Posts: 3,856
Threads: 11
Likes Received: 1,264 in 961 posts
Likes Given: 834
Joined: Dec 2017
Reputation:
44
Hội đồng Bảo an đàm phán căng thẳng trước cuộc bỏ phiếu về nghị quyết Gaza
Các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đang đàm phán căng thẳng về một dự thảo nghị quyết do Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) bảo trợ nhằm thúc đẩy vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo tới Gaza.
Ngôn từ và chi tiết văn bản nghị quyết đang là vấn đề khúc mắc cần sự nhất trí giữa Mỹ và các thành viên Hội đồng bảo an trước khi cơ quan này tổ chức cuộc bỏ phiếu vào ngày mai, sau 2 lần trì hoãn.
Nhằm tránh lá phiếu phủ quyết thứ 3 của Mỹ, các nước thành viên Hội đồng Bảo an đang đàm phán tích cực để Mỹ bỏ phiếu trắng hoặc bỏ phiếu ủng hộ. Dự thảo nghị quyết đặt trên bàn sáng qua kêu gọi “chấm dứt sự thù địch một cách khẩn cấp và bền vững”, nhưng ngôn từ này đã được giảm nhẹ trong dự thảo mới lưu hành vào sáng nay, theo đó chỉ “kêu gọi đình chỉ khẩn cấp các hoạt động thù địch để cho phép tiếp cận nhân đạo một cách an toàn và không bị cản trở", cũng như thực hiện các bước khẩn cấp hướng tới việc chấm dứt các hoạt động thù địch một cách bền vững. Mỹ trước đó đã phản đối ngôn ngữ về việc chấm dứt chiến sự.
Chiến sự ở dải Gaza. Ảnh: Reuters
Dự thảo nghị quyết được UAE lưu hành vào sáng nay bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc về tình hình nhân đạo đang xấu đi ở dải Gaza cũng như tác động nghiêm trọng của nó đối với dân thường”. Dự thảo nghị quyết yêu cầu các bên của cuộc xung đột (không nêu đích danh Israel và Hamas) tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển hàng viện trợ bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không trên khắp dải Gaza, bao gồm cả việc vận chuyển qua cửa khẩu biên giới tại Karem Shalom. Dự thảo cũng kêu gọi Liên Hợp Quốc thiết lập một cơ chế giám sát việc cung cấp hàng viện trợ, cũng như yêu cầu thả ngay lập tức và vô điều kiện tất cả các con tin và tuân thủ luật nhân đạo quốc tế, trong đó yêu cầu bảo vệ dân thường cũng như nhà cửa, trường học, bệnh viện và cơ sở hạ tầng thiết yếu khác.
Các nghị quyết của Hội đồng Bảo an là rất quan trọng vì chúng có tính ràng buộc về mặt pháp lý. Các nhà ngoại giao cho rằng UAE và Mỹ cố gắng thống nhất ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn từ ngừng chiến và đề xuất thiết lập cơ chế giám sát viện trợ của Liên Hợp Quốc. Mỹ và Israel phản đối lệnh ngừng bắn vì họ tin rằng nó sẽ chỉ có lợi cho Hamas. Thay vào đó, Mỹ chỉ ủng hộ việc tạm dừng giao tranh để bảo vệ dân thường và cho phép thả các con tin bị Hamas bắt giữ. Mỹ cũng chưa hài lòng với đề xuất trong dự thảo nghị quyết của UAE yêu cầu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres thiết lập một cơ chế giám sát ở Gaza “để giám sát độc quyền tất cả các chuyến hàng cứu trợ nhân đạo tới Gaza được cung cấp qua các tuyến đường bộ, đường biển và đường hàng không của các quốc gia không thuộc các bên trong cuộc xung đột”.
Phó Đại sứ UAE Mohamed Abushahab bày tỏ hy vọng cuộc bỏ phiếu ngày mai sẽ được thông qua vì nhu cầu nhân đạo cấp thiết ở Gaza : "2,2 triệu người vẫn bị mắc kẹt với tỷ lệ cứ 10 người thì có 9 người không có đồ ăn. Người dân Gaza đang trải qua tình trạng đói khát ở mức độ chưa từng có, trong khi các bác sĩ thậm chí còn thiếu những vật tư y tế cơ bản nhất để điều trị cho những người bị thương và mối đe dọa lây nhiễm ngày càng tăng. Những gì chúng ta cần quyền tiếp cận. Nghị quyết phải yêu cầu sử dụng tất cả các tuyến đường bộ, đường biển và đường hàng không cho phép các hoạt động viện trợ đi vào Gaza. Israel phải ngừng ngăn chặn việc đưa hàng viện trợ vào và cho phép viện trợ cứu sinh vào dải Gaza".
Từ Jerusalem, phát biểu trực tuyến trước các thành viên Hội đồng Bảo an, Điều phối viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về Tiến trình Hòa bình Trung Đông Tor Wennesland cũng nhấn mạnh: “Mức độ xung đột giữa Israel và Hamas cũng như quy mô chết chóc và tàn phá ở Gaza là chưa từng có và không thể chịu đựng đối với bất kỳ ai chứng kiến. Tôi cực lực lên án việc giết hại thường dân ở Gaza, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em. Tôi đau buồn trước sự mất mát của mọi thường dân, bao gồm cả 131 đồng nghiệp làm việc cho các tổ chức của Liên Hợp Quốc, tổn thất nhân mạng lớn nhất trong lịch sử của LHQ”.
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Posts: 3,856
Threads: 11
Likes Received: 1,264 in 961 posts
Likes Given: 834
Joined: Dec 2017
Reputation:
44
Nước này từng hỗ trợ Ukraine 671 triệu euro kể từ khi xung đột với Nga bùng phát và cũng là quốc gia NATO đầu tiên gửi máy bay chiến đấu MiG-29 cho Kiev.
Thủ tướng Slovakia phản đối Ukraine gia nhập NATO
Hãng thông tấn RBC (Ukraine) cho biết, Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã lên tiếng phản đối khả năng Ukraine trở thành thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và cam kết cản trở điều này, đồng thời cho rằng việc Ukraine gia nhập NATO sẽ dẫn đến Chiến tranh Thế giới thứ ba.
Trong một cuộc phỏng vấn với đài InfoVojna (Slovakia) vào ngày 19/12, ông Fico tuyên bố sẽ sử dụng quyền phủ quyết của mình để ngăn chặn việc Ukraine gia nhập NATO miễn là ông có "khả năng ảnh hưởng đến bối cảnh chính trị Slovakia".
"Không có gì đáng ngạc nhiên khi đảng chiếm đa số ghế trong chính phủ Slovakia không đồng ý với việc Ukraine trở thành thành viên NATO, vì đây sẽ là sự khởi đầu của Thế chiến thứ ba", ông nói.
"Miễn là tôi có cơ hội tác động đến chính trường Slovakia, tôi sẽ sử dụng quyền phủ quyết một quyết định như vậy” .
Thủ tướng Slovakia Robert Fico. Ảnh: Reuters
Trong cuộc trò chuyện với người dẫn chương trình, Thủ tướng Fico nói thêm rằng, ông đã truyền đạt quan điểm của mình về khả năng Ukraine gia nhập khối NATO trong cuộc gặp với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trước đó.
Thủ tướng Slovakia cũng chia sẻ quan điểm rằng, việc Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu (EU) sẽ phải mất nhiều năm và bản thân ông cũng không phản đối việc nước này gia nhập.
Ông nói: "Nếu cần thực hiện một cử chỉ chính trị... như vậy để hỗ trợ Ukraine, tôi không có vấn đề gì với điều đó… nhưng nước này phải đáp ứng tất cả các điều kiện".
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Posts: 3,856
Threads: 11
Likes Received: 1,264 in 961 posts
Likes Given: 834
Joined: Dec 2017
Reputation:
44
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Posts: 3,856
Threads: 11
Likes Received: 1,264 in 961 posts
Likes Given: 834
Joined: Dec 2017
Reputation:
44
Israel yêu cầu dân miền trung Dải Gaza sơ tán
Quân đội Israel yêu cầu dân thường tại thị trấn miền trung Dải Gaza sơ tán về miền nam trước khi lực lượng này mở rộng quy mô tấn công.
Trung tá Avichay Adraee, phát ngôn viên tiếng Arab của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), ngày 22/12 công bố bản đồ khu vực cần sơ tán tại miền trung Dải Gaza, trong đó có khu vực Trại al-Bureij và các khu vực lân cận.
"Vì an toàn của bản thân, mọi người phải di chuyển ngay tới nơi trú ẩn tại thành phố Deir Al-Balah", trung tá Adraee cho biết.
Binh sĩ Israel tham chiến tại Dải Gaza ngày 22/12. Ảnh: IDF
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Posts: 3,856
Threads: 11
Likes Received: 1,264 in 961 posts
Likes Given: 834
Joined: Dec 2017
Reputation:
44
Nhật thông qua ngân sách quốc phòng cao kỷ lục
Nhật Bản phê duyệt khoản ngân sách quốc phòng cao kỷ lục trị giá 56 tỷ USD và nới lỏng một số biện pháp kiểm soát xuất khẩu vũ khí.
Nội các Nhật Bản ngày 22/12 phê duyệt khoản ngân sách trị giá 56 tỷ USD, mức cao kỷ lục và tăng khoảng 4 tỷ USD so với năm ngoái. Gói ngân sách này nằm trong cam kết của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida về tăng chi tiêu quốc phòng trong vài năm tới.
Trong khoản ngân sách mới được công bố, khoảng 2,6 tỷ USD được chi cho dự án đóng hai chiến hạm mới trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis do Mỹ phát triển. Nhật Bản dành gần 5,2 tỷ USD để tăng cường năng lực phòng thủ của quốc gia, trong đó có mua thêm tên lửa.
Hiến pháp Nhật Bản giới hạn năng lực quân sự của nước này ở các biện pháp mang tính phòng thủ. Tuy nhiên, Nhật Bản năm 2022 cập nhật các chính sách an ninh và quốc phòng quan trọng, đặt mục tiêu tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng để đạt mức 2% GDP như các nước thành viên NATO vào năm 2027.
Giới chức Nhật Bản cùng ngày cũng nới lỏng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu vũ khí, cho phép bán các tổ hợp tên lửa phòng không mà nước này sản xuất cho Mỹ. Truyền thông Nhật Bản đưa tin thương vụ bán biến thể Patriot PAC-3 cho Mỹ sẽ là lần đầu tiên Nhật Bản xuất khẩu vũ khí từ sau Thế chiến II.
Các quan chức Nhật Bản cho biết quyết định thay đổi chính sách xuất khẩu vũ khí là theo đề nghị của Mỹ. Nhật Bản vốn kiểm soát chặt chẽ xuất khẩu vũ khí, song giới chức nước này năm 2014 nới lỏng một số quy định liên quan.
Ngành công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản có quy mô nhỏ với khách hàng duy nhất là Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF), có doanh thu ước tính khoảng 20 tỷ USD mỗi năm.
Nguyễn Tiến (Theo AFP)
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Posts: 3,856
Threads: 11
Likes Received: 1,264 in 961 posts
Likes Given: 834
Joined: Dec 2017
Reputation:
44
Mỹ ngày càng đơn độc ở Hội đồng Bảo an vì chiến sự Gaza
Việc Mỹ liên tiếp phản đối các dự thảo nghị quyết liên quan tới xung đột Gaza tại Hội đồng Bảo an LHQ đã khiến Washington ngày càng bị cô lập.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA) ngày 20/12 một lần nữa thất bại trong nỗ lực thông qua nghị quyết do Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đệ trình, liên quan tới xung đột Hamas - Israel.
Dự thảo nghị quyết này kêu gọi các bên chấm dứt giao tranh để cho phép viện trợ nhân đạo chuyển tới Dải Gaza. Một điểm mới trong văn kiện là triển khai cơ chế cho phép Liên Hợp Quốc giám sát cung cấp viện trợ trong khu vực. Đây là điểm mấu chốt trong các cuộc đàm phán tuần này ở HĐBA, vì giống như Israel, Mỹ từ chối chuyển giao quyền giám sát viện trợ cho LHQ, theo giới quan sát.
