8 dưỡng chất người ăn chay thường thiếu
#1
ĂN CHAY LÀ BIỂU HIỆN CỦA YÊU THƯƠNG 
Thích Trung Hữu


[Image: phongsinh2.jpg]


Hôm rồi tôi đọc báo có bài nói về người phụ nữ tiếp thị bán bò cạp và các loại côn trùng khác như bửa củi, bìm bịp, nhện hùm, kỳ nhông, rắn hổ, mối chúa, tắc kè… có thể làm thức ăn hoặc ngâm rượu làm “thần dược” tăng cường bản lĩnh đàn ông. 

Trước đó tôi cũng nghe nói ngành chăn nuôi côn trùng đang có xu thếphát triển, vì người ta bắt đầu nhận ra rằng những loài này không chỉ ngon mà còn rất bổ dưỡng. Biết thế nhưng tôi vẫn không nghĩ gì nhiều, chỉ chặc lưỡi rằng con người ngày càng biết… thưởng thức. Thì cũng giống như hồi đó mình hay đi câu cá, tát mương để kiếm thức ăn vậy. Đâu có khái niệm gì về cái gọi là sát sanh đâu. Ai cũng làm thế thì mình cũng làm thế, vậy thôi.



Thế nhưng sáng nay tôi nhận được một email kể một câu chuyện làm tôi phải suy nghĩ. Chuyện kể rằng, một số người Việt ở Úc làm việc tại một nông trại dâu. Chủ nông trại là hai vợ chồng kỹ sư rất tốt bụng. Bà cho phép những người hái dâu có thể tự do ăn những quả dâu ngon nhất nếu họ thích. Vì thế những nhân công vừa hái dâu, vừa thưởng thức những trái dâu thượng hạng ngon lành. Bỗng dưng họ phát hiện một số trái dâu chín đỏ đã bị con gì ăn loang lổ, rồi cả một vạt dâu chín trái nào cũng bị cắn nham nhở. Thế là họ truy tìm và phát hiện ra thủ phạm là một con kỳ nhông xanh thật to đang thoải mái bò giữa những luống dâu với những trái dâu bị cắn. Theo phản ứng tự nhiên, những người hái dâu hè nhau rượt đuổi và đánh đập chú kỳ nhông không chút nương tay. 

Nghe tiếng ồn ào, nhốn nháo ngoài nông trại, bà chủ vội chạy ra xem và hỏi chuyện gì thế. Khi nhìn thấy những nhân công mặt mày hớn hở vì đã lập được thành tích với chú kỳ nhông đang quằn quại, bà sững sờ nhìn họ và thốt lên “Ối, trời ơi!”. Một người trong đám nhân công nói: ‘Bà xem đây, may mà chúng tôitìm thấy nó, nếu không thì nó sẽ còn phá hoại dâu của bà không biết bao nhiêu nữa đấy!’ - Ồ, không, bà trả lời, nó không phá hoại gì cả! Bà bồng con kỳ nhông lên khóc nức nở: “Xin lỗi cưng, sao họ có thể đánh cưng ra nông nổi này…”. 

Bà quay sang các nhân công nói: “Nó là một con vật rất dễ thương, nó không cắn hay làm hại ai cả. Tại sao các bạn đánh nó và làm nó bị thương trầm trọng thế này? Nó không hề phá hoại, nó chỉ đi kiếm ăn thôi mà. Mà dầu cho nó vừa ăn vừa cắn phá chút ít thì cũng không làm hại ai cả. Nó cũng không làm cho tôi nghèo đi. Nó là người bạn rất dễ thương của chúng tôi, chúng tôi mời nó cứ thoải mái ăn kia mà...)”. Rồi bà vội bồng chú kỳ nhông vào nhà và gọi chồng tức tốc lái xe đưa chú kỳ nhông đến bác sĩthú y để chăm sóc và trị liệu vết thương cho nó.

Tại sao cùng sự việc, sự vật như nhau mà cách hành xử lại trái ngược nhau như thế? Một bên là tận diệt để thưởng thức, bồi bổ cho bản thân, còn một bên thì yêu thương, bảo vệ. Là do bản chất con người hay do môi trường văn hóa, giáo dục? Không hẳn “lành dữ phải đâu là tính sẵn” nhưng chắc chắnlà “phần nhiều do giáo dục mà nên”. Thế giới này được hình thành do cộng nghiệp của tất cả chúng sinh, nghĩa là tất cả chúng sinh đều có quyền sinh sống và chia sẻ thế giới này một cách bình đẳng. 

Đứng về phương diện phát triển thì đúng là con người cao hơn các loài khác, nhưng đứng về phương diện Chân như thì tất cả đều bình đẳng. Mạng sống của thượng đế và mạng sống của con dế là đồng nhau, bởi vì “ai cũng thích sống và ai cũng sợ chết”. Vậy mà, do tính ích kỷ của mình, con người coi mình là trung tâm, là chủ nhân của thế giới, có quyền bắt các loài khác phải phục vụ, cung phụng mình.

Nói đến đây tôi lại nhớ đến một câu chuyện khác. Có lần tôi tiếp một vị khách viếng chùa. Trong lúc nói chuyện, vị ấy nói có chút hơi tự hào rằng, vị ấy đối xử với mọi người rất tử tế, nhưng đối với các loài vật như ruồi, muỗi, chuột… là vị ấy tiêu diệt không thương tiếc, vì “chúng đâu có lợi ích gì mà còn có hại cho con người nữa, phải không thầy?”. Vâng, lý lẽ ấy rất hợp lý nếu chúng ta đứng trên lập trường của con người, lấy con người làm trung tâm; nhưng thử hỏi các loài ấy chúng có nghĩ như vậy không, chúng có thừa nhận vị trí trung tâm của con người không? Chắc chắn là không rồi. Vì nếu chúng nghĩ rằng chúng có bổn phận phục vụ con người thì chúng không phải kêu gào khi bị người giết.



Đâu phải con người chỉ đối với loài vật như thế, mà con người còn tàn nhẫn với đồng loại nữa. Tôi từng nghe những chiến binh của IS bắt và chặt đầu các con tin. Họ không xử trảm theo cách nhanh gọn của Bao Thanh Thiên, một đao là hồn lìa khỏi xác, mà chặt bằng dao phay bình thường, phải đến năm bảy nhát mới xong như người ta chặt dừa vậy. Trong khi đó nạn nhân đã bị trói chặt thì còn vùng vẫy gì được. Tôi dẫn sự kiện này ra là để muốn nói rằng, người giết không bao giờ cảm nhận được sự đau đớn về thể xác của kẻ bị giết. Con gà con heo bị giết đâu phải là chúng không biết đau, nhưng bị trói chặt rồi thì đành chịu đau cho đến chết. Cái đau của con vật bị giết có khác gì cái đau của con người bị giết đâu.

Khi chưa đi tu, tôi như bao đứa trẻ khác cũng làm ná bắn chim, tát mương, câu cá; có khi vì để kiếm cái ăn nhưng cũng có khi chỉ là để vui chơi mà thôi. Thuở ấy, giết một con rắn mối bình thường như ngắt một cọng rau. Tôi làm thế, mọi người làm thế, và cả thế giới này đều làm thế, mà không hề có khái niệm gì về sự tổn thương, không hề đặt câu hỏi rằng con vật có biết đau không? Và cũng không hề có khái niệm gì về cái gọi là ăn chay. Mỗi bữa cơm phải có thịt cá thì mới gọi là một bữa cơm tươm tất. Còn bữa cơm mà chỉ có rau thôi thì được xem là nhà nghèo, và có thể bị coi thường nữa.

Vâng, cuộc đời tôi cũng sẽ như thế nếu như tôi không gặp Phật pháp. Khi học Phật pháp rồi mình mới thấy cái mà con người gọi là cuộc sống bình thường đó, thật ra rất là vô minh. Do vô minh mà không cảm được nỗi đau của kẻ khác, do vô minh mà không thấy được quả báo của việc mình làm. Một vị thầy nào đó đã nói rất đúng rằng, muốn biết thế giới này có còn chiến tranh, tranh đấu hay không, chỉ cần nhìn vào bữa ăn của mọi người cũng đủ biết. Câu nói ấy không hề quá đáng chút nào, rất thực tế và chính xác. 

Mỗi ngày bao nhiêu sinh mệnh đã bị giết để nuôi sống ta, thì tương lai chắc chắn ta không thể nào tránh được chuyện ân đền oán trả. Nếu tâm ta được thanh tịnh một chút, có thể ta sẽ nghe hay cảm nhận được lời than tiếng oán của muôn loài đã và đang bị giết mỗi ngày. Người, vật ăn giết lẫn nhau thì hỏi làm sao thế giới không chất chồng đau thương và oán hận. Tại sao xã hội càng giàu có, cuộc sống vật chất càng đầy đủ thì lòng sân hận và độc ác của con người ngày càng tăng, con người thích đấu đá, gây chiến với nhau? Câu trả lời không có gì khó: Hãy nhìn vào bữa ăn của mọi người mỗi ngày thì biết.

Một đứa trẻ từ khi sinh ra đã được ăn toàn thịt cá để cho… đủ chất, và người ta nghĩ rằng như vậy là thương con, muốn con được ăn sung mặc sướng. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là, ngay từ nhỏ, đứa trẻ đã bị dạy sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến nhu cầu bản thân mà không màng đến tổn hại của kẻ khác. Không hề có ai dạy cho chúng biết tôn trọng loài vật hay biết ăn chay dù chỉ một ngày thì làm gì chúng có khái niệm về yêu thương. Ăn chay để nuôi dưỡng tâm từ bi, điều này là thật. Dù bạn chưa thể ăn chay, nhưng chỉ cần bạn khởi lên ý nghĩ mình sẽ ăn chay thì cũng đủ cảm thấy an lạc ngay tại đó, cũng đã gieo vào tâm mình hạt giống yêu thương. Vì ăn chay chính là dấu hiệu của tình yêu thương. 

Ngược lại, khi đã có tình yêu thương rồi thì tự nhiên bạn không thể ăn thịt các loài. Nếu như mọi ngườiđều ý thức được việc ăn chay và có thể ăn chay ít nhất một lần một tháng thì chắc chắn rằng thế giới sẽ dần dần giảm bớt chiến tranh và thù hận. Hòa bình thế giới không phải không làm được, chỉ bắt đầu từ bữa ăn của mỗi người chúng ta mà thôi. 

Tôi luôn luôn mơ ước rằng, đến một lúc nào đó, vào ngày mùng một và rằm, ở các chợ ở Việt Namkhông bán đồ mặn. Vì những ngày ấy ai cũng ăn chay. Những ngày ấy không có tiếng kêu la của súc sinh bị giết. Thật tình mà nói, dù có ai đó có cố đưa ra nhiều lý do để giải thích như thế nào đi nữa thì tôi vẫn cho rằng, nếu bạn chưa nghĩ đến việc ăn chay, hay chưa từng ăn chay lần nào, thì bạn chưa có gì gọi là tu cả.


Thích Trung Hữu | Giác Ngộ



Thuvienhoasen.org
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#2
ĂN CHAY CÓ PHẠM TỘI SÁT SINH KHÔNG & 
CỎ CÂY CÓ LINH HỒN KHÔNG 
(Tâm Diệu)

[Image: anchayraudau.jpg]

Lời Ban Biên Tập: Hiện nay vẫn còn có một số người tin rằng những người ăn chay vẫn phạm vào giới sát và họ còn cho rằng cây cỏ cũng có linh hồn nên (họ cho rằng) việc không ăn chay của họ là hoàn toàn hợp lý. Chúng tôi tôn trọng ý kiến của họ và cũng xin giới thiệu bài viết dưới đây của tác giả Tâm Diệu. Bài viết, tuy có tính cách giải trình hai vấn đề nhưng không có ý thuyết phục những người đang ăn mặn chuyển đổiqua chế độ ăn chay vì đó là điều không cần thiết nữa. Bây giờ ai cũng rõ ăn chay có nhiều lợi ích hơn ăn mặn, nhất là trong bối cảnh công nghiệp chăn nuôi gia súc với nhiều hoá chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và nguy hiểm đến con người.(xem báo chí nói về cơn sốt hoá chất tạo thêm thịt nạc, gia tăng trọng lượng).
 
1
Trước hết cần định nghĩa rõ ràng ăn chay là gì và sát sinh là gì? Ăn chay, theo các nhà dinh dưỡng học định nghĩa là một chế độ dinh dưỡng mà thực phẩm được lấy từ các nguồn thực vật bao gồm rau đậu qủa củ và ngũ cốc; còn sát sinh là giết hại sự sống hay nói một cách khác, sát sinh là hành động của một con người làm đoạn sự sống của một chúng sanh khác. Trong nhà Phật chúng sinh được phân chialàm hai loại: (1) chúng sinh hữu tình là các loài có tình thức, có hệ thần kinh, biết cử động, biết đi, biết bò, biết bay, biết lội, nói chung là tất cả động vật có sinh mạng, bao gồm cả con người, (2) chúng sinhvô tình là những sinh vật không nằm trong các loài chúng sinh hữu tình như đất đá, cỏ cây. Cỏ, cây là sinh vật sống nhưng không được xếp vào hàng chúng sinh hữu tình vì chúng không có giác quan, không có hệ thần kinh, không có biểu hiện của ngũ ấm, không có cảm xúc, tư tưởng, hành nghiệp...Vì thế, nếu ăn các loài chúng sinh hữu tình được gọi là ăn mặn (xuất xứ từ chữ “mạng” sống) và nếu ăn các loài chúng sinh vô tình được gọi là ăn chay.


Sát sinh là đoạn diệt sự sống của chúng sinh. Chúng sinh ở đây bao gồm cả hai loại như đã nói trên và theo như kinh Phật thì mọi chúng sinh đều bình đẳng, như vậy không phải chỉ có những người giết mổ thịt hoặc đánh cá mới là phạm giới sát sinh mà những người giết hại cây cỏ hoa mầu cũng vậy....Điều này không sai, nhưng cỏ cây là sinh thể sơ đẳng nhất, không có hệ thần kinh và có cấp độ tiến hoá thấp hơn rất nhiều so với động vật, khi bị cắt chúng không có cảm giác đau, có chảy mủ nhưng sau đó lại lành và tiếp tục nảy nhánh mới, hoàn toàn không sinh khởi phản ứng của tâm thức chống trả hay oán thù; còn động vật khi đau đớn biết rên la, khi sợ hãi biết chạy trốn, khi bị giết có những sinh khởi phản ứng của tâm thức, oán thù với đối tượng giết chúng. Một động vật, khi bị giết chết là chấm dứt sinh mạng, không nảy mầm hay nảy cành non như loài thảo mộc. Loài thảo mộc có nhị đực và nhị cái ở trên cùng một cái hoa hay trên cùng một thân cây, nhờ ong bướm hay gió thổi mà nhị đực rơi vào nhị cái, kết thành trái và hột để di truyền giống. Loài động vật thì con đực và con cái là hai thân thể, hai sinh mạng khác nhau, chúng có tình thức và lòng dục nên tìm đến nhau luyến ái và giao phối, để truyền giống.
Đạo lý cơ bản của người Phật tử là 5 giới cấm, trong đó có dạy là không sát sinh. Đối với cỏ cây cũng là chúng sinh, nhưng là chúng sinh vô tình, khác với con người và các loài động vật khác (chúng sinh vô tình). Người Phật tử tu, cái chính là không sát hại các loài hữu tình, còn nếu ở cấp độ tu chứng cao hơn thì không sát hại cả các loài vô tình. Tuy nhiên, mục đích chính của việc không sát sinh là để gieo trồng hạt giống từ bi và phát triển tâm từ bi đến với muôn loài chúng sinh từ gần đến xa, từ lớn đến nhỏ.

Tưởng cũng nên bàn thêm ở đây, chúng ta đang sống trong thế giới nhị nguyên “tương đối”, luôn có sự phân biệt đối đãi, tốt và xấu, sướng và khổ.. Ở thế giới tương đối này, chắc chắn mọi người đều cho rằng mạng sống của nhà bác học Einstein quý giá hơn mạng sống của một con chuột rất nhiều... Tương tự, việc giết một con bò phải được xem là một hành động sát sanh lớn hơn việc cắt một cành hoa hay ngọn cỏ vì con bò có hệ thần kinh, biết cảm giác đau đớn. Nhờ sống trong thế giới tương đối này, chúng ta mới biết con người có giá trị vô cùng về sự hiểu biết, trí thông minh và có tâm phân biệt mà các loài động vật khác không có. Cũng vì thế mà chúng ta mới không tin tưởng rằng mọi vật đều phải được nuôi sống bằng sinh mệnh của một loài nào đó. Ngược lại với thế giới “tương đối” mà chúng tađương sống là thế giới “tuyệt đối”, nơi đó hoàn toàn bình đẳng, không có sự phân biệt giữa thấp và cao, giữa tốt và xấu hay giữa hữu tình và vô tình chúng sinh. Ở đó, chúng ta không còn quan niệm hay ý tưởng cho rằng việc giết đi sinh mạng của một con bò là ác hơn việc cắt đi một nhánh hoa. Đây là thế giới của những người đã có trình độ tu chứng, đã tiến hoá cao. Cũng như chuyện Tuệ Trung Thượng sĩăn mặn, không ăn chay, vì ngài là người đã giác ngộ, tâm không còn phân biệt, không còn vướng mắc, chấp trước vào chuyện ăn uống. Ăn chay hay ăn mặn đối với ngài chỉ là để nuôi thân và hành đạo.


Nói về sát sinh, còn một khía cạnh khác, đó là còn tùy thuộc vào tâm ý của chúng ta vào giây phút chúng ta lấy đi sinh mạng của sinh vật khác. Chính sát na đó quyết định rằng hành động đó có phải là phạm giới sát hay phạm đến một sự sai lầm về đạo đức không. Trong giới không sát sanh của người xuất gia, Đức Phật có đề cập đến các vi sinh vật, nhưng nếu có phạm đến chúng thì chỉ là tội nhẹ chứ không phải là trọng tội. Ngày xưa khi Phật còn tại thế, có một Tỳ kheo đi qua một cánh đồng khô, trời nóng khát nước, gặp vũng nước thấy có nhiều vi sinh vật nên không dám uống. Tỳ kheo ấy đến bạch với Đức Phật: Bạch Thế Tôn, con rất khát nước, con dùng thiên nhãn thấy vũng nước bên đường có vô số vi trùng nên không uống được. Phật bảo: Sao ông không dùng nhục nhãn (mắt thường) mà nhìn?

Câu chuyện cho thấy “tác ý” trong hành động mới là điều quan trọng. Nếu nhìn trong nước bằng con mắt thường sẽ không thấy những vi sinh vật và cứ tự nhiên uống thì sẽ không tạo nghiệp vì không tác ý. Tương tự, khi uống thuốc trụ sinh diệt vi trùng hay vi khuẩn trong cơ thể để trị bệnh cũng thế. 
2

Bàn về cỏ cây cũng có linh hồn thần thức thì có một số ít người nói kinh Phật dạy rằng “mười phươngcây cỏ cũng đều là hữu tình, cùng với người không khác. Cỏ cây chết làm người, người chết trở lại làm cỏ cây.” Và họ còn viện dẫn nghiên cứu khoa học cho biết cây cỏ cũng có linh hồn tình thức (*). Điều này không đúng vì như phần thứ nhất chúng tôi đã trình bày, cỏ cây là sinh vật sống nhưng không được (Phật Giáo) xếp vào hàng chúng sinh hữu tình vì chúng không có giác quan, không có hệ thần kinh, không có biểu hiện của ngũ ấm, không có cảm xúc, tư tưởng, hành nghiệp. Trong kinh Lăng NghiêmĐức Phật dạy rằng: "Người tu thiền định, khi hành ấm hết, tướng sanh diệt đã diệt, chơn tâm tịch diệtchưa hiện bày, lúc bấy giờ thấy thức ấm biến khắp tất cả, rồi sanh tâm chấp: "Mười phương cây cỏ cũng đều là hữu tình, cùng với người không khác. Cỏ cây chết làm người, người chết trở lại làm cỏ cây". Vì mê mờ tánh Bồ Đề, mất chánh kiến, nên sẽ làm bè bạn với hai chúng ngoại đạo Bà Tra và Tán Ni, chấp tất cả vạn vật đều có tri giác (biết)." (Phật Học Phổ Thông Khóa thứ 6-7, Đại Cương Kinh Lăng Nghiêm, Hòa Thương Thiện Hoa, Phật Học Viện Quốc Tế tái xuất bản năm 1987, Bài thứ 16: Mười Món Ma Về Thức Ấm, phân đoạn 4, chấp cỏ cây cũng đều biết, trang 252). 

Bản dịch Kinh Lăng Nghiêm do Hòa Thượng Thích duy Lực dịch như sau:

"Người tu thiền định, khi dứt được Hành Ấm, sanh diệt đã diệt, mà nơi tinh diệu của tịch diệt chưa được viên thông, nếu ở nơi sở tri, kiến lập tri giải, cho các loài cây cỏ mười phương đều gọi là hữu tình, với người chẳng khác ; cây cỏ làm người, người chết rồi lại thành cây cỏ, cho đến loài vô tình đều có sự giác tri, hữu tình vô tình chẳng có phân biệt, sanh tâm thù thắng, thì bị đọa vào cái chấp "Tri vô tri", làm bạn với hai thứ ngoại đạo Bà Tra và Tiện Ni, chấp tất cả đều có sự giác tri, mê lầm tánh Bồ Đề, lạc mất tri kiến Phật. Ấy gọi là lập cái tâm viên tri, thành cái quả hư vọng, trái xa viên thông, ngược đạo Niết Bàn, thành giống Điên Đảo Tri thứ tư." (Kinh Lăng Nghiêm, Từ ân Thiền đường xuất bản tại Hoa Kỳ, trang 253).

Ngoài ra, bản dịch của cụ Tâm Minh Lê Đình Thám cũng tương tự.

Như thế, trên đây đã trả lời rõ ràng về cây cỏ, cũng đồng thời trả lời luôn về một câu hát của nhạc sĩ họ Trịnh được một vị thầy lập lại nhiều lần "làm sao em biết bia đá không đau?". Bia đá không biết đau vì chúng là vô tình chúng sinh, là vô tri giác.

Tâm Diệu

Chú thích:
(*) Ingo Swann, môt nhà Sinh Thực Vật (Biologist ) viết trong quyển ‘’ The Real Story-Chuyện Có Thật’’, Quyển sách được xuất bản ngày 15-11-1998, trong đó có đoạn: “Sự nghiên cứu của Backster khởi đầu chỉ là môt khám phá hầu như tình cờ vào năm 1996 là thực vật có khả năng tri giác và đáp ứng tự nhiênnhững cảm xúc của con người...Những cây cỏ của bạn, biết là bạn đang nghĩ gì.” (His reseach started with the 1996 almost accidental rediscovery, plants are sentient and respond to the spontaneous emotions of relevant humans... Your plants know what you are thinking ).


TVHS
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#3
3 nghệ sĩ chia sẻ chuyện ăn chay

GN - Là người của công chúng, những nhân vật được đề cập trong bài viết cũng đều là Phật tử, nên cả Tường Vy, Công Danh và Ngọc Thảo đều có điểm chung là đã thực tập lời Phật dạy từ cách đơn giản nhất: ăn chay!

Diễn viên Tường Vy 

[Image: nghesi%20(1).jpg]



Từ nhỏ, cô diễn viên của những bộ phim: Cuộc phiêu lưu của Hai Lúa, Gia đình sóng gió, Những đóa hoa tình yêu… đã được bà cố của mình cho đi chùa, học lễ Phật, học tụng kinh. Để rồi từ mối nhân duyên này, đến lúc trưởng thành, ngoài việc tìm hiểu đạo Phật qua sách vở, quý thầy cô, Tường Vy bắt đầu học Phật bằng việc ăn chay.

Với cô, ăn uống là việc dễ làm, dễ thực hành nhất. Nhớ lại những ngày tập tễnh thực hành điều này, Tường Vy bảo vào rằm, mồng một, bà cố ăn gì thì cô ăn nấy. Bữa thì chút rau luộc chấm tương. Bữa thì vài miếng tàu hủ chiên giòn rồi xốt cà chua.

Là người hiếu kỳ trong việc ăn uống, nên Tường Vy luôn tò mò mỗi khi bà cố vào bếp. Chính vì vậy mà về sau này, thực đơn một tháng 6 ngày ăn chay của cô luôn phong phú. Cô có thể thay đổi menu theo sở thích cá nhân, hoặc ngay cả ông xã của mình cần, Tường Vy cũng đều đáp ứng tùy vào yêu cầu.

“Ăn chay giúp bạn khỏe hơn, tiếp thêm cho bạn nhiều năng lượng tích cực hơn. Cụ thể là, thói quen sử dụng đạm, chất béo từ thực vật sẽ đem đến nhiều lợi ích cho cơ thể: làn da, máu, không có cholesterol… Ngoài ra, khi không ăn thịt cá, bạn sẽ thấy mọi thứ nhẹ nhàng hơn, hệ bài tiết, tiêu hóa hoạt động hiệu quả, thải đi toàn bộ chất độc từ cơ thể”, Tường Vy cho biết những trải nghiệm mà cô đã thực chứng trong thời gian dài.


