Tín Tâm Minh (Tam Tổ Tăng Xán) - OSHO
#1
Heart 
TÍN TÂM MINH

TAM TỔ TĂNG XÁN

Đạo Sư Osho
Việt Dịch - Minh Nguyệt



1. Đạo Lớn Khó Thấy
 
1.
“Đạo lớn chẳng gì khó
Cốt đừng chọn lựa thôi
Quí hồ không thương ghét
thì tự nhiên sáng ngời…”
2.
“Sai lạc nửa đường tơ
Đất trời liền phân cách
Chớ nghĩ chuyện ngược xuôi
Thì hiện liền trước mắt…”
3
“Đem thuận nghịch chỏi nhau
đó chính là tâm bịnh…”
 
Chúng ta sẽ bước vào thế giới vô niệm kỳ diệu của Thiền sư Tăng Xán, là Tam tổ của Thiền tông. Nhiều điều không được biết về ngài. Lịch sử chỉ ghi nhận bạo động. Lịch sử không thể ghi chép sự vắng lặng. Tất cả mọi ghi chú đầy nhiễu loạn. Khi có người thật sự tịch lặng, ngài biến mất trong mọi lai lịch. Ngài không thuộc một phần điên loạn của chúng ta. Tam Tổ Tăng Xán là một du tăng suốt cuộc đời  ngài, nay đây mai đó. Ngài luôn du hành. Ngài là dòng sông. Ngài không là mặt hồ động. Ngài luôn lang thang. Đó là ý nghĩa không bám chấp của Đức Phật, không chỉ ngoại giới nhưng cả  nội giới. Họ vô gia cư. Khi họ có tổ ấm, họ dính mắc. Họ không bám rễ vào bất kỳ đâu. Không có tổ ấm nào khác cho họ ngọai trừ toàn bộ vũ trụ. Thậm chí, khi Tam Tổ Tăng Xán chứng quả vị giải thoát, ngài vẫn sống như người hành khất. Không có gì đặc biệt về ngài. Ngài là một con người bình thường, con người của Đạo.    

Có một điều tôi xin nhắc đến, và bạn cần nên nhớ kỹ: Thiền là sự lai ghép, như những đóa hoa đẹp sinh ra từ cây lai, nhiều đứa trẻ dễ thương cũng được sinh ra qua sự lai ghép này. Thiền cũng vậy. Thiền là sự lai ghép giữa tư tưởng của Đức Phật và của Lão Tử. Một cuộc hội ngộ vĩ đại như vậy chưa từng xảy ra bao giờ. Đó là lý do tại sao Thiền kỳ diệu hơn cả tư tưởng của Đức Phật và của Lão Tử. Một sự khai hoa của đỉnh Vô thượng và sự gặp nhau có tầm vóc lên giữa hai đỉnh cao đó. Thiền không Phật không Lão, nhưng dung chứa cả hai.

Ấn Độ có thái độ quá nghiêm nghị đối với tôn giáo… một quá khứ thật dài, đè nặng trên tâm thức của Ấn Độ, nên tôn giáo trở nên quá nghiêm trang. Lão Tử là một trò cười, được biết đến như người ngớ ngẫn. Ngài không nghiêm trang. Bạn không thể tìm thấy người nào thiếu nghiêm trang hơn ngài. Khi tư tưởng của Đức Phật và  Lão Tử gặp nhau, Ấn Độ và Trung Hoa gặp gỡ, Thiền ra đời. Tam Tổ Tăng Xán gần với nguồn nguyên thủy khi Thiền mới ra đời. Ngài dung nạp nền tảng Thiền. Tiểu sử của ngài không liên hệ, bởi khi thiền giả nào chứng ngộ ngài không còn tiểu sử. Ngài không còn hình tướng, nên khi nào ngài ra đời hay tịch diệt là việc không liên hệ. Vì vậy, tại Á Châu, chúng tôi không quan tâm đến tiểu sử  hoặc lịch sử. Nỗi ám ảnh này chưa bao giờ có mặt nơi đây. Nỗi ám ảnh này hiện diện tại Tây Phương. Đại đa số quần chúng có hứng thú với những việc không liên quan.Tam Tổ Tăng Tăng Xán sinh ra năm nào hay tịch diệt năm nào thì có gì khác biệt? Tam Tổ Tăng Xán quan trọng, không bởi thân sinh diệt. Sinh tử vốn không liên hệ. Liên hệ hay không,  không nằm ở tự tánh. Đây là những lời pháp duy nhất mà Tam Tổ Tăng Xán đã nói ra. Nên nhớ kỹ, chúng không là ngôn ngữ, bởi chúng phát xuất từ tâm siêu vượt trên mọi ngôn ngữ. Không là lời suy diễn mà là qua sự tự chứng đích thực.  Ngài biết ngài nói gì. Ngài không phải con người tri thức. Ngài là bậc trí tuệ. Ngài đã thắm thấu mọi huyền cơ. Bất kỳ pháp gì ngài mang đến đều vô cùng trọng đại. Nó có thể chuyển hoá bạn hoàn toàn, trọn vẹn. Nếu bạn lắng nghe ngài, chính sự lắng nghe đó có thể là sự hoán chuyển, bởi bất kỳ lời pháp nào của ngài cũng đều là châu ngọc tinh quí, nhưng thật khó, khoảng cách giữa bạn và ngài quá lớn. Bạn tâm trí,  ngài vô tâm. Lời pháp của ngài được bầy tỏ qua sự tịch lặng. Dù bạn im lặng, tâm bạn vẫn động loạn không ngừng.

Đã xảy ra…

Có một vụ án buộc tội Mulla Narasruddin bị đưa ra trước tòa. Tòa án không thể chứng minh được gì nhiều. Anh bị buộc tội đa thê. Ai cũng biết sự việc này, nhưng không một ai có thể chứng minh. Luật sư bảo với Nasruddin, “Tốt nhất là anh nên im lặng. Nếu anh nói lời nào ra là sẽ bị dính ngay. Hãy để tôi lo mọi việc.”

Mulla Narasruddin giữ sự im lặng, dù lòng anh sôi sục, nổi sóng, chỉ muốn cắt ngang nhiều lần, nhưng anh tự chủ được. Bên ngoài, anh có vẻ giống một vị Phật, bên trong anh như người điên. Quan tòa không thể kết tội anh, dù biết rằng anh có nhiều vợ. Vì không có bằng chứng nên ông không thể làm được gì hết. Cuối cùng, ông phải thả anh ra. Ông tuyên án, “Mulla Narasruddin, anh được thả, có thể về nhà được rồi đó.” Mulla Narasruddin ngơ ngác đáp, “Thưa Chánh án, nhà nào vậy?” Anh có nhiều nhà vì anh đa thê.

      Một lời nói từ bạn sẽ biểu lộ nội tại của tâm. Chỉ một lời là toàn bộ tự tánh của bạn bị phơi bày. Thậm chí, cũng không cần một lời nào, chỉ một điệu bộ là tâm động loạn của bạn sẽ có mặt. Thậm chí, dù bạn thinh lặng, sự thinh lặng của bạn sẽ không biểu lộ gì khác ngoài con khỉ ồn ào bên trong. Khi Tam Tổ Tăng Xán nói pháp, ngài nói trên một bình diện hoàn toàn khác. Ngài không hứng thú nói. Ngài không hứng thú ảnh hưởng bất kỳ ai. Ngài không nỗ lực thuyết phục bạn về một vài lý thuyết, giáo điều hoặc chủ nghĩa nào đó. Khi ngài nói, sự vắng lặng của ngài khai hoa. Khi ngài nói, ngài cho bạn biết rằng ngài đã tự chứng,và muốn chia sẻ kinh nghiệm này với bạn. Không phải là để thuyết phục bạn, mà là chia sẻ với bạn. Nếu bạn có thể thấu hiểu dù một lời pháp của ngài, bạn sẽ cảm niệm được sự vắng lặng tối diệu đang thải hương trong bạn.

Chỉ lắng nghe nơi này… Chúng ta sẽ nói về Tam Tổ Tăng Xán và lời pháp của ngài. Nếu bạn chú ý lắng nghe, bạn sẽ cảm nhận được sự tịch lặng ngát hương trong bạn. Lời pháp của ngài là nguyên tử, dồi dào năng lượng. Khi bậc chứng ngộ nói lời pháp nào, ngôn ngữ là hạt giống và dù là hàng triệu triệu năm sau, vẫn là hạt giống truy tầm trái tim. Nếu bạn sẵn sàng là mảnh đất phù sa, những lời pháp mãnh liệt vũ bảo của ngài… vẫn sống động… chúng sẽ thâm nhập vào bạn nếu bạn cho phép, bạn sẽ hoàn toàn chuyển hoá xuyên suốt qua chúng. Đừng lắng nghe chúng bằng tâm trí. Ngữ nghĩa của chúng không thuộc về tâm trí. Tâm trí tuyệt đối bất lực thấu hiểu chúng.  Chúng không phát xuất qua tâm trí. Chúng không thể thấu hiểu bằng tâm trí. Chúng phát xuất từ tâm vô niệm. Chúng chỉ có thể hiểu thấu bằng tâm thái vô niệm. Khi bạn lắng nghe tại đây, xin đừng lý giải. Xin đừng lắng nghe ngôn ngữ nhưng khoảng cách giữa ngôn ngữ, không qua pháp của ngài nhưng qua ngữ nghĩa thậm thâm vi diệu của ngài. Hãy để ý nghĩa tối vi diệu  này bao bọc bạn như làn hương. Thật thinh lặng, nó thâm nhập bạn, bạn sẽ đơm hoa kết trái, nhưng xin đừng diễn giải. Đừng nói rằng, “Ý của ngài như vậy và như vậy…” bởi mọi lý giải sẽ là của bạn.

Có một lần đã xảy ra… Mulla Narasruddin trở về, hoàn toàn say khướt, trong thời khắc cực nhỏ của ban mai, Khi anh đi ngang qua một nghĩa địa, anh nhìn tấm biển quảng cáo. Trên tấm biển có hàng chữ. Bấm chuông báo người chăm nom nghĩa địa. Anh đã làm như vậy. Mới sáng sớm, người coi nghĩa địa bị phá nên loạng choạng bước ra, có vẻ tức giận. Nhìn thấy Nasruddin say sưa, ông càng tức giận hơn. Ông nhìn Nasruddin, lớn tiếng, “Tại sao anh bấm chuông? Tại sao? Có vấn đề gì? Anh muốn gì?” Nasruddin nhìn ông ta khoảng một phút, yên lặng, nhìn tấm biển quảng cáo, và hỏi, “Tôi muốn biết là ông làm cách nào có thể tự mình bấm chuông?

Nó được viết là: Hãy bấm chuông báo người trăm nom nghĩa địa. Làm sao dịch giải? Tùy bạn. Đừng lý giải… Hãy lắng nghe. Khi bạn lý giải bạn không thể lắng nghe. Tâm thức không thể làm hai việc đồng một lúc. Nếu bạn tư duy, bạn không thể lắng nghe. Như khi bạn nghe nhạc… chất lượng lắng nghe khác hơn vì bạn không lý giải. Âm thanh vô ý nghĩa. Tam Tổ Tăng Xán là nhạc sĩ, không phải triết gia. Tam Tổ Tăng Xán không phát biểu ngôn ngữ. Lời pháp của ngài siêu vượt trên mọi ngôn ngữ. Chúng trọng đại, nhưng vô ý nghĩa. Chúng là âm thanh âm nhạc. Bạn ngồi dưới dòng thác, lắng nghe thác đổ, nhưng bạn có lý giải tại sao hay không? Tuy vô tự, nhưng nó vẫn diễn đạt. Nó nói nhiều, nhưng như +là không nói gì hết. Bạn có lắng nghe và trở nên yên lặng khi bạn ngồi dưới dòng thác đổ hay không? Bạn lắng đọng lắng nghe âm thanh của thác thâm nhập thật sâu thẳm trong bạn. Nội tại bạn trở nên thinh lặng yên tĩnh lạ thường. Bạn trở thành đền thờ… Một cái gì bất khả tư nghì đang xuyên suốt qua nguồn thác đổ. Bạn có lắng nghe lời chim líu lo hay không, hay là làn gió nhẹ thổi vi vô ưu xuyên qua rừng cây, làm rơi rụng những chiếc lá khô bay vần vũ là đà trên mặt đất? Bạn làm gì? Bạn lắng nghe. Tam Tổ Tăng Xán không là một  triết gia hay hay là một giáo sư thần học. Ngài không thương mại lý tưởng cho bạn. Ngài không hứng thú với ý tưởng. Ngài không phải là một đạo sư. Sự có mặt của ngài không phải là để thuyết phục bạn. Ngài đơn thuần đơm hoa nở nụ. Ngài là thác đổ, hay là luồng gió nhẹ vi vu qua hàng cây xanh. Ngài là dòng nhạc ngân nga của loài điểu… vô ý nghĩa nhưng thậm thâm vi diệu. Bạn phải hấp thụ sự trọng đại đó, chỉ có vậy, bạn mới đủ khả năng thấu hiểu.

Trước khi chúng ta bước vào lời pháp của ngài, hãy nhớ kỹ ngôn từ thậm thâm vi diệu, không qua ngữ nghĩa, giai điệu, dòng nhạc, không qua ý nghĩa, âm thanh vô thinh của tâm ngài, trái tim ngài,   không qua tư duy của ngài. Bạn phải lắng nghe qua tự tánh như nguồn thác đổ của ngài. Lắng nghe như thế nào? Hãy thinh lặng. Đừng mang tâm trí bạn vào. Đừng tư duy “Ngài đang nói gì vậy?” Hãy lắng nghe trước khi quyết định, trước khi cho là ngài đúng hay sai, dù bạn bị  thuyết phục hay không. Ngài không quan tâm đến lý lẽ của bạn. Bạn cũng không nên bận tâm. Bạn đơn thuần lắng nghe trong khoái cảm say mê. Bậc Giải Thoát như Tam Tổ Tăng Xán nên được thích thú đến, một hiện tượng khá tự nhiên.

Một tảng đá tuyệt đẹp. Bạn sẽ làm gì nó? Bạn say mê nó. Bạn vuốt ve nó. Bạn cảm nhận nó. Bạn sẽ làm gì với đám mây trôi nổi trên bầu trời. Bạn khiêu vũ trên đất. Bạn ngắm nhìn chúng, hay bạn thinh lặng, nằm dài trên cỏ ngắm nhìn chúng nổi trôi, tràn ngập tâm hồn bạn. Không chỉ bầu trời ngoại giới, mỗi giờ khắc trôi qua, bầu trời nội tại của bạn tràn ngập và vắng lặng hơn. Đột nhiên, bạn vắng mặt, chỉ có mây xanh vận hành, ngoài và trong. Phân biệt chấm dứt. Không còn cả biên giới. Bạn trở thành mây và mây trở thành bạn. Hãy xem Tam Tổ Tăng Xán như hiện tượng tự nhiên. Ngài không phải là con người. Ngài là Thượng Đế. Ngài là Đạo. Ngài là một vị Phật.

Trước khi chúng ta nỗ lực đi vào lời pháp thậm thâm vi diệu của ngài, có một vài điều nên được thấu hiểu. Chúng sẽ thúc đẩy bạn. Tâm là một căn bệnh, một sự thật căn bản mà Đông phương khám phá. Tây phương cho rằng tâm trí có thể trở nên bệnh hoạn, có thể khoẻ mạnh. Tâm lý học Tây phương dựa trên nghiên cứu này: Tâm trí bệnh hoạn hay lành mạnh, nhưng Đông phương thì bảo rằng một tâm trí như vậy là một tâm trí bệnh hoạn. Nó không thể lành mạnh. Không khoa phân học tinh thần nào chữa trị được. Cùng lắm là có thể chữa trị nó trở nên một căn bệnh bình thường. Tâm có hai loại bệnh: Căn bệnh bình thường. Có nghĩa là căn bệnh của bạn cũng bình thường như đại đa số. Hai là căn bệnh bất bình thường. Căn bệnh của bạn đặc biệt, ngoại lệ, rất cá nhân, không thuộc đại đa số. Đó là sự khác nhau duy nhất. Bệnh bình thường hay bệnh bất bình thường, tâm không thể lành mạnh. Tại sao?

Đông phương cho rằng chính tâm đó sẽ không lành mạnh.  Tâm luôn phân chia. Từ ngữ “sức khoẻ” rất đẹp, bắt nguồn từ  gốc của từ “toàn thể” Sức khoẻ, chữa trị, toàn thể, linh thiêng… các từ  này đều cùng một gốc. Tâm trí không thể lành mạnh  bởi nó không thể là toàn thể. Tâm phân khai từ cơ bản của nó. Nếu nó không thể hợp nhất, làm sao nó có thể lành mạnh? Nếu nó không thể lành mạnh, làm sao nó thánh thiện? Mọi tâm phàm tục. Không có gì như tâm thánh. Thánh nhân sống vô tâm bởi ngài không phân biệt. Tâm là căn bệnh. Tên của căn bệnh là gì? Aristotle là tên. Nếu bạn thật sự muốn làm cho nó giống một căn bệnh, bạn có thể đặt ra từ “Aristotlitis” thì sẽ giống căn bệnh ngay. Tại sao Aristotle là bệnh?  Aristotle nói, “Cái này hay cái kia. Hãy chọn đi.” Sự chọn lựa là chức năng của tâm. Tâm không thể không chọn lựa. Chọn lựa, bạn bị mắc bẫy. Mỗi khi bạn lựa chọn, bạn đã chọn cái này đối nghịch với cái kia. Nếu bạn chọn lựa điều gì, bạn nhất định đã đối kháng cái kia. Bạn không thể chỉ thuận. Bạn không thể chỉ chống. Khi từ “thuận” đi vào, từ “chống” đã theo sau như hình với bóng.  Khi “chống” có “thuận” hiện diện… ẩn tàng hay không  ẩn tàng.
     
Khi bạn lựa chọn, bạn phân tán. Bạn nói, “Điều này thiện. Điều này ác.” Sự sống thống nhất. Vạn hữu không phân khai, luôn trong sự hòa hợp sâu đậm. Nó nhất thể. Nếu bạn nói, “Đây là tốt. Đó là xấu.” tâm trí đi vào bởi sự sống gồm cả hai. Đẹp trở thành xấu. Xấu trở thành đẹp. Không biên giới. Không ngăn kín, không tách biệt. Vạn hữu luôn là một dòng chảy từ đây đến đó. Tâm có nhiều ngăn cố định. Cố định là tánh của tâm. Linh động là tánh của vạn vật. Đó là lý do tâm là một sự ám ảnh. Nó luôn cố định, cứng ngắt. Vạn hữu không cứng ngắt, nhưng linh động, uyển chuyển, luôn vận hành đến sự đối cực.  Vạn vật sinh diệt trong từng giây phút. Trẻ rồi lại già. Đôi mắt đẹp rồi những vết chân chim xuất hiện. Khuôn mặt như đóa hoa hồng thắm, phút chốc không còn nữa… chỉ còn lại chiếc bóng của quá khứ. Đẹp thành xấu. Sinh và diệt. Diệt rồi sinh. Phải làm gì với cuộc đời? Bạn không thể chọn. Nếu bạn muốn hiện diện với sự sống, với toàn thể, bạn vô chọn lựa.

Tâm chọn lựa. Aristotle biến nó là căn bản luận lý và triết lý. Bạn không thể tìm thấy một con người nào cách biệt với Tam Tổ Tăng Xán hơn Aristotle. Tam Tổ Tăng Xán nói, “Hoặc là điều này hay là điều kia. Đừng lựa chọn.” Tam Tổ Tăng Xán dạy, “Hãy vô chọn lựa.” Tam Tổ Tăng Xán khai thị, “Đừng phân biệt!” Khi bạn phân biệt, bạn đã lựa chọn, bạn phân chia, rời rạc, bệnh hoạn, không còn đồng nhất. Nếu bạn hỏi một tín đồ Công Giáo… người không thật sự thờ phụng ngài, cơ bản thuộc giới Aristotle. Công giáo đặt nền tảng trên Aristotle hơn Đức Chúa Giê Su. Đức Ki Tô giống Tam Tổ Tăng Xán hơn. Ngài dạy, “Đừng phán xét. Con hãy đừng phán xét!” Ngài dạy tiếp, “Điều này tốt. Điều kia xấu.”  Ngài còn dạy, “Đừng chọn lựa. Đừng phán xét.” Công giáo không hướng về Đức Ki Tô. Những nhà sáng lập Công giáo nhiều Aristotle tính hơn là Công giáo tính.

Bạn không thể biến hóa giáo đường từ Tam Tổ Tăng Xán hay Đức Ki Tô. Làm sao bạn có thể biến hóa giáo đường thành sự vô lựa chọn? Giáo đường thuận và nghịch. Thuận Thượng Đế và nghịch với Ma vương. Trong vạn hữu, Thượng Đế và Ma vương không là hai. Họ đồng nhất thể. Ma vương một khuôn mặt và Thượng Đế là một khuôn mặt khác cùng nguồn năng lượng. Họ không là hai. Có đôi lúc ngài xuất hiện trong hóa thân của Ma vương, và có đôi lúc ngài xuất hiện trong hóa thân Thượng Đế. Nếu bạn nhìn thẩm thấu, bạn sẽ thấy họ như nhau.  Thỉnh thoảng, ngài trong hóa thân kẻ cướp và thỉnh thoảng ngài trong hóa thân người đức hạnh. Có đôi lúc, ngài biến hiện ở nơi chốn nhơ nhuốc với những chúng sinh không được xem trọng, bị phán xét. Ngài vận hành. Ngài là dòng chảy. Không bến bờ nào quá xa mà ngài không đến. Không ai siêu vượt hơn ngài. Ngài vận hành trong mỗi chúng sinh.

Đức Chúa Giê Su vô phân biệt, nhưng Công giáo phân biệt bởi tôn giáo phải đạo đức. Khi một tôn giáo trở thành đạo đức thì không còn là một tôn giáo nữa. Tôn giáo là sự mạo hiểm cùng tột nhất. Phải thật dũng cảm mới vô chọn lựa, bởi tâm nói, “Hãy lựa chọn!” Tâm nói, “Hãy nói đi!” Điều này tốt. Điều kia xấu. Điều này tốt. Điều kia xấu. Tôi yêu điều này. Tôi ghét điều kia. Tâm bảo, “Hãy lựa chọn!” Tâm bị cám dỗ trong phân biệt. Khi bạn phân biệt, tâm thoải mái. Nếu bạn vô phân biệt, nếu bạn nói, “Tôi không nói. Tôi không phán xét” Tâm cảm giác như trên giường chết. Aristotle nói: A là A và không thể là A. Sự đối lập không thể gặp gỡ. Tam Tổ Tăng Xán dạy rằng không có đối cực. Chúng gặp nhau. Một trong những căn bản chân lý cần nhận thức, rằng đối lập không là sự đối lập. Chính bạn nói chúng đối lập, nếu không chúng không đối lập. Hãy ngắm nhìn vạn vật, bạn sẽ thấy chúng cùng một nguồn năng lượng.

            Bạn yêu một người. Một phụ nữ tới tôi, cô nói, “Con kết hôn mười năm nhưng chúng con chưa bao giờ cãi nhau. Bây giờ, đột nhiên, có chuyện xảy ra. Anh rời bỏ con.” Cô tư duy là vì họ chưa bao giờ cãi nhau là họ yêu nhau thắm thiết. Quá vô minh. Quá Aristotlian tánh, tuyệt đối lô gic. Cô nói, “Trong mười năm hôn nhân, chúng con chưa hề cãi nhau, chưa bao giờ giận dỗi nhau. “ Cô có ý là, “Chúng con yêu nhau tha thiết nên chúng con chưa bao giờ giận dỗi nhau. Thậm chí, không một xung đột nhỏ, bây giờ, có chuyện xảy ra? Bỗng nhiên, anh rời bỏ con. Anh đã mất trí rồi chăng? Tình yêu của chúng con rất sâu đậm.” Cô đã sai. Nếu tình yêu sâu đậm thì nhất định phải có tranh cãi. Có lúc phải đánh nhau. Tranh cãi nhau không làm tình yêu tan vỡ, nhưng sâu đậm hơn. Nếu tình yêu hiện hữu, nó sẽ phong phú hơn qua sự lục đục. Nếu tình yêu không hiện diện, bạn rẽ đôi, chia tay. Mười năm là thời gian dài. Thậm chí, trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ, quá dài để duy trì cùng một tâm thái, bởi tâm luôn vận hành trong đối cực. Bạn yêu một người, đôi lúc bạn giận. Thật sự, bạn giận bởi bạn yêu. Có lúc, bạn hận! Đôi lúc bạn hy sinh cho người yêu. Đôi lúc, bạn muốn giết người đó. Cả hai là bạn.

            Nếu bạn chưa bao giờ cãi nhau trong mười năm, có nghĩa là chưa yêu nhau. Có nghĩa là không phải là một mối quan hệ. Bạn quá sợ hãi là bất cứ cơn giận nào, xung đột nào cũng có thể làm tan vỡ cuộc tình. Bạn quá đỗi sợ sệt nên bạn không bao giờ tranh cãi. Bạn không bao giờ tin rằng tình yêu sâu đậm hơn sự tranh cãi. Sự lục đục chỉ tạm thời. Sau mỗi lục đục, bạn sẽ yêu nhau tha thiết hơn[1]. Bạn chưa bao giờ tin tưởng như vậy. Vì vậy, bạn cố gắng không tranh cãi. Không phải là việc đáng ngạc nhiên khi người chồng ra đi. Tôi nói, “Tôi ngạc nhiên là chồng của cô đã sống với cô hơn mười năm. Tại sao?”

            Có một người đàn ông tìm đến tôi, ông nói, “Con trai con có vấn đề gì rồi. Con dạy dỗ nó hơn hai mươi năm. Nó luôn nghe lời. Một thiếu niên tốt ngài khó thể tìm thấy. Nó chưa bao giờ không vâng lời, chưa bao giờ chống lại con. Bỗng nhiên, nó trở thành kẻ híp py. Nó nhìn con như một người xa lạ. Hai mươi năm qua nó rất là nghe lời. Chuyện gì xảy ra với con trai tôi?” Không có chuyện gì xảy ra cả. Đây là một điều chắc chắn bởi nếu người con trai thật sự thương yêu cha của nó, anh nhất định phải bất tuân phục. Anh có thể không vâng lời ai bây giờ? Nếu người con trai thật sự yêu thương người cha, tin cậy ông thì sẽ không vâng lời, bởi anh biết mối quan hệ của họ cực kỳ sâu đậm, dù anh không nghe lời cũng không thể chia rẽ họ được. Ngược lại, sẽ phong phú thêm. Sự đối nghịch sẽ giúp tình cảm phong phú hơn.

Sự sống sinh động. Đối lập và giai điệu có mặt. Bạn biến chuyển. Bạn vận hành. Bạn tuân phục. Bạn bất tuân phục. Bạn yêu và bạn hận. Đây là cuộc đời, không logic. Logic dạy nếu yêu thì không thể hận. Nếu bạn yêu, làm sao bạn giận? Nếu bạn yêu bằng cách đó, bạn yêu một cách đơn điệu buồn tẻ, cùng nhịp điệu. Bạn sẽ căng thẳng. Không thể nào thư giãn được. Logic tin ở hiện tượng luyến tính. Trên một đường thẳng, bạn vận hành. Sự sống tin ở vòng tròn. Vẫn đường thẳng đó, lên xuống và biến thành một vòng tròn. Bạn nhất định đã trông thấy vòng tròn Bát Quái của Trung Quốc. Sự sống là vậy. Đối cực gặp nhau. Vòng Bát Quái có nửa phần trắng, nửa phần đen. Nửa phần trắng có một chấm đen, và trong nửa phần đen có một chấm trắng. Phần trắng đi vào phần đen. Phần đen đi vào phần trắng. Đây là vòng tròn. Nữ vận hành trong nam. Nam vận hành trong nữ. Đây là sự sống. Nếu bạn quan sát chăm chú, bạn sẽ thấy nó trong bạn. Nam không thể là nam trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Có lúc, họ là nữ. Nữ không thể là nữ trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Có lúc, họ là nam. Họ năng nổ hơn bất cứ người nam nào và họ nguy hiểm hơn bất cứ người nam nào, bởi tánh nam của họ thuần khiết hơn và chưa bao giờ được sử dụng. Mỗi khi họ sử dụng năng lượng đó, họ sắc bén hơn nên không một người nam nào có thể cạnh tranh  nổi với họ. Nó như vùng đất mầu mỡ chưa bao giờ được trồng trọt qua trong nhiều năm. Khi bạn ném hạt giống vào, lập tức đầy hoa quả.

            Người nữ có đôi lúc đầy nam tính. Khi họ đầy nam tính rồi thì không một người đàn ông nào có thể cạnh tranh với họ. Họ sẽ vô cùng nguy hiểm. Tốt nhất là người đàn ông nên phục tùng. Tất cả mọi người đàn ông đều hành động như vậy. Họ phục tùng. Họ quy phục. Bỗng nhiên, người đàn ông đầy nữ tính, nếu không sẽ rắc rối. Hai lưỡi gươm trong một vỏ gươm, sẽ có sự rắc rối. Nếu người nữ đầy nam tính, thay đổi vai trò, lập tức người nam biến đổi qua nữ tính. Mọi sự được thiết lập. Quỹ đạo hoàn thành. 


Khi người nam phục tùng và quy phục, sự phục tùng có sự thuần khiết mà không người nữ nào có thể cạnh tranh nổi. Thông thường, họ không trong phong thái đó. Thông thường, họ tranh đua. Bình thường, họ đầy ý chí, không quy phục, nhưng khi họ phục tùng, họ ngây thơ đến không có người nữ nào có thể cạnh tranh. Hãy ngắm nhìn đàn ông đang yêu. Họ trở thành một đứa bé. Cuộc đời vận chuyển như vậy. Nếu bạn thấu hiểu nó, bạn không lo nghĩ. Bạn biết, tình nhân đã ra đi. Họ sẽ quay về. Người được yêu giận dỗi, cô sẽ yêu. Bạn đủ kiên nhẫn. Với Aristotle, bạn không thể kiên nhẫn, họ ra đi trên cuộc hành trình tuyến tính. Không trở lại. Không quỹ đạo. Tại Đông phương, chúng tôi tin ở vòng tròn. Tại Tây Phương, họ tin ở một đường thẳng. Tâm trí Tây phương là một đường thẳng. Tâm trí Đông phương là một vòng tròn. Tình yêu của Đông phương có thể chờ đợi. Họ biết người con gái bỏ họ sẽ quay về. Cô đang trên đường trở về. Khi người phụ nữ quay về, cô đã hối hận. Cô phải quay trở lại. Không sớm thì muộn, cô sẽ gõ cửa. Chỉ chờ đợi… bởi đối cực luôn có mặt.  Sau khi người con gái trở về sau sân hận, tình yêu tươi mát hơn. Không phải sự lặp lại. Cơn sân hận đã hủy hoại quá khứ. Bây giờ, cô như người con gái tuổi độ  thanh xuân, ngây thơ vô tội. Cô yêu say mê… Tình yêu nhuộm mầu hồng thắm hơn.
  

Nếu bạn thấu hiểu, bạn không đối kháng bất cứ điều gì. Bạn nhận biết thậm chí sân hận cũng tuyệt vời. Thậm chí, tranh cãi lúc này hay lúc khác giúp tình yêu đặc sắc hơn. Mọi sự mang âm điệu vào sự sống, giúp tình yêu phong phú hơn. Bạn chấp nhận, trong sự chấp nhận sâu sắc đó, bạn kiên nhẫn, không vội vã và không thiếu sự kiên nhẫn. Bạn có thể mong chờ, nguyện cầu, hy vọng và mơ mộng. Nếu không, sự sống là một tuyến tính, như Aristotle tư duy… như sự suy nghĩ của Tây phương, chuyển đổi từ Aristotle đến Bertrand Russell. Như Bertrand Russell suy nghĩ, sự sống bất dung. Không có người quay về. Bạn luôn rung động, sợ hãi, ức chế. Bạn sống với người con gái mười năm hay mười kiếp, nhưng đã sống chung với một người xa lạ. Bạn tự chủ. Cô tựchủ. Thiếu sự hội ngộ. Sự sống thiếu sự hợp lý. Logic chỉ là phần thể… Dĩ nhiên, rất dứt khoát, phân khai, khép kín. Sự sống là một mớ hỗn loạn. Phải hành động ra sao? Nếu như vậy. Đừng khép kín quá. Đừng ngăn cách. Đừng dứt khoát. Đừng phân chia. Đây là một sự hỗn độn. Luận lý là sự chết và sự sống linh động. Vấn đề là lựa chọn nhất quán hay chọn lựa sự sống.

Nếu bạn quá thiên về nhất quán, bạn sẽ chết dần chết mòn. Quá trình nhất quán xảy ra chỉ khi nào bạn buông bỏ mọi đối lập hoàn toàn. Bạn yêu và chỉ yêu, không bao giờ sân hận, không tranh cãi. Bạn phục tùng, chỉ phục tùng. Không bao giờ không vâng lời, không bao giờ nỗi loạn, không bao giờ bỏ đi. Tình cảm nhạt nhẽo dần. Mối quan hệ bị đầu độc… Nó hủy diệt cuộc tình.

Còn tiế


[1]Dịch Học cũng bảo, “Âm Dương xung khí dĩ vi hòa”. Âm Dương (nam nữ) xung nhau để rồi hòa hợp lẫn nhau, chứ không phải triệt tiêu lẫn nhau. Nam nữ “xung” nhau để có thể thấy được ưu khuyết điểm của nhau, rồi sau đó mới có thể thông cảm và hiểu biết lẫn nhau, mới có thể tha thứ nhau, chiều chuộng cho nhau, và mưu cầu được hạnh phúc.
Có Âm Dương, có vợ chồng, Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê.
 
  Heavy-black-heart4 Heavy-black-heart4 Heavy-black-heart4
Phong huyền thông đảnh
Chẳng phải nhân gian
Ngoài tâm không pháp
Đầy mắt núi xanh.
Reply
#2
Đuổi theo lời của Tổ để hiểu thiền hiểu đạo, để giải thích thiền giải thích đạo thì không khác Hàn lu trục khối (chó khôn nhưng lại gặm xương)  Grinning-face-with-smiling-eyes4

Chẳng hạn như:

1.
“Đạo lớn chẳng gì khó
Cốt đừng chọn lựa thôi
Quí hồ không thương ghét
thì tự nhiên sáng ngời…”

Nếu đuổi theo không chọn lựa thì trở nên có chọn lựa rồi (chọn không chọn lựa; chọn không thương ghét).

Cho nên đuổi theo lời Tổ mà hiểu thì tự nghịch ý Tổ. Khi Tổ nói có, ý tổ không chấp có; khi tổ nói không, không phải tổ chấp không, mà chỉ là phương tiện Tổ phá chấp có, chấp không mà thôi.
Reply
#3
(2018-01-13, 11:43 AM)Rách Việc Wrote: Đuổi theo lời của Tổ để hiểu thiền hiểu đạo, để giải thích thiền giải thích đạo thì không khác Hàn lu trục khối (chó khôn nhưng lại gặm xương)  Grinning-face-with-smiling-eyes4

Chẳng hạn như:

1.
“Đạo lớn chẳng gì khó
Cốt đừng chọn lựa thôi
Quí hồ không thương ghét
thì tự nhiên sáng ngời…”

Nếu đuổi theo không chọn lựa thì trở nên có chọn lựa rồi (chọn không chọn lựa; chọn không thương ghét).

Cho nên đuổi theo lời Tổ mà hiểu thì tự nghịch ý Tổ. Khi Tổ nói có, ý tổ không chấp có; khi tổ nói không, không phải tổ chấp không, mà chỉ là phương tiện Tổ phá chấp có, chấp không mà thôi.

Dám chắc bạn không biết bạn đang là con Hàn Lu rách việc.

Ai muốn nói gì thì nói thì bạn muốn nói gì thì nói:

Mắc mớ gì mà bạn chạy cái ào tới "CỤC XƯƠNG" cắn xé cho nó rách tươm bươm vậy? 

Dám chắc bạn biết viết mà bạn không biết đọc nên đọc mà không biết "Ý dẫn đầu các Pháp".  Ý dẫn đầu Pháp này là "Tín Tâm Minh" còn mấy thứ khác toàn là "CỤC XƯƠNG" không à.
Reply
#4
(2018-01-22, 10:07 PM)RVo Minh Wrote: Dám chắc bạn không biết bạn đang là con Hàn Lu rách việc.

Ai muốn nói gì thì nói thì bạn muốn nói gì thì nói:

Mắc mớ gì mà bạn chạy cái ào tới "CỤC XƯƠNG" cắn xé cho nó rách tươm bươm vậy? 

Dám chắc bạn biết viết mà bạn không biết đọc nên đọc mà không biết "Ý dẫn đầu các Pháp".  Ý dẫn đầu Pháp này là "Tín Tâm Minh" còn mấy thứ khác toàn là "CỤC XƯƠNG" không à.

Bác chọn cái nick thật đúng với cách nói năng của bác.  Grinning-face-with-smiling-eyes4
Reply
#5
(2018-01-25, 02:05 PM)Rách Việc Wrote: Bác chọn cái nick thật đúng với cách nói năng của bác.  Grinning-face-with-smiling-eyes4

Đức Phật nói "Con người vốn sanh ra là Vô Minh" Bởi Vô Minh nên làm Việc gì hay Nói gì cũng Rách. 

Đức Phật nói "Con người vốn sanh ra là Vô Minh" Bởi Vô Minh Rách Việc nên mới lấy nick là Rách Việc
Reply
#6
(2018-01-25, 03:31 PM)Vo Minh Wrote: Đức Phật nói "Con người vốn sanh ra là Vô Minh" Bởi Vô Minh nên làm Việc gì hay Nói gì cũng Rách. 

Đức Phật nói "Con người vốn sanh ra là Vô Minh" Bởi Vô Minh Rách Việc nên mới lấy nick là Rách Việc

Bậy bạ, tui nghe bác nói chứ Phật nào nói vốn với liếng.  Grinning-face-with-smiling-eyes4 Sanh ra thì ngủ ngày ngủ đêm biết gì sáng tối mà vô với minh, chừng khi lớn lên thấy cái này mê cái kia tới đó Phật mới nói vô minh, rồi bác lại nhận vô minh làm vốn làm nick mà quên mất đi tự tánh xưa nay đâu vô minh ra minh, như lai thôi mà.
Reply
#7
(2018-01-25, 04:04 PM)Rách Việc Wrote: Bậy bạ, tui nghe bác nói chứ Phật nào nói vốn với liếng.  Grinning-face-with-smiling-eyes4 Sanh ra thì ngủ ngày ngủ đêm biết gì sáng tối mà vô với minh, chừng khi lớn lên thấy cái này mê cái kia tới đó Phật mới nói vô minh, rồi bác lại nhận vô minh làm vốn làm nick mà quên mất đi tự tánh xưa nay đâu vô minh ra minh, như lai thôi mà.

Xin được phép hỏi bạn "tự tánh" là cái gì vậy nhỉ??????? 

Nhớ đừng copy & paste nhé bạn. Vì chỉ có Vô Minh idiot mới copy and paste.  


Hay các bạn Phật Tử khác trả lời giùm cho Vô Minh Rách Việc này được không vậy?
Reply
#8
(2018-01-25, 04:31 PM)CVo Minh Wrote: Xin được phép hỏi bạn "tự tánh" là cái gì vậy nhỉ??????? 

Nhớ đừng copy & paste nhé bạn. Vì chỉ có Vô Minh idiot mới copy and paste.  


Hay các bạn Phật Tử khác trả lời giùm cho Vô Minh Rách Việc này được không vậy?


Nếu là cái gì thì chẳng phải tự tánh mà là tánh khí.  Grinning-face-with-smiling-eyes4 Tự tánh đâu thể chạm bằng thân thể như vật mà bác hỏi cái gì.
Reply
#9
(2018-01-25, 04:46 PM)Rách Việc Wrote: Nếu là cái gì thì chẳng phải tự tánh mà là tánh khí.  Grinning-face-with-smiling-eyes4 Tự tánh đâu thể chạm bằng thân thể như vật mà bác hỏi cái gì.

(2018-01-24, 11:39 AM)lathu Wrote: Trình độ viết chữ Việt của Rách Việc giỏi và cao siêu quá, làm cho LT rối loạn như mớ bòng bong, thật nà khó hiểu nổi ... Biggrin 
Chỉ nhận thấy một điều ...hình như nà, nà ...Rách Việc "tu đắc đạo" quá cho nên bị tẩu hoả nhập ma ...lời lẽ phát ngôn nóng hừng hực còn hơn đống ...ph-ân bò mới thải ....Chúc mừng Rách Việc đã "TU ĐẠO" thành chánh quả   Cheer Biggrin Rollin Lol :chay: :chay: :chay:

Xin phép bạn Lathu cho mượn câu trả lời cho bạn  Rách Việc.

Thành thật cảm ơn
Reply
#10
TÍN TÂM MINH
TAM TỔ TĂNG XÁN

Đạo Sư Osho
Việt Dịch - Minh Nguyệt



Tam Tổ Tăng Xán không ủng hộ luận lý. Ngài ủng hộ sự sống. Hãy cố gắng hiểu ý nghĩa pháp thậm thâm vi diệu của ngài. Ngài khai thị…  

Đạo lớn chẳng gì khó
Cốt đừng chọn lựa thôi
Quí hồ không thương ghét
thì tự nhiên sáng ngời…”

     Như Trang Tử[1]có dạy, “Tự tại là đúng.”  “Đạo lớn chẳng gì khó…” Nếu khó, bạn là người xem nó khó. Đạo lớn không khó. Làm sao nó có thể khó? Thậm chí, cây cao theo nó. Dòng sông học nó. Đá bám nó. Làm sao có thể khó? Thậm chí, chim bay trong nó. Cá bơi trong nó. Làm sao có thể khó? Con người biến nó thành khó. Tâm trí biến nó thành khó. Mưu kế là biến mọi thứ dễ dàng thành khó khăn để lựa chọn và phân biệt. Yêu hận thì dễ, nhưng bạn chọn lựa. Bạn nói, “Tôi chỉ yêu, nhưng không hận.”  Mọi sự trở nên khó. Bạn không thể yêu. Thở vô dễ. Thở ra khó. Bạn chọn lựa. Bạn nói “Tôi chỉ thở vô. Tôi sẽ không thở ra.” Mọi sự biến thành khó. Tâm có thể nói, “Tại sao thở ra? Hơi thở là sự sống. Số học đơn giản.  Cứ thở ra. Đừng thở vô. Sự sống sẽ sống động hơn. Sự sống tích tụ nhiều hơn. Bạn sẽ biến thành kho tàng lớn của sự sống. Bạn chỉ thở vào. Đừng thở ra. Bởi thở ra là chết.”

Hiện tượng đầu tiên khi một hài nhi mới sinh ra là nó thở vào. Hiện tượng cuối cùng của con người bên bờ cửa tử là thở ra. Sự sống bắt đầu với hơi thở vào và kết thúc với hơi thở ra. Mỗi giờ khắc, bạn thở vào là sinh. Mỗi giây phút, bạn thở vào là diệt. Hơi thở là sự sống. Đó là lý do tại sao Ấn Độ giáo gọi là Prana. Prana có nghĩa là sự sống. Hơi thở là sự sống. Lý luận đơn giản. Số học đơn giản. Không rắc rối lắm. Bạn thực hành một cách đơn giản. Thở vào nhiều và thở ra ít hơn, bạn sẽ không bị chết sớm. Nếu bạn chỉ thở ra, bạn sẽ chết. Người giỏi lô gic sẽ thở vào nhiều, thở ra ít. Yêu thở vô. Ghét thở ra. Sự sống dễ dãi nếu bạn không quyết định. Bạn biết thở vô thở ra không đối cực nhau, hai phần của một quá trình. Hai phần này là phần hữu cơ. Bạn không thể phân chia chúng. Nếu bạn không thở ra? Không hợp lý rồi. Bạn sẽ không sống được. Bạn sẽ chết. Hãy thử thở vô, đừng thở ra. Bạn sẽ hiểu. Bạn sẽ rất căng thẳng. Toàn bộ bản thể muốn thở ra nếu không thì sẽ chết. Nếu bạn chọn lựa, bạn sẽ gặp khó khăn. Nếu bạn không chọn, mọi sự dễ dàng. Nếu đại đa số gặp khó khăn bởi có quá nhiều thầy đã đầu độc tâm họ. “Chọn cái này. Chọn cái kia”. Làm và không làm hủy diệt bạn. Họ có vẻ hợp lý. Nếu bạn tranh biện với họ, họ sẽ thắng. Luận lý giúp đỡ họ. “Coi đi! Rất dễ phải không? Tại sao thở ra là sẽ bị chết?” Việc này xảy ra. Không chỉ với hơi thở. Có những học viện dạy du già dạy là sự sống đếm qua từng mỗi hơi thở, không phải hằng năm, nhưng qua mỗi hơi thở, tuổi thọ của bạn được xác định. Hãy thở thật chậm. Nếu bạn thở mười hai hơi trong một phút, bạn sẽ chết sớm ngay. Thở chừng sáu, ba, bạn sẽ sống lâu. Không ai thành công, nhưng họ cố gắng. Thở thật chậm. Tại sao? Bởi nếu bạn thở chậm, hơi thở ra sẽ chậm hơn, bạn sẽ sống lâu hơn. 
Nghe nói người trong hôn nhân thường sống lâu hơn  người độc thân, nên có người hỏi Mulla Narasruddin, “Có thật không Nasruddin?” Nasruddin đáp, “Có vẻ vậy. Người trong hôn nhân không sống lâu, nhưng có vẻ là sống lâu hơn.” Mỗi khi gặp rắc rối, thời gian có vẻ dài hơn. Khi không gặp rắc rối gì, thời gian ngắn hơn. Các hành giả du già thường thở ít và chậm. Họ kéo dài quá trình tuổi thọ. Họ không sống động, chỉ có vậy. Họ sẽ không sống trọn vẹn. Ngọn đèn cầy của họ không cháy hoàn hảo. Cuộc đời của họ thiếu hương vị, thiếu sự nhiệt tình. Họ kéo dài cuộc đời của họ. Trường hợp như vậy xảy ra với dục. Người tham dục suy nghĩ là tử thần tìm tới. Họ nói đúng, bởi năng lượng dục mang đến sự sống, nên năng lượng dục bị tổn thất. Năng lượng dục càng bị tổn thất thì tuổi thọ càng ngắn đi. Hợp lý, hoàn toàn Aristotlian tánh, nhưng ngu xuẩn. bạn không thể thấy ai ngu xuẩn hơn các nhà luận lý gia. Điều hợp lý là năng lượng dục đến từ dục. Đứa trẻ ra đời qua dục. Dục là nguồn cội sự sống.  Hãy giữ kỹ nó. Đừng làm nó bị cạn kiệt, nếu không bạn sẽ bị chết sớm, nên toàn bộ thế gian này ai cũng sợ. Cũng tình trạng như vậy. như hơi thở vô, cơ thể muốn ném nó ra. Người tịnh thân (Brahmacharins) cố gắng giữ năng lượng dục, cơ thể thì muốn ném nó ra. Toàn bộ cuộc đời của họ trở nên đầy dục vọng. Tâm họ đầy dục vọng. Họ mơ dục. Dục trở thành sự ám ảnh của họ. Hợp lý tất nhiên rồi, nhưng không thật nếu so sánh sự sống. Họ không sống lâu được. Họ sẽ chết sớm. Đây là nghiên cứu mới. Con người sống lâu nếu họ kéo dài được đời sống tình dục của họ. Nếu người có thể kéo dài đời sống tình dục trong tám mươi năm, ông sẽ trường thọ. Tại sao? Bởi bạn càng thở ra nhiều, bạn sẽ thở vô nhiều. Nếu bạn muốn sống lâu… thở ra nhiều, có chỗ trống để bạn thở vô. Bạn không suy nghĩ cách thở vô. Bạn đơn giản thở ra. Cơ thể bạn hấp thụ năng lượng từ toàn bộ vũ trụ. Như mỗi quá trình trong sự sống. Bạn ăn, nhưng nếu bạn tham ăn, bạn sẽ bị bội thực. Rất hợp lý. Mỗi con người văn minh đều bị táo bón. Quốc gia nào càng văn minh thì càng bị táo bón. Tại sao phải thở ra? Để thở vào. Thực phẩm là nguồn năng lượng.  Tại sao lại ném ra. Bạn không biết nhưng tâm thức bị vướng mắc với logic và Aristotlian tánh.

