Tạp ghi
Khi mê cứ tưởng ta tu
Tỉnh ra mới biết pháp tu một mình
Cái ta ảo tưởng vô hình
Lăng xăng tạo tác tử sinh luân hồi.

HT Viên Minh

[Image: 97681894_1148243695528573_84634214469185...e=5EDFACAD]
Reply
-Mẹ như dưỡng khí, thở suốt một đời hiếm khi nhớ mình thở bằng gì. Khi bị ngạt thở mới chịu nhớ vì đâu mình sống được. Mẹ xa rồi người ta mới hiểu cái gì là thiêng liêng nhất đời. Cảm giác mồ côi mẹ giống cái chết ở chỗ mỗi đời người chỉ có một lần, khi hiểu được thì xong rồi, chẳng còn dịp kinh nghiệm lần hai để mà chuẩn bị tinh thần!
- Không phải quần là áo lụa,  sinh nhật hoành tráng, trầm hương chúc thọ mới là hiếu. Kéo giùm cái mền cho mẹ, thay giùm bình trà nóng cho cha, đó là hiếu. Một ngày thấy cha ngó mông ra đường, hai giờ sáng thấy mẹ còn trăn trở bên giường, phải hỏi, đó là hiếu.
Toại Khanh
PS: Happy Mother’s Day to every Mom in the World, chúc mừng tất cả các bà mẹ trên trần gian này.
Xin hãy nhớ đến hình ảnh người mẹ thân thương mộc mạc của mình bằng những kỷ niệm, những ân tình khắc ghi trong lòng chứ không phải bằng những câu chữ diễm lệ của thiên hạ viết cho mẹ người ta
Reply
Hế lô Sư huynh ABC aka Sư Huynh CT.  Hello Kaos-1
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
(Nghệ thuật sống)


1. Nhìn thấu lòng người cũng không cần nói ra hết, chừa cho họ một con đường, chừa cho mình chút khẩu đức.

2. Trách người không cần hà khắc đến tàn nhẫn, chừa cho họ chút mặt mũi, giữ cho mình chút độ lượng.

3. Tài năng không cần phô trương hết, dành cơ hội cho người khác, giữ sự sâu sắc cho mình.

4. Có công không nhận hết, chuyển cho người vài phần, lưu khiêm nhường cho mình.

5. Hiểu hết lý lẽ chẳng cần tranh cãi đến cùng, mở đường cho người khác, giữ khoan dung cho mình.

6. Được yêu quý chớ nên cậy hết vào, sẻ cho người chút ít, lưu cho mình đường lui.

7. Giàu sang chẳng nên hưởng hết, chia cho người chút ít, lấy chút phúc cho mình.

Một đời đáng giá, đừng sống qua loa.

(Đại Sư Tinh Vân)
Reply
(2020-05-20, 12:59 PM)abc Wrote: (Nghệ thuật sống)


1. Nhìn thấu lòng người cũng không cần nói ra hết, chừa cho họ một con đường, chừa cho mình chút khẩu đức.

2. Trách người không cần hà khắc đến tàn nhẫn, chừa cho họ chút mặt mũi, giữ cho mình chút độ lượng.

3. Tài năng không cần phô trương hết, dành cơ hội cho người khác, giữ sự sâu sắc cho mình.

4. Có công không nhận hết, chuyển cho người vài phần, lưu khiêm nhường cho mình.

5. Hiểu hết lý lẽ chẳng cần tranh cãi đến cùng, mở đường cho người khác, giữ khoan dung cho mình.

6. Được yêu quý chớ nên cậy hết vào, sẻ cho người chút ít, lưu cho mình đường lui.

7. Giàu sang chẳng nên hưởng hết, chia cho người chút ít, lấy chút phúc cho mình.

Một đời đáng giá, đừng sống qua loa.

(Đại Sư Tinh Vân)
Bác abc,

Mấy điều này là đạo đức bình thường, không có chi gọi là của Phật giáo, có thể hưởng phước nhân thiên thôi.
Reply
bạn LTP ,

đừng xem nó là cứu cánh , đây chỉ là phương tiện

đi đường xa thì nên xài những tiện ích dọc đường , chỉ mong đừng ngủ quên
Reply
(2020-05-20, 06:51 PM)abc Wrote: bạn LTP ,

đừng xem nó là cứu cánh , đây chỉ là phương tiện

đi đường xa thì nên xài những tiện ích dọc đường , chỉ mong đừng ngủ quên

Bác abc,

Đa số Phật tử coi đó là cứu cánh đó bác . Ít ai hiểu rằng chúng chỉ là phương tiện.  Đây là một hiện tượng học đạo cũng như giảng pháp rất đáng buồn . Hơn nữa, chính các sư không nhắc nhở người đọc chúng chỉ là phươmg tiện (có lẽ vì những vị sư này cũng chưa thật sự hiểu rõ chúng chỉ là phương tiện), nên khuyến khích Phật tử làm phước với mục đích "được về cõi trời" mà thôi .

Đó là lý do tại sao tà giáo (như đạo ông Tám, đạo bà Thanh Hải) có dịp bành trướng, thu hút kẻ nhẹ dạ.

Vì đường xa nên chúng ta lại càng phải đề cao cảnh giác, học cũng như nghe các bài pháp luôn nhắc nhở về Tứ Đế, sự vô nghĩa của đi lòng vòng (Luân hồi),  vân vân . Trong Nét, có rất nhiều tài liệu tiếp sức lữ khách . Có thế, chúng ta mới không bị ngủ quên . Nếu dùng những món tạp nham ở dọc đường, có ngày chúng ta sẽ nhận vỏ cây làm lõi cây, và bị lạc lối rất dễ dàng .

Cám ơn bác.
Reply
LỜI KHUYÊN CỦA THIỀN SƯ AJAHN CHAH KHI LÂM CHUNG.


Sau đây là những lời khuyên đơn giản nhưng sâu sắc mà Ajahn Chah dành cho một đệ tử lớn tuổi của mình khi cô cận kề với cái chết.
Hôm nay tôi không mang đến cho bạn bất kỳ một món quà gì về mặt vật chất, mà tôi sẽ tặng bạn món quà Pháp bảo, những lời dạy của Đức Phật. Hãy nghe cho kỹ đây, bạn của tôi.
Bạn nên hiểu rằng ngay cả đối với Đức Phật, Đấng đã tích lũy công đức và phước báu trong vô lượng kiếp cũng không thể tránh được cái chết về mặt thể xác. Khi đến tuổi già, Ngài đã từ bỏ thân xác của mình như buông bỏ một gánh nặng. Giờ đây, bạn cũng phải học như vậy để hài lòng với ngần ấy năm bạn đã chung sống với thân xác này. Bạn nên cảm thấy rằng: như vậy là đã đủ.
Bạn có thể so sánh thân xác này như một món đồ gia dụng mà bạn đã sử dụng trong một thời gian dài như chén, bát, tách, dĩa, … vv. Lần đầu tiên khi bạn có chúng, chúng sạch sẽ, tinh tươm và sáng bóng biết bao, nhưng bây giờ sau khi sử dụng một thời gian quá lâu, chúng bắt đầu sứt mẻ và hư hao. Một số bị hỏng, một số biến mất và những món còn lại đang dần trở nên tệ hại và hoạt động không ổn định. Bản chất của chúng là như thế. Và cơ thể của bạn cũng vậy, nó đã liên tục thay đổi ngay từ khi bạn mới sinh ra, qua thời thơ ấu và tuổi trẻ, cho đến bây giờ nó đã đến tuổi già. Bạn phải chấp nhận điều đó.

Đức Phật nói rằng đó là các hành (sankharas), là chu kỳ phát triển. Cho dù đó là nội tại của một sự vật, cơ thể con người hoặc là các sự việc bên ngoài… bản chất của mọi vật là luôn thay đổi, là vô thường. Hãy chiêm nghiệm về sự thật này cho đến khi bạn hiểu nó rõ ràng.
Phân biệt giữa THÂN và TÂM
Thân xác nằm đây đang suy tàn được gọi là Saccadhamma, là sự thật, là diệu pháp và là giáo lý không thay đổi của Đức Phật.
Đức Phật dạy chúng ta phải nhìn vào cơ thể để chiêm nghiệm và thấu hiểu bản chất vô thường của vạn vật. Chúng ta phải chấp nhận cơ thể này cho dù là khi nó còn trẻ trung tươi mát hay là già nua yếu đuối và bệnh tật.
Đức Phật dạy chúng ta phải luôn luôn tỉnh thức nhận biết rằng chỉ có cơ thể này đang bị cầm giữ bởi lẽ vô thường, bởi sinh lão bệnh tử, chứ không phải là tâm ta. Giờ đây khi cơ thể của bạn đang xuống dốc và trở nên già đi, hãy luôn tỉnh giác để tâm bạn vẫn luôn trẻ trung tươi mới, không bị tàn tạ vì năm tháng như cơ thể của bạn. Hãy tách biệt thân và tâm của bạn. Hãy tiếp sức cho tâm hồn của bạn bằng cách nhận ra sự thật về lẽ vô thường đang diễn ra trên cơ thể đang già đi này chứ không phải tâm của bạn. TÂM của bạn vẫn có thể luôn trẻ trung, tinh khôi và tươi mới.

Đức Phật dạy rằng đây là bản chất của cơ thể, không có cách nào khác. Sinh - Lão - Bệnh - Tử, bạn đang trải nghiệm sự thật vĩ đại đó. Hãy nhìn vào cơ thể của bạn với con mắt trí huệ và nhận ra sự thật.
Giả sử khi căn nhà của bạn bị ngập nước, hỏa hoạn, hay bất kỳ một mối nguy hiểm nào đang đe dọa nó, thì đó chỉ là cái xác nhà bị đe dọa hủy hoại, không phải tâm của bạn. Nếu có một trận lụt, đừng để tâm trí của bạn bị nhấn chìm theo ngôi nhà. Nếu có hỏa hoạn, đừng để nó đốt cháy luôn trái tim của bạn. Hãy để cho ngôi nhà, là vật ngoại thân, chịu đựng những điều đó, lũ lụt, hỏa hoạn, thiên tai… để cho tâm bạn được an nhiên và tự do khỏi những ràng buộc của bám chấp. Việc gì đến sẽ đến đúng vào lúc nó phải đến. Không mong cầu cũng đừng sợ hãi.
Bạn đã sống trên cõi đời này đủ lâu để đôi mắt của bạn thưởng ngoạn những cảnh tượng, màu sắc đẹp đẽ, yêu kiều và ngoạn mục cũng như chứng kiến những điều tồi tệ, đáng buồn hay xấu xí. Tai của bạn cũng đã từng nghe qua những âm thanh du dương êm dịu, trìu mến cũng như những tiếng chói tai và làm bạn khổ sở. Từ đó, bạn có một số kinh nghiệm. Và tất cả những điều đó chỉ là kinh nghiệm. Bạn đã từng nếm qua những món ăn ngon và vị ngon chỉ là vị ngon, chỉ vậy thôi. Các vị đắng và dở chỉ là khẩu vị khó chịu. Đơn giản là như vậy.
Đức Phật nói rằng giàu hay nghèo, già hay trẻ, con người hay động vật, loài hữu tình hay vô tình trong thế giới này; tất cả mọi thứ đều thay đổi và vô thường. Đây là một thực tế của cuộc sống mà chúng ta phải chấp nhận. Nhưng Đức Phật cũng nói rằng chúng ta hãy chiêm nghiệm thân và tâm để thấy được vô ngã. Không có cái gì là “tôi” hay là “của tôi” ở đây cả. Mọi việc ta thấy chỉ là tạm thời. Giống như ngôi nhà này: trên danh nghĩa nó là của bạn, nhưng bạn lại không thể mang nó theo đến bất cứ đâu.
Cũng vậy, tài sản "của bạn", sự giàu có "của bạn" và gia đình "của bạn", tất cả đều là trên danh nghĩa, chúng thực sự không có vật gì là của bạn. Chúng không thực sự thuộc về bạn. Không chỉ bạn mới đối diện với sự thật này, mà kể cả Đức Phật và các đệ tử đã giác ngộ của Ngài cũng thế. Nhưng họ khác với chúng ta là vì họ tôn trọng và chấp nhận sự thật này như là bản chất của chúng và không tìm cách tránh né.
AJAHN CHAH
Reply
Quí vị phải nhớ câu này: 

"Phàm cái gì có sanh ra thì phải mất đi". (yaṃ kiñci samudayadhammaṃ, sabbaṃ taṃ nirodhadhamma).


Tất cả các vị thánh khi chứng quả thì câu này chạy ngang đầu. Câu này nổi tiếng tương đương với câu “Buddham Saranam Gacchami”, nổi tiếng tương đương với bài “Namo Tassa Bhagavato”, nổi tiếng tương đương bài kệ ngài Assaji giảng cho ngài Xá Lợi Phất mà ở các xứ Nam Tông và những di chỉ khảo cổ PG cách đây một hai ngàn năm thấy câu này chạm khắc trong đá. 

Sư Giác Nguyên (giảng)


[Image: 99003979_635493140378722_662694787415434...e=5EEAC47A]
Reply
Nếu không được kết bạn lành

Thà như tê giác một mình ra đi...

[Image: 103339598_3869344666472479_4563421591524...e=5F0552B1]
Reply
[Image: danhngon261.jpg]
Reply
Hành giả phải nhớ rằng ngày nào chưa là thánh thì dầu nội tâm có thanh tịnh cách mấy, bao lâu và kiểu nào thì đó cũng chỉ là sự vắng mặt tạm thời của phiền não. Nghĩa là ta chỉ mới tạm thời hết khổ trong ít lâu. Chỉ có sự thanh tịnh của vị La Hán mới được xem là giải thoát bất động và chỉ có vị này mới được xem là vĩnh viễn lìa bỏ phiền não, vĩnh viễn thoát khổ, đi đến điểm tận cùng của mục đích tu tập.
SGN
Reply
Chịu là chấp nhận. đựng là dung chứa. 
Nếu ta thật rộng lượng và từ tâm thì tâm hồn và trái tim ta có thể chấp nhận được nhiều thứ và dung chứa tới vô cùng. 
Vạn vật trong vũ trụ đều sống trong vòng tuần hoàn theo các quy luât của thiên nhiên muôn đời, và ta cũng là một sinh linh nhỏ bé trong vũ trụ bao la ấy, nên ta cần hòa mình vào trong vòng quay ấy bằng cách giản đơn là biết chấp nhận và dung chứa những gì tới bên ta, ở cạnh ta, không đòi hỏi gì nhiều, bởi lẽ đó là cái duyên của ta và vạn vật.
Reply
[Image: danhngon243.jpg]
Reply
[Image: danhngon240.jpg]
Reply