Tạp ghi
Thời gian 24 giờ một ngày đêm ta luôn phải vật lộn với 2 thứ phiền não là Tham Và Sân, ngoài ra không còn gì nữa.

Aung San Sayadaw
Reply
(2021-05-28, 02:38 PM)abc Wrote: TỰ TÌM VỀ... 
Ông Liễu Tôn Nguyên, một trong bát đại danh gia đời Đường Tống có một câu đáng lưu ý: “Người thích cái gì thì chúng sẽ tự qui tụ.”

 Tôi biết nhiều người không đồng ý câu này nhưng tôi rất thích và đồng ý câu này. Có những người thích chơi đồng hồ cũ hoặc thích xe đạp cũ, khi họ có lòng thích tha thiết như vậy thì trong túi luôn có những khoản tiền nhỏ nhỏ để dành, để thấy ở đâu có họ quơ về. Chính vì họ thích nên họ để ý ở đâu có, chỗ nào bán, chỗ nào không chịu bán, họ đến tìm cách rước về.

Phật pháp cũng y chang như vậy,
  1. mình có lòng cầu pháp thì nay mình biết cái này mai mình biết cái kia.
  2. Người tha thiết học đạo thì khi họ mở một trang sách đời là họ thấy trong đó có nhiều câu dẫn đến Phật pháp hoặc nội dung y như Phật ngôn, hoặc mở trang kinh ra thì sẽ thích chỗ này thích chỗ kia. Người như vậy xem kinh sách, được tiếp xúc với tăng ni giỏi thì không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc.
  3. Người thờ ơ như gỗ đá dầu cho ngồi giữa đám đông A-la-hán cũng không được gì, như cái sân xi măng, như tấm ni lông mưa xuống trớt quớt.
Mình phải chuẩn bị con người mình như thế nào để những thứ đó tự nó tìm về.
  1. Ở gần người nói pháp thì tự nhiên mình cũng có cái gì đó bỏ túi.
  2. Tự tìm về ở đây là cơ hội nào hoàn cảnh nào điều kiện nào cũng có dịp để mình tiếp cận với những thứ đó.
Hãy nguyện
  1. đời nào kiếp nào sinh ra
  2. gặp người hiền gặp người trí là mình biết lắng nghe,
tất cả những điều đó được gọi là tôn kính Pháp.
SGN

Admire
Reply
Cái bậy nhất của một số người Phật tử là họ nghĩ rằng: “đợi đến lúc về già tui sẽ tu”

 Đó là một trong những suy nghĩ vô minh nhất trên thế giới tại vì sao bởi vì:

🌚 Vô minh thứ nhất: có chắc rằng mình sống được tới già hay không?

🌚 Vô minh thứ hai: khi càng lớn tuổi thì khả năng chịu đựng, về sức khỏe,…và mọi thứ của mình mỗi ngày càng một đi xuống. 

🌚 Vô minh thứ ba: khi đến lúc tuổi già thì điều kiện hoàn cảnh môi trường, con người xung quanh… để mình tu có chắc chắn thuận lợi hay không?  Liệu mình có chắc chắn rằng khi đó tâm mình đủ an ổn vững vàng để thực tập sự chánh niệm và tĩnh lặng đối diện tất cả những sợ hãi, lo âu và hoang mang như nạn dịch #Covid_19 gây ra như lúc này một cách bình thản?

SGN
Reply
(2021-08-10, 03:06 PM)abc Wrote: Cái bậy nhất của một số người Phật tử là họ nghĩ rằng: “đợi đến lúc về già tui sẽ tu”

 Đó là một trong những suy nghĩ vô minh nhất trên thế giới tại vì sao bởi vì:

🌚 Vô minh thứ nhất: có chắc rằng mình sống được tới già hay không?

🌚 Vô minh thứ hai: khi càng lớn tuổi thì khả năng chịu đựng, về sức khỏe,…và mọi thứ của mình mỗi ngày càng một đi xuống. 

🌚 Vô minh thứ ba: khi đến lúc tuổi già thì điều kiện hoàn cảnh môi trường, con người xung quanh… để mình tu có chắc chắn thuận lợi hay không?  Liệu mình có chắc chắn rằng khi đó tâm mình đủ an ổn vững vàng để thực tập sự chánh niệm và tĩnh lặng đối diện tất cả những sợ hãi, lo âu và hoang mang như nạn dịch #Covid_19 gây ra như lúc này một cách bình thản?

