Góc Nợ...
(2020-07-27, 08:51 PM)lãng Wrote: Mài không đi tau bóp cổ mài đó Đạn  Grinning-face-with-smiling-eyes4

Nghe nó hù sợ thiệt. Sợ nó chết thì có. Tướng có chút béo, ốm nhom mà bày đặt hù tau hả mậy?.  Grinning-face-with-smiling-eyes4

Ô kê con gà đen cô Lưu Ly, cứ ghi ra hết những địa điểm cần thiết đi, tui sẽ đi một lần luôn. Hành trình có thể là từ ngã tư Xóm Gà đi về hướng Gò Vấp. 

Tui còn nhớ ở ngã tư Xóm Gà có cái bót Cảnh Sát tên Nguyễn Văn Gập, hồi đó có mấy bà sư đi biểu tình, Cảnh Sát họ kéo hàng rào thép gai chặn lại, phía tay trái có trường tiểu học tư thục Tân Phương,mấy bả mà biểu tình là học sinh được nghỉ học. Đi về hướng Đông Nhì có chùa Dược Sư rồi đến rạp ciné Đông Nhì, sau đó đổi thành rạp Lạc Xuân, giờ thành nhà sách rồi thì phải.

Chợ Gò Vấp giờ vẫn còn y nguyên, hai bên đường vẫn tấp nập cảnh mua bán, có khi người ta còn tràn ra đường kẹt xe gần chết. Trường Don Bosco là nơi ngày xưa tui theo ông anh thứ Sáu của tui đi trình diện học tập, anh ý là Trung Úy Biệt Kích Dù, cỡ ấy mà đi chắc mút chỉ cà tha. Ảnh giả điên, tịnh khẩu, không nói không rằng từ ngày về nhà đến lúc đi trình diện, liên lạc với nhau bằng cách bút đàm, ai hỏi gì ảnh nghe rồi viết ra mà trả lời. Họ nhốt anh ở Tổng Y Viện Cộng Hòa, dĩ nhiên không phải để chữa trị gì rồi. Ròng rã ba tháng mà ảnh không thèm rên la nửa lời, cuối cùng chán quá họ cho về nhà với cái giấy chứng nhận Tâm thần phân liệt, được hoãn học tập.  Crying-face4
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ...
Reply
(2020-07-27, 09:25 PM)Ngại đạn. Wrote: Nghe nó hù sợ thiệt. Sợ nó chết thì có. Tướng có chút béo, ốm nhom mà bày đặt hù tau hả mậy?.  Grinning-face-with-smiling-eyes4

Ô kê con gà đen cô Lưu Ly, cứ ghi ra hết những địa điểm cần thiết đi, tui sẽ đi một lần luôn. Hành trình có thể là từ ngã tư Xóm Gà đi về hướng Gò Vấp. 

Tui còn nhớ ở ngã tư Xóm Gà có cái bót Cảnh Sát tên Nguyễn Văn Gập, hồi đó có mấy bà sư đi biểu tình, Cảnh Sát họ kéo hàng rào thép gai chặn lại, phía tay trái có trường tiểu học tư thục Tân Phương,mấy bả mà biểu tình là học sinh được nghỉ học. Đi về hướng Đông Nhì có chùa Dược Sư rồi đến rạp ciné Đông Nhì, sau đó đổi thành rạp Lạc Xuân, giờ thành nhà sách rồi thì phải.

Chợ Gò Vấp giờ vẫn còn y nguyên, hai bên đường vẫn tấp nập cảnh mua bán, có khi người ta còn tràn ra đường kẹt xe gần chết. Trường Don Bosco là nơi ngày xưa tui theo ông anh thứ Sáu của tui đi trình diện học tập, anh ý là Trung Úy Biệt Kích Dù, cỡ ấy mà đi chắc mút chỉ cà tha. Ảnh giả điên, tịnh khẩu, không nói không rằng từ ngày về nhà đến lúc đi trình diện, liên lạc với nhau bằng cách bút đàm, ai hỏi gì ảnh nghe rồi viết ra mà trả lời. Họ nhốt anh ở Tổng Y Viện Cộng Hòa, dĩ nhiên không phải để chữa trị gì rồi. Ròng rã ba tháng mà ảnh không thèm rên la nửa lời, cuối cùng chán quá họ cho về nhà với cái giấy chứng nhận Tâm thần phân liệt, được hoãn học tập.  Crying-face4

Vậy rốt cuộc người anh của anh Đạn là hoãn thôi, sau cùng vẫn phải đi học tập?! 

Dạ, LL đang cố gắng quay "bộ nhớ" xem còn nhớ đúng nơi hay không nè anh Đạn  Wink  

Ngã tư Xóm Gà, chắc gần chợ Cây Thị (?), LL chỉ còn nhớ tên chứ lục tung ngăn ký ức thì trắng xoá nhiều rồi. Từ đó đi lên thì là rạp Đông Nhì (rạp này chỉ có diễn tuồng cải lương ), chùa Dược Sư ( nhớ tên chứ hong nhớ đoạn nào nữa :( ).....Rồi từ từ đi lên là chợ Gò Vấp. Rạp Lạc Xuân là chiếu phim đó anh. Chỗ đó cách nhà cũ của LL không xa lắm. Có chùa Bà của người tàu nữa....rồi đi lên tiếp là ngã năm chuồng chó. Nhưng xa lắm rồi..., thôi anh cho xin chỗ từ Xóm Gà như anh nói và ngay chợ Gò Vấp, và nếu tiện thì là trường Sao Mai (cũ), sau này là Trường Sơn.  Clinking-beer-mugs4 Kaos-1
Reply
Ở Gò vấp là người tình bé bỏng mà có lần tao posted hình đó Đạn. Nàng ở gần sân đá banh Trần Phú, ngày nào tao cũng lặn lội đạp xe đi đón nàng. Ôi nhớ làm sao những ánh mắt ganh tị của mấy thằng mê nàng!!!

Reply
(2020-07-27, 11:14 PM)lưu ly phố Wrote: Vậy rốt cuộc người anh của anh Đạn là hoãn thôi, sau cùng vẫn phải đi học tập?! 

............

Good Morning cô LL và cả nhà.  Tulip4

Cảm ơn cô đã hỏi thăm anh Sáu của tui. Anh Sáu tui thật ra là con nuôi của Ba tui chứ không phải anh ruột. Khi tui sinh ra thì ảnh lớn lắm rồi. Sau này nghe Ba kể lại, hồi đó ông đóng quân ở Nha Trang, buổi tối ra ngoài khu chợ Đầm chơi, thấy hai đứa bé ôm nhau ngủ trên mấy cái sạp thịt ngoài chợ, ông kêu dậy và hỏi ai muốn đi theo ổng. Anh Sáu tui tuy nhỏ con, nhỏ tuổi hơn nhưng gan lỳ lắm, xin theo ông. Ông mang về nuôi, cho đi học và phụ giúp việc gia đình, đến năm 18 tuổi thì nằng nặc đòi đi lính, lính nào hổng đi, đi Nhảy Dù chơi vậy à. 18 năm năm lính, leo từ Binh nhì lên Trung úy, uýnh bao nhiêu trận chỉ bị thương nhẹ có hai lần. Nhắc mới nhớ, hồi đó ảnh là anh hùng dưới mắt bọn trẻ tụi tui, mỗi lần về phép với bộ đồ rằn ri láng cón, cổ đeo chiếc khăn choàng đỏ, đầu đội mũ bê-rê đỏ là con nít trong xóm bu lại xin kẹo, tui hay ra đứng trước cổng canh, thằng nào thân thân thì cho vào nhà chơi, gái nào nho nhỏ xinh xinh, dễ thương tui mới cho vào.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c  Sướng nhất là lúc anh hứa chiều dẫn đi coi phim là cả xóm lũ con nít tụi tui rần rần lên luôn. Thằng nào, em nào cũng theo nịnh tui, hứa hẹn với tui nhiều cái hấp dẫn lắm luôn, nào là mài cho tau đi với, tau sẽ cho mày bộ truyện tranh Những chuyến phiêu lưu của TinTin, nào là anh Đạn cho em theo với, em hứa thương anh trọn đời... Grinning-face-with-smiling-eyes4 . 

Buổi chiều thuê nguyên một chiếc xe lam ba bánh, anh dẫn tui và nguyên đám con nít do tui chọn lựa nhắm hướng Bà Chiểu trực chỉ. Ở đó khi ấy có ba rạp chiếu phim lớn, Đại Đồng, Cao Đồng Hưng, Huỳnh Long, thích rạp nào vào rạp đó. Mấy ông gác cổng rạp nhác thấy bóng anh là xếp re, mời ảnh và đám con nít tụi tui vào coi khỏi mua vé, có khi cha chủ rạp còn ra phát kẹo cho tụi tui. Sau này khi lớn lên, nhớ lại cái cảnh ấy, tui chả biết cha nội đó có thực lòng không hay đang rầu thúi ruột vì mất toi chục cái ghế miễn phí. Cũng đôi lúc tự hỏi như vậy có đúng không, nhưng rồi cũng không thắc mắc nữa. Người ta đã hy sinh cả một thời thanh xuân, cả một thời tuổi trẻ, cả xương cả máu của mình để chiến đấu giữ gìn sự bình yên cho cả một đất nước, cho ông chủ rạp và gia đình ông được bình yên thu tiền vé của nghìn người khác, xá gì năm mười chiếc vé xem phim mà nghĩ ngợi?. Như bây giờ, nước đã mất, rạp đã tiêu tùng, có khi nào ông ngồi tiếc chục cái vé ngày xưa hay không?.

