2023-11-05, 10:44 PM
Holly, tư tưởng của em rất phù hợp với thực dân Pháp. Chỉ khác chút Pháp hơi dở, đã nhẹ tay không diệt chủng dân Việt
Hỏi đáp - Đạo đời - Tình người đa đoan
|
2023-11-05, 10:44 PM
Holly, tư tưởng của em rất phù hợp với thực dân Pháp. Chỉ khác chút Pháp hơi dở, đã nhẹ tay không diệt chủng dân Việt
2023-11-05, 11:07 PM
(2023-11-05, 10:44 PM)SauQuit Wrote: Holly, tư tưởng của em rất phù hợp với thực dân Pháp. Chỉ khác chút Pháp hơi dở, đã nhẹ tay không diệt chủng dân Việt Dạ, miễn Holly chưa bằng Hitler là okie dokie hà. Diệt khủng bố thôi nghen anh Sáu. Lặng nhìn mây trắng dần tan
Võ vàng nguyệt khuyết khảy đàn trầm u Cao sơn quyện áng sương mù Tứ bề lưu thủy, thuyền du cõi nào?
2023-11-06, 01:54 AM
Bà con bỏ chút thời gian đọc chơi cho biết nha.TD chỉ trích một khúc thôi đó.
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8B..._Palestine Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, người Anh thông qua Tuyên bố Balfour vào năm 1917. Trong bản tuyên bố này, người Anh thể hiện sự ưa thích thành lập ngôi nhà quốc gia dành cho người Do Thái ở Palestine. Chính phủ Anh đã chiếm đoạt Jerusalem 1 tháng sau khi ra bản tuyên bố. Hội Quốc liên đã trao cho Anh quốc sự sự ủy thác lên toàn Palestine vào năm 1922. Vùng đất phía tây của sông Jordan nằm dưới sự cai quản trực tiếp của người Anh cho đến năm 1948. Trong khi đó, vùng đất phía đông sông này là một vùng đất bán tự trị và được biết đến với cái tên Transjordan dưới sự quản lý của gia đình Hashemite và giành độc lập vào năm 1946. Cuộc nổi dậy Ả Rập tại Palestine 1936 - 1939 đã nổ ra, là biểu hiện dân tộc của những người Ả Rập ở Palestine chống lại người Anh cai quản thuộc địa và dân cư người Do Thái trong vùng đất. Sau Holocaust, sức ép tăng lên để có sự thừa nhận một quốc gia người Do Thái trong Palestine. Vào năm 1947, chính phủ Anh công bố ý định của họ để kết thúc sự ủy thác. Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bỏ phiếu chia vùng đất Palestine thành các quốc gia độc lập của người Do Thái và người Ả Rập với một chế độ quốc tế đặc biệt dành cho Jerusalem. Những người Ả Rập đã không chấp nhận sự chia tách này nhưng người Do Thái đã tuyên bố độc lập và thành lập Nhà nước Israel vào năm 1948. Cuộc chiến tranh Palestine 1948 đã xảy ra và trong cuộc chiến, Israel đã chiếm nhiều vùng đất hơn quy định trong quá trình phân chia. Jordan đã chiếm vùng đất mà nay là Bờ Tây, trong khi đó ở Dải Gaza, chính phủ của toàn người Palestine được thành lập vào tháng 9 năm 1948. Cuộc chiến tranh Palestine 1948 đã xảy ra và trong cuộc chiến, Israel đã chiếm nhiều vùng đất hơn quy định trong quá trình phân chia. Jordan đã chiếm vùng đất mà nay là Bờ Tây, trong khi đó ở Dải Gaza, chính phủ của toàn người Palestine được thành lập vào tháng 9 năm 1948. Ở vùng đất Nakba hay "Catastrophe", hàng trăm ngôi làng của Palestine và hơn 70000 ngôi nhà Palestine đã bị phá hủy.[9] 700000 người Palestine đã chạy trốn hoặc bị xua đuổi bởi người Israel. Các trại tị nạn Palestine không có thẩm quyền theo Hội nghị Lausanne 1949. Trong và sau chiến tranh năm 1948, một làn sóng người tị nạn Do Thái từ các quốc gia Ả Rập trở về Palestine đã xảy ra. Câu hỏi về quyền trở về của những người tị nạn và con cháu họ đã duy trì một cuộc tranh cãi.[10] Chính phủ toàn người Palestine đã được dời từ Gaza đến Cairo và cuối cùng tan rã vào năm 1959 bởi Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser. Gaza đã thuộc quyền kiểm soát về mặt quân sự của Ai Cập. Phong trào dân tộc của người Palestine dần dần thành lập lại tại Bờ Tây và Gaza và trong các trại tị nạn của người Palestine tại các quốc gia Ả Rập lân cận. Tổ chức Giải phóng Palestine đã ra đời với vai trò dẫn đầu phong trào này. Trong chiến tranh Sáu Ngày vào tháng 6 năm 1967, Israel đã chiếm được Tây Jerusalem và Bờ Tây từ Jordan và Gaza từ Ai Cập cũng như Đỉnh Golan từ Syria. Mặc sự phản đối của Liên hợp quốc và nghị quyết của tổ chức này tuyên bố đó là hành động bất hợp pháp, Israel đã bắt đầu chính sách định cư người Israel trong các vùng đất chiếm được của Israel.[11] Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) dưới sự lãnh đạo của Yasser Arafat dần dần giành sự công nhận quốc tế mang tính chất biểu tượng cho người Palestine. Từ năm 1987 đến năm 1993, Intifada Thứ nhất, sự nổi dậy chống Israel, nổi lên và chỉ kết thúc bằng Thỏa thuận Hòa bình Oslo 1993. Thỏa thuận này đã thành lập Chính quyền Dân tộc Palestine (viết tắt theo tiếng Anh là PNA hay PA nếu dùng tên gọi tắt là Chính quyền Palestine) như là một chính phủ lâm thời để quản lý Gaza và Bờ Tây (nhưng không có Đông Jerusalem) trong quá trình chờ thỏa thuận cho cuỗ xung đột. Trong Infitada Thứ hai (2000 - 2005), Israel đã rút khỏi dải Gaza và bắt đầu xây dựng bờ chắn tại Bờ Tây. Trong năm 2006, Hamas đã giành thắng lợi cuộc bầu cử lập pháp Palestine và kiểm soát dải Gaza vào năm 2007, gây nên Sự phong tỏa dải Gaza cho đến hiện nay. Trong các năm 2008 - 2009 và 2014, Israel đã ném bom và tấn công bằng tên lửa vào Gaza. Những chiến dịch này bị chỉ trích vì gây cái chết cho dân thường.[12][13] Vào tháng 10 năm 2011, UNESCO công nhận Nhà nước Palestine là một thành viên. Tháng 11 năm 2012, nhà nước Palestine được Liên hợp quốc công nhận từ thực thể quan sát viên thành nhà nước quan sát viên, đồng thời có một vị trí trong Đại hội đồng. Điều này đã tạo sự thay đổi cho thực thể này và tạo cơ hội tham gia các tổ chức khác của Liên hợp quốc. ...................................... Người dân Palestine đã trải qua cuộc chạy trốn khỏi Israel năm 1948, nay họ đã kiệt sức để tiếp tục cuộc ra đi lần 2 về phía nam của Gaza. Phụ nữ và trẻ em Palestine sau khi rời bỏ nhà cửa đi khỏi vùng đất Israel vào năm 1948 - Ảnh: THE NEW YORK TIMES Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
2023-11-06, 02:18 AM
Tình cảnh bên rìa xã hội của người Palestine tha hương ở Ai Cập
Những người Palestine sơ tán tới Ai Cập nhiều năm trước nói rằng họ bị gạt sang bên lề xã hội và không được hưởng các quyền cơ bản. Với nhiều người Palestine, việc phải rời bỏ quê hương là nỗi sợ hãi đã ăn vào tâm trí. Nó theo họ từ cuộc chiến dẫn đến sự ra đời của nhà nước Israel, cho đến thảm họa di cư Nakba năm 1948, khi khoảng 700.000 người Palestine bị đuổi khỏi nhà tại những khu vực ngày nay thuộc về Israel. Giờ đây, nỗi ám ảnh bị trục xuất đang bao trùm hơn hai triệu cư dân của Dải Gaza, khi các cuộc tấn công của Israel nhằm đáp trả Hamas trên vùng lãnh thổ này đã khiến hơn 9.000 người thiệt mạng, buộc họ phải chạy trốn về phía nam và sống trong cảnh thiếu thốn cùng cực. Những người Palestine hai quốc tịch được phép rời khỏi Gaza qua