Sự sống quân bình giữa sự ra và sự vô. Bạn chỉ là lộ trình. Hãy chia sẻ! Càng chia sẻ bạn càng được nhiều. Nếu bạn keo kiệt, không bố thí thì bạn sẽ sở hữu ít hơn bởi bạn không cần có nhiều. Quan sát tiến trình sự sống! Nếu bạn thật sự có hứng thú trong sự tìm hiểu giải thoát Vô thượng, hãy chia sẻ nhiều và bạn sẽ nhịn được nhiều công đức. Thở ra nhiều hơn. Đó là sự chia sẻ. Tặng phẩm tức là chia sẻ năng lượng của bạn, nhưng tâm nói… Nó có lý lẽ của nó. Tam Tổ Tăng Xán gọi lý lẽ là một căn bệnh…

“Đạo lớn chẳng gì khó…”

Bạn làm nó khó. Bạn là sự khó khăn. Đạo lớn rất dễ…

“Cốt đừng chọn lựa thôi…”

Đừng lựa chọn. Hãy để sự sống vận chuyển tự nhiên. Đừng nói với sự sống,”Vận chuyển hướng này. Vận chuyển hướng nam. Vận chuyển hướng bắc. Bạn đơn thuần tuôn chảy với vạn hữu. Bạn không đi ngược lại nguồn sống, mà trở thành một với dòng nước.

“Cốt đừng chọn lựa thôi…”

Đạo lớn dễ… Đối với kẻ “Cốt đừng chọn lựa thôi…” Bạn lựa chọn…tất cả! Bạn mang tâm vào, “Tôi thích điều này. Tôi thích cái kia. Tôi chọn điều này. Tôi không chọn cái kia.”

“Quí hồ không thương ghét…”

Khi bạn vô chọn lựa… Không có thái độ thuận hoặc nghịch. Yêu và ghét vắng mặt. Bạn không ghét không thương. Vạn vật tự nhiên trôi chảy…

“Thì tự nhiên sáng ngời
Sai lạc nửa đường tơ
Đất trời liền phân cách…”

Tâm sẽ nói, “Bạn trở thành một con vật nếu không lựa chọn. Nếu bạn không chọn lựa, thì giữa bạn và cội cây khác nhau chỗ nào? Sẽ có sự khác nhau rất lớn. Sự khác biệt không phải là do mang tâm vào. Sự khác nhau nằm ở tỉnh thức. Cây xanh không chọn lựa, không ý thức. bạn sẽ vô lựa chọn. Tỉnh thức vô lựa chọn có ý như vậy. Sự khác nhau rất lớn. Bạn sẽ ý thức bạn không chọn lựa. Sự tỉnh thức đem đến một sự an lạc thâm sâu. Bạn sẽ thành một vị Phật. Bạn sẽ thành Tam Tổ Tăng Xán, Trang Tử. Cội cây không thể thành Trang Tử. Trang Tử như cây xanh. Ông hoàn toàn như cây xanh nếu đề cập đến tỉnh thức. Ông trọn vẹn sống trong tỉnh thức là ông không hề chọn lựa.

“Quí hồ không thương ghét…”

Thương ghét tô điểm mầu sắc lên đôi mắt bạn, bạn không thể thấy rõ ràng. Nếu bạn yêu ai, bạn thấy điều không có. Không có người con gái nào xinh đẹp nếu bạn yêu nàng, bởi bạn phóng chiếu. Bạn đã có hình tượng người con gái trong mộng và hình ảnh đó phóng chiếu. Người con gái  ngoài đời phản ảnh như cô gái trên màn ảnh. Vì vậy, đại đa số, không sớm thì muộn, sẽ có lúc thất vọng. Người con gái ngoài đời không thể thích hợp với hình ảnh cô gái trong mộng của bạn. Cô là con người thật. Cô sẽ nói, “Tôi không phải là hình ảnh cô gái trong mộng của anh.”  Cô có thể duy trì hình ảnh đó được bao lâu? Không sớm thì muộn, bạn sẽ thấy cô không thích hợp. Lúc đầu, cô nhường nhịn. Bạn là bức màn phóng chiếu của cô. Cô là bức màn phóng chiếu của bạn.

Vợ của Mulla Narasruddin bảo anh… Tôi nghe trộm được. Cô nói, “Anh không còn yêu em như ngày xưa nữa, khi anh mới tán tỉnh em.” Mulla Narasruddin đáp, “Em yêu quí. Đừng quá xem trọng những sự việc ngày xưa. Chỉ là tuyên truyền mà thôi. Anh quên em đã nói gì. Em quên anh đã nói gì. Hãy sống thật một chút đi.”

  Không ai có thể đóng vai trò cô gái trong mộng cho bạn suốt đời. Không thoải mái chút nào. Làm sao họ thích hợp với hình ảnh trong mộng? Họ có thực tại của họ. Thực tại phản ảnh. Nếu bạn yêu ai, bạn phóng chiếu những sự việc không thật. Nếu bạn ghét ai, bạn cũng phóng chiếu những gì không thật. Trong tình yêu, người yêu là thánh thần. Trong sự hận thù, người đó trở thành ác quỉ. Không ai thánh thần không ai ác quỉ. Họ chỉ là họ. Thánh thần và ác quỉ chỉ do   phóng chiếu. Nếu bạn yêu, bạn thiếu sự sáng suốt. Nếu bạn ghét, bạn không thấy rõ ràng. Khi không còn thương ghét, đôi mắt bạn sáng suốt hơn. Bạn sẽ nhận rõ thực tướng của họ. Khi tâm thức bạn sáng suốt, vạn hữu hiển lộ thực tại. Thực tại đó là Thượng Đế. Thực tại đó là Chân lý. Ý là gì? Tổ sư Thiền như Tam Tổ Tăng Xán không yêu? Sự yêu thương của ngài có chất lượng hoàn toàn khác bạn. Người sẽ yêu thương, nhưng vô lựa chọn. Ngài yêu, nhưng tình thương ngài không do sự phóng chiếu. Ngài yêu thương, nhưng tình thương của ngài không bắt nguồn qua mộng. Ngài yêu thương cái Thật. Tình thương hướng về sự chân thật tức là từ bi.  Ngài sẽ không phóng chiếu gì hết. Ngài sẽ không thấy bạn là thánh thần hay ác quỉ. Ngài đơn thuần thấy bạn như thực tướng của bạn. Ngài bố thí bởi ngài đầy đủ. Bạn càng chia sẻ, bạn càng được nhiều. Ngài sẽ chia sẻ sự an nhiên tự tại của ngài cho bạn.

Khi bạn yêu, bạn phóng chiếu. Bạn yêu, nhưng không chia sẻ. Bạn yêu trong sự đòi hỏi. Bạn yêu một cách bóc lột. Khi bạn yêu ai, bạn cố gắng sửa đổi họ theo ý bạn. Mỗi một người chồng hành động như vậy. Mỗi một người vợ hành xử như vậy. Mỗi một người bạn đều làm như vậy. Họ luôn nỗ lực thay đổi người khác, con người thật. Con người thật không thể thay đổi. Bạn chỉ thất vọng thôi. Con người thật không thể thay đổi. Giấc mơ của bạn tan vỡ, bạn đau khổ. Bạn không lắng nghe thực tại. Không một ai có mặt để thành toàn ước mơ của bạn. Mỗi một chúng sinh có mặt để thành toàn đinh mệnh của họ, thực tại của họ. Bậc Giải Thoát như Tam Tổ Tăng Xán yêu thương, nhưng tình thương của ngài không bóc lột. Ngài yêu thương bởi ngài quá đầy đủ. Ngài tràn đầy. Ngài không tạo ra mộng đẹp chung quanh bất kỳ ai. Nếu có người trên lộ trình của ngài, ngài chia sẻ. Sự bố thí của ngài vô điều kiện. Ngài không mong đợi gì nơi bạn. Nếu tình thương có sự mong đợi sẽ đầy sự tuyệt vọng. Nếu yêu thương với lòng mong cầu thì sẽ không được đáp ứng. Nếu tình thương mong cầu thì chỉ có điên cuồng và thất vọng. Tam Tổ Tăng Xán khai thị rằng. “Quí hồ không thương ghét. Chỉ nhìn thực tại của mỗi chúng sinh.”  Đây là lòng từ bi của một vị Phật, không phóng chiếu, không hư huyễn, không nỗ lực thay đổi chúng sinh theo cái nhìn của ngài.  

“Quí hồ không thương ghét
thì tự nhiên sáng ngời…”



Tâm phải thương ghét. Tâm vật lộn giữa hai. Nếu bạn không thương ghét, bạn vượt trên tâm. Tâm ở đâu? Trong bạn, khi tâm lựa chọn chấm dứt. Dù bạn nói “Ta muốn tịnh tĩnh. Ta không muốn bị căng thẳng”, bạn sẽ không bao giờ tịch lặng được bởi bạn lựa chọn. Đây là vấn đề. Có người tìm đến hỏi tôi. “Bạch Ngài Osho, con muốn được yên tĩnh. Con không muốn căng thẳng nữa.” Tôi thấy tội nghiệp họ. Cảm thấy tội nghiệp vì câu nói của họ vô minh. Nếu bạn không muốn căng thẳng, bạn sẽ tạo ra căng thẳng mới. Sự chọn lựa không muốn đó đã tạo ra căng thẳng mới rồi. Bạn sẽ càng bị quấy nhiễu hơn. Nếu bạn muốn thật vắng lặng, nếu bạn thật sự muốn chạy đuổi theo nó, chính sự vắng lặng của bạn sẽ biến thành sự căng thẳng. Thấu hiểu hiện tượng này nếu bạn chọn lựa. Một sự thông hiểu sâu sắc. Cảm giác hiện tượng này… mỗi khi bạn chọn lựa, bạn sẽ căng thẳng hơn. Khi bạn không còn lựa chọn, bạn thư giãn. Khi bạn thư giãn, đôi mắt bạn sáng suốt, không bị ô nhiễm bởi mây và bụi bậm, không vọng tưởng trôi nổi qua tâm. Bạn có thể thấy được tư tưởng. Khi bạn có thể thấy được sự thật, bạn được giải thoát. Chân lý giải phóng bạn. 

“Sai lạc nửa đường tơ
Đất trời liền phân cách…”

     Sai lạc nửa đường tơ…, dù sự lựa chọn nhỏ nhoi như nửa đường tơ, bạn bị phân cách. Bạn sẽ thấy thiên đường và địa ngục. Giữa hai, bạn bị nghiền nát.
“Chớ nghĩ chuyện ngược xuôi
Thì hiện liền trước mắt…”

Sống không khái niệm, trần trụi, không y phục, không ý tưởng gì về chân lý, bởi chân lý ghê sợ mọi khái niệm.  Hãy xả ly mọi triết lý, lý thuyết, giáo điều, kinh điển. Hãy buông bỏ tất cả rác rến! Bạn tịnh tĩnh, vô lựa chọn. Đôi mắt bạn sẵn sàng nhận thấy thực tướng của nó. Không qua hy vọng được thấy mọi khát vọng của bạn được thành toàn. Đừng mơ ước. Lộ trình của địa ngục đấy dẫy những giấc mộng hư huyễn. Lộ trình của Niết bàn hoàn toàn trống rỗng. Hãy buông bỏ mọi gánh nặng! Càng muốn thăng hoa cao hơn, bạn càng phải ít gánh nặng. Nếu bạn đến Hi Mã Lạp Sơn, bạn phải hoàn toàn trút bỏ mọi gánh nặng. Cuối cùng, khi bạn trên đỉnh Gourishanka, Everest, bạn phải buông xả tất cả. Bạn phải hoàn toàn trần trụi, bởi bạn càng lên cao, trọng lượng của bạn cần nhẹ hơn.  Mọi quan điểm đè nặng trên bạn. Chúng không phải là đôi cánh. Chúng là vật  chặn giấy. Hãy vô chọn lựa.

Chớ nghĩ chuyện ngược xuôi
Thì hiện liền trước mắt…”

Đừng hữu thần hoặc vô thần nếu bạn thật sự muốn nhận thấy chân lý. Đừng nói, “Thượng Đế hiện hữu.” Đừng nói, “Thượng Đế không hiện hữu.” Dù bạn có nói gì thì cũng chỉ là sự tham cầu. Những gì ẩn tàng trong sở cầu, bạn sẽ phóng chiếu. Nếu bạn muốn thấy Thượng Đế như Krishna với ống sáo trên môi ngài, có một ngày, bạn sẽ thấy được ngài, không phải bạn mà Krishna hiện diện, chỉ bởi bạn đã ẩn tàng chủng tử tầm cầu mà bạn phóng chiếu trên màn ảnh của thế gian này. Nếu bạn muốn thấy Đức Chúa Giê Su bị đóng đinh, bạn cũng sẽ thấy được ngài. Bất cứ điều gì bạn muốn phóng chiếu, chỉ là sự hư huyễn. Bạn sẽ không tiến gần được chân lý. Hãy không còn hạt giống tầm cầu. Không khái niệm, không so sánh, không thuận thay nghịch, không thương ghét, không triết lý. Bạn đơn thuần thấy vạn vật theo thực tướng của chúng. Bạn không mang nặng tâm trí. Bạn vô tâm. 

Đem thuận nghịch chỏi nhau
đó chính là tâm bịnh…”

Đó chính là tâm bịnh… Nghĩ chuyện ngược xuôi. “Đem thuận nghịch chỏi nhau.” Tại sao tâm phân tán? Tại sao bạn không thể hợp nhất? Bạn yêu, bạn ghét. Bạn muốn là, nhưng bạn luôn tưới nước trên mọi phân chia, lựa chọn, thương ghét, thuận nghịch…

Mới hôm trước, có người phụ nữ tìm tôi, cô nói. “Hãy gia trì con. Con muốn được sự gia trì của ngài.” Tôi thấy cô gặp khó khăn, có vẻ lo lắng nên tôi hỏi, “Có vấn đề gì không?” Cô đáp, “Con đã được điểm đạo bởi một minh sư khác.” Một sự vật lộn… Cô muốn được gia trì, nhưng tâm cô bảo cô, tôi không phải là minh sư của cô. Cô đã thọ đạo với một minh sư khác, vậy cô phải làm sao? Tôi bảo cô buông bỏ cả hai minh sư. Sẽ dễ dàng hơn nếu tôi nói với cô, “Hãy buông bỏ minh sư của cô. Chọn tôi.” Sẽ dễ dàng hơn nhiều! Tâm thường hoạt động như vậy, nhưng sự khó khăn vẫn còn lại. Tên bệnh thay đổi, nhưng căn bệnh vẫn vậy. Trong ngõ ngách nào đó của tâm, vẫn sự hoài nghi đó, vẫn sự lưỡng lự đó. Nhưng nếu tôi nói, “Hãy buông bỏ cả hai.” Bởi đó là con đường duy nhất để gần gũi minh sư. Khi bạn không lựa chọn minh sư này hoặc minh sư kia, bạn trống rỗng. Bạn không quan điểm, trống không, dễ tiếp thu hơn. Chỉ có vậy, bạn mới gần được minh sư. Không còn cách nào khác! Nếu bậc minh sư là cánh cửa chân lý, sẽ là con đường đó, bởi ngài đã chuẩn bị. Đó là sự điểm đạo.

Một minh sư giúp bạn vô quan điểm, vô lựa chọn, vô tâm. Nếu chính minh sư biến thành sự lựa chọn của bạn, ngài sẽ là một chướng ngại. Bạn phải lựa chọn. Tâm phải sử dụng. Bạn càng  sử dụng tâm, nó càng được hỗ trợ mạnh mẽ hơn. Đừng sử dụng nó. Thật khó, bởi bạn nói “Chuyện gì xảy ra với tình yêu, tài sản, đức tin, tôn giáo, nhà thờ, và giáo đường của chúng con?” Chúng là gánh nặng của bạn. Hãy thoát ly chúng. Hãy cho bạn sự tự do. Chúng đã làm vướng mắc, bám rễ. Chân lý muốn bạn giải thoát. Với sự giải thoát, bạn thăng hoa. Với đôi cánh, bạn bay cao. Với sự vô trọng lượng, bạn nhẹ như áng mây. Tam Tổ Tăng Xán dạy…

“Đem thuận nghịch chỏi nhau
đó chính là tâm bịnh…”


[1]Trang Châu, thường gọi là Trang tử (sống trong khoảng 369- 298 trước Tây lịch kỷ nguyên) , có lẽ là một nhà Lão học cao nhất trong các nhà Lão học cổ nhất ở Trung- Hoa.Quan niệm Đạo và Đức của Trang Tử cũng giống như Lão Tử.Theo Trang Tử, “tự do tự tại” là “tự do sống theo cái sống tự nhiên của mình” mà không phải mô phỏng theo ai khác, đèo bòng tham muốn cái ngoài Tánh Phận của mình. (…) Như vậy, ta thấy rằng, cái Tự Do mà Trang tử đề xướng là một thứ tự do tuyệt đối, không lệ thuộc vào một điều kiện nào ngoài cái Bản Tánh của mình cả. Sống theo mình là Tự Do, là Hạnh phúc; sống theo kẻ khác, là Nô lệ, là Đau khổ. (…) Bậc chí nhân vì đã thực hiện được trạng thái “vô kỷ” nên “thuận với Tánh tự nhiên của mình” và dù lưu chuyển theo cuộc biến động bất tận của Trời Đất, vẫn không làm mất Bản-tánh duy nhất của mình.
(Trang Tử Nam Hoa Kinh, Tiêu Diêu Du – Thu Giang Nguyễn Duy Cần dịch)
 
 Còn tiếp


 
Phong huyền thông đảnh
Chẳng phải nhân gian
Ngoài tâm không pháp
Đầy mắt núi xanh.
Reply
#11
TÍN TÂM MINH
TAM TỔ TĂNG XÁN

Đạo Sư Osho
Việt Dịch - Minh Nguyệt




Làm sao vượt trên nó? Có cách nào để vượt trên nó? Không có cách nào. Bạn phải nhận biết nó. Bạn phải trực diện tạo tác của nó. Hành giả phải khép kín đôi mắt, nhìn thẳng cuộc đời mình… Quán sát nó. Bạn sẽ cảm nhận chân lý của Tam Tổ Tăng Xán. Khi bạn cảm nhận chân lý, căn bệnh chấm dứt. Không cần thuốc chữa. Nếu thuốc chữa được cho bạn, bạn sẽ thích nó. Căn bệnh được quên nhưng thuốc trị được thích, và thuốc trị biến thành căn bệnh. 

            Đừng lựa chọn. Chấp nhận sự sống thật trọn vẹn. Bạn phải trực diện sự trọn vẹn này: Sinh và tử, thương và ghét, hạnh phúc và đau khổ, cực lạc và thống khổ. Nếu bạn thấy chúng đi đôi, vậy có gì để chọn lựa? Nếu bạn thấy chúng là một, vậy sự chọn lựa từ đâu dấy khởi? Nếu bạn thấy sự thống khổ là cực lạc, cực lạc là thống khổ, nếu bạn thấy hạnh phúc là đau khổ, đau khổ là hạnh phúc, yêu là ghét, ghét là yêu, thì sự lựa chọn từ đâu dấy khởi? Làm sao chọn lựa? Lựa chọn cách nào? Tự nhiên, mọi sự lựa chọn buông xả. Bạn không buông xả nó. Nếu bạn buông xả nó, sự buông xả đó là lựa chọn của bạn. Đây là trạng thái nghịch lý. Bạn không có ý định xả ly nó, bởi nếu bạn buông xả nó, có nghĩa là bạn phải chọn lựa giữa thuận và nghịch. Sự lựa chọn bạn trọn vẹn. Bạn thuận toàn thể, nhưng nghịch phân chia. Căn bệnh tìm đến... thật vi tế.

            Bạn nhận biết. Chính sự nhận biết đó đã buông xả. Bạn không bao giờ buông xả nó. Bạn đơn thuần cười lớn… Bạn hỏi một chung trà…    
 

2
Tròn Đầy Tựa Thái Hư

 
3
“Chẳng nắm được mối huyền
Hoài công lo niệm tịnh.”
4
“Tròn đầy tợ thái hư
Không thiếu cũng không dư
Bởi mảng lo giữ nó
Nên chẳng được như như.”
5
“Ngoài chớ đuổi duyên trần
Trong đừng ghì không nhẫn
Cứ một mực bình tâm
Thì tự nhiên dứt tận.”
6
“Ngăn động mà cầu tịnh
Hết ngăn lại động thêm
Càng trệ ở hai bên
Thà rõ đâu là mối.”
7
“Đầu mối chẳng rõ thông
Hai đầu luống uổng công…”
 

Có một vài điều trước khi chúng ta đi vào đoạn kinh Tín Tâm Minh của Tam Tổ Tăng Xán. Tại Tây Phương, vài năm về trước, Một nhà thôi miên người Pháp, Emile Coue, tái khám phá một trong những luật căn bản của tâm thức con người. Ông gọi luật này là “Luật Phản Phục”. Một trong những tư tưởng trong kinh điển của Đạo Lão và Thiền. Tam Tổ Tăng Xán khai thị về luật này. Cố gắng hiểu luật này, thì pháp ngài dạy sẽ dễ hiểu. Giả sử, nếu bạn không buồn ngủ, bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ cố ngủ. Bạn sẽ làm việc này làm việc kia, nhưng bất cứ việc gì bạn làm sẽ phản tác dụng. Bạn không thể ngủ. Sẽ xảy ra ngược lại. Mỗi tạo tác và cố gắng sẽ không thể làm bạn ngủ được. Giấc ngủ là sự thư giãn. Bạn không thể cưỡng ép, không thể bắt buộc. Không thể bắt nguồn qua ý chí. Nó là sự chuyển vận của vô thức. Ý chí chỉ là một phần nhỏ trong ý thức. Khi bạn chìm trong vô thức, chiều sâu thăm thẳm, phần nhỏ ý thức đó là ý chí, sẽ để lại trên bề mặt. Bạn không thể mang mặt ý thức vào chiều sâu thăm thẳm của vô thức. bạn không thể mang ngoại giới đưa vào nội giới. Cho nên, khi bạn cố gắng ngủ, bạn đang tự hủy. Bạn làm ngược lại, bạn sẽ tỉnh táo hơn. Cách duy nhất để ngủ là đừng làm gì cả. Nếu không thể ngủ, sẽ không thể ngủ. Đừng làm gì cả! Nếu không, bạn sẽ tạo ra khoảng cách và đẩy giấc ngủ xa bạn hơn. Chỉ ôm gối, tắt đèn, nhắm đôi mắt, thư giãn và chờ đợi. Khi giấc ngủ đến, nó sẽ đến. bạn không thể buộc bạn ngủ qua ý chí. Ý chí sẽ đối kháng với vô thức. Tình trạng như vậy thường xảy ra nhiều lần trong sự sống. Sẽ bị phản tác dụng. Nếu bạn muốn tịnh tĩnh, bạn sẽ làm gì? Sự vắng lặng như giấc ngủ. Bạn không thể tự cưỡng ép. Bạn để nó tự nhiên xảy ra qua sự buông xả. Không còn cách nào khác. Nếu bạn cố gắng, bạn sẽ không bao giờ có thể thinh lặng. Nếu bạn muốn yên lặng, bạn sẽ làm gì? Sự im lặng có nghĩa là vô hành. Bạn đơn thuần thả lõng, thư giãn. Khi tôi nói thư giãn, ý của tôi là hãy thản nhiên. Không có phương pháp nào giúp bạn thư giãn.  Sử dụng phương pháp có nghĩa là bạn đã tác động.

Có một tác phẩm, tựa đề là “Bạn Phải Thư Giãn!” Chữ Phải đó đã đối nghịch với sự thư giãn rồi. Chữ “Phải” không nên để vào, nếu không, bạn sẽ căng thẳng hơn. Luật này được khám phá bởi Emile Coue, ông nói. “Hãy để mọi sự tự nhiên, đừng tác động chúng.” Có sự việc có thể tác động…như tất cả thuộc hệ tâm thức, nhưng có những cái không thể tác động, như tất cả thuộc hệ vô thức, chiều sâu của tâm, không thể cưỡng chế. Có lúc, bạn cố gắng nhớ tên ai hay khuôn mặt của ai, bạn không thể nhớ nổi. Bạn cảm giác nó trên đầu lưỡi. Cảm giác thật sâu đậm đến mức bạn nghĩ rằng bạn sẽ nhớ, bạn cố gắng nhớ. Bạn càng cố gắng, bạn càng không thể nhớ. Thậm chí, bạn nghi ngờ không biết cảm giác đó có thật hay không. Bạn càng ráng nhớ, lại càng bất khả kháng. Bạn đâm ra bực bội, mất hy vọng, bạn xả hết toàn bộ công trình. Bạn vào vườn, đọc báo, hay là nghe nhạc. Tự nhiên, bạn nhớ lại. Sao lạ vậy?

Nó thuộc hệ vô thức, nằm sâu bên trong. Bạn càng cố gắng, bạn càng thu hẹp lại. Bạn càng nỗ lực, vô thức càng bị quấy nhiễu, hỗn loạn hơn và không ổn định nữa. Chỉ nằm trên đầu lưỡi, bởi bạn quá năng động ráng nhớ lại. Bạn dùng ý chí. Ý chí không thể đào sâu tâm vô thức. Chỉ sự tuân phục. Chỉ khi nào bạn buông xả. Khi bạn đi vào công viên hoặc hoa viên, đọc báo, đào hố, nghe nhạc, quên hết mọi việc, bạn nhớ lại. Đây là luật Phản Phục. Với vô thức, nên nhớ, ý chí không có công năng gì cả.  Chẳng những không công năng, còn nguy hại nữa. Lão Tử, Trang Tử, Đức Phật, Tam Tổ Tăng Xán. Họ là Minh sư của Luật Phản Phục. Đây là sự khác nhau  giữa Du Già và Thiền. Du già nỗ lực. Thiền buông xả. Thiền chân chánh hơn Du già. Du già hấp dẫn hơn, bởi tác động dễ dàng hơn… dù khó khăn, nhưng dễ tác động. Vô tác khó. Nếu có ai nói, “Đừng tạo tác.” Bạn ngơ ngác. Bạn hỏi “Vậy làm gì?” Nếu có ai nói “Đừng tạo tác.” Bạn thấy khó. Không khó nếu bạn hiểu. Vô tác không đòi hỏi năng lực. Tâm hành đòi hỏi khả năng và thực hành. Vô tác không yêu cầu sự thực hành. Đó là lý do tại sao Thiền bảo là giác ngộ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Không phải vấn đề làm sao giác ngộ, mà hãy để tự nhiên. Như giấc ngủ. bạn thư giãn, bạn ngủ. Bạn không cho phép xảy ra bởi có bạn có quá tác động trên bề mặt.

Bạn có chú ý một sự kiện là gần như chín mươi chín phần trăm các đứa bé ra đời vào ban đêm thay vì ban ngày không? Tại sao? Phải 50/50. Tại sao lại chọn ban đêm, chín mươi chín phần trăm? Các người mẹ vô thức, trong sự buông xả. Cô ngủ và hài nhi ra đời. Nếu cô tỉnh táo, cô sẽ cố gắng, và luật Phản Tác có mặt. Khi người mẹ cố gắng, phải chịu đựng cơn đau thì đứa bé mới có thể sinh ra.  Mỗi nỗ lực là một chướng ngại. Cô tạo ra chướng ngại. Cô càng cố gắng, tử cung càng thu hẹp lại, đứa bé càng khó sinh hơn. Trong xã hội man khai, những người mẹ không bị đau đớn khi sinh sản. Đây là một phép lạ. Y Khoa Tây phương, lần đầu tiên đã khám phá ra, có nhiều bộ lạc man khai, người mẹ sinh con không hề bị đau. Họ không thể tin được? Tại sao lạ kỳ vậy? Có nhiều thí nghiệm được thử, nhiều dự án nghiên cứu khám phá ra rằng bởi họ vô thức.  Họ sống như con thú, không tranh đấu, không vật lộn, không cưỡng chế. Họ không sử dụng ý chí. Họ buông xả. Họ man khai, không quá ý thức. Càng văn minh, bạn càng ý thức, càng được huấn luyện, và tâm vô thức sẽ chìm sâu hơn, khoảng cách mở rộng ra.

Nếu có gì phải thành tựu, dù khó khăn, bạn sẽ biết cách. Bạn học phương tiện. Có nhiều chuyên gia, bạn có thể được huấn luyện. Trong Thiền, không ai được huấn luyện. Trong Thượng Đế, không có sự huấn luyện và không người chủ chốt. Không phải vấn đề làm sao, mà là vấn đề yên nghỉ của tự tánh. Kinh nghiệm lớn xảy ra nếu bạn vắng mặt. Nếu bạn tạo tác, bạn sẽ hiện diện. Giấc ngủ đến khi bạn vắng mặt. Giác ngộ cũng cùng chung luật. Nó đến khi bạn không còn hiện hữu. Khi bạn tạo tác, làm sao bạn có thể vắng mặt cùng lúc đó? Nếu tâm hành, tâm có mặt. Hành động nuôi dưỡng ngã chấp.  Khi tâm vô tác, tự ngã không được nuôi dưỡng. Nó sẽ chết, vắng mặt và ánh sáng sa xuống. Nên bất kỳ bạn hành động với ý chí, sẽ có chướng ngại. Khi thiền, tự nhiên thiền trong vô tác. Đừng cưỡng chế bạn. Thay vì vậy, hãy để nó xảy ra. Trôi nỗi trong nó, bỏ quên bạn trong nó. Hấp thụ, nhưng không  sử dụng ý chí. Đừng thao túng,  bởi khi bạn thao túng, bạn phân tán trong trạng thái nhị nguyên: Sự thao túng và người thao túng. Khi bạn thành hai, Thiên đường và Địa ngục tạo ra ngay. Sẽ có khoảng cách vô biên giữa bạn và chân lý. Đừng thao túng, hãy để mọi sự tự nhiên xảy đến. Nếu bạn thiền luân xa, tự nhiên rung động. Đừng tạo tác! Đứng yên, cảm giác nó đến. Khi cơ thể bạn run rẩy, hỗ trợ nó, nhưng đừng tạo tác. Tận hưởng nó, cảm giác nguồn hỷ lạc, buông xả, đón nhận, nhưng đừng muốn nó.

Nếu bạn cưỡng chế, sẽ trở thành sự thực tập của thân. Khi sự rung động hiện diện, chỉ trên bề mặt, không xuyên suốt bạn. Bạn vẫn đặc cứng bên trong. Bạn vẫn là kẻ thao túng, cánh cửa và thân theo sau. Thân không vấn đề. Bạn mới là vấn đề. Khi tôi nói rung động, ý của tôi là sự cứng ngắc của bạn phải rung chuyển từ tận cùng cốt tủy. Để bạn có thể uyển chuyển, mềm mại, tan biến như dòng chảy. Khi không còn người rung động, chỉ sự rung động, không tâm hành, kinh nghiệm xảy đến. Không tác nhân. Hãy tận hưởng, nhưng đừng tham cầu. Khi bạn tham cầu, bạn không thể tận hưởng. Sẽ có sự đối lập, phản tác, không thể gặp nhau. Giả sử, bạn có thể khao khát tình yêu, theo sổ tay, bạn sẽ không tận hưởng được. Nếu bạn muốn tận hưởng, bạn phải ném hết mọi cuốn sổ tay, tất cả Kinseys, Minh sư và Johnsons. Bạn ném hết tất cả.  Bạn hoàn toàn quên tất cả những gì bạn học hỏi về tình yêu. Lúc đầu, bạn sẽ ngơ ngác, bởi không có sự hướng dẫn, không bản đồ làm cách nào bắt đầu? Hãy chờ đợi. Hãy để nguồn năng lượng nội tại vận chuyển, theo sau nguồn năng lượng đến bất cứ hướng nào nó hướng dẫn bạn. Cần chút thời gian, nhưng khi tình yêu đến, nó sẽ hoàn toàn chiếm ngự bạn. Bạn không còn hiện diện. Tình yêu có mặt nhưng không tình nhân. Tình yêu xảy đến trong nguồn năng lượng, không ngã chấp. Một sự thải ra  mãnh liệt. Khi tình yêu thành niềm hỷ lạc vô biên, bạn kinh nghiệm điều được kinh nghiệm bởi người kinh nghiệm nguồn thánh linh. Bạn biết một mảnh nhỏ, một giọt nước trong biển đông. Bạn thấy một chút ánh sáng nhỏ nhoi. Bạn đã nếm chút hương vị của nó.

Thiền, giác ngộ, Thượng Đế, Niết bàn, tất cả mọi kinh nghiệm đến bản thể qua tình thương. Qua tình thương, một thoáng thể nghiệm thành tựu. Khi có một thoáng thể nghiệm, những tâm thức dũng cảm xông pha vào cuộc mạo hiểm để truy tầm nguồn cội nơi nó bắt nguồn. Thông qua tình thương, Thượng Đế khám phá. Đó là lý do tại sao Đức Chúa Giê Su thường nói, “Thượng Đế là gì? Thượng Đế là tình yêu.” Qua tình thương, một thoáng thể nghiệm tìm tới. Tiến trình vẫn như vậy. Bạn không thể khao khát tình yêu. Nếu bạn  sử dụng ý muốn, toàn bộ vẻ đẹp biến mất. Không còn sự hỷ lạc. Cái thành tựu và cái kết thúc. Nó không bao giờ đến được tự tánh của bạn. Nó chỉ là sự tạo tác ở ngoại giới. Nên nhớ, tình thương  không thể  sử dụng ý chí. Thiền cũng vậy. Hãy ném hết mọi tri thức, bởi tri thức cần thiết khi bạn tạo tác. Khi bạn không tạo tác, cần chi tri thức? Bạn cần tri giác làm sao để tự tại, làm sao buông xả. Khi tôi nói, “phương cách” ý của tôi không phải là bạn phải cần phương tiện. Bạn tự động tìm kiếm. Có hai điều, tôi đề nghị sẽ giúp được bạn. Một là ngủ. Cố gắng tìm hiểu giấc ngủ xảy ra như thế nào. Bạn rơi vào giấc ngủ ra sao. Có lẽ bạn có một nghi thức nào đó không cưỡng chế giấc ngủ, sẽ giúp cho bạn. Ai cũng có một nghi thức riêng. Những đứa trẻ cũng có nghi thức, một bộ vị gì đó. Mỗi đứa trẻ có riêng một bộ vị. Có lẽ, nó mút ngón tay cái của nó. Không giúp bạn ngủ được, nhưng có thể giúp đứa trẻ. Nó tìm được nghi thức của nó. Nếu bạn bắt chước đứa bé đó, bạn không thể ngủ. Trường hợp như vậy cũng xảy ra trong mọi phương tiện của thiền. Ai cũng tìm nghi thức cho mình một nghi thức riêng. Nó giúp bạn tạo ra bối cảnh. Bạn tắt đèn, thắp hương trong phòng, một tọa cụ đặc biệt, mềm cở nào, cao cở nào, hay một loại thảm đặc biệt, hay một bộ vị đặc biệt. Mọi nghi thức riêng như vậy sẽ hỗ trợ bạn, nhưng không phải là nguyên nhân. Nếu có ai bắt chước thì không được, sẽ bị chướng ngại. Bạn phải tìm nghi thức riêng cho bạn. 

 Nghi thức chỉ giúp cho bạn thoải mái và chờ đợi. Khi bạn tự tại trong sự chờ đợi, kinh nghiệm xảy đến. Như giấc ngủ đến bạn, Thượng Đế tìm đến bạn qua tình thương. Bạn không thể cưỡng chế. Cuộc đời của bạn lắm phiền não bởi bạn học cách tạo tác.  Bạn hiệu quả  trong mọi sự việc máy móc bởi chúng có thể thành tựu. Nhưng bạn hoàn toàn không có hiệu quả  đối với nhân sự, bởi chúng không thể học hỏi và thành tựu qua kỹ thuật. Bạn không thể trở nên là một chuyên gia kỹ thuật đầy hiệu năng. Khi có việc máy móc cho tâm hành, sẽ có nơi chốn để huấn luyện, nhưng tâm thức không thể huấn luyện. Bạn đuổi theo nhiều minh sư, để học hỏi kỹ năng, mật chú để bạn giác ngộ. Không có thần chú nào giúp bạn giác ngộ. Đây là Mật truyền của Tam Tổ Tăng Xán. Ngài dạy bạn phải thông hiểu hơn, ít  sử dụng ý chí hơn, bớt nỗ lực, vô tâm hành, bơi lội nhiều hơn trong vô thức. Hãy cố gắng thấu hiểu đoạn kinh này.

Chẳng nắm được mối huyền

Hoài công lo niệm tịnh.”


Nếu bạn nắm được mối huyền[1], chẳng hoài công lo niệm tịnh. Nếu bạn không nắm được mối huyền, sẽ bị quấy nhiễu, căng thẳng và thống khổ. Khi có ai lao nhọc, biểu thị rằng người đó không thông hiểu sự vật, mối huyền của vạn vật. Bạn kết án người khác bởi vì họ mà bạn đau khổ. Không ai hiện hữu để gây đau khổ cho kẻ khác. Bạn đau khổ bởi bạn không thấu hiểu, hoặc bạn mê lầm. Thí dụ, có người tìm tôi, một người chồng, cha của một đàn con năm đứa. Ông nói ông bị phiền nhiễu vì vợ ông luôn tranh cãi, cố gắng khống chế ông, con cái thì không chịu nghe lời ông: “Người mẹ ảnh hưởng đám con cái nên chúng không nghe lời con nữa. Họ xem con không ra gì. Con đau khổ cùng cực. Xin ngài giúp con. Qua sự gia trì của ngài, không chừng vợ con sẽ hiểu hơn.”  Tôi nói, “Không thể nào. Thông qua gia trì của tôi hay của ai khác, không thể làm cho vợ bạn hiểu hơn. Bạn có thể. Khi bạn đòi hỏi người khác hiểu bạn, tức là bạn đã không hiểu rồi. Tại sao vợ bạn muốn khống chế bạn? Cô muốn khống chế bạn bởi bạn vật lộn muốn được khống chế. Nếu  bạn không vật lộn, cô sẽ không khống chế bạn nữa. Đây là một cuộc vật lộn, bởi bạn cũng chạy đuổi theo cùng mục tiêu. Đó là sự sai lầm. Có gì là sai khi đàn con nghe lời mẹ của chúng? Bạn muốn chúng nghe lời bạn nên mới có sự xung đột.”

Hãy cố gắng hiểu! Ai cũng muốn khống chế. Đó là tánh của ngã chấp. Nỗ lực khống chế người khác, dù là chồng, vợ, hoặc con cái, bạn bè, luôn tìm cách khống chế bằng một cách. Nếu ai cũng cố gắng khống chế người khác, bạn cũng muốn khống chế thì sẽ có sự xung đột, bởi bạn không hiểu chức năng của tự ngã. Bạn hãy buông bỏ nó! Kẻ khác không thể thay đổi. Bạn đã phí phạm cuộc đời một cách vô ích nếu bạn muốn thay đổi người khác. Đó là vấn đề của họ. Họ sẽ đau khổ nếu họ không hiểu biết, tại sao bạn phải đau khổ? Bạn nên hiểu rằng ai cũng muốn khống chế. “Tôi buông bỏ tất cả. Tôi sẽ không cố gắng khống chế.” Sự xung đột của bạn chấm dứt. Mọi sự sẽ diễn tiến vô cùng tuyệt vời.  Nếu bạn không khống chế, vợ bạn sẽ thấy mình vô minh. Mỗi giờ khắc, cô thấy cô quái đản hơn, vì không còn ai cho cô khống chế nữa. Khi bạn tranh đấu, bạn hỗ trợ tự ngã của người khác. Đây là một vòng tròn lẩn quẩn.



Nếu bạn không chống đối, người đó chống đối một mình, với hư không, thách đố với gió, với bóng ma, nhưng không thách đố với con người thật. Bạn tạo cơ hội cho họ thấy, cho họ hiểu. Người vợ không trút trách nhiệm lên bạn. Cô phải tự lãnh trách nhiệm. Vẫn trường hợp đó với bất kỳ một ai nếu bản chất người trong họ hoạt động như nhau, ít hoặc nhiều. Khác nhau chỉ mức độ. Nếu bạn cố gắng hiểu, bạn buông bỏ. Không phải bạn xả bỏ cuộc đời, trở thành kẻ híppy choi choi, lập ra công xã, không phải như vậy. Về phương diệm tâm lý, bạn không bị ràng buộc bởi ngã chấp, thống trị, năng nổ, bạo động, sân hận. Bạn không còn thuộc về nó. Khoảng cách nới rộng ra, xa lìa. Bây giờ, bạn có thể nhìn vạn vật, cười lớn… Con người thật vô minh! Bạn có thể cười lớn… Con người xưa kia của bạn thật buồn cười.

Nghe nói, vào mỗi buổi sáng, Thiền sư Lâm Tế thường cười thật lớn, cười lớn đến nỗi cả thiền viện, năm trăm tăng chúng, họ đều nghe. Mỗi hoàng hôn, trước khi đi ngủ, ngài lại cười lớn, tiếng cười rúng động cả núi rừng. Có người hỏi tại sao, ngài chỉ cười mà không trả lời. Khi ngài sắp tịch diệt, có người hỏi, “Xin cho chúng con biết tại sao mỗi ngày ngài đều cười, cả ngày lẫn đêm, suốt cuộc đời của ngài. Không ai biết. Khi chúng con hỏi ngài, ngài chỉ cười. Đây là sự bí ẩn lớn nhất. Xin ngài thố lộ cho chúng con được biết.” Thiền sư Lâm Tế đáp, “Ta cười bởi sự vô minh của thế gian này. Mỗi sáng ta đều cười vì ta bước vào cuộc sống nhìn thấy mọi chúng sinh ai cũng vô minh như nhau. Mỗi hoàng hôn ta đều cười vì một ngày trôi qua, họ cũng vô minh như vậy.”

Bạn sẽ cười lớn. Bạn sẽ không còn đau khổ. Mọi sự đều có vẻ buồn cười quanh bạn, nhưng bạn không thấy bởi bạn cũng là một phần tử. Bạn quá đỗi liên hệ, bạn không thể thấy được. Sự buồn cười đó không thể hiểu, ngoại trừ bạn có sự khoảng cách, không vướng mắc. Tam Tổ Tăng Xán dạy…

“Chẳng nắm được mối huyền
Hoài công lo niệm tịnh.



Còn tiếp. 

Heavy-black-heart4 Tulip4 Heavy-black-heart4



[1]Mối HUYỀN. Lục Tổ Huệ Năng gọi là Tâm Vô Niệm, Vô Trụ. Lão Tử thì là Huyền Tẩn hay Cốc Thần. Trang Tử gọi là Thiên Chân hay Thiên Quân. Còn Dịch Học thì gọi là Trung Chánh – là chỗ gặp gỡ điều hòa âm-dương, thị-phi, thiện-ác…
 
Phong huyền thông đảnh
Chẳng phải nhân gian
Ngoài tâm không pháp
Đầy mắt núi xanh.
Reply
#12
TÍN TÂM MINH
TAM TỔ TĂNG XÁN

Đạo Sư Osho
Việt Dịch - Minh Nguyệt



Bạn không gặt hái được lợi lạc gì. Bạn không có bến bờ đó tới. Bạn bị phiền nhiễu. Bạn đến bến bờ nào đây? Bạn được lợi lạc gì qua mọi căng thẳng, khổ não, phiền muộn và quấy nhiễu? Bạn về đâu? Không gặt hái được lợi lạc gì, chỉ hoài công…. Thậm chí, dù lợi lạc, qua tự tánh, bạn đang gặt hái lợi lạc gì. Bạn không gặt hái gì hết. Ngược lại, bạn bị mất mát. Bạn mất mát giây phút thực tại thần tiên, nơi chốn mà bạn có thể hỷ lạc, thời giờ quí báu, năng lượng sự sống, mà bạn có thể khai hoa chớm nụ. Và bạn không thể đơm hoa nở nụ. Bạn luôn tư duy… quan điểm vô minh, “Cả thế giới này đều sai lầm. Nếu tôi thay đổi được tất cả, tôi sẽ hạnh phúc.” Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc. Bạn không thể hạnh phúc. Đó là nền tảng của đau khổ. Khi bạn hiểu biết rằng bạn không thể thay đổi thế gian này. Bạn chỉ có thể thay đổi bạn. 

Bayazid, một huyền môn nhân Hồi giáo, viết trong sổ tay của ông: Khi tôi còn trẻ, tôi suy nghĩ và nói với Thượng Đế, căn bản của mọi lời nguyện của tôi, “Xin ngài ban cho con năng lượng dồi dào để con có thể thay đổi toàn bộ thế gian này. Mọi chúng sinh đều lầm lạc và si mê. Con là một nhà cách mạng. Con muốn thay đổi bộ mặt của quả đất này.” Khi tôi trưởng thành một chút, tôi lại cầu nguyện như sau, “Sự sống đã vượt ngoài sức chịu đựng của con. Gần nửa cuộc đời của con đã trôi qua, nhưng con vẫn chưa thay đổi được ai hết. Thế gian này quả thật ngoài sức chịu đựng…” Tôi đã cầu nguyện với Thượng Đế như sau, “Gia đình của con cũng đủ. Xin ngài hộ trì cho con thay đổi gia đình của con.” Khi trở về già, Bayazid nói, “Tôi nhận thức thậm chí gia đình của tôi cũng lầm lạc quá độ, vậy tôi là ai mà muốn thay đổi họ? Cuối cùng, tôi nhận thức rằng tôi chỉ có thể thay đổi tôi thôi.  Như vậy đã là quá đủ.” Tôi lại cầu nguyện với Thượng Đế, “Con đã đến đúng điểm. Ít nhất, xin ngài gia hộ cho con có thể chính con cũng đã đủ rồi.” Thượng Đế trả lời, “Không còn thời giờ nữa. Con nên yêu cầu việc này từ đầu. Lúc đó, may ra con còn có cơ hội.”

Đại đa số đều hỏi ở phút cuối của cuộc đời. Người hỏi lúc đầu, hiểu được chân tánh của vạn vật. Họ hiểu rằng thậm chí thay đổi chính bản thân họ cũng là một điều khó.  Bạn là vũ trụ trong bạn. Bạn mang cả pháp giới trong bạn. Tất cả những gì hiện hữu, hiện hữu trong bạn. Bạn là toàn bộ pháp giới. Nếu bạn thay đổi bạn, bạn đại ngộ, nếu không…

3
“Chẳng nắm được mối huyền
Hoài công lo niệm tịnh.”
4
“Tròn đầy tợ thái hư
Không thiếu cũng không dư
Bởi mảng lo giữ nó
Nên chẳng được như như.


Pháp giới như thị. Bạn lắng đọng trong nó, bạn không bị quấy nhiễu. Vạn vật đúng như thực tướng của chúng. “Không thiếu cũng không dư…” Bạn có thể nghĩ ra vũ trụ nào tốt hơn không? Nếu bạn minh triết, bạn không thể. Nếu bạn vô minh, bạn có thể. Chẳng nơi nào tốt hơn nơi này, như thật tướng của . Vấn đề duy nhất là bạn chưa lắng đọng trong nó. Hãy lắng đọng trong nó, và “Tròn đầy tợ thái hư… Không thiếu cũng không dư…” Vạn vật quân bình. Bạn mới là vấn đề. Thiên hạ vốn vô sự. Sự khác nhau giữa tâm đạo vào tâm đạo là như vậy. Bạn là mọi tâm trí chính trị. “Ta hoàn toàn vô sự. Vạn sự khác thì sai.” Họ thay đổi thế gian…là một Lê Nin, một thánh Gandhi, một Hitler, một Mao Trạch Đông. Họ suy nghĩ, “Thế giới này đầy vấn nạn. Nếu mọi sự ổn định thì hoàn hảo quá.” Tâm đạo thì suy nghĩ, “Chỉ có ta là chưa tịnh tĩnh. Nếu không, thiên hạ đều hoàn hảo.”

“Tròn đầy tợ thái hư
Không thiếu cũng không dư…”


Vạn vật như chúng phải là, tuyệt đối cân bằng. Chỉ bạn vẩn vơ, không biết phải về đâu. Chỉ có bạn là phân tán. Hãy suy nghĩ:  Nếu con người biến mất trên quả địa cầu, thế giới sẽ hoàn toàn hoàn hảo, hoàn toàn tuyệt vời và vô sự. Phiền não bắt nguồn qua con người. Cách nhìn sự vật của con người sai lầm, bởi con người có ý thức. Ý thức tạo tác phiền não. Bởi bạn ý thức, bạn phân biệt. Bởi bạn ý thức, bạn bảo, “Cái này tốt. Cái kia xấu.” Bởi bạn ý thức, bạn có thể nói, “Điều này đúng. Điều này sai.” Ý thức này vẫn không đủ. Nếu ý thức có thể hơn nữa,  nếu ý thức là một vòng tròn, một tâm thức hoàn hảo, mọi sự hoàn chỉnh. Nietzsche cho rằng ông có nhiều điều minh triết để hiển thị. Ông cho rằng con người là một chiếc cầu, không phải bản thể. Con người là một chiếc cầu siêu việt. Bạn không thể xây nhà trên cầu. Đức Chúa Giê Su dạy, “Hãy thông qua nó. Đừng xây nhà trên nó. Nó chỉ là chiếc cầu.” Câu nguyên văn của Nietzsche là: “Con người là chiếc cầu nối giữa hai vĩnh cửu. Sự vĩnh cửu của vạn vật, và sự vĩnh cửu của Thượng Đế.” Vạn vật hoàn hảo. Thượng Đế hoàn hảo. Nhân loại là chiếc cầu ở giữa… nửa tự nhiên, nửa Thượng Đế, vì vậy mà có phiền não, phân khai.

Quá khứ thuộc về tự nhiên. Tương lai thuộc về Thượng Đế, căng thẳng như sợi dây căng ra giữa hai vĩnh cửu. Có lúc, hướng về sự tự nhiên. Có lúc, hướng về Thượng Đế. Có khi như thế này. Có khi như thế nọ. Luôn rung động trong sợ sệt, và không lắng đọng.  Hãy lắng đọng! Cách nào cũng được. Trang tử có khuynh hướng thiên về sự tự nhiên. Nếu bạn sống tự nhiên, bạn sẽ là những bậc thánh nhân. Đức Phật thiên về sự hướng về trước,  bởi Thượng Đế, bạn sẽ tịnh tĩnh. Tiến hay lui, hãy đi đến tận cùng, nhưng đừng dừng chân trên chiếc cầu. Một trong những hiện tượng trọng đại, một trong những nền tảng, rằng dù bạn tiến hay lui, bạn đều đạt cùng mục tiêu. Vấn đề không phải tiến hay lui, vấn đề là đừng ở lại trên cầu. Lão Tử[1], Trang Tử, họ sống với thuyết tự nhiên. Đạo, Shankara, Đức Phật, Đức Chúa Giê Su, các ngài dạy nên luôn hướng về trước, vượt qua cầu, đạt đạo. Có vẻ vô cùng nghịch lý, nhưng không phải vậy, bởi hai bến bờ đều như nhau, bởi chiếc cầu là vòng tròn
.
Dù bạn tiến hay lui, bạn vẫn đạt cùng mục tiêu, điểm hỷ lạc của tự tánh. Chọn lựa bất cứ gì bạn muốn. Nếu bạn cảm giác buông thả thật khó khăn cho bạn, hãy học pháp của Patanjali... nỗ lực, ý chí, phấn đấu, kiên trì, tầm đạo, bạn sẽ đi tới. Nếu bạn cảm giác bạn hiểu được luật phản tác động, không chỉ hiểu nhưng cho nó xảy ra trong bạn, hãy học pháp của Tam Tổ Tăng Xán. Trang Tử thì bước lui, nhưng đừng đứng một chỗ, bạn sẽ bị phân khai trên cầu. Bạn không thể tự tại nơi đó. Bạn không thể xây nhà trên nó. Nó không phải là mục tiêu. Nó là nơi bạn đi qua. Nietzsche nói rằng con người là linh thể cần chuyển hoá. Con người không là bản thể. Động vật có bản thể. Thượng Đế có bản thể. Con người chưa có. Họ chỉ là sự chuyển tiếp, giai đoạn chuyển tiếp, vượt qua từ sự toàn mỹ này đến toàn mỹ khác. Ở giữa, họ phân khai. Tam Tổ Tăng Xán dạy nên lùi lại. Nếu bạn hỏi tôi, tôi sẽ nói là Tam Tổ Tăng Xán dễ hơn Patanjali. Kết cuộc sẽ xảy ra như nhau. Nhiều nỗ lực sẽ vô nỗ lực. Nếu không nỗ lực sẽ không có sự vô nỗ lực, bởi nỗ lực không thể là mục tiêu. Nỗ lực chỉ có thể là phương tiện. Bạn không thể nỗ lực mãi mãi. Bạn nỗ lực để bạn đạt đến trạng thái vô nỗ lực. Với Patanjali, nỗ lực là con đường. Vô nỗ lực là mục tiêu, là phương tiện, là kết quả. Với Tam Tổ Tăng Xán, vô nỗ lực là phương tiện, là mục tiêu. Với Tam Tổ Tăng Xán, bước đầu tiên là bước cuối cùng, không có sự phân biệt giữa phương tiện và mục tiêu, nhưng với Patanjali thì nhiều bước. Với Patanjali là tiệm ngộ. Với Tam Tổ Tăng Xán có thể là đột khởi, trong chính khoảnh khắc này…đốn ngộ. Nếu bạn hiểu Tam Tổ Tăng Xán, không có gì tuyệt mỹ hơn điều đó. Nếu bạn không hiểu, thì Patanjali là pháp của bạn.
 
  4
“Tròn đầy tợ thái hư
Không thiếu cũng không dư
Bởi mảng lo giữ nó
Nên chẳng được như như.”

Chúng ta không thấy được chân tánh bởi sự chấp nhận hay chối bỏ. Bạn mang ý tưởng, khái niệm và thành kiến, tô điểm trên mọi sự, nếu không vạn vật đều toàn mỹ. Bạn chỉ nhìn, cái nhìn thuần khiết, không thành kiến, không chối bỏ hoặc chấp nhận, như đôi mắt bạn không có tâm trí đàng sau, như đôi mắt bạn là chiếc gương, không phân biệt tốt xấu. Gương vẫn thuần là gương dù là ai đứng trước nó, không phê phán. Nếu đôi mắt bạn không tâm đàng sau, chỉ chiếu rọi, đơn thuần với cái nhìn, không nói, “Điều này tốt. Điều này xấu.” Không phê phán, không tri ân, mọi sự sẽ rõ ràng như thật tướng của chúng. Sự sáng suốt này, đôi mắt không phê phán và thành kiến, bạn sẽ đạt ngộ. Sẽ không có phiền não để giải quyết. Cuộc đời không còn khúc mắc, mà là một bí ẩn để sống, để tận hưởng, để luân vũ. Bạn không còn xung đột, không còn tạo tác gì nữa. Bạn đơn thuần tận hưởng, bạn hỷ lạc.

Thiên đường có nghĩa là: Khi bạn không mong tạo tác, không nỗ lực muốn hưởng sự hỷ lạc, hỷ lạc đến tự nhiên, nó sẽ khai hoa trên bạn. Hiện tượng đó có thể xảy ra ngay bây giờ và hiện tại. Nó đã xảy ra với Tam Tổ Tăng Xán, với tôi, và có thể xảy ra với bạn. Nếu nó đến với một, nó sẽ đến với tất cả mọi chúng sinh. 
 
5
“Ngoài chớ đuổi duyên trần
Trong đừng ghì không nhẫn
Cứ một mực bình tâm
Thì tự nhiên dứt tận.”

Đừng phân biệt trần cảnh và nội tại. Tam Tổ Tăng Xán dạy. Đừng nói “Tôi hứng thú với trần cảnh.” Có hai loại người luôn lặn ngụp trong phiền não. C.G. Jung[2]phân con người ra thành hai loại, một hướng nội, một hướng ngoại. Người hướng ngoại hứng thú với bên ngoài. Họ là những con người năng động, trần tục, luôn chạy đuổi theo danh vọng, địa vị và quyền lực. Họ là những nhà chính khách, cải cách xã hội, những nhà lãnh đạo lớn, những tài phiệt nổi danh. Họ hứng thú với tài vật, thế giới trần cảnh. Họ không hứng thú với họ. Còn người hướng nội, không năng động lắm. Nếu họ phải làm thì họ sẽ làm, nhưng không có ý thích.  Họ muốn nhắm mắt lại. Họ là những nhà thi sĩ, huyền môn, thiền giả, tu hành. Họ không hứng thú với thế giới bên ngoài mà chỉ hứng thú với họ. Họ khép đôi mắt và hướng năng lượng vào trong. Tam Tổ Tăng Xán dạy rằng cả hai loại người này đều sai bởi họ phân khai. Con người hướng ngoại luôn cảm giác thiếu thốn. Có lẽ, họ sẽ là một nhân vật đầy quyền lực, nhưng nội tại họ vẫn trống rỗng, yếu đuối, bất lực. Bên ngoài, họ tích lũy của cải, bên trong thì họ cảm giác họ thiếu thốn. Có lẽ họ rất thành công, nhưng bên trong, nếu bạn hỏi họ, họ biết họ thất bại. Họ thiếu quân bình. Họ chú ý bên ngoài quá độ. Họ vận hành ở điểm cực đoan. Nếu quá cực đoan, tất nhiên sẽ thiếu sự cân bằng.

Những nhà thi sĩ tài danh, kẻ tu hành, huyền môn nhân, luôn an trú trong họ, sẽ luôn cảm giác sự thiếu thốn, bởi họ không giầu có ở thế giới bên ngoài, dù tuyệt mỹ. Những đóa hoa hiện diện, và những ngôi sao đẹp, mặt trời mọc rồi lặn, những dòng sông ngược xuôi và lời thác nước vang vọng. Họ nghèo đói bởi toàn bộ vũ trụ nhân sinh họ đã chối bỏ, sống trong hang động không cần thiết khi họ có thể vận hành đến những cảnh giới bí ẩn nhất, hàng triệu bí ẩn quanh họ. Họ sống khép kín, giam cầm họ. Họ là hai đối cực quá khích. Hãy tránh sự quá khích. Đừng phân biệt trong và ngoài. Đừng trở thành loại người của Jung, dù là người hướng ngoại hay hướng nội. Tam Tổ Tăng Xán dạy. “Hãy là dòng chảy, luôn quân bình.” Ngoài và trong như chân trái và chân phải. Tại sao phải chọn một? Nếu bạn chọn một, mọi di động chấm dứt. Chúng như hai con mắt. Nếu bạn phải chọn một, bạn sẽ thấy, nhưng sự nhìn của bạn không còn là ba bình diện. Chiều sâu bị đánh mất. Bạn có hai tai, bạn có thể  sử dụng một. Bạn có thể nghiện ngập với ý tưởng bạn là loại người tai trái, loại người tai phải, nhưng bạn sẽ mất mát. Nửa thế gian này sẽ bị khép kín đối với bạn.

Trong và ngoài chỉ như hai mắt, hai tai, hai chân…Tại sao phải chọn lựa? Tại sao không dùng cả hai vô chọn lựa. Tại sao phải phân biệt? Bạn là Một! Chân trái và chân phải là hai. Bạn tan chảy trong cả hai…cùng một năng lượng, cùng một bản thể. Tại sao vận hành trong sự cực đoan? Nên nhớ, không chỉ con người vận hành trong sự cực đoan, xã hội cũng vận hành trong cực đoan. Á Châu luôn sống hướng nội, nên họ nghèo khổ. Ai lãnh trách nhiệm này? Hàng triệu người chết mỗi ngày, và kẻ sống, họ thiếu sự sinh động, nửa chết đói. Ai phải  nhận lãnh trách nhiệm này? Kẻ hướng nội, huyền môn nhân, thi sĩ, người thuyết quá độ về thế giới nội tại, phê phán ngoại giới, bảo “Trần cảnh không hợp với chúng ta”, “Ngoại giới không đúng, cần phê phán. Hãy sống với nội tại.” Họ nâng thế giới nội tại cao hơn thế giới bên ngoài, và sự quân bình bị đánh mất. Đông phương tạo ra quá nhiều kẻ hướng nội. Cái đẹp bên ngoài bị đánh mất. Bạn thấy sự dơ bẫn cùng khắp Á Châu. Tôi biết khó khăn như thế nào mỗi khi có người Tây phương đến sống tại Ấn. Nó quá dơ bẫn. Ai lãnh trách nhiệm này? Tại sao lại dơ bẫn như vậy? Tại sao có quá nhiều căn bệnh truyền nhiễm? Tại sao sức khoẻ họ không được lành mạnh, luôn đói khát? Bởi thế giới bên ngoài bị bỏ quên. Chúng ta chỉ hứng thú thanh tẩy bên trong, nên “Tại sao phải bận tâm với sự nhơ bẫn bên ngoài? Hãy sống tự nhiên. Chỉ vật chất, không cần lo lắng. Chúng tôi chỉ hứng thú thanh tẩy thân tâm. Tại sao phải bận tâm về người khác?” Kết quả là Đông phương và cả Tây phương đều thiếu cân bằng. Họ là những kẻ hướng ngoại. Họ giầu có hơn xưa, vệ sinh bao nhiêu, trang phục thẩm mỹ hơn…đến cả những vị quân vương cũng sinh lòng ganh tỵ, thực phẩm tốt hơn, cảnh trí lành mạnh và đẹp hơn. Bản thể nội tại thì nghèo nàn, trống rỗng. Vì vậy, Đông phương luôn dạy dỗ Tây phương thiền. Đạo sư Tây phương thì dạy dỗ Đông phương kỹ thuật hiện đại, cải thiện công nghệ, kiến thiết thành phố, tổ chức tài chánh, nâng cao mức sống,  cải cách môi trường lành mạnh , nhưng hướng ngoại. Nếu bạn muốn học y dược, bạn phải đến Tây phương. Nếu bạn muốn học Thiền, bạn phải đến Đông phương. Cả hai đều cực đoan và cả hai đều nguy hiểm.  Cực đoan luôn nguy hại. Sự nguy hại là bánh xe có thể quay, Đông phương vật chất hơn, vào  Tây phương tâm linh hơn. Có khả năng là hiện tượng đó xảy ra, bởi hiện thời, Đông phương quay về chủ nghĩa cộng sản…một cực đoan của chủ nghĩa vật chất…Tây phương thì thiên về tâm linh quá mức. Sự nguy hại là ở đó, bánh xe có lẽ quay, bởi thế giới bên ngoài ngoài sức chịu đựng của bạn, bạn muốn vận hành vào trong, bạn cần một cuộc hành trình nội tại.

Có lẽ bạn trên cuộc du hành nội tại. Hãy nhìn kẻ híppy. Họ là tương lai Tây phương. họ chống lại kỹ nghệ…cùng loại, loại hướng ngoại tàn phá toàn bộ phương Đông, gây thảm họa cho phương Đông. Họ chống kỹ nghệ, chống vệ sinh. Bạn sẽ không thấy ai thiếu vệ sinh hơn kẻ hippy. Họ không tắm, không thay quần áo. Họ nói những việc đó là việc của bên ngoài. Họ đang trên cuộc du hành nội tại. Họ quan tâm đến Thiền, nhưng họ không bận tâm đến cải thiện điều kiện vệ sinh. Vẫn sự vô minh đó, cực đoan đó, đối cực đó. Hấp dẫn, bởi khi bạn sống với sự cực đoan, tâm nói, “Hãy chuyển qua bến bờ bên kia bởi bến bờ này không thoả mãn lắm. Cực đoan này thất bại, hãy chuyển qua sự đối lập.” Hãy nhớ, rất dễ chuyển từ cực đoan này qua cực đoan khác, nhưng mọi cực đoan không đem lại sự thoả mãn. Hãy nhìn phương Đông, cực đoan nội tại không thoả mãn bạn. Nó là một sự thất bại. Không phải vấn đề trong hay ngoài, mà là vấn đề của sự quân bình. Quân bình thì thành công. Mất quân bình thì thất bại. Ngoài và trong không phải là hai. Nơi nào, bên ngoài kết thúc và bên trong bắt đầu? Bạn có thể đánh dấu hay không? Bạn có thể lập ra biên giới? Bạn có thể bảo, “Nơi này ngoài kết thúc và trong bắt đầu.” Nơi nào? Chúng không phân khai. Mọi phân khai đều từ  tâm ra. Trong và ngoài là một, hai tay, hai chân, hai mắt cùng một bản thể. Ngoài không phải thuộc về Thượng Đế? Nó không thể là, bởi không có gì ngoài Thượng Đế. Không có gì vượt ngoài ngài. Ngoại giới là sự kéo dài của nội giới. Nội giới chỉ là ngoại giới thông qua. Toàn thể phải bao gồm nội giới và ngoại giới. Với toàn thể, không có gì như ngoại giới và không có gì như nội giới. Đây là những gì mà Tam Tổ Tăng Xán đã dạy. Ngài dạy…

 “Ngoài chớ đuổi duyên trần
Trong đừng ghì không nhẫn
Cứ một mực bình tâm
Thì tự nhiên dứt tận.”

Mọi người tới tôi. Tâm rất khôn lanh, họ nói “Chúng con muốn thọ đạo, nhưng chúng con muốn được điểm đạo bên trong, không điểm đạo bên ngoài. Chúng con sẽ không thay đổi y phục.” Và họ còn nói “Tại sao lại bên ngoài? Hãy điểm đạo bên trong.” Họ không biết họ đang nói gì. Nội giới bắt đầu ở chỗ nào vậy?  Khi bạn khát, bạn uống nước, bạn không bao giờ nói “Hãy là cái nội giới.” Khát là cái bên trong, tại sao lại uống nước từ bên ngoài? nhưng chỗ nào nước kết thúc và chỗ nào cơn khát bắt đầu? Nếu bạn uống nước, cơn khát chấm dứt. Có nghĩa là có sự gặp nhau…nơi nào đó, nước bên ngoài gặp cơn khát bên trong, nếu không thì sao bạn hết khát? Bạn đói, bạn ăn. Thực phẩm là thực vật bên ngoài, cơn đói là cái bên trong. Giảm thiểu cơn đói bên trong, tại sao bạn phải ăn thức ăn bên ngoài? Tại sao lại vô minh như vậy? Hãy  sử dụng cái bên trong, nhưng không có thức ăn từ trong. Cơn đói bên trong, thức ăn bên ngoài, nhưng chỗ nào đó, thực phẩm đi vào, thay đổi lãnh thổ, trở thành dòng huyết mạch, trở thành xương cốt của bạn, trở thành chất liệu làm nên tâm trí bạn, trở thành sự suy nghĩ của bạn.

            Thực phẩm trở thành tư tưởng của bạn. Nếu thực phẩm biến thành tư tưởng, hãy nhớ, thực phẩm cũng trở thành sự vô tưởng. Thực phẩm trở thành tâm trí và thiền định. Thiếu tâm trí, bạn có thể tham thiền hay không? Thiếu tâm trí, làm sao bạn trở thành vô tâm? Thiếu sự tư duy, làm sao bạn buông bỏ tư duy? Tâm trí là thực phẩm rất vi tế. Vô tâm là thực phẩm vi tế nhất, không phân chia. Vì vậy, khi bạn muốn được điểm đạo, thậm chí mầu sắc cũng chuyển hoá lãnh thổ. Nó bắt đầu từ ngoài và qua mỗi thời khắc, xuyên qua sâu hơn. Nó tô điểm chính chân tánh của bạn, thậm chí y phục cũng va chạm linh thể bạn. Phải như vậy, bởi ngoài và trong không là hai. Chúng là một. Một cử chỉ đơn thuần…Có vẻ bề ngoài, đi vào chính tự tánh. Nó đến từ đó. Hãy nhớ, đừng đùa giỡn, đừng phân khai vạn hữu. Nó không phân chia. Khi bạn yêu ai, bạn muốn ôm thân thể người đó. Bạn sẽ không nói, “Anh yêu em, nhưng anh yêu chỉ tâm hồn.” Có một người con gái rất mập mạp. Cô nói với tôi, “Con chỉ có một bạn trai thôi. Anh thường nói. “anh chỉ yêu tâm linh của em thôi, không yêu bề ngoài của em.” Cô cảm giác tổn thương, bởi khi bạn nói với người nào, “Anh chỉ yêu tâm hồn của em, nhưng không yêu bề ngoài của em.” Vậy là ý gì? Khi bạn yêu ai, bạn yêu trọn vẹn. Bạn không thể phân chia. Đây là một mưu chước khôn lanh. Người thanh niên đó không yêu cô gái đó thật sự. Anh chỉ đùa giỡn. Anh muốn nói, “Anh không yêu em.”, nhưng anh không thể nói ra.

Nếu bạn không muốn điểm đạo, đừng điểm đạo. Nhưng đừng đùa giỡn, đừng khôn lanh, đừng nỗ lực thông minh. Đừng nói “Điểm đạo là cái bên ngoài. Con muốn điểm đạo từ trong.”  Trong sự sống, cái ngoài gặp cái trong.  Cái trong gặp cái ngoài. Chúng là hai cánh của một tự tánh. Không cánh chim nào bay bằng một cánh.  Không bản thể  nào tăng trưởng qua một cánh. Bạn cần cả hai. Thế gian này cần Thượng Đế như Thượng Đế cần thế gian này. Vạn hữu không thể tồn tại mà thiếu Thượng Đế. Thượng Đế cũng không thể hiện hữu mà thiếu thế gian. Tôi thích một giáo sĩ Do thái. Tên của ông là Baal Shem, một nhà huyền môn Do thái, một trong những bậc giác ngộ Do thái. ông thường hay nói lời này trong mọi cầu nguyện, “Con xin ngài hãy nhớ, con cần ngài cũng nhiều như ngài cần con. Không có Bal Shem, ngài sẽ ở đâu? Ai sẽ cầu nguyện?”

Hãy nhớ điều đó. Ông nói đúng. Ông thật minh triết. Nội giới cần nội giới, bởi ngoại giới không gì khác ngoài sự mở rộng của nội giới. Ngoại giới cần nội giới, bởi nội giới không gì khác ngoài trung tâm của ngoại giới. Có thể nào có trung tâm mà không có vùng ngoại giới hay sao, và ngược lại? Không thể nào. Nếu bạn có trung tâm, nếu bạn gọi nó là trung tâm, chính ngay thời khắc đó, thì đã có vòng chu vi  rồi. Làm sao bạn có chu vi mà  thiếu được trung tâm? Có lẽ nó không hữu hình nhưng nó hiện diện, nếu không, chu vi không thể có mặt ở đó. Nếu bạn nhìn đúng đắn, ngay thẳng, chu vi không gì khác ngoài sự mở rộng của trung tâm. Trung tâm cũng không gì khác hơn mà là chu vi trong chủng tử, cô đọng, tập trung, trong bản chất.

Còn tiếp

MN. 

Heavy-black-heart4 :rose4: Heavy-black-heart4


[1]Lão Tử sống vào khoảng 570-490 trước Tây lịch. Ông trước tác ra bộ sách Đạo Đức Kinh gồm khoảng 5000 chữ. Nền tảng học thuyết của Lão Tử là Đạo và Đức. ĐẠO theo ông là chỉ cái nguyên lý Tuyệt đối của Vũ Trụ đã có từ trước khi khai thiên lập địa, không sinh, không diệt, không tăng, không giảm. Đạo, là một Nguyên Lý hoàn toàn huyền diệu, siêu hình và bất khả tư nghị. Đạo, thì Hư Vô, nhưng mà cái Đức của nó thì là nguồn gốc sanh ra Trời Đất Vạn Vật. Đức có ý nghĩa “siêu hình”, là mầm sống ngấm ngầm của Đạo, chứ không phải là với cái nghĩa Luân lý thông thường mà chúng ta nghĩ. (Lão Tử Tinh Hoa – Nguyễn Duy Cần, tr. 38-44)
 
[2]C.G. Jung: Đại biểu nổi tiếng của ngành tâm lý học được ông mệnh danh là ngành tâm lý học chiều sâu (psychologie des profondeurs) xác định, linh hồn là một hiện tượng tự nhiên, trong số các hiện tượng tự nhiên khác…Không có một bệnh nào của thân mà không có sự tác động của yếu tố tinh thần. Cũng như trong nhiều bệnh rối loạn tinh thần, cũng có sự tác động của những yếu tố của cái thân vật chất. Thân và tâm không cách biệt nhau. Cả hai đều cùng một sự sống duy nhất.
 
Phong huyền thông đảnh
Chẳng phải nhân gian
Ngoài tâm không pháp
Đầy mắt núi xanh.
Reply
#13
TÍN TÂM MINH
TAM TỔ TĂNG XÁN

Đạo Sư Osho
Việt Dịch - Minh Nguyệt

Heavy-black-heart4 :rose4: Heavy-black-heart4 


5
“Ngoài chớ đuổi duyên trần
Trong đừng ghì không nhẫn
Cứ một mực bình tâm
Thì tự nhiên dứt tận.”
6
“Ngăn động mà cầu tịnh
Hết ngăn lại động thêm…”
Đây là luật Phản Tác động.
 
6
“Ngăn động mà cầu tịnh
Hết ngăn lại động thêm
Càng trệ ở hai bên
Thà rõ đâu là mối.”

Đừng nỗ lực tịnh, bởi nỗ lực thuộc động. Không ai có thể nỗ lực tịnh. Vậy phải làm gì? Hãy động trọn vẹn, thì sẽ được tịnh. Nó theo sau  như bóng với hình. Tư duy trọn vẹn thì sẽ đạt vô tư duy, bạn không thể buông bỏ tư tưởng. Không có gì buông bỏ được nếu chưa đầy đủ. Chỉ có sự hoàn hảo có thể buông xả. Thực tế, sự toàn thiện tự động buông bỏ chính nó. Hãy động…Chính sự động đó tạo bối cảnh  cho tịnh. Nếu bạn động nguyên ngày, trọn vẹn trong sự động bất kỳ bạn đang làm gì?…Đào hố trong vườn, làm việc trong công xưởng, hay đi chợ, hay dạy học trong trường, bất kỳ bạn đang làm việc gì, hãy làm thật trọn vẹn. Khi hoàng hôn về, mặt trời lặn, sự tịnh sẽ sa xuống bạn. Sự tịnh đó thật vi diệu, vi diệu  như sự động. Không có sự chọn lựa! Cả hai đều tuyệt vời và cả hai đồng cần thiết như nhau. Đừng nỗ lực tịnh. Làm sao bạn có thể nỗ lực tịnh được? Bạn có thể tĩnh tọa như một vị Phật, nhưng sự tịnh này chỉ ngoài da. Trong chiều sâu thẳm, bạn vẫn hỗn loạn, sôi sục như hỏa diệm sơn. Bạn có thể phát nổ bất cứ giây phút nào. Bạn có thể cưỡng chế thân ngồi thật yên lặng, làm sao bạn cưỡng chế được Chân ngã? Tự tánh vẫn náo động không ngừng, nên bạn không thể không tư duy. Nhiều người tham thiền trong Zazen nhiều năm, hai mươi năm, hai mươi lăm năm, ngồi tịnh tĩnh luôn sáu giờ đồng hồ, chỉ muốn tâm thinh lặng, nó vẫn náo động, không ngừng náo động. Do đó, tôi nhấn mạnh ở Thiền Động.  Đó là sự quân bình. Trước động, thật trọn vẹn thì tịnh sẽ tự động theo sau. Khi bạn động, toàn bộ năng lượng vận chuyển, bạn muốn nghỉ ngơi. Nếu bạn vẫn chưa động, làm sao bạn có thể nghỉ ngơi?

Luận lý sẽ lý giải hoàn toàn khác. Luận lý sẽ lý giải, “Luyện tập nghỉ ngơi cả ngày, đêm đến, bạn có thể nghỉ ngơi dễ dàng hơn.” Mulla Narasruddin đến bác sĩ. Ho hen, anh bước vào. Bác sĩ bảo, “Vẫn còn ho à? Nhưng xem ra khả quan hơn đó.” Nasruddin đáp, “Phải như vậy, suốt đêm tôi đã thực tập như vậy mà.” Nếu suốt ngày bạn nghỉ ngơi, đừng hy vọng bạn ngủ được khi đêm đến. Luyện tập sự nghỉ ngơi, càng không thể nghỉ ngơi, sẽ càng động. Nằm thẳng trên giường, bạn suy nghĩ lung tung chuyện. Bạn rèn luyện suốt đêm. Nếu bạn ức chế thân, tâm sẽ phải tìm sự thay thế, như vậy, tâm sẽ luôn trong ác mộng. Một con người trí tuệ quân bình. Ông hiểu sự sống tự nó quân bình. Nếu bạn làm một việc, thật trọn vẹn, không còn gì lưu lại, toàn bộ năng lượng tận hưởng sự động. Sự nghỉ ngơi tự động, nghỉ ngơi theo sau. Khi bạn nghỉ ngơi, bạn đạt năng lượng, bạn trẻ trung hơn. Toàn châu thân tràn ngập nguồn năng lượng. Bạn phải chia sẻ nó. Trong động, bạn phải thải nó ra. Lần nữa, bạn lại được đầy tràn. Như các đám mây, chúng phải đổ mưa, sau đó, chúng sẽ đầy tràn. Biển rộng hiện diện để đổ nước vào chúng.  Chúng phải đổ mưa, sau đó, lại đầy tràn. Dòng sông phải đổ ra biển cả mênh mông. Càng tuôn ra biển cả chừng nào, thì nó càng đầy hơn lượng nước hơn.

Tam Tổ Tăng Xán dạy “Hãy trọn vẹn động, bạn sẽ có khả năng tịnh trọn vẹn”. Cả hai cực đoan gặp gỡ và sự quân bình vi tế thành tựu. Sự quân bình vi tế đó được gọi là Samyaktva, sự cân bằng vi tế đó là sự vắng lặng. Sự cân bằng vi tế đó là sự hỷ lạc tột cùng nhất, đỉnh cao nhất bởi khi cả hai thăng bằng… nội giới và ngoại giới, tịnh và động… Hốt nhiên, bạn chuyển hoá cả hai. Khi cả hai đồng quân bình, bạn không còn thế này, hoặc thế nọ. Đột ngột, bạn hoán đổi thành lực lượng thứ ba… Một chứng nhân, người bàng quang, nhưng bạn không thể cố gắng…

  6
“Ngăn động mà cầu tịnh
Hết ngăn lại động thêm
Càng trệ ở hai bên
Thà rõ đâu là mối.”

Hoán chuyển mọi cực đoan! Đừng là con người trần tục, và đừng là con người tâm linh. Đừng vô thần, đừng hữu thần. Đừng điên cuồng chạy đuổi những của cải vật chất của thế gian, và đừng bị ám ảnh bởi sự tịnh tĩnh nội tại. Quân bình... sự quân bình phải là một phương châm.

“Đầu mối chẳng rõ thông
Hai đầu luống uổng công…”

Đây là kết quả. Những người chọn lựa cực đoan, thất bại cả hai. Nếu bạn luôn động, không tịnh, chính bạn sẽ hồi sinh ở đâu đây? Bạn sẽ trở thành một cái vỏ không, bất lực, vô hiệu năng, yếu kém. Những hiện tượng này thường xảy ra với những nhân vật được xem là thành công trong thế giới trần tục, như các nhà chính khách, quốc trưởng, thủ tướng. Khi họ thành tựu tất cả là lúc họ mất tất cả. Họ không còn có mặt. Sự thành công nơi đó, nhưng trong sự mặc cả, họ mua bán chính con người của họ, nên họ không còn là họ nữa. Hiện tượng đó cũng xảy ra với người lựa chọn sống với nội giới, hướng ngoại. Khi họ đạt đến bên trong, họ chỉ thấy hỗn độn cùng khắp. Nếu bạn chọn lựa cực đoan, bạn thất bại cả hai. Nếu bạn đừng chọn lựa, bạn thành tựu cả hai. Quân bình thành tựu. Cực đoan thất bại. Sự quân bình này, Đức Phật gọi là con đường Trung Đạo, Majjhim Nikaya. Với Khổng Tử, là Trung Dung.  

            Hãy trụ ở giữa. Đây là là kỹ xão và một nghệ thuật lớn nhất, chỉ trụ ở giữa, không chọn lựa, không vận hành qua trái, không vận hành qua phải. Đừng cực hữu. Đừng cực tả, chỉ trung lập. Nếu bạn trụ ngay giữa, bạn hoán chuyển thế giới. Khi bạn không là nam hoặc nữ. Đó là điều mà Đức Chúa Giê Su đã dạy. Bạn không còn là là một nhà Duy Vật, không còn là một nhà tâm linh. Bạn vô sanh, vô diệt. Không điều này hoặc điều kia. Cây cầu đã đi qua. Bạn đã đạt được mục tiêu. Mục tiêu không ở một nơi chốn nào đó trong tương lai. Nó có mặt giữa hai cực đoan. Không yêu không ghét. Luôn nhớ rằng, mỗi khi bạn tìm thấy hai điều cực đoan, đừng chọn lựa. Hãy nỗ lực tìm sự quân bình. Sẽ khó khăn lúc đầu bởi những thói quen cũ.

            Xảy ra như vầy… Mulla Narasruddin bị bệnh phải nằm bệnh viện. Sau vài phút, có người gõ cửa, một phụ nữ mạnh mẻ bước vào. Bà nói “Tôi là bác sĩ của anh. Xin cởi y phục, tôi phải khám nghiệm anh.” Mulla hỏi, “Ý của bác sĩ là cởi hết.” Bác sĩ đáp, “Đúng vậy. Ý tôi như vậy.” Nên anh lột hết. Người phụ nữ khám nghiệm anh. Sau đó, bà nói, “Anh có thể lên giường được rồi. Anh có câu hỏi gì không?” Mulla Narasruddin trả lời, “Chỉ một câu. Tại sao bác sĩ không bận tâm gõ cửa vậy?” Người phụ nữ đáp, “Chỉ thói quen thôi.”

            Thậm chí, trong mọi cử chỉ, các thói quen cũ vẫn dai dẳng. Mọi thói quen đều dễ theo dõi, bởi bạn không cần tỉnh thức. Chúng tự buông bỏ. Tỉnh thức rất khó khăn, bởi nó chưa bao giờ là một thói quen của bạn. Bạn chọn lựa dễ dàng. Bạn phê phán, tri ân dễ dàng. Bạn chối bỏ; chấp nhận dễ dàng. Bạn nói, “Điều này tốt, điều kia xấu.” dễ dàng, bởi thói quen đã đeo đẳng theo bạn hằng vô lượng kiếp rồi, bạn phải luôn chọn lựa. Điều này chỉ là hiện tượng người máy. Thiếu sự tỉnh thức, khoảnh khắc bạn thấy có gì, bạn phải quyết định và phê phán. Một đóa hoa nơi đó, bạn nhìn, và bạn phán, “Đẹp quá”, hay “Không đẹp.” Lập tức, sự phê phán đến…Qua tri giác, bạn phê phán. Bạn sẽ không bao giờ đủ khả năng để trụ ở giữa.

            Có người tìm đến Trang Tử. Ông đề cập đến một người đàn ông trong thị trấn và nói, “Ông ta là một kẻ tội lỗi, một con người xấu xa, một kẻ trộm.” và phê phán ông ta đủ điều. Trang Tử lắng nghe rồi nói, “Nhưng ông ta có tài thổi sáo vô cùng xuất chúng.” Có một người khác nữa đến, khi người khách trước còn vẫn ngồi đó, người khách sau này nói, “Có một người đàn ông trong thị trấn có tài thổi sáo thật đại tài.” Trang Tử nói, “Nhưng ông ta là một kẻ trộm.” Cả hai đều có mặt, nên họ hỏi, “Ý của ngài là gì?” Trang Tử đáp, “Chỉ cân bằng. Ta là ai mà dám kết án họ? Ông ta là một kẻ trộm. Ông ta là một người thối sáo tuyệt vời. Đối với ta, không chối bỏ hoặc chấp nhận, và không có cả chọn lựa. Người này vẫn là ông. Ta là ai mà dám phê phán, chọn lựa hết cực đoan này đến cực đoan khác? Đối với ta, ông ta không tốt không xấu. Ông là ông. Đó là vấn đề của ông. Ta là ai mà dám nói những lời đó? Ta phải nói một câu gì để quân bình cả hai vị.”

            Khó lựa chọn, nhưng nỗ lực… trong mọi sự. Khi bạn ghét, nỗ lực trung dung. Khi bạn yêu, cố gắng trung dung. Dù bạn cảm giác ra sao, nỗ lực trong sự trung dung. Bạn sẽ ngạc nhiên rằng có một điểm giữa mỗi hai cực đoan nơi cả hai đồng chấm dứt hiện hữu…khi bạn không yêu không ghét. Đây là điều mà Đức Phật gọi Upeksha, xa lạ. Xa lạ không phải đúng từ. Upeksha có nghĩa là điểm giữa nơi bạn không là cái này, không là cái kia. Bạn không thể nói, “Tôi yêu.” Bạn không thể nói, “Tôi ghét.” Bạn đơn thuần không thể nói gì hết. Bạn đơn thuần trung dung. Bạn không đồng hóa. Sự chuyển hoá xảy ra. Sự chuyển hoá khai hoa. Sự trưởng thành đã đạt. Đó là mục tiêu…
 
 
3

Đuổi Có Liền Mất Có

Heavy-black-heart4 :rose4: Heavy-black-heart4

7

“Đuổi có liền mất có

Theo không lại phụ không…”

8

“Nói nhiều thêm lo quẩn

loanh quanh mãi chẳng xong

dứt lời dứt lo quẩn

đâu đâu chẳng suốt thông.”\


Thực tại luôn nơi đó chờ đợi, chỉ gần trái tim, gần mắt, gần tay bạn. Bạn có thể rờ rẫm nó, cảm giác nó, sống nó, nhưng bạn không thể tư duy nó.  Sự đang thấy có thể, cảm nhận có thể, va chạm có thể, nhưng tư duy thì không thể. Hãy nỗ lực hiểu tánh vọng. Tư duy luôn có mặt, không bao giờ trực tiếp. Bạn có thể thấy thực tại, nhưng bạn sẽ phải tư duy về nó, và “Quanh quẩn” là một cái bẫy. Mỗi khi bạn tư duy, bạn không duy trì chánh niệm. “Quanh quẫn” có nghĩa là gián tiếp. “Quanh quẩn”, bạn sẽ không thấy đóa hoa ngay bây giờ và ở đây. Bạn sẽ suy nghĩ về nó, và “quanh quẩn” trở thành một chướng ngại. Thông qua “Sự quanh quẩn”, bạn sẽ không bao giờ gần được đóa hoa. Sự thấy trực tiếp, va chạm trực tiếp…vọng tưởng không trực tiếp. Đó là lý do tại sao mà tư duy bỏ lỡ. Một tình nhân có thể nhận biết thực tại, thậm chí một vũ công có thể nhận biết nó, một ca sĩ có thể cảm nhận nó, nhưng một nhà tư tưởng luôn mất nó.


Tôi có nghe qua về một triết gia Do thái. Ông là một nông dân, nhưng vô cùng thông thái. Tên của ông là Yossel. Ông sẽ tư duy về mọi thứ, nhưng những bậc triết gia khác. Rất khó cho ông làm việc được, bởi sự tư duy chiếm hết đa số thời giờ của ông. Khi ông sẵn sàng thì đã lỡ mất cơ hội. Có một lần, ông vào xóm chợ, gần ngôi làng, để bán lúa mì. Ông nói với vợ, “Khi tôi bán xong lúa mì, tôi sẽ gởi điện tín cho bà ngay.” Ông bán lúa mì, được nhiều lãi, nên ông đánh điện tín, đến bưu điện, điền đơn, và bắt đầu suy nghĩ. Ông viết. “Bán lúa mì được nhiều lãi. Về nhà ngày mai. Yêu em nhiều. Hôn em. Yossel.” Sau đó, ông lại suy nghĩ, “Vợ ta sẽ cho là ta bị điên. Tại sao lại nhiều lãi. Ta có khi không bán lúa mì bị lổ đâu?” Ông gạch bỏ chữ “Lãi” ra. Sau đó, ông tỏ ra quan tâm, bởi nếu ông viết chữ nào sai, ông có lẽ đã phạm nhiều lỗi khác, nên ông xem xét, tư duy về mỗi chữ. Cuối cùng, ông suy nghĩ. “Tại sao “Ngài mai về nhà?”. Ta đâu có về nhà tháng tới hay năm tới đâu. Vợ ta biết ta sẽ về sớm ngay sau khi lúa mì được bán hết rồi.” Vì vậy, ông gạch bỏ mấy chữ. “Về nhà ngày mai.” Sau đó, ông lại nghĩ, “Vợ ta biết ta đến đây để bán lúa mì. Tại sao phải viết mấy chữ “Bán lúa mì” chi vậy?” Ông gạch bỏ những chữ đó. Sau đó, ông cười lớn. Ông ngẫm nghĩ. “Ta viết thư cho vợ ta. Tại sao ta phải viết. “Hôn em nhiều” làm chi?”  Ta đâu có viết thư cho vợ của người ta đâu.” Ông lại gạch những chữ đó ra. Cuối cùng, chỉ có tên ông còn lại: Yossel. Ông thầm nghỉ. “Yossel, ngươi có điên không? Vợ của ngươi biết tên của ngươi rồi mà.” Ông xé bỏ điện tín, vui mừng là ông đã tiết kiệm được tiền và sự ngu xuẩn. Nhưng luôn xảy ra như vậy. Nếu bạn tư duy về “Quanh quẩn”, bạn lỡ cả cuộc đời. Vạn sự bị gạch bỏ qua từng thời khắc. Cuối cùng, bạn cũng bị gạt bỏ. Không chỉ ngôn ngữ bị gạch bỏ, bạn cũng bị gạch bỏ ở giờ phút cuối cùng. Sự tư duy như làn khói. Vạn vật vận hành vào nó, và mọi vật kết thúc. Động không thể…Thậm chí, gởi một điện tín cũng không thể. Động không thể bởi động trực tiếp và tư duy gián tiếp. Chúng không bao giờ gặp nhau. Đây là phiền não của thế gian. Chúng sinh ai cũng vọng. Họ không bao giờ tạo tác. Người không tư duy, luôn tạo tác. Thế gian trong sự phiền não. Chúng sinh ai cũng vô minh. Họ luôn tạo tác bởi họ không bao giờ tư duy. Họ lao mình vào tất cả. Hitlers, Nã Phá Luân, Mao, họ luôn tạo nghiệp. Kẻ thông thái, loại người được xem là những bậc tư tưởng… Aristotle, Kant, hay Hegel… Họ luôn vọng tưởng. Họ không bao giờ động.



Phiền não của mọi chúng sinh là luôn truy tầm thực tại, làm cách nào để chấm dứt vòng quay khủng khiếp của tư tưởng, nhưng vẫn hiện hữu trong sự tỉnh thức. Chúng sinh vô minh không vọng, nhưng họ thiếu sự tỉnh thức. Hãy nhận thức! Năng lượng vận hành trong vọng phải hoán đổi thành sự tỉnh thức. Tâm thức vận hành trong vòng quay khắc nghiệt với vọng nên được giữ lại, thanh lọc. Vọng nên chấm dứt, cơn lốc ý thức phải kết thúc, nhưng không tâm thức. Tâm thức cần kết tinh. Tâm hành vẫn có mặt, không nên ngừng lại. Tỉnh thức đi đôi với tâm hành, bạn sẽ đạt được thực tại ngay. Không chỉ bạn. Bạn sẽ tạo ra cảnh cho vạn sự đến. Đó là những gì xảy ra với Đức Phật, với Tam Tổ Tăng Xán, với Trang Tử. Hãy nhớ! Động là tốt. Vọng là vòng quay khắc nghiệt. Bạn sẽ trở thành cảnh. Không dẫn đến nơi nào được. Vọng phải chấm dứt, nhưng không thể không động. Những chúng sinh sẽ luôn vọng; Động sẽ ngừng nghỉ. Chuyện như vậy xảy ra khi có ai từ bỏ sự sống, vào rừng sâu hay đến Hi Mã Lạp Sơn. Họ từ bỏ động, nhưng không từ bỏ vọng. Họ từ bỏ thế gian nơi cần có sự động. Họ từ bỏ chính thực tại, bởi thông qua động, họ tương thông với thực tại. Sự thấy là động. Vận hành là động. Khiêu vũ là động. Sơn vẽ là động. Bất cứ những gì bạn làm, bạn tương thông với thực tại. Bạn phải nhậy cảm hơn trong mỗi sự động. Động không thể từ bỏ. Hành động phải trọn vẹn, bởi nó là con đường thông qua, nơi bạn chuyển hoá vào thực tại, và thực tại chuyển hoá trong bạn. Hãy cố gắng hiểu, bởi điều đó rất căn bản, căn bản đối với tôi: Từ bỏ vọng, nhưng đừng từ  bỏ động.



Có chúng sinh luôn vọng, và có những chúng sinh luôn từ bỏ động. Tại Hi Mã Lạp Sơn, họ sẽ làm gì? Toàn năng lượng, không chuyển hoá qua động sẽ hoán chuyển qua vọng. Họ sẽ trở thành những triết gia lớn, nhưng triết lý là lục địa của kẻ ngu. Bạn sống qua ngôn ngữ, không qua thực tại. Tình thương  chấm dứt, chỉ còn có từ ngữ “Tình thương” là được giữ lại. Thượng Đế biến mất, bởi ngài luân lưu trên những cánh đồng xanh mướt, trong xóm chợ, trong thế gian, nhưng chỉ có từ ngữ “Thượng Đế” được giữ lại mà thôi. Mọi cái động biến mất, chỉ khái niệm được mang theo. Đầu bạn trở thành tự tánh của bạn. Hãy tránh! Đừng bao giờ từ bỏ động, chỉ từ bỏ vọng. Nếu bạn từ bỏ vọng, có khả năng là bạn có lẽ, sẽ trở nên vô thức, hay có lẽ bạn sẽ biến thành kẻ ngu. Có lẽ, bạn sẽ làm bất cứ hành động gì, bởi bạn không biết phải làm gì, và bạn không suy nghĩ. Có lẽ, bạn sẽ nổi điên. Vọng cần buông bỏ, nhưng bạn không thể thiếu tỉnh thức, và vô thức. Bạn phải trở nên ý thức hơn. Đó là toàn bộ nghệ thuật của Thiền. Làm cách nào đi sâu trong động, làm cách nào buông vọng, và làm cách nào hoán đổi năng lượng vận hành trong vọng thành sự tỉnh thức. Rất dễ buông vọng, nhưng bạn sẽ rơi vào cơn mê muội. Mỗi ngày, chìm đắm trong cơn mê muội, nó xảy đến: Bạn từ bỏ vọng, nhưng bạn không còn hiện diện. Ý thức bị buông bỏ. Tâm thức bạn phải luôn gắn liền, liên kết với vọng. Vì vậy, khi vọng chấm dứt, bạn sẽ hôn mê. Đó là phiền não. Hành giả phải từ bỏ vọng, nhưng đừng hôn mê, bởi hôn mê sẽ không đưa bạn đến thực tại. Nếu bạn vô thức, bạn không thể vào được thực tại. Bạn sẽ đơn giản ngủ say: Ý thức phải nhập vào vô thức. Chỉ có sự đảo nghịch đạt được: Vô thức nhập vào ý thức. Nếu ý thức nhập vào vô thức, bạn bị hôn mê. Nếu vô thức nhập vào ý thức, thành ý thức, bạn ngộ, bạn là Phật, là Tam Tổ Tăng Xán. Đó cũng là tình trạng say. Bạn uống rượu, ý thức nhập vào vô thức. Do đó, rượu luôn hấp dẫn trong mọi thời đại, mọi lứa tuổi, mọi quốc gia. Tình trạng như vậy cũng xảy ra khi bạn dùng thuốc: Ý thức nhập vào vô thức.  Thật tuyệt vời khi vọng chấm dứt. Giấc ngủ tuyệt vời, bạn có nhiều giấc chiêm bao đẹp. Nếu bạn là người chiêm bao giỏi, dược phẩm sẽ giúp bạn có những giấc mơ thật đẹp…tuyệt vời, đầy mầu sắc hơn bất cứ mọi giấc chiêm bao nào khác, rực rỡ hơn. Bạn đặt chân trong cảnh giới Thiên đường, trong xứ mơ, nhưng bạn không đi vào thực tại.



LSD, thuốc phiện, cần sa, ma túy, hay bất cứ dược phẩm gì, chỉ giúp bạn có được giấc ngủ ngon. Trong giấc ngủ ngon, bạn sẽ chiêm bao. Những giấc chiêm bao đó luôn đầy mầu sắc. Cuộc đời bạn quá tối tăm, buồn thảm, bạn thà sống trong những mộng đẹp đó hơn là sống trong cuộc đời buồn thảm này. Sự sống là một cơn ác mộng. Dù dược liệu sẽ cho bạn những giấc mơ đẹp và rực rỡ, mầu sắc, với ba bình diện, tại sao không đón nhận chúng? Cuộc sống này có gì ngoài những sầu khổ bi lụy, nên bạn phải chọn chiêm bao. Dược liệu, rượu, hay mọi chất say sưa, thường được  sử dụng bởi người sùng đạo. Thông qua chúng, bạn  không thể vào thực tại. Thông qua chúng, bạn sẽ chìm trong trạng thái mê mệt và hôn mê. Trong cơn hôn mê đó, bạn sẽ hưởng nhiều giấc chiêm bao đẹp.





LSD, thuốc phiện, cần sa, ma túy, hay bất cứ dược phẩm gì, chỉ giúp bạn có được giấc ngủ ngon. Trong giấc ngủ ngon, bạn sẽ chiêm bao. Những giấc chiêm bao đó luôn đầy mầu sắc. Cuộc đời bạn quá tối tăm, buồn thảm, bạn thà sống trong những mộng đẹp đó hơn là sống trong cuộc đời buồn thảm này. Sự sống là một cơn ác mộng. Dù dược liệu sẽ cho bạn những giấc mơ đẹp và rực rỡ, mầu sắc, với ba bình diện, tại sao không đón nhận chúng? Cuộc sống này có gì ngoài những sầu khổ bi lụy, nên bạn phải chọn chiêm bao. Dược liệu, rượu, hay mọi chất say sưa, thường được  sử dụng bởi người sùng đạo. Thông qua chúng, bạn  không thể vào thực tại. Thông qua chúng, bạn sẽ chìm trong trạng thái mê mệt và hôn mê. Trong cơn hôn mê đó, bạn sẽ hưởng nhiều giấc chiêm bao đẹp. 
Nếu bạn nghĩ về Thượng Đế quá nhiều, bạn có thể thấy Thượng Đế. Bạn có thể phóng ảnh ngài qua bao giấc mơ của bạn. Những giấc mơ đó có thể hướng dẫn trực tiếp. Nếu bạn nghĩ đến Đức Chúa Giê Su quá nhiều, khi bạn dưới sự ảnh hưởng của thuốc, Đức Chúa Giê Su sẽ hiện ra với bạn. Tâm bạn đang đùa giỡn. Nếu bạn quá dính mắc với Krishna, ngài sẽ đứng trước bạn với ống sáo trên môi, ca hát và nhảy múa. Nếu tín đồ Ấn Giáo, kẻ tôn thờ Krishna, dùng ma túy, họ sẽ thấy Krishna. Tín đồ Công Giáo sẽ thấy Đức Ki Tô, và Phật tử sẽ thấy Đức Phật, nhưng đều do tâm phóng chiếu. Thực tại sầu bi nhưng đừng chạy đuổi theo mọi giấc chiêm bao. Nếu bạn chạy đuổi theo chiêm bao, chỉ có con đường duy nhất là làm cách nào ý thức trở nên vô thức hơn. Một phần nhỏ đến từ  vô thức. Đó là cú đập của bản thể con người. Thống khổ và hỷ lạc câu hỏi, nhưng đó là cái đẹp của con người, rằng họ trở thành một hải đảo trong sự bao la của vô thức. Hải đảo này phát triển cao hơn, cao hơn mãi cho đến khi nó biến thành một lục địa. Thông qua dược liệu, nó sẽ chết đuối trong nước. bạn sẽ sống lại cuộc sống động vật, của cỏ cây… Chúng vi diệu, nhưng vô giá trị với bạn, bởi bạn mất mát quá nhiều. Bạn có thể đạt được thực tại; Hải đảo đó có thể trở thành lục địa, nhưng không qua dược liệu. Có những phương tiện vi tế giúp ý thức biến thành vô thức. Có thể đạt qua âm nhạc, qua thần chú. Nếu bạn trì chú liên tục, bạn sẽ ngủ nhanh, bởi cái gì đều đều, đơn điệu sẽ làm cho bạn hôn mê. Chúng là các phương tiện vi tế, trên bề mặt không giống thuốc. Trong mỗi tu viện, mỗi nhà thờ, tình trạng đó đang xảy ra. Họ chống đối thuốc men. Họ không biết họ đang làm gì. Họ cũng đang  sử dụng loại dược liệu vi tế, không thô thiển như ma túy, hay thuốc phiện, nhưng vẫn là dược liệu. Khi bạn tụng một từ ngữ liên tục, nó cho bạn giấc ngủ. Nó không thể cho bạn gì khác nữa.

Bạn thư giản. Chính sự trì chú đó mang cho bạn sự buồn tẻ sâu đậm. Cùng một từ…Ram, Ram, Ram, Ram, bạn tiếp tục mãi…Bạn sẽ làm gì? Tâm chỉ cảnh giác nếu có gì mới mẻ xảy ra, nếu không, tâm ngủ. bạn biết là sẽ xảy ra như vậy, trong vô tận, tâm sẽ cảm giác buồn ngủ. Mỗi một người mẹ biết điều đó. Khi một hài nhi không chịu ngủ, cô sẽ ru nó ngủ bằng một giòng nhạc ngắn, rất đơn giản, chỉ hai ba chữ thôi. Cô lập đi lập lại nhiều lần, một điệu nhạc ru trẻ em. Nó biến thành thần chú, đứa bé ngủ ngay. Tâm nào cũng vậy. Dù bạn là một đứa trẻ, hay một cụ già cũng không khác nhau. Tâm sẽ ngủ thông qua điệu nhạc ru trẻ em. Tiến trình như nhau. Vọng phải chấm dứt, nhưng không phải trở nên vô thức. vọng phải chấm dứt bằng cách ý thức hơn, cảnh giác, tỉnh thức, để nguồn năng lượng vận hành trong vọng, vận hành vào tâm thức, và sự tự chứng phát triển trong bạn. Hãy nhớ kỹ! Vọng phải chấm dứt, nhưng không qua tụng niệm, nhưng qua sự trở thành một chứng nhân qua tiến trình vọng… Hãy trực diện  nó, quán sát nó, một chứng nhân trên ngọn đồi cao, đang thấy, đang quán…

Heavy-black-heart4 :rose4: Heavy-black-heart4

Còn tiếp

Minh Nguyệt. 
Phong huyền thông đảnh
Chẳng phải nhân gian
Ngoài tâm không pháp
Đầy mắt núi xanh.
Reply
#14
TÍN TÂM MINH
TAM TỔ TĂNG XÁN

Đạo Sư Osho
Việt Dịch - Minh Nguyệt

[Image: heavy-black-heart4.png] [Image: rose4.png] [Image: heavy-black-heart4.png] 

Chương 3

Đuổi Có Liền Mất Có


Nếu bạn thấy sâu sắc và xuyên suốt qua ngôn ngữ, chúng bắt đầu tan biến. Khoảng cách mở rộng, từng cự ly. Mây mờ nhạt dần, bầu trời xanh tươi được thấy. Bạn cảnh giác, tri nhận… không qua hôn mê. Tâm vô thức sẽ bị lôi kéo vào tâm thức hơn; ngọn lửa của bạn lớn dần, sôi động hơn. Bạn có thể thấy nhiều hơn, va chạm nhiều hơn, ngửi nhiều hơn. Tâm hành sẽ đầy phẩm chất mới, phẩm chất thiêng liêng. Bạn tình cờ chạm vào người nào, bạn không vận hành qua tay. Như vậy, bàn tay đó chết, khép kín; Bạn chào bằng đôi tay chết. Bạn cảm giác đôi tay tuy được  sử dụng, nhưng vẫn chưa được trao tặng. Nó chỉ là ngoại giao. Đôi tay thiếu sinh khí, không ấm cúng, không hài hoà với bạn. Có lúc, trong tình thương, đôi tay được cho. Nguồn năng lượng tuôn chảy qua nó. Nó là sự mở rộng. Thông qua đôi tay, bản thể hài hoà với bạn. Nó ấm cúng, sinh động, và tin cậy bạn. 

 Khi một vị Phật chạm bạn, sự chạm đó hoàn toàn khác. Phẩm chất thay đổi. Mỗi khi tâm thức thanh tịnh trọn vẹn, tuyệt đối, mỗi hành động đều trọn vẹn. Khi ngài chạm, ngài trở thành sự chạm. Ngài không là gì khác hơn. Toàn bản thể của ngài là sự chạm. Ngài luân lưu trong nó. Ngài không an trú nơi nào khác. Ngài trụ trong sự chạm. Ở khoảnh khắc đó, ngài không còn là đôi mắt, không còn là đôi tai; ở ngay thời khắc đó, toàn bộ chân tánh của ngài chuyển hoá vào sự chạm. Ngài trở thành sự chạm trọn vẹn, và bạn cảm nhận bạn được soi sáng xuyên suốt qua sự chạm của ngài… nguồn năng lượng tuôn chảy trong bạn. Nếu bạn chưa sẵn sàng, có lẽ bạn sẽ bị sốc. Nếu bạn sẵn sàng, bạn sẽ hoan hỷ. Bạn sẽ hỷ lạc trong nó. Khi một vị Phật nhìn bạn, ngài trở thành đôi mắt, nếu không thì không thể, bởi tâm ngài không phân tán. Khi bạn nhìn, bạn quan sát, và bạn cũng làm nhiều việc khác nữa, vẫn vọng, vẫn phân tán. Đôi mắt bạn không trọn vẹn.

Khi một vị Phật nhìn bạn, đôi mắt ngài trọn vẹn. Chúng sẽ như vầng thái dương rực lửa. Chúng sẽ xuyên suốt bạn, xoi lổ trong tự tánh bạn, chúng đi thẳng vào trái tim bạn. Bạn sẽ không bao giờ như xưa nữa… nếu bạn cho phép. Nếu không, bạn vẫn khép kín, ngài không thể tương thông bạn. Thậm chí, nếu ngài chạm, ngài chạm vào một tử thi; bạn vẫn khép kín. Khi tâm thức có mặt, động, tâm thức, và hành động trở nên trọn vẹn. Hãy cố gắng theo dõi những ngôn từ này. Chúng thật tuyệt vời…
 
“Đuổi có liền mất có
Theo không lại phụ không
Đuổi có liền mất có…”

Có nhiều triết gia đã chối bỏ thực tại của mọi sự vật. Hãy nhìn, chúng ta có thể thực hiện qua hai cách. Có một giai thoại thật đẹp. Có một lần xảy ra…

            Akbar, một đại đế vương triều Moghul, vẻ một đường dài trên vách tường. Ông truyền những nhà thông thái của ông không được đụng nó, nhưng phải làm cho nó nhỏ lại. Họ thắc mắc suy nghĩ, “Không thể nào.” Một trong những nhà thông thái đó, Birdal, vẻ một đường thẳng gần đó, một đường thẳng lớn hơn, mà không đụng vào đường thẳng đầu tiên. Khi đường thẳng lớn hơn được vẻ, thì đường thẳng đầu tiên trở nên nhỏ hơn. Nếu bạn vẻ một đường thẳng nhỏ bên cạnh, đường thẳng đầu tiên sẽ lớn hơn. Có hai cách, một là bạn làm cho tự tánh bạn lớn hơn, thế gian này sẽ nhỏ bé dần… dần…. khi thời điểm đến, tự tánh của bạn trọn vẹn, Brahma, thế gian biến mất, không còn thế gian. Còn một cách khác. Cách này là một kế. Bạn có thể cho rằng thế gian này hư ảo, Maya, không thật. Bạn chối bỏ thực tại thế gian, luôn thuyết phục chính bạn không thật, một giấc mộng hư huyễn. Cho nên, khi bạn thuyết phục chính bạn thế gian này hư ảo,  Bạn cảm nhận bạn là thật, nhưng sự cảm nhận đó không thật. Nó là sự lừa đảo. Triết lý luôn như vậy. Nó luôn cho rằng thế gian này không thật. Hãy đến Vedantín. Nó xảy ra khác với Shankara. Shankara ngộ, hư không pháp giới, thế gian biến mất, bị lôi cuốn, bởi không có hai hư không pháp giới. Nếu bạn trở nên vô hạn, thế gian biến mất. Không có hai hư không pháp giới, chỉ có một là có thể.

            Shankara trở thành hư không pháp giới, Brahma, Tuyệt đối, ngài có thể cho rằng thế giới này hư dối và ngài nói đúng. không phải là một tuyên bố đầy triết lý, mà là cảm nhận đạo. Ngài cảm nhận nó, rằng thế giới hư ảo, nhưng những môn đồ của ngài đón nhận bản nhạc, họ đã hát một ngàn năm sau. Họ nói rằng thế gian hư dối, nó là Cõi Ta Bà. Nó không thật. Bạn đạt được đức tin qua triết. Đúng rồi, bạn tiếp tục gạch bỏ. Bạn thuyết phục chính bạn, nó không thật. Bạn cố gắng chứng minh, tranh luận rằng nó là hư huyễn. Nếu bạn có thể thuyết phục tâm bạn rằng nó hư huyễn, bạn sẽ có một cảm giác giả tạo, rằng bạn trở thành Đại Ngã (Brahma). Bạn PHẢI trở thành Đại Ngã (Brahma), thế gian này hư huyễn, không phải bằng cách khác. Làm cách nào bạn chứng Đại Ngã nếu thế gian này hư huyễn? Nó không thể hư huyễn bởi nó chỉ là khái niệm, bạn vọng. Vedantins không ngừng cho rằng thế giới này hư huyễn, nhưng hãy nhìn họ. Hãy ném cục đá vào họ, họ sẽ nổi giận, họ sẽ đánh bạn. Thế giới này hư ảo; chỉ họ là đầy khái niệm, triết lý. Triết gia cũng rất là xảo quyệt.

            Đã xảy ra…
            Một môn đồ của Long Thọ Bồ Tát… Long Thọ Bồ Tát[1]là một trong những đại thiền sư mà Ấn Độ cho ra đời. Ngài ngộ được bổn tánh Chân như, thế gian tan rã. Có nhiều môn đồ tìm đến. Các môn đồ là những bản sao giấy tịnh hóa ác nghiệp, nhất định là như vậy, ngoại trừ chính họ nỗ lực xuyên suốt thực tại, và không tin cậy lời của minh sư họ là chân lý. Lời dạy của minh sư đơn giản truyền cảm hứng, khích động, hỗ trợ, nhưng không nên xem đó là chân lý, nếu không, lời của  ngài trở thành triết lý. Bạn phải nhận thức nó. Khi bạn nhận thức, chỉ có thế, bạn có thể nói, “Đúng, lời dạy của ngài chân chánh.” Làm sao bạn có thể nói lời như vậy trước đó? Rất dễ gật cái đầu triết của bạn. “Đúng.” Những môn đồ lũ lượt tìm tới. Một trong những môn đồ là một triết gia lớn, rất thích tranh biện. Ông chứng minh với nhiều phương pháp rằng thế giới là không thật. Hoàng đế của Ấn triệu ông vào triều. Danh tiếng của ông vang động đến hoàng cung. Nhà vua bảo, “Thật sự, ngài cho là thế gian này hư huyễn phải không? Hãy suy nghĩ kỹ đi. Trẫm là con người nguy hiểm, vô ngôn. Trẫm là con người hành động. Trẫm sẽ chứng minh cho ngươi thấy là thế gian này hư giả. Vậy hãy suy nghĩ cho kỹ đi.” Người này đáp, “Hạ thần không cần phải suy nghĩ kỹ. Hạ thần đã suy nghĩ hàng triệu lần rồi, và có thể chứng minh thế gian này là hư dối.” Thậm chí, triết gia này cũng nhận thức nhà vua sẽ hành động như thế nào. Ngài có một con bạch tượng bị điên. Con voi điên này được mang vào cung. Bậc triết gia cũng được ném ra sân hoàng cung. Ông rú lên và bắt đầu chạy, con voi điên chạy sau ông, nhưng con voi đã dùng vòi của nó bắt ông lại. Giây phút đó, ông kêu cứu nhà vua. “Xin bệ hạ hãy cứu hạ thần. Con voi này là thật. Hạ thần xin rút lại lời phát biểu của hạ thần.”  Ông được giải cứu. Nhà vua triệu ông vào triều khi ông ta bình tỉnh lại vì ông còn run sợ, mồ hôi tuôn ướt áo, mình mẩy bị trầy trụa và bầm tím khắp chỗ. Nhà vua hỏi, “Bây giờ, ngươi nên nói gì?”  Ông đáp, “Thế gian này hư huyễn.” Nhà vua hỏi, “Ý ngươi là gì? Khi con voi sắp giết ngươi, ngươi nói là thế gian này hư giả, sao bây giờ lại đổi lời?” Triết gia đáp, “Con voi. Người đàn ông, sự xác nhận, tất cả đều hư giả. Con voi, cơn điên của con voi, người mà bệ hạ thấy trước đó, người khẳng định rằng thế gian này hư huyễn…Tất cả đều hư huyễn.” Nhà vua phán. “Nếu vậy, trẫm sẽ cho con voi ra sân với ngươi lần nữa.” Triết gia đáp, “Vẫn tình trạng như vậy xảy ra. Hạ thần vẫn cho rằng tất cả đều giả tạm. Hạ thần không thể làm gì khác được.”

            Triết rất giảo quyệt. Chính bạn chơi cuộc cờ, thuyết phục bạn thế gian này giả tạm, nhưng tại sao phải cần chứng minh và thuyết phục? Cần bởi bạn chưa ngộ. Khi bạn ngộ, không còn vấn đề thuyết phục, chứng minh, hay tranh luận. Triết thay thế cho tri thức. Nếu bạn ngộ, không cần triết nữa. Nếu bạn chưa ngộ, phải cần bởi tri thức thu thập qua triết có vẻ như tri thức. Không phải vấn đề chứng minh thế gian hư huyễn. Đoạn kinh dạy…

“Đuổi có liền mất có…”

Thực tại của họ là Thượng Đế. Thực tại của họ là Chân lý. Cội cây còn đây. Nếu bạn chối bỏ thực tại của cội cây, bạn đã chối bỏ tánh linh của nó, Chân lý trong nó. Cội cây là pháp. Các pháp che đậy chân lý. Con chim là sự thật, nhưng chân lý vẫn vậy. Có lúc, chân lý hiển lộ như chim, như cây cối, như tảng đá, như con người. Tất cả nằm trong hình tướng. Mọi pháp nằm trong hình tướng, nhưng trong mỗi pháp, nếu bạn đi sâu hơn, là pháp. Nếu bạn chối bỏ mọi hình tướng, bạn chối bỏ thể vô tướng của nội tại. Nếu bạn cho là không vật gì là thật, thì thánh linh, Thượng Đế không thể là thật? Nếu bạn cho là thế gian hư huyễn,  làm sao Đấng Sáng tạo của thế gian hư huyễn có thể là thật? Làm sao một Thượng Đế thật lại sáng tạo một thế gian hư huyễn? Không thể nào. Bởi từ thực tại mới hiện hữu thực tại. Một Thượng Đế chân thật không thể sáng tạo một thế gian giả tạm. Nếu thế gian này là giả tạm, Đấng Sáng Tạo cũng giả tạm. Nếu bạn chối bỏ pháp, bạn chối bỏ chân lý. Đoạn kinh của Tam Tổ Tăng Xán dạy…

“Nói nhiều thêm lo quẩn
loanh quanh mãi chẳng xong…”
Thực tại đó là chân lý.

“Nói nhiều thêm lo quẩn…”

     Nếu bạn nói mọi pháp đều trống rỗng, câu nói đó cũng là một quan điểm triết…tốt hơn lời đầu tiên. Lời đầu tiên bảo thế gian hư ảo, không thật, không hiện hữu, chỉ trong tâm bạn, không nơi nào khác. Phóng chiếu qua tâm, là vọng, là chiêm bao. Câu triết kia, tốt hơn một chút, bảo, vạn pháp ăn mòn, nhưng chúng trống rỗng. Chúng không mang thể tánh trong chúng, vô thực chất, sai biệt, trống rỗng bên trong. Chúng không gì ngoài duyên hợp, không tự ngã. Cây cối có đó, nhưng chỉ qua nhân duyên tương hợp. Cây không tự ngã. Nếu bạn loại bỏ từng phần, sẽ không gì còn lại. Chỉ cơ cấu. Nếu bạn loại bỏ từng phần một của bộ máy, không gì còn lại. Đức Đạo Sư cũng không đúng. Cây cối hiện hữu không qua duyên hợp, nhưng như một thể tánh. Thậm chí, tảng đá cũng có thể tánh của nó. Khi bạn cảm nhận và cảnh giác hơn, bạn sẽ thấy rằng thậm chí tảng đá cũng có cảm tính. Đôi lúc nó buồn, bạn cảm giác sự buồn bã của nó. Đôi lúc nó vui, bạn cảm giác được sự vui vẻ của nó. Có lúc, nó ca hát, bạn có thể nghe được lời ca vang vọng. Bạn cần sự cảm nhận, bởi hiện tại, bạn không thể nghe được lời nhạc của Đức Phật…làm sao bạn có thể nghe được lời ngâm nga của tảng đá?
Bạn mù và điếc, vô cảm nhận và đần độn.

Bạn không ý thức… Tâm thức của bạn chỉ là một mảnh nhỏ đã bị kiệt quệ qua thói quen và mọi sự của thế gian trong ngày. Bạn đủ ý thức để đến văn phòng và trở về nhà, không bị tai nạn trên đường. Bạn quá đủ ý thức, nhưng bạn không thể cảm nhận tảng đá, không thể cảm nhận cây cối. Hiện tại, các khoa học gia khám phá là loài cây cối cảm tính nhiều hơn bạn tưởng. Rừng cây chào đón con người nếu chúng thân thiện, khép kín nếu thù địch. Nếu người làm vườn đến, cắt tỉa cây cối, chúng khép kín. Thậm chí, dù người làm vườn chỉ mới bước vào, cả khu vườn khép kín ngay, bởi kẻ thù tìm đến. Một khoa học gia làm việc thật chăm chú, cảnh giác không chỉ bằng hành động. Thậm chí, cây cũng nhận thức. Ông thí nghiệm trên thân cây. Cây được buộc dây kẽm qua các dụng cụ vi tế để xác định những cảm tính bên trong. Ông suy nghĩ. “Nếu ta cắt thân cây này làm hai, chuyện gì xảy ra?” Cây kim trên cây rung động nhanh. Cây cảm nhận được tư tưởng. Sau đó, ông thử nhiều thí nghiệm khác. Ông không cắt cây ra làm hai. Ông không phương hại nó, chỉ tưởng tượng thôi! Mỗi khi ý tưởng phát sanh, cây kim biểu lộ cho thấy cây rất đỗi lo lắng và giận dữ. Không chỉ vậy, nếu bạn chặt cây, những cây bên cạnh sẽ biểu lộ buồn rầu, lo lắng, giận dữ, căng thẳng. Có những dụng cụ hiện đại có thể hiển lộ cho thấy những cảm tính xảy ra bên trong tảng đá.

Mọi pháp sinh động. Không có pháp nào trống rỗng. Mọi pháp đều ngập tràn ý thức, nhiều loại ý thức khác nhau. Đó là lý do tại sao bạn không thể thông qua. Thật khó bởi ngôn ngữ tâm thức khác nhau. Cây có ngôn ngữ tâm thức khác. Tảng đá cũng khác. Thật khó truyền thông với chúng, bởi ngôn ngữ khác biệt. Nếu bạn cảnh giác, tỉnh thức hơn, không bị các vọng che lấp, bạn có thể tương thông với đá. Không pháp nào trống rỗng. Mọi pháp đều có riêng tự ngã. Ấn Độ giáo luôn nhận thức mọi pháp đều có tánh linh. Đó là lý do tại sao họ thờ phụng dòng sông, cây cối, bởi họ cho rằng có thần cây, thần thủy, thần đá…Vạn pháp trong thế gian ngập tràn Thượng Đế. Không pháp nào trống rỗng.

Khi bạn cho mọi pháp đều không, bạn lỡ thực tại của chúng. Tại sao các triết gia nỗ lực chứng minh các pháp là không thật, hay mọi pháp đều hư huyễn? Họ vẫn nỗ lực. Nếu không chứng minh được mọi pháp đều trống rỗng, bạn toàn thiện. Giả tạm khắp chốn, tương đối toàn thiện, nhưng đây là con đường hư giả. Hãy toàn thiện! Cái bẫy tương đối không thể giúp được. Nếu bạn đầy tình thương, tỉnh thức, thiền, bạn sẽ thấy thế gian này không hư huyễn. Trên thực tế, bởi bạn hư huyễn, vạn pháp đều hư huyễn. Bởi bạn nhìn với đôi mắt rỗng không, mọi pháp đều trống rỗng. Bạn mang bạn vào các pháp. Nếu bạn vô tình, Bạn sẽ thấy thế gian vô tình. Nếu bạn có trái tim luôn đập nhịp tình thương, bạn sẽ cảm giác sự đập nhịp này cùng khắp… trong luồng gió nhẹ vi vu qua rừng cây, trong dòng sông luân lưu về biển cả. Bạn sẽ cảm nhận tình thương cùng khắp! Không có gì mà bạn không cảm nhận được. Triết là một mưu chước để cảm nhận sự tương đối.

 Chúng ta đều là nạn nhân của nó, bởi chúng ta là những chuyên gia của mưu chước đó. Đó là lý do tại sao, nếu có ai nói hàng xóm của bạn là người tội lỗi, bạn tin ngay. Bởi nếu ông tội lỗi, vô đạo đức, hốt nhiên, bạn sẽ đạo đức và thánh thiện. Nếu có ai nói hàng xóm của bạn rất đạo đức, rất thánh, bạn không tin. Bạn nói “Đem chứng minh ra đây! Anh có chứng minh gì? Dựa trên cơ sở nào mà anh nói như vậy? Tôi biết rõ ông ta. Ông là hàng xóm của tôi. Ông không giống lời anh nói.” Tại sao? 


Khi có ai nói điều gì chống ai đó, bạn tin ngay. Bạn không bao giờ đặt vấn đề. Đó là lý do tại sao luôn có sự ngồi lê đô mách. Nhưng nếu có ai ủng hộ người nào đó, bạn lập tức phòng thủ ngay. Tại sao? Nếu họ tốt, bất ngờ, bạn cảm giác xấu xa ngay. Nếu có thánh nhân, vậy bạn là ai? Bạn là kẻ vô minh. nếu có thánh nhân, bạn là người tội lỗi. Có lẽ, bạn không ý thức mưu kế này, nhưng cuộc chơi vẫn tiếp diễn. Có hai cách: Một là bạn là thánh nhân, hay bạn chứng minh người nào tội lỗi. Triết luôn dùng mưu kế đó. Mỗi khi bạn muốn là, bạn chối bỏ thế gian. Điều đó không giúp được. Bạn không lừa đảo ai mà là lừa đảo chính bạn. Đoạn kinh  của Tam Tổ Tăng Xán dạy…

"Nói nhiều thêm lo quẩn
loanh quanh mãi chẳng xong…”

Nói nhiều thêm lo quẩn, lầm lạc. Khi bạn nói nhiều, lập tức, bạn loanh quanh. Tôi ở đây, bạn có thể hiện diện với tôi. Nếu bạn vọng tôi, bạn lại hành trình xa hơn. Bạn càng vọng, bạn càng xa. Vọng là con đường trốn tránh thực tại, cho bạn lời hướng dẫn bên trong, vẽ phương hướng trong tâm trí bạn, và bạn hành trình trên nó. Một nhà tư tưởng không bao giờ an trú bây giờ và ở đây. Ông không bao giờ có mặt. Ông luôn ở đâu đó. Thiền giả luôn an trú bây giờ và ở đây. Ông không an trú nơi nào khác. Đó là lý do tại sao, vọng là chướng ngại của nhà thiền. Bạn phải tỉnh thức. Mỗi thời khắc trôi qua, bạn tỉnh thức hơn, càng hợp tác với vọng. Tôi cho bạn cánh Hồng, bạn bắt đầu vọng. Lập tức, tâm trí nói, “Đẹp quá! Con chưa bao giờ thấy cánh Hồng nào lại đẹp như vậy.” Hay là, “Con có thấy một vài cánh Hồng giống như vậy.” Tâm trí bạn lại đặt câu hỏi,”Cái đẹp là gì?” Không ai biết. Không ai kết luận được.

Một trong những triết gia lớn của Anh quốc, G.E.Moore, viết một tác phẩm “Principa Ethica”, một trong những luận lý tuyệt vời nhất, nỗ lực định nghĩa đạo đức là gì. Sau hai hay ba trăm trang giấy cô đặc luận lý, ông nói khó mà định nghĩa đạo đức là gì. Đoạn cuối, ông bảo nó không thể định nghĩa, nhưng sau hai hay ba trăm trang biện luận. Một trong những nhà thông thái nhất luôn nỗ lực và nỗ lực, cố gắng và cố gắng, bằng cách này hay cách khác, hết gõ cửa này đến cửa khác, và đi đến kết luận là đạo đức không thể định nghĩa. Tại sao? Ông nói nó là một phẩm tính đơn giản, chỉ như mầu vàng vậy. Làm sao bạn có thể định nghĩa mầu vàng là gì? Bạn sẽ nói gì nếu có ai hỏi, “Mầu vàng là gì?” Bạn sẽ nói, “Mầu vàng là mầu vàng.” Làm sao bạn định nghĩa? Cánh Hồng là cánh Hồng. Làm sao bạn định nghĩa nó?  Bạn biết cái đẹp là gì không? Có ai định nghĩa nó qua chưa? Chưa. Họ nói cái đẹp không thể định nghĩa. Nếu bạn so sánh với cánh Hồng khác…Bạn có biết mọi pháp không thể so sánh. Làm sao bạn so sánh nó với cánh Hồng khác? Cánh Hồng này chỉ là cánh Hồng này. Không có cánh Hồng nào khác như nó. Tại sao bạn đem cánh Hồng khác vào?

Khi bạn mang cánh Hồng vào tâm trí hỗn loạn của bạn, bạn có quá nhiều sự trong tâm trí, chúng trở thành chướng ngại. Cánh Hồng này sẽ không đủ khả năng tiếp cận bạn được. Có cái Thật, nó có thể xuyên suốt bạn, hương hoa có thể tương thông với bạn. Cánh Hồng sẵn sàng gõ cửa trái tim bạn, nhưng bạn bắt đầu vọng nó. Khi bạn trở về, cánh Hồng không còn hiện diện, bởi cánh Hồng sẽ không đợi bạn. Nó sẽ héo tàn. Nó mang thông điệp, điều bất khả tri với nó, nhưng trong sự bất khả tri mong manh đó, nó không thường hằng, vĩnh cửu. Nó mang đến những gì siêu vượt trên mỗi cánh Hồng. Mỗi sáng bình minh, nó đến. gõ cửa nhà bạn, nhưng bạn là những nhà tư tưởng lớn. Có bản tánh siêu việt bất khả tư nghì, của nguồn thánh linh, bản tánh vượt thời gian, xuyên suốt trong thời gian, tương thông với cánh Hồng, nhưng nếu bạn vọng, bạn sẽ mất cơ hội, bởi trong vọng, bạn xa lìa. Bạn đã xa lìa. 


[1]Bồ Tát Long Thọ (Nagarjuna), là vị Tổ thứ 14 dòng Thiền Thiên Trúc tính từ Phật Thích Ca; ngài trước tác luận giải nhiều tác phẩm Phật học nổi tiếng, đặc biệt là Trung Luận, Thập Nhị Môn Luận và Đại Trí Độ Luận .v.v… Trong các bộ luận này ngài xiển dương về lý “Tánh Không hay Chân Không” của Bát Nhã.

Còn tiếp

Heavy-black-heart4 Heavy-black-heart4 Heavy-black-heart4

Minh Nguyệt
 
Phong huyền thông đảnh
Chẳng phải nhân gian
Ngoài tâm không pháp
Đầy mắt núi xanh.
Reply
#15
TÍN TÂM MINH
TAM TỔ TĂNG XÁN

Đạo Sư Osho
Việt Dịch - Minh Nguyệt

[Image: heavy-black-heart4.png] [Image: rose4.png] [Image: heavy-black-heart4.png] 


Một triết gia tư duy về cánh Hồng. Một nhà thi sĩ cảm nhận cánh Hồng. Nếu bạn quyết định, luôn ủng hộ nhà thi sĩ. Họ va chạm thực tại tốt hơn một triết gia. Cảm thọ cũng xa lìa, không xa lìa như vọng, nhưng cảm thọ cũng xa lìa, bởi cảm thọ là cái động vi tế. Một huyền môn gia đơn giản có mặt trong sự hiện diện của cánh Hồng. Không động, không vọng, không thọ, không trái tim, không trí não. Ông đơn thuần có mặt với cánh Hồng. Điều này, Ấn Độ giáo gọi là Satsang. Mỗi khi có cánh Hồng con người, vị Phật, Minh sư, bạn có mặt với các ngài. Bạn không vọng, không thọ, đơn thuần hiện hữu với ngài. Điều này, Ấn giáo gọi là Satsang, có mặt với chân lý. Từ ngữ Satsang có nghĩa là có mặt trong sự hiện diện của chân lý. 

Cánh Hồng ở đó…bạn có mặt với nó. Đừng động, vi tế hay thô thiển. Vọng là cái động thô thiển. Thọ là cái động thô thiển. Bạn biết thọ có thể thay đổi thành vọng. Vọng có thể biến đổi thành thọ. Chúng có thể hoán đổi, không cách biệt nhau. Tự là vọng theo sau, có lẽ chủng tử, chỉ mới đâm chồi nẩy lộc. Vọng là cây, nhưng tiến trình không khác nhau. Trái tim và trí não không cách biệt nhau. Vạn pháp bắt đầu qua tâm và, ngay lúc đó, trước khi bạn nhận thức được, chúng đến tâm trí rồi. Chỉ hiện hữu… mọi pháp hiển lộ, và tất cả các cánh cửa mở rộng, không câu hỏi, không lời giải đáp. Bạn thành một với thực tại. Vọng… và bạn riêng rẽ.  Thọ… không riêng rẽ… nhưng vẫn riêng rẽ, liên kết nhau, nhưng riêng rẽ. Không vọng không thọ, chỉ hiện hữu… Bất ngờ, bạn không hiện hữu… Thế gian không hiện hữu. Nhất thể, Đấng Đại Ngã, hiển lộ. Bạn và thế gian, cả hai thành một. Một vô lượng vô biên, vô hình tướng… Đó là Chân lý[1].

Chân lý không là kết luận triết lý. Nó là kinh nghiệm hiện sinh. Nó không vọng không thọ, hiện sinh…Toàn bộ bản thể bạn có mặt với nó. Khi giọt nước  rơi vào biển đông, dù rơi bằng trí não hay trái tim, hay nó rơi xuống hoàn toàn… Trái tim, cái đầu, thiện, ác, thánh nhân, kẻ tội lỗi, vạn pháp đều rơi trọn vẹn. Không có thánh nhân nào nhận biết nguồn thiêng liêng, bởi họ quá toàn thiện, và sự toàn thiện của họ biến thành chướng ngại. Không người tội lỗi, bởi họ cho rằng họ quá xấu xa… Sự xấu xa đó trở thành chướng ngại. Người không thiện không ác, không cái này hoặc cái kia, người vô chọn lựa, không sở cầu điều gì, “Ta là điều này. Ta là điều nọ.”, đơn thuần có mặt, có thể nhận biết nguồn thánh linh. Bạn không cần đến Hi Mã Lạp Sơn, bởi bạn có thể có mặt với đá cuội, và mọi sự xảy ra. Bạn không cần đến tu viện! Bạn có thể hiện hữu với cây cối, và mọi sự xảy đến. Thậm chí, bạn không cần đến gần cây cối, hiện hữu với chính bạn, mọi sự sẽ xảy ra bởi nó cùng khắp.  Mỗi nguyên tử chấn động trong nó. Mỗi hạt nhân liên hoan nó. Vạn pháp không gì khác ngoài nó.

“Dứt lời dứt lo quẩn.
Đâu đâu chẳng suốt thông.”


Không vọng là cửa. Không văn tự là cánh cổng. Vô niệm là pháp. Làm sao thành tựu nó? Bạn làm gì để thành tựu điều này? Chỉ lắng nghe không giúp được gì, bởi tâm trí quá khôn khéo. Bạn sẽ khởi sự vọng về điều đó, cái mà Tam Tổ Tăng Xán minh thị,” Tâm sẽ vọng, lý giải quanh nó. Tâm sẽ nói, “Đúng. Có vẻ đúng.” Khi tâm nói, “Có vẻ đúng.” Bạn đã lầm lạc. Tâm sẽ nói,”Không. Có vẻ khó, không thể nào. Làm sao không vọng?” Bạn đã xa lìa. Lắng nghe tâm, bạn không bao giờ gần được chân lý. Lắng nghe tâm, bạn sẽ lầm lạc.

Tôi có nghe về một người phụ nữ, một triết gia, một nhà tư tưởng, đã sáng tác nhiều tác phẩm, rất danh tiếng. Đột nhiên, cô tuyên bố với thân hữu của cô là cô sẽ kết hôn. Chưa có lời đồn đãi nào về tình yêu của cô, bởi họ cho rằng nhà tư tưởng sẽ không bao giờ yêu ai. Chưa một ai nghĩ rằng cô sẽ kết hôn. Vì vậy, họ kinh ngạc. Họ hỏi, “Người đàn ông đó là ai vậy?” Cô cho biết tên, họ càng ngạc nhiên hơn. Họ nói, “Cô thấy gì trong con người này vậy?” Một người đàn ông rất đỗi bình thường… và người phụ nữ này rất nổi danh. Cô là giáo sư trong một trường đại học, sáng tác nhiều tác phẩm, danh tiếng cô được biết cùng khắp quốc gia. “Kết hôn với người này? Tại sao? Cô thấy gì trong ông?” Cô đáp, “Có một điều rất tốt về anh ấy. Anh là một người buôn luôn đi đây đi đó. Anh không bao giờ có mặt ở đây. Anh sẽ luôn du hành.” Các nhà tư tưởng luôn kết hôn với nhà thương gia hay đi công tác. “Anh sẽ không bao giờ có mặt. Tôi sẽ tự do suy nghĩ và tự do làm điều tôi muốn.”

Kết hôn với tâm trí là kết hôn với nhà thương gia, một nhà thương gia luôn trên cuộc hành trình. Bởi tâm trí luôn trên cuộc hành trình, bạn không bao giờ va chạm với cái thật. Bạn ăn, nhưng bạn không ăn. Hương vị, vị nếm, sự ngửi… Bạn lỡ hết. Bạn đơn giản ném hết vào trong, thật tệ hại!  Tại sao bạn lỡ? Bởi tâm luôn vọng. Bạn vọng một ngàn lẻ một sự khi bạn đang ăn. Thiền sư Lâm Tế dạy, “Khi tôi ăn, tôi chỉ ăn. Khi tôi ngủ, tôi chỉ ngủ.” Có người hỏi, “Nhưng tôi thấy không có gì đặc biệt trong những việc làm đó hết. Mọi người ai cũng làm những việc đó mà.” Thiền sư Lâm Tế cười lớn đáp,” Nếu ai cũng hành động như vậy, ai cũng là một vị Phật. Ai cũng ngộ hết rồi.”

Ăn, đơn thuần ăn. Hiện hữu với nó. Đi bộ… đơn thuần đi bộ, hãy có mặt với nó. Đừng đi bằng cái đầu. Đừng nhảy hết nơi này đến nơi khác. Tâm luôn đi trước hay là theo sau. Hãy hiện hữu với giây phút thực tại. Khởi đầu, sẽ vô cùng khó khăn có mặt với thực tại. Có lúc, có lẽ, có những giây phút không được vui vẻ lắm, bạn giận, tâm sẽ vọng và hối hận, hay cố gắng làm gì đó để cơn giận không xảy ra nữa. Có lúc, bạn sầu khổ. Bạn vặn ra-đi-ô và ti-vi lên, hay đọc sách, bởi bạn không muốn sầu khổ. Bạn muốn trệch hướng tâm. Giây phút sầu khổ tốt hơn khoảnh khắc hạnh phúc khi nó biến thành thói quen hằng hữu. Khi cố định rồi, thậm chí khi hạnh phúc, bạn không có mặt ở nhà. Bạn ở đâu đó rồi.  Hãy xem nó là một quan điểm. Bất kỳ điều gì… sầu khổ, giận dữ, bất kỳ là gì… tuyệt vọng, trầm cảm, hãy có mặt với nó. Hốt nhiên, bạn sẽ kinh ngạc nếu bạn có mặt với đau khổ. Đau khổ sẽ hoán chuyển vào pháp vi diệu, đau khổ trở thành chiều sâu. Nếu bạn có mặt với cơn giận, không vọng nó, chỉ hiện hữu với nó, cơn giận chuyển hoá. Nó biến thành sự tha thứ. Nếu bạn có mặt với dục, dục có phẩm chất khác biệt hơn. Nó biến thành tình thương. Nếu bạn bắt đầu sống với giây phút thực tại, bạn sẽ nhận thấy bản thể bạn như phép lạ, rực rỡ với sự mầu nhiệm. Hạnh phúc sâu sắc hơn. Thông thường, hạnh phúc chỉ nằm trên bề mặt. Bên trong, bạn vẫn nặng nề với mọi sự, chỉ trên bề mặt của nó. nếu bạn có mặt với nó, nó sẽ sâu sắc hơn, và sâu sắc hơn. nếu bạn sống với nó, vạn pháp chuyển hoá, bởi bạn mang phẩm chất mới mẻ vào tự tánh, của sự tỉnh thức, của sự quán chiếu. Đừng chống cự với đau khổ. Đừng ao ước hạnh phúc, bởi bạn sẽ xa lìa. Bạn sẽ lầm lạc.

Bạn quan sát chưa? Nếu bạn nghĩ lể, đến Hi Mã Lạp Sơn, hay Thụy Sĩ. Hằng tháng, bạn dự tính đến đó. Giây phút bạn đến rồi, bạn đã tính toán chừng nào rời nơi đó, về nhà bằng cách nào. Hãy xem xét! Hằng tháng qua, bạn chuẩn bị làm cách nào để đến được nơi đó. Khi đến rồi, thậm chí, trước khi đến đó, chỉ trên cuộc hành trình, tâm bạn đã bắt đầu vọng. Về nhà bằng cách nào? Mỗi sự đến của bạn là mỗi sự trở về. Bạn không bao giờ có mặt, bởi bạn không thể có mặt. Khi bạn về nhà rồi, bạn lại vọng về những chuyện xảy ra ở Hi Mã Lạp Sơn, những kinh nghiệm mà bạn đã vượt qua. Bạn chưa bao giờ có mặt. Nếu bạn đọc về Hi Mã Lạp Sơn như có ai kể lại bạn. Bạn nhìn ký ức như ký ức  hoạt động trên chính riêng nó, nó chụp hình, trở thành cuốn album. Trở về nhà, bạn sẽ mở cuốn album ra, bạn sẽ nói với bạn bè, “Đẹp quá!” Bạn sẽ bắt đầu dự tính. Năm sau, bạn sẽ đến Hi Mã Lạp Sơn.

Tâm không bao giờ an trú với nơi bạn đang có mặt. Tỉnh thức là luôn hiện diện nơi bạn đang có mặt. Buông bỏ tâm trí! Duy trì chánh niệm! Tỉnh thức và cảnh giác hơn! Mang chính bạn vào thực tại. Khó khăn lúc khởi sự. Tâm trí, bởi thói quen, sẽ lầm lạc xa lìa nhiều lần. Hãy mang nó trở về. Không cần chống chọi nói. Đơn thuần kêu gọi nó trở về, “Hãy về đây!” Lần nữa, nó sẽ vọng… trong mỗi sát na, nó không hiện hữu. Hãy kêu gọi nó trở về. Mỗi thời khắc qua, khi bạn khởi sự tận hưởng khoảnh khắc thực tại… vĩnh cửu, khoảnh khắc duy nhất ngay khi đó, hiện sinh duy nhất ở đó, cuộc sống duy nhất ngay đó, bạn tận hưởng nó. Tâm sẽ quay về, ít xa lìa hơn. Khi hài hoà rồi, đột nhiên, bạn thấy bạn ở đây, ngay tại nhà, và thực tại hiển lộ. Thực tại luôn có mặt ở đây. Bạn không có mặt ngay bây giờ. Không phải chân lý đang cần truy tầm, mà chính là bạn phải được mang về nhà…   
 
 Còn tiếp
 


[1]Phiền não tức là Bồ Đề, chẳng phải hai và chẳng phải khác nhau.  Lấy trí huệ mà chiếu phá phiền não là chỗ thấy hiểu của hàng nhị thừa, là cái căn cơ của bực Thinh Văn và Duyên Giác.  Bậc Đại Trí Thượng Căn chẳng phải làm như vậy.”   (…) “Sáng và không sáng, người phàm thấy có hai, còn người trí rõ thông, thấy cái tánh sáng và không sáng chẳng phải là hai.  Cái tánh Không Hai tức Thật Tánh.  Cái Thật Tánh ở nơi phàm ngu mà chẳng bớt, ở nơi Hiền Thánh mà chẳng thêm, ở nơi phiền não mà chẳng rối, ở nơi cảnh thiền định mà không lặng, chẳng dứt chẳng thường, chẳng lại chẳng đi, chẳng phải ở giữa, ở trong hay ở ngoài, chẳng sanh chẳng diệt, tánh và tướng đều tự nhiên như nhiên, thường trụ, không dời đổi.  Cho nên gọi cái Thật Tánh là Đạo.” (…) “Chỗ người ngoại đạo nói chẳng sanh chẳng diệt, ấy là đem cái diệt mà dứt cái sanh, lấy cái sanh mà bày rõ cái diệt, nhưng diệt mà cũng như chẳng diệt, sanh mà nói chẳng sanh.  Còn ta nói chẳng sanh chẳng diệt, nghĩa là cái Bổn Lai vốn tự không sanh, nay cũng chẳng diệt.  Do đó cái thuyết sanh diệt của ta chẳng giống cái thuyết sanh diệt của người ngoại đạo.  Ông muốn biết chỗ yếu chỉ của tâm, thì đừng nghĩ tính đến cả thảy các điều thiện ác.  Như thế, tự nhiên đặng vào cái tâm thể trong sạch, phẳng bằng vắng lặng, linh diệu vô cùng.”  (Lục Tổ Huệ Năng: Pháp Bảo Đàn Kinh – Thiền Sư Minh Trực dịch, thuvienhoasen.org)
 
 
Phong huyền thông đảnh
Chẳng phải nhân gian
Ngoài tâm không pháp
Đầy mắt núi xanh.
Reply