Tạp ghi
Sống Chánh Niệm

Sống chánh niệm được nhiều cái lợi lắm: Một, là phiền não không có cơ hội xen vào. Thứ hai, nếu nó có xen vào, qua một phút giây sơ sẩy nào đó thì chúng ta cũng lập tức phát hiện. Cái thứ ba, qua đó chúng ta mới có dịp thấy rằng chúng ta chỉ là một cái bọt nước, chỉ là một cái làn khói thôi.

Và với ba cái lợi ích này của chánh niệm, thì chúng ta không có cơ hội phải quay lại ba cái khổ, ba cái tà tư duy (dục tầm, sân tầm, hại tầm) này. Đó là mình không có cơ hội, mình không có lý do để mà mình đi vật lộn với cái mình thích, với cái mình ghét, và mình cũng càng không có lý do để mình nuôi một cái ý tưởng gọi là tàn phá, hủy diệt, đánh đổ, chống phá bất cứ cái gì trên đời này.

Và tôi nhắc lại một lần nữa. Ngay cả khi các vị tấn công người khác, đánh người khác, đánh bẹp người khác, đánh ngã người khác, các vị nghĩ các vị chiến thắng, chứ thật ra lúc đó các vị đang thua bản thân mình. Là bởi vì sao? Vì các vị đã không vượt qua được cái cảm xúc của mình, không vượt qua được. Chính chúng ta trở thành nô lệ, chúng ta trở thành cái kẻ thua cuộc trong chính cái cảm xúc của mình. Vì chúng ta bực bội, chúng ta bị bế tắc không tìm ra hướng giải quyết, chúng ta mới nghĩ đến chuyện tấn công người khác, và đập đổ, phá hoại, chống đối cái đối tượng khác. Chứ một người thật sự an lạc, thật sự sống tỉnh thức, bản thân của họ, cái chuyện mà họ quan sát, cái chuyện mà họ nhìn ngắm nó còn không đủ thời gian để làm, nói chi là cái chuyện bận tâm đến cái mình thích, cái mình ghét, nói chi là có thời gian để mà tàn phá, chống đối cái ngoại vật bên ngoài, cái đối tượng bên ngoài, chúng ta không có thời gian làm cái chuyện đó.

Cái người mà theo đuổi cái mình thích, bận tâm tới cái mình ghét, có lòng muốn chống đối, đánh phá một đối tượng khác, người này dứt khoát không tài nào có an lạc. Và chúng ta không thể nào giải thoát đau khổ khi bản thân mình trước hết không được an lạc. An lạc còn không được, nói gì là chứng thánh, thưa quí vị.

Và tôi nhắc lại một lần nữa, tu hành chuyện đầu tiên làm ơn đừng có nghĩ là ta sẽ đắc cái gì hết. Mà chuyện đầu tiên anh phải được an lạc trước cái đã. Bởi vì ngay ở trong cái sự an lạc của anh thì anh mới có cơ hội, có điều kiện tâm lý để anh thấy ra cái này cái kia. Nó giống như một mặt hồ yên lặng, chúng ta đứng giữa mặt hồ yên lặng, nước sạch sẽ, trời yên, gió lặn, không có gợn sóng, thì trong cái phút giây đó chúng ta có thể nhìn thấu được đáy hồ. Đây cũng vậy, khi mà chúng ta có được an lạc, như lời Đức Phật dạy: Có hỷ lạc rồi có khinh an, có khinh an rồi có định tĩnh, định tĩnh là tập trung, có định tĩnh thì trí mới làm việc được.

