Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(2022-01-05, 04:57 PM)abc Wrote: còn một vấn đề quan trọng và khó chứng minh là cái ngã trong luân hồi và tái sanh
tại sao mình muốn kiếp sống tới , hay mình đi tái sanh vào một đời sống mới hướng thượng và tiếp tục gặp chánh pháp
đâu có cái ngã nào để luân hồi , hay tái sanh , chỉ là những dòng tâm thức kết nối nhau ở giây phút cuối của một đời sống (tâm tử ) và đời sống kế tiếp (tâm tái sanh và sao đó là tâm hộ kiếp)
vậy thì ko có ngã thì lo gì nữa, cái anh kiếp sau đâu phải là tui , lo làm gì cho mệt
giờ sao bạn LTP ?
Ha ha ha. LTP hỏi bác, bây giờ bác hỏi LTP. Vậy LTP hỏi ai đây?
Chúng ta còn luân hồi vì còn TIN có NGÃ do chưa thực sự hiểu (và biết) sự thật Vô Ngã.
Như vậy, năng lực của Nghiệp cho TA tiếp tục luân hồi. Hình dạng có thể khác, nhưng luồng Nghiệp như giòng sông tiếp tục tuôn chảy từ kiếp sống trước, nên chúng ta không thể nói: "Kiếp sau không phải là tui." được.
Bác nghĩ sao?
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 693 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
(2022-01-05, 05:11 PM)LeThanhPhong Wrote: Ha ha ha. LTP hỏi bác, bây giờ bác hỏi LTP. Vậy LTP hỏi ai đây?
Chúng ta còn luân hồi vì còn TIN có NGÃ do chưa thực sự hiểu và biết sự thật Vô Ngã.
Như vậy, năng lực của Nghiệp cho TA tiếp tục luân hồi. Hình dạng có thể khác, nhưng luồng Nghiệp như giòng sông tiếp tục tuôn chảy từ kiếp sống trước, nên chúng ta không thể nói: "Kiếp sau không phải là tui." được.
Bác nghĩ sao?
tui thường so sánh mình là một tập hợp những phần tử nho nhỏ trong cái snow global hay java lamp
hôm nay, lúc này cái nhóm liquid gọi là tui có hình dáng màu sắc trong sáng hơn hôm qua vì nó là một tập hợp mới có nhiều yếu tố thiện lành hơn hôm qua , khi còn cái thân này thì chúng gắn kết nhau và tuỳ mức độ đụng chạm với những phân tử hàng xóm mà nó thu thêm hay chia bớt đi, và khi có đoạn nghiệp giống như có ai lắc mạnh cái java lamp , những phân tử này xáo trộn và một tập hợp mới gắn kết , những cái có thể gắn kết sẽ gắn kêt' với nhau và tạo thành mo6t. "mình" mới .... còn nhiều nữa , mà thôi
bữa nào rãnh bạn vô youtube, search Sư Giác Khang , he viên tịch rôi, hệ phái Khất Sĩ , he nghiêng về thiền định nhiều hơn ... nhưng cũng có nhiều cái hay , he hay nói nói là mình cũng không trúng , không phải là mình cũng không trúng
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(2022-01-05, 06:11 PM)abc Wrote: tui thường so sánh mình là một tập hợp những phần tử nho nhỏ trong cái snow global hay java lamp
hôm nay, lúc này cái nhóm liquid gọi là tui có hình dáng màu sắc trong sáng hơn hôm qua vì nó là một tập hợp mới có nhiều yếu tố thiện lành hơn hôm qua , khi còn cái thân này thì chúng gắn kết nhau và tuỳ mức độ đụng chạm với những phân tử hàng xóm mà nó thu thêm hay chia bớt đi, và khi có đoạn nghiệp giống như có ai lắc mạnh cái java lamp , những phân tử này xáo trộn và một tập hợp mới gắn kết , những cái có thể gắn kết sẽ gắn kêt' với nhau và tạo thành mo6t. "mình" mới .... còn nhiều nữa , mà thôi
LTP rất thích hình ảnh này. Rất tựợng hình, dễ hiểu.
(2022-01-05, 06:11 PM)abc Wrote: bữa nào rãnh bạn vô youtube, search Sư Giác Khang , he viên tịch rôi, hệ phái Khất Sĩ , he nghiêng về thiền định nhiều hơn ... nhưng cũng có nhiều cái hay , he hay nói nói là mình cũng không trúng , không phải là mình cũng không trúng
Cảm ơn bác, LTP sẽ tìm nghe Sư Giác Khang. Sư có liên hệ chi với Sư GN không?
