Posts: 1,164
Threads: 28
Likes Received: 673 in 375 posts
Likes Given: 426
Joined: Jul 2020
Reputation:
41
Hoàn cảnh éo le
Hồi xưa, như bao bạn trẻ khác, tôi cũng mê mẩn truyện kiếm hiệp/ chưởng Kim Dung. Cũng có đọc Ngọa Long Sinh nữa. Sau đó có lần tình cờ đọc được một bộ truyện kiếm hiệp của Nhật. Theo tôi thì nó có phần hay hơn KD, dĩ nhiên chỉ là ý kiến cá nhân. Còn nhớ một chi tiết để lại ấn tượng lâu dài. Đại khái, có nhà sư dùng mẹo lừa anh chàng nhân vật chính bị mắc kẹt trong một căn nhà. Mặc cho anh ta chửi rủa, đe dọa đủ điều, nhà sư vẫn khg mở cửa. Chửi bới mãi, anh ta thấm mệt, khô cổ nên dần dần giảm bớt và sau cùng, chấm dứt hẳn. Anh ta dùng thời giờ để luyện công, ngồi thiền. Sau đó nhà sư mở cửa và anh ta đã bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng vị sư đã giúp anh ta thay đổi tâm tính: trước đó nóng nẩy, lỗ mãng bao nhiêu thì nay hiền hòa, điềm đạm bấy nhiêu. Bản thân chúng ta nhiều khi cũng khg khác gì anh chàng kiếm sĩ Phù Tang nọ, lâm vào trạng huống nếu nhìn bề ngoài thì đúng là bất lợi, tuy vậy nếu thay đổi cách nhìn thì lại có lợi. Và bước kế tiếp là mình có can đảm, dứt khoát làm những gì cần thiết hay khg. Rất tiếc là nhiều khi chúng ta khg nhìn ra được, cho nên than thân trách phận, chửi Trời trách đất ... hoàn cảnh vẫn khg thay đổi, và tinh thần chúng ta càng ngày càng tuột dốc như xe khg thắng.
The following 1 user Likes TNNA's post:1 user Likes TNNA's post
• TanThu
Posts: 1,164
Threads: 28
Likes Received: 673 in 375 posts
Likes Given: 426
Joined: Jul 2020
Reputation:
41
Lại giả tạo
Nếu tôi nhớ không lầm thì trước kia đã có ai đó nói răng: "Để ngăn cho mình khỏi khóc, ta phải cất tiếng cười". Có người nghe / đọc câu đó chắc sẽ phán đó là đóng kịch, giả tạo blah blah ... Nhưng nghĩ cho cùng thì nụ cười gựng gạo làm cho gương mặt của mình đỡ u ám như bầu trời Luân Đôn mùa đông, chẳng có ai thấy dễ chịu, vui thích khi phải nhìn thấy một gương mặt như thế cả, ngược lại ai cũng thích nhìn khuôn mặt cuời hơn dù cũng khg được tươi cho lắm. Thế cho nên, sự gải tạo đôi khi, mà cụ thể ở đây là cố gắng nở ra nụ cười khi ra chốn công cộng còn là một điều tốt đem lại cho thiên hạ. Và tôi cũng nhớ đâu đó có khuyên là khi tinh thần xuống, ráng nặn ra nụ cười thì nó cũng giúp tinh thần đang tuột mood leo lên đôi chút. Thành thử ra, việc giả tạo đó giúp cả hai, tiếng Mẽo gọi là win-win chứ nếu không, với bộ mặt đưa đám [ma], có người còn bày tỏ sự khó chịu ra thành lời như có lần hồi xa lắc xa lơ, khi còn ở VN, đang đi bộ trên vỉa hè thì chợt nghe có cô bé nói ra một câu :"Bộ mặt giống như bánh bao ế'", mình đã không vui rồi còn làm cô bé 16 tuổi ấy không vui theo thì đúng là lose - lose. Nhìn một người tàn tật lê lết trên đường, hoặc chống nạng đi từng bước khó nhọc, người ta thường có cái nhìn thưong xót, thương cảm, hoặc tệ lắm thì cũng thương hại, chứ gặp một người có bộ mặt rầu rĩ, trầm cảm thì không có ai có thái độ đó đâu, ngược lại là đàng khác như cô bé kia. Quả đúng là "Đời là thế, đừng hỏi tại sao."
