Bát Đoạn Cẩm
#16

3. Đoạn Thứ Ba:  ĐƯA HAI TAY NGANG BẰNG RA SAU



[Image: BDC29.jpg]


Động tác 1Đưa hai tay lên song song nhau, bàn tay mở sấp xuống mặt đất, cao ngang vai, hít hơi vào bằng mũi (Hình 75)
 
Động tác 2:… Gạt bằng hai tay sang trái về sau lưng, tay vẫn thẳng và song song nhau (tuy nhiên tay phải tự nhiên bị cong), mắt nhìn theo tay, chân đứng bàm đất, hông xoay theo tay.  (Hình 76)
 
Động tác 3:… Hai tay đưa bằng trước mặt như động tác 1.  (Hình 75)
 
Động tác 4:… Hạ hai tay xuống như thế chuẩn bị hình 74.  Thở ra.  Kế hít hơi vào đưa tay lên để thực hiện lại động tác 1-2-3-4… về phía bên phải.  Tức làm mỗi bên một lần.  Làm 8 lần cả thảy.  (Hình 77)
 
YẾU LÝ:  Đoạn 3 nầy có 4 động tác cho mỗi bên, cộng chung là 8 động tác.  Khi thực hiện biểu diễn vận dụng hai hơi thở.  Hít vào thì cử tay lên đưa ngang bằng về sau đoạn đưa về trước, hạ tay xuống thì thở ra; kế lại cử tay lên, hít vào đưa ra sau về hướng nghịch bên…
 
Động tác 1 nầy cũng đưa tay lên giống động tác 1 đoạn thứ nhất của những thế tập phụ thuộc, nhưng khác là không nhón gót mà ngược lại phải trằn gót xuống thật cứng, tay đưa lên thì dịu dàng, tưởng hai tay là hai tay bằng gân không có xương nghĩa là vai để thật tự nhiên, đồng thời phải thấy hai cánh tay rất nặng.  Kế đưa ra sau thì hông xoay theo tay, tức tay đi trước hông mới xoay theo, lúc nầy hông và vai đều nới lỏng tự nhiên, tay đưa đi vặn hông như ta vặn sợi dây thừng, kế tháo giây thừng trở về vị trí cũ.  Bàn chân không cho xê dịch trong lúc xoay.  Làm thật nhẹ nhàng không cố gắng vận lực hay gò bó gồng chuyển.
 
Động tác nầy giúp nới giãn các xương nơi ngực, hông eo, và xương sống.  Khi làm quen thấy thoải mái lắm sau hai ba lần vận động.
 
Một người đã có công phu Bát Đoạn Cẩm và các thế phụ thuộc nầy mỗi lần diễn tập một động tác nào đều cảm ứng được ngay những vùng trong thân thể được săn sóc tới, do đó họ vừa khinh khoái vừa kiểm soát được các phần còn bị bỏ quên.  Ai có uống nước đá mới biết sự mát của nước đá và khi tập Bát Đoạn Cẩm… thì mới có cái khinh khoái do các thế tập cho mình.

Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#17

4. Đoạn Thứ Tư:  CHÂN CO CHÂN DUỖI HAI TAY ẤN GỐI



[Image: BDC30.jpg]

Động tác 1Dồn trọng lượng thân thể về chân phải tức ngồi xuống trên chân phải, chân phải co, chân trái thẳng.  Trong lúc ngồi xuống tay phải chống lên gối phải và tay trái chống trên gối trái, và chống thật mạnh.  (Hình 79)
 
Động tác 2Chân phải đẩy thân nhón lên cho đùi trong (bắp vế) ngang bằng đầu gối, rồi hai tay ấn mạnh trên gối đè xuống, lúc đó mông cũng rơi xuống.  Tức hai lần ấn tay trên hai gối và một lần nhón đít lên cho rơi xuống.
 
Động tác 3Chân phải đẩy thân lên đùi trong ngang bằng với gối thì chuyển trọng lượng thân thể sang chân trái, kế ngồi xuống trên chân trái, hai tay ấn trên hai gối.  (Hình 80)
 
Động tác 4Nhỏm đít lên, rơi xuống, hai tay theo đà ấn xuống trên hai gối.  Mắt nhìn tới mũi bàn chân trước.  Tập hết 4 động tác là một lần, tập 4 lần.
 
YẾU LÝ:  Đoạn nầy chú trọng làm dãn các gân và mạnh hai đùi, do đó mỗi lần ngồi xuống hay trồi thân lên đều vận dụng một chân (chuẩn bị ngồi lên) còn chân duỗi thẳng chỉ đóng vai hờ.  Nhưng chân để thẳng cũng được chú ý đặc biệt bằng cách chỉ để thẳng cũng được chú ý đặc biệt bằng cách chỉ để cho gót chân chạm đất, mũi bàn chân thẳng lên trời lại duỗi bàn chân thẳng tới trước, lúc ấn tay lên gối thì cố đè mạnh trên gối chân thẳng cho nới dãn thẳng chân.  Nói rõ hơn, khi ngồi xuống và nhỏm đít lên thì chân co làm việc, khi tay ấn xuống, nhún nhún thì gối chân duỗi lãnh phần.
 