Diễn viên Công Danh

[Image: nghesi%20(2).jpg]



Hỏi Công Danh ăn chay từ khi nào, một tháng ăn bao nhiêu ngày, tại sao ăn chay, nam diễn viên của những bộ phim: Thời gian để yêu, Mặn hơn muối, Đường hoang lạc bước… cho hay - nhà anh, ông bà, cha mẹ, anh chị em đều phát tâm quy y, phát nguyện ăn chay vào những ngày vía Phật, Bồ-tát, cho đến những dịp như Khánh đản, Vu lan. Thế nên ngay từ nhỏ, cho đến khi lập gia đình riêng, Công Danh luôn ý thức về vai trò người Phật tử, cũng như việc ăn chay đã đề cập.

Xuất phát điểm cũng là người lớn làm gì, bảo gì thì làm theo như vậy để rồi, khi đã tìm hiểu, cũng như biết được lợi ích của việc mình đã từng làm, Công Danh luôn cố gắng gìn giữ, thay đổi tích cực hơn mà điển hình là việc ăn chay. Ban đầu một tháng chỉ là 4 ngày gồm 14, rằm, 30 và mồng một cho đến có khi anh phát nguyện ăn chay đến cả tháng, hoặc nhiều hơn nữa.

Là nghệ sĩ, thời gian, công việc, địa điểm luôn bị động, vậy vào những lúc phát nguyện ăn chay anh phải sắp xếp chuyện ăn uống ra sao, PV hỏi và Công Danh cho biết: “Nếu bạn có niềm tin rằng mình sẽ luôn cân bằng trong mọi hoàn cảnh, hãy sẵn sàng cho những ngày tích cực phía trước bằng chế độ ăn không có thịt cá. Để quá trình ăn chay diễn ra suôn sẻ, không bị cảm giác đói, thèm thịt, hãy bắt đầu bằng việc loại bỏ thịt trước (thịt bò, thịt heo, thịt gà…), sau đó từ từ không ăn cá và các loại hải sản”.

Công Danh cũng chia sẻ thêm: “Thức giấc với một ly nước chanh pha mật ong và một bản nhạc giai điệu sôi động, vui vẻ, để bắt đầu một ngày mới thật hứng khởi. Rồi bạn có thể bắt đầu bữa sáng bằng món ăn quen thuộc như xôi nếp ăn kèm với muối mè, hay một đĩa cơm chiên nấm, tỏi thơm nghi ngút… Một bữa sáng nhiều chất đạm, béo từ thực vật sẽ giúp bạn tràn đầy năng lượng để bắt đầu một ngày làm việc vui vẻ và hiệu quả”.

Diễn viên Ngọc Thảo

[Image: nghesi%20(3).jpg]


Gia đình Ngọc Thảo có người xuất gia, vì vậy quãng thời gian không đi đóng phim anh thường đến chùa làm công quả, cũng như để tĩnh tâm sau những ngày làm việc với cường độ cao. Bên cạnh việc thực hành theo thời khóa của quý thầy cô, nam diễn viên của những bộ phim: Người đàn bà yếu đuối, Vua sân cỏ, Giải phóng Sài Gòn… cũng học ăn chay. Nhờ vậy mà ở hiện tại, việc ăn chay đối với Ngọc Thảo không còn là việc khó nuốt, khó nhằn.

Người luôn rong ruổi trên phim trường như anh, thời gian đầu việc ăn chay như một sự thách thức. Nhưng khi đã làm quen, đã thực hành, đã ăn thường xuyên, Ngọc Thảo đã dành thời gian để tập trung vào việc nghiên cứu thành phần chất có trong đạm thực vật gồm: đậu nành, đậu hủ, các loại hạt… hoặc chất béo trong bơ thực vật, đậu phộng, các sản phẩm từ sữa, sầu riêng, dầu ôliu, dầu thực vật… hay chất xơ có trong rau xanh, các loại nấm… Nhờ vậy mà bữa ăn hàng ngày của anh luôn có đầy đủ chất đạm, chất béo, chất sắt, chất xơ giống như hàm lượng của một bữa ăn mặn.

Ngọc Thảo cũng chia sẻ, với những ai đi làm mà ăn chay, nên chuẩn bị sẵn bữa trưa từ nhà nếu muốn mình được ăn một bữa cơm đầy đủ dinh dưỡng, năng lượng. Thực đơn dành cho bữa trưa bao gồm đầy đủ các loại chất đạm, sắt, xơ… Có thể là cơm trắng ăn cùng đậu hủ kho nấm, canh rong biển nấu cùng với đậu hủ, hoặc một hộp miến xào rau có kèm thêm chút đậu hủ chiên và các loại quả, nấm: nấm hương, nấm mèo, nấm bào ngư… Lâu lâu, sau bữa trưa, hãy tự thưởng cho bản thân một thanh socola sữa có kèm hạt hạnh nhân hoặc một ly kem bất kỳ tráng miệng.

 “Bạn thấy đó, ăn chay đâu phải chỉ là rau, đậu hủ, cơm trắng. Biết cách ăn và bổ sung đủ chất thì một bữa ăn chay không hề tẻ nhạt, không gây cảm giác đói và đặc biệt là giúp bạn luôn cân bằng trong cả thể chất lẫn tinh thần. Hãy suy nghĩ kỹ trước khi quyết định ăn chay, hoặc lâu lâu cũng có thể thay đổi nếu bạn đã chán các loại thịt cá”, Ngọc Thảo bày tỏ.

Viên Quang

http://giacngo.vn/amthucchay/2017/09/15/7F50C3/
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#4
Vì sao tôi ăn chay?


[Image: bui%20kim%20tuyen.jpg]
Tác giả bài viết - Ảnh: NVCC



GNO - Hôm nay, với sự hiểu biết có hạn và câu chuyện đời thật của tôi, tôi xin chia sẻ một chút quan niệm của mình. Nếu quan điểm này chưa được đúng hoặc không trùng với ý mọi người thì cũng mong mọi người hoan hỷ góp ý.

Trước tiên tôi chia sẻ câu chuyện về bản thân mình. Tôi là người không khỏe, tuy còn trẻ nhưng có nhiều bệnh như dạ dày, thoái hóa, viêm khớp, đau nửa đầu, đau vai gáy... Ban đầu, qua tìm hiểu, tôi đã chọn ăn chay hai ngày/tháng là ngày mồng một và rằm.

Được biết, đây cũng là hai ngày trùng với thời điểm lực hút của mặt trăng với trái đất mạnh nhất, biểu hiện qua thủy triều cao nhất. Lực hút này làm cho hoạt động của cơ thể bị rối loạn, nhất là hoạt động của hệ thần kinh. Trăng rằm gây biến đổi tâm sinh lý rõ rệt, thường là thời điểm người mộng du hay hoạt động nhất, người bị động kinh hay lên cơn nhất, bệnh nhân tâm thần bị kích động mạnh nhất...

Theo đó, ăn chay vào những ngày này sẽ làm cho bộ máy tiêu hóa được nghỉ ngơi nhiều hơn, cân bằng âm dương, tránh tác động xấu của ngày trăng tròn. Như vậy, lý do ban đầu để tôi ăn chay là vì nhu cầu và lợi ích của bản thân chứ không vì lý do nào khác.

Tiếp theo, sau quá trình duy trì ăn chay vào hai ngày trên được một thời gian cũng là lúc tôi trải qua thời gian gần như khó khăn nhất của mình. Tôi đã phải đương đầu với một biến cố và phải tự mình gắng gượng vươn lên. Lúc này, may mắn tôi cũng bắt đầu có duyên với Phật pháp.

Tôi bắt đầu tìm hiểu ý nghĩa thật sự của việc ăn chay. Ở đây tôi chưa bàn đến chuyện ăn chay có bao nhiêu dạng, bao nhiêu kiểu cách, món nào là món chay, món nào là món mặn. Phật pháp chia làm mấy tông phái và quan niệm của các tông phái như thế nào về vấn đề ăn chay.

Quay lại với ý nghĩa của việc ăn chay - là để nuôi dưỡng lòng từ bi. Vậy nên ăn chay được càng nhiều càng quý. Với tôi, “nuôi dưỡng” nôm na là phải làm từ từ, từng bước một giống như mưa dầm thấm lâu... Tôi tự rèn cho bản thân ý nghĩ là không sát sinh, chưa buông bỏ được nhiều thì buông bỏ dần dần, dần dần tránh sát sinh, bớt ham muốn ăn thịt động vật.

Sau khi đã hiểu ăn chay là để nuôi dưỡng lòng từ bi, tôi chuyển sang phát tâm ăn chay ít nhất 2 ngày/tháng. Để việc ăn chay của mình có ý nghĩa hơn, tôi tìm hiểu những món nào được coi là chay, những món nào được coi là mặn và vì sao cái này được coi là chay, cái kia được coi là mặn.

Đừng ai mỉa mai là ăn chay mà tâm không chay thì cũng vứt. Câu nói rất đúng, nhưng con đường tu học của mỗi người một khác, không ai giống ai và như Phật dạy “vạn sự tùy duyên”. Con người tùy duyên mà tan hợp, cũng tùy duyên mà tu học mà phát tâm. Chúng ta cũng hiểu với nhau một điều đơn giản là nhịn ăn thì dễ, thay đổi cách ăn, món ăn, sở thích ăn uống, lịch ăn uống dễ hơn nhiều so với việc tu tâm dưỡng tính. Tu tâm dưỡng tính là một quá trình, kiên trì, bền bỉ và qua nhiều giai đoạn, qua rèn luyện chứ không phải nói ra là làm được ngay.

Vậy nên, cũng đừng ai nói “Tâm chay thì món gì cũng chay” mà song song với việc ăn chay thì mình tu tâm chay, tu được tâm chay thì mình tu thêm khẩu nghiệp.

Cũng đừng nói là không nhất thiết phải ăn chay vì có cung có cầu, chỉ cần không phải tại mình mà con vật đó bị chết là được, mình không nhìn thấy là được, mình không biết là được. Sao không nghĩ là nếu ai cũng phát tâm không ăn thì những con vật đó không bị chết do người giết. Hãy để nó theo vòng duyên sinh duyên diệt thôi.

Trở lại với chuyện của mình, từ nhu cầu của tự thân đến phát nguyện ăn chay vì lý tưởng tu dưỡng, thân tâm tôi dần nhẹ nhàng hơn. Mong rằng, mọi người tùy duyên mà ăn chay, tùy duyên mà phát tâm và chính yếu là tu tâm chay tịnh. Tu càng nhiều càng quý, phát tâm càng nhiều càng quý...

Bùi Kim Tuyến 
(Pháp danh: Từ Thủy)

giacngoonline.com


May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#5
Pythagore photo) Ông Pythagore, nhà toán học lừng danh trên thế giới đã từng khuyên nhủ:

"Này bạn, xin đừng làm nhơ nhớp thân thể của mình bằng những thức ăn tội lỗi. Chúng ta đã có bắp, bôm, lê, rau trái thừa thải, sữa và mật ong ngọt lịm. Quả đất này đã cung ứng cho chúng ta những thức ăn vô tội một cách dồi dào, đã khoản đãi chúng ta bằng những bữa tiệc không can dự vào máu. Chỉ có loài thú này mới ăn thịt loài thú khác vì bản năng tự nhiên và vì đói. Nhưng không phải tất cả loài thú nào cũng vậy. Bởi vì trong số đó cũng có các loài như bò, ngựa và trừu... đều ăn cỏ".

Sử học gia Diogenes kể rằng, ông Pythagore dùng điểm tâm buổi sáng bằng bánh mì và mật ong và dùng bữa ăn chiều với nhiều loại rau quả. Ngài cũng đã thể hiện lòng từ bi bác ái qua những hành động thực tiễn bằng cách nhiều lần trả tiền cho một số ngư phủ để phóng sanh những con cá mà họ đã bắt được trở về lòng biển cả.

Ông Plutarch, triết gia người Hy Lạp nhận xét về ông Pythagore như sau: "Theo tôi sự từ tâm là lý do chính khiến ông Pythagore kiêng thịt. Ông không nỡ nhìn cảnh dẫy dụa và kêu rống thất thanh của những con vật khi bị người ta phanh thây xẻ thịt. Người ta giết những con vật đó không phải vì lý do chúng là thú dữ có khả năng nhiễu hại loài người, mà chính vì mục đích để thỏa mãn khẩu vị của họ mà thôi. Người ta bức tử những con vật ngây thơ không móng vuốt để tự vệ mà đáng lý ra theo luật Tạo Hóa, chúng cũng có quyền sinh tồn, bình đẳng và hiện diện để làm đẹp quả địa cầu này như tất cả mọi loài". Ông còn nhấn mạnh: "Nếu bảo rằng bản tính tự nhiên của loài người là ăn thịt các loài thú, thì thử hỏi chỉ với hai bàn tay trắng do Tạo Hóa sinh ra, mà không cần đến sự trợ lực của dao, mác, hèo, gậy, con người đã làm được gì các loài thú đó?"

www.tamlinh.net
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#6
Ông Léonard Da Vinci (1452 - 1519), nhà danh họa và điêu khắc gia người Ý, đồng thời cũng là một thi sĩ nổi tiếng trên thế giới quan niệm ăn chay là đạo đức của con người. Sự ăn chay sẽ tránh được những tội ác về sát sinh. Ông còn nhấn mạnh rằng những ai không biết quý trọng sự sống của những sinh vật khác là những kẻ không đáng sống. Cơ thể của những người ăn mặn không khác gì những bãi tha ma để chôn vùi xác chết các thú vật mà họ đã ăn vào. Trong các quyển vỡ nhật ký, ông thường viết đầy những câu danh ngôn về lòng từ bi bác ái và luôn luôn có những hành động qúy thương các loài sinh vật khác. 

www.tamlinh.net
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#7
ĂN CHAY VÀ QUAN NIỆM CỦA DANH NHÂN THẾ GIỚI

Tại Hoa Kỳ, người ta ước lượng hàng năm có đến 134 triệu súc vật và 3 tỷ gia cầm bị giết để cung cấp thịt làm thực phẩm cho dân chúng. Nhưng trong khi mọi người đang vui vẻ thưởng thức các món ăn khoái khẩu đó, có mấy ai liên tưởng đến một số lượng khổng lồ các loài động vật bị giết chết một cách thảm thương để cho thân thể của con người được béo bổ. Đôi khi người ta còn nhẫn tâm đùa cợt trên sự chết chóc một cách thích thú và vô tư lự. Điển hình là danh hề Ronold Mac Donald, trong một chương trình truyền hình thương mại, đã khôi hài với đám trẻ con rằng: "Các em có biết hamburger xuất xứ từ đâu không? Chúng được trồng ở vườn Hamburger đấy!" Đến lò sát sinh, người ta có cảm tưởng như bước chân tới một thứ địa ngục đầy mùi tử khí. Tiếng kêu la thất thanh của những con vật bị đập đầu, bị điện giật hay là bị bắn cũng đều là những cảnh hãi hùng mà bất cứ ai có một chút từ tâm đều không thể chịu đựng nổi. Sau đó người ta còn treo giò những con vật lên rồi đưa vào nhà máy sản xuất thực phẩm bằng hệ thống dây chuyền. Đôi khi con vật còn sống trơ trơ, nhưng người ta thản nhiên cắt cổ nó hoặc thẻo thịt nó như một trò chơi một cách thích thú. Một hôm nọ, nhà vô địch quần vợt Peter Burwash đến viếng một lò sát sanh. Khi ra về ông đã bất nhẫn mà viết những cảm nghĩ của mình trong một quyển sách nhan đề là A Vegetarian Primer (Sách dạy ăn chay). Có đoạn ông viết: "Tôi không nỡ bóp nát một cánh hoa mong manh. Tôi đã chơi hockey với hết sức bình sanh của minh. Tôi cũng đã từng vùng vẫy và dọc ngang trên các sân quần vợt trong những trận thư hùng. Tôi không phải là loại người yếu đuối. Nhưng trước cảnh tượng mà tôi đã chứng kiến tại lò sát sanh, tôi thấy mình kinh khiếp và lòng mình mềm yếu vì thương hại". 

"Khi tôi rời khỏi lò sát sanh, sự tội nghiêp đã dày vò lương tâm tôi. Tôi thầm nhủ sẽ không bao giờ có đủ can đảm đi sát hại một con vật dầu lớn dầu nhỏ. Tôi hiểu rằng có những nhân vật lỗi lạc trên thế giới họp nhau để bàn cãi về các vấn đề vật lý, kinh tế và môi sinh. Cũng có một số người có quan điểm tán đồng với chủ thuyết ăn chay. Song điều làm cho tôi chọn lấy con đường chay lạt không phải chạy theo chủ thuyết này hay chủ thuyết nọ mà chính vì những cảnh dã man mà con người đã đối xử một cách tồi tệ với các loài vật không phương tự vệ mà tôi đã tận mắt chứng kiến". 

Trong thời kỳ cổ Hy Lạp và cổ La Mã, lòng từ bi và những quan niệm về sự đối xử đạo đức luôn luôn là những nguyên động lực chủ yếu khiến một số danh nhân khép minh trong việc thọ trì trai giới. Ông Pythagore, nhà toán học lừng danh trên thế giới đã từng khuyên nhủ: "Này bạn, xin đừng làm nhơ nhớp thân thể của mình bằng những thức ăn tội lỗi. Chúng ta đã có bắp, bôm, lê, rau trái thừa thải, sữa và mật ong ngọt lịm. Quả đất này đã cung ứng cho chúng ta những thức ăn vô tội một cách dồi dào, đã khoản đãi chúng ta bằng những bữa tiệc không can dự vào máu. Chỉ có loài thú này mới ăn thịt loài thú khác vì bản năng tự nhiên và vì đói. Nhưng không phải tất cả loài thú nào cũng vậy. Bởi vì trong số đó cũng có các loài như bò, ngựa và trừụ...dều ăn cỏ". 

Sử học gia Diogenes kể rằng, ông Pythagore dùng điểm tâm buổi sáng bằng bánh mì và mật ong và dùng bữa ăn chiều với nhiều loại rau quả. Ngài cũng đã thể hiện lòng từ bi bác ái qua những hành động thực tiễn bằng cách nhiều lần trả tiền cho một số ngư phủ để phóng sanh những con cá mà họ đã bắt được trở về lòng biển cả. 

ĂN CHAY VÀ SỨC KHỎE 
Tác giả : Trần Anh Kiệt 
Kỹ thuật và trình bày : Trần Xuân Thưởng - Ảnh bìa : Ngọc Tưởng
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#8
NHỜ ĂN CHAY VÀ NGỔI THIỀN, MỘT BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐÃ THOÁT CHẾT VÀ BÌNH PHỤC

Bác sĩ Thú y Ian Gawler bị bệnh ung thư xương vào năm 1975. Lúc đó ông vừa đúng 25 tuổi. Ông được đưa vào bệnh viện và kết quả bị cưa mất hết bên chân phải. Một năm sau, bệnh tái phát trầm trọng. Bác sĩ điều trị bảo ông chỉ còn sống sót được trong một thời gian từ 3 tới 6 tháng mà thôi. Trước tình trạng tuyệt vọng đó, ông Gawler không chịu ngồi bó tay và buồn rầu chờ chết mà cương quyết chống chọi với tử thần hầu tìm cho mình một con đường sống. Ông nghiên cứu các phép ăn chay và ngồi thiền của một số giáo phái Đông Phương rồi cương quyết đem ra áp dụng để tự chữa. 

Được sự hỗ trợ tinh thần của vợ là Grace Gawler, ông Ian Gawler ăn chay một cách nghiêm chỉnh và đúng cách, đồng thời cũng ngồi thiền một cách thành tâm và chăm chỉ. Kết quả bệnh tình của ông càng ngày càng thuyên giảm rõ rệt và cuối cùng đã hoàn toàn bình phục. Năm 1978, lần xét nghiệm y khoa cuối cùng đã chứng minh ông không còn mang mầm móng gì của bệnh ung thư nữa cả. 

Ba năm sau kể từ ngày khỏi bệnh, ông bà Gawler chu du khắp nước Úc, đem những kiến thức và kinh nghiệm của mình để thuyết giảng và khuyến khích những bệnh nhân đồng cảnh ngộ hãy hun đúc lòng tự tin và áp dụng phương pháp tự chữa bằng cách ăn chay và ngồi thiền. Cũng dựa vào những kinh nghiệm của chính bản thân đó, ông Gawler đã cho xuất bản hai quyển sách liên quan tới dưỡng sinh và sức khỏe. Quyển thứ nhất có nhan đề là You can conquer Cancer (Bạn có thể Khống chế Bệnh Ung thư) và quyển thứ hai là Peace of Mind (Tâm Bình An). Được hỏi vì sao ông nghĩ ăn chay và ngồi thiền là phương pháp tốt để trị bệnh, ông bảo: "Ăn chay để cho cơ thể của chúng ta có cơ hội thanh lọc và đào thãi ra ngoài tất cả những độc tố đã tích lũy lâu ngày và gây bệnh cho chúng ta. Thịt vốn có những độc tố và những mầm bệnh không khác gì cơ thể của con người. Do đó chúng ta không nên hấp thụ thêm những gì có thể gây phương hại cho cơ thể. Vả lại ăn chay cũng phải dùng những loại rau quả tươi tốt để bảo toàn phẩm chất thiên nhiên. Nấu nướng cầu kỳ biến các thức ăn chay trở thành thơm ngon cho hạp với khẩu vị cũng làm mất đi rất nhiều các chất bổ dưỡng cần thiết. Tốt hơn hết chúng ta nên dùng các thức ăn chay giản dị, thuần khiết, chưa qua giai đoạn chế biến khoa học và đầy đủ phẩm chất bổ dưỡng theo nhu cầu của cơ thể". 

Quan niệm về vấn đề ngồi thiền, ông Gawler bảo: "Sự thiền định không những là một phương pháp tốt khiến cho tinh thần được an ổn mà còn gia tăng sức khỏe, củng cố đặc tính miễn nhiễm của cơ thể và làm cho cơ thể có khả năng bẩm sinh đề kháng lại một số bệnh tật. Việc ngồi thiền đòi hỏi chúng ta phải có lòng tự tin, thành tâm và ý chí cương quyết. Sự ích lợi của việc ngồi thiền giúp chúng ta có cơ hội trở về với trạng thái tĩnh lặng của tinh thần lẫn vật chất. Do đó cơ thể của chúng ta sẽ trở lại vị trí ban đầu còn thanh khiết của lúc sơ sinh: 

Quân bình thể chất là làm cho chúng ta có một sức khỏe tự nhiên nhờ ở trạng thái thư dãn của các cơ quan và ngũ tạng. 
Quân bình tinh thần khiến chúng ta có cách suy nghĩ rõ ràng và chín chắn, có khả năng tự chủ và tự quyết định mọi vấn đề một cách nhanh chóng và dứt khoát. 
Quân bình tâm linh là sự hòa hợp của các bản thể nội tại. Trong lúc ngồi thiền, chúng ta sẽ trực giác được chính mình là ai và từ đó sẽ thấy tâm hồn của mình rất là đơn thuần. Đồng thời lòng vị tha và bác ái càng thêm phát triển. Ngoài ra thể nghiệm trực tiếp trong nội tâm cũng giúp chúng ta củng cố được lòng tin nội tại, saün sàng đối đầu với tất cả mọi thử thách kể cả khi cận kề với cái chết mà mình không thể tránh được. 
Năm 1992, ông bà Gawler đã cho thành lập trung tâm điều dưỡng tại Yarra Valley ở về phía Đông và cách thủ phủ Melbourne 70 cây số. Trung tâm này có khả năng cung cấp nơi tạm trú cho một số khách thập phương đến tham khảo và thực tập phương thức dưỡng sinh để trị bệnh. Trung tâm cũng có khu riêng biệt cho các bệnh nhân thực tập ngồi thiền. Đặc biệt bà Grace Gawler phụ trách săn sóc và hướng dẫn các bệnh nhân phụ nữ mắc bệnh nan y tự chữa trị mà phần lớn là những phụ nữ bị bệnh ung thư nhũ hoa. 
Trung tâm cũng mở các khóa hướng dẫn cách thức nấu ăn chay bổ dưỡng và thanh khiết. Hàng năm trung tâm cũng có tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế về phương pháp chữa bệnh nan y bằng cách ăn chay và ngồi thiền. Đặc biệt trong hai cuộc hội thảo hồi tháng 3 và tháng 9 năm 1997, bàn thảo về đề tài Phương pháp tự chữa bệnh ung thư hiện đang lan tràn trên thế giới. 

Ông Gawler bảo thỉnh thoảng cơ quan y tế của chính phủ cũng có theo dõi kết quả của các bệnh nhân đã chữa bệnh ung thư bằng phương pháp ăn chay và ngồi thiền do chính vợ chồng ông chủ trương và điều khiển. Ông bảo chữa bệnh bằng phương pháp này thường không gây ra các phản ứng phụ. Tuy nhiên việc chữa bệnh nan y bằng phương pháp dưỡng sinh không được phổ biến lắm vì chỉ căn cứ trên kinh nghiệm rồi đem ra áp dụng và chờ kết quả, chớ không dựa trên cơ sở khoa học là phân tích, thí nghiệm, chứng minh rồi mới đem ra áp dụng sau. Vì lẽ đó phần đông các chuyên gia y tế đã thờ ơ trước những kết quả tốt đẹp mà phương pháp này đã mang lại khá nhiều ích lợi cho bênh nhân. 

Tóm lại thảo luận về vấn đề ăn chay và ngồi thiền theo quan niệm tôn giáo sẽ gây ra nhiều tranh cãi. Tuy nhiên phương pháp tự chữa bệnh nan y bằng cách ăn chay và ngồi thiền đã đạt được nhiều kết quả khả quan và đã lôi kéo được sự chú ý của khá đông quần chúng Úc. Ngoài trung tâm chữa bệnh nan y bằng phương pháp dưỡng sinh do ông bà Gawler sáng lập ra ở Victoria, tại tiểu bang New South Wales, cũng có một trung tâm điều dưỡng tương tợ do các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng của Hội Sức Khỏe Tự Nhiên (Natural Health Association) thiết lập. Đó là trung tâm Hopewood tọa lạc tại khu vực Blue Mountain. 

Theo đề nghị của một số độc giả, trong kỳ tái bản lần này, chúng tôi xin đăng địa chỉ của hai trung tâm điều dưỡng bằng phương pháp tự nhiên đó như sau: 

The Gawler Foundation, P.O.BOX 77G, Yarra Junction, Vic 3797, điện thoại (059) 671730. Riêng về những vấn đề liên quan đến bịnh ung thư nhũ hoa, xin gọi bà Grace Gawler, điện thoại số (059) 681977. 
Hopewood Health Centre, 103 Greendale Road, Wallacia, NSW 2745. Điện thoại (047) 738401.


www.*******hoasen.org
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#9
Ăn Chậm Giúp Chúng Ta Ăn Ít Và Chống Béo Phì.

N.Q dịch.

Gần đây, một nghiên cứu khoa học cho thấy: nếu ăn chậm sẽ giúp bạn ăn ít, thưởng thức được món ăn nhiều hơn và làm giảm cân ở những người béo phì. 

Qua nghiên cứu trên nữ giới, người ăn chậm sẽ tiêu hao ít hơn 70 calory so với những người ăn nhanh. Bà Kathleen Melanson, tiến sĩ trường đại học Rhode Island, ở Kingston nói với phóng viên chuyên mục sức khỏe của hãng tin Reuters rằng người ăn chậm sẽ vui hơn và cảm thấy không thèm ăn vì tiêu hao ít calory. 

Bà Melanson quyết định tiến hành cuộc nghiên cứu này khi bà phát hiện không có bản nghiên cứu nào để bảo vệ lời tuyên bố ăn chậm sẽ giảm 'chứng bệnh thèm ăn' cả. Vì thế, bà và 30 nữ đồng nghiệp đã thực hiện cuộc thí nghiệm bằng cách chia thành 2 nhóm ăn cùng một loại thực phẩm như nhau nhưng thời gian ăn lại khác nhau. Trước hết những người ăn nhanh dùng muỗng lớn và ăn liên tục không có sự gián đoạn giữa từng miếng ăn và ăn thật nhanh. Cũng tại một phòng thí nghiệm khác những người tham gia thí nghiệm ăn với muỗng nhỏ, có nghỉ trong quá trình ăn, ăn từng miếng nhỏ và nhai 1 miếng từ 15-20 lần. Kết quả cho thấy khi ăn nhanh, những người phụ nữ này tốn trung bình 646 calory trong 9 phút, trong khi đó những người ăn chậm tiêu thụ hết 579 calory trong 29 phút, kết quả này đã được báo cáo trong phiên họp thường niên của Hội nghiên cứu về bệnh béo phì ở Bắc Mỹ. 

Bà Melanson và những đồng nghiệp của mình kết luận: Những người phụ nữ ăn chậm cảm thấy no hơn và vừa ý hơn ngay sau khi ăn và 1 giờ. Thật vậy, ăn chậm có thể tránh được chứng béo phì và giúp con người duy trì được sức khỏe. Một người ăn 3 lần chậm rãi thì ít hao tốn hơn một người ăn nhanh là 210 calory trong một ngày.

(Theo http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/news/...42022.html, ngày 1-12-2006)

www.chuyenphapluan.com
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#10
ĂN CHAY VÀ QUAN NIỆM CỦA TÔN GIÁO

Các tôn giáo lớn trên thế giới hầu như lúc khởi thủy đều răn dạy tín đồ không được sát sanh hại vật và phải luôn luôn thọ trì trai giới. Nhưng trải qua nhiều thế kỷ, những kinh điển nguyên bản được chép tay truyền lại từ đời này sang đời khác, được chuyển dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau hoặc được hiệu đính bởi nhiều giáo chủ và Hội Đồng Giáo Phẩm thời đại, nên có lẽ đã có phần sai lệch với kinh điển nguyên sơ. Do đó sự cấm sát sinh và thọ trì trai giới không còn được một số tôn giáo chấp hành nghiêm chỉnh. Để giữ tính cách vô tư, tác giả xin trích dẫn một cách trung thực những tài liệu tham khảo mà không hề diễn giải, bình phẩm hoặc có quan điểm cá nhân. Nếu có điều gì sơ sót thì đó chẳng qua chỉ là ngoài ý muốn của tác giả. Kính xin quý vị lãnh đạo tinh thần và quý tín hữu các tôn giáo rộng lòng tha thứ. 

Theo sử sách, chúng ta thấy rằng ở Ai Cập thuở xưa, các tu sĩ cũng chủ trương ăn chay. Họ kiêng thịt cá và kể cả không ăn trứng nữa, vì họ định nghĩa trứng là một thứ thịt ở trạng thái lỏng (a). Các tu sĩ này cũng chủ trương sống độc thân và giữ vững lời nguyện xả thân để phục vụ đạo pháp. Mặc dầu trong kinh Cựu Ước, kinh điển nền tảng của Do Thái Giáo, có vài chỗ đề cập tới việc ăn mặn, nhưng tựu trung giáo lý căn bản vẫn dạy tín đồ phải trường chay và không sát sinh hại vật. Trong Sáng Thế Ký (Genesis1:29), quyển đầu của kinh Cựu Ước có đoạn viết: "Chúa phán rằng: Ta đã ban cho các con đầy đủ các loại rau quả và ngũ cốc khắp nơi trên thế giới này. Đó là thức ăn của các con vậy"(b). Thánh Kinh cũng nói lúc mới tạo thiên lập địa, Thượng Đế cũng không có sáng tạo ra các loài vật này biết ăn thịt các con vật khác. Sáng Thế Ký (1:30) viết tiếp:"Chúa phán: Cùng những loài thú khắp nơi trên địa cầu, những nơi có sự sống, ta đã ban cho các ngươi các loại rau quả và ngũ cốc để ăn. Các ngươi không được ăn thịt"(b). Trong đoạn này ở Sáng Thế Ký (9:4) nhấn mạnh hơn: "ÄThịt vốn có máu và có sự sống, nên các con không được ăn".(b) 

Trong các quyển Thánh Thư, phần lớn những lời rao giảng đều lên án việc ăn thịt. Isaiah (1:15) viết: "Chúa phán rằng: Ta ghét các ngươi cúng dường ta nào là thịt trừu nướng, thịt của những loài thú béo bổ khác. Ta không có thích máu của những con bò mộng, của những con trừu hoặc các con dê đực. Vì thế khi các ngươi ngửa tay xin tội, ta đã ngoảnh mặt đi. Khi các ngươi cầu nguyện, ta sẽ không nghe. Tại vì bàn tay của các ngươi đã vấy đầy máu"(b). Theo Isaiah (66:3): "Hành động giết chết một con bò chẳng khác gì hành động vặn cổ một con người vậy"(b). 

Trong Thánh Kinh cũng có chuyện về Thánh Daniel. Khi còn sanh tiền, có lần ngài đã bị giam trong ngục thất tại thành Babylon, ngài đã từ chối các thức ăn mặn do bọn cai ngục mang tới mà quyết đòi cho được đồ ăn chay mới thôi.(a) 

Ngày nay đại đa số trong chúng ta nghĩ rằng Chúa Jesus đã ăn thịt vì đã có một số khoản liên quan đến việc ăn mặn trong kinh Tân Ước. Nhưng nếu chúng ta tra cứu và so sánh với Thánh Kinh nguyên bản bằng tiếng Hy Lạp thì đó chẳng qua chỉ là một sự sai sót trong khi dịch thuật mà thôi (a). Và đây là lời tiên tri nổi tiếng của Isaiah về sự giáng trần của Đức Chúa Giê-Su: "Hỡi các con! Ta báo tin cho các con biết rằng một vị nữ đồng trinh sẽ thụ thai và sẽ hạ sinh một người con trai. Người con trai đó có tên là Immanuel (tên của Đức Chúa Giê-Su). Bơ và mật ong sẽ là thức ăn chính của ngài. Đó là ý nghĩa Ngài sẽ xua đuổi bọn tà ma quỉ quái và sẽ ban phát những điều lành mà thôi"(b). Thánh Clément cũng thọ trường chay. Ngài đã tán dương vị tông đồ của ngài là Mathew vì ông chỉ dùng những thực phẩm chay như ngài vậy. Thánh Jérome, người đã dịch Thánh Kinh ra tiếng La Tinh và đã lưu truyền đến ngày nay, đã từng viết: "Các thức ăn chay rất giản dị, dễ nấu nướng mà lại rất rẻ tiền". Ngài cũng bảo ăn chay là phương cách tốt nhất để chúng ta tu niệm hầu theo đuổi con đường thánh thiện. Thánh Chrysotom quan niệm ăn thịt sẽ tạo cho con người có bản tính hung dữ và không phải là một tập quán bình thường của người tín đồ Thiên Chúa Giáo. Ngài nói: "Chúng ta đã có thói quen bắt chước theo hành vi của những con chó sói, những con beo. Hoặc giả còn tệ hơn hành vi của chúng nữa. Bản tính bẩm sinh của loài thú đã được an bài như vậy. Còn đối với chúng ta, Thượng Đế đã ban cho cái vinh hạnh được biết nói, biết cảm giác và biết suy nghĩ được sự công bằng và lẽ phải. Nhưng ngược lại chúng ta lại còn xấu xa hơn các loài thú đó nữa" (a). 

Thánh Benedict, người đã sáng lập ra giáo phái Benedictine Order vào công nguyên 529, đã quy định các giáo sĩ ở trong giáo hội phải ăn chay trường. Giáo phái Trappist sáng lập từ thế kỷ thứ XVII cũng quy định khắt khe rằng các tín đồ không được ăn thịt động vật và kể cả không ăn trứng nữa. Quy luật này đã được giải tỏa bởi Hội Đồng Giáo Phẩm Vatican hồi thập niên 1960. Nhưng phần lớn tín đồ của môn phái này vẫn tiếp tục thọ trì trai giới theo giáo lý nguyên thủy. Tuy nhiên hiện thời cũng có một số chủng viện Trappist đã cải cách. Cho phép chăn nuôi gia súc và xẻ thịt bán ngoài thị trường để gây quỹ cho nhà chung (a). 

Giáo hội Seventh Day Adventist Church nghiêm cấm các tín đồ sát sinh và ăn mặn. Tiến sĩ John H. Kellogg, tín đồ trung kiên của giáo phái này ở Hoa Kỳ đã cổ xúy mọi người ăn chay. Ông đã cai quản một bệnh viện bằng cách cho các bệnh nhân điều dưỡng chỉ toàn bằng những thức ăn chay mà thôi (a). 

Ngoài ra ông Kellogg cũng đã chế biến ra một loại thực phẩm chay rất tiện dụng. Đó là loại cốm giẹp bắp (corn flakes). Ban đầu loại thực phẩm tiện dụng này chỉ lưu hành trong giới giáo hữu, nhưng sau đó nổi danh và hiện thời đã có lắm công ty trên thế giới hoạt động với tính cách tư lập để sản xuất corn flakes hoặc những thức ăn tương tợ cũng lấy nhãn hiệu Kellogg"s.(a) 

Quốc gia có số dân ăn chay nhiều nhất trên thế giới phải kể là Ấn Độ, quê hương của đạo Hindus và Phật Giáo. Vốn ảnh hưởng bởi giáo lý tốt lành không sát sanh và không bạo lực, đa số dân Ấn là những người có tín ngưỡng và chấp hành nghiêm chỉnh những giới luật của tôn giáo họ. Kinh Vệ Đà, tiền thân của các kinh điển Phật giáo, xác quyết rằng ăn chay là nền tảng của đạo đức khả dĩ tránh được các việc bạo động có thể xảy ra. Luật cổ xưa của Ấn Độ Manu-Samhita đã diễn giải: "Ăn thịt dĩ nhiên phải sát hại sinh mạng của những động vật khác. Sự sát sinh đó sẽ làm ngăn trở con đường tìm đến hạnh phúc của Thiên Đường. Vì thế chúng ta đừng có ăn thịt. Trong một chương khác, Manu-Sahimta cũng cảnh cáo:"Sự cùm chân và giết chết sinh mạng của nhũng động vật khác để lấy thịt là nguồn gốc của sự hung dữ. Nên chúng ta phải tránh xa ra và đừng có ăn thịt" (a). 

Trong những năm gần đây, giáo hội Hare Krishna đã phát động phong trào khuyến khích mọi người ăn chay trên toàn thế giới. Srila Prabhupada, vị lãnh đạo tinh thần của phong trào có lần đã nói: "Luật Manu-Sahimta cũng cấm việc trả thù bằng cách lấy mạng đền mạng. Ngay cả giết một sinh vật nhỏ như con kiến cũng chịu trách nhiệm về hậu quả của nghiệp chướng. Bởi vì chúng ta không sáng tạo ra được những sinh vật đó nên chúng ta không có quyền cướp đi sinh mạng của chúng. Vì thế pháp luật do loài người đặt ra có sự phân biệt giữa sát sinh và sát nhân là một thứ luật lệ không hoàn mỹ. Theo luật công bình của Tạo Hóa, giết chết một sinh vật có tội như giết chết một con người vậy. Chính 10 điều răn trong Thánh Kinh cũng đã dạy không được sát sinh (Thou shalt not kill) là một thứ luật lệ vô cùng hoàn hảo. Nhưng người ta đã cố ý diễn giải là không sát nhân"(a). 

Srila Prabhupada đề cập đến khái niệm trong kinh Vệ Đà nhấn mạnh đến tính cách vạn vật đồng nhất thể như sau: "Tất cả các sinh vật đều là con cái của Thượng Đế, nhưng được khoác dưới những lớp áo có hình thái khác nhau. Thượng Đế là đấng cha lành tối cao của muôn loài. Một người cha thì luôn luôn thương yêu con cái một cách công bằng. Giá có một người con nào đó tâu với cha rằng: Em con nó xấu xí và ngu dốt quá. Xin phép cha cho con giết nó đi. Liệu người cha có bằng lòng hay không? Do đó chúng ta có thể suy nghiệm rằng chắc chắn Thượng Đế cũng sẽ không cho phép chúng ta giết hại sinh mạng của những động vật khác vì chính chúng cũng đều là con cái của Thượng Đế và là anh em của chúng ta"(a). 

Trong Phật Giáo, ăn chay để giữ giới sát sanh là một điều rất phổ cập trong dân chúng. Cho nên đối với người Việt Nam mình, hể nói đến ăn chay thì mọi người đều nghĩ ngay tới Phật Giáo. Trong kinh Pháp Cú, một quyển kinh chứa đựng toàn những lời giáo hóa vàng ngọc của Đức Phật, nơi chương Hình Phạt, Ngài đã dạy: "ÄKhông nên giết hại vì ai cũng muốn sống. Đồng thời cũng không nên gây tổn hại cho mọi chúng sinh"©. Dù chính mình không có trực tiếp cầm dao để sát hại súc vật. Nhưng ăn thịt tức là gián tiếp cổ động người khác sát sinh. 

Trong Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật đã dạy : "Ông A Nan, nếu các chúng sinh trong các thế giới ở sáu trần mà tâm chẳng sát thì không bị sinh tử nối tiếp. Ông tu tam muội, gốc để vượt khỏi trần lao, nếu sát tâm chẳng trừ thì không thể ra khỏi được. Dù có đa trí, thiền định hiện tiền, nhưng chẳng đoạn nghiệp sát thì quyết sẽ lạc vào thần đạo. Thượng phẩm làm đại lực, quỉ. Trung phẩm làm phi hành dạ xoa, các quỉ xoái. Hạ phẩm làm địa hành la sát. Các quỉ thần ấy cũng có đệ tử, và tự tôn mình là vô thượng đạo. Sau khi tôi diệt độ rồi, nhiều quỉ thần hưng thịnh lên giả dạng làm Phật và nói : Ăn thịt cũng chứng được Bồ Đề"(d). 

"Ông A Nan, tôi khiến các tỳ kheo ăn ngũ tịnh nhục. Thịt đó đều do tôi dùng thần lực hóa sanh, nên không có mạng căn. Vì rằng về đất Bà La Môn, phần nhiều ẩm thấp, lại thêm nhiều đá, nên cây cỏ và rau không mọc được. Tôi dùng thần lực đại bi giúp, nhân đức từ bi lớn, giả nói là thịt. Ông được ăn các thứ đó". (d) 

"Thế sau khi Như Lai diệt rồi, các Thích Tử lại ăn thịt chúng sanh?" 

"Các ông nên biết : Người ăn thịt đó, dù được tâm khai ngộ giống như tam ma địa, cũng đều bị quả báo đại la sát. Sau khi chết, quyết bị chìm dắm biển khổ sinh tử, chẳng phải là đệ tử của Phật. Những người như vậy giết nhau, ăn nhau. Cái nợ ăn nhau vướng chưa xong, làm sao người ấy thoát ra khỏi Tam giới. Ông dạy người đời tu tam ma địa, phải đoạn nghiệp sát sinh. Ấy gọi là lời dạy rõ ràng....Tôi nói như vậy là Phật nói. Nói không như vậy là ma nói". (d) 

Trong Pháp Bảo Đàn Kinh, bản dịch của đức Minh Trực Thiền Sư, có lời dạy như sau: 

Người tu theo chánh đạo 

Muôn vật chớ tổn thương 

Lỗi mình hay xét thấy 

Mới hiệp đạo chơn thường 

Muôn loài tự có đạo 

Chớ giết hại loài nào 

Lìa đao mà tìm đạo 

chung thân đạo khó vào(e) 

Cũng theo kinh Pháp Bảo Đàn (Bản dịch của Luật sư Đinh Sĩ Trang), khi ngài Lục Tổ Huệ Năng đến huyện Tào Khê thì bị bọn ác tâm tìm kiếm để hãm hại. Ngài phải lánh sang vùng Tứ Hội để tî nạn và ở chung với một nhóm thợ săn trong vòng 15 năm. Trong thời gian này, ngài cũng lợi dụng lúc thuận tiện để thuyết pháp cho bọn chúng nghe. Tuy nhiên nhóm thợ săn đôi khi bắt ngài phải giữ miệng lưới. Mỗi khi có thú lọt vào bẫy thì ngài thả ra hết. Mỗi lần nấu thức ăn thì ngài bất đắc dĩ phải để chung rau vào thịt và sau đó chỉ vớt rau ra ăn mà thôi (f). 

Theo đạo Hòa Hảo, trong 10 Điều Tâm Huyết, Đức Phật Thày Tây An đã khuyên người đời ăn chay để giữ hạnh lành như sau : 

.....Điều thứ tư Pháp môn quy luật 

Hạnh trường chay cố sức trau giồi 

Thịt là xương máu tanh hôi 

Cỏ cây rau cải cũng rồi bữa ăn 

Ðức Từ Bi thường hằng thể hiện 

Không sát sanh lòng thiện ta còn 

Lạt chay tuy chẳng ngọt ngon 

Còn hơn thú vị cơm chan máu hồng.... (e) 

Trong đạo Cao Đài, cơ bút của Đức Diêu Trì Kim Mẫu đã viết trong bài Khuyến Nữ Hồi Tâm như sau: 

......Lắm phen rồi mẹ khuyên chay lạt 

Gốc gì đâu sanh sát cấm ngăn 

Cũng tình liên lạc đồng bằng 

Thú cầm vẫn thể linh căn Thượng Hoàng.... 

Tuy chẳng nói thân hình giống tạc 

Cũng biết ăn, biết khát, biết đau 

Phơi da lóc thịt làm sao 

Con ơi sao uống huyết đào đàn em..... (e) 



PHỤ CHÚ : 

Theo quyển The Higher Tastes do Giáo hội Hare Krishna Úc Châu ấn tống 
The New English Bible (Old Testament) do Oxford University Press và Cambridge University Press xuất bản năm 1970 
Lời Phật Dạy (Kinh Pháp Cú) do Luật sư Đinh Sĩ Trang dịch và ấn tống năm 1998 
Kinh Lăng Nghiêm do Giáo sư Tuệ Quang và Thượng Tọa Trí Độ dịch, Nhóm Phật tử New South Wales ấn tống năm 2535 Phật Lịch. 
Tài liệu do Cư sĩ Kỳ Vân cung cấp 
Kinh Pháp Bảo Đàn do Luật sư Đinh Sĩ Trang dịch và ấn tống năm 1999 

www.*******hoasen.org
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#11
Ăn chay có thể tránh mọi xung đột xã hội. 

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, sản xuất nông phẩm để làm lương thực cho loài người, chúng ta chỉ cần một diện tích đất đai tương đối nhỏ. Nhưng nếu muốn sản xuất nông phẩm để cung ứng cho kỹ nghệ chăn nuôi thì nhu cầu đồng cỏ và diện tích đất đai phải vô cùng rộng lớn. Vì lẽ ấy mà từ ngàn xưa đã xảy ra các cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia với nhau. Một cuộc nghiên cứu được đăng tải trong quyển The Plant Foods For Human Nutrition (Thức ăn cây cỏ cho sự dinh dưỡng của loài người) đã so sánh: "Trên cùng một diện tích đất một mẫu Anh, chúng ta trồng nông phẩm để làm lương thực thì nó sẽ cung cấp một tỷ số chất protein nhiều gấp 5 lần so với dùng đất ấy để chăn nuôi lấy thịt. Nếu trồng đậu chúng ta sẽ được chất protein gấp 10 lần và nếu trồng cải spinach thì lượng chất protein sẽ gấp 28 lần nhiều hơn". Qua lịch sử cổ đại của Hy Lạp, nhà triết học nổi danh Socrates đã từng khuyên bảo loài người nên ăn chay. Đó là một phương cách khôn ngoan mà con người đã tận dụng tài nguyên phong phú do nguồn thực phẩm nông nghiệp cung cấp. Ông nhấn mạnh thêm: "Nếu mọi người đều ăn thịt thì chúng ta phải cần rất nhiều diện tích đồng cỏ để chăn nuôi nên dễ sinh ra các cuộc chém giết lẫn nhau để tranh dành lãnh thổ". 

Thật là khôi hài khi nói đến việc ăn thịt có liên quan chặt chẽ tới những cuộc chiến tranh trong thời kỳ người Âu Châu mở mang đi xâm chiếm thuộc địa. Đó là những cuộc chiến tranh vì hương liệu gia vị. Thuở đó người Âu Châu chưa sản xuất các loại gia vị như tiêu, hành, tỏi, ngũ vị hương vân vân, cho nên các thương nhân nhập cảng các loại sản phẩm này thường rất giàu có. Các nhà lãnh đạo của một số nước Tây Phương vì lòng tham nên đã động binh xâm chiếm Ấn Độ và một số quốc gia phương Đông với ý đồ vừa cướp đoạt lãnh thổ, bắt dân nô lệ và vừa nắm trọn quyền kiểm soát thu mua các loại hương liệu gia vị đắt tiền. 

Trong kỷ nguyên này, nguồn lợi về sản xuất lương thực cũng còn là một ám ảnh dễ gây ra các cuộc bạo động và tranh chấp. Tháng 8 năm 1974, cơ quan Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ (CIA) đã cảnh giác rằng trong tương lai gần, có thể sẽ không đủ lương thực cho toàn thế giới vì sự gia tăng dân số càng ngày càng nhiều. Song sự kiện này có thể khắc phục được bằng cách tiết chế việc dùng nông phẩm để chăn nuôi gia súc, hầu gia tăng lương thực cho loài người. 

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, gạo, lúa mì, sữa và đậu là những nguồn cung cấp chất protein dồi dào cho nhân loại. Do đó ăn chay bao giờ cũng có nhiều chất dinh dưỡng nên rất tốt cho sức khỏe của con người. Chúng ta có thể so sánh: 100g thịt bò chứa 20g chất protein, 100g phó mát chứa 25g và 100g đậu nành chứa đến 34g chất protein. Mặc dầu thịt chứa ít chất protein hơn nhưng giá thị trường lại đắt hơn. 

Vì những sự bất lợi của việc ăn thịt đã gây ra biết bao phiền toái và thảm trạng cho loài người, nên đã đến lúc chúng ta nên ăn chay để giữ gìn cho quả địa cầu này khỏi bị nhiều xáo trộn.

CHAY VÀ SỨC KHỎE 
Tác giả : Trần Anh Kiệt 
Kỹ thuật và trình bày : Trần Xuân Thưởng - Ảnh bìa : Ngọc Tưởng
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#12
Loài Vật Cũng Có Tình Mẫu Tử 

Ngoài ra tại Úc Châu, vào năm 1998, theo tin tức báo chí và đài truyền hình ở Sydney loan tải, một dã nhân cái tại sở thú Taronga đã bỏ ăn bỏ uống và vô cùng buồn thảm trong nhiều ngày liên tiếp trước cái chết của dã nhân con. 

Frala là tên của dã nhân cái được các nhân viên sở thú đặt cho. Nó thuộc gống dã nhân ở vùng đồng bằng và được đưa từ một sở thú khác ở Hòa Lan về sở thú Taronga tại Sydney để tiếp tục nuôi dưỡng. Khi thấy con dã nhân cái 17 tuổi này có thai, các nhân viên trách nhiệm ai nấy cũng đều vui mừng vì biết rằng nó đã thích ứng với cách thức nuôi dưỡng của họ. 

Frala sinh ra một dã nhân con bé bỏng. Đây là đứa con thứ ba của Frala và là đứa con thứ bảy của dã nhân đực Kibau do nhân viên sở thú Taronga cho lai giống trong điều kiện tự nhiên ở Úc. Khi dã nhân con này được 3 tuần tuổi, thì nó chết một cách đột ngột vào cuối tháng 3 năm 1998 khiến cả bầy dã nhân nói chung và Frala nói riêng đau khổ vô cùng. Người ta chưa từng thấy loài khỉ hay dã nhân khóc bao giờ. Nhưng cử chỉ đau buồn của một người mẹ mất con đã biểu lộ một cách rõ rệt ở Frala bằng cách ôm chặt xác chết của đứa con vào lòng trong suốt 3 ngày liền và bỏ ăn bỏ uống. Sự kiện này đã làm cho nhân viên sở thú nào trông thấy cũng đều mũi lòng. Vì tôn trọng tình mẫu tử và để chia xẻ sự mất mát một đồng loại của bầy dã nhân, các nhân viên sở thú bèn che kín chuồng lại để chúng được tự do thích ứng với hoàn cảnh đau buồn. Ba ngày sau, khi họ đến mở cửa chuồng, Frala nguôi ngoai được đôi chút. Nhưng nó không ra ngoài cùng đàn mà lặng lẽ chui vào chuồng nằm ngủ. Các nhân viên trách nhiệm cũng đặc biệt quan tâm đến dã nhân đực Kibau để tránh gây thêm đau buồn cho nó. 

Suốt mấy ngày liền, nhân viên sở thú cũng cảm thấy xót xa vì đã mất đi một con vật thân thương do chính bàn tay họ đã nhiều ngày săn sóc. Nhiều cú điện thoại và nhiều thư chia buồn cũng đã được gởi đến từ những người thương yêu súc vật để chia xẻ sự mất mát này với Ban Giám Đốc và nhân viên của sở thú Taronga. 

Qua những sự kiện trình bày trên đây, chúng ta thấy loài vật cũng có tình cảm, trí thông minh, lòng nhân ái và saün sàng xả thân để cứu nguy tánh mạng của những chủng loại khác. Chính vì thế mà Đức Phật đã dạy chúng ta phải ăn chay để trì giới sát hầu tôn quý sinh mạng của tất cả mọi chúng sinh. Vì thế chúng ta nên thương yêu loài vật vì chúng cũng được Tạo Hóa sinh ra và có quyền bình đẳng để hiện diện trên quả địa cầu này. Cũng cùng một lý tưởng cao đẹp đó, các hội Bảo vệ Môi sinh Thiên nhiên và Thương yêu loài vật khắp nơi trên thế giới cổ động mọi người ăn chay, có nơi còn chống báng cả việc sử dụng lông thú vật để may áo nữa.

ĂN CHAY VÀ SỨC KHỎE 
Tác giả : Trần Anh Kiệt 

www.*******hoasen.org
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#13
Chim Hoàng Oanh Cứu Chủ 

Vào năm 1950, một cụ bà hiền lành cư ngụ tại thị trấn Hemingtage được nhiều bạn láng giềng cảm mến và gọi cụ một cách thân mật là cụ Tess. Cụ sống cô đơn trong một căn nhà cũ kỹ nên nuôi một con mèo và một con chim hoàng oanh để làm bạn hầu vơi bớt nỗi quạnh quẽ. Người ta không biết cụ có con cái gì không ngoại trừ người cháu gái ở cách nhà cụ vài trăm mét thường hay tới lui thăm viếng. 

Một đêm nọ, vợ chồng người cháu gái bị đánh thức bởi tiếng vỗ cửa ở bên ngoài. Người chồng lười biếng bảo: "Gió phe phẩy cành lá các cây kiểng ngoài sân đó mà", rồi kéo chăn trùm lên tiếp tục ngủ nữa. Tuy nhiên tiếng vỗ cửa càng ngày càng dồn dập và khẩn cấp hơn. Người cháu gái bèn xuống giường và đến vén màn cửa sổ để xem việc gì động tịnh ở bên ngoài. Cô rất lấy làm ngạc nhiên khi trông thấy con chim hoàng oanh của bà cô mình đang xòe đôi cánh đập mạnh vào kính cửa sổ. Cô giục chồng: "Chắc có việc gì xảy ra ở nhà cô của mình nên con chim hoàng oanh mới bay đến vỗ cửa nhà mình một cách khẩn cấp như thế". Người chồng bèn tung chăn xuống giường và vội vàng đưa vợ đến nhà người cô trong khi con chim hoàng oanh đã sải cánh rớt độp xuống khung cửa sổ mà chết vì quá kiệt sức. Đến nơi, hai vợ chồng người cháu mới phát giác cô mình đã té, nằm bất tỉnh trên sàn nhà với mình mẫy bê bết máu. Nếu không nhờ sáng kiến của con chim hoàng oanh bay đi cấp báo thì vợ chồng người cháu gái đâu có đến kịp thời để cấp cứu, thì biết đâu cụ Tess đã chết từ lúc nào rồi. 

ĂN CHAY VÀ SỨC KHỎE 
Tác giả : Trần Anh Kiệt 

www.*******hoasen.org
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#14
Làm thế nào để khỏi già ? 
Tác giả: Lê Tấn Tài

Khi nào các bộ phận trong cơ thể của con người bắt đầu thoái hóa? Già là một điều không ai tránh khỏi. Hiện nay các viện nghiên cứu y khoa đã cho biết một cách chính xác các bộ phận trong cơ thể của con người bắt đầu thoái hóa từ lúc nào. 

Các bác sĩ người Pháp đã tìm thấy chất lượng tinh trùng bắt đầu suy thoái từ tuổi 35, bởi thế khi người đàn ông 45 tuổi thì một phần ba số lần mang thai sẽ dẫn đến sảy thai. Angela Epstein đã viết trong DailyMail, tuổi của các bộ phận trong cơ thể bắt đầu suy thoái như sau : 

1./ Não bắt đầu suy thoái lúc 20 tuổi. Khi chúng ta trưởng thành, các tế bào não bị giảm dần. Và não cũng teo nhỏ lại . Khởi đầu con người có 100 tỉ tế bào não, nhưng đến tuổi 20 con số nầy giảm dần, và đến tuổi 40 con người mất mỗi ngày 10.000 tế bào ảnh hưởng rất nhiều đến trí nhớ và có tác dụng rất lớn đến tâm sinh lý người già. 

2./ Ruột bắt đầu suy giảm từ tuổi 55. Ruột tốt có sự cân bằng giữa các vi khuẩn có ích và có hại. Vi khuẩn có ích sẽ giảm đi đáng kể sau tuổi 55, đặc biệt ở phần ruột già. Sau 55 tuổi bộ tiêu hóa bắt đầu xấu đi và sẽ gây hại cho các bệnh đường ruột. Táo bón là một bệnh thông thường của tuổi già, cũng như dịch vị từ bao tử, gan, tuyến tuỵ, ruột non bị suy giảm . 

4./ Bọng đái bắt đầu suy thoái từ tuổI 65. Người già thường mất kiểm soát bọng đái. Nó bắt đầu co lại đột ngột, ngay cả khi không đầy. Ph�» ¥ nữ dễ gặp trục trặc này hơn khi chấm dứt kinh nguyệt. Khả năng chứa nước tiểu của bọng đái một người già chỉ bằng nửa so với người trẻ tuổi, khoảng 2 cốc ở tuổi 30 và 1 cốc ở tuổi 70. Ðiều này khiến người già phải đi tiểu nhiều hơn, và dễ nhiễm trùng đường tiểu. 

5./ Vú bắt đầu thoái hóa từ năm 35 tuổi. Khi người đàn bà đến 30 tuổi thì vú mất dần các mô và mở, sự đầy đặn và kích cở của bộ vú bị suy giảm. Khi 40 tuổi núm vú bị teo lại và vú thòng xuống. 

6./ Phổi lão hóa từ tuổi 20. Sụn sườn vôi hóa, lồng ngực biến dạng, khớp cứng ảnh hưởng tới thở, nhu mô phổi giảm đàn hồi, giãm phế nang. Dung tích của phổi bắt đầu giảm dần từ tuổi 20. Ðến tuổi 40 có nhiều người đã bắt đầu khó thở vì các cơ bắp và xưÆ ¡ng sườn buồng phổi bắt đầu xơ cứng . 

7./ Giọng nói bắt đầu yếu và khàn kể từ tuổi 65. Phụ nữ có giọng khàn và nhỏ trong khi đàn ông giọng cao và nhẹ. 

8./ Mắt lão hóa từ năm 40 và phần lớn phải mang kiếng, không còn nhìn rõ một vật ở xa. Khả năng tập trung của mắt kém hơn do cơ mắt yếu hơn. 

9./ Tim lão hóa từ tuổi 40. Khối lượng cơ tim giảm. Tuần hoàn nuôi cơ tim cũng giảm, suy tim tiềm tàng, huyết áp tăng dần. Sức bơm của tim giảm dần vì các mạch máu giảm sự đàn hồi. Các động mạch cứng dần và bị mở đóng vào các thành mạch. Máu cung cấp cho tim cũng bị giảm bớt. Ðàn ông 45 tuổi và đàn bà 55 dễ bị đau tim. 

10./ Gan lão hóa từ năm 70. Chức năng chuyển hóa và giải độc giảm. Tuy nhiên gan là một bộ phận gần như không chịu kh uất phục tuổi tác. Người ta có thể ghép gan của một ông già 70 tuổi cho một người 20 tuổi. 

11./ Thận lão hóa năm 50. Số đơn vị lọc chất thải khỏi máu bắt đầu giảm xuống ở tuổi trung niên. 

12./ Tuyến tiền liệt lão hóa vào năm 50. Hệ thống sinh dục nam gồm có: tinh hoàn và bộ phận sinh dục phụ như đường dẫn tinh, tuyến tiền liệt, tuyến hành niệu đạo, túi tinh và dương vật. Tuyến tiền liệt thường lớn dần theo tuổi tác. Khi tuyến tiền liệt tăng kích thước sẽ ép vào niệu đạo và bàng quang, gây khó khăn cho tiểu tiện. Nó gây nên triệu chứng tiểu ngập ngừng, tiểu nhiều lần, tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu và tiểu khó. 

13./ Xương lão hóa hóa vào tuổi 35. Cho đến giữa những năm 20 tuổi, mật độ xương vẫn còn tăng. Trẻ em xương lớn rất nhanh, cứ mỗi 2 năm lại thay đổi toàn bộ xương củ nhưng đến tuổi 35 thì xương đã lão, hiện tượng mất xương bắt đầu như một quá trình già cả tự nhiên. 

14./ Răng suy từ tuổi 40. Răng bị hao mòn. Dễ bị bệnh nha chu. Niêm mạc bị teo dần. 

15./ Bắp thịt lão hóa từ năm 30. Thông thường bắp thịt khi bị lão hoá thì được tái tạo ngay, nhưng đến tuổi 30 thì tái tạo ít hơn là lão hóa. Ðến tuổi 40, mỗi năm bắp thịt bị sút giảm từ 0.5 đến 2 % . Vì thế người già khó giữ thăng bằng, trở thành chậm chạp, dễ bị ngã và gẫy xương. 

16./ Nghe [thính giác] giảm đi kể từ giữa năm 50. Rất nhiều người bị lãng tai kể từ năm 60. 

17./ Da suy giảm kể từ năm 20. Chúng ta đã giảm dần việc sản xuất chất keo dính của da từ giữa tuổi 20. Việc t hay thế các tế bào chết cũng chậm dần. 

18./ Vị giác và khứu giác giảm từ năm 60. Thông thường chúng ta có thể nếm được 100.000 vị trên lưởi. Các vị này chúng ta chỉ nếm được phân nửa khi già và đến tuổi 60 thì không còn ngửi và nếm một cách chính xác được nữa. 

19./ Sinh sản mất khả năng từ năm 35. Khả năng sinh nở của phụ nữ bắt đầu giảm sau tuổi 35, vì số lượng và chất lượng trứng trong tử cung giảm xuống. 

20./ Tóc lão hóa từ tuổi 30. Thông thường cứ 3 năm thì tóc cũ sẽ được thay thế toàn bộ tóc mới. Và đến năm 35 tuổi thì tóc không còn đen nhánh nữa mà ngã màu đen xám và rụng dần đi. 

Làm thế nào để làm chậm sự lão hóa ? 

Già không phải là một bệnh nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát triển; cần chú ý một số đặc điểm sau: 

- Người già thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc, có bệnh dễ phát hiện, nhưng cũng có bệnh rất kín đáo, tiềm tàng, nguy hiểm. 

- Triệu chứng ít khi điển hình, không ồ ạt, không rõ rệt, nên khó chẩn đoán, dễ sai lạc nếu ít kinh nghiệm. 

- Khả năng phục hồi sức khỏe sau các trận ốm thường chậm hơn so với người trẻ, nên sau điều trị phải có thời gian an dưỡng. 

Một số biện pháp làm giảm tốc độ lão hóa: 

Học thuyết âm dương của y học cổ truyền chứng minh con người là một chỉnh thể giữa âm dươn g, giữa khí và huyết. Luôn luôn thăng bằng với nhau từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong theo một quy luật nhất định, để duy trì sự sống của con người được bền vững dài lâu. 

Vì thế muốn giảm tốc độ lão hóa cần phải: 

Về tư tưởng luôn luôn lạc quan yêu đời, chủ động gạt bỏ những cái làm ảnh hưởng đến bộ não, hạn chế tối đa nỗi cô đơn, giải quyết tốt nhất mối quan hệ xã hội và gia đình, có triết lý sống đúng; phải chú ý cả 3 vấn đề: lẽ sống, lối sống và hành động sao cho khoa học văn minh để loại trừ 7 nguyên nhân gây bệnh của Ðông y là : hỷ, nộ, ưu, tư, bi, kinh, khủng. 

Muốn được thảnh thơi phải có kiến thức, phải có hiểu biết để nhìn nhận vấn đề sao cho đúng đắn qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình để làm chủ được mình và giáo dục cho gia đình, con cháu giảm các nỗi bực dọc và tự chăm lo cho mình. 

Thường xuyên luyện tập đều đặn về trí tuệ và thể lực như đọc sách báo, nghe đài, xem TV, internet… đồng thời tập thể dục thể thao, đi bộ, tập thở, tĩnh tâm thư giãn, v.v… phù hợp với hoàn cảnh và sức khỏe từng người. 

Sinh hoạt điều độ, không làm gì quá sức bình thường, giữ gìn trạng thái cân bằng giữa ngủ và nghỉ, giữa ăn và làm, giữa trí óc và chân tay, giữa trong nhà và ngoài trời, giữa lười và chăm, v.v… cũng rất quan trọng. 

Ăn uống đúng và đủ theo khả năng của mình, không nên nghiện bất cứ thứ gì, hạn chế thịt nhất là mỡ, ăn nhiều rau quả tươi, giảm chất bột, giảm bánh kẹo, bảo đảm cân bằng thức ăn âm và dương, giữ người không béo và cũng không gầy. Nên nhớ con người là giống ăn ngũ cốc, nên thức ăn cho người phải 80% là ngũ cốc còn 20% là rau quả và các thứ khác, không nên ăn quá no, người già rất cần đạm ở đậu tương, vừng lạc, tôm cua, ốc hến… 

Cần có môi trường sống tự nhiên tốt, phần lớn các cụ sống 100 tuổi trở lên đều ở vùng núi, ở nông thôn còn ở thành phố thì rất ít và gốc cũng không phải thành thị. Hiện nay môi trường sống đang bị tàn phá nghiêm trọng đó là tự hủy hoại mình (chặt cây, phá rừng, chất thải, phân hóa học, thuốc trừ sâu….) đã làm mất đi cảnh thanh bình của thiên nhiên, là điều cũng nên hết sức tránh. 

Kiên trì áp dụng 10 bài học về sức khỏe của Nhật Bản, đất nước đ ược mệnh danh là ‘vương quốc của tuổi thọ’ vì có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay. 10 bài học đó là: 

- Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau 
- Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua 
- Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả 
- Bớt ăn chất bột, ăn nhiều sữa 
- Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần 
- Bớt đi xe, năng đi bộ 
- Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn 
- Bớt nóng giận, cười nhiều hơn 
- Bớt nói, làm nhiều hơn 
- Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn. 

Những bài học trên có tác dụng rất lớn đối với những người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, ung thư dạ dày, viêm gan… 

Tóm lại: Biết cách sống, ta có thể làm chậm đ ược quá trình lão hóa, kéo dài được tuổi thọ, có thể điều chỉnh được chiếc đồng hồ sinh học trong con người chúng ta chạy chậm lại, ta cũng có thể giữ bộ máy cực kỳ tinh vi của ta được bền vững lâu dài hơn. 

http://www.quangduc.com/AnChay/67lamsaodechamlaohoa.html
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#15
Bốn lý do nên tích cực ăn chay

Ăn chay đủ chất, khoa học đã trở thành một phong trào sống khỏe, an vui và đang được khuyến khích mạnh mẽ tại khắp nơi trên thế giới.

Bạn có biết nhà khoa học vĩ đại Albert Einsten, ông hoàng nhạc pop huyền thoại Michael Jachson, vị cựu tổng thống danh tiếng của Hoa Kỳ, Bill Clinton, cựu CEO của hãng hoạt hình trứ danh Walt Disney, Michael Eisner và nhiều bậc hiền triết kiệt xuất khác đều là những người trường chay. Tại sao vậy?


[Image: albert-einstein-by-zuzahin-d5p-1652-7595-1406777207.jpg]
Albert Einstein: “Không gì có lợi cho sức khỏe và tăng tuổi thọ con người trên trái đất này bằng việc trường chay”


Rõ ràng, với sự đa dạng của các loài động vật, con người đang được hưởng thụ rất nhiều vị ngon và hấp dẫn của các món ăn từ thịt. Thế nhưng, hiện nay đang có nhiều người từ bỏ những lạc vị đó để chọn cách ăn uống thanh tịnh và không động vật. Thế ăn chay có những lợi ích gì?

Thứ nhất, ăn chay là phù hợp theo cấu tạo cơ thể

Trước hết, răng của loài người được cấu tạo một cách đặc biệt giống như răng của các loài động vật ăn thảo mộc, được tạo hóa sáng chế một cách khéo léo để nghiền và nhai nát thức ăn.

Cấu tạo răng hàm và xương quai hàm giúp nhai theo cử động chiều ngang và qua lại. Ngược lại, loài động vật ăn thịt có răng nanh rất bén nhưng không có răng hàm và xương quai hàm. Do đó khi ăn thịt, chúng chỉ xé và nuốt trọn luôn chứ không hề nhai.

Hơn nữa, bàn tay của loài người không có móng vuốt sắc bén nên chỉ dùng để nhặt rau và hái quả, trong khi loài động vật ăn thịt có móng vuốt rất bén và rất mạnh để vồ mồi và xé thịt.

Ngoài ra, trong bộ phận tiêu hóa của loài động vật ăn rau quả và loài người so với loài động vật ăn thịt có điểm khác biệt là đường ruột. Tạo hóa đã ban đặc ân cho động vật ăn thịt có đường tiêu hóa chỉ dài gấp khoảng ba lần chiều dài cơ thể, trong khi đó đường tiêu hóa của loài người và loài động vật ăn rau quả thì dài gấp khoảng 10 lần.

Vì thế, chất cặn bã ở trong ruột của loài thú ăn thịt sẽ được bài tiết ra ngoài nhanh chóng hơn. Trong khi đó, chúng sẽ ở lại trong ruột của loài người và loài động vật ăn thảo mộc lâu hơn. Chính vì thế mà có cơ hội sinh ra độc tố nhiều hơn trong quá trình tiêu hóa ở những người ăn thịt.



Thứ hai, ăn chay để có sức khỏe và tăng tuổi thọ

Một số thành kiến cho rằng thức ăn chay sẽ không thể nào bù đắp vào chỗ thiếu hụt chất protein cần thiết trong cơ thể của con người. Một số người khác thì cho rằng chất protein thực vật không có tính cách tương đồng để thay thế chất protein động vật. Vậy thì loài trâu, bò, ngựa, voi… đâu có ăn thịt mà vẫn có đầy đủ chất protein và luôn khỏe mạnh bình thường, thậm chí cơ thể còn to lớn hơn các động vật khác

Thực ra chất protein gồm có 22 amino acids, trong số đó chỉ có 8 loại là cần thiết cho nhu cầu của cơ thể con người và đều đã hàm chứa đầy đủ trong các loại ngũ cốc và rau đậu. Đôi khi số lượng còn nhiều hơn các thực phẩm bằng thịt đã chế biến nữa.

Chúng ta có thể so sánh 100g thịt bò chứa 20g chất protein, 100g phó mát chứa 25g và 100g đậu nành chứa đến 34g chất protein...

Một cuộc nghiên cứu của tiến sĩ Fred Stare -Viện Đại học Harvard và tiến sĩ Marvyn Hardinge – Đại học Loma Linda bằng cách so sánh giữa hai nhóm người ăn chay và ăn thịt. Kết quả cho thấy rằng, nếu được ăn uống đầy đủ thì chất lượng Amino acids trong cơ thể của họ đều gấp đôi nhu cầu cần thiết.

Ông T.Colin Campbell, nhà sinh hóa học, hiện là giám đốc cơ quan nghiên cứu của Cornell - China - Oxford đã tiết lộ rằng: “Ăn ít chất béo theo như sự hướng dẫn của Cơ quan sức khỏe và dinh dưỡng Hoa Kỳ cũng chưa chắc có thể phòng ngừa được các bệnh nan y. Điều cần yếu là chúng ta phải ăn chay với những thức ăn thanh đạm nhưng không kém phần bổ dưỡng”.



[Image: anchay-5306-1406777207.jpg]
Ăn chay tốt cho sức khỏe.



Thứ ba, ăn chay giúp tâm tính hiền hòa, an vui

Rõ ràng, ngựa, voi, trâu bò và các động vật ăn rau quả khác đều hiền hòa và gần gũi hơn so với cọp, gấu, sói… Thậm chí, loài chó nhà được nhiều người yêu mến đôi khi cũng cắn lại chủ nó.

Quá trình sát sinh hoặc săn bắt cũng khiến con người và loài ăn thịt trở nên tàn bạo, hung tợn hơn. Thịt và máu động vật cũng chứa nhiều chất kích thích hơn thảo mộc nên làm loài người và thú ăn thịt dễ bị kích động.

Ngược lại, người ăn chay với thức ăn chính là rau quả, ngũ cốc và trái cây thường có tâm tính hiền hòa hơn. Việc tiêu thụ các thực phẩm từ thiên nhiên cũng khiến người trường chay có cảm giác thanh bình, an nhiên.

Hơn nữa, các loài động vật cũng như con người, đều biết đau, biết sợ cái chết. Chúng cảm giác được giây phút sắp bị tàn sát nên có con la hét thất thanh, con thì khăng khăng không chịu bước đi, con thì bất lực mà rơi nước mắt.

Chúng ta đều cảm giác đau khi đứt tay, chảy máu, thế thì nỗi đau sẽ cùng cực như thế nào nếu bị cắt cổ, thọc tiết… Do đó, việc ăn chay giúp con người thể hiện tình thương yêu muôn loài, gia tăng lòng bát át và vị tha. Từ đó tâm được yên vui và thoải mái.

Cựu tay đấm của Mỹ, Mike Tyson, một trong những nhân vật thể thao nổi tiếng nhất mọi thời đại vừa tiết lộ trong một chương trình truyền hình rằng nhờ chế độ ăn chay trường mà anh giảm được “cái điên” trong tính khí và trở thành người sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội hơn.


Thứ tư, ăn chay để thế giới tốt đẹp hơn

Trong giai đoạn 2011- 2013 ước tính số người bị đói trên thế giới là 842 triệu người. Thật ra có phải thế giới đang thiếu lương thực nên mới có tình trạng đó?

Tiến sĩ Aarol Altshul, trong quyển Protein: Their Chemistry and Politics (Protein: Hóa học và Chính trị) đã viết: “Nếu chúng ta sử dụng diện tích đất một mẫu Anh (4046m2) để trồng hoa màu cung cấp lương thực cho người ăn chay, ta sẽ được một sản lượng gấp 20 lần nếu dùng đất ấy để chăn nuôi súc vật lấy thịt.

Hiện nay tại Hoa Kỳ, phân nửa diện tích đất để trồng trọt được dùng để sản xuất thực phẩm gia súc. Tôi nghĩ rằng nếu toàn thể đất đai canh tác trên quả địa cầu này đều được dùng để sản xuất nông phẩm cho loài người thì chúng ta sẽ có khả năng cung ứng đầy đủ lương thực cho 20 tỷ dân số trên thế giới một cách dễ dàng”.

Ngày nay, ăn chay không còn là thói quen ăn uống đạm bạc của những bậc tu hành nữa. Ăn chay đủ chất, khoa học đã trở thành một phong trào sống khỏe, an vui và đang được khuyến khích mạnh mẽ tại khắp nơi trên thế giới.

 
Ths. Trần Lương Thuận
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply