Từ Lobo đến Bee Gees : Các bản ghi âm hay nhất của "Will You Still Love Me Tomorrow"
#1
Giai điệu ''More than I can say : Yêu người quá đỗi, nói sao cho vừa





Yêu em nhiều hơn lời anh nói(lam trường)cover/ Ahu




Mỗi lần nhắc tới nhạc phẩm ''More than I can say'', hầu như mọi người yêu nhạc đều nghĩ tới phiên bản rất thành công vào năm 1980 của danh ca người Anh Leo Sayer, nay định cư tại Úc. Tuy nhiên, giai điệu này đã từng ăn khách từ hai thập niên trước đó, qua bản nhạc gốc ghi âm vào năm 1959 của hai tác giả Sonny Curtis và Jerry Allison.

[Image: AP04110706974.jpg]
Huyền thoại nhạc POP ca sĩ Leo Sayer. Ảnh chụp 1980 ASSOCIATED PRESS


Năm 1959 là năm đầy đau thương tang tóc đối với làng nhạc rock. Ba nghệ sĩ hàng đầu thời bấy giờ là Ritchie Valens, The Big Bopper và nhất là Buddy Holly qua đời vì tai nạn máy bay tại hồ Clear Lake, bang Iowa Hoa Kỳ, khiến cho công chúng cảm thấy tiếc thương vô vàn. Ca sĩ kiêm tác giả Don McLean trong nhạc phẩm ''American Pie'' (ghi âm vào năm 1971) gọi ngày này là ''The Day the Music Died'' : Ngày âm nhạc đã chết.

Giới hâm mộ sửng sốt trước sự qua đời quá đột ngột của ba tài năng còn rất trẻ. Gia đình và đồng nghiệp của họ lại càng bị choáng váng. Nhất là Buddy Holly vĩnh viễn ra đi quá sớm, ở tuổi 22 vào lúc sự nghiệp của anh vừa cất cánh. Đà thành công của nhóm The Crickets, ban nhạc của Buddy Holly cũng đột ngột bị gián đoạn. Trong cái rủi lại có cái may, nhóm The Crickets có cơ hội lưu diễn với nhóm The Everly Brothers nổi tiếng với các nhạc phẩm ''Bye Bye Love'' (Tạm biệt tình yêu) và ''All I have to do is dream'' (tựa tiếng Việt là Khi ta hai mươi).

Nhờ vậy, nhóm The Crickets mới tiếp tục giai đoạn thứ nhì trong sự nghiệp của họ. Bản nhạc ''More than I can say'' là ca khúc  chủ đạo trích từ tập nhạc ''In style with the Crickets'', đây là bản ghi âm đầu tiên, đánh dấu sự thành công của nhóm này một năm sau ngày Buddy Holy qua đời. Tựa đề bản nhạc này được hiểu theo nghĩa ''Yêu em quá đỗi, biết nói sao cho vừa'' hay nói cách khác không có lời nào diễn đạt được hết tình yêu dành cho em.

Trước khi có phiên bản ghi âm lại của Leo Sayer, giới yêu nhạc trẻ Anh, Mỹ đầu những năm 1960 đã từng say đắm mê mẩn với bản nhạc gốc của Sonny Curtis và Jerry Allison sáng tác vào năm 1959, rồi ghi âm phát hành trên đĩa nhựa lần đầu tiên vào năm 1960. Bài hát này sau đó đã được nhiều nghệ sĩ ghi âm lại trong đó có phiên bản của Bobby Vee (phát hành vào năm 1961) từng thành công ở Anh, nhưng lại không ăn khách tại Mỹ. Trong số các bản ghi âm lại (cover), thành công nhất vẫn là phiên bản của Leo Sayer, hạng nhì trên bảng xếp hạng Billboard, hạng tư châu Âu và hạng nhất thị trường Úc.

Theo lời kể của nam danh ca người Anh Leo Sayer, ông đã được nghe bài này qua phiên bản cover của Bobby Vee, chứ không phải là bản nhạc gốc. Lúc bấy giờ ông đang tìm kiếm một bài hát ăn khách thời trước để cho đủ số bài ghi âm trên album phòng thu thứ 8 của mình mang tựa đề ''Living in a Fantasy'', phát hành vào năm 1980.

