Dở như hạch!
#1
Hồi nhỏ đã quen với câu này,  nghe người xung quanh nói, có người nói một dạng phiên bản khác: "Dở như cục hạch", có khi bản thân cũng xổ ra nhưng bây giờ mới hiểu rõ nguồn gốc.


Nguồn gốc của câu "Dở như hạch"

Không giống như tiếng lóng hiện nay chỉ nói cho vui mồm, trước kia những câu nói ví von của người xưa thường có nguồn gốc rõ ràng. Có câu nghe qua là hiểu, nhưng cũng có những câu ngẫm hoài không ra, kiểu như "dở như hạch".

Vậy "hạch" là gì? Giới trẻ ngày nay dường như bớt nói câu "dở như hạch", nếu có nói thì cũng nói theo cảm tính chứ chẳng mấy người hiểu "hạch là gì". Đồng nghĩa với dở như hạch là là dở tệ, dở òm, dở ẹc (ẹt), khá phổ biến, nghe là hiểu liền. Ngoài ra còn có "dở như cám hấp", "cám hấp" để cho heo ăn, chắc cũng chẳng ngon lành gì, dở là đúng, cũng khá dễ hiểu.

Nghĩa của từ hạch trong từ điển

Nhiều người không hiểu nghĩa từ hạch, mở từ điển ra thì được biết. Đại khái hạch là "bắt bẻ, vặn vẹo đòi thế nọ thế kia" như hạch sách, hạch họe, hoặc là "cục nổi ở cổ, bẹn, nách" như nổi hạch. Cũng có thể hiểu "hạch"có nghĩa là khảo sát, như sát hạch trong kỳ thi.

Đó là theo từ điển, chẳng liên quan gì mấy đến câu "dở như hạch", thế câu này thường được dùng trong trường hợp nào?

Câu này, trước kia thường được sử dụng khá nhiều, kể cả trẻ em và người lớn, đa phần là ý chỉ sự thiếu kiến thức, làm gì cũng không nên chuyện hay thường xuyên chê bai một ai đó. Tụi nhỏ thường chơi chung rồi chê bai nhau "chơi dở như hạch, coi tao nè", hoặc "đá dở như hạch cũng được vào đội tuyển". Hoặc bố mẹ chửi con cái: "học dở như hạch sau này làm nên cơm cháo gì?", sếp chửi nhân viên "làm dở như hạch, tháng này trừ lương cho biết".

Theo sách của cụ Vương Hồng Sển, Quyển Hậu Giang - Ba Thắc, Vương Hồng Sển, NXB Trẻ - 2012, cụ có giải thích về câu “dở như hạch”. Cách đây khoảng 70 năm, ở miền Nam có từ “Chà và” phiên âm từ chữ “Java”, còn gọi tắt là “Chà”, từ này dùng để chỉ những người đến từ vùng Nam Đảo, như Indonesia, Malaysia…), có làn da đen. Dựa trên những đặc điểm riêng mà người Việt ta gọi họ bằng những cái tên khác nhau:

– Chà gạch mặt (rạch mặt): vì trên gương mặt họ có những vết sẹo dọc.
– Chà tóc đỏ: vì tóc, râu của họ có màu đỏ như râu bắp, râu ngô.
– Chà tóc quắn: vì mái tóc của những người này xoăn tít.
– Chà Châu Giang, vốn là người Chàm (Chăm) di cư về miền Hậu Giang và sinh sống tại cù lao Châu Giang, ngang chợ Châu Đốc trên sông Cái.
– Chà hạch: chỉ những người canh gác ban đêm tại các cảng, kho hàng...
Thế nhưng, điều thắc mắc ở đây là tại sao lại gọi họ là “hạch”, cụ Vương giải thích tiếp:

"Bởi danh tánh của họ đều có chữ Hadj đứng đầu. Chữ “hạch” là phiên âm của “Hadj”, hưng chữ Hadj là gì? Tên họ chăng? hay là tên Thánh, Pháp danh? Thật ra chữ Haj hay Hajj, Hadj của người Á Rập có nghĩa là “hành hương“. Người theo Hồi giáo đều ước nguyện trong đời có một lần hành hương đến thánh địa Mecca, và những ai đã đến đó đều được phong tặng cho chữ Hadj để ghép vào tên họ. Thí dụ một người tên Riffi, sau khi đi hành hương Mecca trở về, thì được gọi là Hadj Riffi. Thành thử ra, hầu hết những người Chà sinh sống tại Việt nam trong sổ hộ tịch, tờ khai gia đình, căn cước... 

Tên của họ đều bắt đầu bằng chữ Haj hay Hajj hay Hadj. Từ đó người Việt gọi chung họ là “Hạch” và vì họ chẳng biết làm ăn gì ngoài nghề thức đêm canh gác kho hàng, nên người Việt khi dễ, đặt ra thành ngữ “dở như hạch”.

Từ : https://www.bestie.vn/2019/10/nghe-cu-vu...o-nhu-hach
[-] The following 1 user Likes TNNA's post:
  • LeThanhPhong
Reply
#2
Dở như hạch

Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c
Cheer
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Reply
#3
Người Việt mình không hơn gì ai, nhưng có óc kỳ thị rất buồn cười.

Lâu lâu được đọc về người Việt xấu xí cũng vui lắm.
Reply
#4
Biết đâu mấy dân tộc khác cũng có câu : "dở như Việt", nếu vậy thì huề. Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c
Reply
#5
(2023-08-02, 01:38 PM)TNNA Wrote: Biết đâu mấy dân tộc khác cũng có câu : "dở như Việt", nếu vậy thì huề. Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c


Ha ha ha .  Như vậy mới có chiến tranh chứ chair-to-the-head vahidrk1 Fight ?
Reply
#6
Nhưng có chắc là cụ Vương Hồng Sển nói đúng không? Vì những lập luận của cụ cũng chỉ là suy đoán. Giống như chữ "Tầu" để chỉ người phương Bắc cũng đã có khá nhiều suy đoán về nguồn gốc của chữ đó nhưng vẫn chưa có thể khẳng định đâu là đúng.

Tiếng Việt mình hình như có nhiều chữ dùng nhiều thành quen giống như "cà chớn" hay "mút mùa Lệ Thủy" vv. Những chữ này khó có thể truy ra nguồn gốc.
Reply
#7
Tôi nghĩ suy đoán nào nghe tương đối lọt lỗ tai thì tạm chấp nhận thôi, chứ còn những câu như thế này thường có nguồn gốc xa xôi, rối rắm thì việc biết đích xác 100% ở đâu ra hầu như bất khả. Cũng có thể chữ hạch này chỉ là hạch nổi trên cơ thể thôi, nó thuộc loại khg ai muốn cho nên đem ví nó với người nào dở tận cùng thì cũng có thể lắm.
[-] The following 1 user Likes TNNA's post:
  • phai
Reply