2024-06-02, 07:07 PM
Nhớ Người Bạn Xưa | Tím Cả Chiều Hoang Biền Biệt
Trung Hậu
Buổi chiều, sau những ngày mưa dài lê thê, bầu trời trong vườn nhà anh có màu tím ngắt. Anh ngồi nhìn đọt cây mùa đông, những chiếc lá cuối cùng không hiểu sao mang lại cho anh một cảm tưởng của chiều hoang biền biệt.
Đứa con gái đi đâu về hỏi ba làm chi đó, làm thơ hả. Anh cười buồn nói không, con. Hôm nay trời chiều ở đây tự dưng lại tím, như chiều xưa bên giòng sông Vu Gia.
Thuở đó khi bóng tối ùa về lúc một chút cuối cùng của mặt trời còn rớt lại trên giòng sông, lúc bụi sim rừng trổ hoa chiều, lúc canh gác đêm bắt đầu là lúc anh thấy chiều hoang biền biệt.
Thuở đó giữa trong những chiều hoang anh thường nhớ về thành phố có những con đường quen chân xanh màu lá kiền kiền, những sân trường áo trắng của người chưa mười bảy. Những chớp mắt nhìn nhau. Những quay đi hau hau màu má đỏ.
Bây giờ lúc chiều tím là lúc anh nhớ nhiều về những người ở lại. Những người nằm xuống bên những giòng sông. Sông Thạch Hãn. Sông Mỹ Chánh. Sông Bồ. Sông Thu Rơi. Sông Vu Gia. Sông Cỏ May. Những người thở những hơi thở cuối cùng trong tím cả chiều hoang, và rồi như mây bay đi biền biệt.
Anh có thằng bạn lính nhỏ hơn anh một tuổi. Tăng Văn Năm. Người nam chính cống. Nó có tật quáng gà. Mỗi ngày đến lúc chập choạng hoàng hôn là lúc hắn không còn nhìn thấy gì hết nữa. Tụi bạn anh chơi ác hay diễu nó là cái thằng con gia đình bác Tám mà cứ đòi làm sang đi Nhảy Dù, chiều nào cũng hát tím cả chiều hoang biền biệt. Thằng Năm hiền, nó cười. Nói với tôi rằng :
– Con nhỏ em thương nó thích màu nón đỏ.
Mỗi lần tới phiên thằng Năm đi gác khi choạng vạng thì phải có một thằng khác nắm tay dẫn nó ra chổ gác. Và khi thằng Năm xong phiên gác thì phải có đứa mò ra ngoài phòng tuyến dắt nó vô.
Thằng Năm hiền. Cả trung đội một thương nó như thằng em út.
Trong trí nhớ của anh buổi chiều Thượng Đức đó cũng tím như chiều hôm nay. Anh mang máy hướng đồi 383 mà chạy nước rút.
Chinh Nhân đích thân dẫn trung đội một, hai, và ba dứt điểm ngọn đồi bao cánh trái của cao điểm 1062. Ngang lưng đồi anh có thấy đám tải thương đi xuống. Thằng Ớt cỏng thằng Năm. Một viên 12 ly 7 xuyên ngang cổ họng thằng lính Nhảy Dù hiền từ.
Thằng Ớt cằn nhằn. Mẹ đồ đui mà cũng cố xung phong. Thằng Năm còn tỉnh lắm. Nó cười cười cho em xin điếu thuốc. Anh thấy lo âu. Những thằng bị thương nặng mà tỉnh như vậy thường hay đi hoảng.
Trời tối hẳn khi đại đội 92 thanh toán xong ngọn đồi 383. Toán tải thương buổi chiều cũng vừa về. Anh nghe tiếng thằng Ớt chưởi thề loạn xạ:
– Đ. má. thằng nào chôm cái nón đỏ của thằng Năm thì tao quýnh thấy mẹ. Để tao gửi cho anh Phương mang về cho em của nó.
Thằng Năm tím cả chiều hoang, chiều hôm đó nó ra đi biền biệt.
Sáng nay, ngày 5/3/2011 lên internet tình cờ tìm ra mộ bia người đồng đội cũ. nhìn tấm hình mà điếng lặng cả người. Cắn môi rươm rướm. Năm ơi tao mới viết mấy chữ về mày tháng trước đây thì bây giờ lại thấy hình mày. Có phải mày sống khôn thác thiêng về thăm tao hả? Mộ bia mày nhắc cho tao nhớ chặng đường đi qua trải máu xương của tụi mình là chẳng phải chiêm bao.
Năm ơi vết thương của mày ba mươi bảy năm tao vẫn còn đau.
Tác giả : Nhà Văn Trung Hậu
Trung Hậu
Buổi chiều, sau những ngày mưa dài lê thê, bầu trời trong vườn nhà anh có màu tím ngắt. Anh ngồi nhìn đọt cây mùa đông, những chiếc lá cuối cùng không hiểu sao mang lại cho anh một cảm tưởng của chiều hoang biền biệt.
Đứa con gái đi đâu về hỏi ba làm chi đó, làm thơ hả. Anh cười buồn nói không, con. Hôm nay trời chiều ở đây tự dưng lại tím, như chiều xưa bên giòng sông Vu Gia.
Thuở đó khi bóng tối ùa về lúc một chút cuối cùng của mặt trời còn rớt lại trên giòng sông, lúc bụi sim rừng trổ hoa chiều, lúc canh gác đêm bắt đầu là lúc anh thấy chiều hoang biền biệt.
Thuở đó giữa trong những chiều hoang anh thường nhớ về thành phố có những con đường quen chân xanh màu lá kiền kiền, những sân trường áo trắng của người chưa mười bảy. Những chớp mắt nhìn nhau. Những quay đi hau hau màu má đỏ.
Bây giờ lúc chiều tím là lúc anh nhớ nhiều về những người ở lại. Những người nằm xuống bên những giòng sông. Sông Thạch Hãn. Sông Mỹ Chánh. Sông Bồ. Sông Thu Rơi. Sông Vu Gia. Sông Cỏ May. Những người thở những hơi thở cuối cùng trong tím cả chiều hoang, và rồi như mây bay đi biền biệt.
Anh có thằng bạn lính nhỏ hơn anh một tuổi. Tăng Văn Năm. Người nam chính cống. Nó có tật quáng gà. Mỗi ngày đến lúc chập choạng hoàng hôn là lúc hắn không còn nhìn thấy gì hết nữa. Tụi bạn anh chơi ác hay diễu nó là cái thằng con gia đình bác Tám mà cứ đòi làm sang đi Nhảy Dù, chiều nào cũng hát tím cả chiều hoang biền biệt. Thằng Năm hiền, nó cười. Nói với tôi rằng :
– Con nhỏ em thương nó thích màu nón đỏ.
Mỗi lần tới phiên thằng Năm đi gác khi choạng vạng thì phải có một thằng khác nắm tay dẫn nó ra chổ gác. Và khi thằng Năm xong phiên gác thì phải có đứa mò ra ngoài phòng tuyến dắt nó vô.
Thằng Năm hiền. Cả trung đội một thương nó như thằng em út.
Trong trí nhớ của anh buổi chiều Thượng Đức đó cũng tím như chiều hôm nay. Anh mang máy hướng đồi 383 mà chạy nước rút.
Chinh Nhân đích thân dẫn trung đội một, hai, và ba dứt điểm ngọn đồi bao cánh trái của cao điểm 1062. Ngang lưng đồi anh có thấy đám tải thương đi xuống. Thằng Ớt cỏng thằng Năm. Một viên 12 ly 7 xuyên ngang cổ họng thằng lính Nhảy Dù hiền từ.
Thằng Ớt cằn nhằn. Mẹ đồ đui mà cũng cố xung phong. Thằng Năm còn tỉnh lắm. Nó cười cười cho em xin điếu thuốc. Anh thấy lo âu. Những thằng bị thương nặng mà tỉnh như vậy thường hay đi hoảng.
Trời tối hẳn khi đại đội 92 thanh toán xong ngọn đồi 383. Toán tải thương buổi chiều cũng vừa về. Anh nghe tiếng thằng Ớt chưởi thề loạn xạ:
– Đ. má. thằng nào chôm cái nón đỏ của thằng Năm thì tao quýnh thấy mẹ. Để tao gửi cho anh Phương mang về cho em của nó.
Thằng Năm tím cả chiều hoang, chiều hôm đó nó ra đi biền biệt.
Sáng nay, ngày 5/3/2011 lên internet tình cờ tìm ra mộ bia người đồng đội cũ. nhìn tấm hình mà điếng lặng cả người. Cắn môi rươm rướm. Năm ơi tao mới viết mấy chữ về mày tháng trước đây thì bây giờ lại thấy hình mày. Có phải mày sống khôn thác thiêng về thăm tao hả? Mộ bia mày nhắc cho tao nhớ chặng đường đi qua trải máu xương của tụi mình là chẳng phải chiêm bao.
Năm ơi vết thương của mày ba mươi bảy năm tao vẫn còn đau.
Tác giả : Nhà Văn Trung Hậu
‘𝐒ự 𝐭𝐡ậ𝐭 𝐠𝐢ố𝐧𝐠 𝐧𝐡ư 𝐦ộ𝐭 𝐜𝐨𝐧 𝐬ư 𝐭ử. 𝐁ạ𝐧 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐜ầ𝐧 𝐩𝐡ả𝐢 𝐛ả𝐨 𝐯ệ 𝐧ó. Để 𝐧ó 𝐪𝐮𝐚 đ𝐢. 𝐍ó 𝐬ẽ 𝐭ự 𝐯ệ.’
𝐇ã𝐲 𝐥𝐮ô𝐧 𝐥𝐮ô𝐧 𝐜ô𝐧𝐠 𝐛ố 𝐬ự 𝐭𝐡ậ𝐭 𝐯à 𝐧𝐠𝐚𝐲 𝐜ả 𝐤𝐡𝐢 𝐧ó 𝐥ọ𝐭 𝐯à𝐨 𝐭𝐚𝐢 𝐧𝐠ườ𝐢 đ𝐢ế𝐜, 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭a 𝐬ẽ 𝐡𝐨à𝐧 𝐭𝐡à𝐧𝐡 𝐜ô𝐧𝐠 𝐯𝐢ệ𝐜 𝐜ủ𝐚 𝐦ì𝐧𝐡.
𝐇ã𝐲 𝐥𝐮ô𝐧 𝐥𝐮ô𝐧 𝐜ô𝐧𝐠 𝐛ố 𝐬ự 𝐭𝐡ậ𝐭 𝐯à 𝐧𝐠𝐚𝐲 𝐜ả 𝐤𝐡𝐢 𝐧ó 𝐥ọ𝐭 𝐯à𝐨 𝐭𝐚𝐢 𝐧𝐠ườ𝐢 đ𝐢ế𝐜, 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭a 𝐬ẽ 𝐡𝐨à𝐧 𝐭𝐡à𝐧𝐡 𝐜ô𝐧𝐠 𝐯𝐢ệ𝐜 𝐜ủ𝐚 𝐦ì𝐧𝐡.