(2024-02-12, 08:05 PM)Saolấplánh Wrote: [ -> ]Hồi nào giờ em hiểu sai định nghĩa yêu là chu toàn lề luật. Em say đắm với mọi thứ.
Nhưng từ ngày được có lời Ngài em mới biết rằng em có quá nhiều hồng ân.
SSorry hơi cải lương
Rượu mới Bình cũ là một dụ ngôn của Giêsu được chép trong các Sách Phúc Âm Mátthêu 9:17, Mácccô 2:22, và Luca 5:37-39.
Quote:Không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, nếu vậy rượu mới làm nứt bầu ra; rượu chảy mất và bầu cũng phải hư đi. Song rượu mới phải đổ vào bầu mới. Lại cũng không ai uống rượu cũ lại đòi rượu mới; vì người nói rằng: Rượu cũ ngon hơn. - Phúc âm Luca 5:37-39.
Luận giải
Những ẩn dụ của Chúa Giêsu thường được xây dựng từ những chất liệu trong cuộc sống hằng ngày của nền văn hóa đương thời. Bầu rượu bằng da sẽ căng phồng nếu được dùng để đựng rượu mới, vì rượu mới vẫn tiếp tục lên men, cuối cùng bầu da sẽ bung rách. Tương tự, miếng vải mới sẽ co rút lại, nếu dùng vải mới để vá chiếc áo cũ, sẽ làm chằng rách áo cũ, và làm đường rách càng xấu hơn.
Nếu đọc cùng lúc với dụ ngôn Vải mới Áo cũ ("Không ai vá miếng nỉ mới vào cái áo cũ; nếu vậy thì miếng nỉ mới chằng rách áo cũ, mà đàng rách thành xấu thêm" – Phúc âm Máccô 2:21) có thể nhận thấy ngụ ý của Chúa Giêsu, ấy là giáo huấn của ngài không thích hợp trong khung đạo giáo của người Do Thái, cũng không tương thích với các cấu trúc tôn giáo thời ấy. Nhiều người, đặc biệt là các Kitô hữu, thường xem dụ ngôn này là lời tuyên cáo của Chúa Giêsu về sự khởi đầu của một tôn giáo mới tách rời khỏi Do Thái giáo.
WIKI
Anh chỉ dùng sách tân ước để giảng lời Ngài thì anh nên xem xét lại.
Anh em mình không nhất thiết phải có vị quan tòa giúp đỡ đâu.
(2024-02-12, 08:38 PM)Saolấplánh Wrote: [ -> ]Anh chỉ dùng sách tân ước để giảng lời Ngài thì anh nên xem xét lại.
Anh em mình không nhất thiết phải có vị quan tòa giúp đỡ đâu.
Bây giờ buồn quá không có ai để kiếm chuyện.
(2024-02-07, 09:25 PM)Saolấplánh Wrote: [ -> ]Áp lực quá xin nghỉ giải lao
anh Sao đẹp trai và khoẻ mạnh quá đi, sức mạnh bắp thịt từ phòng gym
(hình này có trong thread này)
Anh TD hiền quá dễ bị ăn hiếp trong VB.
❤️
Bữa nay em là cục đất sét.
Chào anh TD gặp lại sau.
Ngài xuống thế gian làm người như chúng ta và được cắt quy đầu sau ngày thứ 7th.
Chúa nào mà chịu chơi dữ vậy. Một đấng toàn năng nhưng quá khiêm nhường.
(2024-02-13, 03:43 AM)Saolấplánh Wrote: [ -> ]Ngài xuống thế gian làm người như chúng ta và được cắt quy đầu sau ngày thứ 7th.
Chúa nào mà chịu chơi dữ vậy. Một đấng toàn năng nhưng quá khiêm nhường.
cắt
da quy đầu, lịch sự hơn thì gọi là cắt bì, bì có nghĩa là da, chứ cắt quy cầu thì ...........
Đức Giê-su chịu phép cắt bì
21 Khi Hài Nhi được đủ tám ngày, nghĩa là đến lúc phải làm lễ cắt bì, người ta đặt tên cho Hài Nhi là Giê-su (Jesus)
Luca 2
Tám ngày tuổi thì biết gì là khiêm nhường, rửa chân cho các môn đệ mới là một hành động ĐẠI KHIÊM NHƯỜNG của một bậc tôn sư.
