Có phải Trump chỉ chống nhập cư bất hợp pháp không? Vietfactcheck.org
#1



Reply
#2
Có phải Trump chỉ chống nhập cư bất hợp pháp không?

Giả Định: Nhiều người Mỹ gốc Việt cho là chủ trương và chính sách chống nhập cư của Trump chỉ nhắm vào người nhập cư bất hợp pháp và người Việt không cần lo sợ những chính sách này. 


[Image: dial-phan-lon-sai-1576824085-16007284288...C430&ssl=1]



Thẩm Định: Giả định này PHẦN LỚN SAI. Trong quá trình duyệt xét những quyết định của Trump khi tại chức, chúng tôi phát hiện rằng chính quyền Trump đã theo đuổi chính sách giới hạn số người tị nạn được nhập cảnh vào Hoa Kỳ và trục xuất người nhập cư về quốc gia gốc, kể cả hơn 7 ngàn người nhập cư gốc Việt.



Nhiều người Mỹ gốc Việt tin rằng chính sách nhập cư của Trump chỉ nhằm ngăn cản những người nhập cư từ biên giới phía nam với Mễ Tây Cơ. Họ tin rằng các chính sách của Trump không ảnh hưởng đến việc nhập cư của người Việt và lộ trình họ được nhận vào công dân Hoa Kỳ. Họ cũng tin rằng vì Trump thuộc về Đảng Cộng Hòa, ông sẽ thiên người Việt và mọi người Việt sống ở Mỹ có thể yên tâm với chủ trương chống nhập cư của Trump.

Tuy nhiên, trong thời gian tại chức, Trump đã thúc đẩy các chính sách ngăn cản người tị nạn nhập cư và giới hạn các chương trình tị nạn đã có, và cũng thúc đẩy  những chính sách trục xuất có ảnh hưởng đến cộng động người Việt.

Trong năm 2020, Hoa Kỳ đã hạ giới hạn số người tị nạn tối đa xuống chỉ còn 18.000 người. Đây là mức thấp nhất từ khi chính phủ Reagan thông qua đạo luật Refugee Act vào năm 1980. Đạo luật này nâng con số người tị nạn được nhập cư từ 17.400 đến 50.000. Chính quyền Trump đã đều đặn giảm con số người tị nạn được nhập cư xuống, một điều các tổ chức nhân quyền đã chỉ trích.

Người Việt không miễn nhiễm từ những độc hại trong chính sách nhập cư của chính quyền Trump. Chính quyền này đã thúc đẩy việc trục xuất người nhập cư và tị nạn gốc Việt. Vào năm 2008, Hoa Kỳ và Việt Nam ký một thỏa thuận cấm trục xuất người Việt đã đến Hoa Kỳ trước ngày 12, tháng 7, 1995. Tuy nhiên, chính quyền Trump đã tìm cách thay đổi quy chế bảo vệ của thỏa thuận 2008 và theo đuổi việc trục xuất những người nhập cư dài hạn không chỉ từ Việt Nam, mà còn từ các quốc gia khác đã bị chính quyền này buộc là “tội phạm bạo động nước ngoài.”

Vào năm 2019, hơn 7 ngàn người nhập cư gốc Việt phải đối mặt với nguy cơ bị trục xuất; những người bị quy là “tội phạm bạo động nước ngoài” bao gồm cả các cá nhân không phạm vào tội hình sự hoặc những ai đã mãn hạn tù. Con số này hẳn đã tăng khi chính quyền Trump nới rộng định nghĩa thế nào là một tội phạm có thể bị trục xuất.

Đòng thời, dưới chính quyèn Trump, só visa cấp cho nhũng công dân Việt Nam năm 2019 là [url=https://travel.state.gov/content/dam/visas/Statistics/AnnualReports/FY2019AnnualReport/FY19AnnualReport-TableXV.pdf][/url], so với năm 2016 dưới thời Obama la 32.535. 

