Màng gạo lứt có thực sự tốt như bạn nghĩ
#1
Một số năm trở lại đây, tác dụng của gạo lứt đã được các chuyên gia dinh dưỡng công nhận và ngày càng nhiều người có nhu cầu sử dụng gạo lứt, thậm chí là ăn gạo lứt thay gạo trắng. Tinh chất gạo lứt là phần tinh túy nhất của gạo lứt, đem lại hiệu quả dinh dưỡng cao hơn ăn gạo lứt thông thường rất nhiều. Vậy tác dụng của tinh chất gạo lứt là gì? Những bệnh nào thì nên sử dụng tinh chất gạo lứt? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết tại bài viết này.

1. Gạo lứt là gì? Tác dụng của gạo lứt 
Gạo lứt (hay còn gọi là gạo lức, gạo rằn, gạo lật) là loại gạo thông thường nhưng được xay sơ, chỉ bỏ lớp vỏ trấu và giữ nguyên lớp vỏ cám (nên gạo lứt có màu nâu). Lớp màng cám và mầm gạo chỉ chiếm 7% trọng lượng nhưng lại chứa đến 65% giá trị dinh dưỡng của cả hạt gạo. Vì vậy gạo lứt có hàm lượng các sinh tố và nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể (như vitamin B1, B2, B3, B6, vitamin E, axit béo, canxi, kẽm, magie, sắt, photpho, chất xơ...) cao hơn rất nhiều so với gạo thường. 
[Image: tinh-gao-lut-va-nhung-tac-dung-tuyet-voi_grande.png]
10 tác dụng của gạo lứt đáng chú ý nhất:

  • - Lớp cùi của gạo lứt có trên 120 chất chống oxi hóa giúp bảo vệ những tế bào cơ thể khỏi sự xâm hại của các gốc tự do.

  • - Gạo lứt điều chỉnh hàm lượng glucose trong máu ở những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường.

  • - Làm giảm hàm lượng cholesterol, phòng ngừa bệnh tim mạch cũng như một số nguy cơ đột quỵ.

  • - Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, phòng chống các bệnh thoái hóa và ngăn chặn hiện tượng lão suy sớm.

  • - Giảm nguy cơ một số bệnh ung thư như ung thu vú, ung thư gan, ung thư ruột kết, ung thư đường ruột…

  • - Cải thiện hệ tiêu hóa, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn và tránh các hiện tượng tiêu chảy, táo bón…

  • - Giúp cơ thể không hay kích động bởi cảm giác đói, hỗ trợ giảm cân ở người béo phì.

  • - Cải thiện chức năng gan.

  • - Giảm sỏi thận; xây dựng bộ xương của cơ thể chắc khỏe, giảm nguy cơ loãng xương.

  • - Giải độc cho cơ thể trong trường hợp bị các chất độc hại xâm nhập thông qua không khí, thực phẩm, da…
Cũng chính vì những tác dụng tuyệt vời trên mà giá gạo lứt luôn cao hơn rất nhiều giá gạo thông thường.

2. Màng tinh chất gạo lứt là gì? 
Phần mang lại lợi ích nhất của gạo lứt là màng tinh chất gạo lứt, bao gồm cám và phôi của gạo lứt. Màng tinh chất gạo lứt là phần tinh của màng gạo lứt, hay nói cách khác cũng chính là phần tinh túy nhất của gạo lứt – tinh chất gạo lứt. Nếu như màng tinh chất gạo bình thường đã tốt thì màng tinh chất gạo lứt còn có giá trị hơn rất nhiều vì hàm lượng dinh dưỡng của gạo lứt cao hơn nhiều so với gạo trắng.
Tuy màng tinh chất gạo lứt chỉ là một lớp màng nhỏ chiếm 7% trên tổng khối lượng cả hạt gạo nhưng nó lại mang giá trị dinh dưỡng rất cao. Có không ít công trình nghiên cứu đã được tiến hành chỉ để tìm ra cách bảo quản màng tinh gạo này. Trong thực tế, bảo quản và sử dụng màng tinh chất gạo lứt rất khó, vì khi xay xát gạo thì chỉ trong vòng 1 đến vài tiếng là phần màng tinh gạo này sẽ bị phân hủy thành các chất mà con người không dùng được, chỉ có thể cho gia súc ăn (mà người ta hay gọi đó là cám). Nếu như ngăn chặn được quá trình phân hủy thì cũng đồng nghĩa với việc những chất có giá trị nhất đối với cơ thể biến mất. 
[Image: tinh-gao-lut-co-kha-nang-chua-benh_grande.png]
Vì tinh chất gạo lứt chứa đến 65% giá trị dinh dưỡng mà gạo lứt đem lại, nên chúng ta chỉ cần sử dụng 25–75g tinh chất gạo lứt mỗi ngày sẽ giúp giảm rủi ro của các bệnh mãn tính từ 25-45% và giảm tỉ lệ tử vong từ 20-50%. Chỉ cần thói quen nho nhỏ như vậy đã giúp phòng tránh được rất nhiều loại bệnh nguy hiểm mà ngay cả y học hiện đại cũng gặp khó khăn trong việc chữa trị.
Nhưng một điều đáng lưu ý là việc sử dụng tinh chất gạo lứt nguyên chất rất khó và việc sản xuất, bảo quản tinh gạo lứt cũng là một vấn đề nan giải. Chính vì như vậy, ông Bùi Huy Thanh - Nhà khoa học, Nghiên cứu viên cao cấp của Nhà nước đã bỏ ra nhiều năm nghiên cứu giải pháp bảo toàn được 65% giá trị dinh dưỡng của màng tinh chất gạo lứt. Ông cũng đã tìm hiểu cách chế biến giúp sản phẩm dễ sử dụng và hấp thụ hơn cho người tiêu dùng. Có thể nói đây là một trong những công nghệ đáng tự hào nhất ở Việt Nam. Các sản phẩm tinh chất gạo lứt Bellrings D2 và Tinh bột gạo lứt dinh dưỡng F1 đã được Bộ Y Tế cấp giấy chứng nhận về tiêu chuẩn chất lượng và cho phép tiêu thụ trên phạm vi toàn quốc. Bộ Y Tế cũng đã công nhận các tính năng và cơ chế phòng chống bệnh hiệu quả của những sản phẩm chế biến từ tinh chất gạo lứt. 
Xem thêm: 

  • Ăn gạo lứt đúng cách không khó >>: https ://bit.ly/2LkOoZ5

  • Bệnh gout cách phòng bệnh với gạo lứt >>: https://bit.ly/2JN7zoK

  • Những bệnh nên sử dụng tinh gạo lứt >>: https://bit.ly/2NEzJo3

  • Bệnh tiểu đường nên sử dụng gạo lứt >>: https://bit.ly/2uZZTdo

  • Những lưu ý khi ăn gạo lứt tránh nhiễm độc tố >>: https ://bit.ly/2zyYW1a
3. Những bệnh nên sử dụng tinh chất gạo lứt
3.1. Bệnh ung thư 
Gamma Oryzanol, IP6, tocotrienol và rất nhiều chất chống Oxy hóa chứa trong tinh chất gạo lứt có tác dụng chống hình thành các chất gây ung thư. Rất nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học trong tinh chất gạo lứt như: Ferulic acid, phytic acid, coumaric acid, pectin, tricin… cũng đã được chứng minh có thể ức chế sự phát triển của các khối u hay sự phá hủy gen. Đặc biệt, β Sitosterol có lợi ích chống ung thư trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư vú hiệu quả, và IP6 là đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ức chế tế bào ung thư gan phát triển. 
[Image: tinh-gao-lut-chua-ung-thu_grande.png]
3.2. Bệnh tiêu hóa 
Trong tinh chất gạo lứt chứa đến 25% chất xơ ăn được, các hydratcacbon, kháng tinh bột không tiêu hóa được nhưng lại có thể lên men tại ruột thành các acid béo ngắn mạch, tạo nguồn năng lượng cho các lợi khuẩn phát triển, hạn chế vi khuẩn gây ỉa chảy, khó tiêu, từ đó ngăn chặn các bệnh mãn tính về đường ruột, tăng cường miễn dịch cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt Butyrat là chất đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống ung thư ruột, ruột kết và một số loại ung thư đường tiêu hóa khác.
Các chất xơ không tan trong tinh chất gạo lứt cũng giúp chữa bệnh táo bón, giảm ảnh hưởng xấu đến mô ruột, vì dễ thải phân ra ngoài nên ngăn chặn được các chất gây ung thư hấp thụ lại vào cơ thể. 
[Image: tinh-gao-lut-ho-tro-tieu-hoa_grande.png]
3.3. Bệnh tim mạch 
Hàm lượng cholesterol xấu (LDL) và mỡ máu cao là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra các bệnh về tim mạch. Tinh chất gạo lứt có tác dụng làm giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt (HDL) nhờ một số cơ chế sau:

  • – Các hoạt chất sinh học tự nhiên có trong tinh chất gạo lứt như: IP6, CoQ10, cryzanol có tác dụng làm giảm choletsterol, chống đông tụ tiểu cầu, giảm cục máu đông. Từ đó giúp giảm nguy cơ đột quỵ, tai biến mạch máu não, giảm mỡ máu và xơ vữa động mạch. CoQ10 còn giúp điều hòa nhịp tim, tăng năng lượng cơ tim.

  • – Vitamin E trong tinh chất gạo lứt ức chế hoạt động của enzim reductase (liên quan đến việc tổng hợp cholesterol xấu LDL), làm giảm cholesterol LDL trong máu.

  • – Ngoài ra, các hoạt chất tự nhiên như: chất xơ, oryzanol, polyphenol, tocopherol, phytosterol, inostol hexsphosphat, omega 3, omega 6 có trong tinh chất gạo lứt có thể ức chế Angiotensin II - enzim gây co thắt động mạch, tăng huyết áp, gây xơ vữa động mạch.
[Image: tinh-gao-luc-tot-cho-tim-mach_grande.png]
3.4. Bệnh tiểu đường 
Ngoài chất xơ không hòa tan thì tinh chất gạo lứt còn chứa khoảng 5% chất xơ hòa tan, giúp làm tăng độ nhớt của dịch thức ăn tại ruột non, từ đó làm chậm việc phân giải hydratcarbon thành đường và hấp thụ đường vào máu, giảm nồng độ đường trong máu. Sử dụng gạo lứt hay tinh chất gạo lứt thường xuyên giúp lượng đường trong máu sau khi ăn không tăng quá cao, tuyến tụy không phải tiết nhiều Insulin nên không bị quá tải, giúp hạn chế rủi ro tiểu đường, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Ngoài ra tinh chất gạo lứt rất giàu vitamin nhóm B – đóng vai trò quan trọng trong việc điều hóa đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Magie và vitamin E cũng giúp chuyển hóa Insulin cải thiện tốt. Bệnh nhân tiểu đường dùng tối thiểu 20g tinh chất gạo lứt mỗi ngày trong 8 tuần liên tiếp thì đường huyết có thể giảm khoảng từ 10-33. 
[Image: mang-tinh-gao-luc-thuc-pham-tot-cho-benh...grande.png]
3.5. Một số loại bệnh khác 
Tinh chất gạo lứt chứa hàm lượng kẽm tự nhiên khá cao (vào khoảng 5,5µg/g). Mà kẽm là một chất khoáng vi lượng quan trọng liên quan đến nguyên nhân của khá nhiều bệnh.

  • - Kẽm cùng vitamin B6 giúp chất dẫn truyền thần kinh trong bộ não hoạt động tốt hơn. Do đó nếu muốn cải thiện sức khỏe của não bộ, hãy cung cấp đủ kẽm cho cơ thể.

  • - Kẽm còn giúp hệ xương của chúng ta chắc khỏe, chống thoái hóa điểm vàng của mắt, giúp tóc khỏe đẹp, phục hồi hệ cơ, tổng hơp collagen cho da, và giúp cân bằng nội tiết tố. - Ở trẻ em, thiếu kẽm gây chứng chậm phát triển, phát dục muộn, dễ tiêu chảy và nhiễm trùng có thể gây ra tử vong.

  • - Kẽm cũng có tác dụng bảo vệ đối với tổ chức cơ thể. Nếu lượng kẽm ở tuyến tiền liệt giảm 35% so với bình thường thì tuyến tiền liệt sẽ bị phì đại nhẹ, giảm 38% sẽ dẫn tới viêm tuyến tiền liệt mạn tính, giảm 66% sẽ phát triển thành ung thư.
Theo những nghiên cứu mới nhất của các y bác sĩ hàng đầu thì việc phòng chống các bệnh mãn tính sẽ có hiệu quả hơn 50% so với việc điều trị bệnh. Vậy còn chần chờ gì mà không sử dụng ngay các sản phẩm từ tinh chất gạo lứt mỗi ngày để có một sức khỏe tuyệt vời.
Trên đây là toàn bộ tác dụng của tinh chất gạo lứt và một số loại bệnh nên sử dụng tinh chất gạo lứt để phòng tránh cũng như hỗ trợ điều trị hiệu quả. Mong rằng bài viết này sẽ có ích đối với những ai quan tâm đến tác dụng của gạo lứt nói chung và tinh chất gạo lứt nói riêng.
Reply