cầu và nguyện
#1
Có khi nào bạn suy ngẫm về hai chử cầu nguyện ? 

Nếu bạn chưa từng suy ngẫm vê cầu nguyện mà chỉ suông miệng cầu nguyện, theo quán tính cầu nguyện , quá hoang mang hoảng loạn mà cầu nguyện , do tham ái nhiều quá mà cầu nguyện thì bạn có thể chỉ cầu mà không nguyện

Khi nào thì bạn cầu nguyện ?
Bạn cầu gì và nguyện gì ?
Và cốt yếu , theo bạn , cầu là gì và nguyện là gì ?
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
#2
Xin bạn caothang vui lòng giải thích luôn đi.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#3
(2018-01-09, 10:36 AM)caothang Wrote: Có khi nào bạn suy ngẫm về hai chử cầu nguyện ? 

Nếu bạn chưa từng suy ngẫm vê cầu nguyện mà chỉ suông miệng cầu nguyện, theo quán tính cầu nguyện , quá hoang mang hoảng loạn mà cầu nguyện , do tham ái nhiều quá mà cầu nguyện thì bạn có thể chỉ cầu mà không nguyện

Khi nào thì bạn cầu nguyện ?
Bạn cầu gì và nguyện gì ?
Và cốt yếu , theo bạn , cầu là gì và nguyện là gì ?

Thiếu phước không như ý nguyện mà còn cầu là tham, còn nguyện là nguyện suông Grinning-face-with-smiling-eyes4 giống như không có tiền trong ngân hàng mà muốn rút tiền (cầu) hay muốn chuyển tiền cho người khác (nguyện). Cầu Nguyện trái với Nhân Quả.
Reply
#4
(2018-01-10, 11:25 AM)anatta Wrote: Xin bạn caothang vui lòng giải thích luôn đi.

mỗi người hiểu theo một cách khác nhau , post lên đây để bà con đọc mà suy ngẫm chứ hỏng phải là 1+1 =2 , làm sao giải thích ?

Anatta hiểu ra sao ?
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
#5
(2018-01-10, 12:04 PM)Rách Việc Wrote: Thiếu phước không như ý nguyện mà còn cầu là tham, còn nguyện là nguyện suông Grinning-face-with-smiling-eyes4 giống như không có tiền trong ngân hàng mà muốn rút tiền (cầu) hay muốn chuyển tiền cho người khác (nguyện). Cầu Nguyện trái với Nhân Quả.

welcome bạn Rách Việc
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
#6
(2018-01-10, 12:34 PM)caothang Wrote: mỗi người hiểu theo một cách khác nhau , post lên đây để bà con đọc mà suy ngẫm chứ hỏng phải là 1+1 =2 , làm sao giải thích ?

Anatta hiểu ra sao ?

Ở đây chúng ta nói theo nghĩa Phật lý. Tôi hiểu đơn giản, Nguyện bao gồm "cầu" trong đó.
Như vậy, Nguyện là trong tâm mình ao ước mong muốn điều gì đó được thành tựu, cho bản thân mình hoặc cho tha nhân. 

Và như bạn RachViec cũng đã nói, Nguyện thì bản thân mình phải có "vốn" thì mới Nguyện được. Còn  không thì lời nguyện không tạo tác được gì. Chẳng hạn như phật tử thường hay "nguyện" mỗi sau khi khi tụng kinh, hành thiền, nghe giảng pháp: "Nguyện đem công đức này, hồi hướng đến tất cả, phật tử và chúng sinh, đều trọn thành Phật đạo." Hoặc khi chúng làm các việc công quả, từ thiện, bố thí, phục vụ .v.v... thì có thể nguyện hồi hướng phước đức này đến các chúng sinh, và cho chính bản thân chúng ta -- có thể ước nguyện "phước đức vật chất' hoặc "phước đức trí tuệ" trổ sanh chẳng hạn, tuỳ theo cá nhân.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#7
cầu -- hướng ra ngoài
nguyện -- hướng vào trong
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
#8
Một thí dụ về đời sống "chân thật" của một người kỹ nữ, và cô ta phát Nguyện, nguyện lực này (tạo tác)  được thành tựu, như trong quyển Mi Tiên Vấn Đáp có ghi lại:

