2020-05-06, 06:34 PM
Rời thị trấn Lăng Cô, chui đường hầm đèo Phú Gia và hầm đèo Phước Tượng ta sẽ thấy phá Tam Giang, điểm đầu của huyện Phú Lộc.
Phá là cái tên khác để gọi cái đầm thì phải, bởi nó quá rộng, nhìn ngút mắt vẫn chưa thấy bờ bên kia. Phá Tam Giang nỗi tiếng khó vượt qua ngang với truông nhà Hồ trong câu ca xưa :
Thương em, anh cũng muốn vô,
Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang.
Ai cũng biết, truông nhà Hồ nằm ở Quảng Trị, còn phá Tam Giang rộng hơn, thuộc địa phận của bốn huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà và Phú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế ngày xưa. Nguyên một khu đầm ngày xưa muốn vượt qua để đi mở đất chắc cha ông mình cũng trải qua nhiều khó khăn lắm nên mới có câu hát này.
Trước đây tôi cũng có dịp đi vòng qua con đầm đó, men theo những con đường nhỏ rồi ngồi đò máy đi về tuốt vùng ngoại ô của xã Hương Thủy, mang quà đến cho những anh phế binh theo lời nhờ của vài người bạn ở xa.
Chắc mọi người còn nhớ bài hát Chiều Trên Phá Tam Giang của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, phổ thơ Tô Thùy Yên ngày trước có những câu sau:
Chiều trên phá Tam Giang, anh chợt nhớ em.
Nhớ, ôi niềm nhớ, ôi niềm nhớ, đến bất tận, em ơi, em ơi...
Giờ này thương xá sắp đóng cửa, người lao công quét dọn hành lang.
Giờ này thành phố chợt bùng lên, để rồi tắt nghỉ sớm...
Ôi Sài gòn, Sài gòn giờ giới nghiêm, ôi Sài Gòn, ôi Sài gòn giờ giới nghiêm,
Ôi em tôi, Sài Gòn không buổi tối....
........
Giờ này thành phố chợt bùng lên,
Em giòng lệ bất giác chảy tuôn,
Nghĩ đến một điều em không rõ.
Nghĩ đến một điều em sợ không dám nghĩ,
Đến một người đi giữa chiến tranh,
Lại nghĩ tới anh, lại nghĩ tới anh, nghĩ tới anh...
Giờ thì cái thương xá ấy bị phá bỏ mất tiêu, ông lao công chắc về đạp cyclo lâu rồi, riêng tôi nhìn phá Tam Giang bổng chợt nhớ đến em, nhớ ơi niềm nhớ đến bất tận thì phải...hì.
............
Chuyến đi tạm chấm dứt ở đây. Viết nhiều cũng thế thôi, chẳng thể thay đổi được gì. Nhiều bạn cứ bảo, đọc bài cùa mày cứ thấy nó buồn buồn cay cay sao ah, đi chơi thì tâm trạng phải vui phải cười chứ. Biết sao được khi mỗi lần đi là mỗi lần thấy cái khổ, cái cực cứ quanh quẫn đâu đó, có khi trong hình dáng của một chị bán mấy con cá con con bên bờ biển, có khi trong cái ánh mắt buồn rầu của thằng bè tí ti trong quán nước ven đường.
Dạo này tui hay đắm mình trong mấy bài Thánh ca, trong mấy bài giảng của mấy vị Linh mục mình thích nghe. Rồi có ý định chiều Chủ nhật nào đó, tìm một cái nhà thờ thật yên tĩnh để một mình vào xem lễ. Người bạn làm chung tỏ ý ngạc nhiên khi nghe tin này, thế mày tin có Chúa à, tôi ừ, nó hỏi ở đâu, tôi bảo, trong hình ảnh của những người tao đã gặp trên những lần lang thang đây đó trong đời, trong chị bán cá nghèo nàn kia, trong ánh mắt của thằng bé nọ. Thế thôi...
Phá là cái tên khác để gọi cái đầm thì phải, bởi nó quá rộng, nhìn ngút mắt vẫn chưa thấy bờ bên kia. Phá Tam Giang nỗi tiếng khó vượt qua ngang với truông nhà Hồ trong câu ca xưa :
Thương em, anh cũng muốn vô,
Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang.
Ai cũng biết, truông nhà Hồ nằm ở Quảng Trị, còn phá Tam Giang rộng hơn, thuộc địa phận của bốn huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà và Phú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế ngày xưa. Nguyên một khu đầm ngày xưa muốn vượt qua để đi mở đất chắc cha ông mình cũng trải qua nhiều khó khăn lắm nên mới có câu hát này.
Trước đây tôi cũng có dịp đi vòng qua con đầm đó, men theo những con đường nhỏ rồi ngồi đò máy đi về tuốt vùng ngoại ô của xã Hương Thủy, mang quà đến cho những anh phế binh theo lời nhờ của vài người bạn ở xa.
Chắc mọi người còn nhớ bài hát Chiều Trên Phá Tam Giang của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, phổ thơ Tô Thùy Yên ngày trước có những câu sau:
Chiều trên phá Tam Giang, anh chợt nhớ em.
Nhớ, ôi niềm nhớ, ôi niềm nhớ, đến bất tận, em ơi, em ơi...
Giờ này thương xá sắp đóng cửa, người lao công quét dọn hành lang.
Giờ này thành phố chợt bùng lên, để rồi tắt nghỉ sớm...
Ôi Sài gòn, Sài gòn giờ giới nghiêm, ôi Sài Gòn, ôi Sài gòn giờ giới nghiêm,
Ôi em tôi, Sài Gòn không buổi tối....
........
Giờ này thành phố chợt bùng lên,
Em giòng lệ bất giác chảy tuôn,
Nghĩ đến một điều em không rõ.
Nghĩ đến một điều em sợ không dám nghĩ,
Đến một người đi giữa chiến tranh,
Lại nghĩ tới anh, lại nghĩ tới anh, nghĩ tới anh...
Giờ thì cái thương xá ấy bị phá bỏ mất tiêu, ông lao công chắc về đạp cyclo lâu rồi, riêng tôi nhìn phá Tam Giang bổng chợt nhớ đến em, nhớ ơi niềm nhớ đến bất tận thì phải...hì.
............
Chuyến đi tạm chấm dứt ở đây. Viết nhiều cũng thế thôi, chẳng thể thay đổi được gì. Nhiều bạn cứ bảo, đọc bài cùa mày cứ thấy nó buồn buồn cay cay sao ah, đi chơi thì tâm trạng phải vui phải cười chứ. Biết sao được khi mỗi lần đi là mỗi lần thấy cái khổ, cái cực cứ quanh quẫn đâu đó, có khi trong hình dáng của một chị bán mấy con cá con con bên bờ biển, có khi trong cái ánh mắt buồn rầu của thằng bè tí ti trong quán nước ven đường.
Dạo này tui hay đắm mình trong mấy bài Thánh ca, trong mấy bài giảng của mấy vị Linh mục mình thích nghe. Rồi có ý định chiều Chủ nhật nào đó, tìm một cái nhà thờ thật yên tĩnh để một mình vào xem lễ. Người bạn làm chung tỏ ý ngạc nhiên khi nghe tin này, thế mày tin có Chúa à, tôi ừ, nó hỏi ở đâu, tôi bảo, trong hình ảnh của những người tao đã gặp trên những lần lang thang đây đó trong đời, trong chị bán cá nghèo nàn kia, trong ánh mắt của thằng bé nọ. Thế thôi...
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ...