Vườn hoa tình ái
#31
Gần cuối con đường biển ở ĐN vẫn còn sót lại một khoảng trống cho những bà con ngư dân đậu những chiếc ghe nhỏ bé của mình, bởi ở khu trong phố giờ vốn là nơi để cho mọi người tắm biển, vốn là nơi dành cho du lịch, nhà hàng, khách sạn, mấy khu resort mọc lên như nấm, đâu có ai chịu cho đậu mấy chiếc ghe đánh cá nhỏ xíu khuya ra khơi trưa về, đâu có ai cho bà con sáng sáng mang cá tôm đánh bắt được về bày bán lung tung được. Thế là gom hết vào, đưa ra một chỗ vắng cho nó gọn, đỡ chướng mắt du khách, nhưng nó cũng là nơi để mọi người đến mua cá, mực, tôm tươi vừa mới bắt về, cũng là nơi trở thành một cái chợ cá nho nhỏ, cũng có nhiều du khách đến mua. 

Đó là một cảnh tiêu biểu cho nhiều cái bờ biển Việt nam thời nay, khu nào sang, biển đẹp thì thành resort đắt tiền, có rào chắn hẳn hoi, có security đứng gác, dành riêng cho mấy ông Tây bà Đầm khỏa thân tắm biển, lướt ván bơi thuyền, dân nghèo chỉ có nước đứng ngoài mà ngó mà thèm thôi, lạng quạng xâm nhập là sinh chuyện liền. Chẳng nơi nào có cái luật hơi bị rừng rú như ở VN, cứ mặc nhiên quy định bề ngang của khách sạn, resort rộng bao nhiêu thì chiếu ra mặt biển cũng là quyền riêng tư của họ bấy nhiêu, nhiều nơi khách của resort nào phải tắm ở khu nấy, lấn qua bên kia một chút là sinh chuyện liền, chuyện xách mã tấu ra xử là chuyện bình thường.
 
 
Tôi rất thích nhìn bà con mua bán ở những nơi như thế. Thuyền ở đây là thuyền loại nhỏ, dài lắm chỉ ba bốn thước, chạy bằng mấy cái máy dầu diesel cổ lỗ sỉ, cứ nổ lên là phun khói mịt mù, kêu phành phạch như người bị ho lao, mỗi chuyến ra khơi từ hồi khuya, cứ thả lưới rồi ngồi chờ thời, kéo lên một lần được bao nhiêu thì được phải quay về cho kịp buổi chợ sáng, hên xui may rủi. Vào bờ đã có vợ, có con chực sẳn, phân ra từng loại, loại to thì có mấy mối quen đến lấy mang ra nhà hàng hải sản bán lại, được nhiều tiền hơn, loại nhỏ không ai mua, mang về ăn hay bán cho ai ít tiền đến mua, hoặc gom về mấy cái chợ trong quê mà bán cho người dân nghèo. Của không ngon đông con cũng hết mà. Nhìn mấy  con cá con cua con mực còn nhỏ xíu trong mấy cái rỗ mà xót ruột, nghèo quá thì chẳng có gì mà bỏ sót, mua bán kiểu này ở bên Tây phú-lít họ đến hốt hết vì cái tội hủy diệt thủy sản, nhưng ở VN lại thấy bình thường, chẳng ai bắt ai, chẳng ai ngăn cấm ai, tự do mà, chẳng ai định hướng ai, lo mà làm lo mà ăn, đừng chống đối ai kia là ok rồi.
 
 
 
[Image: IMG-6316.jpg]
 
Nhìn mấy con cá mini trong mấy cái rỗ này thấy thương cho mấy con cá quá hén:
 
[Image: IMG-6317.jpg]
 
[Image: IMG-6318.jpg]
 
Ghe chị này khá hơn chút, có mấy con mực to to, vài con ốc, dăm ba con ghẹ, coi như trúng mánh rồi:
 
[Image: IMG-6320.jpg]
 
[Image: IMG-6321.jpg]
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ...
Reply
#32
Bắt đầu vào đường đèo, ta phải đi ngang qua thị trấn Nam Ô.
 