NGUYỆN LỰC của SỰ CHÂN THẬT:


- Đức vua Dhammasoka, hôm nọ, cùng với quân hầu ngự ra khỏi hoàng thành, thấy con sông nước chảy cuồn cuộn, chợt khởi lên ý nghĩ lạ thường rồi nói với quân hầu rằng:"Này các khanh, các khanh có thấy hoặc có biết ai trên thế gian này có khả năng làm cho con sông này nước chảy ngược lại chăng?"

Lúc ấy, ở bên sông có người kỹ nữ nghe được, cô ta bèn phát ngôn bằng "nguyện lực chân thật" như vầy: "Tôi đây làm nghề kỹ nữ, bốn mùa bán thân nuôi miệng, sở dĩ như vậy là vì tôi chỉ muốn duy trì mạng sống chứ không có lý do nào khác. Điều ấy là hoàn toàn chân thật. Nếu lời tôi nói đây là chân thật thì xin dòng sông này chảy ngược ngay bây giờ, ngay trước mặt cho đức vua Dhammasoka trông thấy!" Lời cô kỹ nữ vừa dứt, dòng sông tức khắc chảy ngược, đức vua kinh ngạc quá đổi, không rõ nguyên nhân tại sao!

Khi biết rõ dòng sông chảy ngược là bởi do cô kỹ nữ, đức vua kêu lại phán hỏi: "Cô là dạ xoa hay long vương mà có oai lực như thế?" Cô kỹ nữ kính cẩn thưa: "Đấy là do sức mạnh của sự nói thật, chứ không phải do oai lực của một phi nhân nào cả, tâu đại vương!" Đức vua không tin, bảo rằng: "Có gì ở nơi ngươi, mà ngươi bảo rằng "chơn ngôn" (lời nói chân thật)? Ngươi là người không có trí tuệ, bốn mùa chơi bời, dâm ô, không có nết hạnh! Ngươi chỉ biết cám dỗ tình dục mọi người, làm cho bao nhiêu đàn ông hư hỏng phải mê đắm, tan cửa nát nhà! Vậy có gì là đạo đức, hiền thiện ở nơi ngươi đâu mà dám bảo là "nguyện lực chân thật". Hãy nói cho trẫm nghe xem!" Cô kỹ nữ bèn đáp: "Tâu đại vương! Chính do tiện nữ nói thật nên "nguyện lực chân thật" kia mới tựu thành năng lực phi thường như thế!"


...
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#9
(2018-01-09, 10:36 AM)caothang Wrote: Có khi nào bạn suy ngẫm về hai chử cầu nguyện ? 

Nếu bạn chưa từng suy ngẫm vê cầu nguyện mà chỉ suông miệng cầu nguyện, theo quán tính cầu nguyện , quá hoang mang hoảng loạn mà cầu nguyện , do tham ái nhiều quá mà cầu nguyện thì bạn có thể chỉ cầu mà không nguyện

Khi nào thì bạn cầu nguyện ?
Bạn cầu gì và nguyện gì ?
Và cốt yếu , theo bạn , cầu là gì và nguyện là gì ?

QuỷLệ có thấy nhiều người ngộ lắm nghen bạn CAOTHANG....nghe họ cầu nguyện vầy nà..."xin cho con trúng super lotto kỳ này con sẽ nguyện đem 1 phần tiền đó cho người nghèo; cầu Phật đừng cho con khổ; cầu trời cho con sớm cưới được vợ, etc."...như vậy thì trong nghĩa "cầu nguyện" đều có tính toán vật chất trong đó...mà một khi tâm vọng tầm cầu/nguyện sẽ vướng vào bản ngã...đối với QuỷLệ thì không nên cầu, chỉ happy và appreciate với những gì mình đã và đang có....cũng không nên nguyện, mà hành theo hữu duyên...tuỳ lúc tuỳ thời và nhất là tuỳ vào tâm phát niệm quả...