The following 1 user Likes TNNA's post:1 user Likes TNNA's post
• TanThu
Posts: 1,164
Threads: 28
Likes Received: 673 in 375 posts
Likes Given: 426
Joined: Jul 2020
Reputation:
41
Chữ với nghĩa thời a còng (@)
Trong những năm gần đây thấy một số chữ "lạ" xuất hiện như : động thái, phản cảm, đề xuất, phản biện ... Mấy chữ đầu thì tôi hiểu, riêng cái chữ "phản biện" thì mãi đến những ngày trước, thì tôi mới "ngộ" ra ý nghĩa của nó. Thì ra chỉ là "phê bình", "phê phán" mà thôi. Đã có những chữ cũ rồi, khg biết ai quỡn chế ra mấy chữ mới lọa đó làm gì khg biết. Rồi còn "trọng thị" nữa. Chữ này ít gặp hơn, thường trong sách cho nên tôi nghĩ cũng ít ai biết, nhưng điều ngược đời là tôi lại hiểu ngay hơn cái chữ "phản biện" kia. Tôi có để công tìm hiểu thì được biết mấy chữ này có nguồn gốc made in Chái-nà, aka Trung Cộng, Tàu Cộng, thành ra tôi càng dị ứng với ba cái chữ này. Đối với chữ "phản cảm", mình có rất nhiều chữ để nói: bất nhã, bất lịch sự, thô tục, thô bỉ, thô thiển, tục tĩu, khiếm nhã, công xúc tu sỉ, phạm thuần phong mỹ tục ... tại sao khg dùng ? Thời nay hầu như lúc nào cũng tuôn ra 1 chữ độc nhất : "phản cảm". Phát ngôn phản cảm, ăn mặc phản cảm, hỉnh ảnh phản cảm ... Cũng tương tự như vậy, những chữ đồng nghĩa với "bức xúc" có nhiều chữ như: bực tức, tức giận, giận dữ, nóng giận, nổi nóng, bất bình, bất mãn v.v. bây giờ thì lúc nào cũng chỉ "bức xúc", tôi đọc hay nghe mà cũng .... "bức xúc" luôn. Nói cho rõ ràng thêm để tránh bị hiểu lầm là tôi theo tinh thần dân tộc / quốc gia quá khích là điều mà tôi khg chấp nhận, tôi khg bài bác mượn chữ Trung Quốc nhưng vấn đề là nó có hay ho gì khg, có hay hơn những gì mình đang có (những chữ Việt có gốc từ Hán hay thuần Việt) ? Người Việt mình mâu thuẫn, ghét Tàu, chống Tàu mà cứ khoái nhập bừa ba cái thứ khg đáng vô rồi xài, trong nước xài rồi Việt kiều hải ngoại cũng xài theo "vô tư" luôn. Nhưng có trường hợp trầm trọng đáng nói hơn là việc dùng chữ sai, như chữ "diễu hành".
The following 1 user Likes TNNA's post:1 user Likes TNNA's post
• TanThu
Posts: 1,164
Threads: 28
Likes Received: 673 in 375 posts
Likes Given: 426
Joined: Jul 2020
Reputation:
41
"Đỉnh cao trí tuệ"
Sở dĩ tôi cho nhóm chữ trên vào trong ngoặc kép là vì, chắc nhiều người cũng quen biết rồi, nó xuất xứ từ người CS. Mấy chữ này lại làm cớ cho nhiều người cười nhạo họ do họ lại hành xử trái ngược với chúng. Nhung ở đây tôi khg hề có ý nói về người CS mà muốn nói về ý nghĩa thặt sự của chúng. Trí tuệ, theo nhiều người là thông minh, học giỏi, nhiều bằng cấp, ma lanh khôn vặt để thắng, vượt hơn thiên hạ, nhưng đây khg phải đỉnh cao trí tuệ. Đỉnh cao trí tuệ chân thật là tự biết mình, đồng thời bao gồm một thành phần khg thể thiếu là lòng từ / nhân. Trong PG hay nhấn mạnh từ bi, trí tuệ, ví như cặp cánh, nhưng suy cho cùng thì nói vậy cho dễ hiểu chứ trong từ bi luôn ẩn chứa lòng từ bi, kiểu như trong dương có âm hay âm có dương, nói theo triết lý Trung Hoa, chúng khg phải là 2 thứ gì đi song song với nhau. Tuy đã nghe từ lâu nhưng bây giờ mới cảm thấy "thấm" hơn bao giờ. Thử tưởng tượng, một người đi đâu cũng vác theo mấy cục đá to nặng trong túi xách hay ba-lô, thậm chí ở trong nhà cũng kè kè ôm chúng 24/7 thì người này có phải là khôn hay khg ? Phải chi ôm mấy cục kim cương, hột xoàn thì cũng đỡ, đàng này chỉ là mớ đá vô tri và vô dụng. Biết buông bỏ những oán hận mới thật sự là "đỉnh cao trí tuệ".