Cho nên, tôi nhắc lại một lần nữa: Thế giới này nó là cái gì thì tùy thuộc vào cái khả năng quan sát của chúng ta. Cái đó rất là quan trọng. Chúng ta sẽ sống trong địa ngục triền miên nếu mà ngay bây giờ chúng ta không có tự an lạc. Chúng ta sẽ suốt đời mãi hoài sống trong cái kiếp đời ngạ quỷ khi mà cứ suốt cuộc đời thèm khát đi theo đuổi cái mình muốn. Chúng ta sẽ mãi hoài chìm sâu trong cảnh giới của A tu la, của địa ngục khi mà mình bị đốt cháy bởi những sự bất mãn triền miên trong tâm thức. Và cái cuối cùng, chúng ta mãi hoài là quỷ dữ khi mà suốt một đời cứ theo đuổi những đối tượng mà mình muốn đánh phá, muốn hủy diệt, muốn tàn hại.

SGN
Reply
Quote:Quan Hệ Giữa Nhân và Quả
Khi bà con đã thờ Phật trên đầu thì phải thuộc lòng 3 mối quan hệ Nhân Quả sau đây:

Mối quan hệ Nhân với Quả. 
Mối quan hệ Nhân dẫn đến Nhân. 
Mối quan hệ Quả với Nhân. 

Sadhu Sadhu Sadhu ...

Thật tuyệt vời  Shy

Cám ơn Sư Giác Nguyên .  Cám ơn bác abc .  

Tulip4 Tulip4 Tulip4
Reply
Heart 
(2021-11-29, 10:15 PM)abc Wrote: bạn Mi khỏi tụng , khỏi dằn , cứ để tuỳ duyên thôi 

Grinning-face-with-smiling-eyes4


nói chứ , không tập thì tụng lâu lắm tụi nó mới vãng sanh

Dạ thỉnh thoảng tụng cho nó và mình để cả hai khỏi quên đường về ạ  Shy 
Ở tuổi này của Mi, Mi nghĩ chọn ...tuỳ duyên là thích hợp nhất  Lol Kaos-1 Lol
Reply
Trong ảnh là ngài Hộ Pháp và 9 vị trưởng lão Myanmar thuộc lòng Tam Tạng. Nhìn hình ảnh các ngài ta có thể ít nhiều hình dung được các cuộc họp mặt của chư thánh tăng thời đức Phật, nhiều lúc lên đến hàng ngàn vị La Hán Lục Thông. Dù có là phàm tăng, nhưng đầu óc phải luôn ghi nhớ giáo pháp thì các ngài phải thường xuyên trú pháp để thâm nhập kinh tạng và trí tuệ như hải.


[Image: 262917076_1296736030777485_8348914158142...e=61AC799B]
Reply
(2021-12-01, 12:13 PM)abc Wrote: Trong ảnh là ngài Hộ Pháp và 9 vị trưởng lão Myanmar thuộc lòng Tam Tạng. Nhìn hình ảnh các ngài ta có thể ít nhiều hình dung được các cuộc họp mặt của chư thánh tăng thời đức Phật, nhiều lúc lên đến hàng ngàn vị La Hán Lục Thông. Dù có là phàm tăng, nhưng đầu óc phải luôn ghi nhớ giáo pháp thì các ngài phải thường xuyên trú pháp để thâm nhập kinh tạng và trí tuệ như hải.


[Image: 262917076_1296736030777485_8348914158142...e=61AC799B]

Admire Admire Admire

Chư vị giỏi quá . Thuộc lòng Tam Tạng không dễ đâu à !
Reply
BỒ TÁT Metteyya (DI LẶC)
Bồ Tát Mettyya (Di Lặc) cách đây 80 a tăng kỳ về trước Bồ Tát Metteyya (Di Lặc) đã biết thế nào là Tứ Đế, là Duyên Khởi ,, là 37 pháp Bồ Đề. Nhưng mà vì lòng đại bi ngài muốn ở lại lâu lâu một chút để trở thành một vị Chánh Đẳng Chánh Giác tế độ chúng sanh và ngài theo cái hạnh tinh tấn cho nên ngài đi hơi lâu.
Thật ra không phải lúc đầu ngài lựa cái hạnh tinh tấn, nhưng cái đó là do khuynh hướng tâm lý của ngài thích như vậy.
Cuộc thế trần gởi thân trăm tuổi
Kiếp phù sinh sớm tối có nhân
Thế nhân ơi ráng làm lành
Hãy tu thập độ để thành siêu nhân
Bậc trí tuệ giác phần chống đắc
Vì căn cơ xuất sắc hơn thường
Trí nhân tâm tánh như gương
Nên khi quang chiếu vô thường nhận ngay
Bậc đức tin lâu ngày hơn trí
Vì tính nhân ích kỷ rõ ràng
Tính tâm cá tính đoan trang
Lại ưa mến chuộng dị đoan linh thần
Bậc tinh tấn  thì năng phục vụ
Kém khôn ngoan chẳng đủ niềm tin
Thế nên khó đắc giác minh
Lâu hơn trí tuệ đức tin mấy lần
Dù mau chậm cũng nhân giải thoát.

Nhớ cái đó! Tức là bậc trí, cái vị có khuynh hướng nhanh khi họ có hành ba la mật, họ lựa cái nào nhanh gọn dễ làm, cho hiệu quả. Đó là trí.
Còn cái vị đức tin, cái chuyện mà tìm cái gì nhanh mà hiệu quả thì họ không có chú ý, họ đi theo niềm tin.
Bây giờ mình có thể cho hình ảnh về 3 nhân vật này.
Cả ba đều vô chùa tu hành:
Cái anh tinh tấn mà đi vào chùa thì khoái xuống bếp chùi rửa lau cầu , quét rác , hút bụi cả ngày mệt mỏi , vô chùa chỉ thích như vậy . Đỗ mồ hôi để mà tu , thích phục vụ , thích làm việc dơ , việc nặng , ai cũng chê , ai cũng gớm , thì vị tinh tấn nhảy vô gánh .
Còn vị vô chùa nặng về đức tin , Bồ Tát đức tin thì tối ngày cứ thích lên chánh điện tụng cái này tụng cái kia , thích quỳ lại khấn nguyện , đốt nhang , đốt nến dâng bông dâng hoa , lim dim , lâm râm ngó tượng này nhìn tượng kia . Đó là kiểu tu đức tin (Hồi nhỏ tôi ở chùa tôi thấy loại người  này).
Còn vị trí tuệ  lại khác . Vào đạo rồi , để ý kinh sách , nghe có thầy hay thầy giỏi , kinh quý kinh hay là tìm tới , thích ngồi thiền , thích nghiên cứu giáo lý , thích tìm hiểu , thích học hỏi , thích trao đổi . Đó là hạng trí .
Vào chùa họ không chịu cái cách cầu nguyện bái sám , họ không chịu cái cảnh chấp tác lao dịch  , mà họ muốn tu là phải hiểu tại sao mình tu , mình tu cái gì . Hạng trí chỗ này .
Ví dụ hình dung ba hạng Bồ Tát như vậy thì cái thời gian dứt khoát phải khác nhau rồi .
Một người thì hiểu tại sao
Một người thì khoái cầu nguyện bái sám
Một người lăn xả vô chỗ dơ , chỗ nặng để mà phục vụ chúng sinh .

Trong trăm ngàn ức tỷ chúng sanh mới có một người có thể dám nguyện thành Phật .Và trong bao nhiêu người nguyện thành Phật đó chỉ có một người thành thôi . Cho nên hiếm vô cùng .
Các vị tưởng tượng một a tăng kỳ đại kiếp là mười lũy thừa 140 , mà một đại kiếp nó gồm bốn giai đoạn : Thành , trụ , hoại, không . Mà bốn giai đoạn này nó lâu bằng nhau .
Thì trái đất này từ lúc có loài vi khuẩn cho đến lúc không còn giống nào sống được , nguyên cái khoảng thời gian đó được gọi là kiếp trụ .
Còn trong lúc hình thành , chưa có loài nào sống thì gọi là thành .

Còn kiếp hoại là khi nào sau cái trụ thì cả một hệ vũ trụ , một ngàn tỷ tự hủy . Đó là giai đoạn hoại .
Mà nó hoại xong rồi cả cái chỗ hoại đó trở thành một khoảng không . Thì đó là giai đoạn không .
Thì cả bốn giai đoạn thành ,trụ , hoại ,không nó lâu bằng nhau , mà bốn cái cộng lại mới được gọi là một đại kiếp .
Để trở thành một vị A Nan , vị Ca Diếp thì phải mất một trăm ngàn đại kiếp như vậy .
Muốn trở thành ngài Xá Lợi Phất , ngài Mục Kiền Liên thì phải một a tăng kỳ , bởi vì một trăm ngàn thì chỉ có năm số không , còn một a tăng kỳ là một trăm bốn chục con số không .
Muốn thành Độc Giác là phải 2 a tăng kỳ có nghĩa là gấp đôi ngài Xá Lợi Phất , ngài Mục Kiền Liên .

Còn muốn thành vị trí tuệ toàn giác  thì gấp mười lần Độc Giác .
Vị Chánh Đẳng Chánh Giác toàn giác mà hạn đức tin thì lâu gấp đôi vị trí tuệ . Vị Bồ Tát toàn giác hạnh tinh tấn là 80 a tăng kỳ , đức tin là 40 , trí tuệ là 20 , độc giác là 2 a tăng kỳ , trí thượng là 1 a tăng kỳ , đại thinh văn là một trăm ngàn đại kiếp .
Còn các vị thinh văn thường Pakatisavaka (mình gọi là thinh văn không biệt hạnh) thì thời gian tu ba la mật nhiều ít bất định .
Sư Giác Nguyên giảng
Lưu ý: hình ảnh Di Lặc hở bụng mập ú giống ông địa là sản phẩm tưởng tượng của Trung Hoa. Hình tượng ấy đã cực kỳ xúc phạm đến phạm hạnh cao quý của Bồ tát Di Lặc.
Reply
Trong một bài giảng, Sư Toại Khanh tiết lộ Sư thường niệm Namo Mettayo (Di Lặc Từ Tôn) để được gặp Đức Phật Di Lặc trong tương lai.
Reply
Thật ra khi nói chuyện về kham nhẫn tôi xin nhí ra một chuyện cho quí vị giựt mình đó là : Đừng có tưởng mình giỏi, mình hành thiền nhiều, mình học đạo nhiều. Thật ra quí vị nhớ giùm câu thần chú này để tự dạy tự răn mình : 
Những gì tôi học, tôi hiểu, tôi nhớ, tôi hành trì có đủ để khiến cho tôi tốt hơn hay không ?Tốt hơn là sao ? Kham nhẫn tốt hơn, bao dung tốt hơn, bố thí tốt hơn, giữ giới tốt hơn, buông bỏ tốt hơn. Học nhiều, hành thiền nhiều, làm thí chủ nhiều, cúng dường nhiều, mà vẫn y như thuở nào thì có nghĩa là kiểu tu của mình chưa tới hoặc là chưa đúng.
-Chưa tới có nghĩa là cũng hơi giống lời Phật dạy nhưng chưa tới nơi tới chốn .
-Chưa đúng có nghĩa là không như lời Phật dạy .
SGN
Reply
HÃY GIẢN DỊ VÀ THƯ THÁI
AN TRÚ TRONG TÂM HAY BIẾT 

🌿  Thực tập chánh niệm, rèn luyện tâm hay biết nhưng không phê bán, chính là tâm điểm của con đường tu tập Phật pháp. Đối với Ngài Munindra, chánh niệm không phải là một trạng thái thần bí nào, nhưng là một hoạt động tâm thật bình thường mà mọi người đều có thể và nên thực hành bất cứ giây phút nào. 

🌿 Ngài nhấn mạnh điều này cho môn sinh: 
Tất cả đều là Thiền trong cách thực tập này. Ngay cả khi ăn, uống, mặc quần áo, thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng, suy nghĩ.
Bất kỳ làm việc gì, nên làm một cách chánh niệm, năng nỏ, trọn vẹn, đầy đủ và kỹ lưỡng. 

🌿 Như thế, Thiền có ý nghĩa và mục đích. Thiền không phải là suy nghĩ mà là kinh nghiệm trong từng khoảnh khắc, đang sống thật trong từng khoảnh khắc, không bám víu, không kết án, không phê phán, không đánh giá, không so sánh, không kén chọn, không chỉ trích - CHỈ ĐƠN THUẦN MỘT TÂM HAY BIẾT 

🌿 Thiền không chỉ là ngồi thiền, thiền là một cách sống. Thiền phải hoà nhập với toàn thể cuộc sống của ta. Thiền thực sự rèn luyện ta biết nhìn, biết nghe, biết ngửi, biết ăn, biết uống, biết đi với tâm hoàn toàn tỉnh giác. 
Phát triển chánh niệm là yếu tố quan trọng nhất trong tiến trình đi đến giác ngộ. 
(Thiền sư Munindra)
Reply
HỎI
Kính Sư 
Nếu vi phạm 5 điều giới của Phật tử tại gia mà biết tu sửa thì có bị đọa không ạ ? Và xin Sư từ bi chỉ dạy cách nỗ lực tu sửa 🙏

ĐÁP
Theo Kinh Tăng Chi,  có người giống như chén nước nhỏ, bỏ vào nắm muối thì là quá nhiều. Có người như dòng sông, một nắm muối không thấm vào đâu. 
Có người đã nhiều công đức thì một chút vi phạm tội lỗi sẽ không đáng kể, nhưng đối với người thiếu công đức hoặc quá nhiều phiền não thì một tí tội lỗi cũng đủ dẫn đi sa đọa.
Không biết mình thuộc trường hợp nào thì chỉ còn cách tạo thêm nhiều công đức và giảm bớt phiền não như có thể. Xin chúc an lành.

SGN
Reply
(2021-12-14, 08:31 PM)abc Wrote: HỎI
Kính Sư 
Nếu vi phạm 5 điều giới của Phật tử tại gia mà biết tu sửa thì có bị đọa không ạ ? Và xin Sư từ bi chỉ dạy cách nỗ lực tu sửa 🙏

ĐÁP
Theo Kinh Tăng Chi,  có người giống như chén nước nhỏ, bỏ vào nắm muối thì là quá nhiều. Có người như dòng sông, một nắm muối không thấm vào đâu. 
Có người đã nhiều công đức thì một chút vi phạm tội lỗi sẽ không đáng kể, nhưng đối với người thiếu công đức hoặc quá nhiều phiền não thì một tí tội lỗi cũng đủ dẫn đi sa đọa.
Không biết mình thuộc trường hợp nào thì chỉ còn cách tạo thêm nhiều công đức và giảm bớt phiền não như có thể. Xin chúc an lành.

SGN

Bác abc,

Vấn đề ở đây là "công đức" phải nhiều.  Kẹt là đa số công đức chúng ta làm đã ít ỏi lại bị thất thoát vì hữu lậu, nên chẳng còn bao nhiêu.

Thanks-sign-smiley-emoticon
Reply
(2021-12-15, 08:28 AM)LeThanhPhong Wrote: Bác abc,

Vấn đề ở đây là "công đức" phải nhiều.  Kẹt là đa số công đức chúng ta làm đã ít ỏi lại bị thất thoát vì hữu lậu, nên chẳng còn bao nhiêu.

