MAY MẮN THAY NGƯỜI PHẬT TỬ.
Những tín đồ khiêm tốn của đức Phật may mắn biết là nhường nào, họ đã không thừa hưởng lối ngụy biện của sự không sai lầm ở bất cứ một cuốn sách nào ngay từ lúc bắt đầu.
- Thượng Tọa Giáo Sư Ananda Kaushalyayana
Phật Giáo dưới mắt nhà trí thức
Hòa thượng K.Sri Dhammananada
Tỳ Kheo Thích Tâm Quang dịch
Budsas.org
HỆ THỐNG NGHỊ VIỆN VAY MƯỢN TỪ PHẬT GIÁO
Có thể chắc chắn là khuynh hướng về một chính phủ tự trị biểu lộ bởi những hình thức đa dạng của sự hợp tác nhận được từ sự thúc đẩy của Phật giáo về sự bác bỏ quyền hành của giới chức thầy tu và xa hơn nữa chủ thuyết bình đẳng của Phật giáo minh chứng bằng sự loại bỏ giai cấp đặc quyền. Quả nhiên về các sách Phật giáo, chúng ta phải thừa nhận đường lối trong những vụ điển hình lúc sơ khai về các cơ cấu đại diện tự quản trị được điều động. Có thể là một ngạc nhiên cho nhiều người biết rằng trong các cuộc hội nghị của Phật giáo từ trên 2500 năm qua người ta đã thấy những hoạt động giống như ngày nay chúng ta thực thi tại nghị trường.
Thẩm quyền trong hội nghị được bảo vệ bằng cách bổ nhiệm một giới chức đặc biệt. Viện trưởng đầu tiên trong Hạ nghị viện của chúng ta. Một giới chức thứ hai được bổ nhiệm để kiểm soát khi túc số cần thiết được bảo đảm, theo kiểu Nghị viện Chief Whip trong hệ thống của chúng ta. Một nhân viên phụ trách điều động dưới hình thức biểu quyết sau khi vấn đề được mang ra thảo luận. Trong một vài trường hợp vấn đề chỉ phải làm một lần, và đến ba lần trong các trường hợp khác, thủ tục tại Nghị viện đòi hỏi dự án phải được đọc lần thứ ba trước khi dự án này thành luật. Nếu cuộc thảo luận có những quyết định bằng đa số tuyệt đối trong một cuộc đầu phiếu kín.
- Hầu Tước của Zetland, nguyên phó vương Ấn Ðộ,
"Legacy of India"
Phật Giáo dưới mắt nhà trí thức
Hòa thượng K.Sri Dhammananada
Tỳ Kheo Thích Tâm Quang dịch
Budsas.org
KIẾN THỨC LÀ CHÌA KHÓA ÐỂ TIẾN TỚI CON ÐƯỜNG CAO ÐẸP HƠN
Không có những thú vui nhục dục, cuộc sống có thể chịu đựng được không? Không tin tưởng vào bất tử, con người có thể có đạo đức không? Không sùng bái một thần linh con người có thể tiến tới điều chánh đáng không? Ðược, đức Phật trả lời, cứu cánh có thể đạt được bởi kiến thức; một mình kiến thức là chìa khóa để tiến tới con đường cao đẹp hơn, con đường mà trong đời sống đáng theo đuổi; kiến thức đem lại an tĩnh và hòa bình cho đời sống giúp cho con người không xao xuyến đối với những cơn bão tố của thế giới đầy biến động.
- Giáo Sư Karl Pearson
Phật Giáo dưới mắt nhà trí thức
Hòa thượng K.Sri Dhammananada
Tỳ Kheo Thích Tâm Quang dịch
Budsas.org
TIN TƯỞNG VÀO LINH HỒN LÀ NGUYÊN NHÂN CỦA TẤT CẢ MỌI PHIỀN NÃO
Phật giáo duy nhất trong lịch sử tư tưởng nhân loại bác bỏ sự hiện hữu của cái gọi là linh hồn, bản ngã, hay Atman. Theo giáo lý của đức Phật, quan niệm bản ngã là một tín ngưỡng ảo tưởng sai lầm không đi đôi với thực tế và tạo ra tư tưởng có hại, cho là "ta" hay "của ta" như tham đắm ích kỷ, dục vọng, luyến ái, thù hận, ác ý, tự kiêu, ngạo mạn, vị kỷ và các tật đố hoen ố khác, nhơ bẩn và rắc rối. Ðó là nguồn gốc của các phiền não trên thế giới từ những mâu thuẫn cá nhân đến chiến tranh giữa các nước. Tóm lại, vì quan điểm sai lầm nầy mà tất cả những tội lỗi trên thế giới đã xảy ra.
- Hòa thượng Tiến sĩ W. Rahula ,
"Ðức Phật dạy gì"
Phật Giáo dưới mắt nhà trí thức
Hòa thượng K.Sri Dhammananada
Tỳ Kheo Thích Tâm Quang dịch
Budsas.org
TIN TƯỞNG VÀO LINH HỒN LÀ NGUYÊN NHÂN CỦA TẤT CẢ MỌI PHIỀN NÃO
Phật giáo đ?ng duy nhất trong lịch sử tư tưởng nhân loại bác bỏ sự hiện hữu của cái gọi là linh hồn, bản ngã, hay Atman. Theo giáo lý của đức Phật, quan niệm bản ngã là một tín ngưỡng ảo tưởng sai lầm không đi đôi với thực tế và tạo ra tư tưởng có hại, cho là "ta" hay "của ta" như tham đắm ích kỷ, dục vọng, luyến ái, thù hận, ác ý, tự kiêu, ngạo mạn, vị kỷ và các tật đố hoen ố khác, nhơ bẩn và rắc rối. Ðó là nguồn gốc của các phiền não trên thế giới từ những mâu thuẫn cá nhân đến chiến tranh giữa các nước. Tóm lại, vì quan điểm sai lầm nầy mà tất cả những tội lỗi trên thế giới đã xảy ra.
- Hòa thượng Tiến sĩ W. Rahula ,
"Ðức Phật dạy gì"
Phật Giáo dưới mắt nhà trí thức
Hòa thượng K.Sri Dhammananada
Tỳ Kheo Thích Tâm Quang dịch
KHÔNG MỘT LỜI THÔ BẠO
Không một lời thô bạo nào được thấy thốt ra từ nơi đức Phật trong cơn tức giận, chưa từng có một lời thô bạo được thấy trên môi đức Phật kể cả trong lúc tình cờ.
- Tiến Sĩ S. Radhakrishnan
Phật Giáo dưới mắt nhà trí thức
Hòa thượng K.Sri Dhammananada
Tỳ Kheo Thích Tâm Quang dịch