Ở Việt Nam, nhạc phẩm ''More Than I Can Say'' từ lâu đã là một ca khúc kinh điển, do được đưa vào các giáo trình học tiếng Anh qua âm nhạc và được nghe liên tục trên mạng trong nhiều thập niên qua. Câu hát mở đầu bản nhạc "Oh oh, yeah yeah, I love you more than I can say" có thể nói đã in đậm vào tâm trí của nhiều người yêu nhạc.

Giai điệu ''More Than I Can Say'' tiính đến nay đã được ghi âm trong hơn 10 thứ tiếng, kể cả tiếng Nhật, tiếng Hoa hay tiếng Hàn ..... Còn trong tiếng Việt, bài này từng được đặt tựa thành ''Yêu em nhiều hơn lời nói'', có nhiều nguồn ghi chép là của tác giả Trung Hành và từng được nhiều nghệ sĩ như Lam Trường, Don Hồ, Quốc Khanh ghi âm.

Chắc cũng vì rất nhẹ nhàng trong câu chữ, ý tứ đơn giản từng lời, mà bản nhạc ''More than I can say'' dễ thấm vào lòng người, giai điệu thân quen đến đỗi giới yêu nhạc thuộc lòng từ thập niên 1960 : Yêu ai nhiều, lời vẫn chưa đủ nói. Đến hôm sau, tim càng yêu gấp bội. Từ lúc đầu cho đến giây phút cuối. Trọn một đời, vẫn yêu người mãi thôi.  

"Sáng nay thức dậy choàng thêm áo
Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh".
[-] The following 1 user Likes Khuyết Danh's post:
  • TTTT
Reply
#2
Từ Lobo đến Bee Gees : Các bản ghi âm hay nhất của "Will You Still Love Me Tomorrow"

Trong làng nhạc Anh-Mỹ, Carole King người đã từng gợi hứng cho nhac pham "Oh Carol", là một trong những tác giả lẫy lừng nhất thế kỷ XX, với gần 120 ca khúc ăn khách trên thị trường quốc tế. Trong số những tác phẩm đầu đời, có giai điệu "Will You Love Me Tomorrow", đôi khi còn có tựa là "Will You Still Love Me Tomorrow", do Carole King đồng sáng tác cùng với chồng là tác giả Gerry Goffin.









[Image: AP17027039167207.jpg]
Ba anh em, từ trái, Barry, Robin và Maurice Gibb của ban nhạc Pop Bee Gees, ngày 29/07/1990, tại Miami Beach, Florida, Mỹ. AP - MARTA LAVANDIER


Bản nhạc "Will You Still Love Me Tomorrow" được nhóm The Shirelles gồm 4 thành viên ghi âm và phát hành vào năm 1960. Đây là lần đầu tiên, một bài hát của một ban nhạc nữ da đen giành lấy vị trí quán quân trên bảng xếp hạng thị trường Hoa Kỳ, hạng tư tại vương quốc Anh, hạng 3 tại New Zealand. Phiên bản của nhóm The Shirelles từng được tạp chí Rolling Stone xếp vào hạng 126 trong số 500 bài hát hay nhất mọi thời đại, còn tạp chí Billboard xếp bài hát này ở hạng 3 trong số các ban nhạc nữ xuất sắc nhất.


được được được Kể từ đó, nó đã được thu âm bởi nhiều nghệ sĩ trong nhiều năm, bao gồm cả phiên bản năm 1971 của đồng tác gia Carole King.


Vào năm 1971, đồng tác giả bản nhạc Carole King cũng đã ghi âm một phiên bản "Will you still love me tomorrow" cho album phòng thu thứ hai của mình mang tựa đề ''Tapestry'', với phần hát bè của hai nghệ sĩ trứ danh là Joni Mitchell và James Taylor. Phiên bản của Carole King được thực hiện với nhịp điệu chậm hơn, mang âm hưởng của dòng nhạc folk rock, giúp cho album thứ nhì của Carole King thành công trên thị trường quốc tế. Trong vở nhạc kịch sáng tác cho Broadway vào năm 2013 mang tựa đề "Beautiful : The Carole King Musical", bài hát này được trình bày nhiều lần trên sân khấu, tựa như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm. Không có bài hát nào khác được biểu diễn thường xuyên như vậy trong vở nhạc kịch này.


Sau khi thành công trên thị trường quốc tế đầu những năm 1960, giai điệu "Will You Still Love Me Tomorrow" tiếp tục được ghi âm trong 11 ngôn ngữ khác nhau. Trong tiếng Pháp bài này có đến 4 lời : ''Reviendras-tu encore'' của ca sĩ Jocelyne, ''Longtemps, très longtemps'' của Martine Valdary, ''Demain tu peux changer'' của Dusty Spingfield và bản phóng tác gần sát nhất với bài hát gốc là ''M'aimeras tu demain?'' của Céline Lomez.


Còn trong tiếng Việt, "Will you still love me tomorrow" cũng có nhiều lời khác nhau : phiên bản đầu tiên được nhiều nguồn ghi chép là của tác giả Khúc Lan với tựa đề "Hãy nói mãi yêu''. Phiên bản lời Việt thứ nhì là của tác giả Nguyễn Thảo, do nghệ sĩ Lê Vũ ghi âm thành nhạc phẩm ''Mai này còn yêu nhau ?''. Tuy nhiên, không nên nhầm lẫn nguyên tác của Carole King với một bài hát khác có cùng tựa đề "Will you still love me tomorrow". Đây là một bản nhạc tiếng Hoa từng được tác giả Minh Tâm phóng tác sang tiếng Việt thành nhạc phẩm ''Tình yêu ngày mai''.


Về phía làng nhạc Anh-Mỹ, có rất nhiều nghệ sĩ tên tuổi từng ghi âm lại bản nhạc này. Trong số này, phải kể đến Frankie Valli và The Four Seasons (1968), Linda Ronstadt ghi âm một phiên bản cover trên album ''Silk Purse'' (1970), Laura Brannigan thu bài này cho album ''Self Control'' của mình (1984). Hầu như vào cùng một thời điểm (1983), nữ danh ca Dionne Warwick triệu mời nhóm The Shirelles cùng thu âm với mình một phiên bản mới của bài này cho album "How many times can we say goodbye". Phiên bản của nam danh ca Lobo cũng được ghi âm trên album ''Asian Moon'', phát hành vào năm 1994.


Về phần mình, Amy Winehouse cũng từng ghi âm vào năm 2004 một bản cover làm nhạc nền cho tập nhì của bộ phim ''Bridget Jones'' (The Edge of Reason), bài này được phát hành thành đĩa đơn chỉ vài tuần lễ sau khi Amy Winehouse qua đời vào năm 2011, ở tuổi 27. Gần đây hơn nữa, giọng ca thần tượng Taylor Swift đã hát bài này vào năm 2021 trong phần mở đầu buổi lễ vinh danh Carole King tại Đại sảnh Danh vọng ''Rock and Roll Hall of Fame''.


Trong số hàng trăm bản phóng tác, bài ghi âm thành công nhất theo đánh giá của chính tác giả Carole King vẫn là phiên bản ''Will you still love me tomorrow'' của ban nhạc huyền thoại Bee Gees. Ba thành viên trong nhóm đã ghi âm bài này cho tuyển tập tribute "Tapestry Revisited" đề cao tài nghệ sáng tác của Carole King. Sau khi thành công trong khá nhiều thể loại, từ nhạc pop, soul, funk cho đến disco, bản ghi âm này là dịp để choban tam ca Bee Gees nối lại với sở trường hát nhạc folk của họ. Nhiều người chóng quên rằng trước khi chinh phục thị trường quốc tế, nhóm này chuyên hát nhạc skiffle, một thể loại nhạc folk (dân gian) của Anh thịnh hành vào những năm 1950. Có lẽ tác giả Carole King đã không sai khi chorằng lối hòa giọng của ba anh em nhà Gibb tạo ra một dấu ấn riêng trong cách hát không thể nhầm lẫn với ai khác. Lối hát thanh thoát nhẹ nhàng ấy tựa như lời hồi âm cho câu hỏi : Liệu mai này, chúng mình còn yêu nhau ? Không chỉ riêng ngày mai mà còn muôn đời sau, cho com tim thương hoài cho tâm hồn yêu mãi.


Tuấn Thảo

"Sáng nay thức dậy choàng thêm áo
Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh".
Reply