2018-02-26, 05:08 PM
Đám cưới giả, chú rể giả hay định kiến nghiệt ngã của người Việt
(AFP)Để tránh bị đàm tiếu, nhiều người đã bỏ ra hàng chục triệu đồng, thuê dịch vụ tổ chức đám cưới giả với phụ mẫu giả, khách khứa giả, thậm chí hôn phu cũng giả.
Hôn lễ của Kha (Hà Nội) cũng hoành tráng như bao người nếu nhìn từ bên ngoài. Không ai biết sự thật là chính cô gái 27 tuổi ấy đã thuê đám cưới giả để khỏi bị kỳ thị khi cái thai trong bụng đã được 3 tháng.
"Bố mẹ tôi là người đầu tiên xấu hổ nếu biết tôi có bầu mà lại không có chồng", Kha chia sẻ và tiết lộ số tiền thuê đám cưới là hơn 30 triệu đồng, do bạn trai cô chi trả vì anh đã có gia đình. "Giấu chuyện bầu bí mệt lắm, nhưng giờ tôi cảm thấy rất tự tin về hiện tại và tương lai", Kha nói.
Theo AFP , dịch vụ đám cưới giả đang có xu hướng gia tăng ở Việt Nam. Nhiều đôi trẻ phải bỏ hàng chục triệu đồng để thuê bố mẹ, cô dì chú bác và bạn bè để làm giảm áp lực về chuyện cưới xin, hoặc do bố mẹ phản đối đám cưới.
Các chuẩn mực về quan hệ đang thay đổi khá nhanh trong giới trẻ. Nhiều cặp chọn sống thử trước hôn nhân, hoặc để trốn tránh gia đình.
Tỷ lệ nạo phá thai cũng ngày một gia tăng. Năm ngoái, con số chính thức về các ca nạo phá thai là 300,000. Trong khi đó, định kiến xã hội vẫn khá nặng nề.
Tuy nhiên, nhiều đôi vẫn chịu áp lực từ phía gia đình và xã hội nên phải tổ chức đám cưới hoành tráng. "Người ta không có đủ dũng khí để sống đúng với bản thân mình, họ phải đối mặt với truyền thống và phong tục, cũng như đánh giá của người ngoài", Nguyễn Duy Cường, một nhà nghiên cứu tâm lý, cho biết.
Hương và Quân phải tổ chức đám cưới giả do bố mẹ Quân không chấp nhận một cô gái nghèo ở Nghệ An. Đám cưới giả diễn ra ở quê Hương với khách khứa là thật, còn cha mẹ và họ hàng của chú rể là giả.
"Đúng là thật giả lẫn lộn. Nhưng bỏ ra ít tiền mà làm tất cả mọi người vui thì cũng tốt", Quân nói. Anh thở phào vì mọi chuyện đã xong, dù anh vẫn phải giữ bí mật về đám cưới với bố mẹ đẻ.
Vietnamese "newlyweds" Quan and Huong (left) waiting for the arrival of their guests at their "wedding" ceremony in Hanoi on Jan 23, 2018.PHOTO: AFP
Quân và Hương là một trong số hàng trăm cặp đôi thuê đám cưới giả của Vinamost, một trong số ít các công ty ở Hà Nội cung cấp dịch vụ này với mức giá trọn gói khoảng 100 triệu đồng.
Vinamost founder Nguyen Xuan Thien in his office in Hanoi. The company is one of a handful offering hired wedding guests and services.
Nguyễn Xuân Thiện, người sáng lập công ty cho biết, dịch vụ này đang tăng lên nhanh chóng với hơn 400 khách hàng hiện tại, so với khoảng chục khách chục năm trước đây. "Cũng giống như bệnh viện chữa bệnh vậy, chúng tôi giúp các cô dâu và gia đình cô dâu, nhưng chúng tôi không muốn những vụ như thế này tăng lên", anh Thiện chia sẻ.
