Mạt pháp
#1
Đa số hiểu "mạt" (末), tiếng Hán-Việt có nghĩa là cuối cùng, hết đường rồi, phải gài số de rồi. Thế còn ai hiểu "mạt" là ngọn không nhỉ? 

 Tôi thấy bên Đại Thừa thì trích dẫn từ các kinh Pháp Hoa và 3,4 kinh nữa của bên Bắc Tông khi nói về "thời mạt pháp".  Còn bên Phật Giáo Nguyên Thuỷ và Phật Giáo Bộ Phái như có cái nhìn khác về hai chữ "mạt pháp".  Hôm nọ tôi có đọc thư trả lời Phật tử của sư Thích Thông Lạc về việc này. Lời lẽ cũng khá nặng nề.

 Các anh chị em nào hiểu thế nào về "thời mạt pháp" thì xin nói ý mình cho 5 được hiểu biết thêm. Xin tạm gọi là thảo luận. Không tranh luận nhé. Xin đừng đưa link, xin hãy nói ý kiến mình dễ học hỏi nhau hơn. Cám ơn trước.
[Image: K6bu1Jw.png]
[-] The following 2 users Like 005's post:
  • duke, TTTT
Reply
#2
(2024-06-23, 11:25 PM)005 Wrote: Đa số hiểu "mạt" (末), tiếng Hán-Việt có nghĩa là cuối cùng, hết đường rồi, phải gài số de rồi. Thế còn ai hiểu "mạt" là ngọn không nhỉ? 

Hi thầy 5,

Dẫn lời thầy 5 chữ "mạt" (末) tiếng Hán việt ngoài nghĩa "hết đường binh" còn có nghĩa là "ngọn" và nhiều nghĩa khác nữa như dùng để tỏ sự nhún nhường như "mạt học", "mạt nho".
Thầy 5 viết như vậy thôi nhưng chắc không có ai cố ép chữ "mạt" trong "mạt pháp" là ngọn đâu phải không vì chữ mạt dùng cho ngọn phải đứng sau danh từ như muốn nói ngọn cây phải viết "mộc mạt".

Vài dòng về chữ, còn Phật học vô biên và tôi là kẻ ngoại đạo không biết gì để bàn.

Xin cáo lui,

Kẻ mạt tiền  Wink
[-] The following 1 user Likes phai's post:
  • 005
Reply
#3
(2024-06-23, 11:25 PM)005 Wrote: Đa số hiểu "mạt" (末), tiếng Hán-Việt có nghĩa là cuối cùng, hết đường rồi, phải gài số de rồi. Thế còn ai hiểu "mạt" là ngọn không nhỉ? 

 Tôi thấy bên Đại Thừa thì trích dẫn từ các kinh Pháp Hoa và 3,4 kinh nữa của bên Bắc Tông khi nói về "thời mạt pháp".  Còn bên Phật Giáo Nguyên Thuỷ và Phật Giáo Bộ Phái như có cái nhìn khác về hai chữ "mạt pháp".  Hôm nọ tôi có đọc thư trả lời Phật tử của sư Thích Thông Lạc về việc này. Lời lẽ cũng khá nặng nề.

 Các anh chị em nào hiểu thế nào về "thời mạt pháp" thì xin nói ý mình cho 5 được hiểu biết thêm. Xin tạm gọi là thảo luận. Không tranh luận nhé. Xin đừng đưa link, xin hãy nói ý kiến mình dễ học hỏi nhau hơn. Cám ơn trước.

Chào sư huynh 005,

Theo duke, "thời mạt pháp" là thời mà các tôn giáo bị kẻ xấu lợi dụng làm phương tiện để buôn thần bán thánh, thu lợi bỏ túi riêng cho mình, mặc kệ người khác có bị mất mát, tổn thương về vật chất, tinh thần, niềm tin tôn giáo, ngay cả bản thân người tin theo những kẻ xấu này cũng bị xâm hại ...v...v.... Những kẻ xấu này có thể nói đó là những ma tăng, hay người khoác áo bên ngoài là tu sĩ của các tôn giáo lớn như Công giáo, Phật giáo ...v...v...

Đồng thời, bởi những hành động tham danh, lợi, thú do những kẻ xấu khoác áo nhà tu  (nhưng thực sự lại là "quỷ phá nhà chay" này) mà khiến cho một số nhữngngười yếu kém đức tin, rời bỏ tôn giáo ấy. Ví dụ: bỏ đi chùa, bỏ đi lễ ở nhà thờ, hoặc thay đổi qua một tôn giáo khác mà họ tin tưởng hơn. 

Từ khoảng vài năm nay, duke được học biết xã hội con người chúng ta đang bị lâm vào một trận chiến tranh tâm linh vô cùng khốc liệt. Đây là cuộc chiến tranh CHÍNH vs tà trong tâm hồn / tâm linh của mỗi người thể hiện nơi các tôn giáo, xã hội, và ngay cả trong chính trị thế giới.

Mặc dù vậy, khi ta biết, và nghe tới "thời mạt pháp", chúng ta cũng không nên buồn chán, buông xuôi, mất hy vọng trong niềm tin tôn giáo của mình. Nhưng ngược lại, chúng ta cần phải kiên cường vững tin vào Chánh đạo, mà tham gia vào trận chiến này ngay từ trong tâm linh của mỗi người chúng ta, để có thể đứng vững và trung thành với niềm tin/ đức tin tôn giáo của mình.

Trong Kinh Thánh đã có nói trước về thời mạt pháp này với danh từ "ngày đen tối", và lời dạy cho người theo đạo biết cần phải làm gì khi ngày này xảy ra: 

"Hãy mang toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa, để có thể đứng vững trước những mưu chước của ma quỷ. Vì chúng ta chiến đấu không phải với phàm nhân, nhưng với những quyền lực thần thiêng, với những bậc thống trị thế giới tối tăm này, với những thần linh quái ác chốn trời cao. Bởi đó, anh em hãy nhận lấy toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa; như thế, anh em có thể vận dụng toàn lực để đối phó và đứng vững trong ngày đen tối.

Vậy hãy đứng vững: lưng thắt đai là chân lý, mình mặc áo giáp là sự công chính, chân đi giày là lòng hăng say loan báo tin mừng bình an; hãy luôn cầm khiên mộc là đức tin, nhờ đó anh em sẽ có thể dập tắt mọi tên lửa của ác thần. Sau cùng, hãy đội mũ chiến là ơn cứu độ và cầm gươm của Thần Khí ban cho, tức là Lời Thiên Chúa. Theo Thần Khí hướng dẫn, anh em hãy dùng mọi lời kinh và mọi tiếng van nài mà cầu nguyện luôn mãi. Ðể được như vậy, anh em hãy chuyên cần tỉnh thức và cầu xin cho toàn thể các thánh.” (Ep 6, 11-17)

Bên Phật giáo, thật may mắn thay đã có sự xuất hiện của sư Minh Tuệ, là bậc chân sư đáng kính, đáng phục, làm thức tỉnh biết bao nhiêu phật tử, giúp họ nhận ra ma tăng phá đạo...Cũng như có sự ủng hộ, đồng thuận của các linh mục Công giáo khi nói những lời tốt đẹp về sư Minh Tuệ trong bài giảng Youtube của mình cho giáo dân ...

Shy
[-] The following 1 user Likes duke's post:
  • 005
Reply
#4
Dạ hiểu kiểu bi bô dân gian như muội thì xử dụng “thời mạt pháp” như bây giờ là nói đến bọn ma tăng, những tông đồ truyền giáo phụng sự đảng cs chứ kg phải đạo đúng nghĩa.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 1 user Likes Lục Tuyết Kỳ's post:
  • 005
Reply
#5
(2024-06-24, 08:38 AM)phai Wrote: Hi thầy 5,

Dẫn lời thầy 5 chữ "mạt" (末) tiếng Hán việt ngoài nghĩa "hết đường binh" còn có nghĩa là "ngọn" và nhiều nghĩa khác nữa như dùng để tỏ sự nhún nhường như "mạt học", "mạt nho".
Thầy 5 viết như vậy thôi nhưng chắc không có ai cố ép chữ "mạt" trong "mạt pháp" là ngọn đâu phải không vì chữ mạt dùng cho ngọn phải đứng sau danh từ như muốn nói ngọn cây phải viết "mộc mạt".

Vài dòng về chữ, còn Phật học vô biên và tôi là kẻ ngoại đạo không biết gì để bàn.

Xin cáo lui,

Kẻ mạt tiền  Wink

 Chơi cờ đại phú ông còn có xấp "khí vận" và xấp "cơ hội" mà. Cho nên mạt tiền không có nghĩa là mạt vận đâu. Thế nào cũng lại được đồng dza đồng vào. Shy 

Nếu hiểu mạt là ngọn, có thể biến chữ "mạt pháp" thành danh từ riêng, ở dạng danh từ ghép được chứ thầy Phai. Ví dụ chữ hang-động, danh-ca.


5 thấy hiểu mạt-pháp theo kiểu ngọn ngành rất hay. Thời mạt-pháp, là giai đoạn người ta xa rời đạo pháp ngọn, đạo pháp nguyên thủy, đạo pháp chính thống. Nếu hiểu như vậy thì thực ra mạt pháp cũng là chính pháp (chánh pháp). Là đạo pháp ở ngọn, đạo pháp ở chân lý nguyên thủy.

Còn nếu diễn đạt "mạt-pháp" là hư-pháp, là giả-pháp, là vô-pháp, thì bỗng nhiên xảy ra sự đối đãi nhị nguyên. Nghĩa là chánh-tà, đúng-sai, trắng-đen, phân-biệt. Bên Phật giáo nguyên thủy thì nói rằng bên Phật giáo Bắc Tông vin vào định nghĩa thời mạt-pháp để chẳng thèm tu gì nữa, không giữ giới luật gì nữa, cho rằng vin vào thời "mạt-pháp" rồi cho rằng tu sẽ không có chứng đắc, 1000 người chỉ chứng đắc vài ba người. Và rồi ngụy biện cho cách tu của mình (theo Thích Thông Lạc).

Hoặc bên Đại Thừa (Bắc Tông, Bắc Truyền) cho rằng dựa vào kinh Pháp Hoa và nhiều kinh khác Phật dạy như vậy nên là như vậy. Chỉ có 500 năm đầu là thời chính pháp. Sau 500 năm thì có 1000 năm thời tượng pháp tu chứng rất khó, bắt đầu sau 1500 năm là thời mạt pháp, gần như không ai tu chứng được. Nhưng ý bên Bắc Tông là vì hoàn cảnh tâm linh suy vi, đời sống phương tiện đủ đầy nên người ta xa rời đạo đức, nhưng chính vì vậy càng phải tu.

Theo mình thì suy giải, dẫn giải như bên Bắc Tông cũng không hẳn là không tốt, vì cho người tu tập, chưa vượt qua được sự đối đãi nhị nguyên, còn tâm phân biệt đúng-sai, hay-dở, ngắn-dài, đẹp-xấu ..v..v thì nên áp dụng phương pháp truyền bá nhị nguyên để giúp con người vượt qua sự phân biệt tiến đến giác ngộ.

Ví dụ như các anh chị đã từng làm hoặc đang làm cha mẹ, khi dạy dỗ con cái lúc còn non trẻ, chúng ta cố gắng dạy dỗ các cháu bé theo phương pháp đối đãi nhị nguyên. Nghĩa là con làm cái đó là xấu không có tốt, con làm cái đó là sai không có đúng, con làm cái đó là dở không có hay. Nghĩa là dùng phương pháp đối đãi để giáo dục sự phân biệt đâu là chân đâu là giả. Nhưng khi con cái lớn rồi thì chúng nó đã hiểu ra và vượt qua sự phân biệt đó rồi, sẽ không giáo dục con cái theo kiểu đối đãi nhị nguyên nữa mà chỉ góp ý rồi nói rằng tùy anh, tùy chị xử sự nhé, tùy theo trạng thái, tùy theo hướng và góc nhìn mà phán đoán sự việc. Mỗi sự việc đều có thể đúng lẫn sai tùy theo hoàn cảnh. Chấp vào cái đúng và sai mãi sẽ không còn tự tánh.

5 nghĩ rằng có thể các vị tu sĩ chứng đắc thời xa xưa, lúc Phật nhập Niết Bàn rồi, tùy theo hoàn cảnh và pháp môn, mới phân nhánh. Và như vậy mạt-pháp cũng có thể là thời kỳ phân nhánh, phân ngọn, chọn nhiều pháp tu khác nhau để thích ứng hoàn cảnh để tu tập. Người không ưng thì có thể cho đó là cái cớ để biếng tu lười tập. Người vượt qua sự đối đãi, thì có thể nhìn thấy sự tích cực của việc phân nhánh, dẫn nhập khái niệm "mạt-pháp" dùng phương pháp nghịch đảo để giáo hóa chúng sinh.

5 thấy rằng nếu hiểu như vậy, sự chia rẽ vì phân nhánh sẽ không còn nữa, các lập luận bài xích nhau sẽ giảm bớt. Ví như người Nam sẽ là Nam, sẽ có các đặc tính của Nam giới. Người Nữ sẽ là Nữ vì có những đặc tính của Nữ giới, hoặc những người không hiện ra bên Nam lẫn bên Nữ, không không thể xác định giới tính, thì cũng được chấp nhận rằng họ không có giới tính xác định, cũng là một đặc tính của họ .v.v.v 

Cũng là một cách đi vào trung-đạo để vượt lên trên của cái biết, và cái không biết chăng?
[Image: K6bu1Jw.png]
[-] The following 1 user Likes 005's post:
  • phai
Reply
#6
(2024-06-24, 09:27 AM)duke Wrote: Chào sư huynh 005,

Theo duke, "thời mạt pháp" là thời mà các tôn giáo bị kẻ xấu lợi dụng làm phương tiện để buôn thần bán thánh, thu lợi bỏ túi riêng cho mình, mặc kệ người khác có bị mất mát, tổn thương về vật chất, tinh thần, niềm tin tôn giáo, ngay cả bản thân người tin theo những kẻ xấu này cũng bị xâm hại ...v...v.... Những kẻ xấu này có thể nói đó là những ma tăng, hay người khoác áo bên ngoài là tu sĩ của các tôn giáo lớn như Công giáo, Phật giáo ...v...v...

Đồng thời, bởi những hành động tham danh, lợi, thú do những kẻ xấu khoác áo nhà tu  (nhưng thực sự lại là "quỷ phá nhà chay" này) mà khiến cho một số nhữngngười yếu kém đức tin, rời bỏ tôn giáo ấy. Ví dụ: bỏ đi chùa, bỏ đi lễ ở nhà thờ, hoặc thay đổi qua một tôn giáo khác mà họ tin tưởng hơn. 

Từ khoảng vài năm nay, duke được học biết xã hội con người chúng ta đang bị lâm vào một trận chiến tranh tâm linh vô cùng khốc liệt. Đây là cuộc chiến tranh CHÍNH vs tà trong tâm hồn / tâm linh của mỗi người thể hiện nơi các tôn giáo, xã hội, và ngay cả trong chính trị thế giới.

Mặc dù vậy, khi ta biết, và nghe tới "thời mạt pháp", chúng ta cũng không nên buồn chán, buông xuôi, mất hy vọng trong niềm tin tôn giáo của mình. Nhưng ngược lại, chúng ta cần phải kiên cường vững tin vào Chánh đạo, mà tham gia vào trận chiến này ngay từ trong tâm linh của mỗi người chúng ta, để có thể đứng vững và trung thành với niềm tin/ đức tin tôn giáo của mình.

