2017-12-22, 07:04 PM
(Trích từ bài pháp khẩu truyền của Đức Wanko Yeshe Norbu)
38 TRI KIẾN XẤU ÁC
1. Tri kiến cho rằng thánh thần và ma quỷ là những bậc đạo sư dẫn tới giải thoát.
Những người rơi vào tri kiến này tôn kính ma quỷ và thánh thần như là bậc thầy cho họ nương tựa vào để giải thoát, như những người dẫn dắt họ có thể nương tựa vào để đạt được thành tựu trong Pháp. Những người có tri kiến này kiên quyết tin rằng ma quỷ và thần tiên có thể cứu họ thoát khỏi những khổ đau của sinh, lão, bệnh, tử. Một người giữ tri kiến này tin rằng quỷ thần là những bậc thầy duy nhất có thể cứu họ thoát khỏi luân hồi sinh tử. Trên thực tế, ma quỷ và thần tiên thậm chí còn không thể chấm dứt luân hồi sinh tử của chính bản thân họ. Vì vậy họ chắc chắn không phải là bậc thầy giải thoát cho những người tu tập Phật giáo.
2. Tri kiến cho rằng đạt được những năng lực siêu nhiên là mục tiêu thành tựu trong Pháp.
Những người có tri kiến này nghĩ rằng mục đích của việc tu tập và học Phật pháp là đạt được những năng lực siêu nhiên và có khả năng thay hình đổi dạng. Họ nghĩ rằng có được những năng lực siêu nhiên là mục tiêu cuối cùng mà chúng ta nên theo đuổi. Họ nghĩ rằng đạt được những năng lực siêu nhiên là đồng nghĩa với đạt được thành tựu hay giải thoát. Các con phải hiểu rằng những năng lực siêu nhiên và thành tựu hay giải thoát là hai việc hoàn toàn khác nhau. Bất luận thần thông có vĩ đại đến thế nào thì chúng cũng không thuộc về bản chất của thành tựu hay giải thoát. Vì vậy, mục tiêu của thành tựu là sự viên mãn của phước huệ, thực chứng được tính Không của Chân như, và làm chủ cuộc sống và cái chết của mình.
3. Tri kiến cho rằng một người có thể vi phạm những giới luật của ba thừa – Phật giáo Nguyên thuỷ, Đại thừa và Kim Cương thừa.
Những người có tri kiến này cho rằng họ được phép vi phạm giới luật của ba thừa mà họ đã thọ nhận. Họ nghĩ rằng trong một số điều kiện về duyên nghiệp hay với một thực hành giáo pháp đặc biệt thì có thể xa rời giới luật của Tam thừa. Các con phải nhớ rằng trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì giới luật của ba thừa đều không được phép vi phạm. Tất cả mọi người, bao gồm các cao tăng, pháp vương đều phải nghiêm chỉnh tuân thủ giới luật. Nếu không thì họ đều là những kẻ ngoại đạo đội lốt hành giả Phật giáo.
4. Tri kiến cho rằng tu tập tách biệt với Bồ đề tâm.
Trong Phật pháp có rất nhiều pháp tu. Bất luận người ta sử dụng pháp tu nào đều không được tách rời Bồ đề tâm. Bất kỳ sự tu tập nào tách rời Bồ đề tâm đều là việc thực hành xấu ác. Vì vậy, điều quan trọng nhất trong tu tập là không bao giờ được tách rời Bồ đề tâm. Ngoài ra, chúng ta không nên chấp thuận với những ai tu tập nhưng xa lìa Bồ đề tâm.
5. Tri kiến cho rằng không cần tuân thủ tất cả giới luật đã thọ nhận.
Khi con đã thọ nhận một giới luật thì phải tuân theo nó đầy đủ. Con phải tuân thủ theo mỗi một và tất cả giới luật con đã thọ nhận. Nghĩ rằng con có thể chỉ tuân theo một hoặc một vài trong số những giới luật đó mà không cần tuân theo một số những giới luật khác là điều không thể chấp nhận. Bất kỳ suy nghĩ nào cho rằng không cần phải thọ giữ toàn bộ các giới luật đều là những quan niệm không những sai lầm mà còn xấu ác.