Nhắc đến Nam Ô nhiều người xưa còn nhớ đến việc ngày trước đây là vùng đất của xứ Champa, vua Chiêm Chế Mân dâng Châu Ô, Châu Lý cho nhà Trần để cưới Huyền Trân Công chúa. Ông vua Chế Mân này chắc chắn là cụ cố của ông Chế Linh thì phải, hồi xưa vua mê công chúa Việt, dám dâng đất đai của tổ tiên để lấy gái Việt, sau này nghe nói ông Linh cũng mê gái Việt, làm một lúc ba bốn bà vợ thì phải.   Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c
 
Có một giai thoại kể rằng khi Chế Mân ngủm củ tỏi, theo tục lệ Champa thì vợ phải hỏa táng để chết  theo chồng, Huyền Trân giả bộ loan tin đang có thai nên được hoãn lại, vua nhà Trần là Trần Anh Tông mới sai hai tướng là Trần Khắc Chung (or Chân?) và Đặng Văn mang quân đi cứu mạng Công chúa về, lại nghe đồn ông Chung với bà Huyền Trân ngày xưa là bồ bịch gì đó với nhau, lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm, nàng vì nước phải hy sinh lấy chồng ngoại đổi đất, nay chồng ngoại chết mà còn bị thiêu sống thì ác quá, ông Chung cũng muốn hốt hụi chót nên khi được sai đi cứu thì hăm hở đi ngay. Uýnh một trận cứu được nàng, chạy đến Nam Ô nghỉ ngơi, quân Chiêm kéo đến, có một ông tướng trẻ hy sinh ở lại chiến đấu, khi chết đi được dân làng Nam Ô lập miếu thờ, cho làm tiền hiền của làng luôn.
 
Đó là chuyện ngày xưa, chứ bây giờ ở Nam Ô, người ta quy hoạch lại, dồn hết mấy ông bà dân làng vào bên trong, lấy đất để lập resort, nhà hàng khách sạn năm bảy sao, rào chắn cẩn thận, mười ông tiền hiền có sống dậy cũng ngậm bồ hòn làm ngọt thôi. Chuyện ấy cũng ì xèo một thời gian rồi cũng trôi vào quên lãng, giờ ngang qua Nam Ô thấy cảnh hơi bị tiêu điều hoang sơ, ba nghề nổi tiếng ngày xưa của xứ này là làm pháo, làm nước mắm và đánh cá cũng trôi vào quên lãng.cả thôi.
 
Ở đây còn rất nhiều di tích và phong tục cổ ngày xưa, giờ cũng mai một hết rồi. Năm rồi có lễ cầu ngư, tức là lễ ra khơi của dân làng, lèo tèo còn vài chục vị chức sắc trong làng về dự, ngôi đền thờ cá Ông giờ hoang phế, mấy cái giếng nước cổ của người Champa từ thời xưa giờ chẳng ai dám uống dù còn nước.
 
Việt Nam ta có chiều dài bờ biển lên đến 2,200 cây số, rừng Trường Sơn trùng điệp, đúng là rừng vàng biển bạc nhưng chơi kiểu này chẳng khác gì con rắn tự ăn cái đuôi của mình, riết rồi mai mốt rừng nó cũng tàn như tro, biển nó cũng bạc như vôi, sống sao nỗi hở trời?. haizzz… (icon thở dài sườn sượt).
 
Toàn cảnh Nam Ô nhìn từ chân đèo Hải Vân:
 
[Image: IMG-6327.jpg]
 
Mộ và đền thờ cá Ông:
 
[Image: ngoi-mo-ca-ong-co-n-mo-i-daqc.jpg]
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ...
Reply
#33
Qua khỏi cây cầu Nam Ô, ta chuẩn bị leo đèo. Đèo Hải Vân dài chừng 30 cây số, từ mé cầu Nam Ô lên đến đỉnh chừng một nửa đường, có hai khúc cua rất gắt, giống như cái cùi chỏ, ai lái xe lơ tơ mơ khó đi vào những khúc quanh này.
 