Trong Kinh Thánh đã có nói trước về thời mạt pháp này với danh từ "ngày đen tối", và lời dạy cho người theo đạo biết cần phải làm gì khi ngày này xảy ra: 

"Hãy mang toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa, để có thể đứng vững trước những mưu chước của ma quỷ. Vì chúng ta chiến đấu không phải với phàm nhân, nhưng với những quyền lực thần thiêng, với những bậc thống trị thế giới tối tăm này, với những thần linh quái ác chốn trời cao. Bởi đó, anh em hãy nhận lấy toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa; như thế, anh em có thể vận dụng toàn lực để đối phó và đứng vững trong ngày đen tối.

Vậy hãy đứng vững: lưng thắt đai là chân lý, mình mặc áo giáp là sự công chính, chân đi giày là lòng hăng say loan báo tin mừng bình an; hãy luôn cầm khiên mộc là đức tin, nhờ đó anh em sẽ có thể dập tắt mọi tên lửa của ác thần. Sau cùng, hãy đội mũ chiến là ơn cứu độ và cầm gươm của Thần Khí ban cho, tức là Lời Thiên Chúa. Theo Thần Khí hướng dẫn, anh em hãy dùng mọi lời kinh và mọi tiếng van nài mà cầu nguyện luôn mãi. Ðể được như vậy, anh em hãy chuyên cần tỉnh thức và cầu xin cho toàn thể các thánh.” (Ep 6, 11-17)

Bên Phật giáo, thật may mắn thay đã có sự xuất hiện của sư Minh Tuệ, là bậc chân sư đáng kính, đáng phục, làm thức tỉnh biết bao nhiêu phật tử, giúp họ nhận ra ma tăng phá đạo...Cũng như có sự ủng hộ, đồng thuận của các linh mục Công giáo khi nói những lời tốt đẹp về sư Minh Tuệ trong bài giảng Youtube của mình cho giáo dân ...

Shy

Lục Tuyết Kỳ Wrote:Dạ hiểu kiểu bi bô dân gian như muội thì xử dụng “thời mạt pháp” như bây giờ là nói đến bọn ma tăng, những tông đồ truyền giáo phụng sự đảng cs chứ kg phải đạo đúng nghĩa.

Duke và sư muội Bạch Y,

Đoạn kết của Duke "Bên Phật giáo thật may mắn ...." chính là cách nhìn tích cực mà 5 có đề cập ở trên. Nghĩa là không hẳn "mạt-pháp", hiểu theo kiểu thời đạo pháp không còn được kính ngưỡng, không còn là phương châm nữa vì đời sống quá sung sướng, quá tràn đầy sự hưởng thụ làm người ta quên đi đời sống đạo đức, hoặc chỉ lo lắng tìm phương tiện sống nên sẵn sàng lường gạt, cả luôn ở tâm linh (các sự kiện "ma-tăng", "xàm-tăng", Thích Đồng Hồ, Thích Cúng Dường, "Du lịch tâm linh" .v.v), là xấu.

Nếu hiểu thời mạt-pháp theo kiểu thời suy vi, thì việc thầy Minh Tuệ đột nhiên xuất hiện, chính là chứng minh phản chứng trong toán học. Chỉ là bắt đầu bằng cái sai để chứng minh cái đúng. Dù thầy Minh Tuệ rất ít nói pháp.

Nghĩa là xuất hiện vị chân tu để cho dân chúng hướng trở lại như thế nào gọi là chánh pháp. Nếu hiểu mạt-pháp như vậy cũng khá tích cực.

Trở lại việc giáo dục, khi con trẻ vấp ngã, cha mẹ không chạy lại đánh mặt đất, mà cho đứa trẻ khóc cho đã để dạy dỗ chúng rằng đường đời chông gai. Ngã nơi nào thì tự đứng lên chỗ đó. Do mình không do chung quanh. Sự thật bi quan cho một kinh nghiệm xác thực để sống mạnh.

Vậy thì mạt-pháp nếu là thời pháp không còn nữa, đạo pháp tinh thần suy yếu đi vì hoàn cảnh phát triển vật chất đủ đầy, chưa hẳn là xấu. Chỉ cần xuất hiện một chân lý, thì vẫn có thể giáo hóa được con người ngay.

Các bạn và anh chị em nghĩ sao?
[Image: K6bu1Jw.png]
[-] The following 3 users Like 005's post:
  • duke, Lục Tuyết Kỳ, TTTT
Reply
#7
ĐÓ LÀ LỤC ĐỘ VẠN HẠNH
(Viết tiếp sự kiện Sư Minh Tuệ)

Phạm Lưu Vũ


Có người đã nói rất đúng, rằng chớ mất công tìm hiểu Sư Minh Tuệ là theo Tiểu thừa (PGNT) hay Đại thừa... Nghĩa là chớ dùng tâm phân biệt để nhận định về sự kiện này. Đó là việc mà các thày bói mù thường hay làm, mỗi khi... sờ voi. Hay là việc của các học giả, của những người thích nói chữ, thì chữ biến thành rơm cỏ, của những người sính dẫn kinh điển, ngôn thuyết... thì kinh điển biến thành... bã mía. Tóm lại đây là một sự kiện thuộc về Nhất thừa, tức là Phật thừa, không phải “hiện tượng khoa học”, không chia ra tiểu, đại... gì hết.

Cho nên nhìn sự kiện Sư Minh Tuệ dưới cái nhìn của Tứ Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) thì Tạng giáo (Tiểu thừa) nhìn thấy thật có Tứ Đế, Thông giáo (thông lên Đại thừa) nhìn thấy vô sinh Tứ Đế, Biệt giáo (riêng Bồ Tát đạo) nhìn thấy vô lượng Tứ Đế, và Viên giáo (viên dung cả Tiểu thừa và Đại thừa) nhìn thấy vô tác Tứ Đế. Những điều này tôi viết ra ở mấy tus trước đây.

Và bây giờ, hãy nhìn sự kiện chấn động sáu cách này, dưới cái nhìn của Lục Độ vạn hạnh, thì sẽ như thế nào?

Lục Độ (gồm bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí huệ) là “hạnh” của Bồ Tát, có muôn hình vạn trạng cách thể hiện, nên gọi là “vạn hạnh”. Nhưng ở đây, không phải Sư Minh Tuệ đang “hành” Lục Độ vạn hạnh, mà sự kiện Sư Minh Tuệ chính là Lục Độ vạn hạnh. Nói cách khác, chính từ sự kiện này, đã giúp ta thấy Lục Độ vạn hạnh.

Sự kiện đã gây chấn động như thế nào, vang dội như thế nào... thì mọi người đều đã thấy. Khiến mọi giới, mọi tầng lớp... đều phải quan tâm, đến cả ma quỷ cũng không yên, trời đất dường như cũng cảm động, giáng cả điềm lành lẫn điềm dữ... Trí thức vô thần thì cố quy về “hiện tượng khoa học”, triết gia đột xuất thì nhìn thấy “sự kiện tôn giáo”. Người cầu chánh đạo tìm thấy một người thầy, kẻ theo tà đạo nhìn thấy một mối nguy. Người tử tế thì hoan hỉ, ngưỡng mộ, kẻ lưu manh thì hằn học, tức tối... Nhưng tất cả những điều ấy, mới là cái nhìn của Tạng giáo, gọi là “Sự Lục Độ”, tức là cái nhìn về mặt hiện tượng của sự kiện.

Sư Minh Tuệ không đột ngột xuất hiện, mà “từ nhân dân mà ra”, âm thầm rải dấu chân đầu đà của mình suốt 6 năm trời. Sư không lập môn phái, không có tuyên ngôn, truyền thông, không cả đồng tu, không hề thể hiện... Vậy thì tất cả những chấn động, vang dội... ấy, là vốn có sẵn, trong tất cả cộng đồng, người và quỷ thần, cả thiện lẫn ác, cả tử tế lẫn xấu xa... có sẵn trong Trời, Đất, vũ trụ... Không hề thấy nhưng vẫn có đấy, có cái động nằm trong bất động, có chân đế nằm trong tục đế... lúc nào cũng sẵn sàng hiện ra, chứ không phải do một “đấng” nào giáng xuống. Đây là cái nhìn của Thông giáo, gọi là “Lý Lục Độ”, tức là cái nhìn về mặt bản thể của sự kiện.