Thanks-sign-smiley-emoticon

Bạn LTP,

Sư trả lời theo cách nhìn tổng quan về nghiệp, chúng ta có vô số nghiệp quá khứ (đã) và vẫn còn đang tạo nghiệp

cho nên tạo nghiệp thiện mọi lúc và mọi nơi , lâu ngày thì cái vốn nghiệp sẽ từ từ thay đổi

câu hỏi của vị Phật tử đó không ám chỉ về cực trọng nghiệp , nếu là cực trọng nghiệp thì ngay sau khi chết nó (cá cực trọng nghiệp) nó lôi mình đi cái vèo cho dù có nỗ lực đi chăng nữa , nhưng cái nổ lực đó sẽ là tiền đề tốt cho những kiếp về sau

nhưng tu sửa , giữ giới chỉ ngăn cái thân và khẩu thôi , còn cái ý thì phải có định mới ngăn chặn , còn muốn ý thanh tịnh (diệt cái gốc  của ý) thì phải thiền tập ... ngồi thiền là thiền diện sâu  (diệt tập khí lâu đời trỗi lên khi tâm lắng đọng) và sống chánh niệm là thiền diện rộng , tập cho ta thấy ra bản chất thật của thân và tâm
Reply
[Image: 260402918_235050252089179_25948735328649...e=61BE5D3F]
Reply
(2021-12-15, 10:08 AM)abc Wrote: [Image: 260402918_235050252089179_25948735328649...e=61BE5D3F]

Tấm hình của Sư Kim Triệu này chụp hồi nào vậy, bác abc ?  

Theo wikipedia, Ngài sinh vào ngày 5 tháng 12 năm 1930, Ngài đã 92 tuổi rồi .

Hòa Thượng Khippapanno Kim Triệu


Đôi dòng giới thiệu

[Image: Su-Kim-Trieu.jpg]

Thiền Sư Kim Triệu cắt bánh nhân dịp sinh nhật 92 tuổi

Thiền sư Khippapanno Kim Triệu sanh tại làng Phương Thạnh, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam vào ngày 5 tháng 12, năm 1930. Từ lúc tuổi thơ, Ngài đã được cụ bà thân sinh có nhiều đạo tâm thường dẫn đi chùa và khuyến khích làm quen với nếp sống ở chùa. Nhưng chẳng may Cụ Bà qua đời vào năm Ngài vừa lên chín, rồi vài năm sau, lúc Ngài được mười hai tuổi, Cụ Ông cũng mãn phần.

Ngài Kim Triệu xuất gia Sa-di lúc được 17 tuổi, và từ lúc bấy giờ đã có ý thích tìm hiểu và học tiếng Pàli, nghĩ rằng đó là ngôn ngữ mà chính Đức Phật đã dùng để truyền bá Giáo Pháp. Vào năm 1949, ngày 11 tháng 5, Ngài thọ Cụ Túc Giới, xuất gia Tỳ-khưu tại Cao Quý Tự, Phương Thạnh, Trà Vinh (lúc bấy giờ đổi tên là Vĩnh Bình). Thầy Bổn sư cho Pháp Danh là Khippa-Panno (có nghĩa là Thiện Trí hay Tốc Trí), thường được gọi là Sư Panno, hoặc Sư Kim Triệu.

Năm 1950, Ngài học đạo tại chùa Giác Quang, Bình Đông, Chợ Lớn, và năm 1956 nhập Hạ tại Kỳ Viên Tự, Bàn Cờ, Sàigòn.

Năm 1957, Ngài học Pàli và giáo lý tại Chùa Tam Bảo Tự, do Ngài Đại Đức Giới Nghiêm và Ngài Đại Đức Shanti Bhadra, người Tích Lan hướng dẫn.

Năm 1958, Ngài Đại Đức Giới Nghiêm, lúc bấy giờ là Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam, phái Ngài đến chùa Phước Quang, Bình Định, dạy đạo. Cũng như ở các nơi khác, Ngài luôn luôn hợp tác với chư vị thiện tín địa phương thành lập đoàn Nhi Đồng, dạy kinh điển và giáo lý cho trẻ em.