SGN



SGN dạy còn nương tay .  
LTP được nghe: "Sáng ra, tỉnh ngủ, mở mắt, có chắc mình sống hết ngày hôm nay không ?"
Reply
[Image: 228943787_384653403030474_82049313716089...e=613E481F]
Reply
[Image: 235381579_566176561072187_12985507869867...e=6146CF62]
Reply
Những quy luật của đời người:

·               Bạn sẽ có một cái thân. Bạn có thể thích nó hay ghét nó, nhưng nó sẽ là của bạn trong suốt cả quãng đời này.
·               Bạn sẽ phải học các bài học. Bạn học trọn thời gian trong một ngôi trường không chính thức được gọi là cuộc đời. Mỗi ngày trong ngôi trường này bạn sẽ có cơ hội để học bài. Bạn có thể thích các bài học ấy hay nghĩ rằng chúng chẳng liên quan gì hay thậm chí còn rất ngu ngốc nữa.
·               Ở đó không có sai lầm, chỉ có các bài học. Trưởng thành là một quá trình thử nghiệm để phát hiện chỗ sai rồi sửa, một quá trình thử nghiệm. Những thử nghiệm thất bại cũng là một phần quan trọng trong quá trình ấy, không khác gì những thử nghiệm thành công. Về lâu dài, chúng ta sẽ nhận những gì mình xứng đáng được nhận.
·               Một bài học sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi chúng ta học xong bài học ấy. Một bài học sẽ thể hiện ra dưới nhiều hình thức khác nhau cho đến khi bạn đã học xong. Học xong rồi, bạn mới có thể chuyển sang bài học kế tiếp. 
·               Quá trình học hỏi không bao giờ chấm dứt. Không có phần nào trong cuộc sống của chúng ta mà không chứa đựng những bài học ấy cả. Chừng nào bạn còn sống, chừng đó vẫn còn có những bài học cần phải học.
·               “Ở chỗ kia” không có gì tốt hơn “ở chỗ này”. Khi “chỗ kia” đó biến thành “chỗ này”, bạn sẽ lại thấy một “chỗ kia” khác tốt hơn “chỗ này” nữa.
·               Mọi người chỉ là một tấm gương để bạn tự soi lại chính mình. Khi bạn yêu hay ghét điều gì đó của người khác, nghĩa là bạn cũng đang yêu hay ghét chính những điều đó trong bản thân mình.
·               Bạn muốn tạo nên cuộc đời mình như thế nào là tùy thuộc vào chính bạn. Bạn có tất cả mọi công cụ và mọi nguồn lực mình cần. Sử dụng chúng như thế nào là tuỳ thuộc vào bạn. Sự lựa chọn là của bạn.
·               Các câu trả lời nằm bên trong bạn. Câu trả lời cho các câu hỏi của cuộc đời bạn ở bên trong bạn. Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là quan sát, lắng nghe và tin tưởng.
·               Rồi bạn sẽ quên tất cả những điều này.


trich trong CUỘC ĐỜI LÀ MỘT TRƯỜNG HỌC

Thiền sư Sayadaw U Jotika
Reply
khi mất đi cái gì đó thân thiết, gần gũi, và quan trọng thì bên cạnh nỗi đau còn có sự quán chiếu về vô thường, khổ , vô ngã trên thân , thọ , tâm , pháp .. sự xúc chạm mạnh mẽ và mãnh liệt quá nó làm thân và tâm chấn động , cái biết do đó cũng rõ ràng
Reply
10 ĐIỀU TU TẬP HẰNG NGÀY
Mỗi buổi sáng khi thức dậy và mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, thực tập những điều sau:
1. LỄ PHẬT: Lễ ba lạy, tri ân Tam Bảo.
2. THỌ TAM QUY: Nguyện quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng (3 lần).
3. THỌ NGŨ GIỚI: Nguyện tránh xa sự sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối và uống rượu và các chất say.
4. RẢI TÂM TỪ - Nguyện cho chúng sanh:
- Đừng oan trái lẫn nhau
- Đừng ép uổng cùng nhau
- Đừng chịu khổ nạn nơi thân và tâm
- Tự phòng hộ, luôn được an vui.