Sau này ba tui hay kể lại, hồi đó hay giục anh lấy vợ, có gia đình riêng, anh luôn cười cười và từ chối, bảo, để từ từ, khi nào đất nước hòa bình rồi tính luôn Ba ơi. Ba tui cũng chịu thua thôi. Sau khi nhận giấy hoãn học tập, anh trở về nhà lặng lẽ sống, ngày ngày chỉ thích đi uýnh cờ tướng với mấy ông già trong xóm. Chị Bốn tui nói ảnh theo đạo Cao Đài thì phải, thấy anh thích mặc bộ bà ba nâu, tóc không cắt, để dài rồi búi thành cái củ hành sau ót, chưa thấy anh gội bao giờ. Mọi người trong xóm cũ hay gọi anh là ông Đạo Sĩ, ai cũng quý ảnh. Thời buổi khó khăn, bo bo bột mì bánh mì tổ là thực phẩm chính, mọi gánh nặng trong gia đình đều phụ thuộc vào cái nghề Nha Khoa của chị Bốn tui, tui nhớ những lúc có tiền, chị tui hay mua cho ảnh mấy con cá nục ngoài chợ Cây Quéo mang về, ảnh lui cui làm cá rồi chiên cho thật cháy, ăn ngon lành, còn cười cười hở cái răng vàng duy nhất trên miệng. Cái răng vàng ấy do chị Bốn tui trồng cho anh, bởi sau ngày trở về, việc đầu tiên chị Bốn tui làm cho ảnh là nhổ ngay cái răng cửa ấy đi rồi mang cất, có khi vui chị cho tui coi, thấy có cái lỗ nho nhỏ trên đó, hỏi anh, anh viết trả lời rằng, người ta đã tính hết rồi, lỡ nhảy toán có bị bắt thì tốt nhất nên cắn vào đó mà tự xử, bởi sống cũng bằng thừa!.

Bốn năm sau anh bệnh, bệnh nan y, ung thư xương. Những cơn đau dư chấn của ba tháng thử thách kia không làm anh gục ngã, bởi khi ấy, hết e dè, anh nói trở lại, hết giả câm như ngày xưa. Khi ấy anh hay kể cho tui nghe những cái anh đã hưởng thụ trên cuộc đời này, những gì anh đã trải qua, những lần anh chiến đấu, như có lần một trung đội của anh chơi tay bo với một đại đội địch trên một ngọn đồi heo hút gió, hai tiểu đội âm thầm leo lên, một tiểu đội lạnh lùng bay xuống từ trời, làm một cú bất ngờ cho nó chạy như vịt, như những lần gom quân nhảy toán, lãnh tiền tử trước, coi như xong một đời, sống trở về đi tiếp, chết coi như xong, nhẹ tựa lông hồng... Thương anh, chị Bốn tui hay gom ba cái ống morphine ngoài chợ trời thuốc tây Tân Định về chích cho anh bớt đau, còn có cả vĩ Binoctal cho anh uống. Ngày anh mất cũng là lúc Ba tui và người anh thứ Ba trên đường vượt biển. Đám tang anh chỉ còn Cô tui, chị Bốn tui và tui thôi. Là con trai duy nhất còn lại trong gia đình, tui đi đầu, cầm cái lư hương vừa đi vừa té vừa khóc, khóc cho anh, khóc cho một gia đình ly tán, chỉ vậy thôi là đủ khóc rồi, đúng hông???.

Rồi thì cái khu nghĩa trang nho nhỏ ấy cũng giải tỏa, chị Bốn tui trước ngày vượt biển vẫn còn kịp hốt cốt anh, cho vào cái lọ sành mang vào chùa cất, giao cho tui cái nhiệm vụ hằng năm hai lần, một lần vào tháng 7 âm lịch, một lần vào tiết Thanh Minh phải đến thăm anh, mang theo cái khăn sạch lau cho cái cốt ấy sạch sẽ, coi như lau mình anh vậy. Sau này nhắm không yên với cái chùa ấy, tui xin phép Anh Chị tui mang anh về nhà thờ Tộc, gì thì gì, gia đình lúc nào cũng tốt hơn ở ngoài. Chỉ khi mang anh về với gia tộc mình, tui mới yên lòng, coi như đã đưa anh về với lòng đất Mẹ vậy...


