Người về qua cõi phù vân ... Nghiêng vai trút gánh phong trần bỏ đi...

Đạo Công Giáo Có Thờ Lậy Đức Mẹ Không ?
#1
Không , đạo công giáo không có thờ lạy Đức Mẹ ...nhưng Đạo Công Giáo Kính mến và tôn Kính Đức Mẹ . chứ không tôn Thờ . Vì trước khi người công giáo đọc kinh ...ăn uống hoặc cầu nguyện luôn luon làm dấu thành Giá trước nhất .....

Nhân danh Thiên Chúa Chúa Cha , Chúa con và  Thánh Thần  tả hửu ....

Đó là dấu chỉ người công giáo Tôn Thờ Thiên Chúa trên hết mọi sự ....Chúa Cha trên nhất ....ngay trên chán ...Chúa Con nơi lồng ngực chứa đựng trái tim vì Chúa Con biểu tượng cho Tình yêu thương ....TRái tim Chúa Giê Su ....sau đó các Thánh Thần 2 bên tả hửu .

Thánh : bao gồm các Thánh và trong đó có Đức Mẹ và Thánh cả Giu se .cùng các vị tử đạo vì Chúa .

Innocent Innocent Innocent
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#2
Đứng Trước tượng Đức Mẹ cầu xin Đức Mẹ cầu nguyện cho chúng ta ....và xin Đức Mẹ thương chúng ta và cầu nguyện cho chúng ta chứ không phải cầu xin Đức Mẹ tha lổi ....mà chúng ta cầu xin đức Mẹ cầu nguyện và xin Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta ....

Người CÔng Giáo vẩn Tôn Thờ Thiên Chúa và Tin rằng chỉ  có Thiên Chúa mới có quyền tha tội và ban sự sống ....

Innocent Innocent Innocent
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#3
Do Catholic worship Mary ? well ....the short answer is NO .

but let's go a little deeper ..... God obviously gave Mary a very special role in the plan of salvation ...... She was chosen to be the mother of our savior ....... And since Jesus is true God and True Man , Mary is the Mother of God .

Now , the church has newer attributed divinity to Mary ....... She is not a goddess ; she can not create Life or forgive sins , and to say such would be heresy ........ The Catholic Church has never taught anything of the sort ......... In fact , The Catechism of the Catholic Church says that devotion to the Blessed Virgin Mary "differs essentially from the adoration which is given to the incarnate Word and equally to the Father ..... Son and Holy Spirit ....... and greatly fosters this odoration "..........
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#4
In honoring Mary , we are simply following the example of our Lord Jesus . ......You remember the commandment -Honor Thy Father and Thy Mother . .....Think of this in family Terms .....What family does not have a mother ???

The answer is none . .......Every family has a mother . And so it is with family of God .
In John 3:1 , St. John tell us that we are call children of God ....... Our loving Father would never leave His Children without a mother .........

So ......if anybody ever asks you again .....:" DO CATHOLICS WORSHIP MARY ???

you can tell them .....: NO , but we do fulfill the biblical prophesy in Luke 1:48 . : Holy Mary , Mother of God , Pray for us .

we are asking Virgin Mary pray for us but not forgive us ....Mother of God Pray for us ...and asking God forgive us .....

  Please Please Please Innocent Innocent Innocent Heavy-black-heart4

1 John 3:1 - Luke 1:48 >CCC 971
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#5
Trước mổi lần Người Công Giáo lần hạt lần chuổi ....

Việc trước tiên alf làm dấu thánh giá ....như đả nói trên ...là làm dấu là hành vi cử chỉ muốn nói lên Thiên Chúa là trên hết mọi sự ...đúng với điều răn đầu tiên trong 10 điều răn .....

Sau đó luôn luôn là kinh Lạy Cha đi trước kinh kính mừng trong mọi lúc ....

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi mọi sự dữ. Amen.



Lạy Cha chúng con ở trên Trời ...chúng con nguyện danh cha cả sáng ...nước cha trị vì ...

NGhỉa là đủ hết mọi yêu cầu của Thiên Chúa Cha trong đièu răn thứ nhát ....Tôn Thờ Thiên Chúa Trên hết mọi sự ....

