VietBest

Full Version: Tạp ghi
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
CÙNG LÚC NĂM TẶNG PHẨM
Sư Giác Nguyên
Cho ăn là cùng lúc bố thí năm thứ: (1) Cho sự sống. (2) Cho ngoại hình. (3) Cho sự an lạc. (4) Cho sức khỏe. (5) Cho trí tuệ. 
Nghĩa là nhờ thức ăn của ta bố thí mà người kia sống thêm một ngày. Bữa ăn của ta giúp người đã đẹp được đẹp thêm. Kẻ vốn xấu thì cũng nhờ bữa ăn này có thêm sinh tố, đẹp bao nhiêu hay bấy nhiêu. 
Khi cúng dường hay bố thí thức ăn nên niệm tưởng câu kinh này:
[Người khỏe mạnh ăn vào thêm khỏe. Người đẹp ăn vào thêm đẹp. Người đang vui ăn vào thêm vui. Người trí tuệ ăn vào thêm trí tuệ.]
Khi quì xuống cúng dường dâng mâm cơm cứ nghĩ trong bụng: “Ai đã đẹp ăn vào thêm đẹp. Ai đã khỏe ăn vào thêm khỏe. Ai đang vui ăn vào thêm vui. Ai có trí ăn vào thêm trí.” Ví dụ như mình cúng dường cho ngài Thanh, chắc chắn là ngài phải nhờ ăn ngài mới sống chứ. Ngài là người như thế nào mình biết rồi, mình chỉ cúng ngài có một bữa ăn thôi, mình nghĩ bụng: Người có trí ăn vào món ăn này càng thêm trí (vì họ thêm một ngày sống nữa). Người có giới ăn vào thêm giới (vì nhờ bữa ăn này họ thêm được một ngày giữ giới nữa). Ai có Định ăn vào thêm Định. Ai đã đẹp ăn vào thêm đẹp. Ai đã khỏe ăn vào thêm khỏe. Cứ đọc như vậy. Lúc bấy giờ công đức bố thí cúng dường bữa ăn không còn đơn giản là bữa ăn nữa. Ý nghĩa của việc bố thí lúc ấy cùng lúc là 5 thứ tặng phẩm.
(Kinh Bhojanasutta)
(2021-12-30, 10:17 PM)abc Wrote: [ -> ]CÙNG LÚC NĂM TẶNG PHẨM
Sư Giác Nguyên
Cho ăn là cùng lúc bố thí năm thứ: (1) Cho sự sống. (2) Cho ngoại hình. (3) Cho sự an lạc. (4) Cho sức khỏe. (5) Cho trí tuệ. 
Nghĩa là nhờ thức ăn của ta bố thí mà người kia sống thêm một ngày. Bữa ăn của ta giúp người đã đẹp được đẹp thêm. Kẻ vốn xấu thì cũng nhờ bữa ăn này có thêm sinh tố, đẹp bao nhiêu hay bấy nhiêu. 
Khi cúng dường hay bố thí thức ăn nên niệm tưởng câu kinh này:
[Người khỏe mạnh ăn vào thêm khỏe. Người đẹp ăn vào thêm đẹp. Người đang vui ăn vào thêm vui. Người trí tuệ ăn vào thêm trí tuệ.]
Khi quì xuống cúng dường dâng mâm cơm cứ nghĩ trong bụng: “Ai đã đẹp ăn vào thêm đẹp. Ai đã khỏe ăn vào thêm khỏe. Ai đang vui ăn vào thêm vui. Ai có trí ăn vào thêm trí.” Ví dụ như mình cúng dường cho ngài Thanh, chắc chắn là ngài phải nhờ ăn ngài mới sống chứ. Ngài là người như thế nào mình biết rồi, mình chỉ cúng ngài có một bữa ăn thôi, mình nghĩ bụng: Người có trí ăn vào món ăn này càng thêm trí (vì họ thêm một ngày sống nữa). Người có giới ăn vào thêm giới (vì nhờ bữa ăn này họ thêm được một ngày giữ giới nữa). Ai có Định ăn vào thêm Định. Ai đã đẹp ăn vào thêm đẹp. Ai đã khỏe ăn vào thêm khỏe. Cứ đọc như vậy. Lúc bấy giờ công đức bố thí cúng dường bữa ăn không còn đơn giản là bữa ăn nữa. Ý nghĩa của việc bố thí lúc ấy cùng lúc là 5 thứ tặng phẩm.
(Kinh Bhojanasutta)

Sadhu ...

