Hoa trên núi
#1
[Image: IMG-20240618-082205-2.jpg]

Đợi cho đủ thì bao giờ mới đủ

Chúng ta thường nghe hai câu : "Tri túc tiện túc, đãi túc hà thời túc. Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn hà thời nhàn" (Biết đủ thì đủ, đợi tới khi đủ thì khi nào mới đủ. Biết nhàn thì nhàn, đợi tới khi nhàn thì khi nào mới nhàn) nhưng trong sách này có câu hơi khác một chút nhưng ý vẫn giống nhau.

Nhân sinh đãi túc hà thì túc, vị lão đắc nhàn hà thì nhàn. 
Con người sống trên đời luôn muốn được đầy đủ, nhưng đến bao giờ mới được đầy đủ thực sự? Khi còn chưa già mà có được cái tâm thanh nhàn, đó mới là cái tâm thanh nhàn thực sự (tr.119)

Cuộc đời cần có những niềm vui. 

Thế vô hoa nguyệt mỹ nhân, bất nguyện sinh thử thế giới.
Thế gian không có hoa, trăng và mỹ nhân, thì không muốn sống trên cõi đời này nữa. (tr. 138) 

Trăng thì tôi không quan tâm nhưng đồng ý là cuộc đời cần có hai thứ kia. Chị em phụ nữ thì chắc thay thế bằng mỹ nam hay soái ca, trừ chị em nào là lesbian.

Ba niềm vui của nhân sinh

Bế môn duyệt Phật thư, khai môn tiếp giai khách, xuất môn tầm sơn thủy, thử nhân sinh tâm lạc.
Đóng cửa đọc kinh Phật, mở cửa đón bạn thân, ra cửa tìm non nước, ấy là ba niềm vui của đời người. (tr. 252)

Đồng ý với quan điểm của tác giả nhưng thời bây giờ có vô số niềm vui chứ khg chỉ bị giới hạn trong ba điều, thí dụ xem phim chùa trên mạng, coi đá banh, chơi games, 888 ở diễn đàn... Đọc sách thì khg nhất thiết đọc kinh Phật miễn là sách có giá trị, hữu ích.


Một người có đạo đức, chỉ cần hết lòng đem lại lợi ích cho người khác.

Sĩ quân tử tận tâm lợi tế, sử hải nội thiểu tha bất đắc, tắc thiên diệc tự nhiên thiểu tha bất đắc, tức thử tiện thị lập mênh. 

Một người có đạo đức, chỉ cần hết lòng đem lại lợi ích cho người khác, làm cho trong một đất nước không thể thiếu anh ta, thì trời ắt sẽ cần anh ta, đó chính là tạo dựng ý nghĩa và giá trị cho cuộc sống của mình. (tr. 270). 

Rất đúng, việc tạo ra ý nghĩa rất cần thiết để có cuộc sống hạnh phúc thật sự.
[-] The following 4 users Like TNNA's post:
  • anattā, Ech, phai, TTTT
Reply
#2
Tôi muốn vô cười với thầy Nho 1 cái. 

Quote:Cuộc đời cần có những niềm vui. 

Thế vô hoa nguyệt mỹ nhân, bất nguyện sinh thử thế giới.
Thế gian không có hoa, trăng và mỹ nhân, thì không muốn sống trên cõi đời này nữa. (tr. 138) 

Trăng thì tôi không quan tâm nhưng đồng ý là cuộc đời cần có hai thứ kia. Chị em phụ nữ thì chắc thay thế bằng mỹ nam, trừ chị em nào là lesbian.


Mỹ nhân, hoa và trăng. Xưa nay thiên hạ dùng hoa và trăng để ca tụng mỹ nhân vậy nên trong nhưng niềm vui đó mỹ nhân đứng hạng nhất.
Cũng đồng ý với thầy Nho, trăng xa vời quá nên có thể thay trăng bằng ly wine hay bia thiết thực hơn  Wink  .

Quote:Ba niềm vui của nhân sinh

Bế môn duyệt Phật thư, khai môn tiếp giai khách, xuất môn tầm sơn thủy, thử nhân sinh tâm lạc.

Và những niềm vui của nhân sinh, bây giờ nhân sinh có nhiều niềm vui (lành mạnh) hơn xưa nhiều chứ. Thêm với thầy Nho là hát Hakara chẳng hạn  Wink
[-] The following 1 user Likes phai's post:
  • TNNA
Reply
#3
Sầu thì thích hoa và trăng, Sầu mà thích mỹ nhân là không xong Rollin
Sách xưa chắc viết cho đàn ông nhiều hơn.
Vấn thế gian, tình là chi...