Trong lúc đứng lên ngồi xuống cố giữ cho thân trên được ngay thẳng hoặc hơi chồm tới trên chân duỗi, đừng để ngã tới hướng trước mặt.  Đứng lên hít vào, ngồi xuống thở ra.  Khi trồi thân qua lại (đổi chân tập) thì thân không đứng dậy quá cao, hoán chuyển (thay đổi) sức nặng trên chân nầy sang chân kia là một cách trồi qua theo đường cung.  Nghĩa là sức nặng thân thể trước ở chân bên nầy liền được rót sang chân kia chớ không phải như khối đá bỏ sang.  Muốn được như thế hai gối phải mềm dẻo uyển chuyển.  Mọi động tác được thực hiện một cách cục mịch (có góc cạnh, gượng gạo) đều không đúng ý nghĩa.

Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#18

5. Đoạn Thứ Năm:  TAY ĐƯA NGHỊCH CHIỀU TRÊN ĐẦU SAU HÔNG


CHUẨN BỊ:  Hai chân đứng cách nhau rộng hơn vai như hình 78.


[Image: BDC31.jpg]


Động tác 1Sau khi thực hành động tác cuối cùng của đoạn thứ tư, đứng dậy trong tư thế chuẩn bị rồi tiếp tục diễn:
 
Tay trái từ bên đùi trái lật ngửa bàn tay ra ngoài rồi cất ngược bàn tay trở lên, đưa cánh tay lên, đồng thời nghiêng người về bên phải, tay trái tiếp tục đâm ngửa lòng bàn tay trên đỉnh đầu về hướng phải:  cùng lúc tay phải đưa ngửa bàn tay ở sau lưng về hướng trái.  Hai chân giữ thẳng.  Đưa tay qua phải qua trái thật tay và thân nghiêng hết sức.  (Hình 81)
 
Động tác 2:… Tay trái đâm mạnh thêm về hướng phải một lần, đồng thời tay phải cũng đưa qua bên trái một lần, thân theo đà tay trái nghiêng theo qua phải một lần nữa.  Xong trở lại tư thế chuẩn bị.  Khi tay đâm thì hít hơi vào, đâm thêm lần thứ hai lại hít thêm vào, khi buông tay trở về thế chuẩn bị thì thở ra.
 
Động tác 3Nghiêng người về bên trái, tay phải đâm trái trên đầu, tay trái đâm qua phải sau lưng.  Cách thức giống như động tác 1, chỉ đổi tay và đổi bên.
 
(Hình 82) Hình 83, nhìn từ bên trái động tác nghiêng về bên trái.
 
Động tác 4Tay phải, trái đâm thêm qua phải trái lần nữa trước khi thu tay về thế chuẩn bị.  Động tác nầy giống động tác 2 chỉ khác bên và đổi tay.
 
Tập đủ 8 lần, mỗi lần đủ 1-2-3-4.  Rồi tập tiếp đến đoạn thứ 6.
 
YẾU LÝ:  Động tác nầy gồm hai động tác được lập lại thành bốn, chủ luyện mềm dẻo vai, chiều nghiêng của thân và hông, do đó khi nghiêng người phải nghiêng theo chiều nghiêng, hai tay đưa tréo nhau (nghịch chiều) phải làm hai nhịp thật nhịp nhàng với nhau, hễ tay phải đâm qua thì tay trái đâm lại, một trên một dưới đồng thời tương ứng, hông thì kịp lúc nghiêng theo uyển chuyển.
 
Động tác nầy có hơi khó làm nhưng tập vài lần sẽ thấy chẳng có gì khó cả mà khi làm thấy hai bên sườn dãn ra rất dễ chịu.  Động tác còn làm cột xương sống vận động mềm mại thêm ra, tăng bổ lợi ích cho hệ thần kinh trong việc tự điều chỉnh những ngưng trệ vì mỏi mệt hoặc ít vận động.  Một thế tập tuyệt hảo.  Khi làm phải mềm dẻo, uyển chuyển như một vũ điệu vì nó thoát thai từ điệu vũ.

Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#19

6. Đoạn Thứ Sáu:  XOAY HAI TAY THÀNH VÒNG TRƯỚC MẶT




[Image: BDC32.jpg]


CHUẨN BỊ:  Sau khi thực hành xong động tác cuối cùng của đoạn 5, chân trái đưa về gần chân phải cho khoảng cách giữa hai bàn chân bằng một vai, hai tay buông xuôi ở phía trước đùi như Hình 84.
 
Động tác 1:  Hai tay đưa vào trước hạ bộ tréo nhau, tay phải ngoài tay trái trong rồi từ từ đưa lên ngang trước ngực như hình 85.
 
Động tác 2Tiếp tục đưa tay lên thẳng trên khỏi đỉnh đầu như hình 86…
 
Động tác 3Tiếp tục gạt hai tay xuống hai bên như hình 87, rồi hai tay trở về thế chuẩn bị ban đầu.  Rồi lại tiếp tục tréo nhau đưa lên… Đường đi của hai tay tạo thành hai vòng tròn trước mặt…. Quay từ dưới lên 8 vòng rồi từ trên xuống cũng 8 vòng.
 
YẾU LÝ:  Động tác quay thành vòng nầy làm mềm dẻo đôi vai và quân bình bộ máy tuần hoàn ngoài ra còn gây nhiều kích động đến cơ quan trong Ba Tùng.  Do đó nó được dùng để làm điều hòa cơ thể trong khi bắt đầu và sau một trận đấu trên sân tập hoặc đấu trường tranh giải.
 
Về điểm trọng yếu của thế nầy chú trọng điều hòa hơi thở, hễ hai tay quay lên thì hít hơi từ từ vào, tay tới chỗ cao nhất để bắt đầu xuống thì đầy phổi, khi tay xuống thì thở ra, thở cạn khi hai tay trở về vị trí chuẩn bị.
 
Quay chậm chậm đều đều và liên tục.  Hai tay mềm dẻo tự nhiên trong khi quay.  Vai mềm, mỗi lần quay lên tưởng như lồng ngực mở rộng, lớn thêm để hút khí trời, mỗi lần quay xuống thấy lồng ngực khép lại đuổi khí ra.  Tập đã quen thì có thể quay hơi mau mà thở vẫn đều nhịp và đều đủ.
 
Mới tập chỉ nên quay hai tay mà chân thì bám chặt trên mặt đất, sau giỏi rồi có thể khi hai tay quay lên chân nhón theo, để khi tay hạ xuống hai gót nhẹ nhàng hạ xuống.  Như vậy, xuống lên lên xuống nhịp nhàng, thở ra thở vào… thành một chu kỳ đều nhịp làm nhẹ nhàng mạch máu, thân thể khinh linh như muốn bay lên.  Khi tới trình độ thuần quen để có cảm giác lâng lâng bay bổng khi hai cánh tay tạo những vòng tròn trong sương sớm thì thân thể từ đó có thể nói là đủ mềm dẻo trong các động tác cần thiết.  Sự mềm dẻo rất cần thiết cho trình độ cao đẳng; một thứ mềm dẻo như sợi dây thun như chiếc lò xo.
 

Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#20

7. Đoạn Thứ Bảy:  XOAY TAY THÀNH VÒNG HAI BÊN



[Image: BDC33.jpg]


CHUẨN BỊ:  Xoay tay thành vòng đàng trước xong để tay trở về vị trí buông xuôi nới lỏng hai bên đùi, hơi thở bình thường tự nhiên.  (Hình 88)
 
Động tác 1Hai tay đưa lên song song nhau từ dưới lên rồi xoay vòng ngược về sau trở về tư thế chuẩn bị để rồi bắt đầu quay trở lên.  Hai cánh tay tạo thành hai vòng tròn hai bên thân (Hình 89)  Quay 8 lần.
 
Động tác 2:… Động tác 1 quay từ dưới lên đủ 8 vòng thì quay ngược từ trên xuống, tức quay ngược ra sau lên rồi xuống trước.  Cũng quay đủ 8 vòng.
 
YẾU LÝ:  Cách để thân, vai mềm dẻo như đoạn 6, hô hấp cũng không khác.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#21

8. Đoạn Thứ Tám:  XOAY CỔ



[Image: BDC34.jpg]


CHUẨN BỊ:  Đứng chuẩn bị như đoạn 7, nhưng hai tay nắm lại thành quyền.
 
Động tác 1Đầu cúi xuống vận sức nơi cổ (gồng) đồng thời xoay cổ sang phải từ từ (Hình 101-102).
 
Động tác 2:… Kế từ từ xoay cổ qua hướng bên trái, hai nắm tay nắm chặt phụ lực.  (Hình 103).
 
Làm động tác 1 và 2 bốn lần trước khi tập tới động tác 3.
 
Động tác 3:… Xoay cổ từ phải qua trái rồi tiếp tục ngửa cổ ra sau xoay về bên phải.  Xoay thành vòng từ phải qua trái 4 vòng và ngược lại cũng 4 vòng.
 
Xoay qua thì cúi cằm xuống, trở về thì ngửa đầu ra sau (Hình 104).
 
YẾU LÝ:  Quan trọng ở động tác là gồng cổ và xoay chậm, hít thở thật sâu, giữ hơi dưới bụng khi xoay.  Từ trái qua phải trở về là thở một hơi, rồi hít vào xoay tiếp.  Khi xoay cổ thành vòng cũng một vòng thở một hơi.  Tập lâu quen có thể vừa xoay vừa hít thật dài hơi, do đó đầu xoay liên tục hơi thở cũng không đứt quãng.  Sau cùng có thể gồng cổ cúi xuống và ngửa ra sau chậm chạp để tập cho tăng khí lực ở trái cổ, là chỗ yếu nhất thuộc phần cổ.  Tập luyện thường xuyên động tác nầy cổ sẽ mạnh đẹp và đủ sức chịu đựng nhiều va chạm quyền cước trong lúc giao đấu.


Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#22

9.  Đoạn Thứ Chín:  CÚI NGƯỜI HÔN GỐI



[Image: BDC35.jpg]


CHUẨN BỊ:  Khác hơn các đoạn trước, đoạn nầy thế chuẩn bị phải ngồi duỗi chân theo tư thế đặc biệt là hai chân duỗi thẳng tới trước, hai bàn tay đặt trên hai đầu gối.  (Hình 105)
 
Động tác 1Cúi thân xuống trên hai chân, hai bàn tay lướt tới nắm lấy cổ chân, đầu sát xuống càng thấp càng tốt, đến mặt chạm đầu gối.  (Hình 106)
 
Động tác 2Kế thả lỏng hai tay, thân hơi lên, đầu ngóc lên rồi lại cúi xuống mặt đụng đầu gối.  Xong trở lại vị trí chuẩn bị như hình 105.
 
YẾU LÝ:  Động tác nầy chủ làm dẻo hông, mềm xương sống.  Khi cúi xuống gối giữ thẳng sát mặt đất, lưng hông mềm dẻo thở ra.  Khi ngóc đầu lên mới hít vào.  Cúi xuống ngóc lên 8 lần trước khi sang động tác 3.
 
