2022-05-07, 01:25 PM
Im Lặng Còn Vang
|
2022-05-07, 01:43 PM
2022-05-07, 01:55 PM
(2022-05-07, 01:25 PM)phai Wrote: Bán cho anh phai hai chai nhưng không mang ra khỏi Cốc nha em Sầu . (2022-05-07, 01:43 PM)Thuctinh Wrote: Em mê anh Phai như anh Phai mê sư phụ Thấy thật lòng chưa nè? Anh Phai mua 2 chai tặng Tỉnh Nhi kià. Tỉnh Nhi nốc vô hai chai bảo đảm anh Phai mê như điếu đố
Vấn thế gian, tình là chi...
2022-05-07, 02:31 PM
(2022-05-07, 01:55 PM)LýMạcSầu Wrote: Anh Phai mua 2 chai tặng Tỉnh Nhi kià. Tỉnh Nhi nốc vô hai chai bảo đảm anh Phai mê như điếu đố Thử viết một câu ngôn tình: - Em, có bao nhiêu mật ong trên đời tụ lại cũng không ngọt ngào bằng chính em. Vậy thì hai chai đó em không cần nốc, người không phải là em có nốc bao nhiêu cũng không có tác dụng .
2022-05-07, 02:49 PM
(2022-05-07, 01:11 PM)LýMạcSầu Wrote: Vậy thì mai mốt có anh nào cua Sầu, nói câu này thì biết là xạo không chớp mắt rồi phải không hai anh Em Sầu này ác ghê chưa, tặng ghệ ngày Mother's day là có ý nói coi ghệ như mom hả?
2022-05-07, 05:43 PM
(2022-05-07, 02:31 PM)phai Wrote: Thử viết một câu ngôn tình:
Vấn thế gian, tình là chi...
2022-05-07, 05:45 PM
(2022-05-07, 02:49 PM)Ech Wrote: Em Sầu này ác ghê chưa, tặng ghệ ngày Mother's day là có ý nói coi ghệ như mom hả? Thì đúng rồi, đàn ông như baby vậy, nuôi hoài không lớn
Vấn thế gian, tình là chi...
2022-05-07, 06:27 PM
(2022-05-07, 01:11 PM)LýMạcSầu Wrote: Vậy thì mai mốt có anh nào cua Sầu, nói câu này thì biết là xạo không chớp mắt rồi phải không hai anh Cũng không hẳn là xạo nhưng có lẽ đàn ông, như Sầu mới nói, giống như ... baby, rất mau quên . Nếu đàn ông không mau quên thì dân số trái đất đã không tăng nhiều đến vậy .
2022-05-10, 01:34 PM
NỖI ÂN HẬN MUỘN MÀNG...
Tương Giang Anh Hai là con trai duy nhất mà 30 tuổi vẫn độc thân nên ba má tôi sốt ruột lắm. Hồi đó, tới tuổi băm mà “chưa có gì” thì thế nào cũng xảy ra nhiều suy diễn kiểu như “chắc thằng đó kỹ tính quá”. Đàn ông con trai mà bị mang tiếng kỹ tính thì coi như… hết cứu. Chị em tôi lần lượt “bấm còi” vượt mặt, anh Hai vẫn giậm chân tại chỗ, mặc kệ má tôi bồng bế cháu ngoại, nói gần nói xa, rồi hỏi thẳng: “Tới chừng nào con mới chịu cho má bế cháu nội?” Anh Hai cười hì hì trốn sự thúc giục của má bằng cách xách cưa và búa lên chùa. Ba má tôi là Phật tử, từ khi còn nhỏ, anh chị em tôi đã được ba má dắt tới chùa lễ Phật và tập làm công quả như quét sân, kết hoa vải, dọn dẹp trong những ngày lễ lớn… Nhà chùa đang chuẩn bị mở lớp học cho các em nhỏ lang thang. Bàn ghế thu gom từ các nơi cần được sửa chữa và anh Hai đảm nhận phần việc này. Trong số các giáo viên tình nguyện đến dạy các em, có một cô dạy toán là người theo đạo Công giáo. Chuyện bắt đầu từ đây. Anh Hai tôi thường xuyên lên chùa nhưng không chỉ để làm công quả mà còn để đưa đón cô dạy toán. Ba má tôi cắn răng thở dài, ông bà mong biết mấy được thấy con trai có đôi có cặp, nhưng khi có rồi thì vui không nổi. Con trai đầu có bổn phận cúng kính mà lấy vợ khác đạo thì làm sao? Anh Hai biết tình yêu của mình gây khó cho ba má, nên chẳng dám nói năng gì, cũng không dám đưa chị về chào gia đình. Tôi hỏi nhỏ: “Anh đã tới chào ba má chị chưa?” Anh Hai lắc đầu. Tôi hiểu là nhà bên đó cũng chẳng đồng tình. Hai gia đình biết rõ con mình thương ai, nhưng làm như không biết. Thời đó, chuyện yêu đương mà chưa có tiếng nói của người lớn thì coi như chuyện ngoài đường. Giả vờ như không biết, nhưng ba má tôi âm thầm theo dõi, thấy anh đưa chị đi lễ nhà thờ. Và nhà bên ấy cũng thầm theo dõi, thấy chị theo anh lên chùa lễ Phật ngày rằm. Hai bên cùng thấy, cùng biết và cùng nín lặng chờ đợi. Chờ đợi gì cũng không rõ, có lẽ, không bên nào muốn là phía đầu tiên thốt lời khiến con mình đau khổ. Mối tình của anh Hai kéo dài đến năm thứ ba thì má tôi không kiên nhẫn được nữa. Con mình là con trai, lỡ có bề gì thì mang tiếng ác với con gái người ta. Má ra tối hậu thư “hoặc tình, hoặc hiếu”. Anh Hai cúi đầu chọn bên hiếu. Lựa chọn của anh Hai khiến má mềm lòng, nhưng thật ra, do âm thầm theo dõi, má đã sinh lòng mến thương người con gái hiền ngoan, vừa đẹp vừa nhân hậu, biết đến với trẻ em khốn khó. Được con dâu như vậy thì cũng đáng để má chịu lùi một bước. Má thuyết phục ba cho phép anh Hai ngỏ lời với nhà bên đó, với điều kiện đạo ai nấy giữ. Ba má chị lắc đầu, với lời phân tích ngọn ngành rành mạch là phải từ chối người con trai nghề nghiệp đàng hoàng, tính tình tử tế, hiền lành thì cũng tiếc lắm, nhưng mai này sinh con ra thì làm sao? Đứa nào theo cha lên chùa, đứa nào theo mẹ đi nhà thờ? Ừ thì cho phép chúng tự chọn đức tin, nhưng khi mới sinh ra chưa biết gì thì cha mẹ là người dìu dắt, lúc đó làm lễ rửa tội thì sao? Đã nhận lễ rồi thì dĩ nhiên là con của Chúa, ông bà nội có chịu không? Câu trả lời của ba má tôi là không, cháu nội nhất định phải theo đạo nhà mình. Vậy là anh chị chia tay. Để khỏi gặp gỡ, khỏi xao lòng, chị không đến chùa dạy lớp học tình thương nữa, người thay thế chị là anh Hai. Trước đó, anh chỉ làm những việc công quả cần sức vóc đàn ông, tới lúc ấy, anh nhận luôn việc dạy học. Bọn trẻ thắc mắc: “Sao cô không dạy tụi em nữa hả thày?”, anh Hai trả lời: “Tại các em làm cô buồn”. Bọn nhóc chẳng hiểu câu trả lời này, thường ngày đứa nào cũng có nhiều lần nói chuyện trong lớp, không làm bài tập về nhà, rồi cãi nhau chí chóe… Cô giáo buồn là đúng rồi. Anh Hai gầy sọm đi. Cả nhà tôi thở dài, bệnh buồn tình chỉ có thầy thuốc thời gian chữa lành mà thôi. Chữa lành thật không, tôi tự hỏi khi thấy anh Hai vẫn đi về một mình, vẫn cười cười nói nói nhưng ánh mắt chẳng còn sáng lên lấp lánh. Tai nạn xe cộ bất ngờ cướp đi mạng sống của anh Hai. Đám tang anh, chị lặng lẽ đến vào buổi tối, khi khách viếng đã ra về hết. Chị lặng lẽ chảy nước mắt trước di ảnh của anh. Nén nhang chị thắp cũng như người, lặng lẽ tỏa làn khói mỏng mà làm cay mắt tất cả. Ba tôi lau nước mắt quay mặt đi, còn má tôi ôm lấy chị mà nức nở. Quá muộn màng! Sư thầy nói tục lệ đốt quần áo cho người chết đem theo là mê tín dị đoan, lãng phí, thay vì vậy, hãy đem làm từ thiện để làm phước. Tôi rủ chị xếp áo quần của anh để đem đi cho. Những ngón tay chị run run vuốt từng nếp vải như đây mới đúng là lần cuối cùng chị được chạm vào anh. Tôi chọn cái áo màu xám tro anh hay mặc, muốn nói chị hãy đem về giữ cho riêng mình, nhưng cái đầu tỉnh táo của tôi lại nghĩ, nỗi nhớ đã đủ làm khổ chị rồi, tốt nhất là để chị quên anh đi. Tục lệ quê tôi là người vừa nằm xuống sẽ cảm thấy lạnh lẽo nên hằng ngày sẽ đốt củi sưởi ấm ngôi mộ. Sáng sớm, tôi chở má xuống nghĩa trang, ngang qua cổng, ông bảo vệ hỏi thay lời chào: “Con dâu của dì là cô giáo hả?”. Má tôi chảy nước mắt nhìn chị và bọn nhỏ lớp tình thương xúm xít mỗi đứa một khúc củi xếp lên nhau. Rồi những bàn tay nhỏ bé khum khum nối nhau che gió cho chị mồi lửa. Tôi và má đứng lại ở xa xa nhìn tới, để cho chị được tự do chăm sóc anh. Má tôi vừa khóc vừa nói: “Biết vậy thì hồi đó má đã gật đầu. Chúa và Phật đều dạy người ta thiện tâm mà”. Không ai biết trước được điều gì, nếu biết trước thì chẳng ai nỡ làm đau người khác. Tôi thường nói vậy để an ủi ba má và cũng là tự nói với mình. Tới tận ngày giỗ lần thứ bảy của anh Hai, sáng sớm mang hoa xuống mộ, tôi vẫn gặp chị bên cạnh đống lửa; lứa học trò ngày đó đã phiêu bạt khắp nơi, chị ngồi một mình…
2022-05-10, 02:15 PM
ngày xưa ... tui cũng có người quen rất đẹp ở xóm đạo
chiều chiều tan học về đạp xe theo người xóm đạo hết mấy năm mà hỏng dám nói gì hời
2022-05-10, 03:50 PM
(2022-05-10, 02:15 PM)abc Wrote: ngày xưa ... tui cũng có người quen rất đẹp ở xóm đạo Giá như ngày ấy bác abc hỏi cô ấy: "Chịu anh hôn?", có lẽ tâm tình bác abc đã đi qua ngã rẽ khác. ⏱️
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh
2022-05-10, 05:30 PM
(2022-05-10, 02:15 PM)abc Wrote: ngày xưa ... tui cũng có người quen rất đẹp ở xóm đạo Nội cái chuyện yêu đương thôi cũng thấy sư phụ rất là kiên trì. Chuyện đạp xe theo thì đệ tử đây vẫn thường làm, nhưng "mấy năm" thì nô quê hô sê men
2022-05-10, 05:49 PM
(2022-05-10, 05:30 PM)Ech Wrote: Nội cái chuyện yêu đương thôi cũng thấy sư phụ rất là kiên trì. Chuyện đạp xe theo thì đệ tử đây vẫn thường làm, nhưng "mấy năm" thì nô quê hô sê men Chắc là cùng con đường, đầu đường có nhà thờ, giữ đường có ngôi chùa. Sư phụ của mày vừa đạp xe theo người vừa tụng "A di dà" phía trên người niệm "A men". Tới giữa đường sư phụ ghé vô Phật tự bỏ mặc người đi tiếp tới ngôi giáo đường nên "mấy năm" cũng chẳng có bao lăm.
2022-05-10, 07:07 PM
nhà nàng ở cạnh nhà tui
cách nhau chỉ khoảng ... vài ngàn thước thôi hai người sống ở hai nơi nàng như cũng có căn nhà hẳn hoi giá đừng khác đạo oái ăm thế nào tui cũng theo nàng về dinh tui chiêm bao rất nhẹ nhàng nàng thì rước lễ , tui thì cầu kinh câu kinh nghe rất nhẹ nhàng em ơi nhớ nhé ... A men Di Đà
2022-05-26, 11:23 AM
ĐỘNG CỬA THIỀN
Tâm Không Vĩnh Hữu Đầu xuân, chùa làng nghi ngút hương trầm, thiện nam tín nữ chen chúc nhau vào chánh điện dâng hương bái Phật. Người ra kẻ vào ngược xuôi như bất tận, mặt ai nấy đều vui tươi phấn chấn, y rằng cuộc đời này không hề có đau khổ lo toan. Nhưng rồi, mọi người phải cau mày nhíu mặt khi trông thấy một cô gái lạ lùng đang lảng vảng ngoài sân chùa, hệt như người từ hành tinh xa lạ mới xuống thăm trái đất. Cô gái lạ lùng vì nổi bật giữa đám đông do có một sắc đẹp mê hồn, phải công nhận là tuyệt thế giai nhân. Dáng cao hơn một thước bảy. Tóc đen óng ả phủ dài xuống lưng. Những vòng đo lý tưởng. Đầy đặn và trắng trẻo. Gương mặt khả ái, sáng sủa. Nếu không là hoa hậu hoa khôi, thì cũng là người mẫu tầm cỡ ngôi sao. Không ai có thể nhăn mặt bực mình trước cái Đẹp bao giờ. Có điều, chỉ vì cô gái đã tự chọn cho mình bộ trang phục quá độc đáo, quá quái gở. Chiếc váy ngắn cũn cỡn, tưởng như không còn kiểu nào ngắn hơn, khoe cặp giò dài khêu gợi. Chiếc áo thun bó sát ôm lấy thân trên bốc lửa, thân áo trước và thân áo sau được liền lạc với nhau chỉ bằng hai sợi dây mỏng mảnh vắt qua hai bên bờ vai tròn trịa và đầy đặn. Đẹp không chê vào đâu được, nhưng nếu cô ta đang đứng trên sàn diễn, hoặc đi trên phố cờ hoa rực rỡ ngoài kia. Đằng này, cô ta lại xuất hiện ngay chốn già lam tôn nghiêm thanh tịnh mới gây nên những nỗi bất bình từ những người chung quanh. Sự phẩn nộ, ghê sợ hiện rõ trên gương mặt những ai nhìn thấy cô gái, nhưng chưa ai lên tiếng thẳng thắn góp ý với con người lạ lùng, chỉ mới nghe những lời chê trách đàm tiếu nho nhỏ phía sau lưng người đẹp. Một anh huynh trưởng gia đình Phật tử bước lại bên cô gái bằng sự nổ lực phi thường, can đảm tột bực, đưa cho cô ta một chiếc áo tràng màu lam, giọng nhã nhặn: “Chào chị, chị vui lòng mặc chiếc áo này vào, nếu cần thì chị có thể mặc luôn về nhà, tôi rất lấy làm hân hạnh khi được tặng chị nhân ngày đầu năm mới.” Cô gái tròn xoe đôi mắt, nhìn anh huynh trưởng, rồi nhìn chiếc áo tràng với vẻ kinh ngạc, thản nhiên lắc đầu. Anh huynh trưởng bực bội, giứ chiếc áo tràng tới, nói: “Chị làm ơn mặc vào giùm cho. Đừng để mọi người khó chịu, và đừng để chư tăng nhìn thấy được mà tổn đức đó!” Cô gái nhíu cặp chân mày lá liễu, hỏi cộc lốc: “Vì sao?” Anh huynh trưởng không còn tự chủ được, cáu gắt: “Chị còn chưa hiểu vì sao ư? Nơi đây là chốn tôn nghiêm, không phải chỗ chợ búa hay sân khấu kịch trường, cho nên trang phục trên người chị không phù hợp chút nào, rất chướng mắt mọi người. Chị thật tình không biết, hay giả bộ không biết?” Cô gái phì cười, một nụ cười tươi tắn tuyệt đẹp, lắc đầu: “Biết làm gì để vướng? Ai thấy chướng thì đừng nhìn. Mấy người đi chùa lễ Phật bái tăng, hay là đến đây để nhìn ngắm nhau? Ai tu nấy chứng, hãy để cho tôi yên!” Anh huynh trưởng cứng họng, không biết phải xử sao, trong lúc nhất thời đành đứng đực ra đó với chiếc áo tràng trên tay. Thời may, có một vị sư trẻ bước lại đứng trước cô gái, xá dài một cái, cất giọng từ tốn: “A Di Đà Phật! Cửa Từ Bi luôn rộng mở để phổ độ chúng sanh, không phân biệt giàu nghèo sang hèn, trẻ già nữ nam… Nhưng, đừng vì vậy mà xem thường chốn thanh tịnh, tạo nên phiền toái. Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy, chị ăn mặc như vậy mà vào chùa, có khác nào báng bổ đạo giáo, xúc phạm Tam Bảo? Mong chị hoan hỷ mặc áo tràng vào cho.” Cô gái cười duyên dáng, hỏi: “Thầy thấy tôi ăn mặc thế nào?” Vị tăng trẻ lúng túng: “Ờ… thì… rất hở hang … không nghiêm túc kín đáo… và…” Cô gái đưa tay vuốt mái tóc, ưỡn bộ ngực đầy sức sống, thản nhiên nói: “Thầy tu hành mà còn chấp quá! Tâm của thầy còn động lắm. Lục căn của thầy chưa được tinh tấn, vẫn còn vướng điều phàm tục. Tốt hơn hết, thầy nên đóng cửa nhập thất để khỏi nhìn thấy những điều bất thanh bất tịnh ở phụ nữ đàn bà!” Vị tăng trẻ xanh mặt, cúi đầu, mắt nhìn chăm chăm xuống đất, bước đi lẫn vào đám đông Phật tử ngược xuôi ngoài sân… Cô gái cười nửa miệng, quay sang hỏi anh huynh trưởng: “Anh có vui lòng chỉ cho tôi tịnh thất của sư trụ trì không? Tôi đang rất muốn được vào vấn an ngài, và thỉnh giáo đôi điều.” Anh huynh trưởng nhíu mày nghĩ ngợi, tặt lưỡi: “Dẫn chị vào tịnh thất của thầy trụ trì thì thật là không nên chút nào. Nhưng, có lẽ phải làm điều dại dột này, vì chắc tình huống oái oăm khó xử như bây giờ, chỉ có thầy mới đủ đạo lực khai tâm điểm đạo cho chị thấy được phải trái.” Nói rồi, anh ta mời cô gái đi theo mình, băng qua đám đông, vào phía dãy nhà sau chánh điện. Anh ta dừng lại trước cửa một căn phòng, quay sang nói với cô gái: “Chị vui lòng đứng chờ ở đây một lát, để tôi vào cáo bạch với thầy trước, khi nào thầy đồng ý tiếp khách, tôi sẽ ra mời chị vào. Được chứ?” “Ô-kê!” Anh huynh trưởng nhún vai ngán ngẫm, đưa tay gõ cửa ba cái. Bên trong có tiếng vọng ra: “Ai? Cần gì?” Anh huynh trưởng cao giọng: “Bạch thầy, con là Tâm Tịnh, huynh trưởng gia đình Phật tử, có việc rất hệ trọng cần cáo bạch với thầy ạ.” Bên trong phòng vang lên giọng sang sảng: “Tâm Tịnh đó ư? Vào đi, cửa không khoá.” Anh huynh trưởng mở cửa, bước nhanh vào trong và đóng lẹ cánh cửa lại. Cô gái đứng tủm tỉm cười, chờ đợi với vẻ háo hức. Chừng mười phút sau, cửa mở, anh huynh trưởng bước ra, nói: “Chị được phép vào. Nhớ giữ ý giữ tứ một chút nhé.” Cô gái cười khẩy, bước vào phòng. Một vị tăng tuổi độ lục tuần đang ngồi trên chiếc phản mun đen bóng trong tư thế kiết già, ánh mắt sáng rực rọi chiếu thẳng vào mặt vị khách mới vào. Cô gái chấp tay xá ba cái, thưa: “Bạch thầy, con có thắc mắc xin thầy điểm giáo.” “Cứ hỏi. Đây nghe.” “Bạch thầy, con ăn mặc như thế này, vào chùa lễ Phật bái tăng, lại bị mọi người chê trách chỉ trích, bị tăng phê bình bắt lỗi, xin hỏi thầy ai đúng ai sai?” “Ai cũng đúng. Ai cũng sai.” “Bạch thầy, người phàm cố chấp đã đành, nhưng người đã xuất gia tu hành mà vướng mắc những chuyện lễ nghi giáo điều để đi bắt bẻ con, xin hỏi thầy là đúng hay sai?” “Vừa sai, vừa đúng!” “Sao là sai? Sao là đúng?” “Sai, vì tu hành mà chấp nhặt những điều nhỏ nhặt. Đúng, vì giữ gìn thanh tịnh cho chốn già lam tôn nghiêm, đó là bổn phận, là nhiệm vụ phụng sự Tam Bảo, hoằng dương Chánh Pháp.” “Con từng nghe rằng, ngọn cờ phấp phới bay, thật ra cờ không bay mà gió bay, nhưng thật ra gió chẳng động mà do Tâm của con người đang động. Phải vậy chăng? “Thật hay! Thật hay!” “Vậy, theo thầy thì con ăn mặc ra sao?” “Bình thường.” “Đáng trách hay đáng khen ạ?” “Hợp thời trang. Hiện đại. Gọn gàng. Tiết kiệm. Nếu người mặc không hề thấy ngượng nghịu, không chút gượng gạo, không phải âu lo, thong dong khứ đáo xuất nhập như rồng đạp mây, thì thật là đáng khen ngợi. Nếu mặc vào mà luôn thấy bị gò bó, thấy như bị mang của nợ, mang xích xiềng, không thoải mái đi đứng nằm ngồi thì thật là đáng thương, tội nghiệp, chứ không đáng trách!” Cô gái cười khanh khách ra điều thích thú. Sư trụ trì bật cười ha hả, tiếng cười tự tại vang động như đã rung chuyển cả giàn ngói rong rêu của tịnh thất. Rồi im lặng như tờ. Cô gái cất tiếng: “Thầy thật cao thâm, vững như bàn thạch.” “Có phải đó là mục đích chính của cô khi ghé thăm bổn tự?” Cô gái nín bặt. Sư nói: “Im lặng, tức đã thú nhận.” Cô gái vẫn nín thinh. Sư cất tiếng rổn rảng: “Cô mang một chút am hiểu giáo lý nhà Phật, một chút kiến thức cơ bản về sự Tĩnh Động, cố tâm cố ý vào chùa để thử thách cái Tâm Đạo của tăng ni giáo đồ. Sự cố ý làm cho người khác chao đảo tâm ý chính là ác tâm, chính là động rồi đó!” “Bạch thầy, quả đúng là con động. Nhưng đâu phải thấy người động mà mình phải động theo, phải vậy không thầy?” “Phải nhớ quanh cô đều là những chúng sanh đang tu, còn tu, chứ chưa có ai đắc đạo, chưa ai giải thoát được mình.” “Chỉ có thầy là tĩnh thôi sao?” “Vì đây là tịnh thất. Tâm người phải tĩnh, phải tịnh.” “Thầy không trách con về chuyện ăn mặc này thật sao?” “Không trách, mà còn khen. Áo quần chỉ là ngoại vật. Chúng vô tri vô giác, không tội tình gì. Chúng là vật ngoại thân, không là một bộ phận của thân thể con người.” “Và thân thể con người cũng chỉ là giả tạm…” “Chỉ là đất, nước, gió, lửa hội tụ tạo nên. Thân xác này còn là thứ bên ngoài, huống chi là quần với áo, xiêm với y?” “Chỉ cái Tâm bên trong mới là quan trọng?” “Tĩnh động đều từ nơi ấy. Cho nên, nếu cô đã có gan ăn mặc hở hang thiếu thốn vải vóc để vào cửa thiền, thì hãy phát huy thêm bản lĩnh mà trút bỏ hết xiêm y giả tạm ra khỏi tấm thân giả tạm ngay nơi đây đi! Cô gái trơ mắt, ngơ ngác. Sư quát: “Trút bỏ hết đi!” Cô gái giật bắn mình, vội quỳ mọp xuống, đầu dập đất mấy cái. Sư lại quát: “Trút hết. Rồi đi ra ngoài, dạo một vòng vãn cảnh mau đi!” “Bạch thầy… con không dám. Con không dám .Con xin dập đầu tạ tội. Đội ơn thầy đã khai tâm điểm đạo!” … Anh huynh trưởng đứng chờ ngoài hành lang với ruột nóng gan sôi, cứ như đang đứng trên tổ kiến bồ nhọt. Và rồi, cánh cửa tịnh thất đã mở toang. Cô gái lạ lùng đã bước ra ngoài với vẻ mặt rạng rỡ tươi vui. Lạ lùng hơn, trên người cô ta đang mặc một chiếc áo nhật bình của tăng chúng. Cô gái cười chào anh huynh trưởng, bước thoăn thoắt hướng về phía chánh điện. Anh huynh trưởng lè lưỡi, bước nhón chân lại khép cánh cửa tịnh thất thật nhẹ nhàng. Rồi anh chấp tay xa ba cái về phía bên trong cánh cửa vô tri, nói: “Quả đúng là chỉ có thầy mới trị đưc quỷ sứ ma vương!” Anh ta thở phào nhẹ nhõm. Đầu năm vui thật. Thật là vui. |
« Next Oldest | Next Newest »
|