Our Father, who art in heaven, hallowed be Thy name; Thy kingdom come

Người Công Giáo hông có đọc kinh kính mừng đi trước kinh Lạy Cha ....
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#6
Kính mừng Maria đầy ơn phúc Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội khi này và trong giờ lâm tử, Amen.




Người Công Giáo chạy đến cùng Đức Mẹ xin Đức Mẹ cầu xin Thiên Chúa và đoái thương nhìn đến họ trong giờ lâm tử chứ không cầu xin Đức Mẹ tha tội ...vì Đức Mẹ không có quyền tha tội ...chỉ có Thiên Chúa bản tính Thiên Chúa mới có quyền tha tội ...( theo kinh thánh )

Vậy Người Công Giáo không hề đi ngược với lời dạy trong kinh thánh ....củng không thờ phượng con người ...mà họ thờ phượng Thiên Chúa .

Innocent Innocent Innocent Yêu mến Đức Mẹ ...vì Mẹ là Mẹ của Giáo hội ...trong 1 gia đình ...con cái không yêu mến thảo kính cha mẹ thì là con cái bất hiếu ......
Vì thế Chúa Giê Su yêu mến Mẹ Maria thì chúng ta ( người công giáo ) củng yêu mến và kính kính mến Đức Mẹ ( theo điều răn thứ 2 trong 10 điều răn : hảy thảo kính cha mẹ )
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#7
1 John 3:1 New International Version (NIV)

3. See what great love the Father has lavished on us, that we should be called children of God! And that is what we are! The reason the world does not know us is that it did not know him.

Luke 1:48 KJV

48For he hath regarded the low estate of his handmaiden: for, behold, from henceforth all generations shall call me blessed.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#8
The Bible and "full of grace"


The phrase "full of grace" in Greek is "plaras karitos," and it occurs in only two places in the New Testament; neither one is in reference to Mary.

  1. "And the Word became flesh, and dwelt among us, and we beheld His glory, glory as of the only-begotten from the Father, full of grace and truth." (John 1:14).

  2. "And Stephen, full of grace and power, was performing great wonders and signs among the people." (Acts 6:8).
The first citation refers to Jesus who is obviously full of grace.  Jesus is God in flesh, the crucified and risen Lord, who cleanses us from our sins.  In the second citation, it is Stephen who is full of grace.  We can certainly affirm that Jesus was conceived without sin and remained sinless, but can we conclude this about Stephen as well?  Certainly not.  The phrase "full of grace" does not necessitate sinlessness by virtue of its use.  In Stephen's case, it signifies that he was "full of the Spirit and of wisdom," along with faith and the Holy Spirit (Acts 6:35).  But Stephen was a sinner.  Nevertheless, where does the phrase "full of grace" come from regarding Mary?
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#9
Đạo Công Giáo tôn kính và kính mến Đức Mẹ như 1 người mẹ thiêng liêng chứ không tôn thờ , đạo Công Giáo dạy tôn thờ 1 Đức Chúa Trời mà thôi ....

Innocent
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#10
Câu chuyện rắn bằng đòng ....và từ đó ...luật lệ không được tạc tượng đã được xoá bõ ...

Đây là bài viết cũa đạo Tin Lành ...

Câu Chuyện Con Rắn Đồng


Trong Thánh Kinh có một câu chuyện về con rắn bằng đồng. Câu chuyện này liên quan đến lịch sử của người Do Thái và của cả nhân loại.

