Góc Nợ...
(2020-06-04, 08:27 AM)Ngại đạn. Wrote: Lá mơ hay hột mít, khoai lang... nói chung các loại có chứa nhiều tinh bột ăn vào dễ gây ra hiện tượng mà người xưa gọi một cách văn hoa bóng bẫy là trung tiện, dân gian gọi tắt là ...ịt.   Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Trong trường hợp này tui phát minh ra một kiểu nằm rất độc đáo, đó là tư thế nửa trong nửa ngoài, từ bụng trở xuống cho ra ngoài mùng, từ bụng trở lên ở trong mùng.  Becuoi

Hũ với Lãng hết bắt bẽ nha. Grinning-face-with-smiling-eyes4

bên này người ta gọi  là '' Bủm '' Becuoi
Tâm An Vạn Sự Thành 
Reply
(2020-06-04, 08:32 AM)Tàu Hũ Wrote: bên này người ta gọi  là '' Bủm '' Becuoi

Tiếng Việt mình phong phú hén. Bủm, tũn, xì, xịt khói, cái tít...  Rollin
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ...
Reply
(2020-06-04, 08:35 AM)Ngại đạn. Wrote: Tiếng Việt mình phong phú hén. Bủm, tũn, xì, xịt khói, cái tít...  Rollin

Còn thiếu Rollin hỏi thầy lãng miền bắc gọi là gì ? 
Xàm dễ sợ luôn Rollin
Tâm An Vạn Sự Thành 
Reply
(2020-06-04, 08:39 AM)Tàu Hũ Wrote: Còn thiếu Rollin hỏi thầy lãng miền bắc gọi là gì ? 
Xàm dễ sợ luôn Rollin

Tốt nhất là đừng nên hỏi, kỳ lắm, nó cũng không biết giải thích thế nào cho thỏa đáng đâu.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ...
Reply
(2020-06-04, 08:39 AM)Tàu Hũ Wrote: Còn thiếu Rollin hỏi thầy lãng miền bắc gọi là gì ? 
Xàm dễ sợ luôn Rollin

đánh rắm
Reply
Ngày xưa khi tiếng ve sầu vào mùa gọi nhau vang vang ngoài đầu ngõ, báo hiệu cho một niên học gần kết thúc, lũ học trò nhỏ của chúng tôi háo hức đợi chờ. Chờ những ngày trong ba tháng hè êm ả được vui chơi thỏa thích cùng gia đình, chờ được về quê, chờ những lúc cùng bạn bè đi bắt dế, thả diều…
 
Sau này khi lớn lên, chúng tôi chờ những ngày hè ấy với tâm trang khắc khoải, bởi khi ấy là lúc biết buồn trước những cuộc chia ly không đoán trước khi vào năm học sau, nhìn lại đã thấy mất đi vài đứa bạn. Để rồi những năm cuối cấp Trung học, những cuộc chia xa có khi là mất hẳn nhau, có bạn vì cuộc sống gia đình đã không còn điều kiện để bước chân vào giảng đường Đại học mà đành phải chia tay bạn bè mãi mãi để bước vào dòng đời, mà dòng đời chẳng bao giờ êm ái bằng giòng sông thơ cũ.
 
Chợt nhớ lại câu thơ của Phạm Văn Bình khi nói về tháng năm, tháng sáu, sau này được Phạm Duy phổ thành bài hát Mười Hai Tháng Anh Đi:

Tháng năm theo vì sao biếc,
Hoa phượng nở quanh sân trường.
Ngày xưa những tờ lưu bút,
Bây giờ phong thư, gói quà.

Tháng sáu anh vẫn miệt mài,
Hành quân chưa về thăm em.
Đừng khóc ve sầu mùa Hạ,
Xa thì xa vẫn chưa quên.

Tôi thì chưa bao giờ được biết cái cảm giác hạnh phúc của những người lính trận ngày xưa khi nhận được những phong thư hay gói quà nhỏ vào những dịp Xuân về trên những tiền đồn heo hút gió, tiếng súng râm ran thay cho tiếng phào Giao Thừa. Chỉ sau này khi tất cả đã mất đi mới lần theo dấu vết xưa cũ của Cha Anh, mình mới cảm nhận ra những hạnh phúc nhỏ nhoi ấy, hiểu được những mất mát của họ khi một lần viết nên những dòng lưu bút chia tay bạn bè, hiểu được cái hạnh phúc của một lần nhận được phong thư viết tay của người thân.

