VietBest

Full Version: Tạp ghi
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
Bạn Caothang,

Dựa theo điều lệ Đức Phật đưa ra về độ vật thực khi được các thiện tín mời đến nhà thời xưa thi có 9 điều như sau:

Nầy các Tỳ khưu, có chín điều mà gia tộc nào hội đủ thì chư Tăng nên đến đó nếu chưa đến, hoặc nên ngồi nơi đó nếu đã đến rồi. Thế nào là chín?
 
1. Hoan hỷ mời ngồi.
2. Họ hoan hỷ đứng dậy tiếp rước.
3. Họ hoan hỷ đảnh lễ.
4. Có vật dụng họ không giấu.
5. Có nhiều mà họ dâng nhiều.
6. Có đồ ngon mà họ dâng đồ ngon.
7. Họ dâng bằng cách cung kính.
8. Họ giữ lễ phép, ngồi gần.
9. Họ thỏa thích nghe pháp, nói đạo.

Nầy các Tỳ khưu, chín điều nầy, gia tộc nào mà hợp đủ thì Tăng nên đến đó nếu chưa đến, hoặc nên ngồi nếu đã đến rồi”.


Thời đó thông thường sau khi dùng bửa xong thì chư sư thường hay giảng pháp cho thiện tín gia chủ nghe. Những điều lệ trên có thể áp dụng cho thời buổi hiện tại trong trường hợp Phật tử mời các thầy vào quán xá hay nhà hàng. Thông thường thời buổi bây giờ, các sư thầy đôi khi trên đường đi làm việc đạo, hoằng pháp thì thuận duyên mà ghé vào nhà hàng để dùng bửa. Tôi nghĩ nếu là Phật tử thì họ sẽ có khuynh hướng chọn các món ăn chay trong nhà hàng (nếu có) để dâng cho sư thầy -- như đã nói qua, hệ nguyên thuỷ thì sư thầy không có thể chọn lựa món ăn để dùng, mà tuỳ vào Phật tử họ cúng dường (mua) món gì thì ăn món đó -- Dĩ nhiên, nếu có điều kiện mời được sư thầy về nhà để dâng vật thực và sau đó hỏi pháp, nghe giảng đạo lý thì còn gì hay bằng.

Nói thêm một chút. Chư tăng thời Phật còn tại thế (giáo pháp nguyên thuỷ) khi đi trì bình, thiện tín, dân chúng họ có vật thực gì thì cúng dường vật thực đó. Và chư tăng thì lặng thinh và sau khi nhận xong niệm chúc phúc cho người cho rồi đi trì bình tiếp. Thử nghĩ, người thì dâng chút canh, người thì miếng cá kho, người thì nhúm xôi, người thì bát cơm .v.v... Đủ loại thực phẩm trộn lẫn nhau trong bình bát như vậy đâu phải dễ ăn đối với người thường như chúng ta. Tuy nhiên, đối với chư tăng khi ăn thì quán niệm nơi cái (mùi) vị của vật thực -- pháp chân đế, chính điều này mới giúp đi đến sự buông bỏ và không dính mắc vào sự ngon dở, sự thích thú  vào món ăn -- còn chúng ta thì ... cảm thọ theo gia vị mà ta trộn ướp vào thực phẩm.
hỏi - nếu toàn thể nhân loại không ai nhìn mặt trăng , thì liệu mặt trăng có tồn tại không?
đáp - sự vật chỉ có ý nghĩa trong mối tương quan với các sự vật khác
(2019-01-10, 05:05 PM)caothang Wrote: [ -> ]hỏi - nếu toàn thể nhân loại không ai nhìn mặt trăng , thì liệu mặt trăng có tồn tại không?
đáp - sự vật chỉ có ý nghĩa trong mối tương quan với các sự vật khác


Quote:xin hỏi "cái biết nương nơi thân mà BIẾT gọi là BIỆT NGHIỆP" là sao ?

Cái biết từ thân là cái biết từ nhiều kiếp trước nên gọi là BIỆT NGHIỆP.

Nói một cách khác là tất cả những gì mà bạn biết kiếp này là do tích tụ từ nhiều kiếp trước.
(2019-01-10, 05:05 PM)caothang Wrote: [ -> ]hỏi - nếu toàn thể nhân loại không ai nhìn mặt trăng , thì liệu mặt trăng có tồn tại không?
đáp - sự vật chỉ có ý nghĩa trong mối tương quan với các sự vật khác

Mấy người mù thì sao, bạn Caothang?

