Chương Trình 30/4 : Hoài Niệm Việt Nam
[Image: Thank-you.png]
Cô chủ nhà Vườn Hoa Việt  ♪♫

Reply
"Ừ thì thôi ! Về lại đời tôi. Về tìm đôi chút, chút tim yêu nào chưa dành cho anh" diễn tả tâm trạng của nguời vợ ở lại Việt Nam,  sao bao nhiêu năm chờ đợi tin tức của chồng mình, nguời đã vuợt biển đi tìm tự do. Anh phải bỏ đi thắp lên ngọn lửa hy vong. Anh phải bỏ đi, để em còn sống.

Tiếng hát đầy cảm xúc của Huơng Khuya sẽ đến với chuơng trình 
qua tác phẩm Ừ Thì Thôisáng tác của Thái Uy.

[Image: UTT.jpg]
Cô chủ nhà Vườn Hoa Việt  ♪♫

Reply
(2021-05-02, 01:38 AM)Tàu Hũ Wrote: Wow , giọng đọc intro hay quá   Tulip4

Tèo thì khỏi nói hát hay

thiếu úy Tèo đọc cho mộng Kỳ Rollin
Reply
(2021-05-02, 08:09 AM)Autumn Breeze Wrote: "Ừ thì thôi ! Về lại đời tôi. Về tìm đôi chút, chút tim yêu nào chưa dành cho anh" diễn tả tâm trạng của nguời vợ ở lại Việt Nam,  sao bao nhiêu năm chờ đợi tin tức của chồng mình, nguời đã vuợt biển đi tìm tự do. Anh phải bỏ đi thắp lên ngọn lửa hy vong. Anh phải bỏ đi, để em còn sống.

Tiếng hát đầy cảm xúc của Huơng Khuya sẽ đến với chuơng trình 
qua tác phẩm Ừ Thì Thôisáng tác của Thái Uy.

[Image: UTT.jpg]

gia đình mình may mắn vượt biên và thành công tìm được tự do . không biết cảm giác Mẹ xa con , vợ xa chồng , con xa cha , gia đình chia rẽ , rồi chờ đơi tin tức ...... chắc chắn xót xa lắm .
Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam ...

Reply
Heart 
(2021-05-01, 02:36 PM)9Black Rose Wrote: Chiến chinh, cách xa là chiếc lăng kính lọc trong mầu thủy chung cho mối tình lứa đôi. Câu chuyện tình yêu đầy đau thương và nước mắt của Thiếu Úy Hoàng Châu và cô giáo Mộng Thường đã được nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiên Thanh cũng là người bạn thuở nhỏ của Thiếu Úy Hoàng Châu kể lại qua nhạc phẩm Chuyện Tình Mộng Thường, mối tình của trai tiền tuyến, gái hậu phương.


Cả hai yêu nhau được ba năm, mà chỉ gần nhau trong ngắn ngủi trong những ngày phép vội vàng của người lính chiến. Chiến chinh, cách xa là chiếc lăng kính lọc trong mầu thủy chung cho mối tình lứa đôi. Khói thuốc, giao thông hào, những đêm nhìn hỏa châu rơi không làm cho Phạm Thái tránh được những bồi hồi vọng tưởng đến người yêu ở phương trời xa đèn màu giăng mắc. Tình yêu của hai người được nấu chin bằng những giấc mộng êm đềm, nằm gối tay nghìn trùng xa cách. Tình yêu của hai người vẫn là mầu hồng của áo cưới qua những cách thư chim nhạn đi về.

Chàng trai gió sương hẹn cô giáo Mộng Thường mùa Xuân năm tới sẽ đốt pháo rước dâu. Sau ngày vui đám hỏi, Hoàng Châu trở ra mặt trận, vùng địa cầu giới tuyến. Lúc đó mức độ tàn khốc của chiến trường càng ngày càng gia tăng mãnh liệt. Hoàng Châu hiên ngang dũng cảm chiến đấu bất chấp mọi hiểm nguy, chàng được thượng cấp báo tin khen thưởng thăng cấp “Trung uý” tại mặt trận. Trước tin này, Mộng Thường mừng vui vì người chồng sắp cưới. Nàng sắp xếp công việc, xin phép đến mặt trận để dự lễ thăng cấp của Hoàng Châu. Trên chuyến xe đò định mệnh chưa kịp đến với người yêu, một quả mìn ác động đã nổ tung, cắt ngang tình đôi lứa.

