2023-04-06, 11:41 AM
Tình cờ đọc bài này trên FB để chợt thấy có bóng dáng những thằng nhóc như tôi ngày xưa hay lang thang trên vỉa hè trong những con hẻm vắng với những trò chơi đơn sơ những cũng đủ để đầy ắp một vùng trẻ thơ.
Mạn phép đăng ở đây vì thiết nghĩ đó cũng là một nét chấm phá của văn hóa không chính thức của ngày xưa.
Tấm hình này gợi nhớ tới nàng thơ Cát Nhu
Bài này được mấy "công dân nhi đồng" miền Nam Việt Nam thân yêu ngày xưa. Các em hay hát nghêu ngao rất dễ thương, hát bất kể giờ giấc, sáng trưa chiều tối trong ngày. Giờ nghe lại thấy tuổi thơ ùa về, một cảm giác bồi hồi khó tả...
Chẳng cần nội dung ra sao, ý nghĩa nói gì? Miễn sao cảm thấy hay độc lạ là được, chủ trương vui là chánh.
Những bài đồng dao tưởng chừng như vô nghĩa, ngây ngô...Nhưng nó lại ăn sâu vào tiềm thức trong mỗi người chúng ta. Một thuở sống trong một đất nước tự do, thanh bình, một thời để nhớ...
Sau đây là một số bài hát, bài đồng dao của tuổi thơ, mà các em thường hay hát :
"Ngày xửa ngày xưa,
có con mẹ bán dưa,
Bả cưa cái cẳng,
Bả nắn cái nồi,
Bả nhồi cục bột,
Bả lột miếng da,
Bả ca vọng cổ,
Bả nhổ cây bông,
Bả trồng cây chuối,
Bả muối con cá, bả đá trái banh,
Bả sanh thằng nhỏ,
Cái đầu đó đỏ,
cái đít diu diu ".
"Bà Ba bả bán bánh bò bông,
Bả bẻ bông bụp,
bị bắt bỏ Bót ba bốn bữa,
Bả buồn bực,
Bả bể bầu".
"Trời mưa lâm râm,
cây trâm có trái,
con gái có chồng,
Đàn ông có vợ,
Đàn bà có con".
"Cô dâu chú rể
làm bể bình bông,
đổ thừa con nít,
bị đòn nứt đít".
"Tò te Robe đánh đu
Takzan nhảy dù
Zoro bắn súng
Chết cha con ma nào đây
Thằng Tây hết hồn, thằn lằn cụt đuôi
Ai nuôi mầy lớn,
dạ thưa bà con lớn mình con".
"Ok Salem xem xem Bastos".
"Cái đít Ba Tàu
Thằng nào cũng như thằng nấy,
Thằng nào không giấy
tống cổ nó đi về Tàu"...
Tiếp theo là :
"Đồng tiền có lỗ
Bánh tổ cho to
Bánh bò cho béo
Cái kéo thợ may
Cái cọc thợ rèn
Cái cày cuốc ruộng
Cái xuổng đắp bờ
Cái lờ đặt cá
Cái ná bắn chim
Cây kim may áo
Cái gáo múc nước
Cây thước đo vải
Củ cải làm dưa
Cây cưa thợ mộc
Cái nộc cấy lúa
Cái búa đóng đinh
Cây kèn thổi toe toét".
"Anh hai ơi
Chị hai có bầu
Anh đừng rầu
như trái bí đao
Anh có đau
thì đau bụng đẻ
Anh có đẻ
thì đẻ nhà thương
Anh có thương
thì thương vợ bé
Anh có té
thì té cầu tiêu".
"Trồng cây dừa
Chừa cây đậu
Cây đậu phộng
Cây mía lao
Cây nào cao
Cây nào thấp
Cây mía thấp
Ứ hự...ứ hẹ...
Ông Kẹ nhăn răng
Bà Chằn chết dzịch".
"Mặt bành
đi bán bánh canh
Đi ngang cầu sắt,
té banh mặt bành".
"Mập ịch
ăn trứng vịt
hổng trả tiền
Ăn liền liền hông trả dĩa
Ăn con Đỉa chết queo
Ăn tim heo sống dậy".
"Con Tư khùng
Chun vô mùng
Địt cái tủn
Lủng cái nhà
Bà già cầm chổi
Đập con Tư khùng
Bể đầu chảy máu".