[-] The following 1 user Likes LýMạcSầu's post:
  • TNNA
Reply
#4
(2024-06-18, 12:16 PM)phai Wrote: Tôi muốn vô cười với thầy Nho 1 cái. 



Mỹ nhân, hoa và trăng. Xưa nay thiên hạ dùng hoa và trăng để ca tụng mỹ nhân vậy nên trong nhưng niềm vui đó mỹ nhân đứng hạng nhất.
Cũng đồng ý với thầy Nho, trăng xa vời quá nên có thể thay trăng bằng ly wine hay bia thiết thực hơn  Wink  .

...


Hi anh TNNA

Cỏ cám ơn anh anatta, anh Ech, anh phai đã vào bấm Like
... ủa lộn, hỏng phải chủ nhà  Shy

Thay bằng mấy trái .... xoài anh phai ơi 


(2024-06-18, 12:42 PM)LýMạcSầu Wrote: Sầu thì thích hoa và trăng, Sầu mà thích mỹ nhân là không xong Rollin
Sách xưa chắc viết cho đàn ông nhiều hơn.

Còn bận nhiều và mệt không chị Sầu  Tulip4

Mỹ nam chị Sầu ơi  Winking-face4
...
No matter what mood you're in,
what kind of day you had,
or where you are,
Smile!


[Image: avatar-10.webp]
Sợi buồn con nhện giăng mau
Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây ...
Ngủ đi em, ngủ đi em
Ngủ đi mộng hãy bình thường
(nn, thơ hc, nhạc pd)

[-] The following 3 users Like Dewdrop's post:
  • LýMạcSầu, phai, TNNA
Reply
#5
(2024-06-18, 10:53 AM)TNNA Wrote:
[Image: IMG-20240618-082205-2.jpg]


Đợi cho đủ thì bao giờ mới đủ

Chúng ta thường nghe hai câu : "Tri túc tiện túc, đãi túc hà thời túc. Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn hà thời nhàn" (Biết đủ thì đủ, đợi tới khi đủ thì khi nào mới đủ. Biết nhàn thì nhàn, đợi tới khi nhàn thì khi nào mới nhàn) nhưng trong sách này có câu hơi khác một chút nhưng ý vẫn giống nhau.

Nhân sinh đãi túc hà thì túc, vị lão đắc nhàn hà thì nhàn. 
Con người sống trên đời luôn muốn được đầy đủ, nhưng đến bao giờ mới được đầy đủ thực sự? Khi còn chưa già mà có được cái tâm thanh nhàn, đó mới là cái tâm thanh nhàn thực sự (tr.119)

Cuộc đời cần có những niềm vui. 

Thế vô hoa nguyệt mỹ nhân, bất nguyện sinh thử thế giới.
Thế gian không có hoa, trăng và mỹ nhân, thì không muốn sống trên cõi đời này nữa. (tr. 138) 

Trăng thì tôi không quan tâm nhưng đồng ý là cuộc đời cần có hai thứ kia. Chị em phụ nữ thì chắc thay thế bằng mỹ nam hay soái ca, trừ chị em nào là lesbian.

Ba niềm vui của nhân sinh

Bế môn duyệt Phật thư, khai môn tiếp giai khách, xuất môn tầm sơn thủy, thử nhân sinh tâm lạc.
Đóng cửa đọc kinh Phật, mở cửa đón bạn thân, ra cửa tìm non nước, ấy là ba niềm vui của đời người. (tr. 252)

Đồng ý với quan điểm của tác giả nhưng thời bây giờ có vô số niềm vui chứ khg chỉ bị giới hạn trong ba điều, thí dụ xem phim chùa trên mạng, coi đá banh, chơi games, 888 ở diễn đàn... Đọc sách thì khg nhất thiết đọc kinh Phật miễn là sách có giá trị, hữu ích.


Một người có đạo đức, chỉ cần hết lòng đem lại lợi ích cho người khác.

Sĩ quân tử tận tâm lợi tế, sử hải nội thiểu tha bất đắc, tắc thiên diệc tự nhiên thiểu tha bất đắc, tức thử tiện thị lập mênh. 