Một lần nữa cảm ơn cô Luu Ly đã hỏi thăm để cho tui có dịp bộc bạch nỗi lòng mình. Cảm xúc ùa về, có dài dòng một chút cũng thông cảm hén.

Ngày mới vui vẻ.
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ...
Reply
(2020-07-27, 11:14 PM)lưu ly phố Wrote: Dạ, LL đang cố gắng quay "bộ nhớ" xem còn nhớ đúng nơi hay không nè anh Đạn  Wink  

Ngã tư Xóm Gà, chắc gần chợ Cây Thị (?), LL chỉ còn nhớ tên chứ lục tung ngăn ký ức thì trắng xoá nhiều rồi. Từ đó đi lên thì là rạp Đông Nhì (rạp này chỉ có diễn tuồng cải lương ), chùa Dược Sư ( nhớ tên chứ hong nhớ đoạn nào nữa :( ).....Rồi từ từ đi lên là chợ Gò Vấp. Rạp Lạc Xuân là chiếu phim đó anh. Chỗ đó cách nhà cũ của LL không xa lắm. Có chùa Bà của người tàu nữa....rồi đi lên tiếp là ngã năm chuồng chó. Nhưng xa lắm rồi..., thôi anh cho xin chỗ từ Xóm Gà như anh nói và ngay chợ Gò Vấp, và nếu tiện thì là trường Sao Mai (cũ), sau này là Trường Sơn.  Clinking-beer-mugs4 Kaos-1

Giờ thì vào nhiệm vụ sắp thực hiện.  Tulip4

Để tui nhắc lại cho cô Lưu Ly nhớ nha. Ngay cái ngã tư Xóm Gà, tức là giao lộ của hai con đường Lê Quang Đinh và Ngô Tùng Châu cũ, mình đứng trên đường Lê Quang Định nha, xoay lưng về hướng chợ Bà Chiểu thì sẽ hình dung ra như sau:

- Phía tay trái ngã tư đường Ngô Tùng Châu là hướng đi ra chợ Cây Quéo. Trước khi đến chợ còn có một con đường là Trần Bình Trọng, nó cũng dẫn ra ấp Đông Nhì Gò Vấp luôn. Trong ấy tui còn nhớ có một ngôi chùa là Tịnh Xá Trung Tâm, hồi đó có nhiều cha thanh niên to khỏe, hay cạo đầu trọc lóc vào đó trốn quân dịch chứ tu hành khỉ gì. Lũ con nít tụi tui buổi tối hay chơi ở ngoài, mấy chả ra ngoài không được, hay nhờ tụi tui đi mua giùm bia rượu thuốc lá, vui vui thì mua giùm ăn tiền cò, buồn buồn xách tiền đi luôn, làm gì được nhau.  Grinning-face-with-smiling-eyes4

- Phía tay phải đường Ngô Tùng Châu là hướng đi về chợ Cây Thị, cuối đường quẹo trái, có đi qua hãng nước đá, chùa Pháp Vân. Đi nữa thì ra khu Băng Ky, cầu Bình Lợi. Cầu này ngày xưa nổi tiếng là nơi mấy người thất tình nhảy cầu tự tử, nhảy em nào chết em nấy, chẳng hiểu vì sao, nhiều người bảo do nước có xoáy ngầm ở dưới, bơi giỏi cỡ nào cũng bị hút xuống dưới thì phải. Thế nên dân gian hay có câu nhảy cầu Bình Lợi đi, dành cho em nào muốn tự tử.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

- Còn đi thẳng đường Lê Quang Định là về Gò Vấp, điểm cuối là ngã Năm Chuồng Chó, gọi vậy vì ngày xưa ở đây có một trường Quân Khuyển chuyên dạy chó chiến đấu. Nơi đây còn có Tổng Y Viện Cộng Hòa, một bệnh viện Quân Đội ngày xưa, chuyên điều trị thương bệnh binh quân đội, giờ thành bệnh viện 175.

Theo hướng ngã tư thì gặp chùa Dược Sư trước, bên tay phải. Xích lên trên có một ngã ba dẫn vào chùa Già Lam, chùa Quảng Hương. Chùa Già Lam là nơi ông thi sĩ Bùi Giáng sống những ngày cuối đời. 