Đứt ruột, đau đớn trước bi thảm kịch này, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh kể thành nhạc khúc “Tình Thiên Thu”, và câu chuyện này “Tình Thiên Thu” sẽ được kể lại ngày hôm nay qua hai nhạc phẩm tiếp nối, “Làm Thơ Tình Em Đọc” và “Chuyện Tình Mộng Thường ". Xin mời các bạn thưởng thức phần trình diễn của hai tiếng hát nồng nàn tha thiết của TèoLục Tuyết Kỳ.

[Image: lam-tho-tinh-em-doc.jpg]

[Image: photostudio-1617038389064.png]
 
love Tulip4 Heavy-black-heart4 Tulip4 Heavy-black-heart4 Tulip4 love
Reply
Clap Clap Clap  Ok-sign-smiley-emoticon Ok-sign-smiley-emoticon Ok-sign-smiley-emoticon

Chủ nhật uống cà phê và nghe nhạc thì còn gì bằng !! Thank you  Please Please





[Image: unnamed.gif]

Reply
KBC là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa, là từ viết tắt từ “ KHU BƯU CHÍNH ” . Số KBC được xem như một “ số nhà ” của những người lính, dù họ có đi hành quân ở bất kỳ đâu thì cũng có thể nhận được thư hoặc bưu kiện. Tác phẩm Viết Từ KBC , tràn đầy ý nghĩa khi ca từ nói lên phần tâm trạng giấu kín của người lính cнιếɴ nhớ người yêu da diết, trong cuồng quay của cнιếɴ sự, anh nghĩ về đời lính trong thực tại, tâm tư cũng như đến tương lai . Chưa biết ngày “ mai ” của người lính sẽ còn bao lâu, nhưng anh vẫn mong một lễ cưới ngọt ngào, cùng nắm tay người yêu đi đến cuối bến bờ của hạnh phúc, sống trọn vẹn một kiếp người hào hùng nhưng cũng đáng yêu.

Từ KBC viết gửi về em
Riêng tặng người yêu nụ hôn thương mến
Mai anh về kể chuyện nhà binh
Lính xa nhà nhớ cô nhân tình
Chuyện vui ngày cưới đôi mình

Trở lại với các bạn là tiếng hát của anh Tèo và tác phẩm Viết Từ KBC của Mạc Phong Linh và Hoàng Minh .

[Image: photostudio-1617081169538.png]
Cô chủ nhà Vườn Hoa Việt  ♪♫

Reply
Đầu thập niên 80 khi những người di tản năm 1975 tạm ổn định cuộc sống nơi xứ người và những người vượt biển mới định cư dành dụm tiền bạc để mua những thùng quà gởi về cho thân nhân đang đói khổ tại quê nhà thì ca khúc Một Chút Quà Cho Quê Hương ra đời làm rung động hàng triệu trái tim từ trong nước cho đến ngoài nước


Gởi về Việt Nam khúc hát ân cần
Xin chút yên lành trong giấc ngủ da vàng

Âm nhạc Việt Nam có rất nhiều nhạc sĩ, có cả trăm nhạc phẩm đi vào lòng người nghe thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều thời đại. Lịch sử thuyền nhân Việt Nam với “bầy chim bỏ xứ” có nhiều chuyện lấy được nước mắt của những người cứng rắn nhất nhưng chắc là không có một nhạc sĩ nào – ở tuổi trên dưới hai mươi – viết được như nhạc sỉ Việt Dzũng với hai tác phẩm : " Một Chút Quà Cho Quê Hương”, và “Tình Ca Cho Nguyễn Thị Saigon”.

Ước mong Huỳnh Thị Hy Vọng, cùng với Trần Thị Thương Nhớ, Nguyễn Thị Sài Gòn, Lê Văn Lưu Vong… biết con đường phải đi để đưa Việt Nam trở lại với vị trí “ Minh Châu Trời Ðông”.

30 Tháng Tư đã vừa về, những ca khúc tị nạn, vượt biển, thương nhớ Sài Gòn, đấu tranh cho quê hương được hát khắp nơi ở hải ngoại. Một trong những bài hát phổ biến nhất trong dòng nhạc lưu vong là Một Chút Quà Cho Quê Hương của nhạc sĩ Việt Dzũng , Lục Tuyết Kỳ sẽ mang đến tới các bạn .


[Image: photostudio-1617340978633.png]
Reply
(2021-04-26, 03:23 PM)Dược Tuệ Wrote: Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa...

Màu tím hoa sim là một bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Hữu Loan, được sáng tác năm 1949 tại Thanh Hóa, vào thời điểm được cho là sau khi người vợ đầu tiên của tác giả qua đời.


Bài thơ xuất hiện đầu tiên trên tờ Trăm Hoa của Nguyễn Bính. Thơ nói về một cuộc tình đau khổ trong chiến tranh, với nhân vật chính là một người lính và một cô thiếu nữ. Họ yêu nhau, cưới nhau, trước khi chia tay nhau để anh lính đi ra trận. Anh vẫn thường lo lắng nếu như mình bỏ mạng nơi chiến trường thì thương cho người vợ, thế nhưng vào cái ngày anh trở về với niềm háo hức, thì nghe tin vợ đã mất. Rồi anh lại ra đi. Trên con đường hành quân, qua những đồi sim tím, hình bóng của người vợ nhỏ vẫn vang về đâu đó.

Bài thơ Màu Tím Hoa Sim được nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc với tác phẩm "Chuyện Hoa Sim". Thân mời các bạn thưởng thức tiếng hát của Hoa Mắc Cỡ .


[Image: IMG-1617238236107.png]


Hôm nay có thời gian và ghé vào tò mò nghe thử những giọng ca mới toanh của CT 4/30; đã nghe xong vài giọng ca nữ, một giọng nam. Các bạn hát hay, đầy tính nghệ thuật. Và anatta có chút để ý đến bài hát giai điệu Bolero, Chuyện Hoa Sim, do chi em bạn của Autumn Breeze là hoa mắc cỡ trình bày. HMC bài này rất hay, nghe bùi ngùi, đậm đà chất điệu Bolero. Ở VB này đã có một nữ hoàng Bolero rồi, và hôm nay VB có thêm một nữ... tướng Bolero nữa. :)

Musical-note_1f3b5
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
Cam on ban anatta Thankyou
Xin cho một chút nắng vàng
Tình hoa dịu ngọt gửi chàng tình thơ
Reply
Vũ Thành là một nhạc sĩ nổi tiếng của miền Nam trước năm 1975. Trong nền Tân nhạc Việt Nam người ta có thể xếp nhạc Vũ Thành và Dương Thiệu Tước vào dòng nhạc quý phái. Với bản chất lãng mạn, Vũ Thành không viết gì khác ngoài tình ca. Nhưng nghe nhạc ông, người ta còn nhận ra một điều khác nữa: Ông là một người rất nặng lòng với quê hương. Dù ông có nói tới bất cứ điều gì trong nhạc của mình, cái nỗi tư hương ấy vẫn bàng bạc ở khắp nơi.


Lìa xa thành đô yêu dấu, một sớm khi heo may về
Lòng khách tha hương vương sầu thương
Nhìn “em” mờ trong mây khói, bước đi nhưng chưa nỡ rời
Lệ sầu tràn mi, đượm men cay đắng biệt ly


Nhạc sĩ Vũ Thành, tác giả ca khúc nổi tiếng “Giấc mơ hồi hương”, tiêu biểu cho tâm tư sâu kín của hơn một triệu người di cư từ miền Bắc vào Nam. Có thể nhiều người đã từng nghe qua ca khúc này, nhưng không nhiều người lắm biết tên tác giả.  Trong những bài hát của ông, Vũ Thành chả bao giờ dùng chữ ‘em’ khi nói đến hình ảnh một người con gái. Chữ ‘em’ hiếm hoi mà ông xử dụng thì lại để chỉ… Hà Nội, trong bài ‘Giấc mơ hồi hương’! Vũ Thành là người đầu tiên gọi Hà Nội bằng tiếng “em” ngọt ngào, êm dịu. " ...Nghẹn ngào thương nhớ “em” Hà Nội ơi ". Cho tới khi ông  từ trần năm 1987, chưa một lần “giấc mơ hồi hương” của ông trở thành sự thật! Nhưng, bằng cách riêng, “Giấc mơ hồi hương” đứa con tinh thần của Vũ Thành, đã về và ở lại quê hương, vì giá trị nghệ thuật cũng như tấm lòng thương nhớ quê nhà, vằng vặc tựa trăng sao của ông.