Công đức bố thí Pháp của Sư Toại Khanh và của bác abc thật vô lượng .

Thanks-sign-smiley-emoticon
(2021-12-30, 10:17 PM)abc Wrote: [ -> ]CÙNG LÚC NĂM TẶNG PHẨM
Sư Giác Nguyên
Cho ăn là cùng lúc bố thí năm thứ: (1) Cho sự sống. (2) Cho ngoại hình. (3) Cho sự an lạc. (4) Cho sức khỏe. (5) Cho trí tuệ. 
Nghĩa là nhờ thức ăn của ta bố thí mà người kia sống thêm một ngày. Bữa ăn của ta giúp người đã đẹp được đẹp thêm. Kẻ vốn xấu thì cũng nhờ bữa ăn này có thêm sinh tố, đẹp bao nhiêu hay bấy nhiêu. 
Khi cúng dường hay bố thí thức ăn nên niệm tưởng câu kinh này:
[Người khỏe mạnh ăn vào thêm khỏe. Người đẹp ăn vào thêm đẹp. Người đang vui ăn vào thêm vui. Người trí tuệ ăn vào thêm trí tuệ.]
Khi quì xuống cúng dường dâng mâm cơm cứ nghĩ trong bụng: “Ai đã đẹp ăn vào thêm đẹp. Ai đã khỏe ăn vào thêm khỏe. Ai đang vui ăn vào thêm vui. Ai có trí ăn vào thêm trí.” Ví dụ như mình cúng dường cho ngài Thanh, chắc chắn là ngài phải nhờ ăn ngài mới sống chứ. Ngài là người như thế nào mình biết rồi, mình chỉ cúng ngài có một bữa ăn thôi, mình nghĩ bụng: Người có trí ăn vào món ăn này càng thêm trí (vì họ thêm một ngày sống nữa). Người có giới ăn vào thêm giới (vì nhờ bữa ăn này họ thêm được một ngày giữ giới nữa). Ai có Định ăn vào thêm Định. Ai đã đẹp ăn vào thêm đẹp. Ai đã khỏe ăn vào thêm khỏe. Cứ đọc như vậy. Lúc bấy giờ công đức bố thí cúng dường bữa ăn không còn đơn giản là bữa ăn nữa. Ý nghĩa của việc bố thí lúc ấy cùng lúc là 5 thứ tặng phẩm.
(Kinh Bhojanasutta)

🙏🏻🙏🏻🙏🏻
Ý NHƯ VẠN SỰ
Đây là câu chúc của tôi cũng đã lâu.Tôi nói rằng mình chúc nhau vạn sự như ý thì bất khả, làm gì trên đời này có thể vạn sự như ý. Còn ý như vạn sự thì rất hay, chuyện đời tới đâu thì tâm mình tới đó, tùy duyên bất biến, như nước vậy. Nước để trong chậu hình vuông thì nó vuông, để trong chậu hình tròn, hình lục giác, đa giác thì nước nó cũng có hình dáng đi theo vật định đó. Nhưng nước muôn thuở vẫn là ướt, mát, lạnh dù để trong cái gì nó vẫn là nước. Người tu cũng vậy, trong hoàn cảnh nào cũng như nước. 
Nếu ta không thay đổi được chuyện đời thì ta chỉ cần thay đổi cách nhìn về nó là ta có thể thỏa hiệp với nó. Có nhiều trường hợp phải lựa cái nắp và nồi cho ăn khớp, nhưng sửa nồi không được thì ta sửa nắp. Người tu phải mềm mỏng mà không mềm yếu, hòa mà không đồng, tự trọng mà không tự ái, rộng rãi mà không hoang phí, tiết kiệm mà không bủn xỉn. Người tu hành không cầu vạn sự như ý mà phải hướng tới ý như vạn sự.
Chúc quí vị một năm mới :
-Vô lượng an lạc 
-Vô lượng công đức 
-Tiền tài tuỳ theo phước báu. Dầu có phải ăn mì gói vẫn mỉm cười ăn trong chánh niệm và trí tuệ .
Sư Giác Nguyên

[Image: 270223430_3214412742178879_1177528773256...e=61D4F603]
"Thiên đường hữu lộ, vô nhân vấn,
Địa ngục vô môn, hữu khách tầm"

Tức là đường về trời có đó mà không ai hỏi nhưng đường xuống địa ngục không ai dạy mà lúc nào cũng đứng đầy.

Mình phải thấy được mọi thứ do duyên mà có, có rồi phải mất. Điều này rất quan trọng. Hôm nay bà con đến gặp tôi, bà con nghe buổi đầu, bà con thấy Đạo Phật là như vậy. Nhưng mà mai này bà con về sau một hai tháng tu thiền ngồi nghiệm thì sẽ thấy giáo lý duyên khởi nó quan trọng cỡ nào. Học giáo lý duyên khởi để thấy rằng: Trong từng phút ta đang âm thầm kiến tạo một chốn  về cho mình mai này. Trong từng phút trôi qua, ta đang sống với vô minh, tham ái và tà kiến. Trong từng phút trôi qua, ta đang sống với trí tuệ và chánh niệm. Trong từng phút trôi qua ta đang mở rộng đường hoặc về trời hoặc xuống địa ngục. 

Mặc dù theo trong kinh thì đường về cõi trời kinh sách dạy đầy ra đó mà ít người hỏi thăm, còn đường xuống địa ngục không ai dạy mà ai cũng rành hết trơn.

SGN
[Image: 269968064_1604926699860268_8179424458652...e=61D95ABB]
Người Phật tử muốn hướng đến Níp-bàn trước hết phải thật sự NHÀM CHÁN SANH TỬ VÀ THẤY ĐƯỢC VỊ ĐẮNG CỦA DÒNG LUÂN HỒI. Nhưng phải thấy như thế nào mới được xem là đúng mức? Kinh nói, dòng luân hồi có bốn điều đáng sợ:
(1) Nānāsattha-ullokanabhaya: mối nguy hại thứ nhất trong cõi trầm luân là những HƯỚNG DẪN SAI LẠC vốn rất dễ bắt gặp. Không phải kiếp nào sanh ra ta cũng thờ chư Phật là đạo sư. Trên bước đường Luân hồi thác loạn, ta sẽ tôn thờ đủ mọi đối tượng từ thánh thần đến ma quỷ… mà dĩ nhiên là rất hiếm khi gặp được đối tượng xứng đáng. Chính vị đạo sư của chúng ta cũng đóng góp phần nào sự siêu đoạ của chúng ta. 
(2) Vinipātabhaya: sự TRÔI DẠT VÔ ĐỊNH TRÊN DÒNG TRẦM LUÂN. Không một phàm phu nào có thể chọn lựa chỗ tái sanh của mình theo như ý muốn. Đây là mối nguy hại thứ hai của kiếp luân hồi. Ai dám quả quyết rằng sau kiếp sống này mình sẽ sanh về đâu, ác thú hay lạc cảnh. Trên dòng sanh tử diệu vợi, điều đó càng mơ hồ, bấp bênh hơn nữa. 
(3) Apāyabhaya: ĐOẠ XỨ LUÔN CHỜ ĐỢI SẴN SÀNG ĐỂ MỜI ĐÓN. Quả thật vậy, trừ ra bậc Thánh nhân rồi thì tất cả chúng sanh phàm phu còn lại đều rất có thể đoạ lạc khổ thú. Kể cả những vị từ Phạm Thiên Giới sanh xuống, từ kiếp thứ ba trở đi, vấn đề sanh thú cũng trở nên bất định. Bởi vì ta nên hiểu rằng các chúng sanh thường có khuynh hướng huân tập ác pháp hơn là tạo trữ thiện pháp cho nên sự đọa lạc khổ thú dễ xảy ra hơn là việc siêu sanh lạc canh. 
(4) Duccaritabhaya: như đã nói, ác nghiệp dễ làm hơn thiện sự, HUÂN TẬP BẤT THIỆN NGHIỆP MAU CHÓNG HƠN VUN BỒI THIỆN DUYÊN. Đó là mối nguy hiểm thứ tư mà ta cần phải nhìn thấy khi quán xét đến khía cạnh cay đắng của kiếp sống sanh tử, trầm luân. Để rồi từ đó có một nhận thức đúng đắn về tình trạng hiện tại của mình và hướng tâm đến sự chứng đạt Níp-bàn một cách chín chắn. Đó là những gì cần hiểu trong vấn đề bất tri Diệt Đế vậy. 
Trích: “Tìm hiểu Triết Học Phật Giáo”, Sư Giác Nguyên
HỎI
Kính chào thầy!
Thọ Tam Quy rồi có bị đọa vào cõi ác không ?
ĐÁP
Trước khi có mặt tại đây và bây giờ, mỗi người đều có một núi phước và tội đã tích trữ từ vô lượng tiền kiếp (đương nhiên tội nhiều hơn phước gấp nhiều lần). Dầu ngay kiếp này ta có tu hành nghiêm cẩn từ trong bụng mẹ, như thọ trì Tam Quy và Ngũ giới hay Bát giới thì một trăm năm bây giờ làm sao đẩy lùi được một núi tiền nghiệp từ bao kiếp quá khứ. Do đó, hầu hết phàm phu đều có thể bị sa đọa với sức tác động của các tiền nghiệp quá khứ. Ngay đến một vị Bồ Tát sắp thành Phật dầu đã tu hành thâm hậu, công đức sâu dày, cũng vẫn có thể vì tiền nghiệp xấu mà lăn trôi trong các cảnh giới sa đọa. Chỉ có bậc Sơ quả (tầng thánh đầu tiên trong 4 tầng thánh) mới vĩnh viễn bất đọa.
Sư Giác Nguyên
Bác abc,

Tu đắc Sơ quả không dễ. Trong khi đó, chúng ta dễ bị đọa vì nghiệp xấu . Đã thế, một khi bị đọa, thật khó có cơ hội lên làm người VÀ gặp Phật pháp.

Phật tử phải làm sao đây, hở bác ?

Thanks-sign-smiley-emoticon
(2022-01-05, 01:49 PM)LeThanhPhong Wrote: [ -> ]Bác abc,

Tu đắc Sơ quả không dễ. Trong khi đó, chúng ta dễ bị đọa vì nghiệp xấu . Đã thế, một khi bị đọa, thật khó có cơ hội lên làm người VÀ gặp Phật pháp.

Phật tử phải làm sao đây, hở bác ?

Thanks-sign-smiley-emoticon

bạn LTP,

đây cũng là trăn trở của tui, và trong một dịp nghe pháp Sư Viên Minh thuyết , tui đem hỏi .... làm sao để đời sau kiếp khác con còn gặp chánh pháp để tiếp tục tu học ( tui không hỏi Phật pháp , mà hỏi chánh pháp vì lúc đó tui cũng môt phần hiểu đường lối tu tập và hướng dẫn của Sư) mà tiếc là Sư chỉ trả lời thế nào là chánh pháp

giờ bạn hỏi tui , tui hỏi ai giờ ... 

nhiều người nghĩ trong vô lượng kiếp luân hồi thì một kiếp này có nhăm nhò gì , tiếp tục trôi lăn , dại gì mà không tận hưởng

ít người nghĩ như bạn (và tui !!! ) rằng thân người khó được , gặp được "chánh pháp" càng khó hơn nữa ( lỡ sanh ở khánh hội quận tư hồi trước thì làm du đãng dể hơn làm thầy tu) .... cho nên lúc nào cũng phải nên tâm niệm để mà sống chánh niêm , tạo nhiều thiện nghiệp góp phần cho kho nghiệp sạch sẽ hơn 

còn nhiều cái nho nhỏ góp phần làm cho mình đi lên thay vì đi xuống , một mắt xích quan trọng là cận tử nghiệp ,  nếu so sánh kiếp luân hồi như cọng dây xích , một kiếp là một mắt xích thì giây phút cận tử là chổ gắn kết mắc xích và mắt xích kế tiếp .... khi ko có con bò đủ mạnh (đắc quả , đắc thiền, cực trọng nghiệp) để chạy ra khỏi chuồng, thì con nào gần chuồng (tập quán nghiệp) chạy ra , sống chánh niệm làm cho nhiều con trong chuồng thành bò tốt, con nào gần chuồng chạy ra cũng ok, còn không thì phải để pháp lo (tích luỹ nghiệp) , sống chánh niệm còn giúp cho con bò tốt lúc nào cũng ngay cửa (cận tử nghiệp)

một cách nghĩ nữa là cho dù có đi xuống , nhưng trong kiếp sống đó những nghiệp thiện không đủ mạnh lúc cận tử của kiếp sống trước cũng có nhiều duyên để trổ quả hơn , ... như lỡ tái sanh làm con chó nhưng những thiện nghiệp cũng giúp nó sinh ra (hay theo chủ vượt biên và định cư) ở Mỹ nơi mà con nít đàn bà thú cưng còn sếp trên đàn ông tụi mình :-)

còn cái nữa là tham ái , vì có tham nên mới tái sinh , buông bớt và mỗi mỗi giây phút chỉ hướng thiện thì đi lên nhiều hơn đi xuống

cái cuối nữa là cho dù tái sanh làm gì thì cũng đừng bi quan quá , chuyện gì rồi cũng qua .... chủng tử thiện lành rồi cũng sẽ có cơ hội trổ quả , con rùa cho dù có mù cũng sẽ có một ngày trồi lên đúng vào cái lổ trên miếng ván trôi dạt trên đại dương
(2022-01-05, 01:49 PM)LeThanhPhong Wrote: [ -> ]Bác abc,

Tu đắc Sơ quả không dễ. Trong khi đó, chúng ta dễ bị đọa vì nghiệp xấu . Đã thế, một khi bị đọa, thật khó có cơ hội lên làm người VÀ gặp Phật pháp.

Phật tử phải làm sao đây, hở bác ?

Thanks-sign-smiley-emoticon

Trong thời gian chờ bác abc trả lời, LTP tự trả lời câu hỏi của mình xem sao:

  1. Không ai biết Ba la mật chúng ta dày mỏng như thế nào.  Vì thế, chúng ta phải cố gắng tu tập trong kiếp này để nếu đủ Ba la mật, có thể đắc Sơ quả trong kiếp này.
  2. Nếu chưa đủ Ba la mật, chúng ta đang tạo nhiều thuận duyên cho kiếp này (cũng được hưởng an lạc vậy) VÀ cho kiếp sau (được làm người và gặp Chánh Pháp, có cơ hội đắc Sơ quả nhiều hơn).
  3. Nếu lỡ bị đọa, vì đã cố gắng trong kiếp này, thời gian bị đọa sẽ ngắn, vì cuộc sống của Phật tử hàng ngày không nằm trong môi trường bị đọa, nên đọa xứ KHÔNG THÍCH HỢP với Phật tử.
  4. Cơ hội tái sinh làm người cao hơn cho dù bị đọa, vì như con rùa mù (chui vào cái lỗ dập dềnh theo sóng biển cứ 100 năm mới gặp khúc gỗ một lần), chúng ta có nhiều cơ hội hơn là con rùa mù.
(2022-01-05, 03:17 PM)abc Wrote: [ -> ]bạn LTP,

đây cũng là trăn trở của tui, và trong một dịp nghe pháp Sư Viên Minh thuyết , tui đem hỏi .... làm sao để đời sau kiếp khác con còn gặp chánh pháp để tiếp tục tu học ( tui không hỏi Phật pháp , mà hỏi chánh pháp vì lúc đó tui cũng môt phần hiểu đường lối tu tập và hướng dẫn của Sư) mà tiếc là Sư chỉ trả lời thế nào là chánh pháp

giờ bạn hỏi tui , tui hỏi ai giờ ... 

nhiều người nghĩ trong vô lượng kiếp luân hồi thì một kiếp này có nhăm nhò gì , tiếp tục trôi lăn , dại gì mà không tận hưởng

ít người nghĩ như bạn (và tui !!! ) rằng thân người khó được , gặp được "chánh pháp" càng khó hơn nữa ( lỡ sanh ở khánh hội quận tư hồi trước thì làm du đãng dể hơn làm thầy tu) .... cho nên lúc nào cũng phải nên tâm niệm để mà sống chánh niêm , tạo nhiều thiện nghiệp góp phần cho kho nghiệp sạch sẽ hơn 

còn nhiều cái nho nhỏ góp phần làm cho mình đi lên thay vì đi xuống , một mắt xích quan trọng là cận tử nghiệp ,  nếu so sánh kiếp luân hồi như cọng dây xích , một kiếp là một mắt xích thì giây phút cận tử là chổ gắn kết mắc xích và mắt xích kế tiếp .... khi ko có con bò đủ mạnh (đắc quả , đắc thiền, cực trọng nghiệp) để chạy ra khỏi chuồng, thì con nào gần chuồng (tập quán nghiệp) chạy ra , sống chánh niệm làm cho nhiều con trong chuồng thành bò tốt, con nào gần chuồng chạy ra cũng ok, còn không thì phải để pháp lo (tích luỹ nghiệp) , sống chánh niệm còn giúp cho con bò tốt lúc nào cũng ngay cửa (cận tử nghiệp)

một cách nghĩ nữa là cho dù có đi xuống , nhưng trong kiếp sống đó những nghiệp thiện không đủ mạnh lúc cận tử của kiếp sống trước cũng có nhiều duyên để trổ quả hơn , ... như lỡ tái sanh làm con chó nhưng những thiện nghiệp cũng giúp nó sinh ra (hay theo chủ vượt biên và định cư) ở Mỹ nơi mà con nít đàn bà thú cưng còn sếp trên đàn ông tụi mình :-)

còn cái nữa là tham ái , vì có tham nên mới tái sinh , buông bớt và mỗi mỗi giây phút chỉ hướng thiện thì đi lên nhiều hơn đi xuống

cái cuối nữa là cho dù tái sanh làm gì thì cũng đừng bi quan quá , chuyện gì rồi cũng qua .... chủng tử thiện lành rồi cũng sẽ có cơ hội trổ quả , con rùa cho dù có mù cũng sẽ có một ngày trồi lên đúng vào cái lổ trên miếng ván trôi dạt trên đại dương

Post câu tự trả lời mời thấy câu trả lời của bác Clap . Hay quá.

Như vậy, còn hơi thở, chúng ta còn cố gắng sống trong Giáo Pháp.  

Chuyện đâu còn đó. Chúng ta
không nên mất thời gian lo lắng làm chi.

Thanks-sign-smiley-emoticon you very much.
(2022-01-05, 03:46 PM)LeThanhPhong Wrote: [ -> ]Post câu tự trả lời mời thấy câu trả lời của bác Clap . Hay quá.

Như vậy, còn hơi thở, chúng ta còn cố gắng sống trong Giáo Pháp.  

Chuyện đâu còn đó. Chúng ta
không nên mất thời gian lo lắng làm chi.

Thanks-sign-smiley-emoticon you very much.

bạn LTP,

bạn trả lời cũng giông' giống ý của tui , tui miss câu số 3 của bạn

câu này sư GN mới giảng gần đây, tui chư kịp "tư" , chỉ mơi "văn" thôi
(2022-01-05, 03:55 PM)abc Wrote: [ -> ]bạn LTP,

bạn trả lời cũng giông' giống ý của tui , tui miss câu số 3 của bạn

câu này sư GN mới giảng gần đây, tui chư kịp "tư" , chỉ mơi "văn" thôi

Vâng, LTP chịu nghe Sư GN lắm vì Sư giảng rất sâu sắc, đi thẳng vào những gì Phật tử cần làm. Có lẽ Sư chia sẻ giải đáp cho những nan đề Sư suy tư trong cuộc sống.

LTP cũng chỉ "văn", chưa "tư" là bao.

Cảm ơn bác đã đọc câu trả lời của LTP.    Innocent
còn một vấn đề quan trọng và khó chứng minh là cái ngã trong luân hồi và tái sanh

tại sao mình muốn  kiếp sống tới , hay mình đi tái sanh vào một đời sống mới hướng thượng và tiếp tục gặp chánh pháp

đâu có cái ngã nào để luân hồi , hay tái sanh , chỉ là những dòng tâm thức kết nối nhau ở giây phút cuối của một đời sống (tâm tử ) và đời sống kế tiếp (tâm tái sanh và sao đó là tâm hộ kiếp)

vậy thì ko có ngã thì lo gì nữa, cái anh kiếp sau đâu phải là tui , lo làm gì cho mệt

giờ sao bạn LTP ?