Posts: 1,665
Threads: 91
Likes Received: 1,062 in 600 posts
Likes Given: 821
Joined: Jul 2021
Reputation:
50
Posts: 1,665
Threads: 91
Likes Received: 1,062 in 600 posts
Likes Given: 821
Joined: Jul 2021
Reputation:
50
‘𝐒ự 𝐭𝐡ậ𝐭 𝐠𝐢ố𝐧𝐠 𝐧𝐡ư 𝐦ộ𝐭 𝐜𝐨𝐧 𝐬ư 𝐭ử. 𝐁ạ𝐧 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐜ầ𝐧 𝐩𝐡ả𝐢 𝐛ả𝐨 𝐯ệ 𝐧ó. Để 𝐧ó 𝐪𝐮𝐚 đ𝐢. 𝐍ó 𝐬ẽ 𝐭ự 𝐯ệ.’
𝐇ã𝐲 𝐥𝐮ô𝐧 𝐥𝐮ô𝐧 𝐜ô𝐧𝐠 𝐛ố 𝐬ự 𝐭𝐡ậ𝐭 𝐯à 𝐧𝐠𝐚𝐲 𝐜ả 𝐤𝐡𝐢 𝐧ó 𝐥ọ𝐭 𝐯à𝐨 𝐭𝐚𝐢 𝐧𝐠ườ𝐢 đ𝐢ế𝐜, 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭a 𝐬ẽ 𝐡𝐨à𝐧 𝐭𝐡à𝐧𝐡 𝐜ô𝐧𝐠 𝐯𝐢ệ𝐜 𝐜ủ𝐚 𝐦ì𝐧𝐡.
Posts: 1,665
Threads: 91
Likes Received: 1,062 in 600 posts
Likes Given: 821
Joined: Jul 2021
Reputation:
50
TÀI NGUYÊN: ĐẤT HIẾM VIỆT NAM
Part 1
Đất hiếm (Rare Earth) được dùng trong những thiết bị điện tử cao cấp như smartphone, electric car.
Theo số liệu của U.S. Geological Survey (USGS):
- Trung Quốc là nước có trữ lượng và sản lượng đất hiếm cao nhất thế giới: trữ lượng 44 triệu tấn, sản lượng 2021: 168 ngàn tấn, 2022: 210 ngàn tấn.
- Việt nam có trữ lượng đất hiếm 22 triệu tấn đứng thứ hai thế giới. Sản lượng năm 2021 và 2022 lần lượt là 400 tấn và 4,300 tấn (tăng gấp 10 lần) và không thấm gì so với trữ lượng.
- Trên thế giới, chỉ có 2 nước khác có trữ lượng đất hiếm ngang với VN là Nga và Brazil 21 triệu tấn mỗi nước. Trữ lượng đất hiếm của Mỹ chỉ có 2.3 triệu tấn.
Từ năm 1984, Việt nam đã từng có hợp đồng với Tiệp Khắc (cũ) để khai thác đất hiếm. Như bài đăng trên báo Tuổi Trẻ năm 2010 (3 Kỳ).
Đất hiếm Việt Nam đứng thứ ba thế giới (Kỳ 1)
M.QUANG - Q.THANH - K.HƯNG
01/11/2010
TT - Ít ai biết Việt Nam đã từng hợp tác với nước ngoài khai thác đất hiếm từ năm 1960. Với trữ lượng lên đến trên 22 triệu tấn, giới khoa học đánh giá Việt Nam có thể đứng thứ 3 trên thế giới về tiềm năng đất hiếm.
Việt - Nhật hợp tác phát triển công nghiệp đất hiếm .
Cuộc chiến nguyên liệu đất hiếm
Quặng đất hiếm vốn quá quen thuộc với người dân hai huyện Phong Thổ, Tam Đường (Lai Châu). Từ hàng chục năm trước, các nhà khoa học Việt Nam đã tiến hành thăm dò, đánh giá trữ lượng và hợp tác với một số nước khai thác thử nghiệm.
Trở lại mỏ đất hiếm Nậm Xe (huyện Phong Thổ), Đông Pao (huyện Tam Đường), phóng viên Tuổi Trẻ dựng lại bức tranh về những ngày đầu khai thác đất hiếm ở Việt Nam.
Đất hiếm là gì?
Đất hiếm chứa 17 nguyên tố hiếm có hàm lượng ít trong vỏ Trái đất. Đất hiếm được sử dụng để chế tạo nam châm vĩnh cửu cho micro, loa, tai nghe, các thiết bị âm nhạc, ổ cứng máy tính...; đưa vào các chế phẩm phân bón để tăng năng suất và khả năng chống chịu bệnh cho cây trồng. Đặc biệt, đất hiếm được sử dụng chủ lực trong cáp quang viễn thông; công nghệ in tiền; công nghệ màn hình LED; công nghệ bán dẫn, siêu dẫn...
Các nước trên thế giới có trữ lượng đất hiếm lớn gồm Trung Quốc, Mỹ, Úc, Ấn Độ. Việt Nam cũng là một trong số những quốc gia được đánh giá có trữ lượng đất hiếm cao.
Mỏ đất hiếm Nậm Xe nằm trọn trong khu vực xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, được phân chia thành hai khu nam - bắc. Cách đây hàng chục năm, người dân trong vùng đã quen với tiếng máy móc, tiếng ôtô vận chuyển quặng đất hiếm chạy rầm rập suốt ngày đêm. Không ít người dân trong vùng đã trở thành công nhân hầm lò và tuyển luyện quặng cho các đơn vị nước ngoài khai thác như Tiệp Khắc (cũ), Ba Lan...
Nhớ lại những ngày đầu tiên các chuyên gia Việt Nam và nước ngoài đến thăm dò, khai thác mỏ, phó chủ tịch UBND xã Nậm Xe Lý Văn Chúc ấn tượng nhất là chuyện ôtô chạy suốt ngày đêm.
“Người ta đến nhanh, đi cũng nhanh, để lại trên triền núi những miệng hầm ôtô có thể chạy ra, chạy vào để chở quặng. Giờ vẫn còn những hầm sâu hun hút ngoác miệng trên đỉnh núi Mỏ, ngay dân địa phương cũng không dám vào sâu vì không biết trong đó có gì...” - ông Chúc nói.
Nhận lời dẫn chúng tôi lên một miệng hầm trên đỉnh núi Mỏ, ông Lương Văn Ngân (bản Co Muông, xã Nậm Xe) e ngại: “Liệu các chú đi được không, gần 3km chỉ leo theo vách núi dựng đứng thôi, chỗ hầm đó sạt lở rồi, không thể vào được đâu”.
Quả thật, nhìn từ xa triền núi Mỏ thoai thoải đổ về phía bờ suối nhưng chỉ khi leo mới cảm nhận được độ dốc của ngọn núi. Dẫn chúng tôi theo đường tắt, ông Ngân chỉ sang ngọn núi bên cạnh rồi nói: “Đường chính lên mỏ ở bên kia, xa lắm, trước đây ôtô chạy được từ chân lên đến đỉnh núi nhưng đường đó sạt rồi, cây cỏ mọc đầy không đi được, leo đường này khó nhưng nhanh”.
Con đường ôtô quanh co ngày xưa nay phủ đầy cỏ dại, trải qua những trận mưa lũ đã sạt lở nên không còn hình thù một con đường, những đoạn dưới thấp từ lâu trở thành nương rẫy của bà con các bản làng xung quanh.
Sau gần hai giờ leo dốc núi, cuối cùng chúng tôi đến được miệng hầm khai thác đất hiếm đầu tiên của phía Tiệp Khắc. Miệng hầm ngày xưa, theo lời ông Ngân, to và rộng đến mức một chiếc ôtô có thể chui lọt đã bị đá lấp gần hết, giờ chỉ còn một khe rộng từng người chui vào được.