Một người có đạo đức, chỉ cần hết lòng đem lại lợi ích cho người khác, làm cho trong một đất nước không thể thiếu anh ta, thì trời ắt sẽ cần anh ta, đó chính là tạo dựng ý nghĩa và giá trị cho cuộc sống của mình. (tr. 270). 

Rất đúng, việc tạo ra ý nghĩa rất cần thiết để có cuộc sống hạnh phúc thật sự.

Một người có đạo đức, chỉ cần hết lòng đem lại lợi ích cho người khác.
Suytu Suytu
Sorry anh TNNA vì cái icon suy tư Lan để vô đây, tại câu Lan copy & paste này rất đáng suy nghĩ cho Lan nè...Tại vì....Những khi mà mình làm hay nói gì đó cho người ta cảm thấy vui cũng có thể gọi là lợi ích cho người khác phải không anh? Lan đang suy nghĩ vì Lan ...chưa làm được như vậy , ít nhất là trong VB này!😜 Shy
                                                                                     
[-] The following 1 user Likes TTTT's post:
  • TNNA
Reply
#6
(2024-06-18, 03:54 PM)Dewdrop Wrote: Còn bận nhiều và mệt không chị Sầu  Tulip4

Mỹ nam chị Sầu ơi  Winking-face4

Chị vẫn bận rộn nhưng máu nhiều chuyện nổi lên. Rolling-on-the-floor-laughing4
Tưởng đã làm xong, boss kéo ra 1 list dài cho làm tiếp, thương boss ghê Shy

Chị không thích ngắm mỹ nam, ai có nét hay hay thì nhìn lướt lướt, nhin kỹ quá mất giá của mình 2leluoi Rollin
Vấn thế gian, tình là chi...


[-] The following 1 user Likes LýMạcSầu's post:
  • TTTT
Reply
#7
Toại Khanh


[Image: IMG-20240619-093910.jpg]


Tình cờ đọc cuốn sách này, tác giả có nhắc đến Toại Khanh, đúng hơn là ý nghĩa của cái tên này. Trong đây có vài bạn thích đọc TK nhưng chắc chưa ai biết nó có ý nghĩa gì, thì đây. 

Toại Khanh có nghĩa là "người đem lửa (từ rừng) về" là bút hiệu của sư Giác Nguyên thuộc truyền thống Theravada. Sư thông thạo nhiều ngoại ngữ (Anh, Pali, Thái, Hán, Sanskrit, Đức....), là dịch giả, tác giả của nhiều sách quan trọng [...], đồng thời còn là nhà thơ, nhà văn. Hiện sư đang sống tại Thụy Sĩ. (Lời dạy của một nhà sư, tr. 329)

 Thường chúng ta hành động, nói năng theo cảm tính, hoặc bị lôi cuốn theo những người khác mà khg phân tích kỹ lưỡng thật ra đằng sau lời nói, hành động của chúng ta là cái gì. Nói cách khác việc ngồi xuống đặt câu hỏi như vậy giúp chúng ta sống tỉnh thức, có trí tuệ hơn, thay vì bị tâm lý bầy đàn giật dây, điều khiển chúng ta như những con rối. Nhưng mà "những lời dạy của một nhà sư" như thế này coi bộ ít được ai chú ý bằng việc mang nồi cơm điện, đi bộ chân không khắp nơi như ông Minh Tuệ. Trích đoạn một bài của Toại Khanh.

Phàm phu chúng ta thường có thói quen theo và chống mà không dành chút thời gian để tự gẫm: Ai đang bị chống hay được theo, ai đang theo hay đang chống đối tượng ấy, theo hay chống cụ thể cái gì?  Nếu ta đang chống cái xấu thì sao chọn riêng kẻ xấu này? Mục đích của việc theo hay chống ấy nhằm vào cái gì?
Hầu hết chúng ta không có khả năng phản biện, chỉ biết phản bội. Chỉ vì chúng ta là Puthujjana, là phàm phu, là quần chúng, sinh hoạt theo tập tính của côn trùng.
Người Nga vẫn đang ở Ukraine, và chiến trường Gaza vẫn chưa bao giờ yên tĩnh.

Thế là đời lại khổ hơn
Nhớ nhau chỉ để thêm hờn nhân sinh...