Biggrin
(2019-01-11, 06:20 PM)anatta Wrote: [ -> ]Mấy người mù thì sao, bạn Caothang?

Biggrin

nếu Robinson bị mù thì chắc là ông ấy không biết là tồn tại một cái mà nhân loại gọi là mặt trăng . Những người mù bẩm sinh bình thường khác thì mặt trăng được "thấy" qua cái tưởng của họ , i guess .

sự vật chỉ có ý nghĩa trong mối tương quan với các sự vật khác --- thay vì ví dụ mặt trặng , cái thành ngữ "giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng" gần gũi hơn
(2019-01-11, 06:20 PM)anatta Wrote: [ -> ]Mấy người mù thì sao, bạn Caothang?

:biggrin

Người mù tu thiền pháp môn Quán Âm vấn thấyđược mặt trăng bên trong, khg phải dùng mắt để thấy mà là mắt trí tuệ
(2019-01-14, 06:51 PM)Chân Nguyệt Wrote: [ -> ]Người mù tu thiền pháp môm Quấn Âm vấn thấyđược mặt trăng bên trong, khg phải dùng mắt để thấy mà là mắt trí tuệ

bạn CN.

có mắt trí tuệ như bạn nói , tui nghĩ đạo Phật gọi là tuệ giác .... có được tuệ giác là "dữ dội" lắm à , vì tui nghĩ đại đa số các bạn trong diễn đàn này (có tui trong đó) chưa ai có tuệ giác (theo đúng nghĩa) 

bạn có hỏi mấy bạn đó xem mặt trăng họ thấy có giống mặt trăng mà mỗi đêm rằm lại sáng , hay trăng của Hàn Mặc Tử , hay ra sao?
Krisnamurti nói rằng, một đứa bé từ khi được người lớn dạy cho biết về một đóa hoa, nó sẽ không bao giờ còn thật sự nhìn thấy đóa hoa nữa. 

đúng hay sai ?
Bạn Caothang cho câu trả lời và giải thích luôn cho câu trả lời giùm luôn về Đúng/Sai câu của K.

:-)
(2019-01-15, 03:37 PM)anatta Wrote: [ -> ]Bạn Caothang cho câu trả lời và giải thích luôn cho câu trả lời giùm luôn về Đúng/Sai câu của K.

:-)

hỏi chơi, trả lời gần đúng cho vui vậy mà 

theo tui , đúng thì đúng mà sai thì cũng sai 

bạn Anatta đã có thấy bông hoa hay bất kỳ vật gì khác mà thời gian sau này vẫn một vật đó mà nhìn không cách gì giống như lúc xưa/đó hay chưa ?
(2019-01-15, 02:27 PM)caothang Wrote: [ -> ]bạn CN.

có mắt trí tuệ như bạn nói , tui nghĩ đạo Phật gọi là tuệ giác .... có được tuệ giác là "dữ dội" lắm à , vì tui nghĩ đại đa số các bạn trong diễn đàn này (có tui trong đó) chưa ai có tuệ giác (theo đúng nghĩa) 

bạn có hỏi mấy bạn đó xem mặt trăng họ thấy có giống mặt trăng mà mỗi đêm rằm lại sáng , hay trăng của Hàn Mặc Tử , hay ra sao?

Hình như tùyt đẳng cấp tu hành có người thấy mờ , có người nói sáng chói chịu không nổi ...
Coi trong video đồng tu kể lại
(2019-01-15, 03:45 PM)caothang Wrote: [ -> ]hỏi chơi, trả lời gần đúng cho vui vậy mà 

theo tui , đúng thì đúng mà sai thì cũng sai 

bạn Anatta đã có thấy bông hoa hay bất kỳ vật gì khác mà thời gian sau này vẫn một vật đó mà nhìn không cách gì giống như lúc xưa/đó hay chưa ?


Okay, have fun.

Không biết bạn Caothang trích câu đó của K ra từ bài nào, và nó nằm trong đoạn (paragraph) mà K diễn giải về chủ đề gì. Tuy nhiên, theo tôi thì K nói không trật nhịp đâu.