Chui sâu vào, trước mắt chúng tôi là một đường hầm đen kịt sâu hun hút, chạy ngoằn ngoèo vào lòng núi. Trên vách hầm vẫn hằn in những vết khoan sâu hoắm vào lòng núi, những vỉa đá bị vạt từng mảng do nổ mìn từ hàng chục năm trước. Từ trong đường hầm, mùi ngai ngái, tanh tanh của đất, của quặng khoáng bốc ra nồng nặc. Chỉ vài phút trong đường hầm ai cũng cảm giác đau đầu, buồn nôn, ông Ngân lý giải đó là mùi của quặng.
“Ngày xưa, công nhân đến khai thác đều có quần áo bảo hiểm để vào núi mới đi sâu được” - ông Ngân nói. Cũng chính vì lý do này mà khi không khai thác nữa, người Tiệp Khắc đã đổ bêtông bịt miệng hầm thứ hai lại để người dân không vào hầm. Riêng chiếc hầm đầu tiên bị sập trong quá trình khai thác, đá bít gần kín miệng nên không đổ được bêtông lấp lại.
Lối vào hầm khai thác quặng đất hiếm bị sập tại khu mỏ Nậm Xe do Tiệp Khắc khai thác giờ chỉ còn là một khe nhỏ - Ảnh: K.H.
Người Tiệp đến rồi đi
Qua sự giới thiệu của một già làng ở bản Mầu, chúng tôi tìm gặp một trong những công nhân trực tiếp tham gia khai thác mỏ Nậm Xe khi người Tiệp Khắc đến đây. Là người bản xứ thuộc huyện Phong Thổ, được các chuyên gia Tiệp Khắc trực tiếp tuyển chọn và đào tạo, từ một nông dân thuần túy, ông Trần Thế Lương (xã Mường So, huyện Phong Thổ) trở thành một công nhân lành nghề trong nghề khai khoáng.
Trong quãng đời làm công nhân khai khoáng, ông Lương nhớ mãi từng đi khai thác đất hiếm tại mỏ Nậm Xe và sau đó trở thành công nhân khoan thăm dò tại mỏ Đông Pao (Bản Hon, huyện Tam Đường, Lai Châu).
Năm 1984, khi điện lưới còn chưa xuất hiện ở những bản làng xa xôi của Phong Thổ thì cả vùng Nậm Xe đã rực sáng nhờ hệ thống phát điện được người Tiệp Khắc đưa vào phục vụ khai khoáng ở mỏ. Cũng chính tại chiếc hầm chúng tôi tìm đến, ông Lương và năm người khác đã thoát chết khi hầm này bị sập. Ngày đó, mỗi tổ công nhân trực tiếp nổ mìn, khai khoáng có hai chuyên gia Tiệp Khắc và bốn công nhân Việt Nam.
Ca làm việc của ông Lương bắt đầu từ 6g-14g, không hiểu sao hôm đó mới hơn 12g chuyên gia Tiệp bỗng dưng cho cả tổ nghỉ giải lao, ra cửa hầm uống nước. Khi tổ công nhân ra khỏi cửa hầm vài phút thì trong hầm vang lên những tiếng chấn động như tiếng mìn nổ, hàng loạt tảng đá lớn từ trên đỉnh núi sầm sập đổ xuống cách khu vực công nhân làm việc vài mét. Và chỉ sau đó vài chục phút, cả phần lõi hầm đổ sụp, chôn vùi toàn bộ máy móc, thiết bị trong đường hầm.
Sau khi hầm đầu tiên bị sập, phía Tiệp Khắc và các công nhân Việt Nam đào hầm khoáng thứ hai cách hầm thứ nhất khoảng 30m. Ông Lương nhớ lại đường hầm được đào, khoan cao 2,5m, rộng 2,8m, đủ diện tích lắp đường ray cho xe goòng chở quặng, đất đá chạy.
Các công nhân Việt Nam và chuyên gia Tiệp Khắc làm ngày làm đêm, chia ba ca suốt 24/24 giờ để đảm bảo tiến độ. Sau khi tìm được mạch khoáng, các công nhân dùng khoan máy khoan thẳng vào gương lò (những điểm có khoáng vật) rồi cho nổ mìn phá đá lấy quặng và chuyển theo xe goòng ra ngoài. Tại cửa lò, tổ công nhân tuyển luyện rửa sạch rồi đưa thẳng lên ôtô chở về xuôi.
Đường hầm thứ hai, hầm chính được công nhân đào sâu vào lòng núi đến 199m, các đường ngách cũng dài đến gần 100m, trở thành đường hầm dài nhất ở mỏ Nậm Xe. Tuy nhiên, sau một năm khai thác theo đúng hợp đồng ký kết, các chuyên gia Tiệp Khắc về nước vào năm 1985 thì hầm khoáng này được đổ bêtông bịt kín hoàn toàn.
“Ngày đó, cuộc sống công nhân chúng tôi sung sướng lắm. Tiền lương tính ra là 100 đồng/ngày trong khi một cân thịt chỉ có 9 hào. Mỗi tháng còn được hai cân chè, mỗi khi đi làm về có người pha sẵn, phải uống hết để chống độc hại và 24 cân gạo, 12 hộp sữa, 12 cân đường bồi dưỡng” - ông Lương kể lại. Ngoài người Tiệp khai thác tại Nậm Xe, ông Lương khẳng định còn có người Ba Lan và một số nước khác cũng đã đến đây thăm dò, khai thác đất hiếm.
......................................
‘𝐒ự 𝐭𝐡ậ𝐭 𝐠𝐢ố𝐧𝐠 𝐧𝐡ư 𝐦ộ𝐭 𝐜𝐨𝐧 𝐬ư 𝐭ử. 𝐁ạ𝐧 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐜ầ𝐧 𝐩𝐡ả𝐢 𝐛ả𝐨 𝐯ệ 𝐧ó. Để 𝐧ó 𝐪𝐮𝐚 đ𝐢. 𝐍ó 𝐬ẽ 𝐭ự 𝐯ệ.’
𝐇ã𝐲 𝐥𝐮ô𝐧 𝐥𝐮ô𝐧 𝐜ô𝐧𝐠 𝐛ố 𝐬ự 𝐭𝐡ậ𝐭 𝐯à 𝐧𝐠𝐚𝐲 𝐜ả 𝐤𝐡𝐢 𝐧ó 𝐥ọ𝐭 𝐯à𝐨 𝐭𝐚𝐢 𝐧𝐠ườ𝐢 đ𝐢ế𝐜, 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭a 𝐬ẽ 𝐡𝐨à𝐧 𝐭𝐡à𝐧𝐡 𝐜ô𝐧𝐠 𝐯𝐢ệ𝐜 𝐜ủ𝐚 𝐦ì𝐧𝐡.
Posts: 1,665
Threads: 91
Likes Received: 1,062 in 600 posts
Likes Given: 821
Joined: Jul 2021
Reputation:
50
....................................................
PART 2
Đất hiếm Việt Nam đứng thứ ba thế giới - Kỳ 2: Đẩy nhanh tiến độ thăm dò đất hiếm
M.QUANG - Q.THANH - K.HƯNG
TT - Với tiềm năng ước tính hàng chục triệu tấn, nhiều công ty của VN đã nhanh chóng vào thăm dò trữ lượng đất hiếm. Dù đến nay mới chỉ có hai đơn vị được cấp phép thăm dò nhưng đã có không ít khách hàng nước ngoài “nhòm ngó”.
Theo một công bố của Cục Địa chất và khoáng sản (Bộ Tài nguyên - môi trường), đất hiếm VN chủ yếu tập trung ở Tây Bắc với bốn mỏ lớn gồm các mỏ Đông Pao, Nậm Xe (Lai Châu), Yên Phú (Yên Bái) và Mường Hum - Nậm Pung (Lào Cai) với trữ lượng hàng triệu tấn. Theo quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng đá quý, đất hiếm và urani đến năm 2015, có xét đến năm 2025, tổng trữ lượng tiềm năng đất hiếm của VN dự báo có trên 22 triệu tấn ôxit đất hiếm (REO).
