VietBest

Full Version: Phật Giáo Dưới Mắt Nhà Trí Thức :) :) :)
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
Pages: 1 2 3 4 5 6 7
THỨC TỈNH TRÁI TIM NHÂN LOẠI. 

Chắc chắn từ miền Ðông Phương huyền bí, nơi đất mẹ mầu mỡ của tôn giáo, cho chúng ta sự khám phá trung thực nơi Phật giáo từ khi tôn giáo này cho chúng ta biết nền đạo đức huy hoàng và sự thanh khiết tiềm ẩn sâu xa trong bản tính tự nhiên của con người không cần đến một thần linh nào khác mà bản tính này vốn tiềm ẩn trong tâm của con người và thức tỉnh họ biến thành cuộc sống vinh quang. 

- Charles T. Gorham

Phật Giáo Dưới Mắt Nhà Trí Thức 
(Buddhism in the eyes of intellectuals) 
Tác Giả: Hòa thượng K.Sri Dhammananada 
Dịch Giả: Tỳ Kheo Thích Tâm Quang

TVHS
PHẬT GIÁO KHÔNG DẪN DẮT CHÚNG TA TỚI MỘT THIÊN ÐƯỜNG RỒ DẠI.

Phật giáo rất thực tế, vì Phật giáo lấy quan điểm thực tế đối với cuộc đời và thế giới. Phật giáo không sai lầm lôi kéo chúng ta đến sống trong một thiên đường rồ dại, Phật giáo cũng không đe đọa và hành hạ chúng ta bằng tất cả những loại sợ hãi giả tưởng và các mặc cảm tội lỗi. Phật giáo kêu gọi chúng ta nên chính xác và khách quan nhận những gì thế giới chung quanh chúng ta, và chỉ cho ta con đường đi tới tự do toàn hảo, hòa bình, an lành và hạnh phúc. 

- Thượng Tọa Tiến Sĩ W.Rahul

Phật Giáo Dưới Mắt Nhà Trí Thức 
(Buddhism in the eyes of intellectuals) 
Tác Giả: Hòa thượng K.Sri Dhammananada 
Dịch Giả: Tỳ Kheo Thích Tâm Quang
ÐỨC PHẬT GẦN GŨI CHÚNG TA HƠN.

Các bạn thấy rõ Ngài là một nhân vật đơn giản, chân thành, đơn độc, một mình tự lực phấn đấu cho ánh sáng, một nhân vật sống chứ không phải là thần kỳ, tôi cảm thấy có một Người, đó là Ngài. Ngài đã gửi bức thông điệp cho nhân loại hoàn vũ. Có nhiều tư tưởng tuyệt diệu hiện đại của chúng ta rất gần gũi tương đồng với thông điệp của Ngài, tất cả những đau khổ, bất mãn trong cuộc sống, theo Ngài dạy: là do lòng ích kỷ. Lòng ích kỷ có ba dạng: - Một là tham vọng thỏa mãn cảm giác; - Hai là tham vọng muốn bất tử; - Ba là tham vọng thành công và trần tục. Con người trước khi có thể trở nên thanh tịnh, người đó phải ngưng sống theo giác quan hoặc cho riêng chính mình. 

Rồi con người đó mới trở thành một bậc đại nhân. Ðức Phật, qua nhiều ngôn ngữ khác nhau, năm trăm năm trước Chúa Christ, đã dạy con người đức tính vị tha. Trong một số chiều hướng Ngài rất gần gũi với chúng ta hơn, và đáp ứng được nhu cầu của chúng ta. Ðức Phật cũng tỏ ra sáng suốt hơn Chúa Christ trong sự quan tâm phục vụ con người và ít mơ hồ đối với vấn đề trường tồn b?t tử của kiếp nhân sinh. 

- H.G. Wells
- Thượng Tọa Tiến Sĩ W.Rahul

Phật Giáo Dưới Mắt Nhà Trí Thức 
(Buddhism in the eyes of intellectuals) 
Tác Giả: Hòa thượng K.Sri Dhammananada 
Dịch Giả: Tỳ Kheo Thích Tâm Quang

TVHS
NGƯỜI CAO QUÍ NHẤT CỦA NHÂN LOẠI 


Nếu bạn muốn thấy người cao quí nhất của loài người, bạn hãy nhìn vị Hoàng đế trong y phục một người ăn xin; chính là Ngài đó, siêu phàm thánh tính của Ngài thật vĩ đại giữa con người. 

- Abdul Atahiya, một thi nhân Hồi Giáo

Phật Giáo Dưới Mắt Nhà Trí Thức 
(Buddhism in the eyes of intellectuals) 
Tác Giả: Hòa thượng K.Sri Dhammananada 
Dịch Giả: Tỳ Kheo Thích Tâm Quang

TVHS
PHƯƠNG PHÁP CỦA ÐỨC PHẬT.


Nếu một vấn đề nào đó cần được đề ra, vấn đề đó phải được giải quyết trong hài hòa và dân chủ theo đường lối dạy bảo của đức Phật. 

- Tổng thống Nehru

Phật Giáo Dưới Mắt Nhà Trí Thức 
(Buddhism in the eyes of intellectuals) 
Tác Giả: Hòa thượng K.Sri Dhammananada 
Dịch Giả: Tỳ Kheo Thích Tâm Quang

TVHS
TÔN KÍNH ÐỨC PHẬT.


Không khó khăn gì khi chọn lựa đức Phật là một người được tôn sùng trong số những người vĩ đại của nhân loại. 



- Giáo sư Saunders , Tổng Thư ký Văn hóa Y.M.C.A 
India, Burma, Ceylon

Phật Giáo Dưới Mắt Nhà Trí Thức 
(Buddhism in the eyes of intellectuals) 
Tác Giả: Hòa thượng K.Sri Dhammananada 
Dịch Giả: Tỳ Kheo Thích Tâm Quang

TVHS
THÔNG ÐIỆP CỦA ÐỨC PHẬT.


Ðức Phật vĩ đại hơn tất cả các lý thuyết và tín điều, thông điệp bất diệt của Ngài đã làm rung động nhân loại qua nhiều thời đại. Có lẽ không một thời điểm nào trong lịch sử quá khứ mà thông điệp hòa bình của Ngài lại cần thiết hơn cho nhân loại đang đau khổ và cuồng loạn như hiện nay. 

- Tổng thống Nehru

Phật Giáo Dưới Mắt Nhà Trí Thức 
(Buddhism in the eyes of intellectuals) 
Tác Giả: Hòa thượng K.Sri Dhammananada 
Dịch Giả: Tỳ Kheo Thích Tâm Quang

TVHS
CÂU TRẢ LỜI "KHÔNG" CỦA ÐỨC PHẬT. 


Nếu chúng ta hỏi, chẳng hạn, có phải vị trí một hạt nhân điện tử lúc nào cũng giữ nguyên không thay đổi, chúng ta phải trả lời "không"; nếu chúng ta hỏi có phải vị trí của một hạt nhân điện tử thay đổi theo thời gian, chúng ta phải trả lời "không"; nếu chúng ta hỏi có phải hạt nhân đó đang di động, chúng ta phải trả lời "không". Ðức Phật cũng đã giải đáp như vậy khi có người hỏi tình trạng bản ngã của con người sau khi chết; nhưng những câu trả lời như trên không phải là những câu trả lời quen thuộc theo truyền thống khoa học ở thế kỷ 17 và 18. 

- J.Robert Oppenheimer

Phật Giáo Dưới Mắt Nhà Trí Thức 
(Buddhism in the eyes of intellectuals) 
Tác Giả: Hòa thượng K.Sri Dhammananada 
Dịch Giả: Tỳ Kheo Thích Tâm Quang

TVHS
CHÚNG TA CẢM KÍCH BỞI TINH THẦN HỢP LÝ CỦA NGÀI.


Khi chúng ta đọc những bài thuyết giảng của đức Phật, chúng ta cảm kích bởi tinh thần hợp lý của Ngài. Con đường đạo đức của Ngài ngay trong quan điểm đầu tiên là một quan điểm thuần lý. Ngài cố gắng quét sạch tất cả những màng nhện giăng mắc làm ảnh hưởng đến cái nhìn và định mệnh của nhân loại. 

- Tiến Sĩ S.Radhakrisnan 
"Ðức Phật Cồ Ðàm"

Phật Giáo Dưới Mắt Nhà Trí Thức 
(Buddhism in the eyes of intellectuals) 
Tác Giả: Hòa thượng K.Sri Dhammananada 
Dịch Giả: Tỳ Kheo Thích Tâm Quang

TVHS
TINH THẦN TRẦM TĨNH VÀ LÒNG TỪ TÂM.



Ðiều đáng chú ý nhất nơi đức Phật là sự kết hợp gần như độc nhất của một đầu óc khoa học trầm tĩnh và thiện cảm sâu xa của lòng từ tâm. Thế giới ngày nay ngày càng hướng về đức Phật, vì Ngài là người duy nhất tiêu biểu cho lương tâm của nhân loại. 

- Moni Bagghee, 
"Ðức Phật Của Chúng Ta"

Phật Giáo Dưới Mắt Nhà Trí Thức 
(Buddhism in the eyes of intellectuals) 
Tác Giả: Hòa thượng K.Sri Dhammananada 
Dịch Giả: Tỳ Kheo Thích Tâm Quang

TVHS
TRIẾT LÝ SIÊU PHÀM.

Ðức Phật là nhà tiên phong thương yêu nhân loại, và là một triết gia siêu phàm trong nhân phẩm dũng cảm và sáng chói. Ngài có những điều mà chưa ai có thể quên được là Ngài thuyết pháp trong hăng say và nhiệt tình về nguồn kiến thức. Vĩ đại hơn, trí tuệ của Ngài chính là đài gương soi sáng.
- Moni Bagghee,

"Ðức Phật Của Chúng Ta".


Phật Giáo dưới mắt nhà trí thức
Hòa thượng K.Sri Dhammananada
Tỳ Kheo Thích Tâm Quang dịch


Budsas.org
NGÀI KHÔNG NÓI VỀ TỘI LỖI.

Sự thanh tịnh của tâm linh và lòng thương yêu tất cả sinh vật đã được dạy dỗ bởi đức Phật. Ngài không nói đến tội lỗi mà chỉ nói đến vô minh và điên cuồng có thể chữa khỏi bởi giác ngộ và lòng thiện cảm.

- Tiến Sĩ Radhakrisnan
"Ðức Phật Cồ Ðàm"

Phật Giáo dưới mắt nhà trí thức
Hòa thượng K.Sri Dhammananada
Tỳ Kheo Thích Tâm Quang dịch


(2017-12-25, 01:28 AM)Nonregister Wrote: [ -> ]
ÐỨC PHẬT GẦN GŨI CHÚNG TA HƠN.


Các bạn thấy rõ Ngài là một nhân vật đơn giản, chân thành, đơn độc, một mình tự lực phấn đấu cho ánh sáng, một nhân vật sống chứ không phải là thần kỳ, tôi cảm thấy có một Người, đó là Ngài. Ngài đã gửi bức thông điệp cho nhân loại hoàn vũ. Có nhiều tư tưởng tuyệt diệu hiện đại của chúng ta rất gần gũi tương đồng với thông điệp của Ngài, tất cả những đau khổ, bất mãn trong cuộc sống, theo Ngài dạy: là do lòng ích kỷ. Lòng ích kỷ có ba dạng: - Một là tham vọng thỏa mãn cảm giác; - Hai là tham vọng muốn bất tử; - Ba là tham vọng thành công và trần tục. Con người trước khi có thể trở nên thanh tịnh, người đó phải ngưng sống theo giác quan hoặc cho riêng chính mình.

Rồi con người đó mới trở thành một bậc đại nhân. Ðức Phật, qua nhiều ngôn ngữ khác nhau, năm trăm năm trước Chúa Christ, đã dạy con người đức tính vị tha. Trong một số chiều hướng Ngài rất gần gũi với chúng ta hơn, và đáp ứng được nhu cầu của chúng ta. Ðức Phật cũng tỏ ra sáng suốt hơn Chúa Christ trong sự quan tâm phục vụ con người và ít mơ hồ đối với vấn đề trường tồn bất tử của kiếp nhân sinh.

- H.G. Wells

Phật Giáo Dưới Mắt Nhà Trí Thức
(Buddhism in the eyes of intellectuals)
Tác Giả: Hòa thượng K.Sri Dhammananada
Dịch Giả: Tỳ Kheo Thích Tâm Quang

TVHS

Hôm trước nghe Nonregister nói gọi "Phật Thích Ca" là xách mé, hôm nay đọc bài này thấy Hoà Thượng hay Tỳ Kheo này dùng chữ "Chúa Christ" nghe cũng .... hơi lạ tai !
(2018-05-15, 03:40 PM)Chàng Hiu Wrote: [ -> ]Hôm trước nghe Nonregister nói gọi "Phật Thích Ca" là xách mé, hôm nay đọc bài này thấy Hoà Thượng hay Tỳ Kheo này dùng chữ "Chúa Christ" nghe cũng .... hơi lạ tai  

Bên phái Làng Mai của thiền sư Nhất Hạnh gọi Phật là "Bụt", khg gọi là "đức Bụt".
ÐỨC PHẬT GIỐNG NHƯ MỘT THẦY THUỐC.



Ðức Phật giống như một lương y. Một bác sĩ phải biết chẩn đoán các loại bệnh tật, nguyên nhân, thuốc giải độc và phương pháp chữa trị, phải biết áp dụng phương thức cho thích hợp, cho nên đức Phật đã dạy Tứ Diệu Ðế (Bốn sự thật) chỉ rõ sự hiện hữu của đau khổ (Khổ đế), nguyên nhân của đau khổ (Tập đế), diệt trừ khổ não để được an lạc (Diệt đế) và con đường đưa đến diệt tận khổ đau (Ðạo đế).

- Tiến Sĩ Edward Conze, "Phật giáo".


Phật Giáo dưới mắt nhà trí thức
Hòa thượng K.Sri Dhammananada
Tỳ Kheo Thích Tâm Quang dịch
Pages: 1 2 3 4 5 6 7