Bây giờ tiếp cái ý của bạn Caothang đoạn bold trên. Không sai, đoá hoa sẽ thay đổi, nhưng mình có thật biết về nó không khi đã được dạy rằng nó có mùi hương, hình dáng, màu sắc ... như thế? Thí dụ năm ngoái bạn nhìn đoá hoa hồng nở trước nhà, sau đó nó tàn lụi, và năm nay cây hoa lại nở đoá hồng khác, khi thấy nó bạn Caothang thấy thế nào? Cũng là mùi hương, hình dáng, màu sắc như đã biết năm vừa qua, phải không? Nếu bạn thấy nó khác với những năm vừa qua thì nó khác mới lạ thế nào?
bạn Annata , không nhớ cái quote đọc ở đâu, trong trang web VN,  giờ tìm được đoạn này cái idea từa tựa


"Awareness is that state of mind which observes something without any condemnation or acceptance, which merely faces the thing as it is. When you look at a flower nonbotanically, then you see the totality of the flower; but if your mind is completely taken up with the botanical knowledge of what the flower is, you are not totally looking at the flower. Though you may have knowledge of the flower, if that knowledge takes the whole ground of your mind, the whole field of your mind, then you are not looking totally at the flower.

So, to look at a fact is to be aware. In that awareness, there is no choice, no condemnation, no like or dislike. But most of us are incapable of doing this because traditionally, occupationally, in every way, we are not capable of facing the fact without the background. We have to be aware of the background. We have to be aware of our conditioning, and that conditioning shows itself when we observe a fact; and as you are concerned with the observation of the fact and not with the background, the background is pushed aside. When the main interest is to understand the fact only, and when you see that the background prevents you from understanding the fact, then the vital interest in the fact wipes away the background."
 from the book of light https://selfdefinition.org/krishnamurti/...f_Life.pdf
(2019-01-11, 06:03 PM)Vo Minh Wrote: [ -> ]Cái biết từ thân là cái biết từ nhiều kiếp trước nên gọi là BIỆT NGHIỆP.

Nói một cách khác là tất cả những gì mà bạn biết kiếp này là do tích tụ từ nhiều kiếp trước.

"cái biết nương nơi thân mà BIẾT gọi là BIỆT NGHIỆP" là sao ?


tui hỏi tác giả cái cụm từ trong ngoặc "cái biết nương nơi thân mà BIẾT gọi là BIỆT NGHIỆP" để he/she có dịp nhìn lại  ... chứ ý thì tui hiểu , như bạn nói ở trên 

chử gọi dùng trong trường hợp này là cái key làm cho nó sai nghĩa  (vì lý do nào đó mà vật ấy được/bị gọi là a,b,c ...) nếu thay chử gọi bằng chử  "là do" "do vì" thì mới rõ nghĩa

còn nói ngược lại ... cái gì gọi là biệt nghiệp ? thì theo định nghĩa , những hành động có chủ đích được thực hiện riêng biệt , riêng lẻ gọi là biệt nghiệp

biệt nghiệp cũng sai .... mà nên nói là tiền nghiệp trong trường hợp này ... thí dụ: do tiền nghiệp quá khứ mà rất nhiều ngườì sài gòn sau 75 biết thế nào là ăn cơm độn . những cái biết như vậy đâu có dị biệt mà gọi là biệt nghiệp . 
(2019-01-14, 06:51 PM)Chân Nguyệt Wrote: [ -> ]Người mù tu thiền pháp môn Quán Âm vấn thấyđược mặt trăng bên trong, khg phải dùng mắt để thấy mà là mắt trí tuệ

Đâu phải tu pháp Quán Âm mới thây được mặt trăng, ngôi sao, hay mặt trời.

Có định tâm là thấy được những hiện tượng này, dù hành theo bất cứ pháp thiền nào.

Hơn nữa, những hiện tượng như mặt trăng, mặt trời .v.v... nói chung là ánh sáng trong nội tâm đó không phải là Phật tánh, hay Thượng đế bên trong gì đâu.

Khi 5 giác quan thông thường tạm đóng lại, tâm được yên lặng, các uế nhiễm trong tâm tạm lắng xuống, thì thấy được hiện tượng ánh sáng giống như mặt trăng -- đây chính là năng lực của tâm, là nhiên liệu mà trong cuộc sống bình thường 5 giác quan và ý (tâm trí) xử dụng.