From :
http://www.straitstimes.com/asia/se-asia...in-vietnam
___________________________
(AFP)Để tránh bị đàm tiếu, nhiều người đã bỏ ra hàng chục triệu đồng, thuê dịch vụ tổ chức đám cưới giả với phụ mẫu giả, khách khứa giả, thậm chí hôn phu cũng giả.
Hôn lễ của Kha (Hà Nội) cũng hoành tráng như bao người nếu nhìn từ bên ngoài. Không ai biết sự thật là chính cô gái 27 tuổi ấy đã thuê đám cưới giả để khỏi bị kỳ thị khi cái thai trong bụng đã được 3 tháng.
"Bố mẹ tôi là người đầu tiên xấu hổ nếu biết tôi có bầu mà lại không có chồng", Kha chia sẻ và tiết lộ số tiền thuê đám cưới là hơn 30 triệu đồng, do bạn trai cô chi trả vì anh đã có gia đình. "Giấu chuyện bầu bí mệt lắm, nhưng giờ tôi cảm thấy rất tự tin về hiện tại và tương lai", Kha nói.
Theo AFP , dịch vụ đám cưới giả đang có xu hướng gia tăng ở Việt Nam. Nhiều đôi trẻ phải bỏ hàng chục triệu đồng để thuê bố mẹ, cô dì chú bác và bạn bè để làm giảm áp lực về chuyện cưới xin, hoặc do bố mẹ phản đối đám cưới.
Các chuẩn mực về quan hệ đang thay đổi khá nhanh trong giới trẻ. Nhiều cặp chọn sống thử trước hôn nhân, hoặc để trốn tránh gia đình.
Tỷ lệ nạo phá thai cũng ngày một gia tăng. Năm ngoái, con số chính thức về các ca nạo phá thai là 300,000. Trong khi đó, định kiến xã hội vẫn khá nặng nề.
Tuy nhiên, nhiều đôi vẫn chịu áp lực từ phía gia đình và xã hội nên phải tổ chức đám cưới hoành tráng. "Người ta không có đủ dũng khí để sống đúng với bản thân mình, họ phải đối mặt với truyền thống và phong tục, cũng như đánh giá của người ngoài", Nguyễn Duy Cường, một nhà nghiên cứu tâm lý, cho biết.
Hương và Quân phải tổ chức đám cưới giả do bố mẹ Quân không chấp nhận một cô gái nghèo ở Nghệ An. Đám cưới giả diễn ra ở quê Hương với khách khứa là thật, còn cha mẹ và họ hàng của chú rể là giả.
"Đúng là thật giả lẫn lộn. Nhưng bỏ ra ít tiền mà làm tất cả mọi người vui thì cũng tốt", Quân nói. Anh thở phào vì mọi chuyện đã xong, dù anh vẫn phải giữ bí mật về đám cưới với bố mẹ đẻ.
Vietnamese "newlyweds" Quan and Huong (left) waiting for the arrival of their guests at their "wedding" ceremony in Hanoi on Jan 23, 2018.PHOTO: AFP
Quân và Hương là một trong số hàng trăm cặp đôi thuê đám cưới giả của Vinamost, một trong số ít các công ty ở Hà Nội cung cấp dịch vụ này với mức giá trọn gói khoảng 100 triệu đồng.
Vinamost founder Nguyen Xuan Thien in his office in Hanoi. The company is one of a handful offering hired wedding guests and services.
Nguyễn Xuân Thiện, người sáng lập công ty cho biết, dịch vụ này đang tăng lên nhanh chóng với hơn 400 khách hàng hiện tại, so với khoảng chục khách chục năm trước đây. "Cũng giống như bệnh viện chữa bệnh vậy, chúng tôi giúp các cô dâu và gia đình cô dâu, nhưng chúng tôi không muốn những vụ như thế này tăng lên", anh Thiện chia sẻ.
From :
http://www.straitstimes.com/asia/se-asia...in-vietnam
___________________________