Bối Cảnh

Trước khi trở thành một quốc gia, người Do Thái bị làm nô lệ tại Ai Cập hơn 400 năm.  Giữa cuộc sống đầy đau khổ tủi nhục, người Do Thái đã cầu xin Đức Chúa Trời giải cứu.  Đức Chúa Trời đoái thương dân Do Thái nên sai Môi-se đến yêu cầu Pha-ra-ôn, vua của Ai Cập, cho dân Do Thái được tự do.  Pha-ra-ôn không chấp thuận lời thỉnh cầu của Môi-se; do đó, Đức Chúa Trời phải can thiệp bằng nhiều phép lạ để cứu người Do Thái khỏi Ai Cập.
Sau khi rời Ai Cập, Chúa đem người Do Thái đến Ca-đe Ba-nê-a để sửa soạn vào Đất Hứa mà Ngài đã chuẩn bị sẵn cho họ.  Tuy nhiên, người Do Thái lo sợ trước những khó khăn có thể xảy ra nên đã từ chối vào Đất Hứa. Họ lằm bằm chống lại Đức Chúa Trời và nói rằng Chúa đem họ vào hoang mạc để giết họ. Vì thái độ vô tín phản nghịch đó, Đức Chúa Trời đã trừng phạt thế hệ những người Do Thái đầu tiên rời khỏi Ai Cập không cho phép họ vào Đất Hứa.  Sau đó, dân Do Thái phải lưu lạc từ nơi này sang nơi khác trong 40 năm (Dân Số Ký 13-14, Phục Truyền 1:19-40).
Trong suốt khoảng thời gian đó, Đức Chúa Trời vẫn chu cấp nhu cầu cần dùng cho người Do Thái. Chúa ban bánh ma-na làm lương thực cho họ mỗi ngày.  Khi họ muốn ăn thịt, Chúa sai chim cút đến cung cấp thịt cho họ.  Khi họ thiếu nước uống, Đức Chúa Trời cho nước từ vầng đá chảy ra cho họ uống (Dân Số Ký 20:2-13). Trong cuộc hành trình kéo dài 40 năm,  những người thuộc thế hệ đầu tiên rời Ai Cập, trong đó có Mi-ri-am và A-rôn, lần lượt qua đời (Dân Số Ký 20).  Một thế hệ mới được gầy dựng để chuẩn bị nhận phước hạnh và Đất Hứa từ nơi Chúa.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#11
Con Rắn Đồng


Tuy nhiên, một lần nữa chuyện buồn lại xảy ra. Sau lễ an táng A-rôn tại núi Hu-rơ,  lấy cớ thiếu nước uống, dân chúng lại oán trách Môi-se và Đức Chúa Trời, mặc dầu trước đó không lâu Đức Chúa Trời đã truyền cho nước từ vầng đá chảy ra cho họ uống (Dân Số Ký 20-21).  Không chỉ phàn nàn về sự thiếu thốn, người Do Thái còn bày tỏ thái độ vô ơn với Đức Chúa Trời về sự chu cấp hằng ngày mà Ngài đã ban cho họ. Họ nói: “Chúng tôi đã ghê tởm thứ đồ ăn đạm bạc này” (Dân Số Ký 21:5).

Trước lòng vô tín, thái độ vô ơn và tinh thần phản nghịch của người Do Thái, Đức Chúa Trời cho phép rắn lửa trong đồng hoang đến cắn dân Do Thái, làm nhiều người chết.   Sau khi tai nạn rắn cắn xảy ra, người Do Thái đã đến thưa với Môi-se: “Chúng tôi có phạm tội, vì đã nói nghịch Đức Giê-hô-va và người. Hãy cầu xin Đức Giê-hô-va để Ngài khiến rắn lìa xa chúng tôi” (Dân Số Ký 21:7).

Môi-se cầu xin Chúa tha thứ cho người Do Thái.  Đức Chúa Trời đã lắng nghe lời cầu xin của ông.  Đức Chúa Trời truyền cho Môi-se làm một con rắn lửa, rồi treo con rắn đó trên một cây sào; nếu ai bị cắn, hãy nhìn vào biểu tượng đó sẽ được sống.  Môi-se vâng theo lời Chúa làm một con rắn lửa bằng đồng rồi treo lên cây sào. Những người bị rắn cắn đã nhìn vào biểu tượng đó và được cứu.