The following 1 user Likes TNNA's post:1 user Likes TNNA's post
• TanThu
Posts: 1,164
Threads: 28
Likes Received: 673 in 375 posts
Likes Given: 426
Joined: Jul 2020
Reputation:
41
Nói xấu
Tạm thời chia nó ra làm 2 loại: 1. Nói xấu giữa nơi chốn công cộng đông người, giữa thanh thiên bạch nhật, và 2. Nói sau lưng, nói lén lút, trong bóng tối. Giữa 2 loại này thì cái nào tốt hơn, hay nói cho chính xác hơn là cái nào đỡ xấu hơn, hay thậm chí xấu ngang nhau ? Theo tôi nghĩ thì cái nào cũng xấu như nhau thôi, có khác chăng chẳng qua chỉ là nơi chốn mà thôi. Cũng tương tự, giữa hành động ăn cắp vào ban ngày ban mặt và ăn trộm vào đêm khuya thì việc nào cũng là ăn cắp, mà đã là ăn cắp, ăn trộm thì đều tệ hại giống nhau. Cũng như có câi ca dao ... cạo: "Cướp đêm là trộm, cướp ngày là quan". Suy nghĩ như vậy cho nên tôi cố gắng tránh việc này nói chung và nói riêng khi đường ai nấy đi, khg bêu rếu họ dù với bạn bè, người thân ngoài đời hay lên mạng kể lể cho thiên hạ bá tánh nghe. Cho dù đương sự khg hề hay biết, khg nghe, hoặc có nghe mà họ vô tư tưởng rằng nói về ai khác, thì tự hành vi đó là việc đáng xấu hổ rồi. Chợt nhớ một câu chuyện cổ nhân, có câu nói đáng ghi tâm khắc cốt :"Có Trời biết, Đất biết, ông biết và tôi biết, làm sao có thể nói là không có ai biết được ?".
The following 1 user Likes TNNA's post:1 user Likes TNNA's post
• TanThu
Posts: 1,164
Threads: 28
Likes Received: 673 in 375 posts
Likes Given: 426
Joined: Jul 2020
Reputation:
41
Không thực tế
Có vài người họ cho rằng khg nên để ý mấy thứ mà họ cho là xa rời thực tế, lại còn lãng phí thì giờ công sức, tiền bạc ... Thế nhưng, tôi muốn hỏi lại họ : thế nào là "thực tế'" ? Xin hãy định nghĩa "thực tế". Nếu "thực tế" hiểu là những thứ có thể làm cho mình no bụng, kiếm được tiền, giảm cân... chẳng hạn, thì đúng là có nhiều thứ khg thực tế chút nào, thí dụ như: đọc thơ, nghe nhạc, coi phim [bộ], đánh đàn, vẽ tranh, ngắm/ chăm sóc hoa, làm vườn, đánh cờ, đọc sách, tán gẫu/ tám với bạn, chơi đùa với thú cưng (chó mèo), đi dạo /tản bộ v.v. Thế nhưng có phải những thứ trên đây là vô bổ ? Việc nào cũng khg nhiều thì ít đem lại niềm vui, thư thái trong tâm hồn, nếu hiểu "thực tế" là đem lại bất kỳ ích lợi nào, như vậy thì chúng "thực tế" đó chứ! Có thể xếp chúng vào hạng những hoạt động có tính chất "thiếu thực tế" thì chính xác hơn là "không thực tế". Cuộc sống cần có sự cân bằng giữa thực tế và thiếu thực tế như vậy mới đem lại khỏe mạnh và hạnh phúc thay vì quá nghiêng/ lệch về một phía. Có những người sống quá xa rời thực tế, ngược lại có những người quá thực dụng (như người CS, qua lăng kính duy vật họ cho rằng mấy vị tu sĩ vô dụng cho xã hội vì họ khg sản xuất ra vật chất). Vậy thì thỉnh thoảng hãy ngồi thả hồn lang thang, mơ mộng trong giây lát mà khg cần mang nỗi ray rứt nặng trĩu là mình để thời gian trôi qua kẽ ngón tay hoặc đốt thời gian mà không làm được việc gì có ích hay "thực tế".
The following 1 user Likes TNNA's post:1 user Likes TNNA's post
• TanThu
Posts: 1,164
Threads: 28
Likes Received: 673 in 375 posts
Likes Given: 426
Joined: Jul 2020
Reputation:
41
Tản mạn đầu tuần - Tử vi
Đang đọc một cuốn sách tiếng Việt xuất bản gần đây, nói về những suy tư của tác giả về cuộc đời (chủ yếu trong 2 loại: ứng xử/ xử thế và tình yêu/ hôn nhân. Phần sau thì tôi khg cần nhưng cũng coi cho biết, thứ nhất là tính tôi vốn tò mò như mèo, cái gì cũng đọc, từ Kim Dung tới Quỳnh Dao, Sherlock Holmes tới Võ Hà Anh, Dzung Sì Gòn, thêm nữa có gì làm "thầy dùi" cho ai đó khi cần) tới chương cuối, tác giả làm tôi hơi bỡ ngỡ khi dành riêng để bàn về tử vi, theo anh ta tử vi khg chỉ là một môn nhằm để tiên đoán vận mệnh (về tình duyên gia đạo ...) mà còn để làm sáng tỏ thêm những khía cạnh trong tâm hồn con người. Chính vì điều sau này đã làm tôi nghĩ đến việc học tử vi, vì sở thích của tôi vốn thích tìm hiểu về tâm tính con người, sau này có thể học thêm xem chỉ tay để giúp cho mình có cớ để cầm tay của một người phụ nữ trong khi tiến hành cuộc thả thính/ thả dương, từ bàn tay rồi mình tiến dần dần lên trên, mục tiêu cuối cùng là quả tim của nàng hihi.
Thật ra ý định này cũng khg phải xảy ra một sớm một chiều, nó vốn manh nha hồi trước nhân lúc đọc một bài viết về học giả Nguyễn Hiến Lê, trong đó tác giả bật mí một điều về NHL là ông cũng biết kha khá về tử vi. Và theo NHL thì nếu kết hợp tử vi và tử bình (môn này ở VN hiếm như lá mùa thu, đọc mấy mẩu quảng cáo của mấy ông bà thầy trên báo, khg có ai nhắc môn này) thì kết quả có thể chính xác đến khoảng 6-7 phần trên 10, và bản thân NHL từng chứng nghiệm. Chi tiết này về NHL làm tôi hơi ngạc nhiên vì ông vốn có học tới bậc đại học, đọc thêm sách vở phương Tây, ảnh hưởng óc khoa học và phân tích chặt chẽ của họ, còn viết một cuốn sách chỉ dạy về kỹ năng phân tích có nhan đề "Luyện Lý Trí". Rồi cách đây nhiều năm có một ông bạn từng học cùng trường của tôi (tốt nghiệp kỹ sư công chánh, nôm na là kỹ sư cầu cống), sau khi đi tu về (sư PG Bắc Tông, chuyên về thiền tông), cũng đột nhiên mê mẩn tìm đọc sách tử vi. Tôi cũng tò mò lật coi thử sơ qua ít cuốn có trong thư viện mà thấy coi bộ nhá không nổi. Bây giờ đọc lại xem thế nào, hy vọng sẽ là "second time's the charm" hihi.
The following 1 user Likes TNNA's post:1 user Likes TNNA's post
• TanThu
Posts: 1,164
Threads: 28
Likes Received: 673 in 375 posts
Likes Given: 426
Joined: Jul 2020
Reputation:
41
Thoáng nghĩ về một câu kinh Phật Giáo
Hồi trước, lúc ấy tôi còn là một tín hữu CG nhưng cũng để ý PG (kiểu như 1 anh chàng yêu 1 cô mà còn để mắt đến cô khác, dân gian gọi là bắt cá hai tay hihi) trong cuốn sách nhan đề "Tư Tưởng Phật Học" hay là "Con Đường Thoát Khổ" của tác giả Rahula Walpola, do cố Ni Sư Thích Nữ Trí Hải dịch ra Việt ngữ (bà mất khoảng 2005 -2006 ở Sài Gòn vì tai nạn xe cộ, khi mới trên 60). Tôi đọc và có để ý một câu của đức Phật (trích trong Pháp Cú kinh) đại khái là: Hãy tự người làm hòn đảo cho chính mình, hãy nương tựa chính mình, và làm giáo pháp làm hòn đảo, làm nơi nương tựa. Cái ý của lời khuyên, theo thiển ý là mỗi người chúng ta cần phải dựa vào chính bản thân mình để có được sự an lạc, giải thoát qua nỗ lực tu tập theo đúng với chánh pháp. Cũng tương tự như muốn no bụng thì mình phải tự đưa thưc ăn vào miệng, tự mình nhai và tiêu hóa để rồi nó biến thành chất dinh dưỡng nuôi dưỡng, phát triển cơ thể chứ không có ai, dù thương mình cách mấy, có thể ăn giùm, tiêu hóa giùm mình được. Nhưng ở đời, mình thường có sai lầm là hay dựa vô người khác, vợ chồng, bạn bè, con cái v.v. với mong muốn là họ "đem" lại hạnh phúc cho mình, làm tan biến nỗi cô đơn, khỏa lấp trống rỗng trong tâm khảm. Nhưng thực tế chứng minh là họ khg thể gánh trọng trách quá sức như vậy được. Và chúng ta càng thất vọng, cay đắng, càng trống rỗng, càng cô đơn... Một vòng lẩn quẩn, thật đáng thương.
Posts: 1,164
Threads: 28
Likes Received: 673 in 375 posts
Likes Given: 426
Joined: Jul 2020
Reputation:
41
"Tu & tình"
Nhiều người vẫn nghĩ đi tu là sướng hơn có gia đình, họ sống độc thân không vướng víu trách nhiệm với vợ/chồng, con cái rồi việc mưu sinh cũng khg cần phải lo cho nên tâm hồn ít bị stress. Nhưng bên nào cũng có hai mặt như đồng tiền. Tôi nhớ có lần đọc một bài viết của 1 vị tu sĩ CG trẻ người Việt (dòng Thánh Gioan Tẩy Giả, viết tắt CSJB, một dòng có sứ mệnh truyền giáo, đem lại Phúc Âm cho dân Đài Loan, mình cũng đã từng tháp tùng anh bạn cựu tu sĩ đến thăm quý thầy nơi đây) trong đó anh có than thở về nỗi cô đơn, khi nghĩ miên man về những người đang vui vẻ ăn cơm chiều với gia đình, còn anh thì đang ngồi nơi đây, trơ trọi một mình. Cho nên, cần cảnh giác với những ý nghĩ thuộc loại mà người Việt goi là "đứng núi này trông núi nọ", tương tự như câu quen thuộc tiếng Anh "the neighbor's grass is greener".
Posts: 1,164
Threads: 28
Likes Received: 673 in 375 posts
Likes Given: 426
Joined: Jul 2020
Reputation:
41
Đọc sách
Qua năm tháng, tâm tánh, sở thích con người ít nhiều thay đổi, chẳng hạn hồi xưa (thiếu niên, thanh niên) tôi thích/ mê đọc truyện, những năm gần đây ít đọc truyện, nếu có thì đôi khi đọc truyện ngắn, chủ yếu thì tôi thích tùy bút. Có lẽ một nguyên do là bây giờ tôi thích người thật, việc thật hơn chuyện giả, người giả dù tác giả tưởng tượng hay, khéo léo và hấp dẫn đến đâu. Một bài tùy bút hay đối với tôi là loại có nhiều suy nghĩ và cảm xúc (theo thứ tự ưu tiên) rồi mới đến sự việc, hành động. Một bài tùy bút mà hầu hết chỉ gồm kể lể sự này việc nọ mà thiếu hẳn những suy nghĩ, cảm xúc thì thật chán ngắt, nhất là các sự việc do tác giả kể lể ra không có gì thú vị. Nhạt như nước ốc (nghe người Bắc họ hay nói vậy chứ thú thật tôi chưa, chắc sẽ không bao giờ có dịp nếm nước ốc để kiểm chứng). Người Việt nhìn chung thiên về tình hơn lý cho nên đa số tùy bút phản ảnh đặc tính này, chất tình tức cảm xúc chiếm nhiều hơn chất lý aka suy nghĩ. Mà gu tôi thích lý hơn, cho nên kiếm được bài tùy bút thật hợp gu như bài "Những suy niệm về siêu hình học" của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển quả là không dễ dàng.
Posts: 1,164
Threads: 28
Likes Received: 673 in 375 posts
Likes Given: 426
Joined: Jul 2020
Reputation:
41
Suy nghĩ tản mạn trong ngày lễ vọng Giáng Sinh
Thời nay có nhiều người bị trầm cảm, cô đơn, cảm giác trống trải trong tâm hồn. Có nhiều nguyên nhân, và không phải tất cả mọi người đều giống nhau, nhưng nhìn tông quát, một trong các lý do, theo tôi nghĩ, là sự thiếu vắng tâm linh. Tâm linh và tôn giáo không đồng nghĩa. Tâm linh bao quát hơn, có thể một người có tâm linh là người có một niềm tin vào một tôn giáo nào đó, hoặc 2-3, thậm chí nhiều hơn, hoặc có sự pha trộn tín ngưỡng dân gian. Cho dù người ấy chỉ có một niềm tin của một tôn giáo nào đó, nhưng niềm tin của anh ta/ chị ta không hoàn toàn đúng/ giống với niềm tin "chính thức" tức là niềm tin/ giáo lý được các tu sĩ của tôn giáo ấy thuyết giảng. Các chuyên gia ngành tâm lý phương Tây bây giờ cũng công nhận sự cần thiết của tâm linh trong việc vượt qua sự trầm cảm. Có một câu quen thuộc trong Phúc Âm: "Con người sống không chỉ bởi cơm bánh mà còn bởi lời Chúa", có thể đổi thành :"Con người sống không chỉ bởi cơm bánh, mà còn bởi tâm linh". Dĩ nhiên cũng như thức ăn cho thể xác, thức ăn cho tinh thần/ linh hồn cũng có đủ loại thượng vàng hạ cám, cho nên cần lựa chọn cẩn thận loại lành mạnh. Và cũng giống thức ăn vật chất, không phải tất cả loại thức ăn tinh thần vừa miệng đều tốt và ngược lại.
Posts: 1,164
Threads: 28
Likes Received: 673 in 375 posts
Likes Given: 426
Joined: Jul 2020
Reputation:
41
Làm sao để tâm bất biến giữa đời vạn biến?
