2022-12-18, 01:47 PM
Hồi mình ở quê, cả nhà cả xóm cả làng cả quê mình đều kêu con gà che là con gà che. Sau này lên Sài Gòn, thấy nhiều bảng hiệu ghi "gà tre", internet cũng viết "gà tre". Dạo đó, mình hoang mang dễ sợ. Hoang mang y như những bạn chọn số nhiều mỗi lần chơi khảo sát nhanh.
Hồi mình ở quê, qua nhà hàng xóm ăn cơm, cha mình bảo sao đi ăn chực miết vậy. Sau này lên Sài Gòn, tiếp xúc internet, thấy người ta bảo "ăn trực ăn trực". Dạo đó, mình lại hoang mang dễ sợ. Hoang mang y như những bạn chọn số nhiều mỗi lần chơi khảo sát nhanh.
Hồi mình ở quê, bà con cô bác mỗi lần nói cái gì đó nhiều lắm thì đều bảo là "quá chời". Mình còn tưởng là do nói chệch "trời" thành "chời". Sau này lớn lên đọc sách mới biết, hóa ra mình nhầm. Nhầm quá chời!
- Gà che
"Che" là từ gốc Khmer. Vương Hồng Sển giải thích tên loài gà này trong sách "Phong lưu cũ mới" rằng: “Gà cỏ tức là gà rừng nhỏ con, khi gọi gà ri, gà che, lâu ngày biến thành gà tre tưởng nó ở bụi tre, kỳ thực gà che do chữ Khmer mon-che (gà rừng xứ Thổ)”.
Gà che có thể quanh quẩn bụi tre thật, nhưng nó là gà che.
- Ăn chực
"Đại Nam Quốc âm tự vị" của Huỳnh Tịnh Của giảng, "chực" là đứng mà đợi, tới cho có mặt. Chực hờ là đợi trước, ngừa đón. Ăn chực là "xẩn bẩn theo mâm cơm, đồ ăn, có ý kiếm chác, xin xỏ hoặc chờ mời".
Nói chung đi ăn ké người ta thì gọi là ăn chực, không phải ăn trực.
- Quá chời
"Tự vị tiếng nói miền Nam" của Vương Hồng Sển giảng, "chời" là "có nhiều, dư ra. Chính là chữ "đa" nói theo tiếng Triều Châu". "Quá chời" nghĩa là quá nhiều, nhiều lắm luôn.
Nên khi người miền Nam, nhất là Tây Nam Bộ nói "quá chời" thì có nghĩa là họ nói "quá chời" mà cũng có thể là họ nói "quá trời". Muốn biết ý họ là "quá chời" hay "quá trời" thì bạn nên hỏi họ ý họ là "quá chời" hay "quá trời" nha. (Cũng có thể vốn là người ta chỉ nói "quá chời" nhưng con cháu tưởng họ nói sai, tự động sửa thành "quá trời", tương tự như con cháu đã sửa từ "trả nủa" của ông bà thành từ "trả đũa" vậy.)
Tóm lại, người miền Nam tụi tui có khi nói đúng lắm các bạn ạ. Tại người ta hay nghĩ tụi tui nói đớt thôi. Dù đôi khi, tụi tui đớt thiệt!
LeVanQuy sưu tầm
Hồi mình ở quê, qua nhà hàng xóm ăn cơm, cha mình bảo sao đi ăn chực miết vậy. Sau này lên Sài Gòn, tiếp xúc internet, thấy người ta bảo "ăn trực ăn trực". Dạo đó, mình lại hoang mang dễ sợ. Hoang mang y như những bạn chọn số nhiều mỗi lần chơi khảo sát nhanh.
Hồi mình ở quê, bà con cô bác mỗi lần nói cái gì đó nhiều lắm thì đều bảo là "quá chời". Mình còn tưởng là do nói chệch "trời" thành "chời". Sau này lớn lên đọc sách mới biết, hóa ra mình nhầm. Nhầm quá chời!
- Gà che
"Che" là từ gốc Khmer. Vương Hồng Sển giải thích tên loài gà này trong sách "Phong lưu cũ mới" rằng: “Gà cỏ tức là gà rừng nhỏ con, khi gọi gà ri, gà che, lâu ngày biến thành gà tre tưởng nó ở bụi tre, kỳ thực gà che do chữ Khmer mon-che (gà rừng xứ Thổ)”.
Gà che có thể quanh quẩn bụi tre thật, nhưng nó là gà che.
- Ăn chực
"Đại Nam Quốc âm tự vị" của Huỳnh Tịnh Của giảng, "chực" là đứng mà đợi, tới cho có mặt. Chực hờ là đợi trước, ngừa đón. Ăn chực là "xẩn bẩn theo mâm cơm, đồ ăn, có ý kiếm chác, xin xỏ hoặc chờ mời".
Nói chung đi ăn ké người ta thì gọi là ăn chực, không phải ăn trực.
- Quá chời
"Tự vị tiếng nói miền Nam" của Vương Hồng Sển giảng, "chời" là "có nhiều, dư ra. Chính là chữ "đa" nói theo tiếng Triều Châu". "Quá chời" nghĩa là quá nhiều, nhiều lắm luôn.
Nên khi người miền Nam, nhất là Tây Nam Bộ nói "quá chời" thì có nghĩa là họ nói "quá chời" mà cũng có thể là họ nói "quá trời". Muốn biết ý họ là "quá chời" hay "quá trời" thì bạn nên hỏi họ ý họ là "quá chời" hay "quá trời" nha. (Cũng có thể vốn là người ta chỉ nói "quá chời" nhưng con cháu tưởng họ nói sai, tự động sửa thành "quá trời", tương tự như con cháu đã sửa từ "trả nủa" của ông bà thành từ "trả đũa" vậy.)
Tóm lại, người miền Nam tụi tui có khi nói đúng lắm các bạn ạ. Tại người ta hay nghĩ tụi tui nói đớt thôi. Dù đôi khi, tụi tui đớt thiệt!
LeVanQuy sưu tầm