(2018-05-21, 10:34 AM)caothang Wrote: [ -> ]"bợp tay" với "bạt tai" khác nhau hay giống nhau ?
"xáng một bạt tai" với "táng một bợp tay" khác nhau chổ nào
Chắc là cùng một nghĩa thôi nhưng cách đọc từa tựa nhau ...theo vùng chăng...có điều là nặng phần hành động :face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye4:
(2018-05-21, 10:34 AM)caothang Wrote: [ -> ]"bợp tay" với "bạt tai" khác nhau hay giống nhau ?
"xáng một bạt tai" với "táng một bợp tay" khác nhau chổ nào
Câu hỏi hóc búa thiệt! Mình chịu thua!!! Mà mình thấy cái câu "táng một bợp tay" này càng khó...đỡ hơn nữa á vì mình không hình dung ra cái "bợp" tay ra sao hết đó!
Anh caothang có thể giãi thích cái câu đó cho mình biết với được không?
Hi Mimo
(2018-05-21, 10:50 AM)Bella Wrote: [ -> ]Câu hỏi hóc búa thiệt! Mình chịu thua!!! Mà mình thấy cái câu "táng một bợp tay" này càng khó...đỡ hơn nữa á vì mình không hình dung ra cái "bợp" tay ra sao hết đó! Anh caothang có thể giãi thích cái câu đó cho mình biết với được không?
Hi Mimo
theo thiển ý
xáng và táng giống nhau nhưng đâu đó trong lòng chử táng nghe có vẽ nặng hơn
xáng trong trường hợp này giống như xáng múc, xáng cạp ... giơ lên , bổ xuống
táng với tảng khác nhau chỉ cái dấu .. nên tâm thức con người thường có sự liên hệ và từ đó táng nghe có vẽ nặng hơn
nhưng nếu thêm trạng từ "xiểng niễng" thì xáng nghe nặng hơn "xáng cho nó xiểng niễng"
bạt tai ... xáng bạt qua tai
bợp tay , bộp tay .... bàn tay khép lại đánh nghe cái bộp
Tát, táng, xáng, vả, bạt [tai]: giống hay khác ?
Có lẽ tùy người định nghĩa, nhưng nói chung theo tôi thì:
- Táng, xáng tương đương nhau cả hành động lẫn cường độ (intensity), manh nhất so với mấy chữ kia. Táng hay xàng có thể làm nạn nhân lạng quạng, thậm chí lảo đảo suýt té. Thành ra có thể mô tả táng, xáng kèm theo nhóm chữ "như Trời giáng".
- Còn tát chia ra 2 mức: mạnh hay nhẹ, thiệt hay chơi. Tức giận thì tát mạnh, thẳng tay; còn tát chơi thì nhẹ, như tát yêu, loại "giơ cao đánh khẽ".
- Vả, mức độ vừa phải, giữa táng/xáng và tát yêu, ngang với tát "thiệt".
- Bạt [tai] cũng như vả, tát.
Phân biệt có phần chi li như vậy để hiểu rõ thêm những khác biệt vi tế giữa những động từ dạng synonym chứ nếu hiểu đại khái chúng đều có ý nghĩa như slap là được rồi. Thread này về chính tả, cho nên tập trung vào vấn đề viết sao cho đúng chính tả thì cần thiết hơn.
U Sầu hay Ưu Sầu
Đại đa số, nếu khg nói là 100% đều ghi u sầu, tuy nhiên khg đúng.
Chữ Việt , như chúng ta biết, có gốc Hán nhiều, u có nghĩa vắng vẻ, chẳng hạn u tịch, chốn vắng vẻ, yên tĩnh.
Khi nói u sầu ý nói buồn bã, sầu là buồn, u là vắng vẻ, như vậy u đi với sầu coi ra khg hợp.
Còn ưu là lo, mà lo hay đi kèm buồn /sầu. Thành ra đang buồn bã phải gọi là ưu sầu.
Cũng tương tự, ưu tư, tư là nghĩ ngợi, lo nghĩ hay đi kèm, cho nên ưu tư. Khg thể gọi u tư.
Thanks anh DT, CT bàn về chử "slap" tiếng Việt mà có đủ kiểu hết từ "tát yêu" cho đến "xáng một bạt tay xiển niển"
Còn 'U sầu" và "ưu sầu" thì chắc là "ưu sầu" đúng hơn ....u đầu.. :full-moon-with-face4:
Mm mới thấy chử "giãm cân" ...hình như dấu hỏi thì phải- giảm giá, ...
Cũng như chử "xin lỗi" or "xin lổi ???
(2018-05-22, 10:38 AM)Mimo Wrote: [ -> ]Thanks anh DT, CT bàn về chử "slap" tiếng Việt mà có đủ kiểu hết từ "tát yêu" cho đến "xáng một bạt tay xiển niển"
Còn 'U sầu" và "ưu sầu" thì chắc là "ưu sầu" đúng hơn ....u đầu.. :full-moon-with-face4:
Mm mới thấy chử "giãm cân" ...hình như dấu hỏi thì phải- giảm giá, ...
Cũng như chử "xin lỗi" or "xin lổi ???
Hi sis Mimo!
Phương Vy nghĩ "giảm cân" còn "giãm" thì hình như không có trong tự điển tiếng Việt.
"Xin lỗi" thì chữ "lỗi" là dấu ngã còn "lổi" dấu hỏi hình như Phương Vy cũng không thấy trong tự điển.
Phương Vy thì hay nhầm chữ "chia sẻ" với "chia xẻ" không biết là giống như chim sẻ hay là mổ xẻ.
(2018-05-22, 10:44 AM)Phương Vy Wrote: [ -> ]Hi sis Mimo!
Phương Vy nghĩ "giảm cân" còn "giãm" thì hình như không có trong tự điển tiếng Việt.
"Xin lỗi" thì chữ "lỗi" là dấu ngã còn "lổi" dấu hỏi hình như Phương Vy cũng không thấy trong tự điển.
Phương Vy thì hay nhầm chữ "chia sẻ" với "chia xẻ" không biết là giống như chim sẻ hay là mổ xẻ.
Hi PVy,
Ah, vậy là "giảm" luôn dấu hỏi, còn "lỗi" thì luôn dấu ngã
Hình như "chia xẻ, mổ xẻ" là x..."xẻ = tách rời, cắt..."
"Chim sẻ" chỉ có dấu hỏi còn "sẽ" là giống như trạng từ về thời gian thì thường đấu ngã như những âm tiết rất thường dùng sau đây:
đã (đã rồi), sẽ (mai sẽ đi), cũng (cũng thế), vẫn (vẫn thế), dẫu (dẫu sao), mãi (mãi mãi), mỗi, những, hễ (hễ nói là lam), hỡi (hỡi ai), hãy, hẵng.
(2018-05-22, 10:53 AM)Mimo Wrote: [ -> ]Hi PVy,
Ah, vậy là "giảm" luôn dấu hỏi, còn "lỗi" thì luôn dấu ngã
Hình như "chia xẻ, mổ xẻ" là x..."xẻ = tách rời, cắt..."
"Chim sẻ" chỉ có dấu hỏi còn "sẽ" là giống như trạng từ về thời gian thì thường đấu ngã như những âm tiết rất thường dùng sau đây: đã (đã rồi), sẽ (mai sẽ đi), cũng (cũng thế), vẫn (vẫn thế), dẫu (dẫu sao), mãi (mãi mãi), mỗi, những, hễ (hễ nói là lam), hỡi (hỡi ai), hãy, hẵng.
Ah sis Mimo xếp ra riêng và có note for từng chữ như thế thật là dễ nhớ.
Phương Vy để ý người Bắc ít khi gõ sai dấu ngã và dấu hỏi nhưng lại dễ bị nhầm chữ "s" và "x".
Phương Vy thích cách phân tích của sis.
Thanks sis Mimo nhé!
Góp với chị Mimo một bài sưu tầm ngắn về Luật Hỏi Ngã.
_______________________________________
Đa số tiếng Việt mình dùng chữ gốc Hán tự, có lẽ lên đến khoảng 80%, lâu dần thành chữ Việt và mình gọi là: Hán Việt. Giáo sư Nguyễn tài Cẩn có đưa ra một nguyên tắc rất tiện, đó là:
" Mình Nên NHớ Viết Là Dấu NGã "
Nghĩa là nếu gặp một chữ Hán Việt nào bắt đầu bằng một trong những âm chữ ... màu đỏ của câu trên thì... cứ hiên ngang bỏ dấu ngã . Chỉ có 1 ngoại lệ, chữ : ngải cứu ( như trong bùa ngải !! ) . Sau đây là một số thí dụ :
- M : Mỹ mãn , mãnh hổ , mẫu số , mãng xà , miễn dịch , mã lực , mãn khoá, giờ mão , kiểu mẫu ...
- N : truy nã , nỗ lực .... nam nữ , trí não ...
- NH : Nhũng nhiễu , nhã nhặn , nhẫn nại ,nhiễm thể ,nhiễm độc ,nhãn hiệu , thổ nhưỡng ...
- V : vũ lực , vãng lai , vãn cảnh , vĩnh viễn , vĩ tuyến .. hùng vĩ ....
- L : lữ khách , lễ độ , lãnh đạm , lãng mạn, nguyệt liễm , kết liễu ...
- D : dã man , dũng cảm , dĩ nhiên , diễn viên ... dung dưỡng ...
- NG : ngưỡng mộ , nghĩa cử , ngũ sắc , Nguyễn Du .. ngôn ngữ , tín ngưỡng , vị ngã ....
******
Còn ngoài ra cứ bỏ dấu hỏi
Chỉ trừ ra một số ít các chữ sau đây là... ngoại lệ -- dấu ngã (có việc gì mà không có ... exception !) :
gồm có 24 chữ.
Bãi ( bãi chức , bãi khoá )
Bĩ ( bĩ cực , vận bĩ )
Cưỡng ( cưỡng ép )
Cữu ( linh cữu ) .. chữ này có rất nhiều người dùng sai là : linh cửu !!!
Đãng ( phóng đãng , quang đãng )
Đễ ( hiếu đễ )
Hãm ( giam hãm )
Hỗ ( hỗ trợ )
Hoãn ( trì hoãn )
Hữu ( bằng hữu , hữu ích , hữu khuynh )
Huyễn ( huyễn hoặc )
Kỹ ( kỹ thuật , kỹ nữ )
Phẫu ( giải phẫu )
Quẫn ( khốn quẫn , quẫn bách )
Quĩ ( quĩ tích , thủ quĩ )
Sĩ ( kẻ sĩ )
Suyễn ( bệnh suyễn )
Tiễn ( tiễn biệt , tống tiễn , hoả tiễn )
Tiễu ( tiễu trừ , tiễu phỉ ) .. chữ này cũng hay dùng sai là : tiểu trừ !!!
Trẫm ( tiếng của .. hì .. hì ... Cả Ngố xưng với các anh chị trong DT .. j/k )
Trĩ ( ấu trĩ , chim trĩ )
Trữ ( tích trữ )
Tuẫn ( tuẫn nạn )
Xã ( xã hội )
Khoảng .. 24 chữ ... biệt lệ !!
(Hồng Phượng & Cao Chánh Cương )
(2018-05-22, 03:47 PM)anatta Wrote: [ -> ]Góp với chị Mimo một bài sưu tầm ngắn về Luật Hỏi Ngã.
_______________________________________
Đa số tiếng Việt mình dùng chữ gốc Hán tự, có lẽ lên đến khoảng 80%, lâu dần thành chữ Việt và mình gọi là: Hán Việt. Giáo sư Nguyễn tài Cẩn có đưa ra một nguyên tắc rất tiện, đó là:
" Mình Nên NHớ Viết Là Dấu NGã "
Nghĩa là nếu gặp một chữ Hán Việt nào bắt đầu bằng một trong những âm chữ ... màu đỏ của câu trên thì... cứ hiên ngang bỏ dấu ngã . Chỉ có 1 ngoại lệ, chữ : ngải cứu ( như trong bùa ngải !! ) . Sau đây là một số thí dụ
(Hồng Phượng & Cao Chánh Cương )
cái quan trọng là rule ở trên chỉ áp dụng cho chử Hán-Việt
còn chử nôm và những chử thuần Việt thì không đúng
mà phân biệt chử thuần Việt , nôm với Hán-Việt là một việc không dễ dàng tẹo nào
vd " theo sau chử l là dấu ngã theo rule trên .... còn dấu hỏi thì sao ?
"nghe súng nổ đám cò lả giật mình bay tá lả , một hồi mệt quá chúng lả dần rồi ngất xỉu"
(2018-05-23, 11:19 AM)caothang Wrote: [ -> ]cái quan trọng là rule ở trên chỉ áp dụng cho chử Hán-Việt
còn chử nôm và những chử thuần Việt thì không đúng
mà phân biệt chử thuần Việt , nôm với Hán-Việt là một việc không dễ dàng tẹo nào
vd " theo sau chử l là dấu ngã theo rule trên .... còn dấu hỏi thì sao ?
"nghe súng nổ đám cò lả giật mình bay tá lả , một hồi mệt quá chúng lả dần rồi ngất xỉu"
Bởi vậy người foreigner học tiếng Việt là tá hoả tâm tinh luôn
...
thì cũng như dân VN mình học English nói tá lả mấy người Mỹ nghe cũng khùng theo...như Mm sợ nói chử "grape" với chử "beach"... :face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye4:
(2018-05-23, 11:19 AM)caothang Wrote: [ -> ]cái quan trọng là rule ở trên chỉ áp dụng cho chử Hán-Việt
còn chử nôm và những chử thuần Việt thì không đúng
mà phân biệt chử thuần Việt , nôm với Hán-Việt là một việc không dễ dàng tẹo nào
vd " theo sau chử l là dấu ngã theo rule trên .... còn dấu hỏi thì sao ?
"nghe súng nổ đám cò lả giật mình bay tá lả , một hồi mệt quá chúng lả dần rồi ngất xỉu"
Có quy luật khác cho dấu hỏi và ngã, anh caothang.
A. LUẬT BẰNG TRẮC
Qui luật bằng trắc phải được hiểu theo ba qui ước sau.
1. Luật lập láy
Danh từ lập láy tức là một chữ có nghĩa nhưng chữ ghép đi theo chữ kia không có nghĩa gì cả.
Thí dụ: vui vẻ, chữ vui có nghĩa mà chữ vẻ lại không nghĩa, chữ mạnh mẽ, chữ mạnh có nghĩa nhưng chữ mẽ lại không hề mang một ý nghĩa nào hết, hoặc chữ lặng lẽ, vẻ vang...
2. Luật trắc
Không dấu và dấu sắc đi theo với danh từ lập láy thì chữ đó viết bằng dấu hỏi (ngang sắc hỏi).
Thí dụ:
Hớn hở: chữ hớn có dấu sắc, thì chữ hở phải là dấu hỏi.
Vui vẻ: chữ vui không dấu, thì chữ vẻ đương nhiên phải dấu hỏi.
Hỏi han: chữ han không dấu, như thế chữ hỏi phải có dấu hỏi.
Vớ vẩn: chữ vớ là dấu sắc thì chữ vẩn phải có dấu hỏi.
Tương tự như mắng mỏ, ngớ ngẩn, hở hang, ...
3. Luật bằng
Dấu huyền và dấu nặng đi theo một danh từ lập láy thì được viết bằng dấu ngã (huyền nặng ngã).
Thí dụ:
Sẵn sàng: chữ sàng có dấu huyền thì chữ sẵn phải là dấu ngã.
Ngỡ ngàng: chữ ngàng với dấu huyền thì chữ ngỡ phải để dấu ngã.
Mạnh mẽ: chữ mãnh có dấu nặng, do đó chữ mẽ phải viết dấu ngã.
Tương tự như các trường hợp lặng lẽ, vững vàng,...
(Sưu tầm từ bài viết của Hồng Phượng và Cao Chánh Cương)
(2018-05-23, 12:06 PM)anatta Wrote: [ -> ]Có quy luật khác cho dấu hỏi và ngã, anh caothang.
A. LUẬT BẰNG TRẮC
Qui luật bằng trắc phải được hiểu theo ba qui ước sau.
Thanks anh Anata,
Sao phần này hay quá, sao hồi nhỏ Mm hỏng có học ta, hay là học mà quên rồi
Để mm copy dán ở trang1...