Mặc dầu lịch sử không cho chúng ta những tài liệu chính xác về gia thế và đời sống của thánh Luca, nhưng chúng ta biết chắc chắn rằng: thánh Luca thuộc gia đình nề nếp và giàu sang tại Antiokia. Khi còn bé, Ngài được giáo dục chu đáo về cả đức tính, văn hóa và nghề nghiệp. Ngài theo học các khoa cổ điển của nền văn minh Hy lạp và chuyên nghề lương y.
Từ buổi đầu, thánh Luca vẫn chưa biết Chúa. Cho đến một ngày kia thánh Phaolô đến Troa giảng đạo Chúa Giêsu. Luca vào nghe và sau khi suy nghĩ, cân nhắc cẩn thận và nhận thấy giáo thuyết thánh Phaolô giảng rất thâm trầm hợp lý, Ngài liền tin theo. Ngài chịu phép rửa tội và theo làm môn đệ thánh Phaolô, ngày đêm học hỏi Kinh Thánh và làm thư ký cho thánh Tông đồ. Quãng năm 49, nghĩa là khi khởi sự truyền giáo lần thứ hai, thánh Phaolô cùng mang thánh Luca đi theo. Nhưng rồi hai thầy trò lại chia lìa nhau một thời gian.
Có lẽ kỳ này thánh Luca trở về sinh quán làm nghề lương y. Đến sau hai thầy trò lại gặp nhau tại Philipphê. Từ đây thánh Luca cùng đi giảng đạo với thánh Phaolô. Nhưng đến khi thánh Phaolô bị người La Mã bắt cầm tù, thì thánh Luca cũng từ giã đế đô, và chúng ta không biết gì về quãng cuối đời của Ngài nữa.
nguồn: TGP Sài Gòn
........................
thánh sử Luca là người "gián tiếp" thế hệ thứ hai nói về Chúa Jesus, thánh Phaolô là người "gián tiếp thứ nhất" vì hai người này chưa gặp Chúa Jesus bao giờ.
Không biết ngoài Mẹ của Ngài thì còn ai rửa chân cho Ngài nữa không?
(2024-02-13, 08:18 AM)Saolấplánh Wrote: [ -> ]Không biết ngoài Mẹ của Ngài thì còn ai rửa chân cho Ngài nữa không?
Mẹ của ĐẠI KHIÊM NHƯỜNG
Nói lên tình mẫu tử có trong điều răn thứ 4 (thảo kính mẹ ..)
(2024-02-13, 10:20 AM)Saolấplánh Wrote: [ -> ]Mẹ của ĐẠI KHIÊM NHƯỜNG
Nói lên tình mẫu tử có trong điều răn thứ 4 (thảo kính mẹ ..)
Kinh Tân Ước cho chúng ta biết là Chúa Jesus
vừa có thần tính (Ngôi lời, từ trong cung lòng của Chúa Cha, có trước tổ phụ dân Do Thái là Abraham, đó là Ngôi hai xuống thế làm người)
và nhân tính, được sinh ra bởi bà Maria, BÀ là một nhân vật rất đặc biệt trong kinh thánh nhưng cũng chỉ là con người 100% mà thôi.
Công giáo Sao nên nhớ: GHCG chỉ kính Đức Mẹ, còn tôn thờ là Thiên Chúa Ba Ngôi, MỘT THIÊN CHÚA với 3 ngôi vị.
Thiên Chúa Cha tự mình mà có, không bởi ai sinh ra nên .......... KHÔNG CÓ MẸ
...........
bên Tin Lành, mỗi tín đổ có một quyển kinh thánh và hầu như họ đọc mỗi ngày nhưng ........ hiểu thì quá máy móc
Trong kinh Tân Ước, Chúa Jesus đối xử với người mẹ trần thế của mình với cương vị là Ngôi Lời, nhiều khi cũng làm cho Đức Maria cũng ngỡ ngàng, chẳng hiểu con mình nói gì nữa.
1. Lúc Chúa Jesus khoảng 12 tuổi
2. Tại tiệc cưới Cana
3. Cha mẹ ta là ai?
4. Lời trăn trối cuối cùng của Chúa Jesus
Anh không đi lễ, kinh kệ thì làm gì anh biết về đạo công giáo!!
Em thấy đặc tính của bên CG là lần hạt mân côi.
Anh TD thông cảm cho em vô trang này của anh mỗi ngày.
Lý do muốn sống thánh thiện