rụng xuống mặt đất. Nguyễn và lũ bạn cứ thế lượm và cạp, ngon ơi là ngon, ngọt sao là ngọt.
Có đêm, nằm trong nhà nghe tiếng xoài rụng đánh rầm một cái trên mái tôn, vội vàng lao ra nhặt, đem vào để ở đầu giường. Trong giấc ngủ thoảng mùi hương xoài. Những hôm trời không gió, đứng dưới gốc nhìn lên những trái xoài đong đưa mà phát thèm. Cây xoài lớn và cao, Nguyễn không trèo nổi. Mấy thằng bạn tài lanh mách nước: lấy dao đục một lỗ vào thân cây xoài rồi nhét vào một bụm muối. Xong, cứ đứng dưới gốc huýt sáo, một lát gió nổi lên, xoài rụng ăn không hết. Mà quả thật có lúc gió nổi lên thật, nhưng thường thì huýt sáo đến chu mỏ, mỏi miệng mà trời vẫn lặng im.
Những ngày thơ ấu dại khờ rồi trôi qua. Ở Huế không thấy có cây xoài. Phải tới khi vào tới xứ xoài Bồng Sơn và Sài Gòn thì mới được ăn xoài đã chỉ. Thích nhất là xoài Cát, xoài Thanh Ca. Thơm, ngọt và thanh. Kẻ này nghe hiền nội kể những năm sau 75 -khi Nguyễn còn ở trong những trại tù miến Bắc- nàng thỉnh thoảng dẫn hai chú bé về quê bạn ở Cao Lãnh ăn xoài thôi ngon hết biết. Ở Sài Gòn được ăn xoài nhưng ít được hít thở mùi hương hoa xoài rụng. Chỉ đôi khi đạp xe về Gò Vấp vào tận Cầu Hang thăm bạn thơ TTY hay đi thăm chùa Già Lam thì mới được gặp lại “mùi hương buổi ấu thời”. Mùi hương xoài ấy mê ly lắm chứ. Thế nhưng ít thấy nhà thơ nhà văn Việt Nam nào nói tới mùa xoài và những kỷ niệm đã có dưới gốc cây xoài. Chỉ có trong thơ Tagore là hầu như lúc nào cũng có bóng những vườn xoài toả xuống với mùi hương xoài thoang thoảng. Ôi, sở dĩ Nguyễn tôi hôm nay say sưa nói về mùi hương xoài là vì vừa mới đọc được một đoạn văn của Nguyệt Hạ trên báo của Mặc Bích viết về mùa xoài ở Sài Gòn. Xin trích một đoạn gởi đến các bạn nhé:
“Đi chơi vườn Miền Tây mùa hè chỉ xoài là nhiều. Bảo đảm ngọt đủ cỡ: ngọt đậm thì xoài Cát chu, ngọt hơi chua là cát Hòa Lộc (còn gọi là cát trắng), ngọt sắc mà thơm tới bến là cát đen. Cát chu (gọi vậy vì chỗ cuống chu ra) hơi nhỏ trái dù hột lép, hai má no tròn. Cát trắng và cát đen thì gần cả ký một trái. Thèm mấy cũng chơi một trái là buông... dao. No ứ hự. Xoài gòn, xoài cóc, xoài nghệ, xoài thơm... không bõ dính răng, kẹt lắm mới “gì” một vài trái.
Không đi Miền Tây, ngồi nhà Sài Gòn mà muốn ăn xoài cũng không khó. Tháng Tư, Tháng Năm, xoài về Sài Gòn nhiều hơn rau cỏ. Người ta đổ đống, cân ký thay vì bán chục như xưa. Trái xoài không bị dú khí đá. Vỏ hườm hườm. Cứ mua về, hai hôm đã ăn được. Vợ chồng con cái cơm nước xong, mỗi người một con dao nhỏ, lôi xoài ra hành quyết riêng.