Các cường quốc thế giới đã nhất trí nhóm họp lại vào ngày 21/12 để có thêm một ngày thảo luận, chỉnh sửa dự thảo nghị quyết nhằm đảm bảo Mỹ sẽ không bác bỏ.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cùng ngày cho biết phái đoàn Mỹ tại LHQ đang "tiếp tục làm việc mang tính xây dựng với một số quốc gia để giải quyết một số vấn đề tồn đọng trong dự thảo nghị quyết của HĐBA". Đề cập tới cơ chế giám sát được đề xuất, ông Blinken tuyên bố "chúng tôi muốn đảm bảo nghị quyết và những điều khoản trong đó thực sự hiệu quả và không gây bất kỳ tổn hại nào cho nỗ lực cung cấp viện trợ nhân đạo hoặc khiến nó trở nên phức tạp hơn".
Đại sứ Mỹ tại LHQ Linda Thomas-Greenfield tại phiên họp của Hội đồng Bảo an LHQ ở New York hồi tháng 2/2022. Ảnh: Reuters
Những điểm chính trong dự thảo, đã qua chỉnh sửa gần như liên tục trong 48 giờ qua, là lời kêu gọi ngừng bắn khẩn cấp và lâu dài, cho phép viện trợ nhân đạo được phân bổ ngay lập tức dưới sự giám sát của LHQ. Dự thảo nhấn mạnh quan ngại sâu sắc của HĐBA về tình hình nhân đạo ở Gaza và hậu quả nghiêm trọng của chiến sự với dân thường, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Nó cũng đề cập nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ nhân viên y tế, nhân đạo, cũng như yêu cầu các bên tuân thủ nghĩa vụ theo luật quốc tế.
Việc Mỹ phản đối dự thảo về ngừng bắn nhân đạo của HĐBA đã phơi bày những bế tắc tại cơ quan hàng đầu LHQ. Thái độ bác bỏ của chính quyền Tổng thống Joe Biden với các biện pháp liên quan tới ngừng bắn, chấm dứt chiến sự hay viện trợ nhân đạo đã trì hoãn và cản trở hoạt động của cơ quan chịu trách nhiệm đảm bảo hòa bình và an ninh thế giới.
Lịch trình họp và điều trần bình thường của LHQ gần đây liên tục thay đổi, chương trình nghị sự đôi khi bị gián đoạn để có thời gian đàm phán thêm về nghị quyết liên quan đến Gaza, nhưng đều không thể vượt qua được sự phản đối từ Mỹ, thành viên thường trực có quyền phủ quyết của HĐBA. Bất cứ nghị quyết nào bị Mỹ phủ quyết đều không thể được thông qua.
Bế tắc ở HĐBA cũng cho thấy tình cảnh ngày càng bị cô lập của Mỹ trong tổ chức quốc tế này, khi các nhà ngoại giao nước ngoài nói rằng nếu các bên không đạt được thỏa hiệp, nghị quyết sẽ được đưa ra bỏ phiếu, bất chấp nguy cơ nó bị Washington phủ quyết.
Mỹ ngày càng đơn độc trong nỗ lực ủng hộ Israel tại Liên Hợp Quốc. Chính quyền Tổng thống Biden đã hai lần phủ quyết nghị quyết của HĐBA liên quan tới xung đột Israel - Hamas ở Gaza, ngay cả khi Mỹ bày tỏ lo ngại về thương vong dân thường ngày càng tăng.
Nếu các nhà ngoại giao không thể tìm được giải pháp trước khi HĐBA phải bỏ phiếu, Washington sẽ phải lựa chọn giữa việc tiếp tục ủng hộ Israel và chọc giận đại đa số quốc gia thành viên LHQ, hay khiến đồng minh lâu năm ở Trung Đông thất vọng.
Quan chức Mỹ nói rằng lệnh ngừng bắn sẽ giúp mang tới chiến thắng cho Hamas và giúp nhóm vũ trang người Palestine duy trì khả năng quân sự trong khu vực. Họ cũng lo ngại về việc thiết lập cơ chế của giám sát viện trợ của LHQ. Hiện tại, Israel đang giám sát một lượng nhỏ nguồn viện trợ nhân đạo và nhiên liệu cho Gaza qua cửa khẩu biên giới Rafah từ Ai Cập và cửa khẩu Kerem Shalom do Israel kiểm soát.
Gần 20.000 người đã thiệt mạng và hơn 50.000 người bị thương ở Dải Gaza kể từ khi xung đột bùng phát. Số thương vong tăng nhanh đã thúc đẩy nhiều lời kêu gọi chấm dứt chiến sự và khiến đại sứ Mỹ tại LHQ Linda Thomas-Greenfield rơi vào tình thế khó xử.
"Mọi người ở New York đều cho rằng điều này phụ thuộc vào quyết định của ông Biden. Rõ ràng bà Linda Thomas-Greenfield muốn đạt thỏa thuận. Song khi Israel vận động Nhà Trắng bác bỏ các dự thảo nghị quyết, điều này cuối cùng phụ thuộc vào chính ông Biden", Richard Gown, chuyên gia của LHQ trong Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, nói.
Một quan chức Mỹ cho biết Nhà Trắng và đại sứ đều cố gắng tìm kiếm một giải pháp mà họ không phải dùng quyền phủ quyết.
Các nhà ngoại giao LHQ ngày 19/12 đã loại bỏ từ "ngừng bắn" khỏi dự thảo nghị quyết mà UAE đề xuất, thay vào đó yêu cầu "đình chỉ khẩn cấp các hành động thù địch để cho phép tiếp cận nhân đạo an toàn và không bị cản trở, cũng như đề ra các bước hướng tới chấm dứt chiến sự lâu dài". Song những sửa đổi đó chưa đủ thuyết phục Mỹ chấp thuận.
Bên trong phòng họp kín ngày 20/12, đại diện Nga và Trung Quốc cho rằng HĐBA nên đưa nghị quyết ra bỏ phiếu để nhấn mạnh sự đơn độc của Mỹ. Song các thành viên khác lập luận rằng điều quan trọng hơn là hướng tới một nghị quyết hiệu quả được tất cả các bên thông qua.
Phiên bản gần như cuối cùng của dự thảo nghị quyết ủng hộ giải pháp hai nhà nước, trong đó Israel và một nhà nước của người Palestine cùng tồn tại trong hòa bình. Tuy nhiên, điều này cũng có thể trở thành điểm vướng mắc, khi Israel phản đối.
Đại diện các nước nói chuyện tại phòng họp HĐBA ở New York ngày 19/12. Ảnh: Reuters
Khi thể hiện sự ủng hộ với Israel, Mỹ đang lâm vào thế đối nghịch với cộng đồng quốc tế, điều rất mâu thuẫn với cam kết khôi phục chủ nghĩa đa phương của Nhà Trắng sau bốn năm "Nước Mỹ trên hết" của cựu tổng thống Donald Trump. Những lằn ranh đỏ của Israel, được Mỹ vạch ra chi tiết ở HĐBA, có thể làm chệch hướng dự thảo nghị quyết do UAE đề xuất trong các cuộc thảo luận cuối cùng.
"Chúng tôi cam kết tinh thần xây dựng và minh bạch trong quá trình thảo luận để đạt đồng thuận về nghị quyết", một thành viên phái đoàn Mỹ tại LHQ nói đầu tuần này. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh "UAE biết chính xác những gì có thể được phê duyệt hoặc không. Kết quả sẽ tùy thuộc vào việc họ muốn thế nào".
Một nghị quyết của HĐBA cần ít nhất 9 phiếu ủng hộ và không có bất kỳ nước nào trong 5 thành viên thường trực Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Anh và Nga phủ quyết.
Những tranh luận về câu từ trong nghị quyết đã khiến nhiều người không lạc quan về một kết quả Mỹ sẵn sàng ủng hộ để giảm đau khổ cho người dân Gaza. Các nguồn tin ngoại giao nói Washington quyết tâm không làm suy yếu khả năng chiến đấu của Israel bằng cơ chế giám sát viện trợ.
Trước đó, vào ngày 8/12, Washington đã phủ quyết nghị quyết của HĐBA kêu gọi ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức giữa Israel và Hamas. Bốn ngày sau, Đại hội đồng LHQ với 193 thành viên đã thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn với 153 quốc gia thành viên bỏ phiếu ủng hộ. Tuy nhiên, nghị quyết của Đại hội đồng không mang tính ràng buộc.
Maria Antonia Sanchez-vallejo, nhà phân tích của El Pais, cảnh báo khi thương vong ở Gaza ngày một tăng và Mỹ liên tiếp bác các nghị quyết ở HĐBA, "uy tín của Mỹ tại LHQ có thể hứng đòn giáng mạnh".
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Posts: 3,856
Threads: 11
Likes Received: 1,264 in 961 posts
Likes Given: 834
Joined: Dec 2017
Reputation:
44
Hội đồng Bảo an hoãn bỏ phiếu nghị quyết về Gaza
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tiếp tục lùi ngày bỏ phiếu nghị quyết về cuộc chiến giữa Israel và Hamas ở Gaza, sau ba lần trì hoãn.
Các nguồn tin ngoại giao hôm 21/12 cho biết Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lùi ngày bỏ phiếu nghị quyết sang ngày 22/12 theo giờ miền đông Mỹ. Đây là lần thứ tư hội đồng hoãn cuộc bỏ phiếu trong tuần này, trong bối cảnh các nỗ lực ngoại giao đang được thực hiện sau khi Mỹ phủ quyết dự thảo nghị quyết.
Các nguồn tin trước đây chỉ ra một trong những điểm mấu chốt của cuộc bỏ phiếu mới là đề xuất Liên Hợp Quốc lập cơ chế giám sát hàng viện trợ vào Dải Gaza.
Chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu tuyên bố mục tiêu chính trong chiến dịch ở Gaza là hủy diệt Hamas, lực lượng đã đột kích vào miền nam Israel hôm 7/10 và giết chết 1.140 người. Tuy nhiên, hơn 20.000 dân thường ở Gaza đã thiệt mạng vì chiến sự, khiến quốc tế ngày càng lên án hoạt động quân sự của Israel.
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Posts: 3,856
Threads: 11
Likes Received: 1,264 in 961 posts
Likes Given: 834
Joined: Dec 2017
Reputation:
44
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Posts: 3,856
Threads: 11
Likes Received: 1,264 in 961 posts
Likes Given: 834
Joined: Dec 2017
Reputation:
44
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Posts: 3,856
Threads: 11
Likes Received: 1,264 in 961 posts
Likes Given: 834
Joined: Dec 2017
Reputation:
44
Người Gaza tìm kiếm nơi trú ẩn trong tuyệt vọng
Mang theo chăn màn và chút đồ đạc, hàng nghìn người Palestine chạy khỏi miền trung Gaza tới miền nam để trốn chạy đòn không kích của Israel.
Nhiều người trong số họ gần đây vừa tới trú ẩn trong trại tị nạn Bureij ở Deir al-Balah, miền trung Gaza sau khi phải di dời nhiều lần từ khi cuộc xung đột Israel - Hamas nổ ra ngày 7/10.
Những chiếc xe lừa chở đồ đạc kêu kẽo kẹt khi đoàn người đi trên đường phố. Các gia đình đặt trẻ sơ sinh vào xe đẩy, dẫn người già đi qua đám đông, gói ghém chăn màn mùa đông cho chặng đường phía trước.
"Đây không phải là sống: không nước, không thức ăn, không có gì cả", Walaa al-Medini, người phải ngồi xe lăn sau khi bị thương trong trận không kích ở quê nhà Gaza City, nói.
"Con gái chết trong lòng tôi. Tôi được đưa khỏi đống đổ nát sau ba giờ", cô kể lại. "Nhà của chúng tôi, cũng như mọi thứ xung quanh, đều tan tành".
Cư dân trại tị nạn Bureij tới Deir al-Balah ngày 22/12. Ảnh: AFP
Cô cho hay đã không ngủ trọn giấc trong 40 đêm. "Tôi xin gửi lời đến thế giới ngoài kia rằng hãy nhìn chúng tôi, hãy quan sát chúng tôi, để thấy chúng tôi đang chết mòn. Tại sao họ không để ý?".