6. Tri kiến cho rằng một người có thể mạo danh một vị Phật hoặc vị Bồ Tát để truyền bá giáo Pháp.
Những người có tri kiến này nghĩ rằng để truyền bá Phật pháp và mang mọi người đến với Phật pháp thì có thể sử dụng phương tiện thiện xảo nâng cao uy tín của mình bằng cách tự xưng là một vị Phật hay một vị Bồ Tát nào đó. Họ bảo với đệ tử và bạn bè của họ tuyên truyền họ là một vị Phật hay một vị Bồ Tát. Những ai tham gia hoặc chấp thuận hình thức này đều bị xem là rơi vào tri kiến xấu ác.
7. Tri kiến của chủ nghĩa duy thực cho rằng, các hiện tượng thế gian thực sự tồn tại và không phải là huyễn ảo.
Điều này chạm đến chân lý tối hậu. Những người có tri kiến này cho rằng vạn pháp là thật sự tồn tại, không phải huyễn hóa, và có thực. Họ nghĩ rằng tất cả những gì tồn tại trong con người, trong mọi vật, trong mọi sự kiện là có thực. Đối với họ, tất cả các pháp thế gian không phải là vô thường mà là thật sự tồn tại và có thực. Họ xem mọi thứ là thật và không ảo huyễn. Đây là một tri kiến xấu ác.
8. Tri kiến rằng tính Không tách biệt khỏi và độc lập với các hiện tượng thế gian.
Những người có tri kiến này cho rằng tính Không và tất cả những điều thường thấy của pháp thế gian không có quan hệ với nhau. Họ nghĩ rằng chỉ cần thâm nhập vào tính Không thì tất cả hiện thực đều không tồn tại. Họ nghĩ rằng các pháp hữu vi không tồn tại trong tính Không và tính Không là độc lập với các pháp hữu vi. Đây là tri kiến xấu ác. Các con phải hiểu rằng tính Không không tách biệt với các hiện tượng thế gian. Khi đã chứng ngộ được tính Không, các con sẽ hiểu được Sắc tức là Không, Không tức là Sắc. Hai điều này không xung khắc với nhau. Sự thật cơ bản rằng cả hai là một và như nhau. Đó là Chân như, là Phật tính mà từ đó mọi diệu dụng sinh khởi.
9. Tri kiến cho rằng một người có thể đạt giải thoát chỉ bằng cách thực hành một pháp nào đó và không cần tu dưỡng bản thân.
Những người có tri kiến này nghĩ rằng một khi họ học được một pháp nào đó thì họ đã thành công. Chẳng hạn họ nghĩ thật tuyệt vời vì bây giờ họ có thể thực hành pháp thiền Thế thân kim cương, họ nghĩ rằng họ có thể thực hiện pháp và kiểm soát vận mệnh của họ theo ý muốn. Hay họ nghĩ rằng: “Tôi có thể thực hành pháp tập trung nội nhiệt (Tumo) để tiêu trừ các chướng ngại của nghiệp. Tại sao tôi cần phải tu dưỡng bản thân? Không cần tu dưỡng tôi vẫn sẽ thành tựu và được giải thoát.” Đó là một tri kiến xấu ác.
10. Tri kiến cho rằng, Pháp thân là thân có hình tướng.
Như Lai tạng, chân tâm của chúng ta tức là Pháp thân, Pháp thân là một trong ba thân: Pháp thân, Báo thân và Hóa thân. Những người có tri kiến này mô tả Pháp thân có hình tướng, kích thước, màu sắc hay có một cảm giác yên tĩnh, bình hòa hay an lạc. Bất kỳ tri kiến nào cho rằng Pháp thân là một đối tượng có hình dạng hoặc có nhận thức về cảm xúc là một tri kiến xấu ác.
38 TRI KIẾN XẤU ÁC
1. Tri kiến cho rằng thánh thần và ma quỷ là những bậc đạo sư dẫn tới giải thoát.
Những người rơi vào tri kiến này tôn kính ma quỷ và thánh thần như là bậc thầy cho họ nương tựa vào để giải thoát, như những người dẫn dắt họ có thể nương tựa vào để đạt được thành tựu trong Pháp. Những người có tri kiến này kiên quyết tin rằng ma quỷ và thần tiên có thể cứu họ thoát khỏi những khổ đau của sinh, lão, bệnh, tử. Một người giữ tri kiến này tin rằng quỷ thần là những bậc thầy duy nhất có thể cứu họ thoát khỏi luân hồi sinh tử. Trên thực tế, ma quỷ và thần tiên thậm chí còn không thể chấm dứt luân hồi sinh tử của chính bản thân họ. Vì vậy họ chắc chắn không phải là bậc thầy giải thoát cho những người tu tập Phật giáo.
2. Tri kiến cho rằng đạt được những năng lực siêu nhiên là mục tiêu thành tựu trong Pháp.
Những người có tri kiến này nghĩ rằng mục đích của việc tu tập và học Phật pháp là đạt được những năng lực siêu nhiên và có khả năng thay hình đổi dạng. Họ nghĩ rằng có được những năng lực siêu nhiên là mục tiêu cuối cùng mà chúng ta nên theo đuổi. Họ nghĩ rằng đạt được những năng lực siêu nhiên là đồng nghĩa với đạt được thành tựu hay giải thoát. Các con phải hiểu rằng những năng lực siêu nhiên và thành tựu hay giải thoát là hai việc hoàn toàn khác nhau. Bất luận thần thông có vĩ đại đến thế nào thì chúng cũng không thuộc về bản chất của thành tựu hay giải thoát. Vì vậy, mục tiêu của thành tựu là sự viên mãn của phước huệ, thực chứng được tính Không của Chân như, và làm chủ cuộc sống và cái chết của mình.
3. Tri kiến cho rằng một người có thể vi phạm những giới luật của ba thừa – Phật giáo Nguyên thuỷ, Đại thừa và Kim Cương thừa.
Những người có tri kiến này cho rằng họ được phép vi phạm giới luật của ba thừa mà họ đã thọ nhận. Họ nghĩ rằng trong một số điều kiện về duyên nghiệp hay với một thực hành giáo pháp đặc biệt thì có thể xa rời giới luật của Tam thừa. Các con phải nhớ rằng trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì giới luật của ba thừa đều không được phép vi phạm. Tất cả mọi người, bao gồm các cao tăng, pháp vương đều phải nghiêm chỉnh tuân thủ giới luật. Nếu không thì họ đều là những kẻ ngoại đạo đội lốt hành giả Phật giáo.
4. Tri kiến cho rằng tu tập tách biệt với Bồ đề tâm.
Trong Phật pháp có rất nhiều pháp tu. Bất luận người ta sử dụng pháp tu nào đều không được tách rời Bồ đề tâm. Bất kỳ sự tu tập nào tách rời Bồ đề tâm đều là việc thực hành xấu ác. Vì vậy, điều quan trọng nhất trong tu tập là không bao giờ được tách rời Bồ đề tâm. Ngoài ra, chúng ta không nên chấp thuận với những ai tu tập nhưng xa lìa Bồ đề tâm.
5. Tri kiến cho rằng không cần tuân thủ tất cả giới luật đã thọ nhận.
Khi con đã thọ nhận một giới luật thì phải tuân theo nó đầy đủ. Con phải tuân thủ theo mỗi một và tất cả giới luật con đã thọ nhận. Nghĩ rằng con có thể chỉ tuân theo một hoặc một vài trong số những giới luật đó mà không cần tuân theo một số những giới luật khác là điều không thể chấp nhận. Bất kỳ suy nghĩ nào cho rằng không cần phải thọ giữ toàn bộ các giới luật đều là những quan niệm không những sai lầm mà còn xấu ác.
6. Tri kiến cho rằng một người có thể mạo danh một vị Phật hoặc vị Bồ Tát để truyền bá giáo Pháp.
Những người có tri kiến này nghĩ rằng để truyền bá Phật pháp và mang mọi người đến với Phật pháp thì có thể sử dụng phương tiện thiện xảo nâng cao uy tín của mình bằng cách tự xưng là một vị Phật hay một vị Bồ Tát nào đó. Họ bảo với đệ tử và bạn bè của họ tuyên truyền họ là một vị Phật hay một vị Bồ Tát. Những ai tham gia hoặc chấp thuận hình thức này đều bị xem là rơi vào tri kiến xấu ác.
7. Tri kiến của chủ nghĩa duy thực cho rằng, các hiện tượng thế gian thực sự tồn tại và không phải là huyễn ảo.
Điều này chạm đến chân lý tối hậu. Những người có tri kiến này cho rằng vạn pháp là thật sự tồn tại, không phải huyễn hóa, và có thực. Họ nghĩ rằng tất cả những gì tồn tại trong con người, trong mọi vật, trong mọi sự kiện là có thực. Đối với họ, tất cả các pháp thế gian không phải là vô thường mà là thật sự tồn tại và có thực. Họ xem mọi thứ là thật và không ảo huyễn. Đây là một tri kiến xấu ác.
8. Tri kiến rằng tính Không tách biệt khỏi và độc lập với các hiện tượng thế gian.
Những người có tri kiến này cho rằng tính Không và tất cả những điều thường thấy của pháp thế gian không có quan hệ với nhau. Họ nghĩ rằng chỉ cần thâm nhập vào tính Không thì tất cả hiện thực đều không tồn tại. Họ nghĩ rằng các pháp hữu vi không tồn tại trong tính Không và tính Không là độc lập với các pháp hữu vi. Đây là tri kiến xấu ác. Các con phải hiểu rằng tính Không không tách biệt với các hiện tượng thế gian. Khi đã chứng ngộ được tính Không, các con sẽ hiểu được Sắc tức là Không, Không tức là Sắc. Hai điều này không xung khắc với nhau. Sự thật cơ bản rằng cả hai là một và như nhau. Đó là Chân như, là Phật tính mà từ đó mọi diệu dụng sinh khởi.
9. Tri kiến cho rằng một người có thể đạt giải thoát chỉ bằng cách thực hành một pháp nào đó và không cần tu dưỡng bản thân.
Những người có tri kiến này nghĩ rằng một khi họ học được một pháp nào đó thì họ đã thành công. Chẳng hạn họ nghĩ thật tuyệt vời vì bây giờ họ có thể thực hành pháp thiền Thế thân kim cương, họ nghĩ rằng họ có thể thực hiện pháp và kiểm soát vận mệnh của họ theo ý muốn. Hay họ nghĩ rằng: “Tôi có thể thực hành pháp tập trung nội nhiệt (Tumo) để tiêu trừ các chướng ngại của nghiệp. Tại sao tôi cần phải tu dưỡng bản thân? Không cần tu dưỡng tôi vẫn sẽ thành tựu và được giải thoát.” Đó là một tri kiến xấu ác.
10. Tri kiến cho rằng, Pháp thân là thân có hình tướng.
Như Lai tạng, chân tâm của chúng ta tức là Pháp thân, Pháp thân là một trong ba thân: Pháp thân, Báo thân và Hóa thân. Những người có tri kiến này mô tả Pháp thân có hình tướng, kích thước, màu sắc hay có một cảm giác yên tĩnh, bình hòa hay an lạc. Bất kỳ tri kiến nào cho rằng Pháp thân là một đối tượng có hình dạng hoặc có nhận thức về cảm xúc là một tri kiến xấu ác.
Từ vô thỉ Muội lần về hiện kiếp
Để gặp Huynh nối tiếp nghĩa ân tình
Để gặp Huynh nối tiếp nghĩa ân tình