Nhìn người ăn xoài cũng biết được tính cách đấy. "Tao chỉ mày (thư này Nguyệt Hạ viết cho Mặc Bích, bạn thân -Ng.) ba chiêu coi tướng... ăn xoài của dân miền Nam. Mày nghiệm xem có đúng không nhé. Người lý tưởng là người gọt vỏ tử tế, đường dao đi thẳng gọn, miếng vỏ mỏng vừa. Gọt xong lùa dao vào hai má xoài, gần sát hột, tách ra hai miếng má, xong trở dao qua làm luôn hai miếng cạnh. Người rốp rẻng, dứt vạt, hơi rộng tay trong chi xài, cư xử có phần thô thiển nóng nảy nhưng ruột ngựa là người cầm trái xoài lên không gọt mà cắt luôn hai miếng má. Lấy dao rạch ngang dọc thịt xoài, rồi lộn ngược ra, kề vô miệng... cạp. Hết hai miếng má, cạp sơ sịa cái hột còn lại. Miệng dính xoài tèm lem, cười hề hề, buông gọn một tiếng Ngon! Người keo nặng kẹo là người gọt vỏ thực mỏng, lạng thực sát, gặm đến nỗi cái hột xoài trắng toát, trụi cả xơ!” Các bạn nghe Nguyệt Hạ tả ăn xoài có phê không, và thấy đúng không. Riêng kẻ này xin thú thực, cách đây dăm bảy năm thì ăn xoài theo lối 2, tới bây giờ ăn theo lối 1. Như vậy, suy theo Nguyệt Hạ, “tính cách” của kẻ này có thay đổi, nghĩa là ngày xưa thì ẩu tả, phóng đãng, giờ theo tuổi tác mà nghiêm túc hơn chăng. Để hỏi lại vợ mình xem sao.
Qua nước Mỹ, tưởng rằng không còn được dịp thưởng thức trái cây nhiệt đới này nữa. Ai ngờ! Thì ra ở Mỹ cũng có xoài vậy. Tất nhiên là thứ xoài bán ở các chợ. Xoài Mễ, xoài Florida. Xoài Mễ thì kẻ này ít thích vì cái mùi của nó không hợp với cái mũi bảo thủ của mình. Còn xoài Florida?
Ô, gọi là xoài Thanh Ca (?) đựng trong những thùng giấy, mỗi thùng từ 12 trái trở lên tùy lớn nhỏ, mang nhãn hiệu Marathon. Xoài này ăn cũng mê lắm chứ, phải không bạn?
Và ai ơi còn nhớ trái xoài thơm buổi ấy đã cùng nhau ăn chung từng miếng, chung cả cái hột xoài, trong ngôi nhà đầy bóng nắng. Ôi, mùi vị xoài ngát thơm môi miệng, hỏi làm sao quên!
Lội sông, trèo me, hái khế, bắt ve, chơi bông vụ, lang thang hết vườn này qua vườn nọ. Có khi vào cả vườn chùa. Mùa hoa xoài rụng thơm ngát tuổi thơ. Cho tới bây giờ Nguyễn còn hình dung ra mặt đất đầy bông xoài lấm tấm vàng lẫn với nước đái ve, mùi hương ngái nồng say lan khắp khu vườn. Mùa xoài chín là mê ly nhất. Những trái xoài vàng ửng trên cây, đong đưa đong đưa dưới cái cuống màu xanh mỏng manh, gặp cơn gió lớn rụng xuống mặt đất. Nguyễn và lũ bạn cứ thế lượm và cạp, ngon ơi là ngon, ngọt sao là ngọt.
Có đêm, nằm trong nhà nghe tiếng xoài rụng đánh rầm một cái trên mái tôn, vội vàng lao ra nhặt, đem vào để ở đầu giường. Trong giấc ngủ thoảng mùi hương xoài. Những hôm trời không gió, đứng dưới gốc nhìn lên những trái xoài đong đưa mà phát thèm. Cây xoài lớn và cao, Nguyễn không trèo nổi. Mấy thằng bạn tài lanh mách nước: lấy dao đục một lỗ vào thân cây xoài rồi nhét vào một bụm muối. Xong, cứ đứng dưới gốc huýt sáo, một lát gió nổi lên, xoài rụng ăn không hết. Mà quả thật có lúc gió nổi lên thật, nhưng thường thì huýt sáo đến chu mỏ, mỏi miệng mà trời vẫn lặng im.
Những ngày thơ ấu dại khờ rồi trôi qua. Ở Huế không thấy có cây xoài. Phải tới khi vào tới xứ xoài Bồng Sơn và Sài Gòn thì mới được ăn xoài đã chỉ. Thích nhất là xoài Cát, xoài Thanh Ca. Thơm, ngọt và thanh. Kẻ này nghe hiền nội kể những năm sau 75 -khi Nguyễn còn ở trong những trại tù miến Bắc- nàng thỉnh thoảng dẫn hai chú bé về quê bạn ở Cao Lãnh ăn xoài thôi ngon hết biết. Ở Sài Gòn được ăn xoài nhưng ít được hít thở mùi hương hoa xoài rụng. Chỉ đôi khi đạp xe về Gò Vấp vào tận Cầu Hang thăm bạn thơ TTY hay đi thăm chùa Già Lam thì mới được gặp lại “mùi hương buổi ấu thời”. Mùi hương xoài ấy mê ly lắm chứ. Thế nhưng ít thấy nhà thơ nhà văn Việt Nam nào nói tới mùa xoài và những kỷ niệm đã có dưới gốc cây xoài. Chỉ có trong thơ Tagore là hầu như lúc nào cũng có bóng những vườn xoài toả xuống với mùi hương xoài thoang thoảng. Ôi, sở dĩ Nguyễn tôi hôm nay say sưa nói về mùi hương xoài là vì vừa mới đọc được một đoạn văn của Nguyệt Hạ trên báo của Mặc Bích viết về mùa xoài ở Sài Gòn. Xin trích một đoạn gởi đến các bạn nhé:
“Đi chơi vườn Miền Tây mùa hè chỉ xoài là nhiều. Bảo đảm ngọt đủ cỡ: ngọt đậm thì xoài Cát chu, ngọt hơi chua là cát Hòa Lộc (còn gọi là cát trắng), ngọt sắc mà thơm tới bến là cát đen. Cát chu (gọi vậy vì chỗ cuống chu ra) hơi nhỏ trái dù hột lép, hai má no tròn. Cát trắng và cát đen thì gần cả ký một trái. Thèm mấy cũng chơi một trái là buông... dao. No ứ hự. Xoài gòn, xoài cóc, xoài nghệ, xoài thơm... không bõ dính răng, kẹt lắm mới “gì” một vài trái.
Không đi Miền Tây, ngồi nhà Sài Gòn mà muốn ăn xoài cũng không khó. Tháng Tư, Tháng Năm, xoài về Sài Gòn nhiều hơn rau cỏ. Người ta đổ đống, cân ký thay vì bán chục như xưa. Trái xoài không bị dú khí đá. Vỏ hườm hườm. Cứ mua về, hai hôm đã ăn được. Vợ chồng con cái cơm nước xong, mỗi người một con dao nhỏ, lôi xoài ra hành quyết riêng.
Nhìn người ăn xoài cũng biết được tính cách đấy. "Tao chỉ mày (thư này Nguyệt Hạ viết cho Mặc Bích, bạn thân -Ng.) ba chiêu coi tướng... ăn xoài của dân miền Nam. Mày nghiệm xem có đúng không nhé. Người lý tưởng là người gọt vỏ tử tế, đường dao đi thẳng gọn, miếng vỏ mỏng vừa. Gọt xong lùa dao vào hai má xoài, gần sát hột, tách ra hai miếng má, xong trở dao qua làm luôn hai miếng cạnh. Người rốp rẻng, dứt vạt, hơi rộng tay trong chi xài, cư xử có phần thô thiển nóng nảy nhưng ruột ngựa là người cầm trái xoài lên không gọt mà cắt luôn hai miếng má. Lấy dao rạch ngang dọc thịt xoài, rồi lộn ngược ra, kề vô miệng... cạp. Hết hai miếng má, cạp sơ sịa cái hột còn lại. Miệng dính xoài tèm lem, cười hề hề, buông gọn một tiếng Ngon! Người keo nặng kẹo là người gọt vỏ thực mỏng, lạng thực sát, gặm đến nỗi cái hột xoài trắng toát, trụi cả xơ!” Các bạn nghe Nguyệt Hạ tả ăn xoài có phê không, và thấy đúng không. Riêng kẻ này xin thú thực, cách đây dăm bảy năm thì ăn xoài theo lối 2, tới bây giờ ăn theo lối 1. Như vậy, suy theo Nguyệt Hạ, “tính cách” của kẻ này có thay đổi, nghĩa là ngày xưa thì ẩu tả, phóng đãng, giờ theo tuổi tác mà nghiêm túc hơn chăng. Để hỏi lại vợ mình xem sao.
Qua nước Mỹ, tưởng rằng không còn được dịp thưởng thức trái cây nhiệt đới này nữa. Ai ngờ! Thì ra ở Mỹ cũng có xoài vậy. Tất nhiên là thứ xoài bán ở các chợ. Xoài Mễ, xoài Florida. Xoài Mễ thì kẻ này ít thích vì cái mùi của nó không hợp với cái mũi bảo thủ của mình. Còn xoài Florida?
Ô, gọi là xoài Thanh Ca (?) đựng trong những thùng giấy, mỗi thùng từ 12 trái trở lên tùy lớn nhỏ, mang nhãn hiệu Marathon. Xoài này ăn cũng mê lắm chứ, phải không bạn?
Và ai ơi còn nhớ trái xoài thơm buổi ấy đã cùng nhau ăn chung từng miếng, chung cả cái hột xoài, trong ngôi nhà đầy bóng nắng. Ôi, mùi vị xoài ngát thơm môi miệng, hỏi làm sao quên!
Trong các loại trái cây thì tôi mê xoài nhất, cụ thể là xoài cát trong Nam (cho nên có vô website nọ lấy nick mangoholic). Trải qua bao nhiêu năm tháng, có những thay đổi nhưng có một thứ khg hề đổi thay là sự chung thủy với xoài. Hồi xưa được má mua về cho ăn mà chỉ biết là xoài cát, bây giờ mới biết có mấy loại xoài cát, theo mô tả thì từng ăn xoài cát đen hồi ở VN rồi qua đây mới nếm mùi cát Hòa Lộc xuất cảng (cát đen ngọt hơn HL). Đọc bài tản mạn của ông NXT biết một điều lý thú là cách bói/ đoán tánh nết qua cách cắt/ gọt xoài. Xin thành khẩn khai báo, từ nhỏ tới giờ, tôi lúc nào cũng dùng cách thứ nhất. Xoài Mễ thì cũng khá nhưng khg sánh bằng xoài cát (đen) của VN. Xoài cát VN cỏ đủ vị ngọt lẫn hương thơm, giống một người phụ nữ vừa có trí tuệ lẫn tâm hồn vậy. Nhớ hồi trước, khoảng 2010 về trước, các chợ có bán loại xoài Mễ khi chín thì thơm lừng, mùi thơm tỏa đầy phòng, rất ngọt, cỡ lớn hơn giống vàng, ăn một trái là ứ hự nhưng có cái khuyết điểm nhỏ là vỏ nó màu xanh lá cây, nhìn khg bắt mắt bằng màu vàng.