Posts: 1,260
Threads: 26
Likes Received: 454 in 233 posts
Likes Given: 606
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
I think it is a curse to be ambitious. Ambition is a form of self-interest, self-enclosure, and therefore it breeds mediocrity of mind.
To live in a world that is full of ambition without being ambitious means, really, to love something for itself without seeking a reward, a result; and that is very difficult, because the whole world, all your friends, your relations, everyone is struggling to succeed, to fulfill, to become somebody. But to understand and be free of all this, and to do something which you really love -- no matter what it is, or however lowly and unrecognized -- that I think, awakens the spirit of greatness which never seeks approbation, recompense, which does things for their own sake and therefore has the strength and the capacity not to be caught in the influence of mediocrity.
J. Krishnamurti
Life Ahead
***
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 1,260
Threads: 26
Likes Received: 454 in 233 posts
Likes Given: 606
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
Cốt tủy lời dạy của Krishnamurti nằm trong bài nói chuyện của ông năm 1929: “Chân lý là mảnh đất Không Lối Vào” – Truth is a Pathless land.
Dưới đây là phỏng dịch nguyên tác bài viết ngắn, The Core of Krishnamurti's Teaching, được J. Krishnamurti viết vào năm 1980, tức là khoảng 50 năm sau khi ông chu du diễn thuyết khắp nơi trên thế giới. Bài viết diễn bày lại câu nói nền tảng của toàn bộ những thuyết giảng của ông: Truth is a Pathless land – Thực tại là nơi chốn Không Ngõ Vào.
***
Thực Tại là nơi chốn Không Ngõ Vào
Con người không thể đạt đến chân lý hay thực tại xuyên qua bất cứ tổ chức nào, qua bất cứ tín điều nào, qua bất cứ học thuyết, linh mục, thầy tu, hay nghi lễ nào, cũng không thể thông qua bất cứ kiến thức triết học hoặc kỹ thuật tâm lý nào. Hắn ta phải tìm thấy nó thông qua tấm gương phản ánh trong sự tương giao ở đời, qua sự thấu hiểu nội dung chất chứa trong tâm trí của hắn ta, qua sự quan sát, chứ không phải thông qua bằng sự phân tích mang nét tri thức, hoặc bằng cách chia chẻ nội tâm thành những phần tử manh mún, riêng biệt. Con người đã tạo dựng bên trong bản thân mình những hình ảnh như là hàng rào chắn cho sự an ninh, an toàn – tôn giáo, chính trị, cá nhân riêng tư. Những hình ảnh đó biểu hiện như là những nhãn hiệu, ý tưởng, niềm tin. Gánh nặng của những hình ảnh này thống trị, chi phối suy nghĩ của con người, những mối quan hệ, giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày của hắn ta. Những ảnh tượng này gây nên những vấn đề ưu phiền cho chúng ta vì chúng phân chia giữa người và người với nhau. Nhận thức của con người về đời sống bị uốn nắn biến dạng bởi những khái niệm đã được thiết lập trong tâm trí hắn. Nội dung tâm thức của hắn là toàn bộ sự tồn tại của hắn ta. Nội dung này thì đều có với tất cả mọi người. Cá nhân là tên tuổi, nền văn hóa cạn cợt và hình thức mà hắn thu đạt được từ truyền thống và hoàn cảnh môi trường sống. Tính độc nhất của hắn không nằm trên bề mặt cạn cợt đó, nhưng trong sự tự do tự tại hoàn toàn từ nội dung bối cảnh của tâm thức hắn ta, tiềm năng duy nhất vô song đó đều ở trong tất cả mọi người. Vì vậy, hắn chẳng là một cá thể tách biệt.
Tự do không là một phản ứng: tự do không phải là sự lựa chọn. Đó là sự giả vờ hay ngộ nhận của ta rằng do vì ta có sự chọn lựa, ta tự do. Tự do tự tại là sự quan sát trong trẻo, thanh khiết mà không có định hướng, không có lo sợ về sự thưởng phạt. Tự do thì không có động cơ; tự do tự tại không phải ở tại nơi cuối cùng của sự tiến hóa của con người, nhưng ở trong bước đầu tiên của sự hiện hữu của kẻ ấy. Trong khi quan sát, ta mới bắt đầu phát hiện sự thiếu mất tự do. Tự do được phát ngộ ra trong sự ý thức mà không chọn lựa về sự tồn tại và hoạt động hằng ngày của chúng ta.
Tư tưởng là thời gian. Ý nghĩ hay ý tưởng khởi sinh từ kinh nghiệm và kiến thức mà không thể tách rời khỏi thời gian và quá khứ. Thời gian là kẻ thù tâm lý của con người. Hành động của chúng ta dựa trên kiến thức và vì vậy là thời gian, cho nên con người nô lệ cho quá khứ. Tư tưởng thì luôn bị giới hạn và thế nên chúng ta sống vùng vẫy trong xung đột, tranh đấu không dứt. Không có sự tiến hóa về tâm lý.
Khi một người trở nên ý thức về sự vận hành của ý nghĩ, ý tưởng của hắn ta, hắn sẽ nhận thấy sự phân cách giữa người tư tưởng và tư tưởng, kẻ quan sát và đối tượng được quan sát, kẻ kinh nghiệm và sự thể nghiệm – the thinker and the thought, the observer and the observed, the experiencer and the experience. Hắn ta sẽ phát hiện ra rằng sự phân biệt này chỉ là một ảo tưởng, ảo ảnh. Khi đó chỉ còn lại sự quan sát thanh tịnh thuần khiết, đó là ánh sáng trí tuệ, là cái thấy thấu suốt sự sự vật vật mà không bị phủ lấp bởi bóng dáng của quá khứ hoặc của thời gian. Chính ánh sáng trí tuệ hay cái thấy phi thời gian này đem đến một sự đột biến, sự chuyển hóa sâu thẳm, tận căn cội trong tâm trí.
Sự phủ nhận toàn triệt chính là cốt lõi, cái thể của cái chân, thiện. Khi nào có sự phủ nhận tất cả những điều mà tư tưởng đã gây ra về mặt tâm lý, chỉ khi đó mới có được yêu thương, tức là từ bi và trí tuệ hay sự thông minh.
***
Jiddu Krishnamurti
(1895 - 1986)
*
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 1,260
Threads: 26
Likes Received: 454 in 233 posts
Likes Given: 606
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
Sự Chú Tâm
Attention
Em có biết chú tâm, nó có nghĩa là gì không? Khi em chú tâm, em nhận thấy mọi sự mọi điều tỏ tường hơn nhiều lắm. Em nghe chú chim đang ca hót líu lo một cách rõ nét hơn rất nhiều. Em phân biệt được những âm thanh đa dạng khác nhau. Khi em nhìn cái cây với nhiều chú tâm, em thấy tổng thể vẻ đẹp của cái cây. Em thấy những chiếc lá, cành nhánh của nó, em nhận thấy gió thổi đùa reo với nó. Khi em chú tâm, em thấy một cách sáng tỏ, rõ ràng vượt bực. Em đã có từng chú tâm thấy như vậy chưa? Sự chú tâm khác biệt với sự tập trung – concentration. Em không thấy mọi thứ khi em tập trung. Nhưng trong khi chú tâm, em thấy nhiều điều. Bây giờ, các em hãy chú tâm. Quan sát cái cây kia và nhìn xem những bóng râm của nó, làn gió nhẹ len lỏi lay động những chiếc lá. Hãy nhìn hình dáng của cội cây. Thấy tầm cỡ và sự cân đối của cội cây đó trong mối liên quan với các cây khác. Thấy đường nét của ánh sáng xuyên qua những chiếc lá, ánh sáng chiếu trên những cành nhánh và thân cây. Thấy toàn bộ cội cây. Hãy quan sát cái cây theo lối đó, vì tôi sẽ nói về một sự việc mà các em phải chú tâm tới. Chú tâm hết sức quan trọng, ở trong lớp học, cũng như khi các em ở ngoài đời thường, khi các em ăn uống, khi đi bộ. Sự chú tâm là một điều lạ thường, siêu việt.
(Bàn về Giáo Dục -- On Education)
*****
When you leave school and enter college, and later face the world, it seems to me that what is important is not to succumb, not to bow your heads to various influences, but to meet and understand these as they are and see their true significance and their worth, in a gentle spirit with great inward strength which will not create further discord in the world.
J. Krishnamurti
***
*
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 1,260
Threads: 26
Likes Received: 454 in 233 posts
Likes Given: 606
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
Trong hơn nửa thế kỷ đi diễn thuyết khắp thế giới, J. Krishnamurti đã dành không ít thời gian để nói chuyện, bàn luận với các em học sinh và thầy cô giáo. Trong loạt các câu đối thoại vấn đáp tiếp theo đây là trích ra từ quyển sách Bàn Về Giáo Dục của ông, Krishnamurti on Education, trong sách này ông chuyện trò với học sinh và thầy cô về nhiều đề tài: giáo dục, chính trị văn hóa, xã hội, khoa học, tôn giáo, kiến thức và sự thông minh, về sợ hãi và tinh thần vô úy, lẽ thiện ác, thiền quán và trí tuệ .v.v... Những buổi nói chuyện của ông trong quyển sách Bàn Về Giáo Dục này cách biệt khoảng mười bốn hay mười lăm năm về sau quyển Life Ahead. Sách được chia làm hai phần: PHẦN I là (các buổi nói chuyện và) vấn đáp với học sinh. PHẦN II là với thầy cô giáo.
*****
PHẦN I — Vấn Đáp với Học Sinh
On Education 1
Student: Thế gian này đầy dẫy những kẻ bất nhân, những người dửng dưng, những kẻ nhẫn tâm hung ác, thế thì làm cách nào ông có thể khiến những kẻ đó thay đổi?
J. Krishnamurti: Thế giới này đầy dẫy kẻ vô nhân, những người lạnh lùng thờ ơ, những kẻ nhẫn tâm hung tàn, làm cách nào ông có thể thay đổi những kẻ đó? Là thế phải không? Tại sao em phiền hà về việc thay đổi những kẻ khác? Hãy thay đổi chính mình. Trái lại trong khi em trưởng thành lớn lên, em cũng sẽ trở thành bất nhân chai sạn. Em sẽ trở nên hờ hững lãnh đạm. Em sẽ trở thành hung ác bạo tàn. Thế hệ đã qua đang biến mất dần, đang mất đi, và đến thế hệ em mà nếu em cũng biểu hiện vô nhân, lạnh nhạt, tàn nhẫn, thì em sẽ xây dựng cái xã hội giống y chang như thế. Vấn đề quan trọng là em thay đổi, là em không bất nhân vô tình, em không dửng dưng lạnh nhạt. Khi em cho rằng tất thảy sự tình này là chuyện của thế hệ những người lớn tuổi hơn, thì có phải em đã nhận thấy, em đã chứng kiến, em đã cảm thấy thương cảm cho họ? Nếu có, thì em sẽ nên làm cái gì đó. Hãy thay đổi bản thân em và thử nghiệm kiểm tra nó bằng hành động. Hành động như vậy là một trong những điều hãn hữu lạ thường nhất. Tuy nhiên, chúng ta lại muốn mọi người thay đổi ngoại trừ bản thân chúng ta, nghĩa là, chúng ta thực ra không muốn thay đổi, chúng ta muốn những kẻ khác thay đổi, và chúng ta vẫn bất nhân bất nghĩa, hờ hững lạnh lùng, hung ác bạo tàn, rồi kỳ vọng là hoàn cảnh môi trường sẽ thay đổi để chúng ta có thể tiếp tục trên đường mòn lối cũ của chính mình. Em hiểu tôi đang nói về điều gì phải không?
Student: Ông yêu cầu chúng em thay đổi, thế thì chúng em thay đổi thành ra gì?
J. Krishnamurti: Ông yêu cầu chúng em thay đổi, thế thì chúng em thay đổi thành ra cái gì? Em không thể biến đổi thành ra con khỉ, em có thể muốn thế, nhưng không thể được.Thế thì khi em nói, “tôi bắt buộc thay đổi, tôi muốn thay đổi thành gì đó” — hãy lắng nghe kỹ cang — nếu em nói với chính mình, “Tôi phải thay đổi, tôi bắt buộc tự thân mình biến đổi trở thành cái gì đó”, cái cụm từ “trở thành cái gì đó” là cái phần em đã tạo tác, chẳng phải thế sao? Em có thấy điều đó không? Nào hãy xem xét, em hung hăng hoặc tham đắm và em muốn thay đổi bản thân em thành một người không tham đắm. Không muốn tham lam là một biến thể của tham lam, phải thế? Em có nhận thấy ra chăng? Nhưng nếu em tự bảo, “Tôi tham đắm, tôi sẽ tìm hiểu khám phá nó có nghĩa là gì, tại sao tôi tham đắm, có cái gì dính dáng cùng với nó”, khi ấy, khi mà em thông hiểu sự tham đắm, khi đó em được tự do khỏi tham đắm. Em có hiểu cái điều tôi đang nói không?
Để tôi giải thích. Tôi tham tàn và tôi vùng vẫy, tranh đấu, nỗ lực hết sức để không còn tham tàn nữa. Tôi đã có một ý nghĩ, một bức tranh, một hình dung về trạng thái vô tham đó có nghĩa là gì. Nên tôi y theo cái ý tưởng mà tôi nghĩ là vô tham đó. Em hiểu chứ? Còn trái lại nếu tôi quan sát sự tham lam của tôi, nếu tôi hiểu được tại sao tôi tham lam, tánh chất tự nhiên của sự tham lam của tôi, điều kiện cấu tạo nên sự tham lam, thì khi ấy, khi mà tôi bắt đầu thấu hiểu tất cả sự tình đó, tôi giải thoát khỏi sự tham lam. Vậy, sự giải thoát khỏi tham lam là trạng thái gì đó hoàn toàn khác hẳn với việc cố gắng để trở thành không còn tham lam. Em có thấy sự khác nhau đó không? Tự do tự tại khỏi tham chấp là điều gì đó hoàn toàn khác hẳn với việc tuyên nói rằng, “Tôi phải là kẻ tuyệt vời, cao thượng vậy tôi buộc mình phải vô tham?” Em đã hiểu được rồi chứ? Đêm vừa qua tôi cứ mãi suy nghĩ là tôi đã thỉnh thoảng đến vùng đất thung lủng này trong khoảng bốn mươi năm qua. Nhiều người đã đến rồi đi. Nhiều cây cối đã chết và những cây non trẻ đã mọc lên. Những đứa trẻ đã đến đây, đã học ra trường, đã trở thành những kỹ sư, những bà nội trợ và toàn bộ các em đó đã không còn hiện diện nơi thung lủng này. Tôi đôi khi có tình cờ gặp các em đó, tại một phi trường hoặc tại một cuộc hội thảo nào đó, những người rất thường. Và nếu em không cẩn trọng, rốt cục rồi em cũng sẽ như thế.
*****
There are two instruments available to the human being — the instrument of knowledge which enables him to gain mastery over technical skills, and intelligence which is born of observation and self-knowing.
J. Krishnamurti
***
*
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 1,260
Threads: 26
Likes Received: 454 in 233 posts
Likes Given: 606
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
On Education 2
Student: Sự thường tục hay thông thường theo ông có nghĩa là gì?
J. Krishnamurti: Giống như hầu hết mọi người, với những lo âu phiền muộn của họ, với tham nhũng, bệ rạc, tính tàn bạo, chai sạn dửng dưng, bất nhân bất nghĩa. Muốn một việc làm, muốn bám chặt việc làm đó, dù cho em có làm công việc đó hiệu quả hay không, rồi chết hẳn trong công việc đó. Đó được gọi là thường tục — không có gì mới mẻ, không có gì tươi tắn, chẳng có niềm hoan hỷ trong cuộc sống, chẳng bao giờ tìm tòi, nhiệt tâm, đam mê, chẳng bao giờ biết khám phá, chỉ có biết theo trào lưu xã hội. Đó là cách sống tôi gọi là thường tục. Còn được gọi là kiểu sống trung lưu, trưởng giả — coi trọng tài sản của cải và sự chiếm hữu. Là lối sống máy móc, lặp đi lặp lại hằng ngày, tẻ nhạt, chán ngắt.
Student: Làm thế nào chúng em có thể thoát được cách sống thường tục?
J. Krishnamurti: Làm thế nào các em có thể thoát khỏi kiểu sống theo thường tục? Thì đừng là thường tục. Các em không thể thoát khỏi nó. Chỉ đừng là nó.
Student: Làm thế nào, thưa ngài?
J. Krishnamurti: Không có “làm thế nào”. Em biết chăng, đó là một trong những câu hỏi tai hại nhất: “Nói cho biết tôi phải làm thế nào?” Người ta đã cứ mãi nói như thế khắp mọi nơi trên thế giới này, “Nói cho tôi nghe phải làm thế nào”. Nếu em thấy một con rắn, loại rắn hỗ mang, em sẽ chẳng bao giờ nói, “Xin vui lòng chỉ tôi biết phải làm sao để chạy tránh khỏi con rắn.” Em sẽ chạy tránh xa nó liền ngay tức khắc. Cũng cùng một cách thức như vậy, nếu em nhận thấy em thường tục, hãy chạy khỏi ngay, rời khỏi ngay lập tức, không phải để đến ngày mai, mà là dứt khoát tức tốc ngay hiện giờ. Vì các em không có câu hỏi nào khác cho ngày hôm nay, nên tôi có dự định này. Các em biết chăng, người ta nói nhiều về thiền định (meditation), không phải thế sao?
Student: Vâng, đúng vậy.
J. Krishnamurti: Tôi vui mừng là các em chưa biết gì về thiền định. Vì em không biết gì về thiền định, các em có thể học hỏi về nó. Giống như là không biết tiếng Pháp, Latin, hoặc tiếng Ý. Và vì các em chưa biết, các em có thể tìm hiểu, các em có thể học về nó như là lần đầu tiên. Có những người đã biết qua thiền định là gì, họ phải học quên nó đi, rồi học lại. Để học tập về thiền, các em phải nhận thấy tâm trí của mình đang làm việc vận hành ra sao. Các em phải theo dõi giống như là theo dõi con thằn lằn đang di chuyển, đang bò ngang trên bức tường hay trần nhà vậy. Các em thấy toàn bộ bốn chân của nó, nó bám dính trên tường ra sao, và trong lúc theo dõi các em thấy tất cả những chuyển động của nó. Cùng một cách thức tương tự, hãy theo dõi sự suy nghĩ của các em. Đừng có sửa đổi nó. Đừng có cưỡng ép, kiềm chế nó. Đừng có nói, “Toàn bộ sự việc này khó khăn quá”. Chỉ theo dõi thôi. Nào, buổi sáng này chúng ta hãy tập thiền thử.
Trước hết, các em hãy ngồi yên. Ngồi xếp bằng cho thoải mái, tuyệt đối ngồi yên một chỗ, thân thể đừng nhúc nhích hay cử động, nhắm mắt lại, và xem thử các em có thể giữ cho con mắt đừng di động. Em hiểu được chứ? Tròng mắt các em có khuynh hướng di chuyển, hãy giữ nó hoàn toàn yên vị một chỗ, xem như là trò chơi vui. Kế đến, trong lúc các em ngồi rất yên tĩnh, hãy khám phá xem tư tưởng của mình đang làm gì. Theo dõi nó giống như là các em đã theo dõi con thằn lằn vậy. Quan sát tư tưởng, cái cách thức, đường lối nó hoạt động, một ý nghĩ này nối tiếp theo một ý nghĩ kia. Vậy là các em bắt đầu học tập, bắt đầu quan sát.
Có phải các em đang theo dõi những ý nghĩ hay ý tưởng của các em — ý nghĩ này theo đuổi ý nghĩ kia, và ý nghĩ nói, “Ý nghĩ này tốt, ý nghĩ kia xấu”? Khi các em đi ngủ vào buổi tối, khi các em bách bộ, hãy theo dõi tư tưởng của mình. Chỉ theo dõi ý nghĩ hay ý tưởng thôi, đừng có sửa đổi nó, và như thế các em sẽ học hỏi, biết được sự bắt đầu của thiền định. Nào, bây giờ các em hãy ngồi thật là yên lặng. Nhắm mắt các em lại và nhận thấy rằng tròng mắt không di chuyển, bất động. Kế đến hãy theo dõi những ý nghĩ hay ý tưởng của mình để các em có thể học biết về nó. Một khi các em bắt đầu tìm học về tư tưởng, về chính mình thì đó là cái học, cái biết vô cùng vô tận.
*****
Real education means that a human mind, your mind, not only is capable of being excellent in mathematics, geography, and history but also can never, under any circumstances, be drawn into the stream of society. Because that stream, which we call living, is very corrupt, is immoral, is violent, is greedy. That stream is our culture.
J. Krishnamurti
***
*
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 1,260
Threads: 26
Likes Received: 454 in 233 posts
Likes Given: 606
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
On Education 3
Student: Nếu ông quá mẩn cảm, ông không nghĩ là ông dễ dàng bị xúc động sao?
J. Krishnamurti: Có gì sai với trạng thái xúc động đây? Khi tôi nhìn thấy những người nghèo khó sống trong cảnh cùng khổ, tôi có cảm xúc rất mạnh mẽ. Đó là sai ư? Cảm giác, xúc động chẳng có gì sai trái cả khi em thấy kẻ nghèo túng dơ dáy hôi hám, kẻ bụi bặm bẩn thỉu, những cảnh khốn cùng nghèo khổ, đói khát, thấp kém chung quanh em. Tuy nhiên, em cũng có cảm giác mạnh mẽ nặng nề nếu ai đó nói xấu em. Khi sự tình như vậy xảy đến, em sẽ làm gì? Bởi vì cảm xúc, em sẽ phản công lại hắn ta? Hoặc là vì em có lòng lân mẩn, có cảm xúc, em sẽ ý thức về điều gì em sẽ làm? Nếu có một khoảng trống, khoảng cách, hay kẻ hở trước khi sự phản ứng của em xảy ra và em quan sát khoảng cách đó, tức là nhạy cảm với nó đó, khi ấy trong khoảng trống đó, sự thông minh sinh khởi. Hãy để cho khoảng trống đó diễn tiến, rồi bắt đầu theo dõi nó. Nếu em ý thức cao độ về vấn đề thì sẽ có hành động tức thời và hành động đó là đáp ứng đúng đắn của sự thông minh hay trí tuệ.
Student: Tại sao chúng ta bị điều kiện hóa hay quy định?
J. Krishnamurti: Sao em nghĩ rằng chúng ta bị quy định hay khuôn mẫu? Nó rất đơn giản thôi. Em đã đặt câu hỏi. Thế thì hãy kích hoạt, sử dụng trí não của em. Tìm hiểu xem tại sao em bị điều kiện hay hoàn cảnh khuôn đúc. Em được sinh ra trong quốc gia này, em sống trong một môi trường, một nền văn hóa, em phát triển thành một đứa con trẻ, thế rồi cái gì xảy ra đây? Hãy quan sát những em bé xung quanh em. Hãy nhìn xem những ông cha, bà mẹ, nếu họ là người theo Hồi giáo, Ấn giáo, Thiên Chúa giáo, hoặc là chủ nghĩa cộng sản hay tư bản thì họ bảo đứa trẻ, “Hãy làm điều này, đừng làm điều kia”. Đứa trẻ thấy ông bà ngoại nội đi tới đền thờ, thực hành những nghi lễ, rồi nó dần dà chấp nhận việc đó. Sự kiện đơn giản đó là tâm trí, não bộ của đứa trẻ giống như là khối bột hoặc đất sét, và trên khối bột đó những ấn tượng được khắc vào, cũng như dĩa hát với những đường rãnh mà âm thanh được thu vào đó. Mọi thứ được ghi vào. Vì vậy với một đứa trẻ, mọi sự việc được ghi nhận một cách ý thức hoặc vô thức, cho đến khi nó dần dà trở thành một tín đồ Công giáo, Hồi giáo, Ấn giáo, hoặc vô thần. Rồi sau đó nó bắt đầu phân biệt – niềm tin của tôi, niềm tin của bạn, god của tôi, god của bạn, tổ quốc của tôi, quốc gia của bạn. Em đã bị quy định hay điều kiện để nỗ lực làm gì đó; em gắng học hành, vượt qua thi cử, em phải nỗ lực để được hay, tốt, giỏi giang.
Vậy, vấn đề là làm thế nào mà cái tâm trí vốn đã bị quy định, bị đóng khung đó có thể tự tháo gỡ bởi chính nó để thoát ra khỏi tình trạng bị điều kiện. Em dự định thế nào để thoát ra khỏi tình trạng đó? Nào hãy khởi động sự thông minh của em để khám phá, để tìm thấy ra. Đừng có đi theo ai đó nói, “Làm thế này thì bạn sẽ không còn bị quy định”. Hãy khám phá xem làm sao để chính em giũ bỏ đi những điều kiện, hoàn cảnh, môi trường đã quy định, khuôn đúc bản thân mình. Hãy mạnh dạn trả lời tôi, nói cho tôi biết, thảo luận với tôi.
*****
Do you know the world is mad, that all this is madness — this fighting, quarreling, bullying, tearing at each other? And you will grow up to fit into this. Is this right, is this what education is meant for, that you should willingly or unwillingly fit into this mad structure called society? And do you know what is happening to religions throughout the world? Here also man is disintegrating, nobody believes in anything any more. Man has no faith and religions are merely the result of a vast propaganda.
J. Krishnamurti
***
*
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 1,260
Threads: 26
Likes Received: 454 in 233 posts
Likes Given: 606
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
On Education 4
Student: Ông có thể cho biết làm thế nào chúng em tháo gỡ, rũ bỏ tình trạng bị quy định của chính mình?