(Sân chùa ngồi gẫm)
Toại Khanh
[-] The following 2 users Like TNNA's post:
  • anattā, dulan
Reply
#8
Lòng dạ trống rỗng

[Image: IMG-20240624-093859-2.jpg]

Hình bìa đẹp, nhan đề cũng hay. Mỗi trang đều có một mảng màu thiên thanh của bầu trời.


[Image: IMG-20240624-094031-2.jpg]
[-] The following 3 users Like TNNA's post:
  • dulan, phai, TTTT
Reply
#9
Tulip4

Chúng ta không thể mong cầu một thứ rượu có tên là "thiên nhật tửu", uống vào say suốt nghìn ngày, giúp ta quên đi sự phức tạp của thế gian. Cũng rất khó có một thứ "lương dược" (thuốc hay) hữu hiệu giúp tâm hồn ta thanh thản, tỉnh táo, nhưng nhận thức được ham muốn trong lòng mình, nhận thức những mâu thuẫn, giày vò, hiểu rõ chân tướng của nhân tình thế thái để trở nên "siêu thoát" hơn, đứng trên một tầm cao nhất định để nhìn vào chính mình và nhân tình thế thái, biết quan sát chính mình từ góc độ của người khác, đó chính là bước đầu tiên để thanh lọc tâm hồn, tỉnh táo tiến lên. Khi đó, trong những tiếng bước chân dồn dập, ta sẽ cảm nhận được hoa trên núi đang mỉm cười, trăng sáng vằng vặc trên trời đang làm bạn với ta. (Trích Tiểu Song U Ký)

Tulip4

Mình sẽ vắng mặt trong 1 thời gian, hẹn gặp lại các bạn sau.
[-] The following 2 users Like TNNA's post:
  • dulan, phai
Reply
#10
Ta xem trọng điều gì nhất trong đời? 

[Image: Screenshot-2024-10-15-10-04-13-AM.png]

Một phụ nữ bất hạnh tìm đến lão thiền sư ở nơi thâm sơn để mong được Ngài chỉ dạy bí quyết sống hạnh phúc. Thiền sư hỏi:
– Xin hỏi đạo hữu điều đạo hữu đang xem trọng nhất trong đời là gì?
Người phụ nữ chau mày suy nghĩ rồi chắp tay đáp:
– Bạch thiền sư, con u mê không hiểu rõ câu hỏi của Ngài...
Thiền sư mỉm cười, ôn tồn giảng giải:
– Ta hỏi đạo hữu về điều mà đạo hữu đang xem trọng nhất, vì điều đó quyết định đạo hữu có được hạnh phúc trong kiếp nhân sinh hay không.

Người xem trọng danh tiếng, thể diện, sĩ diện của bản thân thì sẽ bực tức, oán hận khi bị ai đó hạ nhục, coi thường.
Người xem trọng gia tài, lợi lộc thì sẽ đau như cắt từng khúc ruột, tranh đấu mãi khiến thân thể hao mòn khi bị mất mát tiền của.
Người xem trọng sắc đẹp thì ắt sinh lo buồn, ủ rũ khi nhan sắc tàn phai theo năm tháng.
Người xem trọng tình cảm nam nữ thì không tránh khỏi thất tình khi bị người yêu hờ hững, phản bội. Người xem trọng và sống lụy tình cảm thân quyến thì như ngọn cỏ trước gió, không gượng dậy nổi khi người thân gặp chuyện không hay. Không biết đạo hữu xem trọng nhất điều gì trong số những điều đó?

Người phụ nữ như bừng tỉnh ngộ. Cô nhận ra mình đang xem trọng và ôm giữ tất cả những điều thiền sư vừa nói. Thì ra những cái ấy chính là nguyên nhân của nỗi bất an đeo đẳng suốt cuộc đời cô. Cô nói:
– Bạch thiền sư, cảm tạ Ngài khai thị. Vậy con phải xem trọng nhất điều gì thì mới có hạnh phúc của nhân sinh đây?

Thiền sư mỉm cười, nhẹ nhàng đáp:
– Thứ duy nhất đạo hữu nên bảo vệ trên đời này chính là đời sống tâm linh và đạo đức của mình. Người có đời sống tâm linh và đạo đức thì không hốt hoảng khi mất tiền của vì xét cho cùng chúng chỉ là phương tiện, mà phương tiện thì có thể dễ dàng tìm lại được, và dẫu có mất đi thì không hao tổn đến đức hạnh của mình. Người đó cũng không bực tức khi bị sỉ nhục, không thất vọng khi bị lạnh nhạt, không bất an khi gia đình có chuyện chẳng hay. Người đó không lo buồn theo năm tháng vì hiểu rõ rằng sỉ nhục, lạnh nhạt, hoạn nạn và tuổi già là những thứ nằm ngoài sự kiểm soát của mình, không thể tác động đến đời sống tâm linh và đạo đức của mình. Người đó sẽ chấp nhận tất cả những thăng trầm, thịnh suy của đời sống vì cuộc đời xưa nay vốn thế. Người đó sẽ cảm ơn khi bị người khác bôi nhọ vì đó là cơ hội tốt để tu dưỡng đức hạnh. Một người sống bình an giữa những biến động, được mất vô thường chẳng phải là người có nội tâm vững chãi và hạnh phúc hay sao?

Nghe xong, người phụ nữ bất hạnh kia bắt đầu lặng im nghĩ suy về những điều mình đã và đang xem trọng trong đời.
Còn bạn, bạn đang xem trọng điều gì nhất?

Trong phút giây này em có hay
Vạn vật quanh mình đang chuyển xoay
Có mầm non hé, hoa cười nụ,
Chiếc lá xa cành theo gió bay?
Trong khoảnh khắc này em biết chăng
Có người hạnh phúc, kẻ băn khoăn
Nơi tê nghèo đói, đời cô quạnh
Chỗ nớ ngày chưa hết nhọc nhằn?

("An Nhiên Giữa Những Thăng Trầm", Như Nhiên Thích Tánh Tuệ)
[-] The following 1 user Likes TNNA's post:
  • Green Grass
Reply
#11
Vài dòng cảm tưởng về câu chuyện trên.  

Đại đa số con người đều coi trọng tiền của, danh vọng, địa vị, quyền lực, lạc thú trần tục, ngoại hình chứ rất ít ai coi trọng vấn đề tâm linh, đạo đức như lời vị lão thiền sư đã khai thị cho người thiếu phụ trong câu chuyện trên. Có lẽ nguyên do nằm ở tâm tánh của mỗi người, có một số người mà coi trọng vấn đề tâm linh là do họ có nhu cầu về lĩnh vực này, nếu vì lý do nào đó chẳng hạn bận rộn làm việc... thì họ cảm thấy bồn chồn, bứt rứt... như cảm thấy thiếu thốn một thứ gì tuy rằng nhìn về ngoài theo tiêu chuẩn thông thường thì cuộc sống của họ dường như đầy đủ: công ăn việc làm tốt, lương cao, căn nhà rộng rãi khang trang, vợ chồng, con cái yêu thương, học giỏi, ngoan ngoãn... Họ làm đủ cách để khỏa lấp nỗi trống trải bằng nhiều kiểu như đi du lịch khắp nơi, ăn những thức ngon vật lạ, giải trí dưới nhiều hình thức... nhưng chỉ khi họ tìm đến tâm linh thi tâm hồn họ mới dần dần được yên tĩnh. Cái cảm giác bất ổn nội tâm đó, bà Tiến sĩ Lisa Miller gọi là "cơn đói tâm linh" (spiritual hunger). 

Khi tâm hồn mình đòi hỏi tâm linh mà chúng ta cho nó ăn bằng những thứ khác thì dĩ nhiên nó không thỏa mãn cũng tương tự như cơ thể mình đó nhưng chỉ ăn toàn là chips, cookies, donuts, candies... cho dù có nhét đầy bụng thì vẫn không có cảm thấy thỏa mãn, cảm thấy yếu ớt, không đủ năng lượng và chưa tính đến những hậu quả về sau cho cơ thể như suy dinh dưỡng, bịnh tật v. v...  Phần lớn những gì tôi viết ở đây xuất phát từ kinh nghiệm cá nhân, có những lúc vì theo thói quen, đã tìm cách  chạy trốn khỏi những vấn đề trong tâm bằng những thú vui trần tục nhưng rồi nhận ra sự bất lực, giới hạn của chúng.  Thánh Âu Cơ Tinh (St. Augustine) của CG có nói một câu nổi tiếng : "Linh hồn tôi thao thức không ngơi cho đến khi được yên nghỉ trong Chúa". Tôi muốn mạn phép thánh nhân dựa vào câu này và thay đổi một chút: "Tâm hồn tôi thao thức không ngơi mãi đến khi yên nghỉ trong tâm linh".  
Reply