Thế giới tâm linh vốn lặng lẽ như hư không, bất khả kiến như hư không và trùm khắp tam giới như hư không. Nhưng một khi chánh pháp bị hủy hoại, chân lý bị xuyên tạc, đạo pháp bị suy đồi... thì cần thiết phải có một chấn động. Cũng như cần có bão tố để lập lại cân bằng của áp suất khí quyển, cần có ba đào để chứng tỏ sức mạnh và sự hùng vĩ của đại dương... thì hư không kia cũng cần phải chấn động. Thế giới tâm linh là tính Giác bất sinh bất diệt, lúc nào cũng tồn tại, khiến con người u mê, lầm lạc... cũng do tâm linh, mà tỉnh táo, giác ngộ... cũng do tâm linh. Bão tố tâm linh khiến cộng đồng bừng tỉnh, những kẻ phá Pháp, diệt Pháp... lộ diện. Mà không sao có thể tìm ra, không thể luận bàn, rằng nguồn cơn nào đã tạo nên cơn bão ấy. Bởi đó là việc làm của Pháp thân Bồ Tát. Pháp thân là cái bất khả kiến, cũng như hư không. Đây là cái nhìn của Biệt giáo, gọi là “Bất tư nghì Lục Độ”, tức là cái nhìn về mặt “pháp thí balamat" của sự kiện.

Trong một sự kiện mà chứa đựng cả chính, tà... Chính nghe có lý mà tà nghe cũng... có lý. Chứa đựng cả giác, si... Giác nhận định hay mà si luận bàn cũng... đúng. Cả ngoại đạo cũng phải tán thán, đến bọn núp bóng chánh đạo cũng buộc phải “kiểm điểm” lẫn nhau. Trong cộng đồng thì không thiếu người hoan hỉ, ngưỡng mộ, song cũng chả vắng kẻ dè bỉu, chê bai... Nghe qua thì có sự phân biệt, chia rẽ... rất kinh khủng đấy, nhưng thực ra là viên dung tất cả. Bởi vì mọi sự phân biệt, cảm nhận... đều từ “đức” và “nghiệp” mà sinh ra. Đức đến đâu thì hiểu đúng đến đó, nghiệp nặng hay nhẹ như thế nào, thì sự tiếp thu cũng nặng, nhẹ thế mà thôi. Đây là cái nhìn của Viên giáo, gọi là “Xứng tính Lục Độ”, tức là cái nhìn về mặt “tùy thuận tính viên giác” của sự kiện.

Cuối cùng, Sư Minh Tuệ mong tất cả mọi người đều sớm thành Phật, để không còn chửi nhau, không còn chia rẽ... nữa.

/* nguồn:  Facebook Phạm Lưu Vũ

[Image: FB-IMG-1719289911479.jpg]
[Image: K6bu1Jw.png]
[-] The following 1 user Likes 005's post:
  • Lục Tuyết Kỳ
Reply
#8
Mạt pháp? 🤷🏻‍♀️

[Image: IMG-7790.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 1 user Likes Lục Tuyết Kỳ's post:
  • 005
Reply
#9
Mới đọc trên FB có ông nào tuyên bố rằng ông ta có thể "thỉnh linh thức" ra khỏi một bào thai để khiến cho bào thai đó trở thành một cục máu thường rồi thì thân chủ của ổng có thể hút/nạo cục máu đó mà không bị mang tội gì hết.
Chuyện vậy mà ổng cũng nghĩ ra được, gớm thật.
[-] The following 1 user Likes phai's post:
  • Lục Tuyết Kỳ
Reply
#10
(2024-07-04, 10:09 AM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Mạt pháp? 🤷🏻‍♀️

 Chắc là thời "cuồng pháp". Vì pháp của Thích Làm Giàu là bắt đệ tử phải thề độc.



[Image: K6bu1Jw.png]
[-] The following 1 user Likes 005's post:
  • Lục Tuyết Kỳ
Reply