Động tác 3:… Banh hai chân bẹt sang hai bên như hình 107, kế hai tay đưa về trên cổ chân phải, đầu cúi xuống trên chân phải, hai tay chạm hoặc nắm giữ bàn chân.  Cúi xuống ngóc lên tí rồi lại cúi xuống, cũng giống động tác 2.  (Hình 108)
 
Động tác 4:… Xoay về bên trái, tay chạm cổ chân trái, đầu cúi xuống nhịp nhịp như con bửa củi hai lần trước khi cất mình thẳng dậy để “bửa” về bên gối phải.
 
YẾU LÝ:  Hai động tác nầy cũng phải giữ chân cho thẳng bằng với mặt đất, thân cúi xuống càng sát gối càng tốt, hai chân càng bẹt rộng càn hay.  Tập bên nầy xong kế sang bên chân kia rồi đổi lại…làm đủ mỗi bên 4 lần thì đứng lên để chuẩn bị tập đoạn kế tiếp.
 
Dĩ nhiên ở động tác nầy rất khó luyện tập cho những người lớn tuổi, vì các khớp xương cứng, gân mạch cũng cứng, cần phải có thời gian mới có thể tập cho trán chạm gối được.  Đối với trẻ nhỏ, thanh niên thì chẳng khó khăn gì.  Lưu ý là không được cho đầu gối co lên trong lúc cúi xuống, và chân càng bẹt ra hai bên càng có giá trị.  Mới tập chớ ráng quá, từ từ rồi cũng tới chỗ hay.  Có chí thì nên được nhắc tới trong các động tác rèn luyện cơ thể mà đại biểu là cở như động tác nầy.

Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#23

10.  Đoạn Thứ Mười:  TƯ THẾ CON RỒNG


 
Riêng đoạn nầy cần ba hoa đôi lời về cái tên văn hoa của nó.  Nguyên trong chánh bản Yoga tại quê hương Ấn Độ người ta rất chuộng và kinh sợ loại rằn Mãng Xà nên môn phái Yoga đã đặt tên thế tập nầy là Mãng Xà.  Vả lại cách cất đầu lên cũng giống loài rắn Hổ Mang nên nó được đặt tên.  Nhưng ở quê hương Việt Nam mình, con rồng được tôn vinh hơn hết, đến như mình đây (người Việt Nam) cũng đều là con của Rồng cháu của Tiên ... mà Rồng cũng là loài linh thú đứng đầu trong Tứ Linh truyền thuyết là Long, Lân, Qui, Phụng.  Nói ra đủ thứ chuyện hay, chuyện quý của thân Rồng, vua xưa cũng tự ví mình là Rồng… Tóm lại, Rồng là cực quí, cực hay, cực tôn kính… chẳng những xưa mà nay và sau này tại Á Châu và Thế Giới cũng đều công nhận dân Việt Nam là dân Rồng, nhất định phải là Rồng thì mới có thể vui lòng mình, tức vui lòng tổ tiên mình.  Do đó, tư thế con rắn bên Ấn Độ được soạn giả đặt tên Tư Thế Con Rồng cho vui lòng ông bà, cô bác, anh chị em con cháu…xứ mình.  Mà soạn giả có làm như thế mới xứng đáng một con cháu của ông bà Việt Nam bốn ngàn năm văn hiến, chứ để nguyên rắn rít bò cạp, cóc nhái mà bắt chước học nó, tôn thờ nó, nhớ đến nó v..v… thì hóa ra mình còn dở hơn chúng sao.  Nói tới đây soạn giả nhớ lại chuyện xưa hồi ông bà mình một Việt uy nghi đứng đầu Bách Việt ở bên Tàu thì các Việt khác trong 99 Việt đều học theo Đại Việt nên cái gì bên Tàu cũng hay, từ cái tên vua, quan, phẩm phục, đến văn nghi, biểu võ, sách vở, v…v… tên thôn xã xóm làng cũng đều hay, đến tên thế võ, bài quyền, v…v… cũng đều mang nhiều ý nhị văn hoa (xem các tên thế võ, bài võ xưa bên Tàu thì biết, sách sử ghi ràng rang, đến đời vua Càn Long có cố ý sửa đổi cho mất uy danh vẫn không sao sửa hết được vì trăm năm bia đá thời mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ).  Kể từ đời sau Đại Việt anh Cả di dân xuống cuối Nam Hải nầy rồi thì bên Tàu đại loạn, tên tuổi làng nước, nghi biểu vua quan, v…v… sách vở, bang hội võ thuật đặt tên bậy bạ kém vẻ văn hoa, ngay như phái Thiếu Lâm lại có người học liền đẻ ra phái Con Bọ Ngựa tức Đường Lang, rồi phái gì Con Cá Tra (Tra Quyền của học giả họ Tra) ngựa quyền (Mã Quyền, quyền của họ Mã) Cây Quyền (Mộc Quyền), ôi mạnh ai nấy đặt từ trên bờ tới dưới nước đủ thứ.  Tổ sư đâu còn qui cũ vinh dự gì.  Mấy trăm năm nay loạn tại quê nhà nên chưa có nhân tài ly hương trở về cố quốc huấn dụ lại văn hóa có kỷ cương, âu là cũng đáng buồn thay.  Mà tại quê hương VN mới nầy nhiều người ít học cũng quên luôn việc gốc mình là Tinh Hoa Bách Việt.  Nếu có người nhắc lại thì ai cũng rõ hết như chuyện Tú Tài họ Lý của mình sang xứ Cao Ly làm vua chăm sóc giáo dưỡng dân Cao Ly và gây dựng nên cơ đồ mới có xứ ấy ngày nay mà sách sử bên Cao Ly còn chép rõ không ai đọc sử Cao Ly mà không biết…. Các xứ phên dậu gần gũi VN bây giờ cũng đều do người VN (mang quốc tịch tiểu quốc) lãnh đạo giáo hóa dân.
 
Nói một chút để nhắc nhở mình nhớ tới nguồn gốc mình rất là vĩ đại kẻo con cháu quên hết.  Nếu ông bà mình không hay thì làng nước mình không mang tên hay văn hoa, nay đọc danh xưng địa lý tất thấy rõ hơn hết, chỗ nào tên bậy bạ thì do thổ dân khi xưa đặt, còn chỗ nào tên hay là do ông bà mình đặt ra, và nếu là người Việt Nam gốc Bách Việt số 1 bên Tàu qua thì tên đều hay đẹp, đẹp cả người mà đẹp cả tên, thông minh và hiền lành… còn có chút xíu lai căn thì không thể so sánh được.  Mà người Việt chính thống thì trong hoàn cảnh nào cũng giữ tròn khí tiết, dù việc nhỏ đến việc lớn đều chu biện được vẹn toàn, do đó dám hàng ngày ngâm nga “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” là câu mật ngôn mà mỗi người VN chính thống vẫn giữ tròn để làm lịch sử giữ vững và bành trướng lãnh thổ trong mấy ngàn năm qua và cho đến nay vẫn còn giữ vững…
 
Rồi đây, như kinh Phật và các kinh của các tôn giáo lớn nói thì Hội Long Hoa sẽ mở ra tại Miền Nam nầy tức nhiên thánh hiền và nhân tài chính thống VN sẽ tứ khắp thế giới đổ về hội họp lại để lo xây dựng quê hương, lấy lại chỗ đứng tôn nghiêm mà 5 ngàn năm trước tổ tiên mình đã ngự trị.  Quý vị học giả VN chớ cho là lời nói chơi cho vui, mà sẽ là sự thật.  Dân Do Thái sau hai ngàn năm trởi về cố hương thì VN cũng phải tới ngày phục hưng ngôi vị.  Một điều nữa quí vị đã rõ là ngày nay trên thế mạnh không cần đông người, mà bộ óc tài năng mới là yếu tố quyết định.  Hơn thế nữa, nếu Việt Nam không phải là thánh địa, người Việt không phải là dân tộc đàn anh, tinh hoa ở vùng Đông Nam Á nầy thì các Phật, Thánh, Tiên (gốc người VN tạm mang đủ thứ quốc tịch) trở về mở hội Long Hoa để làm gì?
 
Vậy thì Tư Thế Con Rồng nầy ra đời cũng là góp vào vận hội phục hưng danh thơm tiếng tốt cho quê hương ta, tôn vinh ông bà ta, mà người học cũng là đã tự rèn luyện cho chính cá nhân mình được một ngày thêm phần sáng láng tinh hoa hầu kịp tiếp nhận lời ca ngợi tôn vinh của các dân tộc bạn hữu trên khắp thế giới qui về ngưỡng mộ.  Nếu học giả học tập giữ gìn khí tiết cho hay thì tự cũng đã thấy mình đáng ngưỡng mộ thật.  Mà thật cũng được đáng ngưỡng mộ, vì trên đời này có mấy sắc dân, có mấy người gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.  Nếu đã lỡ dính bùn sớm biết mà luyện tập cũng mau sạch, nào tập thế Con Rồng cho uy nghi thân xác, đường bệ vóc người, lợi ích quê hương…



[Image: BDC36.jpg]


CHUẨN BỊ:  Rồng đứng hai chân song song nhau, cách nhau bằng vai, co thân rồng lại, hai tay rồng chạm xuống mặt đất như hình 109.
 
Động Tác 1Rồng co tay, co chân hạ thấp mình xuống (Hình 110).
 
Động tác 2Thân rồng trượt tới trên hai tay rồi đầu rồng cất lên, lưng rồng cong lên như muốn vướt lên mây (Hàng Không VN lấy hình ảnh nầy nên rất đẹp) mắt rồng ngước lên trời.  Hai tay rồng chống thẳng, lưng cong như nửa vòng tròn.  (Hình 111) 
 
Động tác 3Rồng lùi trở lại động tác 2 rồi trở về động tác 1.  Để tiếp tục trượt mình tới và cất mình lên.
 
Động tác 1-2-3 là một lần.  Làm 8 lần.
 
YẾU LÝ:  Đã là Thế Rồng thì khi làm phải uy nghi như cốt cách của rồng, khi lên khi xuống cốt cách như rồng thì mới đúng là rồng.  Rồng thì uyển chuyển, xương sống mềm dẻo uốn éo mà mạnh vô cùng, dài đòn.  Do đó, khi cúi xuống trượt tới phải xuống như lòng chảo và lên cũng thế, nghĩa là theo đường cung.  Rồng chuẩn bị như hình 109, hoặc khi lùi về cũng đều thở ra, lúc trượt tới thì hít vào, hít tới đỉnh cao nhất thì đầu ngước nhìn trời và ngậm kín miệng mũi.  Ngưng 6 giây đồng hồ rồi rồng lùi thân lại, thở ra cho đến tới hình 109 thì hơi cạn.  Làm quen thấy sung sướng và thư thái lạ thường.
 