Tôi tiếp tục đọc cuốn sách nhan đề Chuyển Họa Thành Phúc của sư Zopa Rinpoche để mong tìm được phuong cách ứng phó với những trở ngại, phiền toái trong cuộc đời. Tuy chưa đọc xong nhưng tôi có thể hiểu được cốt lõi của phương pháp này của PG, cụ thể là Mật Tông (thật ra cũng là một chi nhánh của Bắc Tông mà thôi) mà tác giả gọi là pháp chuyển tâm Đại Thừa, đại khái như thế này. Sướng hay khổ thật ra tùy theo cái tâm mình. Nói cho rõ hơn, nó tùy theo cách nhìn sự việc của mình. Thí dụ một cái ly thì mình có thể thấy đó là cái ly có đầy một nửa, hoặc ngược lại, là một cái ly vơi một nửa. Do đó, trước các sự rắc rối, mình đổi cách nhìn, không coi chúng là rắc rối mà coi là tốt, có ích, và thậm chí còn coi là cần thiết cho việc tu tập tiến tới đạt giác ngộ. Nhưng vấn đề là làm thế nào mà chúng ta có thể coi những sự phiền toái là tốt dẹp, có ích được. Lấy một hí dụ cụ thể như bản thân tôi đang bị cảm, bị nghẹt/sổ mũi, ho hen rồi dĩ nhiên phải tốn tiền mua thuốc... thì nó tốt chỗ nào? Nó có ích gì cho tôi ? Chịu. Nhìn về phía Ki-Tô giáo, hay cụ thể là Công Giáo thì nó có cách đối phó khác. Nhìn chung thì cũng là chuyển cách nhìn nhưng cụ thể thì hơi khác. Đó là phải chấp nhận chúng coi như thánh ý của Chúa. Con đường tu đạo của KTG là con đường vác thập giá lên đồi Golgotha. Đọc tiểu sử các vị thánh CG, các ngài có mẫu số chung là yêu mến thập giá (hiểu theo nghĩa bóng là chủ yếu nhưng cũng có phần nghĩa đen). Khi trắc trở, đau khổ ập đến, thay vì buồn rầu, tìm cách trốn tránh như bao người bình thường thì các ngài không những không tìm cách chạy trốn mà còn hân hoan đón nhận chúng. Chẳng hạn tôi nhớ giai thoại về Thánh John Kim Khẩu, Giám Mục tử đạo, khi bị nhà cầm quyền bắt bớ, ngài nói: "Nếu các ông bắt tôi bỏ tù thì tôi đuoicự chịu khổ vì Chúa. Nếu các ông chặt đầu tôi thì tôi được về hưởng thánh nhan Chúa.". Nhưng rất tiếc là tôi đã không còn đức tin CG, có thể tương lai xa hay gần sẽ tìm lại đức tin. Có thể có, có thể chẳng bao giờ, nào ai biết được tuong lai.
Posts: 1,164
Threads: 28
Likes Received: 673 in 375 posts
Likes Given: 426
Joined: Jul 2020
Reputation:
41
Ngọt & đắng
Cái gì ngọt ngào nhất trên cõi đời này? Tình yêu.
Cái gì đắng nhất? Như trên.
Nhiều khoảnh khắc cũng thèm được như thiên hạ, một phần vì muốn tận hưởng chính hương vị của nó, một phần vì FOMO. Thế nhưng ... Chợt nhớ đến một mẩu chuyện vui, đai khái: có anh chàng thanh niên tới gặp một vị chuyên gia tình yêu, than thở rằng anh ta cô đơn... Vị kia cố vấn rằng, anh hãy ráng chịu đựng thêm trong thời gian khoảng 1 năm. Anh kia hỏi, giọng có vẻ mừng: Sau đó thì sao, tôi sẽ gặp người trong mộng? Vị chuyên gia: Ồ khg, anh sẽ quen dần đi. Chuyện tiếu lâm nhưng có lẽ cũng có một phần chân lý nằm trong đó. Sự cô độc khg phải lúc nào cũng đi với cô đơn, mà nhiều khi cảm thấy thanh thản, bình an, mãn nguyện. Tuy khg có lúc lên cao tận tầng mây bồng bềnh nhung bù lại cũng khg đưa xuống vực thẳm cay đắng, tối tăm. Trên đời muôn người muôn vẻ, có người thua keo này bày keo khác, có người thì như con chim trúng tên sợ cành cây cong. Lựa chọn nào cũng khg có cái đúng hay sai, chỉ là tùy theo cá tánh mỗi người, chỉ có điều, chọn đường nào, option nào đi chăng nữa, điều quan trọng nhất vẫn luôn luôn là phải tự lực tự lập về mặt tinh thần. Bản thân mình luôn mãi là bến bờ, chỗ dựa vững chắc, bền bỉ nhất, vì mình luôn có mình, bây giờ và mãi mãi.
P.S. Nếu hết yêu thì ráng lấy can đảm nói thật rằng duyên đã cạn, chứ đổ lỗi cho người phối ngẫu thì thật trơ trẽn lắm. Bởi vậy mới nói, cái tư cách lộ rõ nhất là sau khi tan vỡ. Thôi thì tự an ủi coi như nhờ vậy mà thấy rõ khía cạnh tối trong lòng người, phúc trong họa.
Posts: 1,164
Threads: 28
Likes Received: 673 in 375 posts
Likes Given: 426
Joined: Jul 2020
Reputation:
41
Khổ
Thuở thanh niên, cứ tưởng trên đời không có gì đau khổ bằng thất tình, đời không còn đáng sống, vô vị và vô nghĩa. Đến lúc tuổi đời không còn trẻ nữa, mới ngộ ra thất tình chỉ là chuyện bé tẹo so với mất mẹ. Cho dù có bao nhiêu tình yêu, thương xung quanh cũng không thể nào lấp đầy, hay thậm chí chỉ một nửa lỗ trống lớn lao ấy trong lòng. Mà dùng chữ "lỗ trống" thì tôi nghĩ còn yếu quá, chữ "khoảng trống" có khá hơn nhưng cũng chưa tới mức, có lẽ tạm dùng chữ "hố thẳm" tuy cũng không hoàn toàn thỏa đáng nhưng khá nhất. Với nhiều người than thở rằng mình đau khổ quá, chán đời chán sống quá, hay khổ nhất trên đời, tôi muốn nhắc họ, nếu còn mẹ thì quý vị cũng chưa hẳn là thật đau khổ, lại càng chưa phải là khốn khổ nhất thế gian. Nhìn lên thấy nhiều người sung sướng hơn, nhưng nhìn xuống, có bao nhiêu người còn đau khổ hơn. Vậy, bao lâu còn sống với mẹ, mẹ còn sống với mình, hãy quý trọng từng khoảnh khắc và làm hết sức cho mẹ để sau này, chuyện gì đến tất sẽ đến, kèm theo nỗi đau khổ tột cùng, nhưng ít ra cũng không phải gánh chịu một sự đau khổ lớn lao khác, và cũng dai dẳng, gặm nhấm linh hồn mình mãi mãi, đó là nỗi ân hận, ray rứt đã không làm tròn bổn phận.
Posts: 1,164
Threads: 28
Likes Received: 673 in 375 posts
Likes Given: 426
Joined: Jul 2020
Reputation:
41
Độc hại
Hôm nay tình cờ coi được một cái Youtube video của một anh chàng Mỹ nói về việc tại sao có một số người xấu (nguyên văn: toxic) nhưng lại có nhiều bạn bè. Đọc trong phần "bình loạn" (còm-mên), thấy có người lý giải đại ý như thế này. Nhiều người thích giao du vây quanh người toxic chẳng qua là họ muốn có sự giải khuây, giải trí, chẳng hạn như túm tụm lại ngồi lê đôi mách, bàn tán chuyện đời tư người khác, nói xấu người này người nọ... Nhiều người tốt hơn thì họ ít bạn, thậm chí đôi khi cô độc vì xung quanh họ đa phần là hạng người như trên. Cho nên, khi một người trong loại toxic tự nhận ra khuyết điểm xấu của mình và tự cải thiện thì kết quả là, đám "bạn" kia lập tức tản mác, xa lánh anh ta/ chị ta ngay, vì đơn giản anh ta/ chị ta đâu có còn là một nguồn đem lại sự giải trí miễn phí cho họ nữa! Hiện tượng này phản ảnh thật đúng với kinh nghiệm từ xưa của tiền nhân: "Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã", hoặc thay đổi cho hợp thời thì sẽ là :"Độc hại tầm độc hại, tào lao tầm tào lao". Thế nên, có nhiều hay ít bạn không phải lúc nào cũng là một thước đo chắc chắn để đánh giá tư cách của một người. Vậy mà vẫn có không ít người vẫn dùng tiêu chuẩn này để đánh giá người khác. Nói đi cũng nói lại, điều đó không có nghĩa rằng người có ít bạn thì lúc nào cũng tốt hơn người có nhiều bạn. Tôi thì theo chủ trương "quý hồ tinh, bất quý hồ đa", những người thuộc loại quen sơ sài qua loa mà họ xa rời tôi thì nói thật, cám ơn họ giúp tôi bớt phung phí thì giờ. Họ đi thì tôi mất gì? Mất những khoảnh khắc ba xí ba tú chứ mất gì. Đời ngắn ngủi lắm, tiền mất có thể kiếm lại, thời gian đi là đi mãi, mất hút vĩnh viễn.
|