5. NHẮC NHỞ VỀ SỰ VÔ THƯỜNG
- Chúng sanh có sự chết, và tôi cũng có sự chết.
- Một ngày nữa đã trôi qua, ta đang tiến đến sự già và chết, vì thế ta nên sống tỉnh giác, ghi nhớ và làm mọi điều thiện để tạo quả phước, thoát khỏi sự khổ.

6. THỰC HÀNH THẬP THIỆN: Xả thí, Trì giới, Tu tiến, Cung kính, Phụng hành, Thính pháp, Thuyết pháp, Tùy hỷ, Hồi hướng, Điều chỉnh tri kiến.
7. XẢ THÍ: tạo phước vật, phước đức, phước trí.
8. TẬP SỐNG CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC:  suy nghĩ và tác ý trong mọi việc làm.
9. TẬP HÀNH THIỀN: tịnh tâm để tăng sự tỉnh giác, ghi nhớ, và điều phục ý nghĩ sinh khởi.
10. HẰNG NGÀY: ít nhất một lần phải quán sự Vô Thường, Khổ, Vô Ngã.
Sư Giác Nguyên


[Image: 242220573_410920660403748_41535263343646...e=61735E75]
Reply
𝐓𝐔 𝐂𝐎́ 𝐇𝐀𝐈 𝐂𝐀́𝐂𝐇 𝐓𝐔 𝐏𝐇𝐔̛𝐎̛́𝐂 𝐕𝐀̀ 𝐓𝐔 𝐇𝐔𝐄̣̂

Tu Phước là : bố thí cúng dường ăn chay niệm phật cúng đèn đúc chuông tạo tượng… gọi là vun trồng những quả báu nhân thiên làm trời hoặc làm người 
Tu Tuệ là TÌM HIỂU- LẮNG NGHE và TƯ DUY để từng bước từng bước BUÔNG BỎ những cái mà mình lỡ Ôm vào. Ôm nhiều thứ lắm…

 Vấn đề nằm ở chỗ nếu mình Ôm được những cái mà nó mãi mãi bên mình - đời đời nó ở với mình như tình yêu, tài sản, nhan sắc, quyền lực, uy tín, tiếng tăm thì mình cũng nên ra sức mà ôm.

Nhiều người hiểu lầm nói Đạo Phật là bi quan chỉ có vô thường, sanh lão bệnh tử thật ra không phải là đạo bi quan mà Đạo Phật là đạo nhắm tới SỰ THẬT 

Đức Phật Ngài nói hôm nay các con không chịu BUÔNG, không chịu tự nguyện buông thì sẽ có một ngày các con sẽ bị ép buông như bị ung thư và Covid có phải là bị ép buông không? 

Mình tự buông sẽ thoái mái hơn là bị ép buông

Đức Phật Ngài không phủ nhận sự hạnh phúc, nụ cười hay vẻ đẹp của một bông hoa đầy hương sắc trên cuộc đời này không phải là không có - mà có hết con ơi - nhưng nó không có bền mãi!

Và nếu mà con không chịu buông trước khi nó vuột khỏi tay con thì tới lúc mà con bị ép buông đó thì sao ta? Sợ hãi và tiếc nuối

Hãy tưởng tượng cái chết mà đi kèm với sợ hãi và tiếc nuối nó kinh hoàng đến cỡ nào. 


Cho nên luôn cần có sự chuẩn bị để có thể Buông bất cứ lúc nào trong mọi hoàn cảnh đó là tu Tuệ!

SGN
Reply
(2021-08-06, 01:32 PM)abc Wrote: Thời gian 24 giờ một ngày đêm ta luôn phải vật lộn với 2 thứ phiền não là Tham Và Sân, ngoài ra không còn gì nữa.

Aung San Sayadaw

Đúng thế, ai chiến thắng nó 100% thành bồ tát, Phật, Chúa. Ai chiến thắng nó 70% trở thành các chư thiên. Ai chiến thắng 40% tuy không thành chư thiên nhưng lên các cõi trời được để được sống đời tự do tự tại trên đó. Ai đầu hàng Tham và Sân thì về âm phủ hoặc rơi vô địa ngục sau khi qua đời. Bạn tính toán cho mình ra sao ? Hay nói tôi không biết gì nên để tới đâu thì chịu tới đó.
Reply
(2021-09-23, 03:03 PM)abc Wrote: 𝐓𝐔 𝐂𝐎́ 𝐇𝐀𝐈 𝐂𝐀́𝐂𝐇 𝐓𝐔 𝐏𝐇𝐔̛𝐎̛́𝐂 𝐕𝐀̀ 𝐓𝐔 𝐇𝐔𝐄̣̂

Tu Phước là : bố thí cúng dường ăn chay niệm phật cúng đèn đúc chuông tạo tượng… gọi là vun trồng những quả báu nhân thiên làm trời hoặc làm người 
Tu Tuệ là TÌM HIỂU- LẮNG NGHE và TƯ DUY để từng bước từng bước BUÔNG BỎ những cái mà mình lỡ Ôm vào. Ôm nhiều thứ lắm…

 Vấn đề nằm ở chỗ nếu mình Ôm được những cái mà nó mãi mãi bên mình - đời đời nó ở với mình như tình yêu, tài sản, nhan sắc, quyền lực, uy tín, tiếng tăm thì mình cũng nên ra sức mà ôm.

Nhiều người hiểu lầm nói Đạo Phật là bi quan chỉ có vô thường, sanh lão bệnh tử thật ra không phải là đạo bi quan mà Đạo Phật là đạo nhắm tới SỰ THẬT 

Đức Phật Ngài nói hôm nay các con không chịu BUÔNG, không chịu tự nguyện buông thì sẽ có một ngày các con sẽ bị ép buông như bị ung thư và Covid có phải là bị ép buông không? 

Mình tự buông sẽ thoái mái hơn là bị ép buông

Đức Phật Ngài không phủ nhận sự hạnh phúc, nụ cười hay vẻ đẹp của một bông hoa đầy hương sắc trên cuộc đời này không phải là không có - mà có hết con ơi - nhưng nó không có bền mãi!

Và nếu mà con không chịu buông trước khi nó vuột khỏi tay con thì tới lúc mà con bị ép buông đó thì sao ta? Sợ hãi và tiếc nuối

Hãy tưởng tượng cái chết mà đi kèm với sợ hãi và tiếc nuối nó kinh hoàng đến cỡ nào. 


Cho nên luôn cần có sự chuẩn bị để có thể Buông bất cứ lúc nào trong mọi hoàn cảnh đó là tu Tuệ!

SGN



Các thầy đều bảo với phật tử đời là vô thường ( nay còn mai mất ) nhưng chả đứa mô chịu nghe tuy không dám cải thầy.
Reply
(2021-09-23, 04:20 PM)ximuoi Wrote: Các thầy đều bảo với phật tử đời là vô thường ( nay còn mai mất ) nhưng chả đứa mô chịu nghe tuy không dám cải thầy.

ko chịu nghe khác với ko hiểu và ko quan tâm
cãi với nhau vì ko cùng quan điểm , phật tử ko hiểu vô thường ko có nghĩa là họ trái quan điểm với vị thầy nên ko nhất thiết phải cãi

edit
btw, đợi đến khi mai mất mới nhận ra hôm qua còn thì chỉ là lớp ngoài của vô thường
Reply
(2021-09-23, 04:16 PM)ximuoi Wrote: Đúng thế, ai chiến thắng nó 100% thành bồ tát, Phật, Chúa. Ai chiến thắng nó 70% trở thành các chư thiên. Ai chiến thắng 40% tuy không thành chư thiên nhưng lên các cõi trời được để được sống đời tự do tự tại trên đó. Ai đầu hàng Tham và Sân thì về âm phủ hoặc rơi vô địa ngục sau khi qua đời. Bạn tính toán cho mình ra sao ? Hay nói tôi không biết gì nên để tới đâu thì chịu tới đó.

lên cõi trời sống vài ngàn năm rồi cũng luân hồi
Reply
(2021-09-23, 05:10 PM)abc Wrote:
(2021-09-23, 04:20 PM)ximuoi Wrote: Các thầy đều bảo với phật tử đời là vô thường ( nay còn mai mất ) nhưng chả đứa mô chịu nghe tuy không dám cải thầy.

ko chịu nghe khác với ko hiểu và ko quan tâm
cãi với nhau vì ko cùng quan điểm , phật tử ko hiểu vô thường ko có nghĩa là họ trái quan điểm với vị thầy nên ko nhất thiết phải cãi

edit
btw, đợi đến khi mai mất mới nhận ra hôm qua còn thì chỉ là lớp ngoài của vô thường


Tên mắm ximuoi này hỗn láo quá .  Cha mẹ nó không biết dạy nó hay sao ? 
Reply