KHÔNG CÓ SỰ GIẢ ÐỊNH TRONG PHẬT GIÁO
Ðiểm vinh quang trong Phật giáo là Phật giáo lấy trí tuệ làm yếu tố cốt lõi của sự cứu rỗi. Trong Phật giáo, đạo đức (Giới) và trí tuệ không thể tách rời nhau. Giới hình thành nền tảng của đời sống cao thượng, tri thức và trí tuệ là những yếu tố kiện toàn nó. Không quán triệt về luật nhơn quả và duyên sinh (Pratyasamutpada), thì không thể gọi là đạo đức chơn chánh, người gọi là đạo đức chơn chánh thì phải có được một nội quán và tri thức cần thiết nầy. Về lãnh vực nầy đạo Phật khác hẳn với các tôn giáo khác. Các tôn giáo thuộc nhất thần giáo khởi đầu với một số lý thuyết giả định và khi những giả định này mâu thuẩn với sự tiến bộ của tri thức loài người, thì gia tăng thêm phiền muộn. Ðạo Phật được thiết lập trên một tảng đá vững chắc của các sự thật, chính vì thế không bao giờ xa rời ánh sáng của tri thức.
- Giáo sư Lakhami Narasu,
"Tinh Hoa Phật giáo".
Phật Giáo dưới mắt nhà trí thức
Hòa thượng K.Sri Dhammananada
Tỳ Kheo Thích Tâm Quang dịch
ÐỨC PHẬT NHÌN XA HƠN CÁC NHÀ DUY TÂM HIỆN ÐẠI.
Ðức Cồ Ðàm bác bỏ hoàn toàn cả đến cái bóng của sự hiện hữu trường cữu bằng một sức mạnh siêu hình hữu ích lớn lao cho những sinh viên triết học và thấy rằng điều đó chỉ thỏa mãn một nữa trong lập luận về duy tâm nổi tiếng của Giám mục Berkeley. Thật là một dấu hiệu đáng kể về các lời đồn đại tế nhị của người Ấn về đức Cồ Ðàm đã có cái nhìn sâu xa hơn nhà duy tâm hiện đại vĩ đại nhất. Khuynh hướng về một tư tưởng giác ngộ ngày nay trên khắp thế giới không nghiêng về thần học, nhưng nghiêng về triết học và tâm lý học. Học thuyết nhị nguyên luận đang trở nên nguy hiểm.
Nguyên tắc căn bản của sự tiến hóa và nhất nguyên luận đã được chấp nhận bởi các nhà tư tưởng.
- Giáo Sư Huxley ,
"Tiến Hóa Ðạo Ðức"
Phật Giáo dưới mắt nhà trí thức
Hòa thượng K.Sri Dhammananada
Tỳ Kheo Thích Tâm Quang dịch
CÁCH MẠNG VỀ TÔN GIÁO
Hai mươi lăm thế kỷ qua, Ấn Ðộ mục kích một cuộc cách mạng về tri thức và về tôn giáo lên đến cao độ đã lật đổ chủ nghĩa độc thần, các nhà tu ích kỷ và thiết lập một tôn giáo hòa hợp, một hệ thống ánh sáng và tư tưởng được gọi là Giáo pháp (Dhamma), một Triết học Tôn giáo.
- Anagarika Dharmapala,
"Cái Nợ Của Thế Giới Ðối Với Ðức Phật".
Phật Giáo dưới mắt nhà trí thức
Hòa thượng K.Sri Dhammananada
Tỳ Kheo Thích Tâm Quang dịch
HÃY ÐẾN VÀ THẤY
Phật giáo luôn luôn là vấn đề của biết và thấy chứ không phải là để tin suông. Giáo lý của đức Phật được gọi là Ehi- Passiko, mời bạn đến để thấy không phải đến để tin theo.
- Hòa thượng Tọa Tiến sĩ W. Rahula ,
"Ðức Phật Dạy Gì"
Phật Giáo dưới mắt nhà trí thức
Hòa thượng K.Sri Dhammananada
Tỳ Kheo Thích Tâm Quang dịch
Budsas.org
TÔN GIÁO CỦA CON NGƯỜI
Phật giáo sẽ trường tồn như mặt trời, mặt trăng và loài người hiện hữu trên mặt đất; do đó, Phật giáo là tôn giáo của con người, của nhân loại cũng như của tất cả.
- Bandaranaike, Cựu Thủ Tướng Sri Lanka.
Phật Giáo dưới mắt nhà trí thức
Hòa thượng K.Sri Dhammananada
Tỳ Kheo Thích Tâm Quang dịch
NGƯỜI PHẬT TỬ KHÔNG LÀ NÔ LỆ CHO BẤT CỨ AI.
Người Phật tử không nô lệ cho sách vở hay bất cứ ai. Người đó cũng không hy sinh tự do tư tưởng của mình để trở thành một đệ tử của đức Phật. Người đó có thể luyện tập ý chí tự do c?a mình và mở mang kiến thức cho đến khi tự mình đạt được Phật quả, vì tất cả mọi người đều có khả năng thành Phật.
- Hòa thượng Narada Maha Thera,
"Phật giáo Là Gì"
Phật Giáo dưới mắt nhà trí thức
Hòa thượng K.Sri Dhammananada
Tỳ Kheo Thích Tâm Quang dịch
NHỮNG VẤN ÐỀ HIỆN ÐẠI
Ðọc một chút về Phật giáo là đã biết rằng hai ngàn năm trăm trước đây, người Phật giáo đã hiểu rõ xa hơn và đã được thừa nhận về những vấn đề tâm lý hiện đại của chúng ta. Họ đã nghiên cứu những vấn đề này từ lâu và đã tìm thấy câu trả lời.
- Tiến Sĩ Graham Howe
Phật Giáo dưới mắt nhà trí thức
Hòa thượng K.Sri Dhammananada
Tỳ Kheo Thích Tâm Quang dịch
HUẤN LUYỆN TINH THẦN
Chúng ta nghe thấy rất nhiều ngày nay về sức mạnh tinh thần. Phật giáo là một hệ thống huấn luyện tinh thần toàn hảo và hữu hiệu đã được trình bày trước thế giới.
@TGIA PHAI = - Dudley Wright
Phật Giáo dưới mắt nhà trí thức
Hòa thượng K.Sri Dhammananada
Tỳ Kheo Thích Tâm Quang dịch
Budsas.ỏg
KẺ THÙ CỦA TÔN GIÁO.
Có rất ít cái mà ta gọi là tín điều trong giáo lý của đức Phật, một quan điểm rộng rãi thật hiếm hoi và cũng không mấy phổ thông trong thời đại chúng ta, Ngài từ chối việc dấu giếm các lời bình phẩm. Ðối với Ngài, thiếu độ lượng khoan dung là kẻ thù lớn nhất của tôn giáo.
- Tiến Sĩ S. Radhakrishnan ,
"Ðức Phật Cồ Ðàm"
Phật Giáo dưới mắt nhà trí thức
Hòa thượng K.Sri Dhammananada
Tỳ Kheo Thích Tâm Quang dịch
NĂM GIỚI
Năm giới này cho thấy năm hướng chính mà người Phật tử tự mình kiểm soát để tri hành. Ðó là: giới thứ nhất răn người phật tử kiềm chế nóng giận; giới thứ hai kiềm chế tham đắm vật chất; giới thứ ba, kiềm chế nhục dục; giới thứ tư, kiềm chế sự khiếp nhược và ác ý (nguyên nhân không chân thật) và giới thứ năm; kiềm chế lòng ham muốn các sự kích thích nhơ bẩn.
- Edmond Holmes,
"Tín điều của đức Phật"
Phật Giáo dưới mắt nhà trí thức
Hòa thượng K.Sri Dhammananada
Tỳ Kheo Thích Tâm Quang dịch
NGƯỜI ÐẠT ÐƯỢC THẮNG LỢI VĨ ÐẠI
Một trong những nhà học giả đầu tiên khởi công dịch văn chương Pali sang Anh ngữ, là con một giáo sĩ nỗi tiếng. Mục đích của ông ta khi làm công việc này muốn để chứng tỏ Cơ đốc giáo vượt trên Phật giáo. Ông ta đã thất bại trong nhiệm vụ này nhưng lại đạt được một thắng lợi vĩ đại hơn nhiệm vụ ông ta mong muốn: Ông ta trở thành một phật tử. Chúng ta không bao giờ quên được cái cơ duyên đã thúc đẩy ông ta thực hiện ý định đồng thời mang Giáo pháp quý giá (Dhamma) đến cho hàng ngàn độc giả Tây phương. Tên của học giả vĩ đại này là Tiến Sĩ Rhys Davids.
- Thượng tọa A.Mahinda,
"Blue Print of Happiness "
Phật Giáo dưới mắt nhà trí thức
Hòa thượng K.Sri Dhammananada
Tỳ Kheo Thích Tâm Quang dịch
Budsas.org