Quỷ Lệ chào bạn Anatta và bạn Rách Việc luôn nghen!..... Cheer Hello Cheer
Từ vô thỉ Muội lần về hiện kiếp
 Để gặp Huynh nối tiếp nghĩa ân tình 
Reply
#10
(2018-01-11, 02:11 AM)QuỷLệ Wrote: QuỷLệ có thấy nhiều người ngộ lắm nghen bạn CAOTHANG....nghe họ cầu nguyện vầy nà..."xin cho con trúng super lotto kỳ này con sẽ nguyện đem 1 phần tiền đó cho người nghèo; cầu Phật đừng cho con khổ; cầu trời cho con sớm cưới được vợ, etc."...như vậy thì trong nghĩa "cầu nguyện" đều có tính toán vật chất trong đó...mà một khi tâm vọng tầm cầu/nguyện sẽ vướng vào bản ngã...đối với QuỷLệ thì không nên cầu, chỉ happy và appreciate với những gì mình đã và đang có....cũng không nên nguyện, mà hành theo hữu duyên...tuỳ lúc tuỳ thời và nhất là tuỳ vào tâm phát niệm quả...

Quỷ Lệ chào bạn Anatta và bạn Rách Việc luôn nghen!..... Cheer Hello Cheer

nên tránh cầu nguyện như nêu trên  ... mục đích cái thread này cũng không ngoài ý nhắc nhở như vậy 

còn bàn sâu vào hai chử cầu nguyện , theo thiển ý , đã nói post trước , 

cầu là hướng ra bên ngoài , mong được từ bên ngoài,  xin ở bên ngoài 

nguyện là hướng vàp bên trong , dặn lòng, xin hứa, xác quyết , quyết đinh ... 

lời nguyện của Đức Bồ Tát Gautama dưới cội bồ đề trước khi thành đạo là một ví dụ tiêu biểu cho chử nguyên .... ngoài ra trong kinh tha thứ chẳng hạn ... có câu "tôi nguyện xin tha thứ cho những ai vì vô tình hay cố ý tổn hại đến tôi .... " ở đây chỉ là lơì xác quyết , dặn dò , cam kết  , không mang ý cầu xin
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
#11
(2018-01-10, 01:13 PM)anatta Wrote: Một thí dụ về đời sống "chân thật" của một người kỹ nữ, và cô ta phát Nguyện, nguyện lực này (tạo tác)  được thành tựu, như trong quyển Mi Tiên Vấn Đáp có ghi lại:

NGUYỆN LỰC của SỰ CHÂN THẬT:


- Đức vua Dhammasoka, hôm nọ, cùng với quân hầu ngự ra khỏi hoàng thành, thấy con sông nước chảy cuồn cuộn, chợt khởi lên ý nghĩ lạ thường rồi nói với quân hầu rằng:"Này các khanh, các khanh có thấy hoặc có biết ai trên thế gian này có khả năng làm cho con sông này nước chảy ngược lại chăng?"

Lúc ấy, ở bên sông có người kỹ nữ nghe được, cô ta bèn phát ngôn bằng "nguyện lực chân thật" như vầy: "Tôi đây làm nghề kỹ nữ, bốn mùa bán thân nuôi miệng, sở dĩ như vậy là vì tôi chỉ muốn duy trì mạng sống chứ không có lý do nào khác. Điều ấy là hoàn toàn chân thật. Nếu lời tôi nói đây là chân thật thì xin dòng sông này chảy ngược ngay bây giờ, ngay trước mặt cho đức vua Dhammasoka trông thấy!" Lời cô kỹ nữ vừa dứt, dòng sông tức khắc chảy ngược, đức vua kinh ngạc quá đổi, không rõ nguyên nhân tại sao!

Khi biết rõ dòng sông chảy ngược là bởi do cô kỹ nữ, đức vua kêu lại phán hỏi: "Cô là dạ xoa hay long vương mà có oai lực như thế?" Cô kỹ nữ kính cẩn thưa: "Đấy là do sức mạnh của sự nói thật, chứ không phải do oai lực của một phi nhân nào cả, tâu đại vương!" Đức vua không tin, bảo rằng: "Có gì ở nơi ngươi, mà ngươi bảo rằng "chơn ngôn" (lời nói chân thật)? Ngươi là người không có trí tuệ, bốn mùa chơi bời, dâm ô, không có nết hạnh! Ngươi chỉ biết cám dỗ tình dục mọi người, làm cho bao nhiêu đàn ông hư hỏng phải mê đắm, tan cửa nát nhà! Vậy có gì là đạo đức, hiền thiện ở nơi ngươi đâu mà dám bảo là "nguyện lực chân thật". Hãy nói cho trẫm nghe xem!" Cô kỹ nữ bèn đáp: "Tâu đại vương! Chính do tiện nữ nói thật nên "nguyện lực chân thật" kia mới tựu thành năng lực phi thường như thế!"


...

nếu chưa có đức tin và chưa từng kinh nghiệm qua , nhiều người sẽ cho chuyện người kỷ nữ trên là chuyện "Phong Thần" , nên ít khi diễn giải . Chỉ muốn lạm bàn thêm về hai chử nguyện lực

khi nguyện ... đa số mọi người nghĩ đến lời thì thầm , dặn dò , nói nhỏ .. cho riêng mình  ...và rồi do những lo toan trong đời sống  mà quên mình nguyện gì .(không chánh niệm trong từng phút giây nên quên) . Những lời nguyện này thuộc "ý" , chỉ là những ý nghĩ

tiến xa hơn , khi những ý nghĩ này nung nấu , chín mùi , gặp môi trường thích hợp ( gọi là đủ duyên) nó có thể thốt ra thành lời ... những lời này thuộc về "khẩu"

và khi ba-la-mật (những gì huân tập từ vô thỉ đến thời điểm mà hành động xảy ra) đã tới một mức nào đó .. không chỉ có nguyện trong tâm ý , phát lời thệ nguyện , mà sống đúng như lời nguyện (cái này thuộc về "thân") 

khi đủ cả thân khẩu ý đều đầy đủ ,.. thì lời nguyện đã thành (không hẳn là đã thành đồng nghĩa với chấm dứt -- mà va^n~ còn tiếp diễn) .... khi lời nguyện đã thành , người ta gọi là "mãn nguyện" (lời nguyên đã được viên mãn - tròn đầy)

vậy khi  nguyện  , ý nguyện không chưa đủ , sống hết mình với lời nguyện thì ......
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
#12
(2018-01-11, 09:34 AM)caothang Wrote: nếu chưa có đức tin và chưa từng kinh nghiệm qua , nhiều người sẽ cho chuyện người kỷ nữ trên là chuyện "Phong Thần" , nên ít khi diễn giải . Chỉ muốn lạm bàn thêm về hai chử nguyện lực

khi nguyện ... đa số mọi người nghĩ đến lời thì thầm , dặn dò , nói nhỏ .. cho riêng mình  ...và rồi do những lo toan trong đời sống  mà quên mình nguyện gì .(không chánh niệm trong từng phút giây nên quên) . Những lời nguyện này thuộc "ý" , chỉ là những ý nghĩ

tiến xa hơn , khi những ý nghĩ này nung nấu , chín mùi , gặp môi trường thích hợp ( gọi là đủ duyên) nó có thể thốt ra thành lời ... những lời này thuộc về "khẩu"

và khi ba-la-mật (những gì huân tập từ vô thỉ đến thời điểm mà hành động xảy ra) đã tới một mức nào đó .. không chỉ có nguyện trong tâm ý , phát lời thệ nguyện , mà sống đúng như lời nguyện (cái này thuộc về "thân") 

khi đủ cả thân khẩu ý đều đầy đủ ,.. thì lời nguyện đã thành (không hẳn là đã thành đồng nghĩa với chấm dứt -- mà va^n~ còn tiếp diễn) .... khi lời nguyện đã thành , người ta gọi là "mãn nguyện" (lời nguyên đã được viên mãn - tròn đầy)

vậy khi  nguyện  , ý nguyện không chưa đủ , sống hết mình với lời nguyện thì ......


Bài nguyện lực chân thật, anatta chỉ muốn nói rằng, Nguyện, có cả trong và ngoài, cho ta và cho tha nhân. Vâng, chuyện đó thì khá ly kỳ, khó tin.

Nguyện thì có thể đọc trong tâm, và đọc ra ngoài miệng. Chẳng hạn như sau khi nghe giảng pháp, vị sư thầy và thính chúng đọc "Lời nguyện hồi hướng" đến khắp các chúng sinh trong pháp giới, thì đây là hồi hướng phước đức từ buổi nghe và giảng pháp đó. Phật có dạy: Pháp thí thắng mọi thí! Nên trường hợp này Nguyện không nhất thiết phải là luôn luôn, kiên trì. Tuỳ trường hợp. 

Nhưng, nếu người phật tử phát nguyện học hỏi giáo pháp để mỗi ngày hiểu biết thêm về lời Phật dạy, và trợ duyên trên con đường tu tập đưa đến sự an lành cho thân tâm, thì "lời nguyện" này có thể đọc trong tâm, và kiên trì theo đuổi cứu cánh đến cùng. Đây cũng là một nghĩa nữa của nguyện (như anh Caothang đã có đề cập bên trên).

Nói về ý theo anatta thì, "Nguyện" là do ý muốn (quyết định xuất phát từ lòng ao ước mong mỏi được thành tựu về điều gì đó), còn gọi là TƯ (cetana), khác hơn là ý (vinnana ). Chính ý muốn (volition) này có tiềm lực tạo tác nghiệp quả.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#13
Toa`n các vị cao tăng đạo lý thâm sâu ghê , Tofu ù ù cạc cạc không hiểu gì ráo ..tofu đi chùa nguyện cầu giản dị lắm , là " cầu cho Tâm được bình an , cho Quốc Thái Dân An , tai trời ách nước được tiêu tai ..và nguyện làm lành lánh dữ và ước được Đức Phật Từ bi hướng dẫn soi đường , dẫn dắt chúng sinh đừng chém giết lẫn nhau tạo thêm nghiệp chướng ..."
Reply
#14
(2018-01-11, 09:05 AM)caothang Wrote: nên tránh cầu nguyện như nêu trên  ... mục đích cái thread này cũng không ngoài ý nhắc nhở như vậy 

còn bàn sâu vào hai chử cầu nguyện , theo thiển ý , đã nói post trước , 

cầu là hướng ra bên ngoài , mong được từ bên ngoài,  xin ở bên ngoài 

nguyện là hướng vàp bên trong , dặn lòng, xin hứa, xác quyết , quyết đinh ... 

lời nguyện của Đức Bồ Tát Gautama dưới cội bồ đề trước khi thành đạo là một ví dụ tiêu biểu cho chử nguyên .... ngoài ra trong kinh tha thứ chẳng hạn ... có câu "tôi nguyện xin tha thứ cho những ai vì vô tình hay cố ý tổn hại đến tôi .... " ở đây chỉ là lơì xác quyết , dặn dò , cam kết  , không mang ý cầu xin

QuỷLệ cảm ơn bạn CAOTHANG for your explanation...bạn CAOTHANG cho phép QuỷLệ tài lanh lạm bàn thêm tí tẹo về "nguyện" nghen??????????...theo thiển cận ý của QuỷLệ thì một khi mình phát tâm niệm either cầu hay nguyện, in hay out đều vướng vào bản ngã, mà khi bản ngã xuất hiện thì trước sau gì mình cũng vướng thêm vào với tham sân si...tỷ dzụ với câu  "tôi nguyện xin tha thứ cho những ai vì vô tình hay cố ý tổn hại đến tôi .... " hén????????....nếu trong tâm thật sự không sân không trách cứ thì ai làm gì mình... mình tự cho là có cũng như không....vạn vật xảy ra đều có sự gom tụ lại từ trước ....mình bị người ta cố tình hay vô ý tổn thương thì mình cứ coi đó như cái nghiệp mình phải deal with it....cứ tuỳ hữu duyên hữu hình mà nương theo đó...hoặc sống theo lối trung dung thì đâu cần phải nguyện như vậy, đúng không???????????..vì thật sự trong tâm mình không chấp muh.......QuỷLệ suy nghĩ vẩn còn non nớt trên bước đường đạo và đời, nếu có nói gì sai..bạn CAOTHANG chỉnh sửa hoặc chỉ dạy QuỷLệ thêm nghen?????????...THANK YOU from the bottom of my soul.... Cheer Innocent Cheer
Từ vô thỉ Muội lần về hiện kiếp
 Để gặp Huynh nối tiếp nghĩa ân tình 
Reply
#15
(2018-01-12, 11:40 AM)QuỷLệ Wrote: QuỷLệ cảm ơn bạn CAOTHANG for your explanation...bạn CAOTHANG cho phép QuỷLệ tài lanh lạm bàn thêm tí tẹo về "nguyện" nghen??????????...theo thiển cận ý của QuỷLệ thì một khi mình phát tâm niệm either cầu hay nguyện, in hay out đều vướng vào bản ngã, mà khi bản ngã xuất hiện thì trước sau gì mình cũng vướng thêm vào với tham sân si...tỷ dzụ với câu  "tôi nguyện xin tha thứ cho những ai vì vô tình hay cố ý tổn hại đến tôi .... " hén????????....nếu trong tâm thật sự không sân không trách cứ thì ai làm gì mình... mình tự cho là có cũng như không....vạn vật xảy ra đều có sự gom tụ lại từ trước ....mình bị người ta cố tình hay vô ý tổn thương thì mình cứ coi đó như cái nghiệp mình phải deal with it....cứ tuỳ hữu duyên hữu hình mà nương theo đó...hoặc sống theo lối trung dung thì đâu cần phải nguyện như vậy, đúng không???????????..vì thật sự trong tâm mình không chấp muh.......QuỷLệ suy nghĩ vẩn còn non nớt trên bước đường đạo và đời, nếu có nói gì sai..bạn CAOTHANG chỉnh sửa hoặc chỉ dạy QuỷLệ thêm nghen?????????...THANK YOU from the bottom of my soul.... Cheer Innocent Cheer

"nếu trong tâm thật sự không sân không trách cứ thì ai làm gì mình... mình tự cho là có cũng như không....vạn vật xảy ra đều có sự gom tụ lại từ trước ....mình bị người ta cố tình hay vô ý tổn thương thì mình cứ coi đó như cái nghiệp mình phải deal with it....cứ tuỳ hữu duyên hữu hình mà nương theo đó...hoặc sống theo lối trung dung thì đâu cần phải nguyện như vậy, đúng không???????????"

nếu vậy thì đúng vậy ... nhưng mình chưa đuợc vậy nên mình phải cố gắng nguyện (dặn lòng , hứa ) để hành cho đến khi được vậy , ko biết nói vậy có dể hiểu không vậy
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply