2018-03-29, 04:13 PM
ai thích lục bát và bình luận , xin mời
từ lục bát dỗ em
đến lục bát sa môn
và lục bát hoàng phái
-----------------------------
Không biết tôi thích lục bát từ hồi nào nữa?
Ta về niệm Phật đại bi.
Phật xa xôi quá, em thì gần hơn
Ngày xưa dâng Phật nửa hồn
Chiều nay em tới… ta còn góc tư! (**)
từ lục bát dỗ em
đến lục bát sa môn
và lục bát hoàng phái
-----------------------------
Không biết tôi thích lục bát từ hồi nào nữa?
Có điều chắc là không phải đợi đến lúc mon men bước lên bậc trung học mới học lóm được mấy câu thiệu kiểu yêu-nhau-mới-tặng-ảnh-này xin-đừng-giận-lẫy-và-đừng-xé-đôi. Ờ… sao cái tuổi đó ngây ngô đến độ bạ đâu cũng tưởng là thơ ráo trọi. Mà rồi cũng không phải đợi đến khi gặp thơ thứ thiệt cỡ những câu lục bát tuyệt vời của Huy Cận nai-cao-gót-lẫn-trong-mù-xuống-rừng-nẻo-thuộc-nhìn-thu-mới-về rồi mới đem lòng mê thích. Mà không mê sao được. Ai biểu lục bát cũ rích đâu không biết. Chớ lục bát của ông họ Cù này làm từ những năm 30 mà đọc (bằng mắt), nghe (bằng tai ) và cảm (bằng gì há) mới thấy lục bát mới tinh.
Đọc thử một bài lục bát tuyệt vời khác của Cao Thị Vạn Giả những năm 60 coi. Tuyệt cú.
Đọc thử một bài lục bát tuyệt vời khác của Cao Thị Vạn Giả những năm 60 coi. Tuyệt cú.
Tiễn anh ra tận phi trường.
Lỗi đi. Lỗi ở. Mười phương lỗi về.
Mù sương phi cảng não nề.
Thôi anh. Ở lại buồn về em mang…
Lỗi đi. Lỗi ở. Mười phương lỗi về.
Mù sương phi cảng não nề.
Thôi anh. Ở lại buồn về em mang…
(Chỗ này thì phải chấm phết xuống hàng cẩn thận mới thấy được cái điên đảo của chữ nghĩa trong lục bát Cao thị…)
Rồi Cung Trầm Tưởng mình-tôi-với-phố-giăng-cao-với-cồn-tuyết-tịnh-buốt-vào-thịt-da
Rồi Viên Linh. Rồi Hoài Khanh. Rồi… Toàn là thi thánh với thơ thần…
Rồi Cung Trầm Tưởng mình-tôi-với-phố-giăng-cao-với-cồn-tuyết-tịnh-buốt-vào-thịt-da
Rồi Viên Linh. Rồi Hoài Khanh. Rồi… Toàn là thi thánh với thơ thần…
Tôi mê lục bát lâu hơn vậy nữa, hình như ngay đâu từ lúc còn đèo bồng với má, và cũng từ má mà mê, bắt đầu bằng những câu sáu tám “nhà quê” lắm, cỡ như là ví-dầu-tình-bậu-muốn-thôi-bậu-gieo-tiếng-dữ-cho-rời-bậu-ra-bậu-ra-bậu-lấy-ông-câu-bậu-câu-cá-bóng-chặt-đầu-kho-tiêu-kho-tiêu-bỏ-ớt-bỏ- hành-bỏ-ba-lượng-thịt-để-dành (cho) em-ăn… ầu ơ… ớ… ơ… Ờ từ cái thuở còn lẩn quẩn bên chân má, nghe má nằm võng, hát (ngâm? hò ?) đưa cháu ngoại ngủ khi chị tôi phải ra trường dạy học. Tôi thì bị cho ra rìa, nằm trên bộ ván gõ kê sát bên. Thử tưởng lại một buổi trưa nào đó, một buổi-trưa-nhè-nhẹ-như-ca-dao, ở một thành phố nhỏ nằm lấp lửng trên mấy giồng đất phù sa của miệt sông Tiền sông Hậu, nắng lấp lóe chập chờn trên đầu cây đứng gió, tiếng võng đưa kẽo kẹt đều đều, và tiếng ầu ơ buồn buồn đưa cái ngủ đậu vật vờ lên hai con mắt… ầu ơ … ví-dầu-cầu-ván-đóng-đinh-cầu-tre- lắt-lẻo-gập-ghình-khó-đi-khó-đi-mượn-chén-ăn-cơm-mượn-ly-uống-rượu -mượn-đàn-kéo-chơi… ầu ơ… ví-dầu-cậu-giận-mợ-hờn-cháu-theo-cùng-cậu –kéo-đờn (cho) cậu-nghe ầu..ơ… ớ… Câu này nối theo câu nọ, lê thê… không dứt, mà câu sau thì không ăn nhằm gì với câu trước, cứ ầu ơ với lại ví dầu tràng giang đại hải, hết má-ơi-đừng-gả-con-xa nghe tới chảy nước mắt rồi nhảy qua cái chuyện đèn-Sài-gòn-ngọn-xanh-ngọn-đỏ với đèn Mỹ-Tho-ngọn-tỏ-ngọn-lu thiệt tình là chẳng ăn nhằm gì với nhau ráo trọi. Vậy mà đứa nhỏ cứ ngủ ngon lành, thằng bé nghe ké cũng ngủ lê mê… và đôi khi người ru cũng ngủ chập chờn theo luôn, ngủ mà miệng cứ ầu ơ và tay cứ nắm sợi dây kéo tới kéo lui cho võng đưa qua đưa lại… ầu ơ… một-mai- thiếp-có-xa-chàng-(chớ) đôi-bông-(thì)-thiếp-trả-(mà)-đôi-vàng-(thì)-thiếp xin… à…ơ… ớ… ví-dầu-ví-dẩu-ví-dâu… làm như người ru cũng chẳng cần để ý tới cái lô-gíc của mấy lời thốt ra nữa. Nói như cho có nói. Không đầu không đuôi. Bạ đâu nói đó. Mấy tiếng ầu ơ thì như thể đưa hơi bắt giọng mà cũng như còn để lấy trớn bắt quàng qua một chuyện khác. Mà điều sáu tám nối liền sáu tám liên tu bất tận không thua chút nào cái trò nhả ngọc phun châu của đám thần đồng thất-bộ-liên-hoa hồi xưa hồi xửa…
Vậy là tôi mê lục bát từ hồi đó lận. Và chính bằng những câu lục bát quê mùa đó mà tôi lọt vào mê hồn trận của lục bát lúc nào không hay. Mê tới nhập tâm… rồi lớn lên có lúc mượn đỡ xài luôn cũng tiện… Mà không mê sao được. Coi nè. Một cặp luc bát 14 chữ. Bằng bằng trắc trắc bằng bằng. Bằng bằng trắc trắc bằng bằng trắc bằng. Có vậy thôi, dễ ợt. Vậy mà thiên biến vạn hóa. Nói chuyện gì cũng được. Mà nói chuyện gì cũng hay. Không- tin-dở-nắp-ra-coi…
Khác với mọi loại thơ khác, mỗi loại chuyên trị một thứ, lục bát thì có thể trị bá chứng. Từ tỏ tình đến thất tình, từ chung thủy đến phụ bạc, từ vui đến buồn, từ giỡn hớt chọc phá đến nghiêm trang răn dạy… cái gì lục bát cũng làm được hết. Mà làm tới nơi tới chốn, đâu ra đó mới là kỳ. Nghiệm lại thì hình như chính cái luật mà không lấy gì làm nghiêm nhặt của nó đã thả lỏng ý tưởng thành ngựa không cương. Chữ nghĩa và vần điệu cứ mặc tình dong ruổi nên ý tứ cứ mặc tình mà phô trương. Thử coi.
Khác với mọi loại thơ khác, mỗi loại chuyên trị một thứ, lục bát thì có thể trị bá chứng. Từ tỏ tình đến thất tình, từ chung thủy đến phụ bạc, từ vui đến buồn, từ giỡn hớt chọc phá đến nghiêm trang răn dạy… cái gì lục bát cũng làm được hết. Mà làm tới nơi tới chốn, đâu ra đó mới là kỳ. Nghiệm lại thì hình như chính cái luật mà không lấy gì làm nghiêm nhặt của nó đã thả lỏng ý tưởng thành ngựa không cương. Chữ nghĩa và vần điệu cứ mặc tình dong ruổi nên ý tứ cứ mặc tình mà phô trương. Thử coi.
Cái hồi tóc còn mượt, chân cẳng còn dịu nhĩu và trái tim còn lăng xăng như con lật đật, cứ xách mấy “bài tủ” đó ra xài là dễ ăn khách lắm. Không biết cái anh con trai đi tát nước giả bộ bỏ-quên-cái-áo có kết quả gì không hay là mất tiêu luôn cái cớ-sứt-chỉ-đường-tà đó chớ còn tôi mỗi khi hát bài sáu tám anh-đi-lục-tỉnh-giáp-vòng-tới-đây-trời-khiến-xui-lòng-thương-em là mười tuồng đã ăn khách tới tám chín. Còn lời tỏ tình nào thiết thực, chắc mẻm như thể dang tay ra mà đo được lòng người bằng chính cái dặm đường lòng vòng sáu tỉnh đó nữa. Tơ tình nào mà không động đậy trước sự chân thành tới độ lấy thước mà đo được đó. Phải không?
Còn cái lúc bị tình phụ, cứ giở cái giọng âu sầu kiểu tai-nghe-bạn-cũ-có-đôi- trong-lòng-bối-rối-như-vôi-mới-hầm thì dẫu cho gan đồng dạ sắt đi nữa mà lỡ để lọt tai thì cũng chảy thành nước chớ đừng nói đến nhi nữ thường tình. Cái lòng bối rối của người bị tình phụ mà đem so sánh với vôi mới hầm thì còn gì tượng hình cho bằng. Nó âm âm i ỉ, reo réo eo xèo, nổi bọt li ti, sôi không ra sôi mà nguội cũng không ra nguội, giống hệt cái kiểu ngồi không được mà đứng cũng không yên, lăng xăng lích xích như đau không ra đau, bệnh không ra bệnh… Nó thật còn hơn cái có thật nữa. Tài hoa của người làm thơ cộng với tài hoa của lục bát làm thơ như trở thành đồ thiệt, có thể đem ra cân đo đong đếm được vậy.
Vả lại cái âm điệu của lục bát nghe hay lắm. Lúc thì lê thê như chèo chống mỏi mê. Lúc thì ào ào cứ như lên thác xuống ghềnh. Nó uyển chuyển thay đổi theo tâm theo ý theo chữ theo nghĩa mà lên bổng xuống trầm cùng với kiểu ngắt nhịp bất định làm lòng người vụt hăng lên hay trìu trĩu xuống. Làm trai cho đáng nên trai. Xuống đông, đông tĩnh, lên đoài đoài tan. Chừng mạnh thì cũng đủ sức hô hào. Mà nhẹ thì cứ như tiếng thở dài khuya khoắt. Anh buồn còn chốn thở than. Em buồn như ngọn nhang tàn thắp khuya… Trời ơi nghe mà như thấy cả đêm cô phụ bay lả lả theo sợi khói ủ ê… Ai mà làm thơ như chọc gan chọc ruột vậy…
Cũng tại vậy đó mà tôi mê lục bát…
Mê lắm…
Rồi đến một lúc, khoảng giữa những năm 60-70, ở miền Nam bỗng nổi lên những câu lục bát êm ru như tiếng dỗ em thuở nhỏ, mà ý tứ thì nồng nã như mấy điệu huê tình trai gái dỗ nhau. Lẩm nhẩm vài ba câu bất chợt là đã thấy khoái cả ngày. Vai nghiêng nghiêng suối tơ huyền. Đôi gò đào nở trên miền tuyết thơm… (*)
Không đã sao được. Sư môn nói chuyện văn nghệ đã lạ. Mà nói ra hoa bướm lại càng lạ hơn. Lạ tới mê mẩn tâm thần. Lời đồn về một nhà sư làm thơ tình… Phạm Thiên Thư. Yêu nhau từ độ bao giờ. Gặp đây giả bộ hững hờ khói bay. Trời ơi cứ tưởng tới cái đám con trai con gái mới lớn, chập chững đòi yêu mà đọc tới cái câu lửng-lơ-con-cá-vàng đó là sướng tới xanh dờn cả mặt. Ông ta giam mình trong cửa thiền thăm thẳm mà rành tâm-lý-ái-tình không kém gì bà Tùng Long như vậy thì không biết đường tu hành của ông tới đâu chớ còn đường tình thì phải tôn ông ta
là sư phụ… Tại sao trong tự điển có đủ thứ sư mà không có chữ tình sư vậy hả ?
… Thôi thì em chẳng yêu tôi. Leo lên cành bưởi nhớ người rưng rưng (*)
Phải là người đi sớm về trưa mê mỏi với tình mới có thể nói lời đường mật tới vậy.
Đã tình như vậy thì kinh kệ có làm xa tục lụy không nhỉ ?
Cũng đã có nhiều lời bàn về thơ của ông sư họ Phạm. Rằng tình rằng em rằng hoa rằng bướm cũng chỉ là mấy ngón-tay-chỉ-trăng. Thấy trăng rồi thì quên tay đi chớ nấn níu làm chi mà mang tội…
Tôi thì tôi không tin vậy. Trong cái đầu rất hay mơ mộng của tôi thuở đó, nếu đã có một Tiêu Sơn tráng sĩ, đầu cạo trọc, tay bưng rượu tay múa kiếm mà tâm tưởng vẫn phiêu bồng ở cõi Quỳnh Như thì tại sao không thể có thiền sư tay gõ mõ tay làm thơ yêu em như cái Lão Ngoan Đồng tay vẽ vòng tròn tay vẽ ô vuông theo thế Song thủ hổ bác… Có cái gì là rặt trắng rặt đen đâu. Chỉ có trắng trắng đen đen thôi. Vả lại trắng ra trắng đen ra đen thì có cái gì mà đáng nói. Hễ yêu ra yêu ghét ra ghét thì cái cõi đời này làm gì còn mộng với mơ nữa. Và làm gì còn những động hoa vàng ở chỗ hang sâu rừng thẳm để chui vô mà nấn níu… nhớ nhau. Vào hang núi, nhập niết bàn. Tình anh nở đóa hoa vàng cửa khe…(*)
Lục bát làm tới vậy thì đến Nguyễn Du chắc cũng vừa ý. Vừa nhẹ nhàng mà thâm thúy. Vừa chắc mẻm mà hồ như. Vừa vần điệu mà bay bổng. Có điều dưa muối tương chao mà thơ thì mặn lắm. Sáu tám ỡm ờ cái điệu làm bộ làm tịch, chạy chối quanh co đổ thừa này nọ mà lòng thì vốn đã chẳng-nọ-thời-kia. Giọng thơ lơ lửng, lưng chừng theo kiểu tay nào nghiêng nón thơ che. Tay nào lần chuỗi bồ đề xanh xao. (*)
Lục bát làm tới vậy thì đến Nguyễn Du chắc cũng vừa ý. Vừa nhẹ nhàng mà thâm thúy. Vừa chắc mẻm mà hồ như. Vừa vần điệu mà bay bổng. Có điều dưa muối tương chao mà thơ thì mặn lắm. Sáu tám ỡm ờ cái điệu làm bộ làm tịch, chạy chối quanh co đổ thừa này nọ mà lòng thì vốn đã chẳng-nọ-thời-kia. Giọng thơ lơ lửng, lưng chừng theo kiểu tay nào nghiêng nón thơ che. Tay nào lần chuỗi bồ đề xanh xao. (*)
Chữ nghĩa cũng hư hư thực thực, mơ mơ màng màng, hiểu sao cũng được… vuông cũng được mà tròn cũng được. Thơ ở đó mà tình cũng ở đó. Vạc rằng thưa bác Thiên Thư. Mặc chi cái áo thiền sư ỡm ờ. (*)
Ờ mặc chi cái áo thiền sư ỡm ờ . Mà hỏi làm chi. Áo nào mà chẳng ỡm ờ, chẳng qua chỉ để che đỡ mấy cái hình dong tạm bợ mà lại giống hệt như nhau. Không phải đã có ai nói thân xác chỉ là cái giá để móc quần áo đấy thôi. Giá áo thì có cái nào khác cái nào đâu. Cũng là tứ đại với ngũ uẩn. Cũng là lục dục thất tình. Diệt Tuyệt sư thái mà vẫn còn ham hố đánh đấm hàm hồ. Nói chi cái đám thế nhân lục lục thường thường lội qua suối rồi mà còn đèo bòng cái chuyện bên kia suối…
…Ta về niệm Phật đại bi.
Phật xa xôi quá, em thì gần hơn
Ngày xưa dâng Phật nửa hồn
Chiều nay em tới… ta còn góc tư! (**)