cửa khẩu Rafah hôm 2/11. Ảnh: Reuters Nỗi lo đó càng gia tăng khi chính phủ Israel xác nhận đã tính đến phương án đưa toàn bộ dân Gaza tới bán đảo Sinai của Ai Cập. Theo "kế hoạch giả định" được Bộ Tình báo Israel soạn thảo, khoảng 2,3 triệu dân Gaza sẽ được đưa đến các khu lều trại ở phía bắc bán đảo Sinai, sau đó xây dựng các khu định cư lâu dài và thiết lập một hành lang nhân đạo để hỗ trợ họ. Israel cũng sẽ thiết lập một vành đai an ninh dọc biên giới với Ai Cập để ngăn dòng người tị nạn trở về. Nhưng ý tưởng này đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của các bên liên quan, đặc biệt là với người dân Dải Gaza. Đối với người Palestine, sơ tán tới Ai Cập không phải là điều họ mong muốn, khi chứng kiến những gì xảy ra với những đồng hương phải rời bỏ nhà cửa tới nước này 75 năm trước. Những người Palestine tới Ai Cập sau sự kiện Nakba tới nay vẫn không được công nhận là người tị nạn hay công dân. Họ bị gạt ra ngoài lề xã hội và bị từ chối các quyền cơ bản như giáo dục và y tế miễn phí, mặc dù đã cư trú tại Ai Cập trong nhiều thập kỷ. Những người Palestine đầu tiên tới Ai Cập dưới thời cố tổng thống Gamal Abdul Nasser (1954-1970) đã được chào đón nồng nhiệt và hưởng các quyền bình đẳng như công dân sở tại. Họ có cơ hội làm việc trong cơ quan nhà nước hay được hưởng giáo dục miễn phí ở cả cấp phổ thông và đại học. Người Palestine được miễn hầu như mọi hạn chế mà những người nước ngoài khác cư trú tại Ai Cập phải chịu. Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi khi tổng thống Anwar Sadat lên nắm quyền năm 1970. Ông đã ký hiệp ước hòa bình với Israel tại Trại David năm 1978 và tước bỏ tất cả các quyền mà người Palestine được hưởng dưới thời người tiền nhiệm. Vụ một nhóm vũ trang Palestine ám sát bộ trưởng văn hóa Ai Cập Yusuf al-Sibai vào đầu năm 1978 cũng đóng vai trò quyết định trong thái độ thù địch mới của Ai Cập đối với những người tị nạn Palestine. Áp lực tiếp tục gia tăng với người Palestine ở Ai Cập sau cuộc đảo chính quân sự năm 2013 nhằm lật đổ tổng thống Mohamed Morsi, đưa ông al-Sisi lên nắm quyền. Với chính sách ngày càng siết chặt, Ai Cập không trao quốc tịch cho người Palestine, mà chỉ cấp giấy thông hành có thời hạn 3-5 năm. Một số người có giấy phép cư trú khi kết hôn với người Ai Cập hoặc ký hợp đồng làm việc với một công ty tư nhân ở địa phương, nhưng cần được gia hạn thường xuyên với chi phí cao. Amal, ngoài 50 tuổi, đã cùng gia đình sơ tán khỏi thành phố Rafah của Palestine sau sự kiện Nakba để chuyển đến bán đảo Sinai, trước khi tới định cư ở Cairo. Bà nói rằng các lý do đằng sau việc từ chối cấp quốc tịch cho người Palestine "không thể biện minh cho tất cả những vấn đề khác mà người Palestine gặp phải ở Ai Cập, vốn đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn". Amal bị bệnh tim nhưng không được sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe miễn phí của nhà nước vì bà được xếp vào danh sách "người nước ngoài" theo luật pháp Ai Cập. Bên cạnh những lo ngại về sức khỏe và việc trang trải chi phí cuộc sống hàng ngày, Amal còn liên tục phải đau đầu về việc gia hạn giấy phép cư trú với mức phí ngày càng tăng. Hiện tại, bà không còn khả năng chi tiền để xin gia hạn giấy phép và buộc phải sống "chui" ở Ai Cập. Một số quan chức Ai Cập bảo vệ chính sách trên, cho rằng việc cấp quốc tịch tràn lan cho người Palestine sẽ đe dọa bản sắc và nguồn gốc của họ. Lập luận này bắt nguồn từ nghị quyết 462 do Liên đoàn Arab ban hành năm 1952, quy định chính sách của Liên đoàn đối với người tị nạn Palestine cần phải dựa trên nguyên tắc là cuối cùng họ sẽ trở về quê hương và hạn chế việc nhập tịch. Khung cảnh hoang tàn tại trại tị nạn Jabalia ở phía bắc Dải Gaza sau cuộc không kích của Israel hôm 1/11. Ảnh: Reuters Nhưng khi xung đột Israel - Hamas bùng phát, cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng tồi tệ tại Dải Gaza đã làm tăng áp lực quốc tế lên các nước Arab, đặc biệt là Ai Cập, yêu cầu họ mở cửa biên giới cho người tị nạn Palestine. Ai Cập đến nay vẫn từ chối làm điều này, chỉ cho phép vài trăm người nước ngoài và vài chục người Palestine bị thương rời khỏi Gaza qua cửa khẩu Rafah trong tuần qua. Họ có lý do cho hành động đó, không chỉ vì những lo ngại về hệ lụy kinh tế và an ninh từ làn sóng tị nạn, mà còn liên quan cả đến vấn đề lịch sử, đặc biệt nếu người tị nạn không thể quay về Gaza, nơi họ đã xây dựng cuộc sống suốt nhiều năm qua, sau khi chiến sự kết thúc. "Chúng tôi tái khẳng định quan điểm phản đối kịch liệt việc cưỡng bức di dời người Palestine và chuyển họ đến bán đảo Sinai", Tổng thống Ai Cập Abdel Fatah al-Sisi tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh hòa bình ở Cairo hôm 21/10. Việc đưa hơn 2 triệu người tới bán đảo Sinai sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực cho Ai Cập, nhất là bởi Cairo khó có đủ nguồn lực tài chính để tiếp nhận lượng dân tị nạn lớn như vậy. Tình hình càng khó khăn hơn khi Ai Cập đang quay cuồng với khủng hoảng kinh tế, nợ công tăng vọt, xếp hạng tín dụng lao dốc và giá trị đồng tiền suy yếu. Gần 20 năm trước, học giả người Palestine Oroub El-Abed đã viết trong một bài nghiên cứu rằng các chính sách của Ai Cập với người tị nạn Palestine đã khiến các quyền cơ bản của họ bị xói mòn nghiêm trọng. Theo bà, cuộc sống và tình trạng "không được thừa nhận" ở bên rìa xã hội Ai Cập của người Palestine từ đó đến nay không có nhiều thay đổi. "Họ khiến những người Palestine phải sống trong điều kiện kinh tế xã hội suy thoái và hầu như không có quyền lợi chính đáng, đến mức phần lớn người Palestine sống tại Ai Cập buộc phải che giấu nguồn gốc của mình", bà nói. .............................. Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
2023-11-06, 02:26 AM
Anh Kiệt có nói Thượng đế đả chọn Nước Âu Lạc thành Thánh đìa trong tương lai, chấm dứt chiến tranh lâu dài giửa các nước Palestine,.... Chỉ gì dành thánh địa
Sau chiến tranh thế giới thứ ba này, Jesus sẻ tái xuất để hướng dẫn mọi người trở về Thiên quốc.... Hy vọng càng sớm càng tốt.
Be Vegan, make peace.
2023-11-06, 02:29 AM
Người Palestine nhận đồ ăn cứu trợ tại một điểm tiếp tế ở trường học do Liên Hợp Quốc điều hành tại Rafah, miền nam Gaza, ngày 23/10. Sau khi Hamas mở cuộc đột kích vào Israel hôm 7/10, Israel đáp trả bằng cách không kích và bao vây Dải Gaza, chặn nguồn cung nhiên liệu, nhu yếu phẩm vào khu vực này. Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
2023-11-06, 04:48 AM
Hôm 5-11, các "sếp lớn" tại Liên Hiệp Quốc ra một tuyên bố chung hiếm hoi bày tỏ sự phẫn nộ trước việc nhiều dân thường thiệt mạng tại Gaza, kêu gọi Israel và Hamas ngừng bắn ngay lập tức.
Người biểu tình ở Washington (Mỹ) cầm tấm bảng ghi số trẻ em vô tội đã thiệt mạng trong xung đột giữa Israel và Hamas - Ảnh: REUTERS Dải Gaza đang là tâm điểm của cuộc xung đột vũ trang giữa Israel và tổ chức Hồi giáo Hamas của người Palestine. Israel đang tấn công Gaza với mục tiêu "quét sạch Hamas", như một đòn trả đũa một lần và mãi mãi. Nhiều nước lên án Hamas về việc tổ chức này tấn công làm chết hơn 1.400 người ở Israel vào ngày 7-10. Nhưng ngược lại, dư luận quốc tế cũng phản đối cuộc tấn công của Israel nhằm vào Dải Gaza do Hamas kiểm soát, khi nguy cơ khủng hoảng nhân đạo đang hiện rõ đối với hơn 2,3 triệu người Palestine tại đây - vốn không phải ai cũng là Hamas. Thực tế, tại một cuộc bỏ phiếu gần đây của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, có 120 thành viên đã kêu gọi tạm ngừng bắn vì nhân đạo. Kết quả bỏ phiếu trên không có giá trị ràng buộc pháp lý, chỉ mang lại sức ép dư luận quốc tế đối với Israel. Tuy nhiên, ý kiến của Liên Hiệp Quốc dường như không làm lay chuyển quyết tâm của Israel và cả Mỹ. Họ là hai trong số 14 lá phiếu chống lệnh tạm ngưng bắn. Việc này đồng nghĩa chiến dịch trên bộ của Israel tiếp diễn. Số liệu cập nhật mới nhất của cơ quan y tế Palestine cho thấy ít nhất 9.770 người đã chết trong gần một tháng qua ở Gaza, trong đó có khoảng 4.000 trẻ em, theo Al Jazeera. Hôm 5-11, Liên Hiệp Quốc một lần nữa thể hiện lập trường khi làm điều hiếm thấy. Người đứng đầu của 18 cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc, trong đó có Quỹ Nhi đồng UNICEF và Cơ quan Lương thực (WFP), Tổ chức Y tế (WHO)… ra tuyên bố chung bày tỏ sự phẫn nộ và yêu cầu Israel - Hamas ngừng bắn ngay lập tức. "Trong gần một tháng, thế giới đã chứng kiến tình cảnh phơi bày ở Israel và vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Palestine trong sự bàng hoàng và kinh hãi đối với thiệt hại nhân mạng và sự chia cắt ngày càng gia tăng", các lãnh đạo Liên Hiệp Quốc viết. Nhóm lãnh đạo trên nhấn mạnh toàn bộ cư dân ở Gaza đang bị vây hãm và tấn công, không được tiếp cận nhu yếu phẩm, trong khi nhà cửa, hầm trú, bệnh viện, nơi cầu nguyện… bị giội bom. "Đây là điều không thể chấp nhận", họ nói. ......................... Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
2023-11-06, 07:34 AM
(2023-11-06, 01:34 AM)Tuy duyen Wrote: Hỏi: tổ chức Hamas từ đâu mà ra? Tôi sẽ không cảm thấy ngạc nhiên khi mai này nếu Do Thái lại 1 lần nữa vong quốc. Ngày xưa tôi hâm mộ người Do Thai lắm. Đọc thấy thế chiến 2 họ bị tàn sát thì tội nghiệp họ. Bây giờ thì không rồi
2023-11-06, 11:43 AM
(2023-11-04, 08:35 PM)RungHoang Wrote: Chơi luôn ! Cũng may , Huynh hõng thèm nhậu với muội Người Hồi giáo bên Pháp rất nhiều , cũng tùy Sư Huynh Mấy cô trùm khăn đen từ đầu tới chân , mấy anh mặc áo dài trắng qua đầu gối , râu dài , bọn họ đó
Tàn nắng hoa phai hồn đi lạc
Thu về trước ngõ mộng chưa sang
2023-11-07, 02:45 AM
Thủ tướng Israel - Benjamin Netanyahu tuyên bố trong cuộc phỏng vấn được phát sóng trên ABC News rằng Tel Aviv sẽ “chịu trách nhiệm an ninh tổng thể" ở Dải Gaza trong một "thời gian không xác định" sau khi xung đột kết thúc.
Thủ tướng Benjamin Netanyahu phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tháng 9/2022. Ảnh: Getty Images Theo ông Netanyahu, Dải Gaza nên được quản lý bởi “những người không muốn tiếp tục con đường của Hamas”. Ông nói thêm: “Tôi nghĩ rằng Israel - trong một thời gian không xác định - sẽ chịu trách nhiệm về an ninh chung bởi vì chúng tôi đã thấy những gì xảy ra khi không có điều đó.” Thủ tướng cũng nhắc lại rằng Israel sẽ không cho phép ngừng bắn toàn diện cho đến khi tất cả con tin được Hamas thả ra. Nhưng ông sẵn sàng tạm dừng trong thời gian ngắn. “Về những khoảng dừng nhỏ mang tính chiến thuật, một giờ ở đây, một giờ ở đó. Tôi cho rằng chúng tôi đã làm điều đó trước đây. Chúng tôi sẽ kiểm tra các tình huống để cho phép hàng hóa, hàng viện trợ nhân đạo được đưa vào Dải Gaza hoặc đưa các con tin ra ngoài. Nhưng tôi không nghĩ là sẽ có một lệnh ngừng bắn toàn diện”, ông nói. Ông Netanyahu cũng đề cập đến vai trò của Iran và Hezbollah trong cuộc xung đột, cảnh báo họ không nên lún sâu hơn. “Tôi nghĩ họ đã hiểu rằng nếu họ tham gia cuộc chiến một cách quyết liệt hơn thì phản ứng sẽ rất, rất mạnh mẽ và tôi hy vọng họ không phạm sai lầm đó”, ông Netanyahu nói với ABC . Theo ABC News, CNN Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
2023-11-07, 07:52 AM
Có nhiều hình thức truyền thông khác nhau, sau đây là những hình thức truyền thông phổ biến:
Truyền thông báo chí Trong truyền thông, vai trò của báo chí là không thể bàn cãi. Những tin tức nóng hổi chúng ta được tiếp cận hàng ngày nhờ một phần rất lớn của báo chí. Truyền thông báo chí là sự kết tinh của hai lĩnh vực: báo chí và truyền thông. ..................................... Truyền thông trung thực: thấy gì nói đó. Truyền thông một chiều: hướng dẫn dư luận theo hướng mình muốn, nói hay cho phe mình, tốt khoe cho dữ, phóng đại còn xấu thì khéo che. Truyền thông giựt gân: các tờ bào lá cải thường đi theo chiều hướng này, bịa chuyện không thành có cũng thường xảy ra. Chiến tranh thông tin truyền thông: hễ nói có hai chữ chiến tranh là phải dành chiến thắng, mà muốn thắng thì thường là kiểu thông tin một chiều. Nhưng sự thật vẫn là sự thật, có lừa thiên hạ hôm nay hay ngày mai thì ngày mốt thiên hạ cũng biết sự thật nó thế nào. Có những sự thật mà 50 năm sau mới được "chính thức tiết lộ" dù đó là loại tài liệu mật. (Mỹ) Lừa quần chúng thì dễ chứ lừa đại diện của các quốc gia thì rất ..... rất là khó. Đại diện của các quốc gia chính là LHQ. Những thước phim và những tấm hình chụp tại nơi xảy ra biến cố nói lên tất cả. Những bài viết xoay quanh sự kiện chỉ là tư kiến, biên kiến, bè phái kiến, tư lợi kiến ....... Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
2023-11-07, 04:01 PM
Đại hội đồng LHQ gồm 193 thành viên, nơi các cường quốc không có quyền phủ quyết, đã thông qua một cách áp đảo một nghị quyết không mang tính ràng buộc do Jordan và các quốc gia Arab khác dẫn đầu kêu gọi đình chiến nhân đạo. Biện pháp này cuối cùng đã được thông qua với 121 phiếu ủng hộ, 14 phiếu chống và 44 phiếu trắng.
Mỹ đã bỏ phiếu chống, một phần vì không đề cập cụ thể đến Hamas hoặc các con tin. Nhưng ngay cả một số đồng minh truyền thống của Mỹ như Australia và Anh cũng bỏ phiếu trắng thay vì đứng về phía Mỹ. Pháp ủng hộ nghị quyết này. Đặc biệt, các đồng minh của Mỹ phải nỗ lực để duy trì nhiều lợi ích khác nhau, bao gồm nhu cầu duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các nước Arab mà không nhất thiết phải làm phiền lòng Israel hay Mỹ. Kết quả này hoàn toàn trái ngược với các nghị quyết do Mỹ dẫn đầu liên quan đến cuộc xung đột Nga - Ukraine, vốn nhận được hơn 140 phiếu ủng hộ. Dmitry Polyanskiy, một nhà ngoại giao cấp cao của Nga tại LHQ, cho biết Moskva không có vấn đề gì khi chỉ trích Hamas về các cuộc tấn công tàn bạo của họ, nhưng Israel và Mỹ nên thừa nhận rằng cuộc tấn công diễn ra sau hàng thập kỷ người Palestine bị Israel bao vây. Ông Polyanskiy cũng khẳng định trong cuộc xung đột ở Ukraine, Nga nhắm vào cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine chứ không phải dân thường. Ông nói: "Nếu Mỹ muốn lên án hành động tàn bạo, tại sao họ không lên án những gì Israel đang làm ở Gaza?”. Nhưng những rạn nứt tại LHQ đang vượt ra ngoài phạm vi các quốc gia thành viên và ảnh hưởng đến các nhân viên làm việc ở nhiều bộ phận khác nhau của tổ chức, chẳng hạn như các bộ phận về người tị nạn và y tế. Craig Mokhiber, một quan chức nhân quyền của LHQ, đã viết một lá thư từ chức, trong đó ông than phiền về việc LHQ đã không ngăn chặn được cái mà ông gọi là “trường hợp diệt chủng" đối với người Palestine. Bức thư nhanh chóng được công chúng biết đến và lan truyền rộng rãi. Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
2023-11-07, 04:53 PM
Cuộc biểu tình dưới chân tượng Nữ thần Tự do là cuộc biểu tình mới nhất trong một loạt cuộc biểu tình, cầu nguyện và các sự kiện khác mà người Mỹ đã tổ chức kể từ khi xung đột Israel - Hamas nổ ra.
Báo New York Times đưa tin hàng trăm người biểu tình đã đi phà ra khu vực đặt tượng Nữ thần Tự do trên đảo Liberty tại cảng New York thuộc thành phố New York (Mỹ) vào ngày 6-11 theo giờ địa phương, để kêu gọi lệnh ngừng bắn trong cuộc xung đột Israel - Hamas. Các thành viên nhóm "Tiếng nói của người Do Thái vì hòa bình" biểu tình trước tượng Nữ thần Tự do ở New York (Mỹ) vào ngày 6-11 để kêu gọi ngừng bắn ở Dải Gaza - Ảnh: NEW YORK ......................... Lương tâm trong sáng còn sót lại của những người Do Thái chân chính. Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
2023-11-07, 04:56 PM
Người biểu tình giăng các biểu ngữ như "Cả thế giới đang theo dõi" và "Người Palestine nên được tự do" ở dưới chân tượng Nữ thần Tự do ở New York ngày 6-11 - Ảnh: AFP Tuần trước, nhóm "Tiếng nói của người Do Thái vì hòa bình" đã tổ chức một cuộc biểu tình lớn tại nhà ga Grand Central ở Manhattan, thành phố New York, làm gián đoạn việc đi lại vào buổi tối. Các nhà tổ chức cho biết cuộc biểu tình của họ vào ngày 6-11 nhằm mục đích "duy trì áp lực". Cuộc biểu tình ngày 6-11 nói trên là cuộc biểu tình mới nhất trong một loạt cuộc biểu tình, cầu nguyện và các sự kiện khác mà người Mỹ đã tổ chức kể từ khi xung đột Israel - Hamas nổ ra. Cuối tuần qua, hàng ngàn người đã tuần hành trong các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine ở các thành phố của Mỹ từ Cincinnati (bang Ohio) đến Provo (bang Utah), khi số người chết ở Dải Gaza tiếp tục gia tăng. Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
2023-11-07, 05:50 PM
Những chuyện người dân biểu tình hay LHQ thông qua này chỉ là trên hình thức chứ không có hiệu lực đâu. Người Do Thái sẽ không quan tâm ai chửi họ, mục tiêu của họ có thể là giết cho chết bớt người Palestine và chiếm thêm nhiều đất của họ
Trong hoàn cảnh này, điều duy nhất có kết quả là phải dùng vũ lực thôi. Phải đánh cho Do Thái thấm đoàn thì họ mới biết sợ mà bớt tàn ác. |
« Next Oldest | Next Newest »
|