Tất cả giờ chỉ là kỷ niệm, phải không anh, người chiến sỹ đã để lại cái nón sắt bên bờ lau sậy này…
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ...
Reply
(2020-06-05, 01:46 PM)Ngại đạn. Wrote: Ngày xưa khi tiếng ve sầu vào mùa gọi nhau vang vang ngoài đầu ngõ, báo hiệu cho một niên học gần kết thúc, lũ học trò nhỏ của chúng tôi háo hức đợi chờ. Chờ những ngày trong ba tháng hè êm ả được vui chơi thỏa thích cùng gia đình, chờ được về quê, chờ những lúc cùng bạn bè đi bắt dế, thả diều…
 
Sau này khi lớn lên, chúng tôi chờ những ngày hè ấy với tâm trang khắc khoải, bởi khi ấy là lúc biết buồn trước những cuộc chia ly không đoán trước khi vào năm học sau, nhìn lại đã thấy mất đi vài đứa bạn. Để rồi những năm cuối cấp Trung học, những cuộc chia xa có khi là mất hẳn nhau, có bạn vì cuộc sống gia đình đã không còn điều kiện để bước chân vào giảng đường Đại học mà đành phải chia tay bạn bè mãi mãi để bước vào dòng đời, mà dòng đời chẳng bao giờ êm ái bằng giòng sông thơ cũ.
 
Chợt nhớ lại câu thơ của Phạm Văn Bình khi nói về tháng năm, tháng sáu, sau này được Phạm Duy phổ thành bài hát Mười Hai Tháng Anh Đi:

Tháng năm theo vì sao biếc,
Hoa phượng nở quanh sân trường.
Ngày xưa những tờ lưu bút,
Bây giờ phong thư, gói quà.

Tháng sáu anh vẫn miệt mài,
Hành quân chưa về thăm em.
Đừng khóc ve sầu mùa Hạ,
Xa thì xa vẫn chưa quên.

Tôi thì chưa bao giờ được biết cái cảm giác hạnh phúc của những người lính trận ngày xưa khi nhận được những phong thư hay gói quà nhỏ vào những dịp Xuân về trên những tiền đồn heo hút gió, tiếng súng râm ran thay cho tiếng phào Giao Thừa. Chỉ sau này khi tất cả đã mất đi mới lần theo dấu vết xưa cũ của Cha Anh, mình mới cảm nhận ra những hạnh phúc nhỏ nhoi ấy, hiểu được những mất mát của họ khi một lần viết nên những dòng lưu bút chia tay bạn bè, hiểu được cái hạnh phúc của một lần nhận được phong thư viết tay của người thân.

Tất cả giờ chỉ là kỷ niệm, phải không anh, người chiến sỹ đã để lại cái nón sắt bên bờ lau sậy này…

Tao thì nhớ đến nỗi lo sợ phải đi nghĩa vụ quân sự lúc tao còn ở VN. Lo gần chết, đút lót tiền bạc thì cũng không được lâu dài, may rồi có giấy xuất cảnh nên mới tránh được cơn ác mộng đó.

Reply
(2020-06-05, 01:56 PM)NCVB Wrote: Bài này làm tui nhớ lại lúc còn nhỏ nghe Thái Thanh ca, tuy còn nhỏ mà cũng ấn tượng với bản nhạc lắm...

Please Please Please

Sau này trở thành Hành Khúc Thủy Quân Lục Chiến thì phải. Sau này nhớ những lúc lửa trại bạn bè tụi tui vẫn hay len lén đánh đàn và hát bài này. Những đoạn chuyển từ điệu slow qua điệu fox thật hay.
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ...
Reply
(2020-06-05, 02:01 PM)BaEch Wrote: Tao thì nhớ đến nỗi lo sợ phải đi nghĩa vụ quân sự lúc tao còn ở VN. Lo gần chết, đút lót tiền bạc thì cũng không được lâu dài, may rồi có giấy xuất cảnh nên mới tránh được cơn ác mộng đó.

Thời đó mà đi được NVQS là còn có phước, khám thì khám vậy thôi chứ đi chưa chắc được. Lý lịch đen thùi lùi như tau, tống hết vào Thanh niên Xung Phong là kế sách hay nhất. Sau này vào những năm 90 trở đi thì vấn đề truy xét lý lịch mới bớt dần, khi ấy việc đi NV mới đại trà. Vậy mà cũng có nhiều cách để vượt qua. Tiền và một chút thủ thuật là xong hết.
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ...
Reply
(2020-06-05, 01:46 PM)Ngại đạn. Wrote: Ngày xưa khi tiếng ve sầu vào mùa gọi nhau vang vang ngoài đầu ngõ, báo hiệu cho một niên học gần kết thúc, lũ học trò nhỏ của chúng tôi háo hức đợi chờ. Chờ những ngày trong ba tháng hè êm ả được vui chơi thỏa thích cùng gia đình, chờ được về quê, chờ những lúc cùng bạn bè đi bắt dế, thả diều…
 
Sau này khi lớn lên, chúng tôi chờ những ngày hè ấy với tâm trang khắc khoải, bởi khi ấy là lúc biết buồn trước những cuộc chia ly không đoán trước khi vào năm học sau, nhìn lại đã thấy mất đi vài đứa bạn. Để rồi những năm cuối cấp Trung học, những cuộc chia xa có khi là mất hẳn nhau, có bạn vì cuộc sống gia đình đã không còn điều kiện để bước chân vào giảng đường Đại học mà đành phải chia tay bạn bè mãi mãi để bước vào dòng đời, mà dòng đời chẳng bao giờ êm ái bằng giòng sông thơ cũ.
 
Chợt nhớ lại câu thơ của Phạm Văn Bình khi nói về tháng năm, tháng sáu, sau này được Phạm Duy phổ thành bài hát Mười Hai Tháng Anh Đi:

Tháng năm theo vì sao biếc,
Hoa phượng nở quanh sân trường.
Ngày xưa những tờ lưu bút,
Bây giờ phong thư, gói quà.

Tháng sáu anh vẫn miệt mài,
Hành quân chưa về thăm em.
Đừng khóc ve sầu mùa Hạ,
Xa thì xa vẫn chưa quên.

Tôi thì chưa bao giờ được biết cái cảm giác hạnh phúc của những người lính trận ngày xưa khi nhận được những phong thư hay gói quà nhỏ vào những dịp Xuân về trên những tiền đồn heo hút gió, tiếng súng râm ran thay cho tiếng phào Giao Thừa. Chỉ sau này khi tất cả đã mất đi mới lần theo dấu vết xưa cũ của Cha Anh, mình mới cảm nhận ra những hạnh phúc nhỏ nhoi ấy, hiểu được những mất mát của họ khi một lần viết nên những dòng lưu bút chia tay bạn bè, hiểu được cái hạnh phúc của một lần nhận được phong thư viết tay của người thân.

Tất cả giờ chỉ là kỷ niệm, phải không anh, người chiến sỹ đã để lại cái nón sắt bên bờ lau sậy này…

Hồi đó mấy ông anh lính của tau hay hát bài này và rất nhiều nhạc lính thành thử tau nghe riết rồi biết nhưng lâu quá rồi không nghe lại bây giờ mày bới lại ký ức thấy nhớ mấy ổng quá.
Xin cho bốn mùa đất trời lặng gió ... ... từng giọt sương thu yêu em thật thà (TCS)
Reply
(2020-06-05, 01:46 PM)Ngại đạn. Wrote: Ngày xưa khi tiếng ve sầu vào mùa gọi nhau vang vang ngoài đầu ngõ, báo hiệu cho một niên học gần kết thúc, lũ học trò nhỏ của chúng tôi háo hức đợi chờ. Chờ những ngày trong ba tháng hè êm ả được vui chơi thỏa thích cùng gia đình, chờ được về quê, chờ những lúc cùng bạn bè đi bắt dế, thả diều…
 
Sau này khi lớn lên, chúng tôi chờ những ngày hè ấy với tâm trang khắc khoải, bởi khi ấy là lúc biết buồn trước những cuộc chia ly không đoán trước khi vào năm học sau, nhìn lại đã thấy mất đi vài đứa bạn. Để rồi những năm cuối cấp Trung học, những cuộc chia xa có khi là mất hẳn nhau, có bạn vì cuộc sống gia đình đã không còn điều kiện để bước chân vào giảng đường Đại học mà đành phải chia tay bạn bè mãi mãi để bước vào dòng đời, mà dòng đời chẳng bao giờ êm ái bằng giòng sông thơ cũ.
 
Chợt nhớ lại câu thơ của Phạm Văn Bình khi nói về tháng năm, tháng sáu, sau này được Phạm Duy phổ thành bài hát Mười Hai Tháng Anh Đi:

Tháng năm theo vì sao biếc,
Hoa phượng nở quanh sân trường.
Ngày xưa những tờ lưu bút,
Bây giờ phong thư, gói quà.

Tháng sáu anh vẫn miệt mài,
Hành quân chưa về thăm em.
Đừng khóc ve sầu mùa Hạ,
Xa thì xa vẫn chưa quên.

Tôi thì chưa bao giờ được biết cái cảm giác hạnh phúc của những người lính trận ngày xưa khi nhận được những phong thư hay gói quà nhỏ vào những dịp Xuân về trên những tiền đồn heo hút gió, tiếng súng râm ran thay cho tiếng phào Giao Thừa. Chỉ sau này khi tất cả đã mất đi mới lần theo dấu vết xưa cũ của Cha Anh, mình mới cảm nhận ra những hạnh phúc nhỏ nhoi ấy, hiểu được những mất mát của họ khi một lần viết nên những dòng lưu bút chia tay bạn bè, hiểu được cái hạnh phúc của một lần nhận được phong thư viết tay của người thân.

Tất cả giờ chỉ là kỷ niệm, phải không anh, người chiến sỹ đã để lại cái nón sắt bên bờ lau sậy này…

Chào ND, 

Đọc hai đoạn cuối ỏ trên làm J lai rơi nước mắt, nghĩ tới sự hy sinh của những người lính trận xa nhà. Có những kỷ niệm với những người lính thân yêu gần gủi trong đời (bố, chú, cậu, anh) nghi sâu trong kí ức, thỉnh thoảng  trở về lai  làm cho nhức nhối con tim.

Anh rể của J là một trong những những người lính trận trong QLVNCH.  Chức vụ của anh được thăng lên đều đều sau những trận đánh kinh hoàng; anh sống sót với đầy những vết thương  tâm hồn cũng như thể xác.  Anh đã mất cả những người thân sau một vụ pháo kích,  "những phong thư hay gói quà nhỏ vào những dịp Xuân" về có lẽ rất hiếm cho anh những lúc đóng quân tiền đồn heo hút gió.
"Giơ tay với thử trời cao thấp.  Xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài." - Hồ Xuân Hương
“The mountains are calling and I must go" - John Muir
Reply
Chào bạn JayM.  Tulip4

Những hình ảnh ấy chắc chắn sẽ không bao giờ quên trong trí nhớ của mọi người. Nhớ hồi trước có học vài năm trung học, gần tết nhà trường có tổ chức cho học sinh viết thư gởi dến các anh ở ngoài tiền đồn heo hút gió, tổ chức nấu bánh chưng bánh tét gởi ra. Ngoài ra còn có tổ chức Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ, cho học sinh tỏa ra khắp các phố phường ở Sài Gòn gắn logo cho mọi người dân ở Thành Phố khi ấy. Tui hồi đó còn nhỏ, không được tham gia, nhìn mấy anh mấy chị lớn trong trường nô nức tham gia, thèm nhỏ nước miếng. Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Dù sao một câu cảm ơn ngô nghê trong phong thư của học trò nhỏ, một chiếc bánh chưng, bánh tét gói vụng về... cũng đủ ấm lòng Chiến Sĩ miền xa. Tiếc thay, khi nước mất nhà tan, công lao của họ cũng dần dần đi vào quên lãng. Cứ nghĩ năm mười năm nữa không biết ai còn nhớ đến họ không nữa. Buồn hén.
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ...
Reply
Một câu chuyện cũ. Chắc nhiều người đã từng nghe.

Có một ông quan được tiếng thanh liêm nhất mực, đời làm quan của ông không nhận hối lộ của bất cứ ai một món gì. Khi về hưu, với đồng lương hưu ít ỏi tưởng rằng ông phải sống cực khổ, nhưng ngày nào cũng thấy thức ăn ngon đầy bàn. Gạn hỏi mãi mà vợ không dám nói, ông mới theo dõi, thấy mỗi ngày bà vợ mang một con chuột bằng vàng ra gọt và mang ra chợ bán,dùng tiền ấy mà mua thưc ăn cho gia đình. Tra hỏi vợ, bà mới thú thật, hồi ấy có nhận của người quen con chuột vàng này tặng nhân dịp sinh nhật của ông, bởi bà vợ cho họ biết ông tuổi Tý. Nghe xong ông buột miệng nói: "Sao bà không nói tôi tuổi Sửu?".

Thế mới biết, chỉ một câu nói ngắn thôi cũng đủ hiểu bản chất của một con người rồi. Văn tức là người, câu nói cũng bộc lộ bản chất của một con người. Vậy nên chỉ cần nhìn cách người ta nhận xét một vấn đề gì hay đưa ra cách giải quyết cho một vấn đề gì, ta có thể biết họ là người như thế nào rồi. Qua đó có thể chọn người mà chơi, chọn người mà tránh né ra là vừa.  Thumbs-up4
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ...
Reply
(2020-06-07, 11:38 AM)Ngại đạn. Wrote: Một câu chuyện cũ. Chắc nhiều người đã từng nghe.

Có một ông quan được tiếng thanh liêm nhất mực, đời làm quan của ông không nhận hối lộ của bất cứ ai một món gì. Khi về hưu, với đồng lương hưu ít ỏi tưởng rằng ông phải sống cực khổ, nhưng ngày nào cũng thấy thức ăn ngon đầy bàn. Gạn hỏi mãi mà vợ không dám nói, ông mới theo dõi, thấy mỗi ngày bà vợ mang một con chuột bằng vàng ra gọt và mang ra chợ bán,dùng tiền ấy mà mua thưc ăn cho gia đình. Tra hỏi vợ, bà mới thú thật, hồi ấy có nhận của người quen con chuột vàng này tặng nhân dịp sinh nhật của ông, bởi bà vợ cho họ biết ông tuổi Tý. Nghe xong ông buột miệng nói: "Sao bà không nói tôi tuổi Sửu?".

Thế mới biết, chỉ một câu nói ngắn thôi cũng đủ hiểu bản chất của một con người rồi. Văn tức là người, câu nói cũng bộc lộ bản chất của một con người. Vậy nên chỉ cần nhìn cách người ta nhận xét một vấn đề gì hay đưa ra cách giải quyết cho một vấn đề gì, ta có thể biết họ là người như thế nào rồi. Qua đó có thể chọn người mà chơi, chọn người mà tránh né ra là vừa.  Thumbs-up4

Nên bạn chị toàn dân giang hồ  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c :LOL-53:

Chào buổi sáng em trai mong manh dể vỡ hơn 2 ông kia  Rollin
Sao chị thấy thích cái câu những chuyện tình như cát biển khơi, nghe nó rờn rợn thế nào đấy  :LOL-53: :LOL-53:
Reply
(2020-06-07, 11:53 AM)LýMạcSầu Wrote: Nên bạn chị toàn dân giang hồ  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c :LOL-53:

Chào buổi sáng em trai mong manh dể vỡ hơn 2 ông kia  Rollin
Sao chị thấy thích cái câu những chuyện tình như cát biển khơi, nghe nó rờn rợn thế nào đấy  :LOL-53: :LOL-53:

Chào buổi sáng Chủ nhật chị Sầu.  Shy

Bạn của chị em biết hết mà, giang hồ coi vậy chứ cũng trọng nghĩa khí lắm nha chị. Chị còn hên hơn em, số em lỡ vướng vào một thằng bạn nổi tiếng ở đây rồi, mở miệng ra là chỉ thấy rủa với sả. Cũng hên dạo này nó đang hạnh phúc cả trong lẫn ngoài, được mời uống cà phê sữa, được gởi hình riêng không mặc ĐẦM nữa, nên nó TU rồi, khi nào nó khó ở trong người chị nên tránh xa nó ra nghen.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Còn chuyện tình nào mà  "như cát biển khơi..." thì em chưa hiểu lắm. Confused
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ...
Reply