Chính quyền Trump tiếp tục dựng lên các rào cản để ngăn người nhập cư trở thành công dân Hoa Kỳ. Một nghiên cứu của nhập cư cho thấy là thủ tục trở thành công dân đã tốn kém, khó khăn và mất thời giờ hơn dưới nhiệm kỳ của Trump.

Kết Luận: Các chính sách về nhập cư của chính phủ Trump không chỉ nhắm vào các người nhập cư bất hợp pháp, mà còn nhắm vào giới hạn các lộ trình nhập cư hợp pháp vào Hoa Kỳ. Chính quyền này cũng đã theo đuổi chính sách trục xuất người nhập cư hiện đang sống hợp pháp tại Hoa Kỳ, kể cả người nhập cư từ Việt Nam.

Vietfactcheck.org
Reply
#3
Đảng Cộng hòa có muốn loại bỏ Medicare và An sinh xã hội hay không? 

[Image: mikeLee2.jpg?fit=840%2C571&ssl=1]

Giả định: Một số đảng viên Cộng hòa muốn loại bỏ dần Medicare và An sinh xã hội, hai chương trình xã hội phổ biến và tốn kém do chính phủ liên bang điều hành để hỗ trợ người cao tuổi.

[Image: dial-phan-lon-that-2989869840-1600728448...C465&ssl=1]

Thẩm định: Tuyên bố này PHẦN LỚN THẬT. Bất chấp những tuyên bố đối lập của nhiều đảng viên Cộng hòa, chẳng hạn như Hạ nghị sĩ Marjorie Taylor Greene, người được biết đến là đã từng hét lên rằng Biden là kẻ nói dối, các đảng viên Cộng hòa đã đề xuất các chính sách có thể làm suy yếu Medicare và An sinh xã hội.




Trong bài phát biểu tại Tình trạng Liên bang, tổng thống Biden tuyên bố rằng “một số đảng viên Cộng hòa muốn Medicare và An sinh xã hội ngừng hoạt động,” khiến nhiều đảng viên Cộng hòa trong phòng la ó và chỉ trích. Đáng chú ý nhất, Hạ nghị sĩ Marjorie Taylor Green đã hét lên, gọi Biden là kẻ nói dối.


Medicare và An sinh xã hội là hai trong số ba chi phí liên bang đắt đỏ nhất, tiêu tốn lần lượt là 733 tỷ đô la và 1,2 nghìn tỷ đô la, tương đương khoảng 12,5% và 21% ngân sách hàng năm. Để tham khảo, chi tiêu quân sự chiếm 13% ngân sách ở mức 768 tỷ đô la.


Xem xét việc đảng Cộng hòa tuyên bố muốn cắt giảm chi tiêu của chính phủ, hai chương trình cực kỳ lớn và tốn kém này có vẻ như là những mục tiêu lý tưởng để cắt giảm chi tiêu. Nhưng những chương trình này rất phổ biến — một cuộc thăm dò năm 2020 của AARP (Hiệp hội những người đã nghỉ hưu Hoa Kỳ) cho thấy 96% người trưởng thành thuộc mọi thành phần chính trị ủng hộ An sinh xã hội. Medicare phân cực hơn một chút về mặt chính trị nhưng dù sao cũng được đa số ủng hộ, theo Kaiser Family Foundation, 89% đảng viên Đảng Dân chủ và 65% đảng viên Cộng hòa ủng hộ chương trình này.


Ngoài ra, những người Mỹ tự nhận là đảng viên Cộng hòa có xu hướng lớn tuổi hơn mức trung bình, chính vì vậy, việc không tấn công trực tiếp các chương trình này là một động thái chính trị thông minh.


Thay vào đó, đảng Cộng hòa đã đề xuất các ngân sách làm giảm chi tiêu tổng thể của liên bang, cắt giảm ngân sách cho An sinh xã hội và Medicare. Ví dụ: một ngân sách năm 2021 do Ủy ban Nghiên cứu của Đảng Cộng hòa đề xuất cắt giảm chi tiêu liên bang 14 nghìn tỷ đô la—bao gồm khoản cắt giảm 2,5 nghìn tỷ đô la cho Medicare.


Ở một khía cạnh cực đoan hơn, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Ron Johnson (thuộc Wisconsin) và Rick Scott (thuộc Florida) đã đề xuất rằng An sinh xã hội và Medicare, cùng các chương trình liên bang khác, nên kết thúc định kỳ và bị cắt giảm (hàng năm hoặc vài năm một lần, tùy thuộc vào người bạn yêu cầu) để Quốc hội có thể tranh luận xem có nên tiếp tục chương trình đó hay không. Điều này mang tính quan ngại vì nếu Quốc hội không thể đi đến thỏa thuận, chương trình được đề cập có thể đơn giản là kết thúc theo mặc định.


Một đại diện thuộc Đảng Cộng Hoà, Thượng nghị sĩ Mike Lee của Utah, đã đi xa hơn nhiều, nói rằng chấm dứt An sinh xã hội là một trong những mục tiêu chính sách minh bạch của ông trong chiến dịch tranh cử năm 2010.


“Mục tiêu của tôi là loại bỏ dần An sinh xã hội, nhổ tận gốc và loại bỏ nó,” Lee nói tại một sự kiện vận động tranh cử. “Việc loại bỏ chương trình này sẽ gây ra những nỗi đau liên quan. Chúng ta không thể thực hiện việc này trong một lần duy nhất.”


Kể từ đó, ông đã làm dịu quan điểm của mình về An sinh xã hội, nhưng điều đó không ngăn cản ông hoặc các đồng nghiệp đề xuất đóng băng ngân sách cho Cơ quan An sinh xã hội ở cấp độ năm 2022, điều này sẽ làm chậm và làm suy yếu toàn bộ An sinh xã hội. Những người khác muốn tăng độ tuổi quy định để tham gia các chương trình này. Dân biểu Don Bacon của Nebraska cho biết: “Bản thân tôi không coi đó là một sự cắt giảm”, mặc dù thực tế là việc nâng cao độ tuổ quy định sẽ làm giảm khả năng tiếp cận các chương trình này cũng như số tiền chi cho chúng.

Việc tấn công các chương trình phổ biến và hữu ích như An sinh xã hội và Medicare sẽ rất dễ gây ra tranh cãi, vì vậy đảng Cộng hòa thường không trực tiếp tấn công chúng. Tuy nhiên, quan điểm chính sách cốt lõi của họ là cắt giảm tổng chi tiêu liên bang thường sẽ dẫn đến việc cắt giảm các chương trình này. Một số đại diện GOP đề xuất kết thúc định kỳ các chương trình này để Quốc hội có thể tranh luận xem có nên tiếp tục chương trình hay không. Ngoại trừ Thượng nghị sĩ Mike Lee, các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa nói chung không tìm cách loại bỏ hoàn toàn Medicare và An sinh xã hội. Tuy nhiên, ngân sách của các chương trình này luôn gây tranh cãi và có nguy cơ bị đảng Cộng hòa cắt giảm, vì vậy chúng tôi đánh giá tuyên bố này là PHẦN LỚN THẬT

vietfactcheck.org
Reply
#4
Hello Be Saint,

Câu hỏi được đặt ra là:
Có nên giữ những người nhập cư bất hợp pháp và tội phạm hay không?
Vài ví dụ điển hình:
Chi phí từ nhà nước buộc phải cung cấp, đặc biệt là y tế
Không đóng thuế thu nhập, giảm bớt công ăn việc làm của những người chính thức nhập cư
Sinh con ra sẽ tự động được cấp giấy phép công dân
Nạn nhân của những vụ bóc lột buôn bán người vì không dám sờ đến đồn cảnh sát
Nạn nhân của những doanh nghiệp/công ty/nhà thầu mướn với giá bèo, hoặc làm những việc mà đa phần từ chối
Tác động thêm tội phạm, gian lận, và rối loạn nền kinh tế.
Lặng nhìn mây trắng dần tan
Võ vàng nguyệt khuyết khảy đàn trầm u
Cao sơn quyện áng sương mù

Tứ bề lưu thủy, thuyền du cõi nào?
Reply
#5
(7 hours ago)TiểuHồLy Wrote: Nạn nhân của những doanh nghiệp/công ty/nhà thầu mướn với giá bèo, hoặc làm những việc mà đa phần từ chối
Tác động thêm tội phạm, gian lận, và rối loạn nền kinh tế.

 "Chuyện nước Mỹ" không tiện bàn vào, tuy nhiên đọc 2 cái arguments cười "gụng gúng".  Việc rẻ rúng, ứ ai thèm mới đến tay họ, mà bảo là họ làm rối loạn nền kinh tế thì nghe vô cùng trái khuấy. 

Cái luận điệu này, bọn khốn AfD bên tớ cũng thuộc làu làu. Mẹ nó, bọn AfD này làm việc thì đếch làm, cứ nằm ườn ra đấy nhận trợ cấp, than thất nghiệp, lười nhớt thây lầy cốt, thế nhưng có người ngoại quốc làm thì đếch chịu. Một lũ racists rác rưởi ăn bám xã hội bẩn thỉu. Cứ mang cái nhãn hiệu quốc gia, dân tộc con khỉ gì đấy ra làm bình phong cho cái ngu dốt và lười biếng của mình, chứ chả làm nên tích sự, trò trống gì.
[Image: K6bu1Jw.png]
[-] The following 2 users Like 005's post:
  • Bán Hạ, TiểuHồLy
Reply
#6
(5 hours ago)005 Wrote:  "Chuyện nước Mỹ" không tiện bàn vào, tuy nhiên đọc 2 cái arguments cười "gụng gúng".  Việc rẻ rúng, ứ ai thèm mới đến tay họ, mà bảo là họ làm rối loạn nền kinh tế thì nghe vô cùng trái khuấy. 

Cái luận điệu này, bọn khốn AfD bên tớ cũng thuộc làu làu. Mẹ nó, bọn AfD này làm việc thì đếch làm, cứ nằm ườn ra đấy nhận trợ cấp, than thất nghiệp, lười nhớt thây lầy cốt, thế nhưng có người ngoại quốc làm thì đếch chịu. Một lũ racists rác rưởi ăn bám xã hội bẩn thỉu. Cứ mang cái nhãn hiệu quốc gia, dân tộc con khỉ gì đấy ra làm bình phong cho cái ngu dốt và lười biếng của mình, chứ chả làm nên tích sự, trò trống gì.

Đáng lẽ ra thì THL không muốn hầu chuyện cùng 005 kể từ khi vô tình đọc được....àh mà thôi tính từ khi 005 chưa hiểu câu chuyện đầu đuôi lại bắt chước "bọn CS" chụp mũ vụ "TU ONLINE". Thật tình mà nói thì hầu chuyện với 005 cũng khá tốn chất xám. 

1). Đây không phải là "arguments" mà là những ví dụ điển hình. 005 nên đọc kỹ và hiểu rỏ trước khi phát biểu hỉ? Chữ "NẠN NHÂN" và chữ "TÁC ĐỘNG THÊM" còn nằm chình ình ra đó. Nên đào sâu những ví dụ điển hình và hiểu cặn kẻ những gì mà THL đã nêu ra ở trên rồi phát biểu cũng chưa muộn, 005 nhé?


Tulip4

À quên! Đi rồi nhưng THL quành lại viết cho 005 thêm vài chữ nữa.

Nếu ("Chuyện Nước Mỹ" không tiện bàn vào), có nghĩa là 005 không ở trong nước Mỹ. Thôi thì khỏi bàn loạn thêm vì hai quan điểm khác nhau hỉ?

Winking-thumbs-up-smiley-emoticon
Lặng nhìn mây trắng dần tan
Võ vàng nguyệt khuyết khảy đàn trầm u
Cao sơn quyện áng sương mù

Tứ bề lưu thủy, thuyền du cõi nào?
Reply
#7
Bán Hạ thắc mắc một điều là Medicare và SS là trích từ check đi làm của dân mà mấy ông Cộng Hoà tối ngày đòi cắt lên cắt xuống?

Có người đi làm cả mấy chục năm, về già thì được hưởng tiền này của họ có gì là sai? Họ cứ tăng tuổi về hưu lên nên có người chưa đến tuổi hưu trí thì đã lăn ra chết rồi. 

Nghe nói có 70+ triệu người đang lãnh ASXH, nhưng đó thì là tiền của họ góp nhặt bao năm, chưa tính nếu lãi xuất 12% stock market rate thì họ cũng đáng lãnh lắm, nhưng họ cứ đòi 

cắt vì lý do cut debt? 

Cut national debt thì liên hệ gì tiền của dân tích lũy cho hưu trí của họ?

Nghĩ lạ thiệt!  Confused
Reply
#8
Có Vietfactcheck này hay quá. BH muốn check it out too.
Reply
#9
(4 hours ago)Bán Hạ Wrote: Có Vietfactcheck này hay quá. BH muốn check it out too.

Nếu Vietfactcheck check ra ai là Ngoại của THL thì THL mới compliment là "hay quá"  Rollin

(4 hours ago)Bán Hạ Wrote: Bán Hạ thắc mắc một điều là Medicare và SS là trích từ check đi làm của dân mà mấy ông Cộng Hoà tối ngày đòi cắt lên cắt xuống?

Có người đi làm cả mấy chục năm, về già thì được hưởng tiền này của họ có gì là sai? Họ cứ tăng tuổi về hưu lên nên có người chưa đến tuổi hưu trí thì đã lăn ra chết rồi. 

Nghe nói có 70+ triệu người đang lãnh ASXH, nhưng đó thì là tiền của họ góp nhặt bao năm, chưa tính nếu lãi xuất 12% stock market rate thì họ cũng đáng lãnh lắm, nhưng họ cứ đòi 

cắt vì lý do cut debt? 

Cut national debt thì liên hệ gì tiền của dân tích lũy cho hưu trí của họ?

Nghĩ lạ thiệt!  Confused

Medicare thì để ai rành vào 888888 với Bán Hạ há? THL chỉ tào lao về SS benefit thôi.
Nói đi thì cũng phải nói lại chút xíu,
Hưởng tiền SS benefits đâu phải ai cũng đi làm suốt đời, có nhiều người qua làm đóng thuế chút đỉnh khoảng 5 năm là đến tuổi về hưu, 62t. SSI hằng tháng nhà nước lấy về 6.2%; ví dụ lương $100k/year (most middle class cases) thì khoảng $6200/year. Trong khi đó trung bình hiện tại theo US News Money 9/24/2024 thì SS benefits là $1,862/mo and max will be $3,822/mo. Tuổi thọ của dân USA theo "Overview" thì 77.5t. Tính ra thì nhà nước vẫn lỗ. Nói thì nói vậy, THL vẫn ủng hộ chi tiêu cho Medicare and SSI/SSA whatsoever.  Ai chắc chắn stock market always earns 12%? Nếu vậy thì không có người phá sản vì chơi stocks.



Kaos-1
Lặng nhìn mây trắng dần tan
Võ vàng nguyệt khuyết khảy đàn trầm u
Cao sơn quyện áng sương mù

Tứ bề lưu thủy, thuyền du cõi nào?
Reply