Người Việt hay có tục lập đền thờ những nơi họ cho là linh thiêng, có khi đó chỉ là một cái bàn thờ nhỏ nhỏ, có khi đó là ngôi đền to lớn, và thờ bất cứ cái gì họ tin. Những ai sống vào những năm 80-90 hẳn được biết chuyện của một ngôi miếu thờ một đứa trẻ chết đoạn đường gần biển Phan Thiết đi Cà Ná. Thời đó là thời ngăn sông cấm chợ, có một bà mẹ trẻ mang theo đứa con trai 4, 5 tuổi đi buôn, hôm đó nó bị bệnh nhưng vẫn theo mẹ đi chuyến hàng đó. Xe đến Cà Ná thì tắt máy, dù bác tài xế có cố gắng sửa cũng chạy được một khúc thì tắt máy. Sinh nghi, bác tài hỏi có ai mang vật cấm trên xe không?. Thường thì các xe đò không bao giờ chịu chở mèo, hài cốt... trên xe, họ sợ xui, những thứ ấy phải dùng xe riêng như xe tang chở thì không sao. Đến lúc này thì người mẹ trẻ đành thú thật, con trai của bà đã chết trên tay mình vài tiếng rồi. Dù cho mọi người trên xe có năn nỉ cỡ nào và bác tài cũng chìu ý chở thì xe vẫn trục trặc, không chạy được. Cuối cùng bà mẹ đành đặt xác con mình trên một tảng đá cao ven đường rồi theo xe vào thị trấn mua hòm. Nhưng khi trở lại thì xác thằng bé dính chặt vào tảng đá, không có cách gì gỡ ra được. Cuối cùng phải phủ đá lên xác của nó, thành một ngôi mộ đá, dân làng lập một miếu thờ, gọi là Thần đồng Bảo An, ngày trước bất cứ xe nào chạy qua khúc này đều cho hành khách xuống thắp nhang, cầu cho chuyến đi được an toàn. Đến năm 1996, chính quyền dẹp luôn, không cho tụ tập khấn vái gì nữa, nhưng bà con vẫn nhớ câu chuyện ấy.
 
Cách chân đèo Hải Vân vài cây số có một cái miếu thờ ông Hổ. Chắc nơi này ngày xưa có nhiều hổ, thường hay về làng bắt người, bắt gia súc nên dân làng mới lập ra cái đền thờ như thế. Cũng có một truyền thuyết kể rằng ngày xưa có một bà mẹ ẳm con theo đoàn người vượt đèo vào Nam Ô kiếm sống, khi đến gần đây thì đói quá phải bỏ con lại ven đường, đứa bé được con cọp cái cho bú sữa cứu sống, sau được mẹ mang về, dân làng lập ra ngôi miếu để tạ ơn. Cũng có người bảo người ta lập ra ngôi miếu để thờ cúng một ông quan tên Hổ, có công mở đường trong làng. Tóm lại thì chẳng biết đâu mà lần, thôi thì ai tin gì đúng đó vậy.
 
Miếu ông Hổ:
 
[Image: IMG-6333.jpg]
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ...
Reply
#34
(2020-05-06, 03:54 AM)Ngoại đạo. Wrote: Một con đường đèo tiêu biểu, ngày xưa thì tấp nập xe cộ lên xuống,  nay chỉ dành riêng cho các loại xe chở nhiên liệu đi lại vì không cho các loại xe ấy vào hầm. Dĩ nhiên, du khách thích đi đường đèo này cũng nhiều nên một số xe du lịch vẫn chạy trên cung đường này.

[Image: IMG-6349.jpg]

Đỉnh đèo, nơi vẫn còn các lô cốt ngày xưa, là nơi phân chia rang giới giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng. Có thể nghỉ chân ở đây và chụp hình rồi đi tiếp:

[Image: IMG-6346.jpg]

Xuống đèo là gặp Vịnh Lăng Cô, cảnh rất đẹp.

[Image: IMG-6350.jpg]


Anh Đạo, nghe nói là đèo Hải Vân dể sợ lắm. Mấy tấm hình này là đèo Hải Vân sao thấy nó hiền hòa, thẳng tắp, không thấy run lắm.

Cám ơn anh nhận lời đăng bài và hình nha.  Clinking-beer-mugs4
...
Keep your face always toward the sunshine,
and shadows will fall behind you
- Walt Whitman
[Image: caeb7acbb406d4a771315fc46fadb8c3_w200.webp]
Reply
#35
Nhưng đôi khi, vì cuộc sống, người ta cũng sáng tạo ra nhiều cái lạ, cái độc để kiếm tiền.
 
Qua miếu ông Hổ hơn cây số, tự nhiên tôi thấy cái tấm bảng này:
 
[Image: IMG-6336.jpg]
 
Sao lại có cái hòn đá gì kỳ cục ở cái chốn khỉ ho cò gáy này?. Lại dính líu đến cái ông Thần hộ mạng là con  Rùa của mình?. Chả nhẽ cụ cố của tui đã từng leo lên đến trên này rồi đứt hơi mà chết nên dân làng lại lập đền thờ?.  Tò mò, ghé vào quán, kêu chai nước uống hỏi cho ra ngọn ngành mới được.
 
Hóa ra chỉ là sự tưởng tượng của đôi vợ chồng còn trẻ. Trong lúc đi tìm một chỗ để lập ra một quán nước làm chỗ nghỉ chân cho du khách, vợ chồng họ đã kiếm ra được cái chỗ này, có bờ đá hơi nhô ra biển, dọn dẹp cho quang đãng rồi cất lên một mái nhà nhỏ, làm một cái sân rộng rộng, kê dăm ba cái bàn chục cái ghế nhựa, treo vài cái võng, bán cà phê, nước giải khát cho mấy bạn trẻ  trẻ thích đi phượt vào check-in, đăng hình tự sướng lên fây.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c
 
Quán giải khát Hòn đá cụ Rùa:
 
[Image: IMG-6338.jpg]
 
Còn tại sao lại là Hòn đá cụ Rùa?. Xin thưa, ở phía sau quán, hướng nhìn ra biển, có một cục đá tròn tròn giống cái mai rùa, thế là đặt tên cho nó là lạ, vậy thôi hà.
 
[Image: IMG-6334.jpg]

 
Trong quán còn có một thằng bé con con, khoảng 7, 8 tuổi, mặt mày khá buồn bã, hỏi gì chỉ lắc đầu. Tôi hiểu cảm giác buồn bã của nó. Giờ đang là tháng nghỉ hè, thay vì ở nhà vui chơi bắn bi, nhảy lò cò, bắn thun, đá dế cùng bạn bè thì nó phải theo cha theo mẹ lên đây, chẳng có bạn bè chơi cùng, tối chắc cũng chỉ thức bên vài cái bóng đèn đốt bằng bình accu, không ti vi, không trò chơi điện tử, gặp mình mình cũng rầu thúi ruột, huống gì là nó.
 
Biết làm sao được, cha mẹ mà nghèo, kiếm ăn từng bữa, con cái đứa nào được vui...

Nghỉ mệt chút hén. Từ từ leo tiếp.  Smiling-face-with-halo4
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ...
Reply
#36
(2020-05-06, 11:18 AM)Ngại đạn. Wrote: Nhưng đôi khi, vì cuộc sống, người ta cũng sáng tạo ra nhiều cái lạ, cái độc để kiếm tiền.
 
Qua miếu ông Hổ hơn cây số, tự nhiên tôi thấy cái tấm bảng này:
 
[Image: IMG-6336.jpg]
 
Sao lại có cái hòn đá gì kỳ cục ở cái chốn khỉ ho cò gáy này?. Lại dính líu đến cái ông Thần hộ mạng là con  Rùa của mình?. Chả nhẽ cụ cố của tui đã từng leo lên đến trên này rồi đứt hơi mà chết nên dân làng lại lập đền thờ?.  Tò mò, ghé vào quán, kêu chai nước uống hỏi cho ra ngọn ngành mới được.
 