J. Krishnamurti: Để rồi rơi vào cái bẫy của khuôn mẫu quy ước khác, chẳng phải thế ư? Trước hết, em có biết là em đang bị quy định (conditioned)? Làm thế nào em biết? Có phải chỉ vì một ai đó đã bảo rằng em đang bị quy định nên em mới biết? Em có thấy ra sự khác biệt không? Tức là, ai đó bảo rằng em đang bị đói bụng, đó là một chuyện. Và chuyện thứ hai là chính tự thân em biết rằng mình đang bị đói thì hoàn toàn khác biệt với ai đó bảo cho em biết. Hai lối bày tỏ đó khác nhau, không phải thế ư? Tương tự như vậy, em có tự mình biết mà không phải ai đó bảo cho em là em bị quy định như là một tín đồ Ấn giáo, một tín đồ Hồi giáo? Có phải em nhận biết nó do chính bởi tự thân em?
Nào bây giờ tôi sẽ hỏi em một câu hỏi và xem có hay không một khoảng cách, kẻ hở trước khi em trả lời nó. Được chứ? Nào, hãy quan sát, suy nghĩ một cách tỏ tường, không cảm xúc, không có bất kỳ thành kiến nào. Câu hỏi của tôi là, em có ý thức được rằng em bị quy định, bị điều kiện ràng buộc mà không phải là do ai khác nói cho em biết? Em ý thức được chứ? Câu hỏi không quá khó lắm đâu.
Em biết ý thức có nghĩa là gì chăng? Khi ngón tay cái của em bị đau thì em ý thức có cơn đau ở đó mà không cần ai bảo cho em biết có sự đau đó. Em nhận biết nó. Bây giờ trong cùng cách thức giống như vậy, em có biết là em bị quy định, bị điều kiện đóng khung trong tư tưởng khiến em nghĩ rằng em là tín đồ Ấn giáo, rằng em tin tưởng việc này, rằng em không tin tưởng việc kia, rằng em buộc phải đi đến đền thờ, rằng em không cần đi tới đền thờ? Em có ý thức về điều đó không?
Student: Thưa, có.
J. Krishnamurti: Em ý thức được. Vậy thì hiện giờ em ý thức là em bị quy định, thế thì kế đến là gì?
Student: Kế đến là em sẽ xem xét liệu em có muốn không còn bị quy định nữa hay không?
J. Krishnamurti: Em bị quy định và em trở nên có ý thức về nó, tiếp theo cái gì xảy đến? Rồi tôi hỏi, sai trái lầm lạc gì với tình trạng bị quy định? Chẳng hạn hiện thời tôi bị quy định như là một người Hồi giáo và em bị quy thúc như là một tín đồ Ấn giáo. Và điều gì xảy đến? Chúng ta có lẽ cư trú trên cùng một con đường, nhưng vì tình trạng quy định của tôi, niềm tin của tôi, học thuyết của tôi, và em thì có niềm tin của em, có học thuyết của em, mặc dù chúng ta có lẽ gặp mặt nhau trên cùng con phố, chúng ta bị chia cách, không phải sao? Vì vậy ở đâu có sự phân biệt chia rẽ, ở đó nhất định có đối nghịch. Ở đâu có sự chia rẽ về quốc gia, chính trị, xã hội, kinh tế, ở đó chắc chắn có xung đột. Cho nên, tình trạng bị quy định là nhân tố của sự chia rẽ. Vậy, để sống một cách hòa bình trên thế giới này thì hãy giải thoát chúng ta ra khỏi trạng thái bị quy định, bị điều kiện đóng khung; hãy dừng hẳn lại, hãy đừng là tín đồ Hồi giáo hoặc tín đồ Ấn độ giáo. Đây chính là nhân tố của thông minh; hãy trở nên ý thức rằng ta bị quy định, rồi nhận thấy ra hiệu quả tác động của tình trạng bị quy định đó ảnh hưởng ở khắp nơi trên thế gian này, những sự chia rẽ về quốc gia chủng tộc, ngôn ngữ khác biệt, và v. v… và hãy nhận thấy ra là ở đâu có sự phân cách chia rẽ, ở đó có đối nghịch. Khi em nhận thấy ra sự tình này, khi em ý thức được rằng em bị quy định, thì đó là sự hoạt động, vận hành của sự thông minh.
Thế đã đủ cho hôm nay rồi chứ? Các em có muốn hỏi gì thêm nữa không?
*****
We see what education has been used for. Human beings throughout the world — whether in Russia or in China or in America or in Europe or in India — are being educated to conform, to fit into society and into their culture, to fit into the stream of social and economic activity, to be sucked into that vast stream that has been flowing for thousands of years. Is that education, or is education something entirely different? Can education see to it that the human mind is not drawn into that vast stream and so destroyed; see that the mind is never sucked into that stream; so that, with such a mind, you can be an entirely different human being with a different quality to life? Are you going to be educated that way? Or are you going to allow your parents, society, to dictate to you so that you become pad of the stream of society?
J. Krishnamurti
***
*
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 1,260
Threads: 26
Likes Received: 454 in 233 posts
Likes Given: 606
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
On Education 5
Student: Làm thế nào ta được tự do, không bị vướng mắc bởi thành kiến hay định kiến?
J. Krishnamurti: Khi em nói, “làm thế nào”, ý của em muốn nói gì về từ ngữ đó? Làm thế nào tôi đứng lên từ chỗ này? Tất cả những gì tôi cần làm là đứng lên thôi. Tôi không bao giờ hỏi làm thế nào để tôi đứng lên. Dùng sự thông minh của em. Đừng bị thành kiến, định kiến. Trước nhất, hãy ý thức là em có thành kiến hay định kiến. Đừng nghe bảo bởi những kẻ khác là em bị thành kiến. Họ cũng bị thành kiến, nên đừng có phiền hà tới những gì người khác nói về những thành kiến hay thiên kiến của em. Trước hết hãy ý thức rằng em có thành kiến. Em thấy thành kiến gây ra nguy hại ra sao — nó chia rẽ con người. Thế nên em nhận thấy ra là phải có hành động thông minh, tức là cái tâm trí này phải có tiềm năng để được tự do khỏi thành kiến mà nó chẳng hỏi phải “làm thế nào”, ngụ ý một hệ thống, một phương pháp. Hãy khám phá xem tâm trí em có thể thoát khỏi vướng mắc thành kiến chăng. Nhận thấy điều gì dính líu cùng với nó. Tại sao em bị thành kiến? Vì phần nào tình trạng bị quy định của em là thành kiến, và người ta cảm thấy thoải mái, nhiều thỏa thích hài lòng trong thành kiến. Vậy đầu tiên là hãy trở nên có ý thức, bắt đầu ý thức về vẻ đẹp của mảnh đất này, bắt đầu ý thức cây cối, những màu sắc, những bóng râm, bề sâu của ánh sáng rọi trên chúng, và nét đẹp của sự chuyển động đong đưa của cây lá; quan sát những chú chim kia, hãy ý thức hết thảy mọi sự đó chung quanh em; rồi từ từ di chuyển nhìn trở vào bên trong tâm trí, để mà khám phá tìm hiểu, ý thức bản thân mình, ý thức xem em phản ứng trong sự tương giao với bạn bè của em như thế nào — tất cả sự tình đó đem đến sự thông minh, trí tuệ. Thế cũng đủ cho buổi sáng hôm nay rồi chứ? Vậy thì chúng ta sẽ chuyển sang làm một việc khác.
Trước nhất, các em hãy ngồi hoàn toàn yên vị và thoải mái, ngồi thật yên lặng và thư giãn, tôi sẽ chỉ dẫn cho các em. Nào, bây giờ hãy ngắm nhìn những cây cối trên những ngọn đồi đằng kia, hình dáng của những đồi đó, quan sát chúng, quan sát phẩm chất màu sắc của chúng, xem xét chúng. Đừng lo lắng nghe tôi. Hãy theo dõi và thấy những cây cối ở đó, những cây lá đang nhuốm vàng, cây me, rồi kế đến ngắm nhìn cây hoa giấy. Hãy nhìn ngắm không chỉ với tâm trí mà còn cả với mắt của các em. Sau khi đã nhìn ngắm, quan sát hết thảy những màu sắc, hình dáng của mảnh đất, đường nét của những ngọn đồi, những tảng đá, bóng mát, rồi từ ngoại cảnh bên ngoài, hãy xoay chuyển trở vào bên trong tâm mình và khép mắt lại, hãy nhắm hẳn mắt của các em lại hoàn toàn. Các em đã quan sát những vật bên ngoài rồi, và bây giờ với mắt nhắm các em có thể quan sát xem cái gì đang xảy ra bên trong bản thân mình. Hãy theo dõi điều gì đang xảy ra trong tâm các em mà đừng có nghĩ ngợi gì cả, chỉ quan sát thôi, đừng có di chyển tròng mắt của các em, hãy giữ chúng cho thật yên vị, vì không có gì để thấy ngay trong lúc này; các em đã nhìn thấy tất cả những sự vật xung quanh mình, bây giờ các em đang nhìn xem điều gì xảy đến trong tâm trí mình, và để thấy cái gì đang xảy ra bên trong tâm trí của mình, nội tâm các em phải rất tĩnh lặng. Khi các em thực hành như thế thì các em có biết điều gì xảy đến cho mình không? Các em trở nên rất nhạy bén linh động, các em bắt đầu rất tỉnh táo nhanh nhẹn với những cảnh vật ở bên ngoài và bên trong, ngoại cảnh và nội tâm. Và sau đó các em sẽ nhận thấy ra rằng thế giới bên ngoài cũng là thế giới bên trong, rồi các em phát hiện ra người quan sát chính là sự vật được quan sát.
*****
Thiền là một trạng thái của trí não nhìn thấy mọi sự vật bằng tất cả sự chú tâm. Chú tâm trọn vẹn là quan sát. Quan sát mà không khởi niệm, không để tư tưởng xen vào quan sát. Tôi xin nói, chú tâm cùng đến với quan sát. Chú tâm chứ không phải tập trung tư tưởng — chú tâm là chú tâm. Chú tâm giống như hội tụ ánh sáng vào một vật (ví dụ như sự sợ hãi), và trong động thái hội tụ năng lượng đó — năng lượng là ánh sáng — vào sợ hãi, sợ hãi chấm dứt.
Trích từ Freedom from the Known by J. Krishnamurti
Thoát khỏi Tri Kiến Thức
Đào Hữu Nghĩa dịch.
***
*
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 1,260
Threads: 26
Likes Received: 454 in 233 posts
Likes Given: 606
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
On Education 6
Student: Phải chăng ngài có ý cho rằng để được tự do thì không nên ép mình vào kỷ luật?
J. Krishnamurti: Tôi đã giải thích một cách thận trọng và tận tường là em không thể có tự do mà không có trật tự, lề lối nề nếp, ngay chính, mà trật tự là kỷ luật hay kỷ cương. Tôi không thích dùng danh từ “kỷ luật” bởi vì nó chứa đựng nhiều nghĩa đa dạng. Kỷ luật có nghĩa là sự tuân thủ, sự bắt chước, mô phỏng, sự phục tùng; nó có nghĩa là phải làm những gì mà em được bảo, phải thế không? Nhưng, nếu em muốn được tự do — và con người phải được tự do hoàn toàn, trái lại họ chưa thể là con người thực thụ, họ sẽ không thể khai hoa bừng nở trong tự do — em cần tìm hiểu chính mình cái gì là trật tự, ngay ngắn, nề nếp, đúng giờ, tử tế, hào phóng, không sợ sệt. Sự khám phá ra tất cả sự tình đó là kỷ luật. Nó mang đến trật tự, kỷ cương. Để tìm thấy ra nó thì em phải khảo sát và để khảo sát em phải được tự do. Nếu em chu đáo, nếu em tỉnh táo để tâm, nếu em biết lắng nghe, khi ấy, vì em được tự do, em sẽ đến lớp học đều đặn, em sẽ đúng giờ, em sẽ học hành, em sẽ tràn đầy sức sống đến nỗi khiến em muốn làm việc gì cũng cho phải lẽ, nề nếp, đúng đắn.
Student: Ông nói rằng tự do rất nguy hiểm cho con người. Tại sao nó lại như vậy?
J. Krishnamurti: Tại sao tự do lại nguy hại? Em có biết xã hội nghĩa là gì không?
Student: Nó là một nhóm lớn đông người bảo ông nên làm gì và không nên làm gì đó.
J. Krishnamurti: Xã hội là một tập thể đông người bảo các em làm cái gì đó và không làm điều gì đó. Nó cũng là văn hóa, phong tục, những thói quen của một cộng đồng nào đó; cái cấu trúc bao gồm tôn giáo, luân thường đạo lý, xã hội mà con người sinh hoạt, thường được gọi là xã hội. Nào, nếu mỗi cá nhân trong xã hội đó đã làm những gì hắn ta thích thì sẽ là mối nguy hiểm cho xã hội đó. Nếu em đã làm gì em ưa thích trong trường học này, điều gì sẽ xảy ra? Em có thể sẽ là mối nguy cơ cho trường học này. Phải thế? Thế nên người ta không dễ để cho một số kẻ khác được tự do. Kẻ mà có tự do, không phải trong ý tưởng, mà là được giải thoát ở nội tâm khỏi sự nhiểm ô, tham vọng, đố kỵ, nhẫn tâm, hung ác, thì được xem là mối đe dọa với người ta, bởi vì hắn hoàn toàn khác hẳn với người thường tục. Cho nên, xã hội tôn thờ hắn hoặc là giết hắn, hoặc là thờ ơ dửng dưng lãnh đạm đối với hắn.
*****
Freedom does not exist without order. The two go together. If you cannot have order, you cannot have freedom. The two are inseparable. If you say: "I will do what I like. I will turn up for my meals when I like; I will come to the class when I like" — you create disorder. You have to take into consideration what other people want. To run things smoothly, you have to come on time. If I had come ten minutes late this morning I would have kept you waiting. So I have to have consideration. I have to think of others. I have to be polite, considerate, be concerned about other people. Out of that consideration, out of that thoughtfulness, out of that watchfulness, both outward and inward, comes order and with that order there comes freedom.
Jiddu Krishnamurti
***
*
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 1,260
Threads: 26
Likes Received: 454 in 233 posts
Likes Given: 606
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
On Education 7
Student: Ông nói rằng chúng ta cần phải có tự do và trật tự nhưng làm sao để có được nó?
J. Krishnamurti: Trước hết, em không thể lệ thuộc vào kẻ khác; em không thể mong một ai đó cho em tự do và trật tự dù đó là cha mẹ của em, chồng của em, thầy cô của em. Em phải tự tạo nó trong bản thân mình. Đây là điều cần nhận thức đầu tiên, là em không thể yêu cầu bất cứ điều gì từ một kẻ khác, ngoại trừ thực phẩm, áo quần, và chỗ ở che thân. Em không thể đòi hỏi, hoặc mong chờ trông cậy vào bất cứ ai, đạo sư của em hoặc thần thánh của em. Không một ai có thể ban phát cho em tự do và trật tự. Cho nên, em phải khám phá làm cách nào để tự do và trật tự phát khởi trong bản thân mình. Tức là, em phải để tâm theo dõi và tự thân khám phá cái mà làm cho đức hạnh khởi sinh trong bản thân em có nghĩa là gì. Em có biết đức hạnh là gì chăng — là đạo đức, là tốt đẹp? Đức hạnh là kỷ cương, nề nếp, ngăn nắp, gọn gàng, ngay ngắn. Vậy, em phải tìm thấy ra cho chính mình là làm cách nào để tốt lành, làm sao để tốt bụng, làm thế nào để quan tâm, ân cần, chu đáo. Rồi từ sự quan tâm tế nhị đó, từ sự để tâm quan sát, em tự mình làm cho trật tử khởi sinh và vì vậy tự do hiển hiện. Em đừng lệ thuộc vào những kẻ khác bảo em nên làm gì, như là em không nên nhìn ra ngoài cửa sổ của lớp học, em nên đi học đúng giờ, em nên tử tế. Nhưng, tỉ như em bày tỏ: “Tôi sẽ nhìn ra ngoài cửa sổ khi tôi muốn, nhưng khi nào học thì tôi sẽ để tâm nhìn vào sách vở,” đó là em mang lại trật tự bên trong bản thân mình mà không để ai khác khuyên bảo.
Student: Ta đạt được gì do bởi tự do?
J. Krishnamurti: Không có gì cả. Khi em nói về lợi ích gì mà một người đạt được, đó là em thực sự đang suy nghĩ về một cuộc buôn bán. Phải thế không? Tôi sẽ làm việc này và để đền đáp lại, xin vui lòng đưa cho tôi cái gì đó. Tôi tử tế với em bởi vì nó có lợi ích cho tôi. Nhưng đó chẳng phải là sự tử tế. Chừng nào mà tôi còn nghĩ kiểu giao dịch đổi chác để thu về lợi lộc gì đó, chừng đó không có tự do. Nếu em cho rằng, “Nếu tôi được tự tại, tôi sẽ có khả năng làm được điều này điều nọ”, thế thì nó không phải là tự do; vậy, đừng nên nghĩ về sự lợi lộc, ích dụng. Chừng nào mà em còn suy nghĩ chỉ giới hạn trong mưu lợi mà thôi, chừng ấy đừng mong đặt đến vấn đề tự do. Tự do chỉ hiện hữu khi không có động cơ, mưu tính. Em không phải yêu thương một ai bởi vì kẻ ấy cho em thực phẩm, áo quần, hoặc chỗ cư trú. Trong trường hợp đó, nó không phải là tình thương.
Em có từng đi dạo bộ một mình chưa, hay là em luôn luôn đi chung với những người khác? Nếu thỉnh thoảng em đi dạo bộ một mình, đừng đi xa quá vì em còn rất trẻ, lúc đó em sẽ bắt đầu nhận biết bản thân mình, như em nghĩ ngợi gì, em cảm giác gì, đức hạnh là gì, em muốn được là gì. Hãy khám phá. Em không thể tìm thấy ra được về bản thân của chính em nếu em cứ mãi nói chuyện, cứ luôn đi với bạn bè, với năm bảy người. Hãy ngồi yên lặng một mình dưới cội cây, không sách báo. Chỉ ngồi đó quan sát khoảng không gian bao la, bầu trời trong vắt, những chú chim, rồi hình dáng của những chiếc lá. Ngắm nhìn bóng râm, bóng mát. Hãy theo dõi cánh chim bay ngang qua bầu trời. Do khi ở một mình, ngồi cô tịch dưới gốc cây, em bắt đầu hiểu biết sự hoạt động của tâm trí của chính mình, và điều đó cũng quan trọng như là đi đến lớp học vậy.
○○○○○
You cannot have freedom merely for the asking. You cannot say, "I will be free to do what I like." Because there are other people also wanting to be free, also wanting to express what they feel, also wanting to do what they wish. Everybody wants to be free, and yet they want to express themselves — their anger, their brutality, their ambition their competitiveness and so on. So there is always conflict. I want to do something and you want to do something and so we fight. Freedom is not doing what one wants, because man cannot live by himself. Even the monk, even the sannyasi is not free to do what he wants, because he has to struggle for what he wants, to fight with himself, to argue within himself. And it requires enormous intelligence, sensitivity, understanding to be free. And yet it is absolutely necessary that every human being, whatever his culture, be free. So you see, freedom cannot exist without order.
J. Krishnamurti
○○○
○
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 1,260
Threads: 26
Likes Received: 454 in 233 posts
Likes Given: 606
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
On Education 8
Student: Làm thế nào để ta nhạy bén, cảm thông?
J. Krishnamurti: Tôi không biết là em có để ý một buổi chiều tối mưa phùn hôm kia không. Bất thình lình có cơn mưa rào rát bỏng. Những đám mây đen nặng hạt. Rồi có những cụm mây tràn ngập ánh sáng, cùng với ánh sáng có màu sắc như hoa hồng tỏa ra từ bên trong. Và có những khóm mây mong manh xốp như lông vũ, như tơ đang bềnh bồng trôi qua. Một cảnh tượng tuyệt vời và đẹp ngất ngây. Nếu em không thấy và cảm giác được tất thảy những sự việc này khi em còn trẻ, khi em vẫn còn óc hiếu kỳ, khi em vẫn còn do dự bất quyết, khi mà em vẫn còn dò xét, tìm kiếm, tra hỏi; nếu em không có cảm xúc gì cả hiện giờ, thế thì mai này em sẽ chẳng bao giờ cảm được. Trong khi tuổi đời của em càng ngày càng lớn hơn thì cuộc sống sẽ nhốt kín em lại, đời sống trở nên khắc nghiệt. Em khó khi nào có thể ngắm nhìn những đồi núi, nét đẹp trên một khuôn mặt, hoặc một nụ cười. Thiếu vắng sự rung động, tình cảm, sự tốt bụng, ân cần, nhu hòa, đời sống trở thành rất tồi tàn, ảm đạm, thê lương, tàn bạo, khốc liệt. Và trong khi tuổi tác lớn dần hơn, các em lấp đầy cuộc sống của mình với chính trị, với âu lo về công việc mưu sinh, về gia đình. Em trở nên lo sợ và mất dần cái quan năng biết ngạc nhiên trước mọi sự, cái phẩm chất của sự quan sát, ngắm nhìn những buổi hoàng hôn, những cụm mây, những vì sao về đêm. Trong lúc tuổi đời em ngày càng chồng chất theo thời gian, tính cách tri thức bắt đầu tàn phá cuộc đời em. Tôi không có ý nói rằng em không nên có một tri thức rõ ràng, hợp lý, nhưng cái ưu thế vượt trội của tri thức khiến cho em bị ứ đọng, trì trệ, uể oải, chán chường; nó khiến em đánh mất đi những điều tinh tế của đời sống.
Em phải có lòng cảm thông vô cùng mạnh mẽ sinh động với mọi điều mọi vật, không chỉ với một hoặc hai điều, mà là với mọi sự vật. Nếu em có lòng cảm thông mãnh liệt, thì những điều nhỏ nhen sẽ không khỏa lấp cuộc sống của em. Chính trị, công ăn việc làm, nghề nghiệp là những điều nhỏ nhặt. Nếu em có cảm giác mạnh mẽ, nếu em cảm nhận đầy sức sống, năng lực, em sẽ sống trong trạng thái bình lặng sâu thẳm. Tâm trí em sẽ rất sáng tỏ, mộc mạc đơn sơ, vững vàng, lành mạnh. Theo thời gian, con người lớn tuổi hơn, họ mất đi cái phẩm chất, khả năng biết rung động, thông cảm, và nhu hòa này đối với những kẻ khác. Do bị mất nó, họ bắt đầu tạo tác ra tôn giáo. Ho đi chùa chiền, uống rượu, dùng dược phẩm thuốc men để đánh thức phẩm tính hồn nhiên, trạng thái tự phát nguyên sơ này (*). Họ biến mình trở thành phụ thuộc vào tôn giáo; mà tôn giáo trên thế giới này được quy ước, thành lập bởi con người.
Tất cả chùa chiền, nhà thờ, học thuyết giáo điều, niềm tin được sáng chế bởi nhân loại. Người ta lo sợ vì ta đánh mất chính mình, không còn khả năng nhận ra chiều sâu thẳm của cái đẹp, của niềm cảm thông. Và do bị mất đi phẩm chất, quan năng này, những buổi lễ lạc hời hợt phù phiếm như là đi tới chùa chiền, đền thờ tụng đọc mật chú, những nghi thức được lặp đi lắp lại trở nên rất được trân trọng. Thật ra, những buổi thực hành này chẳng có quan trọng chút nào cả. Tôn giáo phát sinh từ sự sợ hãi đã trở thành thói mê tín dị đoan kệch cỡm.
Cho nên sợ hãi cần được thấu triệt. Em biết mà, em lo sợ: sợ cha mẹ của em, lo sợ không qua được các kỳ thi cử, lo sợ thầy cô, sợ con chó, sợ con rắn. Em phải thông hiểu sự sợ hãi và tự do khỏi nó. Khi em giải thoát khỏi nỗi sợ hãi thì sẽ có cái cảm giác mạnh mẽ của thiện lành, với sự suy tư rất tỏ tường, với việc quan sát các vì sao, ngắm nhìn những cụm mây, ngắm nhìn những khuôn mặt mọi nơi với nụ cười. Và khi không có sợ hãi, em có thể tiến xa hơn nhiều lắm. Rồi khi ấy em có thể phát hiện ra cho chính mình cái đó, cái mà con người đã truy tìm hết thế hệ này đến thế hệ khác.
Trong các hang động ở miền nam nước Pháp và đông bắc Châu Phi, người ta phát hiện những bức tranh 25 ngàn tuổi vẽ thú nuôi, gia súc, nai, và con người đánh nhau với thú vật. Những tranh vẽ đặc biệt đó cho thấy sự tìm kiếm không mệt mõi của con người, chiến đấu với cuộc sống và truy tìm cái điều lạ thường mệnh danh là God. Nhưng cái điều kỳ lạ đó chưa bao giờ được tìm thấy ra. Em chỉ có thể đột nhiên bắt gặp nó một cách vô cầu trong trạng thái mù tịt vô tri về nó, khi mà không có bất cứ loại sợ hãi nào. Cái giây phút mà không có lo sợ, em có những cảm giác rất mạnh mẽ. Cường độ của niềm cảm giác, cảm thông càng mãnh liệt thì em càng ít lo nghĩ đến những điều nhỏ mọn. Chính cái sợ đã xua đuổi đi tất cả nỗi niềm rung động, cảm xúc về cái đẹp, về phẩm chất kỳ vĩ của sự tĩnh lặng. Em phải tìm học nghiên cứu sự sợ hãi giống như là em học toán vậy. Em phải biết nỗi lo sợ và không nên chạy trốn khỏi nó để em có thể quan sát nó. Cũng giống như là khi đi tản bộ và bất thình lình gặp con rắn thì em nhảy tránh xa ra và đứng nhìn theo dõi con rắn. Nếu em rất im lặng, rất yên tịnh, không lo sợ, thế thì em có thể nhìn nó rất gần, nhớ giữ một khoảng cách an toàn. Em có thể quan sát thấy cái lưỡi đen của nó và cặp mắt không có mi. Em cũng sẽ thấy được những vảy và kiểu mẫu kết cấu từng phần trên da của nó. Nếu em theo dõi con rắn đó gần sát hơn, em sẽ hiểu ra và cảm kích nó, và ắt có lòng cảm thông ưu ái với nó. Tuy nhiên, em không thể ngắm nhìn nó được nếu em khiếp sợ, nếu em bỏ chạy. Cũng vậy, giống như cách thức xem xét con rắn, em hãy nên quan sát cái gọi là trận chiến trong đời sống này, với những đau đớn, thống khổ, bi thảm của nó, với những xung đột, chiến tranh, thù ghét, tham tàn, hỗn loạn, nhầm lẫn, lo âu, tham vọng, và tội lỗi của nó. Em chỉ có thể quan sát dòng đời này và yêu thương nó nếu không có sợ hãi.
(*) Spontaneity.
○○○○○
You may have good taste. Do you know what good taste means? To know how to combine colors, how not to wear colors that jar, not to say something that is cruel about anybody, to feel kindly, to see the beauty of a house, to have good pictures in your room, to have a room with right proportions. All that is good taste, which can be cultivated. But good taste is not the appreciation of beauty. Beauty is never personal. When beauty is made personal it becomes self-centered. Self-concern is the source of sorrow. You know, most people are not happy in the world. They have money, they have position and power. But remove the money, the position, the power and you see underneath an extreme shallowness of head. The source of their shallowness, misery, conflict, and extreme anguish is a feeling of guilt and fear.
J. Krishnamurti
○○○
○
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 4,650
Threads: 153
Likes Received: 1,899 in 850 posts
Likes Given: 516
Joined: Nov 2021
Reputation:
55
(2022-01-05, 02:53 PM)anattā Wrote: On Education 8
Theo thời gian, con người lớn tuổi hơn, họ mất đi cái phẩm chất, khả năng biết rung động, thông cảm, và nhu hòa này đối với những kẻ khác. Do bị mất nó, họ bắt đầu tạo tác ra tôn giáo. Ho đi chùa chiền, uống rượu, dùng dược phẩm thuốc men để đánh thức phẩm tính hồn nhiên, trạng thái tự phát nguyên sơ này (*). Họ biến mình trở thành phụ thuộc vào tôn giáo; mà tôn giáo trên thế giới này được quy ước, thành lập bởi con người.
Đọc chỗ này xong thấy mình dường như chưa già lắm. Vẫn còn khả năng biết rung động và "rung lắc" luôn nữa. hihihi ( :đùa: )
Posts: 1,260
Threads: 26
Likes Received: 454 in 233 posts
Likes Given: 606
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
On Education 9
Student: Tại sao tất cả chúng ta đều muốn sống, tồn tại?
J. Krishnamurti: Đừng cười, các em đừng cười vì câu hỏi của cậu bé học sinh nhỏ tuổi này. Khi mà cuộc đời ngắn ngủi, mau thay đổi, chóng tàn, thế thì tại sao chúng ta đều thèm khát muốn sống, tồn tại? Không phải là đáng buồn lắm ư khi một cậu bé học sinh đặt câu hỏi đó. Điều đó có nghĩa là em ấy đã tự mình thấy là mọi sự mọi vật rồi cũng tàn lụi. Nhìn thấy những chú chim bị chết, lá cây rơi rụng, người ta trở nên già đi, có người bị bệnh tật, đau đớn, buồn thảm, khổ sở; niềm vui và hài lòng thì ít ỏi, công ăn việc làm thì tất bật không ngừng. Và cậu học sinh nhỏ mới hỏi tại sao chúng ta bám giữ vào tất thảy mọi điều này? Em ấy nhận thấy người trẻ trở nên già dần đi trước tuổi, cằn cỗi trước thời hạn của họ ra sao. Em ấy thấy cái chết. Rồi người ta bám chặt vào cuộc sống bởi vì chẳng còn gì khác nữa để bám víu vào. Chùa chiền của kẻ ấy, gods của hắn, đều không hàm chứa chân lý hay sự thật; các quyển sách thánh của hắn chỉ toàn là từ ngữ. Vì vậy, em ấy mới hỏi tại sao người ta đeo bám vào đời sống khi mà có quá nhiều sự bất hạnh, đau buồn, bi ai, thảm não. Các em hiểu chứ? Các em trả lời thế nào? Những người tuổi tác già dặn hơn trả lời làm sao đây? Thầy cô giáo của trường học này trả lời ra sao? Chỉ là sự im lặng. Những người lớn tuổi hơn đã sống nương náu vào các ý tưởng, khái niệm, ngôn từ, và cậu nhỏ ấy mới nói, “Tôi đói khát, hãy cho tôi thực phẩm, chứ không phải là những từ ngữ, tiếng lời.” Cậu bé không tin cậy nơi các em, thế nên em ấy mới hỏi, “Tại sao chúng ta bám víu vào tất cả mọi điều mọi sự này?” Các em có biết tại sao các em bám giữ? Bởi vì các em không biết gì khác hơn nữa. Các em bám chặt vào nhà cửa của mình, bám víu vào sách vở của mình, các em bám giữ vào những thần tượng, gods, những kết luận, dính mắc của mình, những buồn bã thê lương của mình, bởi vì các em chẳng còn có gì khác nữa, và nương dựa vào hết thảy mọi điều đó các em chỉ mang đến sự bất hạnh, phiền muộn, sầu bi. Để khám phá xem có bất cứ điều gì khác hơn nữa không, các em phải buông bỏ những gì các em bám níu vào. Nếu các em muốn băng qua con sông, các em bắt buộc phải rời khỏi bờ bên này. Các em không thể chỉ ngồi trên một bờ bên này. Các em muốn giải thoát, tự do khỏi đau buồn thống khổ, tuy thế vậy mà các em lại không muốn băng qua con sông này. Như vậy, các em bám chặt vào sự vật nào đó dù rằng các em biết nó đau buồn ra sao, và các em tiếc nuối lo sợ phải buông bỏ rồi mất nó đi bởi vì các em không biết cái gì ở bờ bên kia.
○○○○○
To really appreciate beauty is to see a mountain, to see the lovely trees without the "you" being there; to enjoy them, to look at them although they may belong to another; to see the flow of a river and move with it from beginning to end; to be lost in the beauty, in the vitality, in the rapidity of the river. But you cannot do all that if you are merely concerned with power, with money, with a career. That is only a part of life and to be concerned only with a part of life is to be insensitive and, therefore, to lead a life of shallowness and misery. A petty life always produces misery and confusion not only for itself but for others. I am not moralizing, I am just stating the facts of existence.
J. Krishnamurti
○○○
○
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 1,260
Threads: 26
Likes Received: 454 in 233 posts
Likes Given: 606
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
On Education 10
Student: Làm thế nào một người có thể tự do hoàn toàn khỏi sợ hãi?
J. Krishnamurti: Trước hết, em phải biết sợ hãi là gì? Nếu em biết vợ, chồng, cha mẹ, xã hội của em, em không còn lo sợ về họ nữa. Hiểu biết điều gì đó trọn vẹn khiến cho tâm trí thoát ly sợ hãi.
Làm thế nào em sẽ tìm thấy ra sự sợ hãi? Có phải em lo ngại về ý kiến công cộng, là những dư luận làm cho bạn bè em sẽ suy nghĩ về em thế nào đó? Hầu hết chúng ta, đặc biệt trong khi còn trẻ, đều muốn trông có vẻ giống nhau, mặc giống nhau, nói chuyện tương tự nhau. Chúng ta thậm chí không muốn khác nhau tí nào, bởi vì khác biệt ngụ ý không hòa nhập, không chấp nhận kiểu mẫu, trào lưu. Khi em bắt đầu đặt vấn đề về kiểu mẫu này thì có lo sợ. Nào, hãy khảo sát nỗi sợ đó, tiến sâu vào bên trong nó. Đừng tự dọa mình, “Tôi lo sợ”, và chạy trốn nó. Quan sát nó, giáp mặt với nó, khám phá xem tại sao em lo sợ.
Giả sử rằng tôi lo sợ god của tôi, láng giềng của tôi, vợ tôi, quốc gia tôi — vậy thì đó là nỗi sợ gì? Nó là thực chăng hay duy chỉ là tư tưởng, là thời gian? Để tôi đưa ra một thí dụ đơn giản hơn. Chúng ta rồi sẽ chết lúc nào đó. Sự chết thì không tránh khỏi với tất cả mọi người, và suy nghĩ về cái chết tạo nên nỗi sợ, suy tư về cái gì đó mà tôi không biết tạo nên sợ hãi. Nhưng nếu như cái chết là thực, nếu cái chết ở ngay đó tức khắc và tôi chết ngay bây giờ, thì không có sợ hãi. Em có hiểu được không? Suy nghĩ thuộc về thời gian nên tạo ra hoang mang, lo sợ. Tuy nhiên nếu một điều gì đó được thực hiện xong ngay tức khắc thì chẳng có sợ hãi, bởi vì không còn chỗ để suy nghĩ. Nếu tôi sẽ chết ngay khoảnh chốc kế tiếp, thế thì tôi giáp mặt với nó, nhưng nếu cho tôi thêm một giờ nữa, thế rồi tôi bắt đầu tự bảo, “tài sản của tôi, con cái của tôi, quê hương tôi, quyển sách của tôi chưa hoàn tất.” Tôi bắt đầu lo lắng, hồi hợp, khiếp sợ.
Vì vậy, sợ hãi luôn luôn thuộc về thời gian, vì thời gian là tư tưởng. Để loại bỏ sợ sệt, em phải xem xét tư tưởng và kế đó thẩm tra toàn thể tiến trình của suy nghĩ. Nó hơi khó khăn một chút.
Tôi lo ngại cha mẹ tôi, xã hội tôi, những gì họ sẽ nói ngày mai hoặc sau mười ngày nữa. Sự lo nghĩ của tôi về điều gì có thể xảy ra làm phát sinh nỗi sợ. Vậy tôi có thể nào tự bảo, “Tôi sẽ quan sát nỗi sợ đó bây giờ chứ không phải chờ đến sau mười ngày nữa?” Tôi có thể nào sẵn lòng mời gọi những gì họ sẽ nói trong hiện tại và quan sát nó, và nếu họ nói đúng, tôi có thể chấp nhận được chăng? Tại sao tôi phải sợ chứ? Mà nếu họ nói sai, tôi cũng đón nhận phê phán đó. Tại sao họ không vấp phạm sai lầm được? Tại sao tôi phải hoang mang lo lắng chứ? Và tôi cũng sẽ lắng nghe thầy cô để học hỏi, nhưng tôi sẽ không lo sợ. Nên, khi tôi đối diện với sợ hãi, nó sẽ tan biến. Để giáp mặt với sợ hãi, tôi phải thẩm tra, đây là một tiến trình rất phức tạp bởi vì nó dính dáng đến vấn đề thời gian.
Em biết chăng, có hai loại thời gian: thời gian của chiếc đồng hồ, vài phút sắp tới, tối nay, ngày mai, ngày mốt; và một loại thời gian khác được tạo tác bên trong tâm lý của một người, được tạo nên bởi tư tưởng — “Tôi sẽ là một người cừ khôi, tuyệt vời”, “Tôi sẽ có công ăn việc làm”, “Tôi sẽ đi du lịch ở Châu Âu” — đó chính là sự dự phóng trong thời gian và không gian của tâm tưởng. Vậy, hiểu biết thời gian thứ tự giờ phút, ngày tháng của chiếc đồng hồ và thấu hiểu thời gian bởi tư tưởng, rồi vượt lên cả hai, thì mới đích thực là tự do tự tại khỏi sợ hãi.
○○○○○
One of the more vital issues in life is the fact that one withers away, disintegrates. Fear and deterioration are related. As you grow older, unless you solve the problem of fear as it arises, immediately, without carrying it over to tomorrow, the deteriorating factor sets in. It is like a disease, like a wound which festers, destroys. Fear of not getting a better job, of not fulfilling yourself, eat into your capacity, your sensitivity, your intellectual, moral fibre. So the solving of the problem of fear and the factor of deterioration are related. Try and find out what you are afraid of and see if you cannot go beyond that fear, not verbally, not theoretically, but actually. Do not accept authority. Acceptance of authority is obedience which only breeds further fear.
J. Krishnamurti
○○○
○
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 1,260
Threads: 26
Likes Received: 454 in 233 posts
Likes Given: 606
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
On Education 11
Student: Như ông đã nói, nếu ông biết rõ điều gì đó, cảm giác lo sợ về nó dừng lại. Nhưng làm thế nào ông biết cái chết là gì?
J. Krishnamurti: Câu hỏi rất hay. Em hỏi, “Làm sao ông biết sự chết là gì và làm thế nào ông có thể dừng bặt cảm giác khiếp sợ về nó?” Tôi sẽ bày tỏ cho em thấy. Em biết chăng, sự chết có hai dạng — cái chết của thể xác và cái chết của tư tưởng. Thân thể này rồi sẽ không tránh khỏi cái chết — như cây viết chì chẳng hạn, nó dần dà hao mòn đi. Những y sĩ rất có thể sẽ phát minh các loại dược phẩm mới; em có thể sống thọ hơn, một trăm hai mươi tuổi thay vì chỉ có tám mươi tuổi. Tuy nhiên, cái chết vẫn sẽ tới. Những cơ quan của thân thể rồi cũng đi đến kết thúc. Chúng ta không lo ngại về sự kiện đó. Cái mà chúng ta lo sợ là sự chấm dứt của tư tưởng sẽ đến, sự kết thúc của cái “tôi” mà nó đã sống bao năm qua, cái “tôi” này nó đã thu đạt rất nhiều tiền bạc, nó có gia đình và con cái, nó muốn trở thành kẻ quan trọng, nó muốn có thêm nhiều của cải vật chất, tiền bạc. “Cái tôi” đó đang tiến dần đến cái chết là cái điều mà tôi lo sợ. Em có thấy ra sự khác biệt giữa hai loại chết đó không? Cái chết của thể xác và của “cái tôi”.
Cái chết của “cái tôi” về mặt tâm lý thì quan trọng hơn nhiều so với cái thết của thân thể, và đó là cái điều mà chúng ta khiếp đảm. Nào, hãy chọn một niềm vui và chết vì nó. Tôi sẽ giải thích câu này để em rõ. Em cũng nên biết là tôi không muốn đi sâu vào trong toàn thể vấn đề này; tôi chỉ phác họa đôi điều thôi. Em thấy chăng, “cái tôi” này thu trữ biết bao là niềm vui sướng và nỗi đau buồn. Có thể nào “cái tôi” đó chết cho một điều duy nhất thôi? Và như thế nó sẽ hiểu biết sự chết là gì. Tức là, có thể nào tôi chết đi với một niềm ao ước? Tôi có thể nào nói lời quyết định, “Tôi không muốn niềm mong ước đó, tôi không muốn niềm vui sướng đó” chăng? Tôi có thể nào dứt tuyệt nó, chết đi với nó? Em có nghe biết chút gì về thiền quán không?
Student: Không, thưa ngài.
○○○○○
Do you know what life is? You are too young to know. I will tell you. Have you seen those villagers in tattered clothes, dirty, perpetually starved, working every day of their lives? That is part of life. Then you see a man riding in a car, his wife covered with jewels, with perfume, having many servants. That is also part of life. Then there is the man who voluntarily gives up riches, lives a very simple life, who is anonymous, does not want to be known, does not proclaim that he is a saint. That is also part of life. Then there is the man who wants to become a hermit, sannyasi, and there is also the man who becomes a devotee, who does not want to think, who just blindly follows. That is also part of life. Then there is the man who carefully, logically, sanely thinks, and finding that such thoughts are limited goes beyond thought. That is also part of life. And death is also a part of life, the loss of everything. Belief in the gods and goddesses, in saviors, in paradise, in hell, is a part of life. It is a part of life to love, to hate, to feel jealous, to feel greedy, and it is also part of life to go beyond all these trivial things. It is no good growing up and accepting one part of life, the mechanical part concerned with acquiring knowledge, which is to accept the pattern of values created by the past generation. Your parents happen to have money, they send you to school and then to college, they see that you have a job. Then you get married and that is the end of it.
All this is only a small segment of life. But there is this vast field of life, an incredibly vast field, to understand which there must be no fear, and that is very difficult.
J. Krishnamurti
○○○
○
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
|