Quân đội Israel ngày 22/12 yêu cầu người dân trong trại Bureij "sơ tán ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho bản thân", khiến dòng người tiến về thành phố Deir al-Balah ở phía nam.
Các cuộc không kích và tấn công trên bộ của Israel khiến 1,9 triệu người Gaza phải di dời, tương đương hơn 3/4 dân số. Cuộc xung đột cũng khiến đa số bệnh viện trong khu vực không thể hoạt động. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết có 9 cơ sở đang hoạt động cầm chừng.
Trong bệnh viện Aqsa ở miền trung Gaza, nhân viên y tế vội vàng tìm chỗ cho bệnh nhân đang nằm trên cáng nối đuôi nhau tiến vào. Đa số là người trong trại tị nạn ở Al-Maghazi.
Trong bệnh viện chật kín người, họ chữa trị cho một cậu bé bị thương ngay trên sàn nhà. Một em bé đang gào khóc trong nôi đặt trên mặt đất, máu văng đầy trên vầng trán nhỏ.
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Posts: 3,856
Threads: 11
Likes Received: 1,264 in 961 posts
Likes Given: 834
Joined: Dec 2017
Reputation:
44
Các khu dân cư ở Dải Gaza. Đồ họa: Guardian
Cơ quan y tế Hamas cho hay hơn 410 người đã chết vì đòn pháo kích của Israel trong hơn 48 giờ qua. Nhiều khu vực ở Gaza City xuất hiện các cuộc đối đầu trên đường phố giữa binh lính Israel và các tay súng Hamas.
...................................
Người Do Thái rất thèm muốn bãi biển tại dải Gaza của người Palestine, lỡ mang tiếng ác rồi, chắc Israel sẽ chiếm chứ không chịu rút về đâu.
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Posts: 3,856
Threads: 11
Likes Received: 1,264 in 961 posts
Likes Given: 834
Joined: Dec 2017
Reputation:
44
Đại gia đình 76 người ở Gaza thiệt mạng trong trận bom của Israel
Quan chức Liên Hợp Quốc xác nhận một nhân viên UNDP cùng 75 người thân trong đại gia đình đã thiệt mạng trong trận tập kích của Israel ở Gaza.
"Tôi vô cùng đau buồn thông báo về cái chết của đồng nghiệp Issam Al Mughrabi và gia đình ông tại Dải Gaza", Achim Steiner, giám đốc cơ quan Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), ngày 22/12 thông báo trên website của cơ quan này.
Mughrabi là nhân viên UNDP tại Dải Gaza. Cơ quan này cho biết vụ tập kích của Israel còn cướp đi sinh mạng của vợ Mughrabi là Lamya’a cùng 5 người con, trong đó thành viên trẻ nhất mới 13 tuổi. Danh sách nạn nhân trong vụ tập kích còn có hơn 70 người họ hàng trong đại gia đình của ông.
Quan chức Liên Hợp Quốc cho biết Issam đã làm việc cho UNDP gần 30 năm, là thành viên trong Chương trình Hỗ trợ Nhân dân Palestine (PAPP) của Liên Hợp Quốc.
"Cái chết của Issam cùng gia đình anh đã tác động sâu sắc đến toàn thể nhân viên của tổ chức. Các nhân sự Liên Hợp Quốc và dân thường tại Dải Gaza không thể bị xem là mục tiêu tấn công. Cuộc chiến này phải chấm dứt", ông Steiner nhấn mạnh.
Khói bốc lên trong cuộc tấn công của Israel ở Dải Gaza ngày 21/12. Ảnh: AFP
Mahmoud Bassal, người phát ngôn cơ quan phòng vệ dân sự tại Dải Gaza, cho biết vụ tấn công khiến đại gia đình 76 người thiệt mạng xảy ra ở Gaza City và là một trong những vụ tập kích đẫm máu nhất trong 12 tuần chiến sự.
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Posts: 3,856
Threads: 11
Likes Received: 1,264 in 961 posts
Likes Given: 834
Joined: Dec 2017
Reputation:
44
Mỹ và EU bàn tính khối tài sản 300 tỉ USD của Nga
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang thúc đẩy kế hoạch sử dụng khối tài sản trị giá 300 tỉ USD của Nga được gửi ở nước ngoài để hỗ trợ Ukraine.
New York Times mô tả chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang âm thầm phát tín hiệu sẽ "tịch thu" hơn 300 tỉ USD dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Nga được gửi ở các quốc gia phương Tây.
Các nhà hoạch định chính sách Mỹ cũng đồng thời thảo luận khẩn cấp với các đồng minh về việc sử dụng số tiền này để hỗ trợ Ukraine vào thời điểm nguồn tài trợ cho Kiev đang suy yếu.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen thừa nhận nếu không có sự chấp thuận của quốc hội Mỹ thì việc tịch thu số tiền hơn 300 tỉ USD của Nga là "trái luật pháp Mỹ".
Một số quan chức hàng đầu của Mỹ cũng lo ngại nếu tịch thu số tiền gửi của Nga sẽ khiến các quốc gia khác trên thế giới "ngần ngại gửi tiền của họ tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hoặc bằng đồng USD".
"Dù đã cân nhắc thiệt hơn nhưng chính quyền Mỹ cùng Nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) đang tích cực bàn bạc và cân nhắc xem họ có thể sử dụng các chính sách hiện có của mình hay không. Hoặc liệu có nên ban hành những chính sách mới để hợp thức hóa việc tịch thu tài sản của Nga hay không" – New York Times dẫn nguồn thạo tin.
Mỹ và EU đang nỗ lực tìm cách kiếm thêm nguồn viện trợ cho Ukraine. Ảnh: New York Times
Các quan chức Mỹ cho biết các cuộc đàm phán giữa các bộ trưởng tài chính, ngân hàng trung ương, nhà ngoại giao và luật sư đã liên tục diễn ra những tuần gần đây. Chính quyền Tổng thống Biden thúc giục Anh, Pháp, Đức, Ý, Canada và Nhật Bản đưa ra chiến lược trước ngày 24-2-2024, tức đánh dấu tròn 2 năm Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Financial Times cho biết hiện có khoảng 210 tỉ euro (230 tỉ USD) dự trữ ngoại hối của Nga bị giữ ở EU, bao gồm 191 tỉ euro ở Bỉ và 19 tỉ euro ở Pháp. Thụy Sĩ nắm giữ khoảng 7,8 tỉ euro, tiếp theo là Mỹ với khoảng 5 tỉ USD.
Các quan chức Mỹ cho biết nguồn tài trợ hiện tại dành cho Ukraine gần như cạn kiệt và họ đang phải vật lộn để tìm cách cung cấp đạn pháo và hệ thống phòng không cho nước này.
Hơn 300 tỉ USD dự trữ ngoại hối đã nằm ngoài tầm kiểm soát của Moscow trong hơn một năm sau khi Mỹ cùng với châu Âu và Nhật Bản đã sử dụng các biện pháp trừng phạt để đóng băng khối tài sản này.
Tổng thống Biden vẫn chưa phê duyệt chính sách tịch thu tài sản và nhiều chi tiết vẫn đang được thảo luận sôi nổi. Các nhà hoạch định chính sách phải xác định xem số tiền này sẽ được chuyển trực tiếp đến Ukraine hay được sử dụng cho lợi ích của nước này theo những cách khác; ngoài ra còn có vấn đề số tiền này chỉ được sử dụng cho mục đích tái thiết và hỗ trợ nền kinh tế Ukraine hay cho cả viện trợ quân sự...
"Các cuộc thảo luận càng cấp bách hơn sau khi yêu cầu của chính quyền Tổng thống Biden về khoản hỗ trợ hàng chục tỉ USD cho Ukraine bị Đảng Cộng hòa chặn lại" – nguồn tin nói với Reuters.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (giữa) cùng lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Mitch McConnell (trái) và lãnh đạo phe đa số Thượng viện Chuck Schumer tại Điện Capitol ngày 12-12. Ảnh: New York Times
Một số phương án được đưa ra như tịch thu tài sản trực tiếp và chuyển sang Ukraine; sử dụng tiền lãi kiếm được và các lợi nhuận khác từ tài sản Nga được nắm giữ tại các tổ chức tài chính châu Âu để mang lại lợi ích cho Ukraine. Có phương án đề xuất sử dụng số tiền đóng băng đó của Nga làm tài sản thế chấp cho các khoản vay cho Ukraine.
Các nhà kinh tế nhận định việc thu giữ một số tiền lớn như vậy từ một quốc gia có chủ quyền là điều chưa từng có tiền lệ. Hành động này có thể gây ra những hậu quả kinh tế và pháp lý khó lường và gần như chắc chắn sẽ dẫn đến các vụ kiện và trả đũa từ Nga.
Chính quyền Đức mới đây đã quyết định thu giữ khoảng 790 triệu USD từ tài khoản ngân hàng Frankfurt của Nga vốn đang chịu lệnh trừng phạt của EU.
Động thái trên lập tức vấp phải cảnh báo cứng rắn "đáp trả cân xứng" từ Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov. Ông Siluanov tuyên bố có nhiều tài sản bị phong tỏa trong các tài khoản loại C ở Nga.
Tài khoản loại C là nơi lưu giữ tài sản phong tỏa của người nước ngoài ở Nga và Moscow đang giữ hơn 280 tỉ rúp (hơn 3 tỷ USD).
Nga đã nhiều lần chỉ trích việc phương Tây đóng băng tài sản của Ngân hàng Trung ương và công dân nước này là bất hợp pháp.
Tổng thống Nga Vladimir Putin từng ký sắc lệnh cho phép công dân Nga đổi tài sản đang bị đóng băng ở nước ngoài để lấy tài sản nước ngoài đang bị đóng băng tại Nga.
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Posts: 3,856
Threads: 11
Likes Received: 1,264 in 961 posts
Likes Given: 834
Joined: Dec 2017
Reputation:
44
Chủ nhân giải Nobel gọi việc tịch thu tài sản của Nga là thảm họa
Người đoạt giải Nobel về kinh tế, giáo sư Robert Shiller ở Đại học Yale (Mỹ) gọi việc tịch thu tài sản của Nga và chuyển cho Ukraine là thảm họa.
Hành động của Mỹ nhằm tịch thu tài sản của Nga để chuyển chúng dưới dạng hỗ trợ tài chính cho Ukraine có thể được so sánh với một thảm họa – giáo sư Robert Shiller cho biết hôm 24/12.
“Nếu Mỹ làm điều này với Nga ngày hôm nay, họ có thể làm điều đó với bất kỳ ai vào ngày mai.
Điều này sẽ phá hủy vầng hào quang an ninh bao quanh đồng USD và sẽ là giai đoạn đầu tiên của quá trình phi USD hóa” - ông nói trong cuộc phỏng vấn với tờ La Repubblica.
Giáo sư Shiller lưu ý, ngoài Liên bang Nga, Trung Quốc và nhiều nước đang phát triển khác cũng là những quốc gia tích cực ủng hộ quá trình thay thế đồng USD trong thanh toán quốc tế.
Ngày 22/12, đại biểu Mikhail Sheremet vùng Crimea tại Hạ viện Nga, đề xuất triển khai một thủ tục ở Nga nhằm thực hiện các biện pháp ngăn chặn quyết định của Mỹ trong việc tịch thu tài sản Nga, để Liên bang Nga cũng có thể tịch thu tài sản Mỹ ở Nga.
Ông lưu ý rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden và đồng minh nên nhớ rằng mỗi quyết định sai lầm của họ sẽ phải nhận được sự đáp trả và trừng phạt tương xứng.
Ngày 20/12, tờ tờ Financial Times đưa tin về đề xuất của Mỹ trong việc hợp pháp hóa việc tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga bằng cách công nhận các nước phương Tây là nạn nhân của cuộc xung đột ở Ukraine.