Mời các bạn cùng Lê Thi cùng cố nhạc sĩ Vũ Thành mơ lại  Giấc Mơ Hồi Hương.



Cô chủ nhà Vườn Hoa Việt  ♪♫

Reply
Sau năm 1975 hàng loạt thuyền nhân Việt Nam bỏ nước ra đi đã góp vào trang sử lưu vong của thế giới một chương mới mang tên Thuyền nhân Việt Nam. Vượt qua bão tố, thần chết và chia ly để rồi khi đến được bến bờ tự do những con người khốn khổ ấy lại đối diện với một bất hạnh khác, bất hạnh của kẻ lưu vong không biết bao giờ trở lại quê hương .

Tôi đã đi, tôi vẫn đi mãi biết bao giờ trở lại
Sàigòn ơi, sao em còn mãi trong tim tôi
Ôi những con đường ngày nào còn nghe lá rơi
Nụ cười còn tươi nét môi
Hay áo mầu phai úa rồi

Cả một khung trời kỷ niệm với bao ước mơ đã bị bỏ lại sau lưng đầy nuối tiếc..." Tôi đã đi, tôi vẫn đi mãi biết bao giờ trở lại." Tác phẩm Biết Bao Giờ Trở Lại, nhạc sỉ Ngô Thuỵ  Miên sáng tác, thân mời các bạn đón nghe tiếng hát của anh Vô Danh .

[Image: BBGTL.jpg]

Tôi vẫn tin, tôi vẫn tin mãi sẽ có ngày trở lại
Để cùng em rong chơi tìm những cánh sao rơi
Cho tiếng hát buồn ngày nào nhịp vang phố vui
Nụ cười về trên nét môi
Hạnh phúc tôi, một góc trời...
Cô chủ nhà Vườn Hoa Việt  ♪♫

Reply
(2021-05-01, 02:36 PM)Black Rose Wrote: Chiến chinh, cách xa là chiếc lăng kính lọc trong mầu thủy chung cho mối tình lứa đôi. Câu chuyện tình yêu đầy đau thương và nước mắt của Thiếu Úy Hoàng Châu và cô giáo Mộng Thường đã được nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiên Thanh cũng là người bạn thuở nhỏ của Thiếu Úy Hoàng Châu kể lại qua nhạc phẩm Chuyện Tình Mộng Thường, mối tình của trai tiền tuyến, gái hậu phương.


Cả hai yêu nhau được ba năm, mà chỉ gần nhau trong ngắn ngủi trong những ngày phép vội vàng của người lính chiến. Chiến chinh, cách xa là chiếc lăng kính lọc trong mầu thủy chung cho mối tình lứa đôi. Khói thuốc, giao thông hào, những đêm nhìn hỏa châu rơi không làm cho Phạm Thái tránh được những bồi hồi vọng tưởng đến người yêu ở phương trời xa đèn màu giăng mắc. Tình yêu của hai người được nấu chin bằng những giấc mộng êm đềm, nằm gối tay nghìn trùng xa cách. Tình yêu của hai người vẫn là mầu hồng của áo cưới qua những cách thư chim nhạn đi về.

Chàng trai gió sương hẹn cô giáo Mộng Thường mùa Xuân năm tới sẽ đốt pháo rước dâu. Sau ngày vui đám hỏi, Hoàng Châu trở ra mặt trận, vùng địa cầu giới tuyến. Lúc đó mức độ tàn khốc của chiến trường càng ngày càng gia tăng mãnh liệt. Hoàng Châu hiên ngang dũng cảm chiến đấu bất chấp mọi hiểm nguy, chàng được thượng cấp báo tin khen thưởng thăng cấp “Trung uý” tại mặt trận. Trước tin này, Mộng Thường mừng vui vì người chồng sắp cưới. Nàng sắp xếp công việc, xin phép đến mặt trận để dự lễ thăng cấp của Hoàng Châu. Trên chuyến xe đò định mệnh chưa kịp đến với người yêu, một quả mìn ác động đã nổ tung, cắt ngang tình đôi lứa.

Đứt ruột, đau đớn trước bi thảm kịch này, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh kể thành nhạc khúc “Tình Thiên Thu”, và câu chuyện này “Tình Thiên Thu” sẽ được kể lại ngày hôm nay qua hai nhạc phẩm tiếp nối, “Làm Thơ Tình Em Đọc” và “Chuyện Tình Mộng Thường ". Xin mời các bạn thưởng thức phần trình diễn của hai tiếng hát nồng nàn tha thiết của TèoLục Tuyết Kỳ.

[Image: lam-tho-tinh-em-doc.jpg]

[Image: photostudio-1617038389064.png]

Hai ca sĩ Tèo & LTK hát hay!  Thankyou Thumbs-up4 Anh hai khoái nhất là câu cuối cùng của bản Chuyện Tình Mộng Thường do em Tèo thét lên tên người yêu trong tuyệt vọng.  “Em! Mộng Thườnggggggggg....”  Rồi sau đó em Tèo khóc một cách tức tửi. Anh hai cảm thấy đao lòng thiệt đó.  Hì hì...hì hì.   Cheering-clapping-smiley-emoticon

Reply
Nói đến Phong trào Hưng Ca Việt Nam khởi xuớng vào giữa thập niên 80, không ai không biết đến tên của Nguyệt Ánh, Việt Dzũng, Châu Đình An, Phan Ni Tấn, và một số nhân vật khác . Biết nhau từ 1978, Việt Dzũng và Nguyệt Ánh đã nhanh chóng trở thành những người tâm đầu ý hợp về các sinh hoạt văn nghệ, cùng chí hướng tranh đấu về tự do, nhân quyền cho Việt Nam . Cùng với một số người trong nhóm, họ đi các nước khác ở Âu chầu để phát động phong trào Hưng Ca qua những bài ca đấu tranh, trước tình trạng của đồng bào ở quê nhà, một chế độ thẳng tay đành áp mọi tiếng nói đòi hỏi Nhân quyền, Dân chủ, Tự do . Ngoài việc sát cánh với các hội đoàn và tổ chức cộng đồng trong công cuộc đó, các anh chị em thành viên và cảm tình viên của Hưng Ca còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội , trong đó có chiến dịch "Cứu Người Biển Đông" .

Là môt nhạc sĩ và cũng là ca sĩ, Nguyệt Ánh đã sáng tác những ca khúc nhằm phục vụ cho phong trào . Bà là tác giả của nhiều ca khúc đấu tranh như : Anh Vẫn Mơ Một Ngày Về, Cái Cò, Bài Ca Hội Ngộ, Một Lần Đi, Mưa Sàigon Còn Buồn Không Em, v.v...  

 Em vẫn mơ một ngày nào 
Quê dấu yêu không cộng thù
Trên đường mòn, sau cơn mưa chiều,
Anh ôm đàn dìu em đi dưới trăng.
 
Tác giả mở đầu bài hát bằng một giấc mơ: một ngày nào đó mảnh đất thân yêu của chúng ta không còn cộng sản, hai tình nhân cùng đi dưới ánh trăng với cây đàn trong tay . Sau khi vẽ ra một viễn cảnh về độc lập, bài hát chuyển qua cuộc sống hôn nhân lấy gia đình và con cái làm nền tảng, chung thuỷ cho đến răng long, đầu bạc . Tiếp sau đó là hình ảnh của những đứa trẻ, cộng với sự kế thừa của dân tộc Việt Nam mà cha mẹ chúng đã chiến đấu một cách tự hào .
 
Con thơ ngoan hiền, ê a đánh vần
Vê en Nờ là Việt Nam kiêu hùng
 
Ca từ quyết đoán, nhịp điệu nhịp nhàng, ca khúc đã mang lại cho chúng ta một giấc mơ về một Việt Nam thịnh vượng và không còn cộng sản, nói lên tinh thần dân tộc của những người tị nạn khắp nơi . Mời các bạn thưởng thức nhạc phẩm Em Vẫn Mơ Một Ngày Về của ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh qua tiếng hát của Rosie .

[Image: EVMMNV.jpg]

Em vẫn mơ một ngày nào anh với em chung tình bạc đầu.
Trên quê hương nghèo. Trong khu rừng già.
Trước mái nhà cờ vàng bay phất phơ
Reply
Để kết thúc Chương Trình Hoài Niêm Việt Nam 2021, mời các bạn đón nghe hùng ca Việt Nam, Việt Nam của cố nhạc sĩ Phạm Duy qua sự góp mặt của các thành viên trong Ban Tổ Chức và sự đóng góp đặc biệt của Lưu Ly Phố .




[Image: VN-VN-2.gif]
Reply