Tiềm năng lớn
Trong số các mỏ đã phát hiện, hai mỏ Nậm Xe, Đông Pao được đầu tư thăm dò chi tiết hơn cả. Mỏ Nậm Xe được thăm dò từ năm 1958 tại khu vực phía bắc và từ năm 1974 tại khu vực phía nam, xác định có nhiều quặng đất hiếm có chất lượng. Riêng tại khu mỏ bắc Nậm Xe, ước tính có tổng trữ lượng khoảng 7,8 triệu tấn.
Trong khi đó tại mỏ Đông Pao, việc thăm dò được tiến hành trong khoảng thời gian từ năm 1964-1968, sơ bộ phát hiện trên 60 thân quặng trữ lượng lớn. Đặc biệt tại khu mỏ Đông Pao, đất hiếm chủ yếu lộ thiên, dễ dàng khai thác và tinh tuyển ngay tại chân mỏ. Để đánh giá sơ bộ trữ lượng, các nhà khoa học đã khoan hàng chục nghìn mét khoan, đào hàng chục nghìn mét giếng và hào để lấy mẫu khoáng vật nghiên cứu.
Từ những kết quả nghiên cứu này và các con số trữ lượng được công bố của các quốc gia trên thế giới, giới khoa học VN đánh giá nước ta đứng thứ ba trên thế giới về tiềm năng đất hiếm, có khả năng phát triển thành một ngành công nghiệp trong tương lai.
Cũng theo quy hoạch, giai đoạn 2008-2015 tiến hành thăm dò mỏ Đông Pao, Yên Phú và giai đoạn 2016-2020 thăm dò mỏ nam Nậm Xe. Riêng tại Đông Pao trong giai đoạn này sẽ được tập trung khai thác với công suất khoảng 200.000 tấn quặng/năm để chế biến các sản phẩm ôxit đất hiếm riêng rẽ, đến năm 2015 đạt khoảng 10.000 tấn/năm chủ yếu xuất khẩu và một phần nhỏ tiêu dùng trong nước.
Đến năm 2025 sẽ nâng sản lượng lên gấp đôi, đạt 20.000 tấn/năm, phấn đấu sản xuất được một số sản phẩm ứng dụng của đất hiếm. Do tình hình thực tế về nhu cầu đất hiếm của thế giới, việc thăm dò và khai thác đất hiếm đã được đẩy nhanh với việc cấp phép cho hai đơn vị thực hiện nhiệm vụ này.
Cụ thể, Công ty TNHH xây dựng Hưng Hải được cấp phép thăm dò mỏ nam Nậm Xe và Công ty cổ phần Đất hiếm Lai Châu (Tổng công ty Khoáng sản VN thuộc Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN - TKV - giữ cổ phần chi phối) được thăm dò bổ sung tại mỏ Đông Pao.
Hai đơn vị được cấp phép thăm dò
Ông Lương Văn Ngân (bản Co Muông, xã Nậm Xe) cho biết khoảng đầu tháng 9-2010, Công ty Hưng Hải đã cho người lên núi Mỏ lấy một số mẫu khoáng vật về phân tích, chính ông được thuê vận chuyển một phần khoáng vật từ trên khu hầm mỏ bị sập xuống chân núi. Song song với việc này, phía công ty đã bố trí lực lượng bảo vệ khu mỏ với diện tích được cấp phép thăm dò hơn 328ha.
Theo ông Hoàng Minh Hải - phó phòng địa chất, khoáng sản (Sở Tài nguyên - môi trường Lai Châu), Công ty Hưng Hải được cấp phép từ tháng 5-2010, hiện đang bước vào công đoạn chuẩn bị cho dự án và trong 24 tháng phải có báo cáo về kết quả thăm dò, báo cáo trữ lượng khoáng sản tại hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản.
Ông Lý Văn Chúc - phó chủ tịch UBND xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu - cũng nói người của Công ty Hưng Hải đã tới xã làm các thủ tục để tiến hành thăm dò như chôn cột mốc đánh dấu vùng thăm dò, thuê địa điểm xây dựng lán trại cho công nhân.
Trong khi đó công tác thăm dò tại mỏ Đông Pao được tiến hành khẩn trương hơn, bởi trước khi Công ty cổ phần Đất hiếm Lai Châu được cấp phép thăm dò, một đơn vị cũ của TKV thăm dò và khai thác quặng fluorit từ nhiều năm.
Thậm chí UBND tỉnh Lai Châu từng đề nghị Thủ tướng cho phép khai thác, chế biến tại các thân quặng đã được thăm dò là F1, F3 để phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu; tìm đối tác liên doanh đầu tư thiết bị, công nghệ cao trong khâu chế biến đất hiếm; đồng thời tạo nguồn thu cho ngân sách, giải quyết việc làm, từng bước xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho Lai Châu.
Tuy nhiên, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã không đồng ý với đề nghị này mà yêu cầu phải thăm dò, đánh giá trữ lượng toàn bộ mỏ để có cơ sở lập dự án đầu tư khai thác, chế biến.
Dẫn chúng tôi vào mỏ Đông Pao, anh Tao Văn Phát (bản Đông Pao, xã Bản Hon, huyện Tam Đường) cho biết từ nhiều tháng trước, anh và người dân địa phương được Công ty cổ phần Đất hiếm Lai Châu thuê làm đường cho đoàn khảo sát tiến hành khoan, đào hào, đào giếng lấy mẫu khoáng vật trong khu vực này.
Hàng trăm mét hào, hàng chục giếng lấy mẫu sâu khoảng chục mét và các lỗ khoan đã được thực hiện. Trên các quả đồi và triền núi, thậm chí ngay giữa các nương chè của người dân, vết tích đào hào, đào giếng thăm dò còn hiển hiện rõ nét. Sau khi khoan lấy mẫu khoáng vật, tất cả được tập kết về một địa điểm, sắp xếp, đánh dấu để đưa đi phân tích.
Theo UBND tỉnh Lai Châu, việc khai khác, chế biến mỏ đất hiếm tác động rất lớn đến môi trường nên cần phải được xem xét đánh giá tổng thể hiệu quả kinh tế, xã hội với tác động môi trường. UBND tỉnh Lai Châu cho rằng mỏ đất hiếm Đông Pao cũng phải được đánh giá đầy đủ để có dự án khai thác, chế biến có hiệu quả.
Chính vì vậy, dù Tổng công ty Khoáng sản VN, Công ty cổ phần Đất hiếm Lai Châu đã ký biên bản ghi nhớ về việc hợp tác khai thác, chế biến đất hiếm thân quặng F3 với hai đối tác của Nhật là Công ty Toyota Tsusho và Công ty Sojsitz nhưng việc khai thác vẫn chưa được tiến hành.
Ngăn chặn khai thác trộm
Cũng trong lòng mỏ Đông Pao, có một số điểm bị người dân địa phương tự ý khai thác để đem bán. Tháng 3-2010, các cơ quan chức năng phát hiện việc khai thác trái phép này ở thân quặng F3, bắt quả tang và thu giữ số quặng do người dân khai thác, sau đó tiến hành rào toàn bộ khu vực thân mỏ lộ thiên này, cắt cử bảo vệ chống việc khai thác trộm quặng như đã từng xảy ra.
Cũng vì lý do này, sau khi Công ty cổ phần Đất hiếm Lai Châu được cấp phép thăm dò, TKV đã đề nghị Thủ tướng cho phép vừa thăm dò bổ sung vừa được khai thác thân quặng F3 (đã phê duyệt trữ lượng từ năm 1986) nhằm ngăn chặn việc khai thác trộm. TKV cũng cho hay dự án đầu tư khai thác đã được lập xong với công suất khai thác 110.000 tấn/năm.