Theo tờ báo, giới chức Mỹ mới đây đã gửi đề xuất tương tự tới Nhóm G7. Các tác giả của đề xuất gọi quyết định chuyển giao tài sản của Liên bang Nga cho các quốc gia được cho là bị ảnh hưởng và đặc biệt bị ảnh hưởng là hợp pháp.
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Posts: 3,856
Threads: 11
Likes Received: 1,264 in 961 posts
Likes Given: 834
Joined: Dec 2017
Reputation:
44
10 sự kiện định hình thế giới năm 2023
2023 là một năm đầy biến cố với những trận động đất thảm khốc và hai cuộc xung đột gây tác động toàn cầu, trong khi nền kinh tế thế giới phục hồi yếu sau đại dịch, thử thách khả năng xoay xở của các quốc gia.
Dưới đây là 10 sự kiện quốc tế nổi bật nhất năm nay do báo Tiền Phong bình chọn:
1. Bùng nổ xung đột Israel - Hamas
Tình hình Trung Đông cho đến cuối tháng 9/2023 có vẻ đầy hứa hẹn, khi Israel và Ả-rập Xê-út chuẩn bị ký thỏa thuận để chấm dứt thù địch và thiết lập quan hệ ngoại giao, trong khi thỏa thuận ngừng bắn ở Yemen được thực hiện nghiêm túc. Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan đánh giá: “Trung Đông ngày nay yên tĩnh hơn so với hai thập kỷ trước”.
Chỉ 8 ngày sau phát biểu đó, lực lượng Hamas bất ngờ tấn công miền nam Israel, khiến khoảng 1.200 người thiệt mạng và 240 người bị bắt làm con tin. Sau thất bại mất mặt ngày 7/10, Israel mở chiến dịch tấn công vào Dải Gaza và thề quét sạch Hamas. Chiến dịch tấn công trên bộ và trên không của Israel vào vùng đất hẹp bị phong tỏa khiến ít nhất 20.000 người Palestine thiệt mạng, trong đó có hàng ngàn phụ nữ và em, theo thống kê của cơ quan y tế Dải Gaza.
Thương vong quá lớn và thảm hoạ nhân đạo kéo dài ở Dải Gaza khiến nhiều quốc gia trên thế giới chỉ trích Israel gay gắt, thậm chí tẩy chay. Tổng thống Mỹ Joe Biden ban đầu ủng hộ mạnh mẽ quyền trả đũa của Israel, nhưng sau đó liên tục thúc giục đồng minh làm nhiều hơn nữa để bảo vệ dân thường. Vì ủng hộ Israel về ngoại giao và quân sự nên Washington cũng rơi vào thế bị cô lập ở Liên Hợp Quốc. Đến nay vẫn chưa rõ cuộc xung đột sẽ kết thúc như thế nào và điều gì sẽ xảy ra sau đó.
2. Chiến dịch phản công của Ukraine thất bại
Đầu năm 2023, Ukraine và các đồng minh hy vọng chiến dịch phản công của Ukraine có thể phá vỡ sự kiểm soát của Nga ở miền đông và miền nam Ukraine, thậm chí tiến xuống cả bán đảo Crimea mà Mátxcơva sáp nhập từ năm 2014.
Cuộc phản công bắt đầu vào đầu tháng 6, dù gây tổn thất đáng kể cho lực lượng Nga nhưng không đủ để tạo nên đột phá. Trong khi đó, hiện tượng “mệt mỏi với Ukraine” bắt đầu xuất hiện ở phương Tây sau 2 năm chiến tranh. Tại Mỹ, các nghị sĩ đảng Cộng hòa cứng rắn chặn đề xuất của chính quyền Tổng thống Joe Biden về viện trợ bổ sung cho Ukraine. Trong những ngày cuối cùng của năm, các đồng minh của Ukraine ở châu Âu thậm chí đã tính đến tác động của khả năng Ukraine sẽ thua trên chiến trường và Nga chiến thắng, hoặc nguy cơ chiến tranh sẽ kéo dài nhiều năm nữa.
3. Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Hơn 67.000 người thiệt mạng sau trận động đất mạnh 7,8 độ làm rung chuyển miền nam Thổ Nhĩ Kỳ và vùng tây bắc nước láng giềng Syria vào sáng sớm 6/2. Chỉ riêng tại Thổ Nhĩ Kỳ đã có hơn 50.000 tòa nhà bị phá hủy hoặc phải phá bỏ. Đây được đánh giá là trận động đất lớn nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 1939 và cũng là một trong những trận động đất mạnh nhất trên thế giới.
4. Căng thẳng Mỹ - Trung giảm nhiệt
Đầu năm 2023, căng thẳng Mỹ-Trung có vẻ giảm nhiệt, sau khi lãnh đạo hai nước có cuộc gặp trực tiếp bên lề thượng đỉnh G20 tại Bali cuối năm 2022. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken dự kiến thăm Bắc Kinh vào tháng 2, nhưng bất ngờ một khinh khí cầu Trung Quốc bị phát hiện trên vùng trời Mỹ. Washington cáo buộc Bắc Kinh sử dụng phương tiện này để do thám, nhưng Trung Quốc bác bỏ. Chiếc khinh khí cầu trôi dạt suốt 1 tuần trước khi Không quân Mỹ điều tiêm kích F-22 Raptor bắn hạ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden tháng 11/2023 ở San Francisco. Ảnh: Xinhua
Sự việc khiến quan hệ hai bên căng thẳng trở lại, và ông Blinken phải hoãn chuyến thăm. Sau nhiều nỗ lực, lãnh đạo hai nước có cuộc gặp thượng đỉnh nhân Diễn đàn cấp cao APEC vào tháng 11 ở San Francisco. Các quan chức quân đội hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc tổ chức một cuộc họp trực tuyến ngày 21/12, cuộc đối thoại đầu tiên sau hơn một năm đóng băng. Căng thẳng hai bên đến nay có vẻ hạ nhiệt, dù Washington vẫn tiếp tục nỗ lực hạn chế Bắc Kinh về thương mại và tiếp cận công nghệ cao, đồng thời tiếp tục ủng hộ đồng minh Philippines trong tranh chấp ở Biển Đông và bán vũ khí cho Đài Loan (Trung Quốc).
5. Kinh tế thế giới phục hồi chậm
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ước tính kinh tế thế giới tăng trưởng 2,9% năm 2023, thấp hơn mức 3,3% của năm ngoái, và sẽ chỉ đạt khoảng 2,7% trong năm 2024.
Tình hình kinh tế năm qua chịu tác động lớn của những cơn “địa chấn” từ sự sụp đổ của các ngân hàng như Thung lũng Silicon, Signature, First Republic của Mỹ và Credit Suisse của Thụy Sĩ, cùng với cuộc khủng hoảng năng lượng và xung đột ở Ukraine và Trung Đông. Ngân hàng trung ương nhiều nước phải tính toán giữa việc tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát và tạm dừng tăng để hỗ trợ phục hồi kinh tế.
6. BRICS mở rộng
Cuối tháng 8, nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS, một liên minh không chính thức giữa Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, tuyên bố sẽ mở rộng để kết nạp thêm 6 quốc gia (Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả-rập Xê-út và UAE) trong tương lai gần.
Bước đi này sẽ tạo nên một tập hợp lỏng lẻo các quốc gia chiếm khoảng 30% GDP và 43% sản lượng dầu toàn cầu, và có thể tiếp tục mở rộng trong dài hạn. Tầm nhìn của BRICS không chỉ là ngày càng mở rộng để đối trọng với phương Tây, mà còn tạo ra một đồng tiền chung để giảm bớt vai trò thống trị của đô la Mỹ.
7. Cuộc đua vũ trụ nóng hơn
Các cường quốc và nhiều hãng tư nhân đang tích cực chạy đua vào không gian. Đến nay đã có 77 quốc gia có cơ quan không gian vũ trụ, 16 quốc gia có thể đưa hàng vào vũ trụ. Mặt trăng được quan tâm nhiều hơn cả.
Nỗ lực của Nga nhằm chinh phục Hằng Nga thất bại, khi tàu đổ bộ của Mátxcơva đâm vào bề mặt Mặt trăng trong tháng 8. Ít ngày sau, Ấn Độ làm nên lịch sử khi trở thành quốc gia đầu tiên đưa tàu đáp xuống vùng cực nam của Mặt trăng. Hai tuần sau, Ấn Độ khởi động sứ mệnh nghiên cứu Mặt trời.
Trung Quốc và Mỹ cũng đề ra chương trình Mặt trăng đầy tham vọng. NASA đặt mục tiêu đưa phi hành gia trở lại Mặt trăng vào năm 2025, còn Bắc Kinh đẩy mạnh triển khai kế hoạch tham vọng nhằm đưa phi hành gia lên Mặt trăng trong thập kỷ này và xây dựng một trạm nghiên cứu quốc tế trên đó. Các hãng tư nhân như SpaceX, Blue Origin và Virgin Galactic đóng vai trò lớn trong các hoạt động phóng tàu và vệ tinh lên vũ trụ.
Cuộc chạy đua ngày càng nóng làm dấy lên lo ngại rằng cạnh tranh địa chính trị sẽ dẫn đến tình trạng quân sự hóa không gian, trong khi vẫn thiếu quy tắc quản lý các hoạt động trong không gian vũ trụ.
8. Trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại nhiều hứa hẹn và nỗi lo
AI phát triển vượt bậc trong năm 2022 với sự ra đời của ChatGPT. Năm 2023, ChatGPT mạnh hơn 10 lần và các chính phủ, công ty và cá nhân đã nhanh chóng khai thác tiềm năng của nó. Điều đó dẫn đến những tranh luận sôi nổi rằng liệu AI đang dẫn lối vào một kỷ nguyên mới cho sự sáng tạo và thịnh vượng của con người hay mở ra chiếc hộp Pandora của một tương lai đầy ác mộng.
Những người lạc quan tin rằng AI đang tạo ra những đột phá khoa học với tốc độ chưa từng có trên nhiều lĩnh vực, cho phép điều chế thuốc nhanh chóng, giải mã những bí ẩn y học và giải quyết các câu hỏi toán học hóc búa. Những người bi quan cảnh báo rằng công nghệ này đang phát triển nhanh hơn khả năng đánh giá và giảm thiểu tác hại mà nó có thể gây ra, gây thất nghiệp hàng loạt và làm trầm trọng thêm bất bình đẳng xã hội.
Geoffrey Hinton, một trong những người tiên phong về AI, đã nghỉ việc tại Google để cảnh báo về mối nguy hiểm của nó. Những người tiên phong về công nghệ như Elon Musk và Steve Wozniak đã ký một bức thư ngỏ cảnh báo rằng AI gây ra “rủi ro sâu sắc cho xã hội và nhân loại”.
9. Nhiệt độ toàn cầu phá vỡ kỷ lục, COP28 đạt thỏa thuận lịch sử
Ngày 13/12, Hội nghị lần thứ 28 của các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP28) tại Dubai lần đầu tiên nhất trí chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch trong các hệ thống năng lượng theo cách công bằng, có trật tự và phù hợp, nhằm đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Các bên cũng cam kết tăng gấp ba công suất năng lượng tái tạo trên toàn cầu cho đến năm 2030.
Đây được đánh giá là một bước tiến của nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, trong bối cảnh năm 2023 được coi là năm nóng nhất trong 125.000 năm qua.
10. Dân số Ấn Độ vượt Trung Quốc
Trong thế kỷ qua, thậm chí lâu hơn, Trung Quốc vẫn là quốc gia đông dân nhất thế giới. Nhưng điều đó đã kết thúc trong năm 2023, khi dân số Ấn Độ ước tính có 1,4286 tỷ người, còn Trung Quốc có 1,4257 tỷ dân, theo thống kê của Liên Hợp Quốc.
Các chuyên gia nhân khẩu dự đoán dân số Trung Quốc sẽ giảm 100 triệu người vào giữa thế kỷ này, trong khi Ấn Độ sẽ tăng lên 1,7 tỷ. Dân số trẻ hơn đóng vai trò là động lực cho tăng trưởng kinh tế. Vì thế, việc Ấn Độ vượt Trung Quốc về dân số có thể dẫn đến thay đổi trong cán cân quyền lực ở châu Á.
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
|