2018-03-09, 08:12 PM
Ảnh phim hiếm về trung tâm Sài Gòn năm 1967
Thứ bảy, 10/3/2018 | 02:08 GMT+7
Trải qua hơn 50 năm, các công trình như quảng trường Quách Thị Trang, cầu Khánh Hội hay cầu Mống đã có nhiều thay đổi.
Phía trước chợ Bến Thành năm 1967 là công trường Quách Thị Trang và bức tượng Trần Nguyên Hãn. Khi đó, xe lam là một trong số phương tiện giao thông công cộng được sử dụng rộng rãi.
Chợ có từ trước khi người Pháp xâm chiếm Gia Định, ban đầu nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là thành Quy, còn gọi là thành Bát Quái). Bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành và khu chợ cũng có tên gọi là chợ Bến Thành.
Tượng Trần Nguyên Hãn nay đã không còn ở vị trí cũ. Tháng 12/2014, bức tượng được di dời khiến nhiều người tiếc nuối. Hiện tượng đang nằm tại công viên Phú Lâm (quận 6)
Nép mình bên bờ sông Sài Gòn, bến Bạch Đằng từ lâu đã trở thành một trong những điểm đến có sức hấp dẫn với người dân thành phố và khách du lịch khi đến thăm TP HCM. Hơn nửa thế kỷ trước, tại đây đã có nhà hàng nổi để phục vụ người có nhu cầu. Ngày nay, du khách đến Sài Gòn có thể thử trải nghiệm trên những nhà hàng nổi trong khung cảnh khác biệt. Bến đẹp nhất về đêm, khi những ánh đèn bắt đầu rực lên.
Cầu Khánh Hội nối liền quận 1 và quận 4. Cây cầu cũ bắt đầu tháo dỡ vào tháng 3/2006, các công đoạn diễn ra trong 2 tháng. Cầu Khánh Hội mới có quy mô lớn hơn, phù hợp với quy hoạch của tuyến đại lộ Đông Tây được hoàn thành
Nửa thế kỷ trước, những toà nhà cao tầng vẫn chưa xuất hiện nhiều ở quanh khu vực kênh Bến Nghé.
Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm trước cổng sở thú 50 năm trước không khác gì nhiều so với bây giờ. Nhiều cây cổ thụ vẫn còn được giữ lại tạo cảnh quan xanh mát trong thành phố. Sở thú cũng là điểm đến hút khách mỗi dịp lễ, Tết tại Sài Gòn.
Sân bay Tân Sơn Nhất vào thập niên 60 của thế kỷ trước.
Một nhà hàng bên đường có chỗ ngồi ngoài trời cho khách.
Cửa hàng bán sách cũ trên đường Boulevard Bonard, nay là đường Lê Lợi.
Một cửa hàng bán đồ trang trí trên đường Boulevard Charner, nay là đường Nguyễn Huệ.
Ảnh tư liệu: Ken
Thứ bảy, 10/3/2018 | 02:08 GMT+7
Trải qua hơn 50 năm, các công trình như quảng trường Quách Thị Trang, cầu Khánh Hội hay cầu Mống đã có nhiều thay đổi.
Phía trước chợ Bến Thành năm 1967 là công trường Quách Thị Trang và bức tượng Trần Nguyên Hãn. Khi đó, xe lam là một trong số phương tiện giao thông công cộng được sử dụng rộng rãi.
Chợ có từ trước khi người Pháp xâm chiếm Gia Định, ban đầu nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là thành Quy, còn gọi là thành Bát Quái). Bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành và khu chợ cũng có tên gọi là chợ Bến Thành.
Tượng Trần Nguyên Hãn nay đã không còn ở vị trí cũ. Tháng 12/2014, bức tượng được di dời khiến nhiều người tiếc nuối. Hiện tượng đang nằm tại công viên Phú Lâm (quận 6)
Nép mình bên bờ sông Sài Gòn, bến Bạch Đằng từ lâu đã trở thành một trong những điểm đến có sức hấp dẫn với người dân thành phố và khách du lịch khi đến thăm TP HCM. Hơn nửa thế kỷ trước, tại đây đã có nhà hàng nổi để phục vụ người có nhu cầu. Ngày nay, du khách đến Sài Gòn có thể thử trải nghiệm trên những nhà hàng nổi trong khung cảnh khác biệt. Bến đẹp nhất về đêm, khi những ánh đèn bắt đầu rực lên.
Cầu Khánh Hội nối liền quận 1 và quận 4. Cây cầu cũ bắt đầu tháo dỡ vào tháng 3/2006, các công đoạn diễn ra trong 2 tháng. Cầu Khánh Hội mới có quy mô lớn hơn, phù hợp với quy hoạch của tuyến đại lộ Đông Tây được hoàn thành
Nửa thế kỷ trước, những toà nhà cao tầng vẫn chưa xuất hiện nhiều ở quanh khu vực kênh Bến Nghé.
Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm trước cổng sở thú 50 năm trước không khác gì nhiều so với bây giờ. Nhiều cây cổ thụ vẫn còn được giữ lại tạo cảnh quan xanh mát trong thành phố. Sở thú cũng là điểm đến hút khách mỗi dịp lễ, Tết tại Sài Gòn.
Sân bay Tân Sơn Nhất vào thập niên 60 của thế kỷ trước.
Một nhà hàng bên đường có chỗ ngồi ngoài trời cho khách.
Cửa hàng bán sách cũ trên đường Boulevard Bonard, nay là đường Lê Lợi.
Một cửa hàng bán đồ trang trí trên đường Boulevard Charner, nay là đường Nguyễn Huệ.
Ảnh tư liệu: Ken