(còn tiếp)
03/11/2010
Đất hiếm Việt Nam đứng thứ ba thế giới - Kỳ 3: Vươn tới ngành công nghiệp chủ lực
MỸ LOAN
TT - Cùng với việc ký biên bản ghi nhớ với đối tác VN để hợp tác khai thác, chế biến đất hiếm tại mỏ Đông Pao (Lai Châu), các đối tác của Nhật đã tỏ rõ mối quan tâm thật sự đến tiềm năng đất hiếm VN và đang thúc đẩy nhanh sự hợp tác này.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng lưu ý việc khai thác, chế biến quặng đất hiếm phải hết sức thận trọng để tránh những tác động tới môi trường...
Nhiều đối tác quan tâm
Từ năm 2000-2001, Công ty Khai khoáng kim loại Nhật Bản đã khoan hơn 2.000m khoan thăm dò tại khu vực mỏ Đông Pao, đánh dấu sự có mặt của người Nhật trong việc tìm kiếm nguồn đất hiếm ở VN. Giữa tháng 10-2007, Bộ Tài nguyên - môi trường đồng ý để Tổng công ty Dầu, khí và kim loại quốc gia Nhật Bản (JOGMEC) tiến hành các hoạt động thăm dò tìm đất hiếm tại các tỉnh Tây Bắc.
Ngay sau đó, Cục Địa chất - khoáng sản VN và JOGMEC đã ký một thỏa thuận ghi nhớ nhằm “điều tra cơ bản địa chất về các nguyên tố đất hiếm đi kèm với khoáng hóa vàng, đồng, ôxit sắt ở cả ba tỉnh: Lào Cai, Yên Bái và Lai Châu”. Theo đánh giá của JOGMEC, VN là một nước có tiềm năng đất hiếm lớn nên việc điều tra này được JOGMEC nhấn mạnh là “rất quan trọng đối với Nhật Bản”.
Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Lai Châu cho biết gần đây nhiều đoàn chuyên gia đến từ Nhật tiếp tục trở lại những vùng có tiềm năng đất hiếm lớn ở tỉnh này. Trong đó, riêng Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV) đã cùng đối tác Nhật Bản (hai công ty Toyota Tsusho và Sojitz) lập xong báo cáo nghiên cứu khả thi việc khai thác và chế biến đất hiếm thân quặng F3 Đông Pao (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu). Thân quặng này được thăm dò từ sớm và năm 1986 đã được phê duyệt đánh giá trữ lượng trên 1 triệu tấn, trong đó khoáng chất có thể chế biến đất hiếm trên 8%.
Theo TKV, việc khai thác chế biến thân quặng F3 có ý nghĩa rất lớn để tiếp cận và thử nghiệm công nghệ khai thác, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm đất hiếm. Kết quả này sẽ là cơ sở kỹ thuật, công nghệ và kinh tế cho các dự án khai thác, chế biến quặng đất hiếm của các thân quặng còn lại trong khu vực mỏ Đông Pao. Tại mỏ đất hiếm nêu trên, không chỉ có thân quặng F3 mà bước đầu đánh giá của các nhà địa chất qua thăm dò cho thấy có 60 thân quặng khác nhau với hàng chục thân quặng “có khả năng đạt chất lượng khai thác”.
Tuy nhiên theo ông Bùi Đình Hội - nguyên phó giám đốc Công ty cổ phần Khoáng sản 3 (đơn vị đã tiếp nhận và quản lý mỏ đất hiếm Đông Pao đến năm 2008), nếu chỉ bán quặng đất hiếm thô thì giá trị sẽ không cao, không được bao nhiêu và lãng phí tài nguyên. “Trữ lượng đất hiếm của nước ta tương đối lớn, do vậy nên phát triển ngành công nghiệp này và tôi cho là nó sẽ trở thành ngành công nghiệp chủ lực, biến đất hiếm thành tài nguyên có giá trị cao, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước” - ông Hội nói.
Đánh giá đầy đủ tác động môi trường
Hiện nay giá đất hiếm trên thị trường thế giới phần lớn dao động theo giá của Trung Quốc, do nước này đang là quốc gia xuất khẩu đến 97% lượng đất hiếm sang Canada, EU, Mỹ và Nhật Bản.
Tính đến chiều 1-11, giá đất hiếm các loại REO (đất hiếm carbonat) ở mức 20.000-21.000 nhân dân tệ/tấn (2.992-3.141 USD), giá các loại ôxit đất hiếm dao động từ 19.000-260.000 nhân dân tệ/tấn (2.842-38.896 USD). Riêng các loại ôxit terbium, dysorisium, europium giá khá cao, từ 1.350-2.980 nhân dân tệ/kg (201-445,8 USD). (Nguồn: Alibaba.com)
Báo cáo Văn phòng Chính phủ về việc TKV xin khai thác thân quặng F3 ở mỏ Đông Pao, UBND tỉnh Lai Châu cho rằng “việc khai thác, chế biến mỏ đất hiếm tác động rất lớn đến môi trường khu vực”, do đó phải xem xét đánh giá đầy đủ về mọi mặt mới thực hiện khai thác, chế biến để có hiệu quả toàn diện.
Theo Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Lai Châu, phải nghiên cứu có dự án khai thác, chế biến đất hiếm tại mỏ Đông Pao với công nghệ tiên tiến nhất và “chỉ khai thác, chế biến sau khi đã thăm dò, đánh giá đầy đủ trữ lượng, đánh giá tác động môi trường”. Tương tự, nhiều nhà chuyên môn cho rằng với mỏ đất hiếm Nậm Xe, về lâu dài cũng phải đảm bảo nghiêm ngặt yêu cầu hài hòa giữa các yếu tố hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường...
TS Trần Trọng Hòa, trưởng phòng đá magma - Viện Địa chất, cho rằng việc thăm dò, đánh giá, khai thác khoáng sản nói chung và đất hiếm nói riêng cần tuân thủ theo một quy trình, với những quy chuẩn chặt chẽ. Ông Hòa nói: “Thường các mỏ được phát hiện có nhiều loại khoáng sản khác nhau, đều có giá trị. Việc đánh giá không thận trọng và khai thác thiếu quy trình khoa học không chỉ gây lãng phí mà còn có nhiều tác hại khác”.
Đáng lưu ý hơn cả, theo nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Địa chất VN, khu vực Tây Bắc có ít nhất 10 điểm có tiềm năng phóng xạ cao, trong đó có các điểm phát hiện mỏ đất hiếm như Nậm Xe, Đông Pao... TS Trần Trọng Huệ, nguyên viện trưởng Viện Địa chất VN, nói: “Nếu chất phóng xạ với dạng tồn tại ban đầu là các hạt chưa phân rã thì trong quá trình chuyển hóa, khí radon có khả năng gây ô nhiễm rất nặng cho môi trường sống, không cần tiếp xúc trực tiếp, chỉ hít không khí có khí radon, sức khỏe con người cũng có thể bị đe dọa”.
Theo ông Huệ, việc khai thác khoáng sản không đúng quy trình và các quy chuẩn đảm bảo an toàn, nhất là việc thả nổi cho khai thác bừa bãi, trong khi nhận thức của người dân còn thấp có thể dẫn đến các hậu quả khôn lường. Tại Lào Cai, Hà Giang có những địa điểm người dân hồn nhiên lấy đá ở mỏ về bài trí trong nhà hoặc chế làm vật dụng, có những hòn đá có hàm lượng phóng xạ rất cao.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Bùi Cách Tuyến cũng khuyến cáo cần thận trọng mọi mặt vì khai thác đất hiếm là lĩnh vực mới ở VN, trên thế giới cũng chưa có nhiều bài học kinh nghiệm nên cần thiết phải nghiên cứu thật kỹ, đánh giá tổng quan về môi trường trước khi thực hiện.
01/11/2010
Việt - Nhật hợp tác phát triển công nghiệp đất hiếm
LƯU TÚ ANH
TT - Ngày 31-10, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam (trong hai ngày 30 và 31-10).
Đưa quan hệ đối tác Việt - Nhật lên tầm cao mới: Nhật - Việt sẽ ký thỏa thuận khai thác đất hiếm
Tại hội đàm, hai bên khẳng định sẽ thúc đẩy hợp tác để phát triển công nghiệp đất hiếm ở Việt Nam dưới hình thức phối hợp khảo sát địa chất, phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường cho phát triển nguồn tài nguyên bền vững và chương trình nghiên cứu phát triển chung giữa hai chính phủ.
Phía Việt Nam đánh giá cao hợp tác của Nhật Bản trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, than, dầu và khí tự nhiên, bảo tồn và tiết kiệm năng lượng, phát triển các nguồn năng lượng sạch và công nghệ thông tin.
Tuyên bố chung Việt Nam - Nhật Bản nêu rõ sự phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định trên cơ sở nghiên cứu đề nghị của phía Nhật Bản, Việt Nam đã quyết định chọn Nhật Bản là đối tác hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ hai của Việt Nam.
Đáp lại, Thủ tướng Naoto Kan khẳng định Nhật Bản sẽ đáp ứng đầy đủ các điều kiện của Việt Nam đối với việc thực hiện dự án như cung cấp tín dụng ưu đãi, áp dụng công nghệ tiên tiến nhất và an toàn nhất, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác xử lý chất thải và cung cấp nhiên liệu ổn định trong toàn bộ thời gian của dự án...
Cũng tại hội đàm, Thủ tướng Naoto Kan bày tỏ ý định Chính phủ Nhật Bản sẽ cung cấp khoản cho vay ODA trị giá 79 tỉ yen cho năm dự án, trong đó có dự án cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, Hải Phòng.
Ngoài ra, hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư thông qua việc phối hợp triển khai hiệu quả Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) và Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản.
5 năm sau, hợp tác Việt Nhật vẫn dậm chân trong việc nghiên cứu đất hiếm. Chưa thấy khai thác và báo cáo sản lượng.
Thứ Sáu, 15/04/2016
Ngày 15.4, tại Hà Nội, Viện Năng lượng nguyên tử, Bộ Khoa học và Công nghệ và Tổng Công ty Dầu lửa, Khí đốt và Năng lượng Nhật Bản (JOGMEC) tổ chức Hội nghị tổng kết hợp tác Việt Nam - Nhật Bản, về nghiên cứu phát triển công nghiệp đất hiếm ở Việt Nam.
Thực hiện thoả thuận ký kết giữa hai chính phủ Việt Nam và Nhật Bản ngày 31.10.2010 về phát triển công nghiệp đất hiếm ở Việt Nam, Tổng Công ty JOGMEC và Viện Công nghệ xạ hiếm, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã triển khai Dự án Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ đất hiếm tại Viện Công nghệ xạ hiếm.
Dự án nhằm xây dựng cơ sở nghiên cứu đất hiếm với các thiết bị hiện đại, đồng bộ từ tuyển, thuỷ luyện, phân chia tinh chế và phân tích kiểm tra tại Việt Nam; lấy mỏ đất hiếm Đông Pao phát triển công nghệ chế biến sâu, sạch quặng đất hiếm; đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực chế biến đất hiếm.
Ông Lê Bá Thuận, Viện trưởng Viện Công nghệ xạ hiếm, Viện Năng lượng nguyên tử nhấn mạnh, trong quá trình 5 năm thực hiện dự án từ 2011-2015, lần đầu tiên Việt Nam đã xây dựng cơ sở nghiên cứu với hệ thống trang thiết bị tương đối đồng bộ cho việc chế biến sâu quặng đất hiếm, gồm các thiết bị từ giai đoạn tuyển khoáng, thuỷ luyện, phân chia tinh chế đất hiếm đến xử lý chất thải và phân tích phục vụ quá trình nghiên cứu với kinh phí khoảng 3 triệu USD.
Bên cạnh đó, dự án cũng đã thực hiện thành công các công nghệ như: Phát triển công nghệ tuyển quặng đất hiếm đạt mức độ thu hồi cao; Xây dựng thành công công nghệ phân huỷ tính quặng quy mô pilot; Xây dựng công nghệ phân chia, thu nhận đất hiếm riêng lẻ đạt độ tinh khiết cao; Xây dựng công nghệ xử lý chất thải chứa nhân phóng xạ tự nhiên của quá trình tuyển, thuỷ luyện và phân chia tinh chế... Thành công của dự án tạo ra bước tiến lớn trong lĩnh vực nghiên cứu, chế biến sâu quặng đất hiếm ở Việt Nam, tạo tiền đề mới cho nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chế biến tài nguyên đất hiếm, phát triển nền công nghiệp đất hiếm ở Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc, kết quả dự án hợp tác Việt Nam - Nhật Bản về nghiên cứu phát triển công nghiệp đất hiếm ở Việt Nam sau 5 năm khá lớn. Cụ thể, dự án đã mang lại lợi ích cho cả hai bên khi đất hiếm đóng vai trò quan trọng trong sản xuất công nghiệp hiện đại. Thông qua dự án, các cán bộ kỹ thuật của Việt Nam đã có những bước tiến lớn về công nghệ, được tiếp thu những trang thiết bị, cũng như được học hỏi nhiều kinh nghiệm của các chuyên gia Nhật Bản. Sau dự án, căn cứ vào kết quả Viện Công nghệ xạ hiếm sẽ báo cáo chính thức để có thể đưa vào sản xuất công nghiệp đất hiếm và đây là hy vọng để Việt Nam và Nhật Bản tiếp tục thúc đẩy hợp tác.
Đại diện Tổng Công ty JOGMEC Nhật Bản đánh giá cao dự án và khẳng định: Đối với quốc gia không có tài nguyên thiên nhiên như Nhật Bản, thì kết quả của dự án đã đem đến sự đảm bảo nguồn cung cấp tài nguyên mới. Bên cạnh đó, với nguồn tài nguyên về đất hiếm lớn và những thành quả đạt được của dự án, Việt Nam cũng sẽ chủ động sử dụng tài nguyên quốc gia.
Tại Hội nghị tổng kết, Thứ trưởng Phạm Công Tạc thay mặt Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã trao Kỷ niệm chương vì sự nghiệp khoa học và công nghệ cho 7 chuyên gia Nhật Bản.
TIN MỚI NHẤT:
Việt Nam không còn đứng thứ 2 thế giới về trữ lượng đất hiếm sau khi cơ quan Hoa Kỳ cắt giảm ước tính
https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-...09477.html
‘𝐒ự 𝐭𝐡ậ𝐭 𝐠𝐢ố𝐧𝐠 𝐧𝐡ư 𝐦ộ𝐭 𝐜𝐨𝐧 𝐬ư 𝐭ử. 𝐁ạ𝐧 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐜ầ𝐧 𝐩𝐡ả𝐢 𝐛ả𝐨 𝐯ệ 𝐧ó. Để 𝐧ó 𝐪𝐮𝐚 đ𝐢. 𝐍ó 𝐬ẽ 𝐭ự 𝐯ệ.’
𝐇ã𝐲 𝐥𝐮ô𝐧 𝐥𝐮ô𝐧 𝐜ô𝐧𝐠 𝐛ố 𝐬ự 𝐭𝐡ậ𝐭 𝐯à 𝐧𝐠𝐚𝐲 𝐜ả 𝐤𝐡𝐢 𝐧ó 𝐥ọ𝐭 𝐯à𝐨 𝐭𝐚𝐢 𝐧𝐠ườ𝐢 đ𝐢ế𝐜, 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭a 𝐬ẽ 𝐡𝐨à𝐧 𝐭𝐡à𝐧𝐡 𝐜ô𝐧𝐠 𝐯𝐢ệ𝐜 𝐜ủ𝐚 𝐦ì𝐧𝐡.