Hóa ra chỉ là sự tưởng tượng của đôi vợ chồng còn trẻ. Trong lúc đi tìm một chỗ để lập ra một quán nước làm chỗ nghỉ chân cho du khách, vợ chồng họ đã kiếm ra được cái chỗ này, có bờ đá hơi nhô ra biển, dọn dẹp cho quang đãng rồi cất lên một mái nhà nhỏ, làm một cái sân rộng rộng, kê dăm ba cái bàn chục cái ghế nhựa, treo vài cái võng, bán cà phê, nước giải khát cho mấy bạn trẻ  trẻ thích đi phượt vào check-in, đăng hình tự sướng lên fây.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c
 
Quán giải khát Hòn đá cụ Rùa:
 
[Image: IMG-6338.jpg]
 
Còn tại sao lại là Hòn đá cụ Rùa?. Xin thưa, ở phía sau quán, hướng nhìn ra biển, có một cục đá tròn tròn giống cái mai rùa, thế là đặt tên cho nó là lạ, vậy thôi hà.
 
[Image: IMG-6334.jpg]

 
Trong quán còn có một thằng bé con con, khoảng 7, 8 tuổi, mặt mày khá buồn bã, hỏi gì chỉ lắc đầu. Tôi hiểu cảm giác buồn bã của nó. Giờ đang là tháng nghỉ hè, thay vì ở nhà vui chơi bắn bi, nhảy lò cò, bắn thun, đá dế cùng bạn bè thì nó phải theo cha theo mẹ lên đây, chẳng có bạn bè chơi cùng, tối chắc cũng chỉ thức bên vài cái bóng đèn đốt bằng bình accu, không ti vi, không trò chơi điện tử, gặp mình mình cũng rầu thúi ruột, huống gì là nó.
 
Biết làm sao được, cha mẹ mà nghèo, kiếm ăn từng bữa, con cái đứa nào được vui...

Nghỉ mệt chút hén. Mai leo tiếp. Smiling-face-with-halo4

Ok, nghỉ mệt đi anh..., tui sẽ chờ đọc và xem hình ảnh tiếp đó ngheng!  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c Grinning-face-with-smiling-eyes4...Chúc anh NĐ ngủ ngon... Tulip4 Hello
Ta nhẹ nhàng đi như khi ta nhẹ nhàng đến
Ta vẫy tay chào không một chút vấn vương!
Reply
#37
(2020-05-06, 11:26 AM)Bella Wrote: Ok, nghỉ mệt đi anh..., tui sẽ chờ đọc và xem hình ảnh tiếp đó ngheng!  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c ...Chúc anh NĐ ngủ ngon... Tulip4 

Lỡ leo đèo rồi, ráng leo lên tới đỉnh rồi nghỉ, leo giữa chừng bỏ dở có người chê tui ysl thì nguy.  Rollin

oooooooooooooOOOoooooooooooooooooo

Cuối cùng thì cũng lên đến đỉnh đèo. Đỉnh đèo là nơi phân chia địa phận Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế, giờ chỉ còn trơ lại mấy cái lô cốt thời xưa. Cái cổ nhất là Hải Vân quan, xây từ thời nhà Trần, được trùng tu thời vua Minh Mệnh, đến năm 2017 mấy ông kẹ xếp hạng di tích cấp quốc gia, giao cho Huế quản lý. Mà Huế thì nghèo xơ nghèo xác, chính quyến mãi lo trùng tu lại kinh thành Huế, sửa lại mấy cái lăng của mấy ông vua triều Nguyễn, cũng chẳng tốt lành gì ngoài cái việc bán vé thu tiền khách du lịch, một dịch vụ hái ra tiền hơn là lo sửa lại cái di tích quốc gia này, chả nhẽ bỏ tiền ra sửa rồi thu tiền chụp hình cái Hải Vân quan này, lỗ chết!.
 
[Image: Hai-Van-Quan.jpg]
 
Mấy cái lô cốt của lính VNCH ngày xưa:
 
[Image: IMG-6346.jpg]
 
Tháng 3 năm 75, từng đoàn người chạy giặc gồng gánh chạy từ Huế vào Đà Nẵng, ai bám được vào xe thì bám, không bám được đành đi bộ mà trốn.
 
Hình tư liệu cũ:
 
[Image: 7031706229_4860b1dd91_z.jpg]
 
[Image: 7031706125_4d669ac3f7_z.jpg]
 
[Image: 6885609844_71558d1e54_z.jpg]
 
[Image: 6885609810_f924cea603_z.jpg]
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ...
Reply
#38
(2020-05-06, 11:33 AM)Ngại đạn. Wrote: Lỡ leo đèo rồi, ráng leo lên tới đỉnh rồi nghỉ, leo giữa chừng bỏ dở có người chê tui ysl thì nguy.  Rollin

oooooooooooooOOOoooooooooooooooooo

Cuối cùng thì cũng lên đến đỉnh đèo. Đỉnh đèo là nơi phân chia địa phận Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế, giờ chỉ còn trơ lại mấy cái lô cốt thời xưa. Cái cổ nhất là Hải Vân quan, xây từ thời nhà Trần, được trùng tu thời vua Minh mệnh, năm 2017 mấy ông kẹ xếp hạng di tích cấp quốc gia, giao cho Huế quản lý. Mà Huế thì nghèo xơ nghèo xác, chính quyến mãi lo trùng tu lại kinh thành Huế, sửa lại mấy cái lăng của mấy ông vua triều Nguyễn, cũng chẳng tốt lành gì ngoài cái việc bán vé thu tiền khách du lịch, một dịch vụ hái ra tiền hơn là lo sửa lại cái di tích quốc gia này, chả nhẽ bỏ tiền ra sửa rồi thu tiền chụp hình cái Hải Vân quan này, lỗ chết!.
 
[Image: Hai-Van-Quan.jpg]
 
Mấy cái lô cốt của lính VNCH ngày xưa:
 
[Image: IMG-6346.jpg]
 
Tháng 3 năm 75, từng đoàn người chạy giặc gồng gánh chạy từ Huế vào Đà Nẵng, ai bám được vào xe thì bám, không bám được đành đi bộ mà trốn.
 
Hình tư liệu cũ:
 
[Image: 7031706229_4860b1dd91_z.jpg]
 
[Image: 7031706125_4d669ac3f7_z.jpg]
 
[Image: 6885609844_71558d1e54_z.jpg]
 
[Image: 6885609810_f924cea603_z.jpg]

HÌnh này anh cho phép Khờ lấy đem vào thread 30-4 được không anh ?
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#39
Một góc khác của Hải Vân Quan, di tích cấp "quốc gia" của VN:

 
[Image: IMG-6345.jpg]
 
Du khách thích leo trèo lên trên mấy cái lô cốt, chụp hình tự sướng, dù cho có biển báo Cấm leo trèo ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Tôi tính la làng nhưng nghe họ xí xô xí xào, hóa ra họ nói tiếng Trung cuốc nên im luôn.  Grinning-face-with-smiling-eyes4
 
[Image: IMG-6344.jpg]
 
[Image: IMG-6348.jpg]
 
Tư liệu trên Wikipedia có viết:
 
"Cuối năm 2014, một dự án gây đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc phòng đã xảy ra trên đèo Hải Vân. Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã cấp phép cho một nhà thầu của Trung Quốc xây dựng khu du lịch nghỉ qua đêm trên đèo Hải Vân. Ngay lập tức, phía TP Đà Nẵng đã phản đối vì khu du lịch đó nằm trong vị trí "yết hầu" của Đà Nẵng. Nếu kẻ địch khống chế được khu vực đó, thì sẽ nắm quyền kiểm soát hoàn toàn vùng trời và vùng biển của Đà Nẵng và đất nước sẽ bị chia đôi nếu có xung đột xảy ra. Ngay lập tức, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã hủy bỏ dự án khu du lịch này và yêu cầu gỡ bỏ các hạng mục công trình của khu du lịch."
 
Hên ghê, còn biết nghĩ lại, chơi luôn là giờ lên đó chắc phải trình ID cho mấy ổng mới qua được đèo rồi.  

Lần tới mời  mọi người đến với biển Lăng Cô, một doi đất nhô ra, bắc ngang quan biển.

Hello
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ...
Reply
#40
(2020-05-06, 11:35 AM)YeuAnhDaiKho Wrote: Hình này anh cho phép Khờ lấy đem vào thread 30-4 được không anh ?

Khờ cứ tự nhiên.  Smiling-face-with-halo4
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ...
Reply
#41
[Image: 1107904834.gif]anh Ngại Đạn đã bỏ thời gian quý báu của anh để viết và post những tâm tình và những hình ảnh quý giá này cho mọi người cùng thưởng ngắm nha.  Thumbs-up4 Tulip4 Hello Hello
Ta nhẹ nhàng đi như khi ta nhẹ nhàng đến
Ta vẫy tay chào không một chút vấn vương!
Reply
#42
Được coi thêm mấy tấm hình anh Đạo bỏ lên thì đèo Hải Vân thấy nguy hiểm thật.

Bên này khi đi hiking có lúc cũng leo, bò, lết được lên cao, nhìn xuống mọi vật bé tí, có khi không thể thấy người.

Lái xe xuyên bang cũng có những đoạn đường vòng vèo, cao vút, 1 bên là núi đá, 1 bên là thung lũng sâu rất sợ.
...
Keep your face always toward the sunshine,
and shadows will fall behind you
- Walt Whitman
[Image: caeb7acbb406d4a771315fc46fadb8c3_w200.webp]
Reply
#43
Cuối cùng rồi thì ba cái chuyện linh tinh lang tang cũng qua, cãi nhau riết chắc ai cũng mệt, ai về nhà nấy nghỉ ngơi chờ tăng 2 tăng 3 vào bữa khác. Chợ Trời mà, không có chuyện này chắc phải có chuyện kia, không gây nhau, cãi nhau, thậm chí không chửi nhau chắc người ta ăn không ngon miệng hay sao ah. Ghiền còn hơn ghiền thuốc.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Mình lại trở về với nhiệm vụ đã hứa.
ooooooOOOoooooo


Đường về Huế từ đèo Hải Vân đổ xuống rợp bóng mát vì hai hàng cây che bóng nắng ven đường. Cuối đèo, thị trấn Lăng Cô hiện ra, ở trên nhìn xuống một vùng biển thật đẹp.
 
[Image: IMG-6350.jpg]
 
Lăng Cô nhìn từ trên cao giống như một doi cát có bề ngang nhỏ hẹp, nối liền huyện Phú Lộc với chân núi đèo Hải Vân. Ngày xưa ở đây có cái đầm Phú An, đường quốc lộ 1 khi ấy chay qua một bên lác đác vài ngôi nhà, một bên giáp với mé đầm, nơi có nghề nuôi hàu, nước trong đầm trong vắt với vài doi cát nhô lên làm chỗ cho mọi người dạo chơi. Ở đó ngày trước người ta nuôi cá nuôi tôm trong những cái lồng khoảng 3mx3m, có đường đi, mình có thể đi coi cá coi tôm. Sau này người ta làm nên những quán bán hải sản đơn giản, làm những cây cầu thô sơ để ra quán, cứ bước ra những cái lồng nuôi cá nuôi tôm ấy, thích con nào vớt lên con ấy để quán chế biến tại chỗ. Sẵn lồng nuôi người ta còn rộng thêm ghẹ xanh, ghẹ đỏ, mực, các loại ốc. Tôi nhớ những năm trước mỗi khi về Đà Nẵng buổi sáng vẫn hay  cùng các bạn chạy xe từ Đà Nẵng ra đây ăn hải sản, thích nhất là món mực hấp gừng và ghẹ hấp bia, ăn no thì treo võng nằm ngủ một giấc chiều về.
 
Giờ mọi vật đã quá đổi khác, người ta làm một con đường quốc lộ mới xuyên ngang thị trấn, phía tay trái có những con đường nhỏ dẫn ra mé biển lớn, những chủ quán ngày xưa đổ ra đó lập những quán hải sản có phần xập xệ như trước, ngắm biển là chính chứ hải sản đem ở nơi khác về cũng đã hết ngon và trong đầm người ta cũng hết nuôi nhốt như xưa vì nước đầm giò không còn trong xanh như cũ.
 
Tôi quyết định men theo con đường cũ ngày xưa. Cái đầm cũ giờ trông hoang tàn, mùa này nước cạn, đục ngầu, những cây cọc chỏng chơ, mục nát. Lạ một điều là bây giờ người ta đang cho đổ đất làm cho con đường lớn ra, lấn về phía đầm, trên đó mọc lên 3, 4 cái nhà hàng đúng nghĩa, xây dựng kiên cố hơn ngày trước nhiều. Chẳng biết họ xây như vậy để bán cho ai?. Mang cái thắc mắc này vào hỏi người dân ven đường, họ bảo coi vậy chứ dân du lịch Tây ta lẫn lộn, dân Đà Nẵng cuối tuần ra chơi, vẫn ghé đến ăn uống nhiều. Thì ra là vậy. Khách ít, tùy theo mùa, chi phí đầu tư lại lớn, chúng ta tự hiểu những quán này phục vụ cho ai và giá cả như thế nào để mau thu hồi vốn rồi.
 
Chuyện ai ăn và ăn những gì tôi chẳng cần thắc mắc, nhưng nhìn quy mô của những quán như thế này, không thấy chỗ nào để thoát nước thải thì thầm nghĩ có bao nhiêu chắc cho xuống cái đầm hết, cá tôm nào chịu nỗi.
 
Con đường giờ đang làm cho rộng ra:
 
[Image: IMG-6356.jpg]
 
Một nhà hàng đang xây dựng, kế bên là cái doi cát còn sót lại, có mấy ông Tây bà Đầm lội xuống chụp hình:
 
[Image: IMG-6357.jpg]
 
 
 
[Image: IMG-6358.jpg]
 
Một phòng ăn uống giống hình chiếc thuyền, chắc là phòng VIP, có gắn máy lạnh, tha hồ mát. Nhậu xong tha hồ ói xuống đầm, tôm cá chắc xỉn quá bỏ đi hết rồi...  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c
 
[Image: IMG-6360.jpg]
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ...
Reply
#44
Một vài quán khác đã xây xong, có điều chưa có khách:
 
[Image: IMG-6362.jpg]
 
[Image: IMG-6364.jpg]
 
Rải rác ven đường có vài chỗ bán hải sản, Tò mò ghé vào chụp vài tấm cho vui:
 
[Image: IMG-6365.jpg]
 
[Image: IMG-6366.jpg]
 
[Image: IMG-6370.jpg]
 
[Image: IMG-6373.jpg]
 
[Image: IMG-6374.jpg]
 
Thắc mắc, hỏi chị chủ quán, hải sản gì mà nhỏ xíu vậy chị, bị nạt ngang, lớn nhà hàng lấy hết rồi, hàng này bán cho người địa phương đến mua ăn, muốn ngon muốn lớn thì vác tiền vào trong kia kìa...  Confused
 
Sợ quá, chạy luôn.  Grinning-face-with-smiling-eyes4
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ...
Reply
#45
(2020-05-06, 06:09 PM)Ngại đạn. Wrote: Một nhà hàng đang xây dựng, kế bên là cái doi cát còn sót lại, có mấy ông Tây bà Đầm lội xuống chụp hình:
 
[Image: IMG-6357.jpg]
 

Em thích mấy tấm hình sông nước với những con thuyền gỗ đơn sơ lững lờ trôi.

Thấy nó bình yên, cuộc sống có vẻ như chậm lại.
...
Keep your face always toward the sunshine,
and shadows will fall behind you
- Walt Whitman
[Image: caeb7acbb406d4a771315fc46fadb8c3_w200.webp]
Reply