Vào cuối năm 1958, nhân dịp Phật Học Viện Pháp Quang, Gia Định, khai giảng lớp Giáo Lý và Pàli, Ngài trở về tu học, nhận bằng cấp danh dự Sơ Đẳng Pàli và bằng cấp Trung Đẳng Phật Học, và lưu lại đây phụ dạy văn phạm Pàli và kinh kệ.


Từ năm 1962 đến năm 1964, Ngài tu học tại chùa Bửu Quang, xã Tam Bình, quận Thủ Đức. Năm 1964, Ngài được Viện Đại Học Nalanda, Ấn Độ, cấp học bổng đi tu học với nhiều giáo sư Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện. Đến năm 1970, Ngài đỗ bằng Pàli Acharya (giáo sư dạy môn Pali), bằng B.A. Phật Học, và bằng M.A. Pàli. Sau đó, Ngài theo học lớp Cổ Sử Ấn Độ tại Đại Học Maghadh.

Năm 1974, Ngài sang Thái Lan hành đạo 6 tháng. Năm 1975, một người Phật tử Mỹ tên Larry Gregory cung thỉnh Ngài sang Nepal, gần thành phố Kathmandu, dạy 7 khóa thiền trong thời gian 7 tháng. Năm 1979, Ngài trở lại đây lần thứ hai để mở một khóa hành đạo 10 ngày.

Từ năm 1975 đến năm 1979, trong hai nhiệm kỳ với nhiệm vụ phụ tá Tổng Thư Ký Trung Tâm Thiền Định Quốc Tế tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ngài phụ giúp việc xây cất Trung Tâm. Vào năm 1978, Ngài theo học đạo và hành thiền tại Bồ Đề Đạo Tràng và Pondichery với Ngài Tuang Pulu Kaba Aye Sàyadaw, một vị cao tăng người Miến Điện. Trong hai năm 1978-1979, Ngài nhập hạ tại Asoka Mission Vihara, New Delhi và trong thời gian này, tiếp tay với hội Phật Tử Việt Mỹ tại Hoa Thịnh Đốn, cứu trợ đồng hương tại Ấn Độ.

Vào tháng 7 năm 1980, Ngài sang Ngưỡng Quang (Miến Điện) thực hành pháp Tứ Niệm Xứ trong sáu tháng dưới sự hướng dẫn của Ngài Đại Đức Mahasi Sàyadaw, và gặt hái nhiều thành quả khả quan.

Từ năm 1976, theo sự khuyến khích của Ngài Đại Đức Ghosananda, Ngài Kim Triệu theo học với nhiều vị Thiền Sư nổi tiếng tại Ấn Độ như Ngài Shree Acharya Anagarika Munindra, Ngài Goenkar, Ngài Rastrapal, Ngài Tuang Pulu Kaba Aye Sàyadaw, và sau cùng sang Miến Điện được duyên lành thọ huấn với Ngài Mahasi Sàyadaw.

Theo lời mời của Cụ Bà Lê Thành Nghiệm, Hội Trưởng Hội Phật Tử Việt Mỹ tại Hoa Thịnh Đốn, Ngài Kim Triệu sang Mỹ vào năm 1981 và lưu ngụ tại Chùa Kỳ Viên, Hoa Thịnh Đốn. Tại nơi đây, từ năm 1982 đến nay, ngoài những buổi lễ hàng tuần và những buổi thiền tập theo nghi thức thường lệ, mỗi mùa — Xuân, Hạ, Thu, Đông — Ngài Thiền Sư Kim Triệu mở một khóa thiền 10 ngày.

Các chùa ở tiểu bang khác, tùy duyên, cũng thỉnh Ngài đến hướng dẫn những khóa thiền như: Chùa Pháp Vân, Pomona, CA; chùa Lake Wood (người Cam Bốt), Long Beach, CA; Tu Viện Kim Sơn, CA; chùa Veluvana, AL; chùa Taung Pulu Kaba Aye (người Miến Điện), CA; Chùa Phật Ân, MN; Như Lai Thiền Viện, San Jose, CA; v.v… Các nhóm Phật tử đó đây thỉnh thoảng cũng cung thỉnh Ngài đến dạy thiền.

Trong những năm 1990-1992, chùa Phật Bảo tại Savigny-Sur-Orge, Pháp, Thích Ca Thiền Viện tại Saint Agnan, Pháp, các nhóm Phật tử tại Paris và các vùng phụ cận, cung thỉnh Ngài Kim Triệu sang Pháp mở những khóa thiền.

Năm 1994, nhân dịp cung nghinh Tam Tạng Kinh về Pháp Bảo Tự, Mỹ Tho, Việt Nam, theo lời thỉnh cầu của vị Viện Chủ Phước Sơn Thiền Viện, tỉnh Đồng Nai, Ngài hướng dẫn một khóa thiền tại đây.

Nhận thấy thành quả tốt đẹp của những khóa thiền do Ngài Khippapanno Kim Triệu hướng dẫn và nhu cầu cần được đáp ứng của đồng bào Phật Tử địa phương, vào năm 1986, quý vị Phật tử vùng California cung thỉnh Ngài đứng ra sáng lập một đạo tràng để tu tập, và ngày 15 tháng 7 năm 1988, ngôi Thích Ca Thiền Viện, Riverside, bắt đầu hoạt động. Từ đó, tại đây hằng năm, mỗi mùa đều có một khóa thiền.

Vào năm 2017, quý vị Phật tử vùng bắc California, San Jose, cung thỉnh Ngài lãnh đạo tinh thần để sáng lập Tháp Hòa Bình. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2019, với sự hiện diện chúc phúc của Ngài, lễ khánh thành thiền đường đã được hoàn thành viên mãn.  Tháp Hòa Bình là nơi sinh hoạt Phật Pháp và thiền tập tứ niệm xứ hàng tuần cho quý Phật tử vùng bắc Cali.

Nguồn: Thích Ca Thiền Viện
Reply
(2021-12-15, 09:57 AM)abc Wrote: Bạn LTP,

Sư trả lời theo cách nhìn tổng quan về nghiệp, chúng ta có vô số nghiệp quá khứ (đã) và vẫn còn đang tạo nghiệp

cho nên tạo nghiệp thiện mọi lúc và mọi nơi , lâu ngày thì cái vốn nghiệp sẽ từ từ thay đổi

câu hỏi của vị Phật tử đó không ám chỉ về cực trọng nghiệp , nếu là cực trọng nghiệp thì ngay sau khi chết nó (cá cực trọng nghiệp) nó lôi mình đi cái vèo cho dù có nỗ lực đi chăng nữa , nhưng cái nổ lực đó sẽ là tiền đề tốt cho những kiếp về sau

nhưng tu sửa , giữ giới chỉ ngăn cái thân và khẩu thôi , còn cái ý thì phải có định mới ngăn chặn , còn muốn ý thanh tịnh (diệt cái gốc  của ý) thì phải thiền tập ... ngồi thiền là thiền diện sâu  (diệt tập khí lâu đời trỗi lên khi tâm lắng đọng) và sống chánh niệm là thiền diện rộng , tập cho ta thấy ra bản chất thật của thân và tâm

Một ánh dương quang đem lại hy vọng:

Làm nghiệp xấu thì mình bị đọa, nhưng nếu trước khi và sau khi làm tội lỗi mà mình thường sống với tâm lành thì thời gian mình bị đọa sẽ ngắn lại, vì mình vốn dĩ không hợp với cảnh giới đó. 

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=uExsol2zB_o&abt=Th%C6%B0%E1%BB%9Dng+C%E1%BA%ADn+Y+Duy%C3%AAn
Reply