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 693 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
(2022-01-05, 07:24 PM)LeThanhPhong Wrote: LTP rất thích hình ảnh này. Rất tựợng hình, dễ hiểu.
Cảm ơn bác, LTP sẽ tìm nghe Sư Giác Khang. Sư có liên hệ chi với Sư GN không?
bạn LTP,
không có liên hệ
SGN có 7 anh em đều xuất gia , tui chỉ biết sư Giác Đẳng , Giác Giới và Giác Nguyên
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 693 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
Con nghe nói: "Người ngu thì hay Chắc Chắn, còn người trí thì dường như mông lung hoài nghi". Phải vậy không Sư Phụ?
Sư Phụ: "Ta cũng không chắc nữa!"
(St)
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 693 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(2022-01-06, 11:09 AM)abc Wrote:
Quay đầu là bờ
Đất thiền viện rộng hai mươi mẫu Tây, và ngẫu nhiên được phân đôi bằng một con suối mùa nào cũng chảy xiết . Thầy cho làm một chiếc cầu gỗ nối liền hai bờ, đặt tên suối là Vọng Tuyền , rồi gọi bên đây suối là Bến Mê, bên kia là Bờ Giác . Bến Mê gồm nhà bếp, phòng ăn, khách xá, nhà kho, phòng y tế. Bờ Giác gồm chánh điện , thiền đường, tăng xá, giảng đường . Những hạng mục bên này nghe thiêng liêng vậy , nhưng thật lạ, bên Bến Mê bao giờ cũng đông đúc vui vẻ hơn !
Thiên hạ nhiều người có vẻ rất thích thú với cách thầy gọi tên hai khu đất, nhưng lâu ngày cơ hồ rất ít người còn nhớ tới ý nghĩa thật sự của hai tên gọi đó, chỉ xem chúng như những địa danh dân gian kiểu làng mơ , xóm mận .
Hôm đó ngày Chủ Nhật, sau buổi thiền tập đại chúng, thiền sư rảo quanh thiền đường thấy vắng hoe . Hỏi thị giả , vị nầy trả lời tỉnh bơ :
-Thưa , sáng nay người ta qua Bến Mê hết rồi ạ, bên đó đang đổ bánh xèo!
Toại Khanh
Posts: 4,671
Threads: 153
Likes Received: 2,031 in 870 posts
Likes Given: 528
Joined: Nov 2021
Reputation:
55
(2022-01-06, 11:03 PM)LeThanhPhong Wrote: -Thưa , sáng nay người ta qua Bến Mê hết rồi ạ, bên đó đang đổ bánh xèo!
Toại Khanh
Bây giờ mới biết. Thì ra nhà anh 3X là bến mê. Vậy mà mình thích mấy bến mê này quá. hihihi
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 693 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
Hành giả biết rõ bất cứ cái thích nào xuất hiện trong lòng ta đều là tập đế đều là nguyên nhân của Khổ. Ngoài Tập đế ra đều là Khổ đế! Đó là 2 nhận thức! Nhận thức thứ 3, khi mà hành giả liên tục sống trong 2 cái nhận thức về Khổ đế và Tập đế như vậy cũng có nghĩa là hành giả đang hành trì cái Đạo đế.
Còn cái Diệt đế là sao?! Khi nào mà 1 trong 4 cái Thánh trí xuất hiện thì lúc đó chính là Đạo đế! Thánh trí ở đây có nghĩa là: Tu đờ hườn, tư Đà hàm, A na hàm và A la hán nha. Cái sự vắng mặt phiền não thông qua Thánh trí thì gọi là Niết Bàn!
Hành giả liên tục liên tục và thường trực thấy rằng bất cứ cái thích nào nảy ra trong lòng mình là biết ngay nó là Tập đế, Tập đế là cái lòng Tham ái, hễ có tham ái là chúng ta đang kín đáo âm thầm lặng lẽ tạo ra 1 cái Khổ trong tương lai. Người còn tâm Tham thì còn đầu thai, người còn ham thích ở trong 5 dục thì mới sanh trở lại cõi dục. Người còn thích cõi sắc mới sanh về cõi sắc, người còn tâm ham thích trong cõi vô sắc thì sanh về cõi vô sắc.
Toàn bộ tu tập cái hành trình Tứ Niệm Xứ chỉ là quan sát Khổ đế và Tập đế!
Sư Giác Nguyên
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 693 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
thấy vậy mà hỏng phải vậy
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 693 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
Chuyện đầu tiên của tu hành là để thoát khổ. Thoát khổ trong hai cái: Nhân và Quả.
Thoát khổ trong Quả là sao? Là giữ được cái tâm để mà có thể bình thản trước những thử thách của cuộc đời, trước những cái cay đắng của đời sống. Đó gọi là giữ được cái thanh thản trước cái Quả. Dầu hoàn cảnh trái ý, bất toại, đắng cay, máu lệ cách mấy, nó xảy đến thì mình vẫn có thể bình tâm chịu đựng được.
Còn giữ mình trước cái Nhân là sao? Là giữ mình không để mình tiếp tục sống trong phiền não. Đó gọi là giữ mình trong cái Nhân. Đó là giữ mình để mình không bị khổ vì cái Nhân.
Ngay buổi đầu mình tu là mình phải đặt vấn đề là tôi tu thì tôi phải thấy rằng: phiền não còn là còn khổ, những đắng cay còn là còn khổ.
Trích bài giảng KTC.7.43 Bảy Ngọn Lửa
SGN
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 693 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
KHI NÀO MỚI TU THIỀN
Sư Giác Nguyên (giảng)
“Chớ hẹn tuổi già mới học đạo
Mồ hoang lắm kẻ tuổi xuân xanh”
Có nhiều người nói là lớn tuổi sẽ đi tu thiền. Tôi nghe nhiều người nói vậy lắm, đó là một thứ suy nghĩ rất là không nên. Ngay thời còn trẻ còn khỏe, tu được thì nên làm liền chứ đừng có đợi. Coi chuyện tu thiền khi nào thích thì làm là không được. Đừng có đặt chuyện tu thiền vào cái dấu mốc thời gian tuổi già, nếu làm được sớm thì làm ngay bây giờ vì nhiều lý do: Chúng ta không biết được chúng ta sống bao lâu, chúng ta sẽ ra đi lúc nào. Và có nhiều trường hợp sống lâu nhưng chúng ta không còn điều kiện tâm lý để mà làm việc đó nữa. Và sẵn đây tôi nói luôn, có nhiều trường hợp nói nghe tội nghiệp lắm: “Trẻ như vầy đẹp như vầy mà đi chùa thành bà già sớm; “Tuổi trẻ mà nghĩ nhiều về kiếp nhân sinh, nghĩ về tôn giáo triết học sẽ làm cho cái đầu mình nó bị lão hóa sớm”. Thật ra có một chuyện quí vị khó ngờ đó là người sống trong tinh thần Phật pháp chính là cái người trẻ hoài không già.
Người biết chấp nhận có 2 hạng:
1. Chấp nhận sự thật để rồi bi quan, ăn rồi cứ nghĩ là có một ngày rồi mình già, chết; rồi sẽ ra đi bỏ lại tất cả. Đó là cách nghĩ tiêu cực .
2. Chấp nhận sự thật và thấy rằng sống và chết chỉ cách nhau một sợi tóc; cái chết không phải là sự kết thúc mà nó còn là điểm bắt đầu.
Nhiều người cứ nói là “lúc cuối đời”, nhưng cuối là cuối của kiếp này thôi chứ nó là điểm bắt đầu trong một kiếp khác, vấn đề là chúng ta có hành trang trong hành trình mới hay không mới lớn chuyện. Hành trang trong đạo chỉ cần có 3 thứ: phước vật, phước đức và phước trí.
- Phước vật: khả năng buông bỏ vật chất.
- Phước đức: không sát sanh, không làm cho ai đau, không làm cho ai sợ, không làm tổn thương ai, là khả năng quan tâm đến người khác để mình hành xử cho phải phép.
- Phước trí: không thích bị ngăn che trong nhận thức, không sợ sự thật mà là yêu sự thật. Đời ra làm sao thì thấy như vậy, thấy rằng đây là danh, đây là sắc, chứ không có thằng Tèo thằng Tý, ông A bà B nào hết, và đồng thời cũng thấy rằng danh và sắc nầy do duyên mà có, có rồi phải mất. Đây là sự thật mà mình phải thấy. Thành Phật tức là xé toạc cái màn vô minh đã che mình mấy chục tỷ a-tăng-kỳ đại kiếp.
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 693 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 693 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
Nói nhiều
bhassārāmatā
Có những người ăn cực một chút cũng được, sống ở chỗ chật chội chút cũng được, nóng nực chút cũng được, lạnh lẽo chút cũng được, đời sống vật chất thiếu thốn chút cũng được, nhưng mà cái niềm vui lớn nhứt của họ là có chỗ để họ nói. Cái đó tui gặp chắc cũng nhiều lắm, hình như là 2 phần 3 hoặc là 70, 80 phần trăm người tui quen đều có thói quen này. Tức là họ sống điều kiện vật chất họ sống sao cũng được hết, nghèo thì sống kiểu nghèo, giàu sống kiểu giàu, đối với họ chuyện đó hỏng quan trọng mà quan trọng đó là họ sống mà không có chít chát, không có a lô, không có facebook, không có viber, không có WhatsApp, không có messenger, không có message họ chịu không nổi, không nổi. Mà trong khi đó họ sẵn sàng đến bữa họ chỉ làm một gói mì thôi, tô mì là được rồi, sao cũng được hết, dĩa rau luộc gì đó họ cũng xong nhưng mà phải cho họ nói.
Đây là một thói quen rất là bậy, bậy vô cùng, vô cùng bậy. Bởi vì nó có ba cái bậy.
Cái bậy thứ nhứt. Tại sao anh thích trao đổi? Anh thích trao đổi bởi cái đầu anh nó rãnh, anh không có chuyện quan trọng, anh không có chuyện lợi ích để anh làm cho nên anh thích trao đổi. Về cái bậy đầu tiên, là cái đầu anh nó quá rỗi rảnh, quá rỗi rảnh. Nó rảnh tới mức mà gọi là rãnh rỗi sanh nông nỗi. Đấy, cái bậy thứ nhứt là cái đầu của anh trong tình trạng bỏ ngỏ.
Cái bậy thứ hai. Cái người mà thích nói, họ không có khả năng độc cư, mà toàn bộ giáo pháp Đức Phật dành cho người độc cư. Thí dụ như trau dồi pháp học, trau dồi pháp hành, đấy, nghiên cứu giáo lý cũng phải là độc cư, cũng phải có khả năng sống một mình. Tu tập thiền định, thiền chỉ, thiền quán, sammatha, vipassana cũng phải là dành cho cái người có khả năng sống một mình. Còn cái người mà không có khả năng sống một mình thì trau dồi kiến thức giáo lý không được, tui nói thẳng luôn, không được. Và cái chuyện mà tu tập thiền định, tuệ quán cũng không được. Cho nên cái bậy thứ nhứt của người ham nói là đầu óc bị bỏ ngõ, đầu óc bỏ ngõ thì nó mới rãnh để mà nó mới thấy cái sự tẻ nhạt, hoạnh hiu, vô vị, cô đơn, nó mới đi tìm cái người mà nó trau trút. Trường hợp thứ hai là cái người thích nói họ đánh mất khả năng sống một mình. Tại quen rồi quí vị, quen rồi cho nên họ ở nhà một mình đi nữa, họ cũng phải liên lạc ở trên internet, trên phone, đó là cái thứ hai.
Cái bậy thứ ba của người thích nói nhiều là liên tục chuốc phiền, chuốc phiền não. Một là bàn những đề tài tầm bậy tầm bạ mà mình thích. Hai là khi mà trao đổi như vậy đó, đa phần là chuyện phiền không hà. Một là phiền mình, hai là gây phiền cho người khác. Nói chung là cái bậy thứ ba của tật ham nói là gây phiền, trước là gây phiền cho bản thân, sau là gây phiền cho người khác. Cái chuyện này nó rất là đơn giản, chúng ta bỏ ra một tí thời gian ngồi nghiệm lại coi có phải không? Bao nhiêu cái rắc rối trong cái cộng đồng người Việt trong nước và ngoài nước đa phần đều khởi lên từ những bà Tư, những bà Tám.
Cho nên cái bậy của cái chuyện thích nói có ba:
Là đầu óc bỏ ngỏ, bỏ ngỏ - dĩ nhiên là khổ ít vui nhiều rồi đó.
Tự mình chặn cái đường về núi, có nghĩa là đánh mất khả năng sống một mình. Các vị biết cái chuyện sống một mình nó quan trọng lắm. Tôi có biết nhiều người họ sợ sống một mình. Vì vậy cho nên họ khó có những thành tựu sâu sắc trong cái kiến thức hay là trong đời sống nội tâm, kho lắm. Tại vì đời sống của họ bị lệ thuộc vào người khác rất là nhiều, lệ thuộc lắm. Vì có ai rãnh để mà chơi với mình, ai rãnh đây? Cũng phải là dân rãnh như mình nó mới chơi với mình được, mà dân rãnh là dân có vấn đề. Tin tôi đi, dân rãnh là dân có vấn đề. Dân mà rãnh là mình cứ bốc phone là có nó, bốc phone là có nó đó. Dân đó là dân có vấn đề. Cho nên cái thứ hai: đánh mất khả năng độc cư.
Gây phiền, chuốc phiền cho mình và gây phiền cho người.
Chưa kể thứ tư, thứ năm nữa đó là cái người nói nhiều như vậy đó, họ tự họ đánh mất khả năng sâu sắc của tâm tư. Bởi vì nói là đưa ra, mà ngồi yên thì mình mới có thể nạp vào. Khi nói là mình đưa ra, mình trao ra, còn mình im lặng thì mình nạp vào. Cái miệng mình ra tiếng là nó trao ra, cái đó thì mình có khỉ gì mà mình trao? Còn nếu mà mình có cái để mình trao ra đó thì tối thiểu cái phần mình cũng thiệt thòi. Nếu mình có cái để trao ra, thì trước mắt là cho người, ta chứ mình được cái gì đâu? Còn nếu không có cái trao ra, vừa làm mất thời gian của mình, vừa làm mất thời gian của người khác, gây phiền cho người khác.
---------------------------------------------
AN VI XII. Phẩm Các Kinh Không Nhiếp Trong Phẩm
(117) Quán
Không đoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, không có thể trú quán thân trên thân. Thế nào là sáu? Ưa thích công việc, ưa thích nói chuyện, ưa thích ngủ nghỉ, ưa thích hội chúng, không phòng hộ các căn, không tiết độ trong ăn uống. Này các Tỷ-kheo, không đoạn tận sáu pháp này, không thể trú quán thân.
AN 06 12. Sāmaññavaggo
117. Kāyānupassīsuttaṃ
Cha, bhikkhave, dhamme appahāya abhabbo kāye kāyānupassī viharituṃ. Katame cha? Kammārāmataṃ, bhassārāmataṃ, niddārāmataṃ, saṅgaṇikārāmataṃ, indriyesu aguttadvārataṃ, bhojane amattaññutaṃ. Ime kho, bhikkhave, cha dhamme appahāya abhabbo kāye kāyānupassī viharituṃ.
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 693 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
Hỏi: Thế nào là tu tập với thái độ đúng?
Đáp: Tu tập với thái độ đúng là để chuẩn bị rời bỏ thế giới này thay vì dính mắc vào chúng.
Hỏi: Vậy có bi quan lắm không?
Đáp: Đây là sự thật cho dù bạn đón nhận bằng thái độ nào: bi quan hay lạc quan.. Ví dụ như hơi thở luôn đến và đi trong thân thể bạn. Bạn không thể nắm giữ hơi thở như bạn muốn. Mọi sự vật, hiện tượng cùng cách đến và đi như vậy ngay trong từng khoảnh khắc. Nói cách khác là chúng tan rã theo cách của chúng dù ta có muốn hay không.
Hỏi: Làm gì để thấy biết sự thật này?
Đáp: Tâm luôn có xu hướng bám dính bất kể thứ gì nó muốn. Tập quan sát sự bám dính của tâm vào thân thể, vào cảm giác, vào chính ý muốn của nó (tâm), vào mọi sự đến và đi liên tục của các trạng thái trong và ngoài thân tâm thì dần dần tâm nhận ra sự thật này. Đây gọi là chánh niệm trên bốn niệm xứ để quan sát sự thật này.
Hỏi: Sau khi tâm thấy biết sự thật này thì cần phải làm gì tiếp theo?
Đáp: Ví như người chưa có tiền thì nghĩ rằng có tiền thì có thể làm việc này việc kia. Nhưng khi có tiền rồi thì sẽ biết tiền có thể làm được gì và không làm được gì. Tâm biết sự thật của sự tan hoại liên tục trong từng khoảnh khắc trong và ngoài thân tâm cũng như vậy. Tâm sẽ bớt dần dính mắc, và biết làm được gì và không làm được gì. Lúc đó bình an, tĩnh lặng và trí tuệ sẽ đến vói bạn.
(Thấy Biết)
|