"Nước chảy bon bon
Con Vượn bồng con
lên non hái trái".
"Uốn tóc quăn
như con chó xù
Xách bóp đầm
hổng có đồng xu".
"Anh em ơi
Đừng sợ cao bồi
Nó có súng
Mình có dao găm
Nó bóp cò
Mình nhảy vô đâm
Nó chết rồi
Mình lấy năm trăm".
"Sáng ăn cơm sườn
Chiều ăn nước tương
Tối leo lên giường
Nằm nghe cải lương".
"Có Cô gái Đồ Long
lắc bầu cua
Lắc một cái
ra ba con gà mái".
"Chị nằm giường
Em nằm đất
Chị hút mật
Em liếm ve
Chị ăn chè
Em liếm bát
Chị coi hát
Em vỗ tay
Chị ăn mày
Em xách bị
Chị làm đĩ
Em xỏ tiền
Chị đi thuyền
Em đi bộ
Chị kéo gỗ
Em lợp nhà
Chị trồng cà
Em trồng bí
Chị tuổi Tý
Em tuổi Thân
Chị tuổi Dần
Em tuổi Mẹo
Chị kéo kẹo
Em quất hết
Chị đánh chết
Em la làng"...
"Con chim manh manh
Nó đậu cây chanh
Tôi vác miểng sành
Tôi chọi nó chết
Tôi cúng sáu mâm
Cúng ông ba mâm
Cúng bà ba mâm
Bà ăn không hết
Bà hỏi con chim gì
Tôi nói con chim manh manh
Nó đậu cây chanh"...
"Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo".
"Kỳ Nhông ông Kỳ Đà
Kỳ Đà cha Cắc Ké
Cắc Ké mẹ Kỳ Nhông".
"Bí Ngô là cô Đậu Nành
Đậu Nành là anh Dưa Chuột
Dưa Chuột cậu ruột Dưa Gang
Dưa Gang họ hàng Dưa Hấu
Dưa Hấu là cậu Bí Ngô
Bí Ngô là cô Đậu Nành".
"Bắc cầu đi chợ
Để vợ ở nhà
Bắt gà mần thịt
Bắt vịt mà nuôi
Con ruồi có cánh
Đòn gánh có mấu
Cá Sấu có tai
Con Nai có gạc".
"Bà già lấy le ông già
Chiều chiều ra đứng bờ sông
Hai người nói chuyện tâm tình
Ôm nhau rồi nhảy xuống... sình".
Rồi lại hay nhái những bài hát được nhiều người ưa thích :
"Ai đang đi trên cầu Bông
Té xuống sông ướt cái quần ni lông
Vô đây Hia dù trời khuya
Tôi cũng không cho Hia đi dìa".
Rồi lại nhắc tới những người nổi tiếng của giới cải lương :
"Bà Năm Sa Đéc đi Sở Thú
Gặp Thanh Tú băng qua đường
Gặp Hùng Cường đi hát xiệc
Gặp Thanh Việt cạo râu
Gặp Mỹ Châu lấy chồng Mỹ
Gặp Lệ Thủy hát cải lương
Gặp Minh Vương bán thùng thiếc
Gặp Bạch Tuyết bán sương sâm
Gặp Tùng Lâm cao thước mốt"...
Thôi đến giờ tạm biệt. Hẹn gặp lại lần sau :
"Chương trình truyền hình
Đến đây là hết
Truyền hình đã hết
Mau hãy về nhà
Đấm bóp bà già
Bả cho ngàn rưỡi
Bả kêu đấm nữa
Bả cho mười ngàn"...
Ôi! Một trời thương nhớ, giờ chỉ còn là hoài niệm. Một thời nghêu ngao những câu hát với nội dung chẳng ra đám cà, đám ớt gì cả...Vậy mà sao nghe thân thương trìu mến vô vàn.
Tuổi thơ ngày ấy rất hồn nhiên, dễ thương dễ mến làm sao ấy...Không điện thoại, không Facebook, không Zalo, không game online. Mà chỉ biết vui đùa như tắm mưa, tắm sông, trèo cây hái trái, thả diều ngoài đồng ruộng...
Giờ đây, chỉ còn là kỷ niệm, là sự nuối tiếc khôn nguôi. Biết bao giờ mới trở lại thời hoa mộng đã qua của những ngày xưa thân ái...
Nguồn: FaceBook [không rõ tác giả]
Mạn phép đăng ở đây vì thiết nghĩ đó cũng là một nét chấm phá của văn hóa không chính thức của ngày xưa.
Tấm hình này gợi nhớ tới nàng thơ Cát Nhu
Bài này được mấy "công dân nhi đồng" miền Nam Việt Nam thân yêu ngày xưa. Các em hay hát nghêu ngao rất dễ thương, hát bất kể giờ giấc, sáng trưa chiều tối trong ngày. Giờ nghe lại thấy tuổi thơ ùa về, một cảm giác bồi hồi khó tả...
Chẳng cần nội dung ra sao, ý nghĩa nói gì? Miễn sao cảm thấy hay độc lạ là được, chủ trương vui là chánh.
Những bài đồng dao tưởng chừng như vô nghĩa, ngây ngô...Nhưng nó lại ăn sâu vào tiềm thức trong mỗi người chúng ta. Một thuở sống trong một đất nước tự do, thanh bình, một thời để nhớ...
Sau đây là một số bài hát, bài đồng dao của tuổi thơ, mà các em thường hay hát :
"Ngày xửa ngày xưa,
có con mẹ bán dưa,
Bả cưa cái cẳng,
Bả nắn cái nồi,
Bả nhồi cục bột,
Bả lột miếng da,
Bả ca vọng cổ,
Bả nhổ cây bông,
Bả trồng cây chuối,
Bả muối con cá, bả đá trái banh,
Bả sanh thằng nhỏ,
Cái đầu đó đỏ,
cái đít diu diu ".
"Bà Ba bả bán bánh bò bông,
Bả bẻ bông bụp,
bị bắt bỏ Bót ba bốn bữa,
Bả buồn bực,
Bả bể bầu".
"Trời mưa lâm râm,
cây trâm có trái,
con gái có chồng,
Đàn ông có vợ,
Đàn bà có con".
"Cô dâu chú rể
làm bể bình bông,
đổ thừa con nít,
bị đòn nứt đít".
"Tò te Robe đánh đu
Takzan nhảy dù
Zoro bắn súng
Chết cha con ma nào đây
Thằng Tây hết hồn, thằn lằn cụt đuôi
Ai nuôi mầy lớn,
dạ thưa bà con lớn mình con".
"Ok Salem xem xem Bastos".
"Cái đít Ba Tàu
Thằng nào cũng như thằng nấy,
Thằng nào không giấy
tống cổ nó đi về Tàu"...
Tiếp theo là :
"Đồng tiền có lỗ
Bánh tổ cho to
Bánh bò cho béo
Cái kéo thợ may
Cái cọc thợ rèn
Cái cày cuốc ruộng
Cái xuổng đắp bờ
Cái lờ đặt cá
Cái ná bắn chim
Cây kim may áo
Cái gáo múc nước
Cây thước đo vải
Củ cải làm dưa
Cây cưa thợ mộc
Cái nộc cấy lúa
Cái búa đóng đinh
Cây kèn thổi toe toét".
"Anh hai ơi
Chị hai có bầu
Anh đừng rầu
như trái bí đao
Anh có đau
thì đau bụng đẻ
Anh có đẻ
thì đẻ nhà thương
Anh có thương
thì thương vợ bé
Anh có té
thì té cầu tiêu".
"Trồng cây dừa
Chừa cây đậu
Cây đậu phộng
Cây mía lao
Cây nào cao
Cây nào thấp
Cây mía thấp
Ứ hự...ứ hẹ...
Ông Kẹ nhăn răng
Bà Chằn chết dzịch".
"Mặt bành
đi bán bánh canh
Đi ngang cầu sắt,
té banh mặt bành".
"Mập ịch
ăn trứng vịt
hổng trả tiền
Ăn liền liền hông trả dĩa
Ăn con Đỉa chết queo
Ăn tim heo sống dậy".
"Con Tư khùng
Chun vô mùng
Địt cái tủn
Lủng cái nhà
Bà già cầm chổi
Đập con Tư khùng
Bể đầu chảy máu".
"Nước chảy bon bon
Con Vượn bồng con
lên non hái trái".
"Uốn tóc quăn
như con chó xù
Xách bóp đầm
hổng có đồng xu".
"Anh em ơi
Đừng sợ cao bồi
Nó có súng
Mình có dao găm
Nó bóp cò
Mình nhảy vô đâm
Nó chết rồi
Mình lấy năm trăm".
"Sáng ăn cơm sườn
Chiều ăn nước tương
Tối leo lên giường
Nằm nghe cải lương".
"Có Cô gái Đồ Long
lắc bầu cua
Lắc một cái
ra ba con gà mái".
"Chị nằm giường
Em nằm đất
Chị hút mật
Em liếm ve
Chị ăn chè
Em liếm bát
Chị coi hát
Em vỗ tay
Chị ăn mày
Em xách bị
Chị làm đĩ
Em xỏ tiền
Chị đi thuyền
Em đi bộ
Chị kéo gỗ
Em lợp nhà
Chị trồng cà
Em trồng bí
Chị tuổi Tý
Em tuổi Thân
Chị tuổi Dần
Em tuổi Mẹo
Chị kéo kẹo
Em quất hết
Chị đánh chết
Em la làng"...
"Con chim manh manh
Nó đậu cây chanh
Tôi vác miểng sành
Tôi chọi nó chết
Tôi cúng sáu mâm
Cúng ông ba mâm
Cúng bà ba mâm
Bà ăn không hết
Bà hỏi con chim gì
Tôi nói con chim manh manh
Nó đậu cây chanh"...
"Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo".
"Kỳ Nhông ông Kỳ Đà
Kỳ Đà cha Cắc Ké
Cắc Ké mẹ Kỳ Nhông".
"Bí Ngô là cô Đậu Nành
Đậu Nành là anh Dưa Chuột
Dưa Chuột cậu ruột Dưa Gang
Dưa Gang họ hàng Dưa Hấu
Dưa Hấu là cậu Bí Ngô
Bí Ngô là cô Đậu Nành".
"Bắc cầu đi chợ
Để vợ ở nhà
Bắt gà mần thịt
Bắt vịt mà nuôi
Con ruồi có cánh
Đòn gánh có mấu
Cá Sấu có tai
Con Nai có gạc".
"Bà già lấy le ông già
Chiều chiều ra đứng bờ sông
Hai người nói chuyện tâm tình
Ôm nhau rồi nhảy xuống... sình".
Rồi lại hay nhái những bài hát được nhiều người ưa thích :
"Ai đang đi trên cầu Bông
Té xuống sông ướt cái quần ni lông
Vô đây Hia dù trời khuya
Tôi cũng không cho Hia đi dìa".
Rồi lại nhắc tới những người nổi tiếng của giới cải lương :
"Bà Năm Sa Đéc đi Sở Thú
Gặp Thanh Tú băng qua đường
Gặp Hùng Cường đi hát xiệc
Gặp Thanh Việt cạo râu
Gặp Mỹ Châu lấy chồng Mỹ
Gặp Lệ Thủy hát cải lương
Gặp Minh Vương bán thùng thiếc
Gặp Bạch Tuyết bán sương sâm
Gặp Tùng Lâm cao thước mốt"...
Thôi đến giờ tạm biệt. Hẹn gặp lại lần sau :
"Chương trình truyền hình
Đến đây là hết
Truyền hình đã hết
Mau hãy về nhà
Đấm bóp bà già
Bả cho ngàn rưỡi
Bả kêu đấm nữa
Bả cho mười ngàn"...
Ôi! Một trời thương nhớ, giờ chỉ còn là hoài niệm. Một thời nghêu ngao những câu hát với nội dung chẳng ra đám cà, đám ớt gì cả...Vậy mà sao nghe thân thương trìu mến vô vàn.
Tuổi thơ ngày ấy rất hồn nhiên, dễ thương dễ mến làm sao ấy...Không điện thoại, không Facebook, không Zalo, không game online. Mà chỉ biết vui đùa như tắm mưa, tắm sông, trèo cây hái trái, thả diều ngoài đồng ruộng...
Giờ đây, chỉ còn là kỷ niệm, là sự nuối tiếc khôn nguôi. Biết bao giờ mới trở lại thời hoa mộng đã qua của những ngày xưa thân ái...
Nguồn: FaceBook [không rõ tác giả]