Posts: 3,111
Threads: 65
Likes Received: 2,221 in 1,566 posts
Likes Given: 3,146
Joined: Mar 2018
Reputation:
32
 anh,
Việt Nam phải ráng cho con cháu theo học và tìm tòi về thế giới công nghệ, khai thác thêm với tài nguyên hiện được Mẹ thiên nhiên ưu đãi, nếu không thì các nước láng giềng sẽ có thêm nhiều "phần tử" thập thò và chờ cơ hội chiếm lấy. China khai thác dữ anh hén.
Lặng nhìn mây trắng dần tan
Võ vàng nguyệt khuyết khảy đàn trầm u
Cao sơn quyện áng sương mù
Tứ bề lưu thủy, thuyền du cõi nào?
Posts: 1,665
Threads: 91
Likes Received: 1,062 in 600 posts
Likes Given: 821
Joined: Jul 2021
Reputation:
50
‘𝐒ự 𝐭𝐡ậ𝐭 𝐠𝐢ố𝐧𝐠 𝐧𝐡ư 𝐦ộ𝐭 𝐜𝐨𝐧 𝐬ư 𝐭ử. 𝐁ạ𝐧 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐜ầ𝐧 𝐩𝐡ả𝐢 𝐛ả𝐨 𝐯ệ 𝐧ó. Để 𝐧ó 𝐪𝐮𝐚 đ𝐢. 𝐍ó 𝐬ẽ 𝐭ự 𝐯ệ.’
𝐇ã𝐲 𝐥𝐮ô𝐧 𝐥𝐮ô𝐧 𝐜ô𝐧𝐠 𝐛ố 𝐬ự 𝐭𝐡ậ𝐭 𝐯à 𝐧𝐠𝐚𝐲 𝐜ả 𝐤𝐡𝐢 𝐧ó 𝐥ọ𝐭 𝐯à𝐨 𝐭𝐚𝐢 𝐧𝐠ườ𝐢 đ𝐢ế𝐜, 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭a 𝐬ẽ 𝐡𝐨à𝐧 𝐭𝐡à𝐧𝐡 𝐜ô𝐧𝐠 𝐯𝐢ệ𝐜 𝐜ủ𝐚 𝐦ì𝐧𝐡.
Posts: 677
Threads: 2
Likes Received: 1,531 in 717 posts
Likes Given: 1,483
Joined: Jul 2020
Reputation:
9
(2025-03-16, 06:28 AM)duke Wrote: bé Ly, ý kiến của em rất hay & thực tế. Vì trong tương lai, những ngành nghề có liên quan đến thế giới công nghệ sẽ có nhiều việc làm & chiếm ưu thế hơn những ngành nghề nào mà robots / AI đã lấn chiếm ...
Nhớ check tin nhắn nghen em. 
Hi bé Ly, bé Ly lâu rồi không thấy hát nhe. Giọng ngọt ngào, trong trẻo, hay lắm dù là hát mình ên không nhạc
Hi anh Duke, không thấy anh nấu ăn gì hết. Cỏ check mà có thấy chi đâu (giỡn).
Cuối tuần bé Ly  và anh Duke  vui khoẻ nhe
...
No matter what mood you're in,
what kind of day you had,
or where you are,
Smile!
Posts: 3,111
Threads: 65
Likes Received: 2,221 in 1,566 posts
Likes Given: 3,146
Joined: Mar 2018
Reputation:
32
(2025-03-16, 07:54 PM)Dewdrop Wrote: Hi bé Ly, bé Ly lâu rồi không thấy hát nhe. Giọng ngọt ngào, trong trẻo, hay lắm dù là hát mình ên không nhạc
Hi anh Duke, không thấy anh nấu ăn gì hết. Cỏ check mà có thấy chi đâu (giỡn).
Cuối tuần bé Ly và anh Duke vui khoẻ nhe 
 Yé nô chị DD yêu vấu, how are you?
Dzạ, tại bị thì là nhưng mà bởi vì bé Ly chưa bị "7 tình". Chừng nào bé Ly bị mới hát hay ược....
Anh Duke dzạo ni để bếp lạnh tanh hà nàng DD ui. Hổng ấy bé Ly có món kho quẹt chay mần với đậu hũ và oyster mushrooms, ăn trong mùa chay với anh Duke, nàng và anh lấy chén đũa, ba đứa mình "ca bưa" nhé?
Chúc nàng luôn hạnh phúc vạn sự hanh thông hỉ.
Lặng nhìn mây trắng dần tan
Võ vàng nguyệt khuyết khảy đàn trầm u
Cao sơn quyện áng sương mù
Tứ bề lưu thủy, thuyền du cõi nào?
Posts: 3,111
Threads: 65
Likes Received: 2,221 in 1,566 posts
Likes Given: 3,146
Joined: Mar 2018
Reputation:
32
(2025-03-16, 06:28 AM)duke Wrote: bé Ly, ý kiến của em rất hay & thực tế. Vì trong tương lai, những ngành nghề có liên quan đến thế giới công nghệ sẽ có nhiều việc làm & chiếm ưu thế hơn những ngành nghề nào mà robots / AI đã lấn chiếm ...
Nhớ check tin nhắn nghen em. 
Anh cho điểm 10/10 mà có biểu em dzìa chỗ quỳ gối hôn dzạ?  ....em nhớ lúc còn đi học, cứ hễ mỗi lần lảnh con 10 là bạn chọc, "Mau về chỗ quỳ gối đi!"...
Việt Nam là quê hương đất tổ yêu quý nên tận đáy lòng em vẫn mong nước Việt Nam giàu mạnh mới đúng nòi giống con Rồng cháu Tiên đó anh.
Uả????????...bộ anh  em trong đó hả?......
Dzạ, để em ![[Image: 3203317768.gif]](https://i.postimg.cc/vZ80qMth/3203317768.gif) vào check liền nà...ngẫm mà xương cái thân già của em ghia áh....cứ bị đờn ông onion summer miết!
Lặng nhìn mây trắng dần tan
Võ vàng nguyệt khuyết khảy đàn trầm u
Cao sơn quyện áng sương mù
Tứ bề lưu thủy, thuyền du cõi nào?
Posts: 677
Threads: 2
Likes Received: 1,531 in 717 posts
Likes Given: 1,483
Joined: Jul 2020
Reputation:
9
(2025-03-19, 04:08 PM)TiểuHồLy Wrote: Yé nô chị DD yêu vấu, how are you?
Dzạ, tại bị thì là nhưng mà bởi vì bé Ly chưa bị "7 tình". Chừng nào bé Ly bị mới hát hay ược....
Anh Duke dzạo ni để bếp lạnh tanh hà nàng DD ui. Hổng ấy bé Ly có món kho quẹt chay mần với đậu hũ và oyster mushrooms, ăn trong mùa chay với anh Duke, nàng và anh lấy chén đũa, ba đứa mình "ca bưa" nhé? 
![[Image: ComChieu.jpg]](https://i.postimg.cc/RFm9yNsy/ComChieu.jpg)
Chúc nàng luôn hạnh phúc vạn sự hanh thông hỉ. 
Hi bé Ly, Cỏ khoẻ bé Ly ơi. May quá Cỏ chưa có 7 tình. Còn 7tình, có à nhe, có cái thread nớ đó, thỉnh thoảng chạy vô khoe
... Hôm qua buồn, hôm nay khóc, hôm mai lại cười
... Cuộc đời xoay vòng mà
Cám ơn bé Ly nhe, nhìn hấp dẫn, bé Ly nấu khéo, màu đẹp quá
Bé Ly và anh Duke luôn khoẻ và vui nhe
...
No matter what mood you're in,
what kind of day you had,
or where you are,
Smile!
Posts: 1,665
Threads: 91
Likes Received: 1,062 in 600 posts
Likes Given: 821
Joined: Jul 2021
Reputation:
50
Posts: 1,665
Threads: 91
Likes Received: 1,062 in 600 posts
Likes Given: 821
Joined: Jul 2021
Reputation:
50
CẢNH BÁO: Sự trỗi dậy của chủ nghĩa độc tài kỹ thuật số
Nhà sáng lập tỷ phú của Oracle hình dung về một tương lai mà mọi khía cạnh của đời sống con người đều được trí tuệ nhân tạo theo dõi, phân tích và kiểm soát – thậm chí đến cả DNA của chúng ta. Những người chỉ trích cảnh báo rằng động thái này không nhằm mục đích cải thiện cuộc sống mà nhằm củng cố quyền lực trong tay giới tinh hoa công nghệ.
Những điểm chính:
Nhà sáng lập và giám đốc công nghệ của Oracle, đề xuất hợp nhất toàn bộ dữ liệu của người Mỹ – bao gồm cả DNA – vào các trung tâm dữ liệu AI để “cải thiện cuộc sống” thông qua phân tích dự đoán và giám sát.
Tầm nhìn của Ellison bao gồm việc giám sát liên tục người dân, từ trường học đến phòng tắm, với AI đảm bảo "hành vi tốt nhất" thông qua giám sát ở mọi nơi.
Những kế hoạch độc đoán này sẽ dẫn đến sự củng cố quyền lực nguy hiểm, trong đó AI hoạt động như một “kẻ độc tài bất tử” có thể làm xói mòn quyền riêng tư, tự do và dân chủ.
Chính phủ Hoa Kỳ và các nhà lãnh đạo toàn cầu đã đầu tư hàng tỷ đô la vào cơ sở hạ tầng AI, làm dấy lên mối lo ngại về tình trạng giám sát không được kiểm soát và sự gia tăng của "chủ nghĩa chuyên chế kỹ thuật số".
Tầm nhìn của một nhà nước giám sát người dân
Hội nghị thượng đỉnh các chính phủ thế giới tại Dubai năm 2024
Những người giàu có và quyền lực thảo luận về việc sử dụng AI tại Hội nghị thượng đỉnh Chính phủ thế giới Dubai năm 2024.
Tony Blair tại Hội nghị thượng đỉnh Chính phủ thế giới năm 2024 tại Dubai, Larry Ellison, người giàu thứ tư thế giới và là nhà sáng lập Oracle, đã viết bài cảnh báo, trình bày ra một tầm nhìn đáng sợ về tương lai của trí tuệ nhân tạo. Phát biểu cùng cựu Ngoại trưởng Anh Thủ tướng Tony Blair, Ellison đã mô tả một thế giới mà AI sẽ thống nhất mọi dữ liệu về cá nhân – từ cấu tạo gen đến thói quen hàng ngày của họ – thành các trung tâm dữ liệu khổng lồ. Ông lập luận rằng các hệ thống AI này sẽ "chạy nhanh hơn rất nhiều" so với con người, có thể chẩn đoán bệnh, dự đoán năng suất cây trồng và thậm chí thiết kế vắc-xin cá nhân hóa.
NHƯNG, ẨN DẤU PHÍA SAU NHỮNG LỜI HỨA HẸN HÀO NHOÁNG VỀ VIỆC CẢI THIỆN, CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ HIỆU QUẢ NÔNG NGHIỆP LÀ MỘT THỰC TẾ ĐEN TỐI ĐÁNG SỢ: THEO nhận định và viễn cảnh/ tầm nhìn của Ellison THÌ ĐÓ CHÍNH LÀ MỘT SỰ GIÁM SÁT, ĐIỀU KHIỂN TOÀN DIỆN CỦA CHÍNH QUYỀN ÁP ĐẶT & THỐNG TRỊ MỘT CÁCH ĐỘC TÀI LÊN TRÊN NGƯỜI DÂN VỀ MỌI KHÍA CẠNH TRONG ĐỜI SỐNG RIÊNG TƯ CỦA HỌ. Ông cho biết: “Công dân sẽ cư xử tốt nhất vì chúng tôi liên tục ghi chép và báo cáo”, đồng thời mô tả về tương lai mà AI giám sát mọi thứ, từ phòng vệ sinh trường học đến camera gắn trên người cảnh sát.
Nhận xét của Ellison không chỉ mang tính suy đoán. Oracle hiện đang xây dựng một trung tâm dữ liệu trị giá từ 50 đến 100 tỷ đô la có khả năng xử lý khối lượng dữ liệu khổng lồ cần thiết cho viễn cảnh phản địa đàng này. Công ty cũng đang nghiên cứu hệ thống bảo mật sinh trắc học sẽ thay thế mật khẩu bằng nhận dạng khuôn mặt và giọng nói, đảm bảo mọi tương tác với công nghệ đều được theo dõi và ghi lại.
Một nỗ lực toàn cầu cho việc thống nhất dữ liệu
Larry Ellison, người sáng lập công ty máy tính Oracle dựa trên AI
Tầm nhìn của Ellison vượt xa khỏi phạm vi nước Mỹ. Ông trích dẫn ví dụ về các quốc gia như UAE và Vương quốc Anh, những nơi đã sở hữu lượng dữ liệu dân số khổng lồ, làm mô hình cho những gì ông hy vọng đạt được trên toàn cầu. Ví dụ, Ả Rập Xê Út đang đầu tư mạnh vào các sáng kiến thành phố thông minh và chương trình bộ gen quốc gia nhằm mục đích cách mạng hóa chăm sóc sức khỏe thông qua y học cá nhân hóa.
Nhưng việc thúc đẩy thống nhất dữ liệu làm dấy lên những lo ngại đáng kể về mặt đạo đức và thực tiễn. Ellison thừa nhận rằng một trong những rào cản lớn nhất sẽ là thuyết phục các quốc gia chia sẻ dữ liệu của họ và lưu trữ chúng tại các trung tâm dữ liệu nước ngoài. Tuy nhiên, ông vẫn không nao núng, lập luận rằng những lợi ích của AI – cải thiện chăm sóc sức khỏe, quản trị tốt hơn và tăng hiệu quả – lớn hơn những rủi ro.
Tuy nhiên, nhiều người coi đây là nỗ lực ngầm nhằm củng cố quyền lực trong tay một số ít người tinh hoa trong ngành công nghệ. “Trí tuệ nhân tạo là công nghệ mang tính đột phá nhất của thời đại hiện đại”, Karl Manheim và Lyric Kaplan đã viết trong Tạp chí Luật và Công nghệ Yale. “Tác động của nó có thể làm lu mờ cả sự phát triển của Internet khi nó xâm nhập vào mọi ngóc ngách trong cuộc sống của chúng ta… gây ra những mối nguy hiểm mới đối với các giá trị xã hội và quyền hiến định.”
Sự trỗi dậy của chủ nghĩa chuyên quyền kỹ thuật số: một thế giới không có ranh giới
Tầm nhìn của Ellison không phải là một đề xuất đơn lẻ. Nó phù hợp với xu hướng chung về công nghệ và quản trị toàn cầu. Các chính phủ trên toàn thế giới ngày càng chuyển sang sử dụng AI để giám sát và ra quyết định, thường không minh bạch hoặc không có trách nhiệm giải trình. Tại Hoa Kỳ, các cơ quan liên bang đã báo cáo có hơn 1.700 lần sử dụng AI vào năm 2024, gấp đôi so với năm trước. Trong số này, 227 vụ được dán nhãn là có tác động đáng kể đến quyền hoặc sự an toàn.
Giám sát của Trung Quốc
Ở Trung Quốc, việc giám sát đã chi phối cuộc sống của mọi người.
Sự chuyển dịch sang “chế độ cai trị bằng thuật toán” này có ý nghĩa sâu sắc đối với nền dân chủ và quyền tự do cá nhân. Như cựu CEO của Google Eric Schmidt đã từng nói một cách đáng ngại, “Chúng tôi biết bạn đang ở đâu. Chúng tôi biết bạn đã ở đâu. Chúng tôi có thể ít nhiều biết bạn đang nghĩ gì… Danh tính kỹ thuật số của bạn sẽ tồn tại mãi mãi vì không có nút xóa nào cả.”
Tầm nhìn của Ellison về một “công dân hạnh phúc hơn” dựa trên giả định rằng việc giám sát liên tục sẽ dẫn đến hành vi tốt hơn. Nhưng logic này có sai sót nghiêm trọng. Như lịch sử đã chứng minh &&&, quyền lực không được kiểm soát trong tay một số ít người chắc chắn sẽ dẫn đến lạm dụng BỞI QUYỀN LỰC ĐỘC TÀI THỐNG TRỊ ÁP ĐẶT LÊN NGƯỜI DÂN! .
Ý tưởng cho rằng AI sẽ đóng vai trò là người giám sát nhân từ chỉ là ngây thơ và tệ hại hơn là cực kỳ sai lầm từ những kẻ có đầu óc bệnh hoạn, bất thường, đam mê quyền lực, danh vọng, vật chất, dục lạc mà đánh mất lương tâm mà Thượng Đế, Thiên Chúa Ba Ngôi đã ban cho họ khi chào đời.
Tầm nhìn của Larry Ellison về một thế giới thống nhất do AI thúc đẩy không phải là một thế giới lý tưởng mà là một cơn ác mộng phản địa đàng.
Bằng cách ủng hộ việc thu thập và phân tích mọi dữ liệu cá nhân, bao gồm cả DNA, Ellison đang mở đường cho một tương lai mà quyền riêng tư bị xóa bỏ KHI NHÂN PHẨM VÀ QUYỀN LÀM MỘT CON NGƯỜI TỰ DO ĐÚNG NGHĨA CHỈ LÀ ẢO TƯỞNG!
‘𝐒ự 𝐭𝐡ậ𝐭 𝐠𝐢ố𝐧𝐠 𝐧𝐡ư 𝐦ộ𝐭 𝐜𝐨𝐧 𝐬ư 𝐭ử. 𝐁ạ𝐧 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐜ầ𝐧 𝐩𝐡ả𝐢 𝐛ả𝐨 𝐯ệ 𝐧ó. Để 𝐧ó 𝐪𝐮𝐚 đ𝐢. 𝐍ó 𝐬ẽ 𝐭ự 𝐯ệ.’
𝐇ã𝐲 𝐥𝐮ô𝐧 𝐥𝐮ô𝐧 𝐜ô𝐧𝐠 𝐛ố 𝐬ự 𝐭𝐡ậ𝐭 𝐯à 𝐧𝐠𝐚𝐲 𝐜ả 𝐤𝐡𝐢 𝐧ó 𝐥ọ𝐭 𝐯à𝐨 𝐭𝐚𝐢 𝐧𝐠ườ𝐢 đ𝐢ế𝐜, 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭a 𝐬ẽ 𝐡𝐨à𝐧 𝐭𝐡à𝐧𝐡 𝐜ô𝐧𝐠 𝐯𝐢ệ𝐜 𝐜ủ𝐚 𝐦ì𝐧𝐡.
Posts: 3,111
Threads: 65
Likes Received: 2,221 in 1,566 posts
Likes Given: 3,146
Joined: Mar 2018
Reputation:
32
(2025-03-24, 12:38 AM)Dewdrop Wrote: Hi bé Ly, Cỏ khoẻ bé Ly ơi. May quá Cỏ chưa có 7 tình. Còn 7tình, có à nhe, có cái thread nớ đó, thỉnh thoảng chạy vô khoe
... Hôm qua buồn, hôm nay khóc, hôm mai lại cười
... Cuộc đời xoay vòng mà
Cám ơn bé Ly nhe, nhìn hấp dẫn, bé Ly nấu khéo, màu đẹp quá 
Bé Ly và anh Duke luôn khoẻ và vui nhe 
Dzạ, bé Ly vừa vào đó nhờ nàng nhắc chứ bé Ly có cái tật mau quên, ai thiếu tiền thì nhớ miết.
Nàng vẫn hát hay như ngày nào.
Cảm ơn nàng, nhìn rứa chứ ăn chắc cũng .............tạm.
Cuộc đời là 1 trò chơi cảm xúc mừ. Giữ gìn sức khoẻ DD nhé.
Lặng nhìn mây trắng dần tan
Võ vàng nguyệt khuyết khảy đàn trầm u
Cao sơn quyện áng sương mù
Tứ bề lưu thủy, thuyền du cõi nào?
Posts: 3,111
Threads: 65
Likes Received: 2,221 in 1,566 posts
Likes Given: 3,146
Joined: Mar 2018
Reputation:
32
(2025-03-24, 10:51 AM)duke Wrote: Uý mèng, cơm bé Ly nấu nhìn ngon lành, dấp dẫn quá ta!
Bé Ly úi ùii...bếp nhà anh nóng lại rồi nè ...mời bé & Dewdrop và các bạn cùng vô o ngắn nhé ...
https://vietbestforum.com/thread-22384-p...#pid498862
Anh thấy bé Ly "bói" giỏi hôn?
Anh và nàng DD cứ nhìn mà hổng ai xèm đem chén đũa ra đặng 3 đứa mình dzớt ráo trọi hà.
Yes sir! 1.............2...............3...............bé Ly ![[Image: 3203317768.gif]](https://i.postimg.cc/ZYPjpGgZ/3203317768.gif) liền đây!
Bàn loạn bài đăng của anh,
Thông minh quá sẽ bị thông minh hại, em thấy vaccines đã và đang "thống lĩnh" không ít người rồi. Nhân loại thời nay càng bỏ xa thiên nhiên, chạy theo công nghệ điện tử. Lỡ mai kia có kẻ dã tâm độc đoán nắm quyền trong thế giới AI thì chắc không còn lối thoát. Anh Duke có chích vaccines hằng năm không anh? Hổm tía biểu đi mà bs chê hổng cho bé Ly chích áh.
Lặng nhìn mây trắng dần tan
Võ vàng nguyệt khuyết khảy đàn trầm u
Cao sơn quyện áng sương mù
Tứ bề lưu thủy, thuyền du cõi nào?
Posts: 1,665
Threads: 91
Likes Received: 1,062 in 600 posts
Likes Given: 821
Joined: Jul 2021
Reputation:
50
‘𝐒ự 𝐭𝐡ậ𝐭 𝐠𝐢ố𝐧𝐠 𝐧𝐡ư 𝐦ộ𝐭 𝐜𝐨𝐧 𝐬ư 𝐭ử. 𝐁ạ𝐧 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐜ầ𝐧 𝐩𝐡ả𝐢 𝐛ả𝐨 𝐯ệ 𝐧ó. Để 𝐧ó 𝐪𝐮𝐚 đ𝐢. 𝐍ó 𝐬ẽ 𝐭ự 𝐯ệ.’
𝐇ã𝐲 𝐥𝐮ô𝐧 𝐥𝐮ô𝐧 𝐜ô𝐧𝐠 𝐛ố 𝐬ự 𝐭𝐡ậ𝐭 𝐯à 𝐧𝐠𝐚𝐲 𝐜ả 𝐤𝐡𝐢 𝐧ó 𝐥ọ𝐭 𝐯à𝐨 𝐭𝐚𝐢 𝐧𝐠ườ𝐢 đ𝐢ế𝐜, 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭a 𝐬ẽ 𝐡𝐨à𝐧 𝐭𝐡à𝐧𝐡 𝐜ô𝐧𝐠 𝐯𝐢ệ𝐜 𝐜ủ𝐚 𝐦ì𝐧𝐡.
|