Tới nữa, cũng bên tay phải là rạp Đông Nhì cũ. Cô nói đúng, rạp này ngày xưa chuyên diễn cải lương, hồ quảng. Sau năm 75 thì đổi tên là Lạc Xuân, lúc đầu còn chiếu phim. Giờ nó vẫn còn, nhưng biến thành nhà sách Lạc Xuân rồi. Nếu nhớ lại thì phía đối diện rạp Đông Nhì này còn có một cái ngã ba, thuộc ấp Đông Nhì, dẫn ra ga xe lửa Xóm Thơm ngày trước. Giờ thì tất cả đã bị giải tỏa, người ta làm một con đường thật to từ sân bay Tân Sơn Nhất về hướng Thủ Đức để ra hướng quốc lộ 1 đi Biên Hòa về miền trung.

Đi tiếp sẽ gặp cầu Hang, ở dưới có đường xe lửa Nam Bắc chạy qua chứ không phải sông. Qua ngã ba bên tay trái là đường Lê Lợi, phía trước là hông trái của chợ Gò Vấp. Phía trước chợ vẫn còn ngôi chùa Bà của người Tàu, qua chợ bên tay phải có ngã ba đường Nguyễn Thái Sơn. Đi nữa là ra ngã Năm Chuồng Chó.

Cô nói nhà cũ của cô gần rạp Đông Nhì, vậy nó nằm ở đường lớn hay trong hẻm?. Phía tay trái hay tay phải?. Biết rành hơn tui chụp cho cô vài tấm coi có nhận ra hông?. Coi cho đỡ nhớ vậy thôi mà.  Smiling-face-with-halo4

Còn trường Sao Mai thì chắc chắn sẽ vào chụp rồi, trường cũ tình xưa mà, nếu có còn nhớ anh nào ngày xưa hay hát, Ly tan trường về, anh theo Lị về, chân anh lặng lề, lòng anh lức lở  thì nói luôn nha, vì thằng Lãng dấu yêu, tui chụp luôn để có cái mà so sánh, giờ thì ai đẹp hơn ai.  Biggrin
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ...
Reply
(2020-07-28, 08:08 AM)Ngại đạn. Wrote: Một lần nữa cảm ơn cô Luu Ly đã hỏi thăm để cho tui có dịp bộc bạch nỗi lòng mình. Cảm xúc ùa về, có dài dòng một chút cũng thông cảm hén.

Ngày mới vui vẻ.

Anh Ngại Đạn Hello , LL xin lỗi anh .... chỉ vì LL nhắc chữ Don Bosco mà đã vô tình làm anh ôn lại chuyện cũ. Đọc thấy nhiều cảm xúc lắm anh, buồn mênh mang cho phận người, buồn non nước bạc phần... Crying-face4

Thỉnh thoảng LL ghé vào và thấy trong "ba chàng ngự lâm" là anh Ngại Đạn viết nhiều nhất và phải nói anh viết rất hay Tulip4 , anh có nghĩ là anh gom lại những đoản văn như vậy cất thành "tạp ghi" hong? Mai mốt có khi giở ra đọc lại sẽ giật mình " ồ là mình viết đó sao?", cũng thú vị lắm anh.  Nếu để trôi trên net vậy thì hơi uổng phí...
Như sáng mở mắt, LL lướt sơ FB nếu có bài của Don Hồ hay Hoàng Mỹ Uyên hay một vài giọng văn quen thuộc nào mình thích thì thấy buổi sáng đó nhẹ nhàng hơn. Như gần đây fb có ông Jimmy Nguyen Nguyen ( ở Úc )  viết cũng vui vui...Tất nhiên còn nhiều nữa nhưng đôi khi mình không đủ thời gian đọc hết...

Bây giờ trở lại các con đường anh vừa kể. LL tạm chia ra làm 8 phần:
- Phần 1 và 2, LL chỉ nhớ tên thôi chứ hong còn nhớ cảnh ( hồi xưa lắm, độ 7 tuổi thì có ở đường Phan Văn Trị, mà ở trong hẽm sâu lận)
- Phần 3, LL biết vì có người cậu bị thương nằm ở đó (biết nhưng không có vào vì lúc đó còn nhỏ quá nên chỉ nghe người lớn nói thôi)
- Phần 4: nhắc ông Bùi Giáng thì LL nhớ, sau 75 ông ấy đi lang thang suốt trong thời gian đó, có khi ngồi phệch giữa đường cái, gần chợ..., xếp bằng nghêu ngao và các xe đi qua lại đều né ông, nhưng thời đó xe cộ còn ít.
- Phần 5: Xóm Thơm và rạp Đông Nhì thì LL nhớ rõ luôn vì được đi xem cải lương mấy lần. 
- Phần 6, 7, 8 của anh ghi vậy mà thấy... mênh mang nhen, hì!.... đường Lê Lợi hồi xưa LL vào chơi thường lắm, vì các cô bạn đa số ở đó, nhà nào cũng có mận hay trái gì nhỉ? (mận lý), ngọt ngọt, có hoa sứ, có hoa giấy đỏ nữa...., vào nghe bạn mở cải lương đĩa (nhựa),... nghe anh Đạn tả là tự dưng LL cũng ngồi nhớ lại một ít. 

Sao LL vẫn còn lướng vướng vụ rạp hát Lạc Xuân và rạp Đông Nhì là hai nè anh hihi...vì nhà LL ở giữa hai chỗ đó. Nhà đối diện chợ Gò Vấp, cảm phiền anh Đạn có thể nháy các số từ 98 -110 Gia Long được không? nếu như họ vẫn còn giữ số nhà cũ. 

Sau khi học xong ở Sao Mai thì LL học tiếp ở Chân Phước Liêm (hình như là Gò Vấp 3 thì phải).  Nhưng LL hong có nhiều kỷ niệm ở đó, nên chỉ thích lòng vòng ngay chợ và ở Sao Mai thôi.

LL cám ơn anh Đạn nhiều lắm nha. Khi nào có thời gian hẵng đi nhen anh, hong có gì gấp gáp cả.  Clinking-beer-mugs4

p.s: Hồi đó Gò Vấp có phường 5 là nhiều người Hoa nhất, trường cũ tình xưa thì ai mà không có chứ hén anh Đạn hihi, "người xưa" thì ở con đường đi về hướng ... hướng gì nè, hình như Bến Cát thì phải, nhưng chưa xuống tới đó đâu, cũng còn trên mé chợ thôi.

Chúc anh luôn vui khỏe  Kaos-1
Reply
Mèn ơi, tui cảm ơn cô không hết vì đã gợi mình nhớ về một ký ức xưa cũ, cứ tưởng là bỏ quên lâu lắm rồi thì phải. Ký ức dẫu có vui hay buồn gì đi nữa thì nó cũng đã từng hiện diện trong cuộc đời mình rồi, làm sao mà quên được, bởi quên nó đi chẳng khác gì mình đã mất gốc rồi. Cũng như ký ức về người anh của mình, với tui, tui luôn coi ảnh như người anh hùng của mình, để mỗi khi nhớ về mình luôn tự hào về anh ấy, đó là điều nên làm thôi mà.


Với Facebook thì trước có, giờ không, hết chơi ở đó rồi. Giờ vui vui viết ở đây cho đỡ buồn, lỡ có mất đi hay trôi tuột luốc xuống đáy cũng không tiếc lắm, đời mà cô, luôn chấp nhận những cái thay đổi, phải vậy thôi. Còn những cái gì mình đã ghi nhớ trong đầu thì chắc chắn mình sẽ không bao giờ quên.


Riêng cái nghi án rạp Đông Nhì và Lạc Xuân là một hay hai rạp khác nhau thì cô làm tui phân vân thiệt, lục tìm trên google thấy nói hai rạp khác nhau. Thôi để Chủ nhật này tui đi một chuyến coi sao. Cũng có khi đầu óc quá tải nên nhớ lộn. Cũng có khi bị tấn công tới tấp nên đầu óc choáng váng, quên luôn.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ...
Reply
(2020-07-28, 12:45 PM)Ngại đạn. Wrote: Với Facebook thì trước có, giờ không, hết chơi ở đó rồi. Giờ vui vui viết ở đây cho đỡ buồn, lỡ có mất đi hay trôi tuột luốc xuống đáy cũng không tiếc lắm, đời mà cô, luôn chấp nhận những cái thay đổi, phải vậy thôi. Còn những cái gì mình đã ghi nhớ trong đầu thì chắc chắn mình sẽ không bao giờ quên.

Anh sẽ vì em làm thơ... ủa lộn, làm website cho em chứa những tâm tư của em nhen Rollin

Reply
Star 
Rạp Lạc Xuân ( sau này là nhà sách Lạc Xuân) Nguyễn văn Nghi, Gò vấp.
 Rạp Đông Nhì ( sau đổi tên rạp 30/4) Lê quang Định 

Confused
Reply
(2020-07-28, 12:52 PM)Ech Wrote: Anh sẽ vì em làm thơ... ủa lộn, làm website cho em chứa những tâm tư của em nhen  Rollin

Khỏi mài, chưa nhắc đến cái vụ chở gái ngang dọc qua sân Trần Phú ngày trước là may cho mài lắm rồi.

Sân Trần Phú ngày xưa là sân vận động Gia Định, ở đó có đội bóng nổi tiếng Ngôi Sao Gia Định, có Cù Hòe, Tư Lê đá ngày xưa. Đội này sau đổi tên thành đội Euquinol, tên một loại thuốc cảm thì phải. Lúc trước còn nhỏ tau hay ra đó lượm banh, coi người ta tập, ham lắm. Sau này vẫn thường đến đó đá banh. Giờ sân đó đã mất, lấy đất xây nhà cửa bán có giá hơn rồi.

 Tau với mài bằng chạng với nhau, chắc ngày xưa lúc mài còn để tóc dài giống dân hippi, đeo kiếng đen, mặc quần ống loe còng lưng chở gái trên xe đạp, cũng là lúc tau hay đến đó đá banh, rất ghét mấy tên tóc dài chở gái đi ngang qua, thế nào cũng huýt gió, ném đá hay xịt chó chạy theo dzí cắn rách wuần cho bỏ ghét.  Grinning-face-with-smiling-eyes4

Nếu mài đã từng bị cảnh đó thì tin chắc hoặc là tau làm hoặc là bạn tau làm. Khai ra rồi đó, làm gì được nhau?.

Becuoi Becuoi
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ...
Reply
Ngã tư Xóm Gà ? Sở dỉ có tên Xóm Gà, vì nơi đây khi xưa là trường đấu gà chớ không phải nơi nuôi gà nhiều. Theo truyền lại trước đây là đức tả quân Lê văn Duyệt, tổng trấn Gia Định rất thích đá gà . Mộ ông Lê văn Duyệt và phu nhân hiện vẫn còn nằm trong khu Lăng Ông Bà Chiểu. 

Confused
Reply
(2020-07-28, 01:09 PM)Ngại đạn. Wrote: Khỏi mài, chưa nhắc đến cái vụ chở gái ngang dọc qua sân Trần Phú ngày trước là may cho mài lắm rồi.

Sân Trần Phú ngày xưa là sân vận động Gia Định, ở đó có đội bóng nổi tiếng Ngôi Sao Gia Định, có Cù Hòe, Tư Lê đá ngày xưa. Đội này sau đổi tên thành đội Euquinol, tên một loại thuốc cảm thì phải. Lúc trước còn nhỏ tau hay ra đó lượm banh, coi người ta tập, ham lắm. Sau này vẫn thường đến đó đá banh. Giờ sân đó đã mất, lấy đất xây nhà cửa bán có giá hơn rồi.

 Tau với mài bằng chạng với nhau, chắc ngày xưa lúc mài còn để tóc dài giống dân hippi, đeo kiếng đen, mặc quần ống loe còng lưng chở gái trên xe đạp, cũng là lúc tau hay đến đó đá banh, rất ghét mấy tên tóc dài chở gái đi ngang qua, thế nào cũng huýt gió, ném đá hay xịt chó chạy theo dzí cắn rách wuần cho bỏ ghét.  Grinning-face-with-smiling-eyes4

Nếu mài đã từng bị cảnh đó thì tin chắc hoặc là tau làm hoặc là bạn tau làm. Khai ra rồi đó, làm gì được nhau?.

Becuoi Becuoi

Tao có hai đứa bạn thân ở khu đó (Nghiêm, Tuấn) Ông anh của nàng cũng là dân chơi có tiếng ở Gò Vấp. Thời kỳ đó dĩ nhiên phải để tóc dài, bận áo mở 2, 3 cái nút cho ngầu. Tao đón nàng toàn là tránh ngõ đi ngang sân Tràn Phú, vã lại nhà nàng cũng gần đường chính hơn. Đó không phải là mối tình đầu, nhưng đó là mối tình tao có rung động chân thật nhất từ trái tìm chứ không phải từ trái khác Lol

Reply
(2020-07-28, 01:24 PM)Ech Wrote: Tao có hai đứa bạn thân ở khu đó (Nghiêm, Tuấn) Ông anh của nàng cũng là dân chơi có tiếng ở Gò Vấp. Thời kỳ đó dĩ nhiên phải để tóc dài, bận áo mở 2, 3 cái nút cho ngầu. Tao đón nàng toàn là tránh ngõ đi ngang sân Tràn Phú, vã lại nhà nàng cũng gần đường chính hơn. Đó không phải là mối tình đầu, nhưng đó là mối tình tao có rung động chân thật nhất từ trái tìm chứ không phải từ trái khác  Lol

Con đường mài nói tau biết, giờ nó tên là Nguyên Hồng, ngày xưa tên gì thì không biết.

Riêng về cái khoản y phục thì tau còn nhớ, mốt khi ấy là tóc phải nhiều hoặc để dài, chải 7/3, áo sơ mi bó người, tay phồng, quần thì bóp mông, đùi bó, ống loe, chân phải mang sa-pô cao 7, 8 phân đến một tấc. Phải biết tập cái tướng đi, khi đi ngực phải ưỡn ra đằng trước, mông phải oánh ra đằng sau mới đúng. Mặc hết nhiêu đó lên người mà tập cái tướng đi sao cho đúng cũng hết cả tuần trước gương rồi, có khi té lộn mèo luôn.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Nhà tau hồi đó còn chiếc honda dame YA đời đầu của ông anh đi học tập để lại, giao cho chị Bốn tau giữ, muốn lấy đi phải biết điều, lau nhà rửa chén cả tuần cho bả hài lòng. Chưa hết, canh chiều thứ bảy ông người yêu của bả tới nhà chơi, mình lượn lờ qua lại làm rối đội hình quân địch, lúc gần tối tối mới dám mở họng ra cười cầu tài mà mượn, mắt cứ liếc liếc qua cha bồ của chỉ, chả biết ý nói cho vài tiếng mới dắt được chiếc xa ra khỏi nhà, đổ đúng một xị xăng rồi còng lưng đẩy bộ từ nhà qua hết cầu Bông mới dám đạp máy nổ, chạy một lèo ra bùng binh Nguyễn Huệ, nơi mấy thằng bạn chờ sẵn, cùng dựng xe ở đó rồi ngắm gái qua lại. Có khi tán được một em nào cũng bặm gan chở ẻm đi một vòng rồi quay về chốn cũ, ngồi trên xe tán dóc.

Lúc ra về thì chạy được đến đâu hay đến đó, hết xăng dắt bộ về nhà. Bởi vậy mới thấu hiểu cái cảnh gái nó hành hạ mình khổ là như thế nào, hôm nào không có gái thì chạy được gần đến nhà mới dắt bộ, xui xui hôm nào có gái chở một vòng Sài gòn, khi về mới đi được một khúc là hết xăng, đẩy bộ hộc xì dầu luôn...  Grinning-face-with-smiling-eyes4
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ...
Reply
haha, cái vụ con nhà nghèo đi chơi vói bạn gái, tao nhớ hoài 1 kỷ niệm. Lần đó quen một em lớn hơn mình vài tuổi, nhưng xinh gái. Lần đó đi chơi, đủ tiền dắt em đi uống cà phê. Vô phước trên đường về, trời đổ mưa, em đòi tấp vô quán nước tránh mưa. Trong túi còn chút tiền không biết đủ thiếu thế nào. Ai dè, em vào quán, chơi luôn ly cà phê sửa đá. Thời đó, uống cà phê sửa mắc hơn nhiều so với ly đá chanh. Báo hại thằng nhỏ vừa uống vừa đánh lô to trong bụng. Cuối cùng thì đành thú thật là trong túi sợ không đủ tiền trả cho hai ly nước, em có đem tiền theo hông? Em xanh mặt nói, em không có đồng nào. Tui cười cầu tài, nói thôi thì em ngồi đây đi, anh chạy về nhà má gần đây lấy thêm tiền để trả. Mặt em càng trắng bệch, nói: rủi anh đi luôn thì sao? Tui chưng hửng, không ngờ em hỏi câu này. Tui mở chiếc đồng hồ Thụy Sĩ mõng dính đeo trên tay, đưa cho em nói: vậy em cứ giử cái đồng hồ của anh đi, chắc chắn nó đáng giá hơn hai ly nước này. Vậy mà em cũng nở lòng cầm nó!!! Chạy về về nhà, lấy tiền, xong chạy lại trả tiền. Bà mẹ nó, số tiền trong túi mình đủ trả mà, chỉ tại mình sợ thôi!

Vì em lớn hơn mình 3 tuổi, đành phải gồng mình khai tuổi gian. Khi lại nhà em chơi thì ba em coi tử vi. Ống lấy cái ngày sinh giả mạo của mình xem tới xem lui, gật gù nói số thằng này số tốt, rất hợp với con gái ổng Rollin

May phước, lúc lại nhà gặp cô em gái của nàng thì tui đâm ra mê mẫn cô em gái. Mà cô em gái thì ghét tui như ghét chó, nên đành chia tay với hai chị em luôn Rollin

Reply
(2020-07-28, 02:08 PM)Ech Wrote: ..................
May phước, lúc lại nhà gặp cô em gái của nàng thì tui đâm ra mê mẫn cô em gái. Mà cô em gái thì ghét tui như ghét chó, nên đành chia tay với hai chị em luôn Rollin

Vậy là mài còn nhân đạo quá rồi, gặp thằng khác, mía ngon nó quất cả bụi, chẳng chừa ai cây nào rồi quất ngựa truy phong, quăng dép chạy theo kiểu Choi Xong Dzong, làm gì nhau.  Rollin
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ...
Reply