Sau đó, người Do Thái tiếp tục hành trình vào Đất Hứa.  Con rắn bằng đồng mà Môi-se theo lệnh Chúa làm đã được lưu giữ làm vật kỷ niệm về ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#12
Ý Nghĩa


Trong thời Tân Ước, Ni-cô-đem, một học giả Do Thái, đến gặp Đức Chúa Jesus để tìm hiểu về sự sanh lại và sự sống đời đời, Đức Chúa Jesus đã giải thích như sau: Xưa Môi-se treo con rắn lên nơi đồng vắng thể nào, thì Con người cũng phải bị treo lên dường ấy, hầu cho hễ ai tin đến Ngài đều được sự sống đời đời. Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời. Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài xuống thế gian, chẳng phải để đoán xét thế gian đâu, nhưng hầu cho thế gian nhờ Con ấy mà được cứu.” (Giăng 3:14-17)

Đức Chúa Jesus đã so sánh hình ảnh Chúa bị treo trên thập tự giống như hình ảnh con rắn đồng được Môi-se treo lên cây sào. Cả hai là biểu tượng về giải pháp cứu rỗi của Đức Chúa Trời ban cho loài người nhằm giải quyết những hậu quả của tội lỗi mà con người đã gây ra. Những người Do Thái vào thời Môi-se bị rắn cắn muốn được cứu sống phải tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời và nhìn vào con rắn bị treo lên cây sào; những tội nhân ngày nay muốn thoát khỏi nọc độc của tội lỗi là sự chết, cần tin cậy nơi sự hy sinh cứu chuộc của Đức Chúa Jesus.
Đức Chúa Jesus cũng nói rõ với Ni-cô-đem rằng Ngài không phải là con rắn. Rắn lửa vào thời Môi-se được Đức Chúa Trời sai đến để kỷ luật người Do Thái; tuy nhiên Đức Chúa Jesus nói Con Đức Chúa Trời đến thế gian không phải để đoán xét, trừng phạt thế gian, nhưng Chúa đến để nhân thế nhờ Ngài mà được cứu.

*** Vậy tạc tượng cũa Chúa treo trên cây thánh giá và nhìn vào tượng đó đễ được nhận ơn cứu rỗi ......
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#13
Bài Học


Câu chuyện con rắn đồng được Thánh Kinh nhắc lại vào thời vua Ê-xê-chia cai trị vương quốc Giu-đa (715-689 T.C.).  Sau khi lên ngôi, vào ngày 1 tháng 1 đầu năm, vua Ê-xê-chia cho sửa sang đền thờ và khôi phục lại sự thờ phượng Đức Chúa Trời đã bị lãng quên từ thế hệ trước.  Một trong những điều vua Ê-xê-chia đã làm trong việc chấn chỉnh sự thờ phượng là ra lệnh đập vỡ con rắn bằng đồng mà Môi-se đã làm.  Thánh Kinh cho biết lý do vua Ê-xê-chia đã làm điều này vì lúc đó dân Do Thái xông hương và thờ phượng con rắn ấy (II Các Vua 18:4).  Việc làm của Ê-xê-chia đẹp lòng Đức Chúa Trời.  Chúa ban phước cho vua Ê-xê-chia và vương quốc của vua được cường thạnh.

Câu chuyện con rắn đồng nhắc chúng ta vài điều. Bài học đầu tiên của câu chuyện này nhắc chúng ta về sự vô tín.  Trước khi người Do Thái bị rắn lửa cắn, nọc độc về sự dối gạt, vô tín từ con rắn đầu tiên đã gieo vào lòng rất nhiều người: từ A-đam, Ê-va cho tới những người Do Thái sống trong thời Môi-se.  Ma quỷ vẫn gieo nọc độc đó vào lòng nhiều người ngày nay.  Nọc độc của tội lỗi có thể làm bạn tê liệt và đem đến cho bạn cái chết; nhưng đức tin nơi Đức Chúa Jesus đem đến cho bạn sự cứu rỗi, sự đắc thắng và sự sống đời đời.  Sứ đồ Phao Lô đã viết: “Hỡi tử thần, nọc độc của ngươi ở đâu? Nọc độc của tử thần là tội lỗi, và sức mạnh của tội lỗi là luật pháp; nhưng tạ ơn Đức Chúa Trời, Đấng ban chiến thắng cho chúng ta trong Đức Chúa Jesus Christ, Chúa chúng ta” (I Cô-rinh-rô 15:55-57).
Bài học thứ hai trong câu chuyện này liên hệ đến sự mê tín. Con rắn đồng mà Đức Chúa Trời đã truyền cho Môi-se làm chỉ là biểu tượng của sự cứu rỗi.  Người Do Thái đã mắc một sai lầm nghiêm trọng là họ đã thờ phượng con rắn đồng, biểu tượng của sự cứu rỗi, thay vì thờ phượng Đức Chúa Trời, Đấng ban sự cứu rỗi.
Con rắn đồng bị vua Ê-xê-chia đập vỡ là một nhắc nhở cho người tin Chúa. Có những vật Chúa cho phép làm, được dùng như biểu tượng của đức tin; tuy nhiên người tin Chúa không được phép cầu nguyện, dâng hương, thờ phượng những vật đó, dầu có người coi đó là thánh vật, là biểu tượng của chính Chúa. Câu chuyện con rắn đồng trong Thánh Kinh nhắc chúng ta chỉ thờ phượng Chúa và thờ phượng chỉ một mình Ngài mà thôi.
Bài học thứ ba trong câu chuyện này liên quan đến lòng trung tín. Đức Chúa Trời đã yêu thương chăm sóc cho người Do Thái mọi nhu cầu.  Ngài lo cho họ mọi việc từ miếng ăn, nước uống, từ sở thích ăn thịt đến việc che mát vào ban ngày và soi sáng vào ban đêm.  Chúa giải phóng người Do Thái khỏi cảnh nô lệ, ban cho họ cuộc sống tự do, cứu họ khỏi diệt vong, ban cho họ đất đai, thành lập quốc gia cho họ, … Điều đáng tiếc là người Do Thái đã không nhớ những ơn phước lớn lao mà Đức Chúa Trời đã ban cho họ; nhưng ngược lại dùng những cớ rất nhỏ mọn, như thiếu nước uống, để chống nghịch lại Đức Chúa Trời.

Giống như người Do Thái ngày xưa, bạn và tôi là những lữ khách trên đất. Biết bao lần Chúa giúp bạn và tôi trong cuộc đời này, từ những việc rất nhỏ đến những việc trọng đại.  Có bao giờ chúng ta, như người Do Thái ngày xưa, bày tỏ sự vô tín, phàn nàn, gây rối và chống nghịch Chúa không? Bạn thân mến! Xin đừng để những nọc độc của rắn tiêm nhiễm vào cuộc đời của bạn; ngược lại, hãy đặt trọn lòng tin vào nơi Chúa.
Đức tin và lòng trung thành là yếu tố căn bản hướng dẫn chúng ta đi đến nơi mình chọn lựa. Giống như người Do Thái ngày xưa, bạn có quyền chọn lựa.  Bạn có thể tin cậy Chúa tiến vào Đất Hứa để vui hưởng phước hạnh Chúa đã chuẩn bị sẵn cho mình hay chống nghịch Ngài để tiếp tục cuộc sống lang thang vô định trong hoang mạc.
Phước Nguyên
Thư Viện Tin Lành
Xuân Quý Tỵ (2013)
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#14
Bài đọc cũa Công Giáo .


Bài Ðọc I: Ds 21, 4-9
"Kẻ nào bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng, thì được sống".
Trích sách Dân Số.
Trong những ngày ấy, các người Do-thái rời bỏ núi Hor, theo con đường về phía Biển Ðỏ, để vòng quanh xứ Eđom. Dân chúng đi đường xa mệt nhọc, nên nản chí, kêu trách Chúa và Môsê rằng: "Tại sao các người dẫn chúng tôi ra khỏi Ai-cập, cho chúng tôi chết trong hoang địa. Không bánh ăn, không nước uống, chúng tôi đã ngán thức ăn nhàm chán này".
Bởi đó Chúa cho rắn lửa bò ra cắn chết nhiều người, họ chạy đến cùng Môsê và thưa rằng: "Chúng tôi đã phạm tội, vì chúng tôi nói những lời phản nghịch Chúa và phản nghịch ông. Xin ông cầu nguyện để Chúa cho chúng tôi khỏi rắn cắn". Môsê cầu nguyện cho dân. Và Chúa phán cùng Môsê rằng: "Ngươi hãy đúc một con rắn đồng và treo nó lên làm dấu; kẻ nào bị rắn cắn mà nhìn lên rắn đồng, thì được sống". Môsê đúc một con rắn đồng, treo nó lên làm dấu, và kẻ nào bị rắn cắn mà nhìn lên rắn đồng, thì được chữa lành.
Ðó là lời Chúa.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#15
Về việc dùng ảnh tượng[4]

Tuy nhiên, thiết tưởng vấn đề còn nằm ở chỗ khác nữa. Các tín hữu Tin lành cho rằng các tín hữu Công giáo bỏ qua giới răn thứ hai (theo cách phân chia của một số nhóm Tin lành): Ngươi không được tạc tượng, vẽ hình bất cứ vật gì ở trên trời cao cũng như dưới đất thấp, hoặc trong nước phía dưới mặt đất, để mà thờ”. Xuất hành 20:4 cấm tạc tượng bất cứ vật gì để thờ, trong tương quan với Xuất hành 20:3, điều này có nghĩa là cấm thờ bất cứ vật gì đối nghịch lại với Thiên Chúa, nghĩa là ngoài Thiên Chúa, không được thờ một hoặc nhiều vị thần khác, như Xuất hành 32:31 nói: Than ôi, dân này đã phạm một tội lớn! Họ đã làm cho mình một tượng thần bằng vàng!”

Hội Thánh Công giáo luôn cảnh báo các tín hữu về việc thờ ngẫu tượng. Thiết nghĩ việc kết án các tín hữu Công giáo là những kẻ thờ ngẫu tượng vì họ tạc tượng, vẽ hình Chúa Kitô và các thánh là một kiểu hiểu lầm, hay nói đúng hơn là do không hiểu đúng những điều trong Kinh Thánh liên quan tới mục đích và việc sử dụng hình tượng. Thực ra, Kinh Thánh cấm thờ phượng ảnh tượng, coi ảnh tượng như một loại thần linh, chứ không cấm việc sử dụng ảnh tượng trong nghi lễ thờ phượng Thiên Chúa.Trái lại, trong Xuất hành 25:18-20, Thiên Chúa còn ra lệnh cho con người làm ra ảnh tượng:

“Ngươi sẽ làm hai tượng Kêrubim bằng vàng gò, ngươi sẽ làm các tượng ấy ở hai đầu nắp. Ngươi sẽ làm một tượng ở đầu này, một tượng ở đầu kia; ngươi sẽ làm các tượng Kêrubim gắn liền với nắp, ở hai đầu. Các tượng Kêrubim có cánh giương lên và phủ trên nắp. Hai tượng đối diện nhau, cùng cúi mặt xuống nắp”.   

Sách Sử biên niên quyển một (= I Sử Ký) 28:18-19 ghi rằng:
“Vua Đavít cũng trao mẫu chiếc xe và mẫu các Kêrubim bằng vàng xòe cánh trên Hòm Bia Giao Ước của Đức Chúa. Tất cả đều ở trong một văn bản chính tay Đức Chúa viết để cho vua biết rõ mọi chi tiết trong dự án”.   
Sách Êdêkien (= Ê-xê-chi-ên) 41:17-20 cũng ghi lại:

“Từ cửa vào cho đến tận bên trong cũng như bên ngoài Ðền Thờ, trên mọi bức tường khắp chung quanh, cả trong lẫn ngoài, đều có chạm trổ những hình Kêrubim và hình cây chà là, một cây chà là ở giữa hai Kêrubim; mỗi Kêrubim có hai mặt: mặt người quay về cây chà là phía bên này và mặt sư tử quay về cây chà là phía bên kia, trên cả Ðền Thờ, khắp chung quanh. Các Kêrubim và các hình cây chà là được chạm trổ trên tường cung thánh, từ đất lên đến tận bên trên cửa vào”.