Động tác Rồng nầy làm dẻo lưng như rồng, khí lực đầy dẫy, tập lâu thân dẻo dai như rồng.  Tập xong đứng lên thử hô hấp đều như hình 112. (*)


(*) Chú thích: Thiếu hình 112
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#24

11.    Đoạn Thứ 11:  KHẤU XỈ
(Cắn Răng)

 
Tục truyền trên núi Tu Di bên Tàu có nhiều thần tiên không ăn thực phẩm, chỉ hút sương gió mà sống đời ngàn năm chưa biết mệt… ai cũng tin như thế, người đời ngưỡng mộ hoài không hết, đến nay qua tới VN, người mình vẫn còn nhớ đến và ngưỡng mộ tiếp.  Nhưng có điều chưa ai thấy cách Tiên ăn sương uống gió ra làm sao và chưa ai diễm phúc gặp mặt Tiên, dĩ nhiên chưa ai đi đám ma Tiên bao giờ hay thăm Tiên bị bịnh vô nhà thương… nên Tiên vẫn còn địa vị thần tiên mãi mãi…. Tiên là một huyền thoại.  Và khi một vị tiên chịu nhập thế xuống trần thì cứ già chết như ai, do đó các đạo sĩ tu tiên bảo rằng vì xuống núi ăn ngũ cốc mới có tử vong… điều này ai mà biết được.  Có điều các đạo sĩ phong cách hơn đời, thần trí thảnh thơi, sống già mạnh khỏe mà chết cũng nhẹ nhàng ấy là nhờ có phương pháp tập luyện… Trong phương pháp đó có môn KHẤU XỈ là cách thanh lọc uế khí (khí dơ) trong phổi để được cường kiện suốt đời.  Thì nay soạn giả xin trình bày ra để mọi người đều học tập cho khỏe người.  Cái nhai răng nầy người xưa thấy lờ mờ trong mỗi buổi sáng trên triến núi Tu Di khi các tu sĩ luyện tập ngáp dài cứ tưởng là họ hả miệng ăn sương, uống gió… rồi thành chuyện truyền kỳ…
 
Chuyện truyền kỳ của tiên hôm nay hóa ra sự thật, sự thật được kiểm chứng dưới con mắt nhà bác học Âu Châu: rằng động tác ngáp dài, hả miệng lớn chậm rãi (Khấu Xỉ) làm nới dãn tận cùng và kích thích hệ thống thần kinh có tác dụng làm tốt da mặt (thẳng da mặt, hồng hào) giữ nét trẻ đẹp lâu già… các khoa thẩm mỹ học cũng áp dụng cấp thời và dĩ nhiên công việc làm ăn nầy rất có lợi, lợi cả hai đàng.  Bên Nam mình đôi khi chưa già đã chết vì đủ thứ chuyện ngoại cảnh chẳng đặng đừng, hoặc vì thiếu thốn mà hóa ra già háp (già trước tuổi) mới có năm sáu mươi tuổi đã ra tuồng lụ khụ… tuổi 40 mới có kinh nghiệm, mà tuổi 60 đã chạy xuống mồ (dù sống mà bạc nhược chẳng khác gì chết) thì còn kiến tạo cái gì được, bởi sống ít tuổi trên vùng đất đai nghèo khổ nên đã mấy ngàn năm rồi cổ nhân chẳng để lại được lâu dài nào khả dĩ so sánh với các lâu đài bên Tây Phương… do đó ngày nay người Đông Á phải nghiêng sự học vấn về cõi Tây Phương….Ở Tây Phương con người sống tới cả 100 tuổi vẫn còn có ích cho đời vì thời gian đủ kinh nghiệm tới chỗ chết quá lâu dài nên đủ thời giờ làm việc thực hiện cái toan tính.  Loài người sở dĩ tiến bộ được là nhờ chỗ thực hiện được những kinh nghiệm nối tiếp từ đời nầy sang đời khác, mà đời người xứ Đông Á nầy thật non yếu thì làm sao nói chuyện văn minh.  Nghĩ cho cùng cũng tại vùng thủy thổ (đất nước) viêm nhiệt (nóng bức) nên sinh ra dễ èo uột khó nuôi, nuôi lớn lại làm biếng chẳng chịu làm việc… chẳng chịu tập luyện nên mới mau chết và bất tài.  Thỉnh thoảng có vài bậc hiền triết hoặc nhân tài các giới thì tuổi thọ chất cao vì chính những nhân tài biết quí trọng đời sống của chính mình và bản thân của nhân loại, họ là những người làm lịch sử hay sống trên lịch sử của nhân loại.  Sống yểu rất khó trở thành người giá trị, ích nước lợi dân, do đó muốn cho quốc gia tiến bộ thì ngành luyện tập thân thể phải được nhà nước đặt thành quốc sách.  Ngay như vị nguyên thủ của quốc gia lại càng phải được sự cố vấn về sức khỏe hơn ai hết vì có sức khỏe mới lãnh đạo sáng suốt được.  Cố vấn sức khỏe không có nghĩa chỉ có đầu bếp nấu ăn ngon, bác sĩ coi mạch giỏi mà cần phải có một chuyên viên huấn luyện sức khỏe cho vị nguyên thủ.  Ngày xưa có các nhà sư (Thiền sư) cố vấn vua về sức khỏe và kiến văn, bên Tàu cũng như bên Nam, bên Tây bên Mỹ ngày nay trong nhà vị quốc trưỏng đều có vài vị huấn luyện viên võ thuật và thể thao các môn sắp xếp thì giờ săn sóc thể lực cho quốc trưởng.  Quốc trưởng khỏe thì lãnh đạo tốt, dân sống khỏe, quốc trưởng bệnh lãnh đạo kém dân mệt.  Mệt hay khỏe cũng do ở sức khỏe của vị nguyên thủ mà ra cả, vì một ý kiến, quyết định trong lúc mỏi mệt sẽ là một di họa dài dài… người có nhiệm vụ săn sóc các vị nguyên thủ trên thế giới phải hiểu biết chuyện nầy đừng tưởng chỉ lo cho ăn no, bổ, chẩn mạch khi bệnh thôi mà đủ mà phải huấn luyện cho vị nguyên thủ quốc gia trởi thành một lực sĩ dẻo dai, vì sự làm việc của vị nguyên thủ tài ba cực nhọc bằng hàng ngàn hàng vạn người thường.
 
Tóm lại, từ trên xuống dưới, hoặc ngược lại, mọi người trong một quốc gia tân tiến (khôn ngoan) đều biết quí trọng sức khỏe và sự sống lâu của bản thân và của những người đồng bào của mình.
 
Do đó cần phải có người lãnh đạo sức khỏe cho người lãnh đạo và cho mọi người.  Trong khi chờ đợi KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SỨC KHỎE QUỐC GIA săn sóc đến từng gia đình trong cộng đồng quốc gia, soạn giả mời chư học giả tập tư thế Khấu Xỉ cho được trẻ lâu vui đời, chờ đợi ngày vui mới…


[Image: BDC37.jpg]


CHUẨN BỊ:  Đứng hai chân song song, hai tay buông xuôi hai bên thân, đùi như mọi động tác chuẩn bị khác.
 
Động tác 1Đầu ngước cao, mắt nhìn lên 45 độ tức nhìn xéo lên, miệng từ từ há ra lớn dần đến tận lực, hai gò má thẳng cứng.  Mắt vẫn mở tỏ. (Hình 113)
 
Động tác 2Buông nhẹ hai hàm răng tự động nhập lại cái cụp (nhẹ nhẹ), ngậm miệng kín lại hít đầy hơi bằng mũi.  Kế hả miệng ra thật cực lớn đồng thời phà hơi ra… Làm 36 lần thì nghỉ, số nước miếng (bọt) ra trong miệng được ngậm lại cho thấm nhuần trong giây lát rồi nuốt vào từ từ.
 
YẾU LÝ:  Đoạn nầy làm 36 lần và nếu tiện nên làm từ hai lần 36 tức (36x2) rồi nuốt nước bọ từ từ.  Chính nước bọt nầy là thứ thuốc bổ không thể mua đâu cho có, vì mỗi người chỉ có thể tự chế ra cho mình xài thôi, loại thuốc nầy thấm mát Ngũ Tạng Lục Phủ và nuôi dưỡng cho mọi tế bào lâu già giúp cho sống lâu.
 
Điều tốt hơn hết là mỗi buổi sáng thức giấc nên làm phép Khấu Xỉ nầy ngay khi bước xuống giường.  Đến ngay cửa sổ thoáng khí, hoặc ra sân khấu liền đừng nhổ nước miếng ra uổng lắm.  Nhiều người cho là nước miếng đó dơ lắm vì có mùi, thật ra không phải vậy, mùi là do thức ăn trong kẻ răng phát ra và mùi trong bao tử người bệnh phát ra.  Nếu người lành mạnh hoàn toàn mỗi tối đánh răng trước khi ngủ thì đâu có mùi, mà nếu có chút đỉnh mùi thì làm phép Khấu Xỉ độ 10 lần (10 lần hả miệng) thì chẳng còn mùi vị gì, phần còn lại là nước Cam Lồ, một loại nước thánh bổ dưỡng châu thân vô tiền khoáng hậu nhân loại chẳng thể cướp quyền tạo hóa để xây nhà máy tối tân nào mà có thể chế ra loại nước Cam Lồ nầy được.  Nên nhớ là trong kinh Phật có dạy Phật Bà Quan Thế Âm có nước Cam Lồ tưới mát nhân loại, trừ mọi ưu phiền… mà Phật Bà như Đức Mẹ bên Ky Tô là đấng Mẹ hiền, đấng Mẹ hiền ngày xưa nhai cơm mớm cho con ăn, trong đó Mẹ đã rưới cho con trẻ nước Cam Lồ nên đứa con nào cũng dễ dạy dễ nuôi, rất có hiếu có nghĩa.  Còn ngày nay thì quý vị đã thấy hết rồi khỏi nói.  Người xưa viết sách, kinh không phải tầm thường, mỗi đoạn mỗi nhân sự đều có ẩn tàng bài giáo hóa nhân sinh, nhưng người đời thường là kẻ cực đoan thiển cận gọi chung là phàm phu nên chẳng thể hiểu được các ngụ ý hữu ích mà học hành.  Còn các bậc tu hành đắc đạo bận lo tu dưỡng nên ít nói, có khi nói ra lại bị người đời chê cười nên rồi cũng phó mặc cho Trời…. Mà Trời ở tại lòng người, chân thiện sẽ thiện chân, u mê ra hàng u mê, đó là đời, đời là như vậy đó….


Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#25

12. Đoạn Thứ Mười Hai:  THỞ BẰNG BỤNG

 
CHUẨN BỊ:  Đứng hai chân song song khoảng cách giữa hai bàn chân rộng bằng vai, hai tay đặt sau mông đít như hình 114.


[Image: BDC38.jpg]


Động tác 1Từ từ hít hơi vão bằng mũi, đầu cúi xuống, phình bụng dưới ra rồi nín hơi giữ trong 30 giây đồng hồ.  (Hình 114 A)
 
Động tác 2:… Thóp bụng lại thổi hơi ra bằng miệng, bụng tóp lại.  Xong từ từ hít hơi vào bằng mũi như động tác 1.  (Hình 114 B)
 
Mỗi sáng thở 30 lần là tốt rồi, có thể thở trước khi Khấu Xỉ.
 
YẾU LÝ:  Động tác thở bằng bụng nầy giúp võ gia tăng thêm lực lượng và sức chịu đựng lâu dài, nói tiếng chuyên nghiệp gọi là tăng khí lực.  Khi dồn khí thì bụng dưới to lên, thở ra thì xẹp.  Làm như thế rất lợi ích cho sự điều hòa Ba Tùng, ngoài ra tăng trưởng phổi đến tận cùng thì ai cũng biết khỏi nói.  Khi tập quen thì bụng phình lên xẹp xuống mũi miệng thu phát phì phò làm buổi tập trong đêm hoặc lúc bình minh có thêm phần sinh khí, vui thật là vui.  Đời người tưởng chẳng có gì vui hơn là Đạo Tu Dưỡng, vì tu dưỡng mới lành mạnh, lành mạnh mới thực hiện đủ thứ chuyện lợi ích.  Xưa kia Khổng Phu Tử dạy Tu Thân làm đạo khởi đầu là đúng vậy.  Khổng Tử chết già và đi vào lịch sử, một tiên hiền thuộc nhà Nam Bách Việt.
 
Phép tập Phúc Hô Hấp từ mới tập thở nín hơi 30 giây sau tăng dần 3 hay 5 phút… Lúc mới vào buổi tập độ 10 hơi giống đầu thở mau, sau nín lâu dần…
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#26
LỜI DẶN CẦN THIẾT

 
Đạo Dưỡng Sinh là đạo của con người, loài vật sống tự nhiên nên không có đạo, nhưng đã có sẵn Đạo Tự Nhiên nên cũng sống.  Con người không biết Đạo Dưỡng Sinh chẳng thể sống được, mà cũng chẳng thể sống như vật được, do đó thánh nhân dạy Đạo Dưỡng Sinh.  Có nhiều sách dạy tự cổ xưa, rất nhiều, nhưng nay với sách nầy là phổ thông hơn hết.  Nhưng dù là phổ thông (trên thế giới người quan trọng nào cũng tập) cũng cần có sự chỉ dẫn sơ qua mới mau lãnh hội.  Sau đây là đại lược cách tập những bài tập trong cuốn sách nầy:
 
  1. Trước nhất mỗi sáng phải tập Phúc Hô Hấp và Khấu Xỉ
  2. Tập tiếp 10 đoạn tập Phụ Thuộc
  3. Tập tiếp 8 đoạn của Bát Đoạn Cẩm
  4. Tập xong uống một ly nhỏ nước trà ấm ấm hoặc nước lạnh càng hay
  5. Đi tắm và chà xát thân thể, tắm bằng nước lạnh từ đầu tới chân, và chỉ tắm 5 phút mà thôi
  6. Ngủ trước 12 giờ và thức trước 6 giờ, mỗi đêm ngủ 7 giờ là đủ, người đủ sức lực nhờ luyện tập Bát Đoạn Cẩm, Nội Công chỉ ngủ 5-6 giờ là đủ
  7. Trước khi lên giường ngủ nên tắm bằng nước lạnh hoặc nước ấm ấm, hoặc lau mình và rửa chân bằng nước lạnh, sau khi đã vận động 8 đoạn đầu của 12 đoạn tập phụ thuộc, số lần vận động tùy thích gia giảm tối đa bằng phân nửa số lần tập mỗi buổi sáng
  8. Ngủ trong phòng có cửa sổ thoáng khí, và phòng ngủ nên để trống trái đơn giản thì tốt nhất
  9. Và chỉ ngủ sau bữa ăn tối thiểu là hai giờ trở lên.  Bữa cơm chiều nên ăn ít và chỉ ăn chất dễ tiêu hóa.
 
Trên đây là 10 điều cần thiết cần được thực hiện để tạo sức khỏe lâu dài.  Nhưng dù sao một cuốn sách vẫn chẳng thể đáp ứng đủ những kiến thức cần thiết cho chư học giả cao kiến.  Để cho đời sống được mở rộng tầm nhìn và an lạc vui tươi, học giả có thể tham cứu thêm cuốn THUẬT TRƯỜNG SINH do soạn giả soạn theo kinh nghiệm và học vấn cùng các bậc Đại Thiền Sư đắc đạo.  Soạn giả thường không soạn điều cao minh mà chú trọng cho thích dụng.

 

₪ HẾT

Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#27
Testing again.
Reply
#28
Hihihihi

Trời ban cho ta cái THÂN.......một cỗ máy hoàn hảo vô đối ...... ko biết sài lại đi làm ra máy này máy kia đểcho tới nỗi như ngày nay.........lại con khoa khoang khoa học bẻ nạn chống Trời........càng nghĩ càng muốn diệt sạch lũ yêu nghiệt ngày này.
Reply