Sách Dân số (= Dân Số Ký) 21:8-9 cũng kể lại lệnh Thiên Chúa truyền cho Môsê:
“ Ðức Chúa liền nói với ông: ‘Ngươi hãy làm một con rắn và treo lên một cây cột. Tất cả những ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó, sẽ được sống.’ Ông Môsê bèn làm một con rắn bằng đồng và treo lên một cây cột. Và hễ ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng, thì được sống”.
Các tín hữu Công giáo không dùng ảnh tượng để thờ, nhưng ảnh tượng là một phương tiện giúp họ nhớ tới những người và những vật được vẽ ra. Việc này cũng tương tự như việc con cái nhìn vào ảnh cha mẹ để tưởng nhớ tới cha mẹ. Ảnh tượng của Chúa Giêsu và các thánh chính là một phương tiện giáo dục. Hiến chế về phụng vụ thánh ở số 122 chỉ rõ rằng:
“Tự bản chất, nghệ thuật thánh diễn tả cách nào đó vẻ đẹp vô biên của Thiên Chúa qua những tác phẩm nhân loại, được dâng hiến cho Thiên Chúa, càng thêm lời ca tụng và làm tỏa sáng vinh quang Ngài hơn nữa khi không nhắm chủ đích nào khác ngoài việc góp phần tích cực giúp tâm trí con người thành kính hướng về Thiên Chúa”.[5]
Ở số 125, Hiến chế này chỉ dẫn thêm:
“Việc đặt ảnh tượng thánh trong các thánh đườngcho các tín hữu tôn kính vẫn được duy trì; tuy nhiên, các ảnh tượng không nên quá nhiều và phải được bày trí thích hợp, để không phá hỏng lòng mộ mến nơi đoàn dân Kitô giáo, đồng thời không nhượng bộ thói sùng bái lệch lạc”.
Về điều này, chúng tôi thấy cần phải thành thực nhìn nhận rằng nét tinh tế trong Kinh Thánh về việc được dùng ảnh tượng trong việc thờ phượng Thiên Chúa, nhưng không được tạc tượng để thờ, không phải luôn luôn được mọi người hiểu đúng. Ở nơi này nơi kia, tại các thánh đường Công giáo, người ta có thể nhận thấy những cách thực hành có thể coi thuộc ”thói sùng bái lệch lạc” mà Công đồng Vaticanô II nhấn mạnh rằng”không nhượng bộ” được.
Bên cạnh đó, thiết nghĩ cũng cần phải nhìn nhận một thực tế khác: trong khi một số nhóm Tin lành phê phán việc sử dụng ảnh tượng của người Công giáo, thì một số nhóm Tin lành khác lại cũng dùng hình ảnh Chúa Giêsu và các hình ảnh trong Thánh Kinh trong các lớp học[6]. Ngoài ra, còn phải kể tới việc một số nhà thờ Tin lành dùng hình ảnh 3 D về cảnh Chúa giáng sinh.Khi nhằm mục đích diễn tả hay giáo dục đức tin, người tín hữu Công giáo đã sử dụng hình ảnh và bị một số tín hữu Tin lành phê phán, nhưng qua mấy ví dụ vừa nêu, ta thấy một số tín hữu Tin lành xem ra cũng dùng hình ảnh nhằm các mục đích tương tự, thử hỏi trong những trường hợp đó, người tín hữu Tin lành có đáng bị phê phán theo cách các tín hữu Công giáo đã bị phê phán hay không ?
Rõ ràng những đoạn Kinh Thánh được nêu ra trên đây, cùng với bản Thập Điều trong sách Xuất hành 20:2-17 cho thấy rằng Thiên Chúa cấm làm các ảnh tượng để thờ như những thần linh, chứ Thiên Chúa không cấm làm ra ảnh tượng. Nếu hiểu rằng Thiên Chúa cấm dùng ảnh tượng, thì các loại phim ảnh, hình chụp, tranh vẽ và những vật dụng tương tự đều cần phải bỏ đi hết! Trường hợp con rắn đồng trong sách Dân số 20:8-9 cũng cho thấy rõ rằng Thiên Chúa không cấm dùng ảnh tượng trong các nghi lễ tôn giáo. Tuy nhiên, khi người ta thờ tượng con rắn đồng như một vị thần, thì vua Khítkigia (= Ê-xê-chia) đã phá bỏ nó, như sách Các vua quyển thứ hai (= II Các Vua) 18:4 thuật lại:
“Chính vua đã dẹp các tế đàn ở nơi cao, đập bể các trụ đá, bổ các cột thờ và đập tan con rắn đồng ông Môsê đã làm, vì cho đến thời đó, con cái Ítraen vẫn đốt hương kính nó; người ta gọi nó là Nơkhúttan”. 
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply