Vẻ đẹp "bất tử" trong cái chết của bà Bùi Thị Xuân
#1
[Image: 287092652-393999109365813-7040457971951882305-n.jpg]

"ĐEM SO VỚI CHÚA CÔNG TA, NGƯƠI CHỈ LÀ NƯỚC VŨNG SO VỚI AO TRỜI"
-------------------------

Chuyện kể lại rằng, sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, bà Bùi Thị Xuân cũng bị quân Nguyễn bắt, giải về Phú Xuân để trị tội.

Khi hay tin, nữ danh tướng của Tây Sơn đã bị giải đến, Nguyễn Ánh đắc chí mà đến hỏi bà rằng:

“Ta và Nguyễn Huệ ai hơn?”.

Đáp lại câu hỏi đầy thách thức của Nguyễn Ánh, bà chỉ khinh khỉnh mà đáp :

“Chúa công ta, tay kiếm tay cờ mà làm nên sự nghiệp. Trong khi nhà người đi cầu viện ngoại bang, làm tan nát cả sơn hà, cũng đều bị chúa công ta đánh cho không còn manh giáp. Đem so với chúa công ta, nhà ngươi chẳng qua là ao trời nước vũng”, đồng thời ném cho Nguyễn Ánh một ánh mặt khinh bỉ.

Trước câu trả lời mỉa mai của bà, Nguyễn Ánh gằn giọng, đành phải lái câu chuyện từ Quang Trung sang Bùi Thị Xuân mà chất vấn:

“Ngươi có tài sao không giữ nổi ngai vàng cho Cảnh Thịnh?”.

Bà đáp: “Nếu có một nữ tướng như ta nữa thì cửa Nhật Lệ không để lạnh. Nhà ngươi khó mà đặt chân được tới đất Bắc Hà…”.

Khi Nguyễn Ánh hỏi bà có muốn ân xá không, nữ tướng đã nói dõng dạc: “Ta đâu có sợ chết mà phải chịu nhục, hạ mình trước một kẻ tiểu nhân đắc thế?”. Nguyễn Ánh nghe thấy thế, vô cùng căm phẫn, thù cũ nợ mới đã chồng chất và Bùi Thị Xuân đã phải chịu hình phạt đau đớn nhất, đó là bị voi giày đến chết. Hưởng thọ 50 tuổi.

VẺ ĐẸP BẤT TỬ TRONG CÁI CHẾT CỦA BÀ BÙI THỊ XUÂN

Giáo sĩ người Pháp De La Bissachère, người có dịp chứng kiến cuộc hành hình đã mô tả cái chết của nữ tướng Bùi Thị Xuân trong cuốn ký sự “Relation sur le Tonkin et la Cochinchine” xuất bản năm 1802 như sau:

Đứa con gái trẻ của bà bị lột hết y phục. Một thớt voi từ từ tiến đến. Cô gái biến sắc rồi mặt trắng bệch như tờ giấy. Nàng ngoảnh nhìn mẹ, kêu thất thanh. Bùi Thị Xuân nghiêm mặt trách : Con phải chết anh dũng để xứng đáng là con của ta!…

Đến lượt bà, nhờ lớp vải ở bên trong quấn kín thân thể nên tránh khỏi sự lõa lồ, bà không đổi sắc tiến đến trước con voi như chọc tức nó. Mấy võ quan thét la om sòm bắt bà quỳ xuống. Bà cứ thản nhiên tiến bước.

Đến trước đầu voi, bà hét một tiếng thật lớn khiến voi giật mình lùi lại. Bọn lính phải vội vàng bắn hỏa pháo, đâm cây nhọn sau đùi con vật để nó trở nên hung tợn. Nó chạy bổ tới, giơ vòi quấn lấy bà tung lên trời…

Nhưng trái với lệ thường, con voi không chà đạp phạm nhân như mọi lần mà bỏ chạy vòng quanh pháp trường, rống lên những tiếng đầy sợ hãi khiến hàng vạn người xem hoảng hốt theo…
Cảm phục tinh thần của Bùi Thị Xuân, một tác giả khuyết danh đã làm bài thơ Bùi nữ tướng, được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Nội dung bài thơ như sau:

“Vận nước đang xoay chuyển
Quần thoa cũng vẫy vùng
Liều thân lo cứu chúa
Công trận quyết thay chồng.
Khảng khái khi lâm nạn!
Kiên trinh lúc khốn cùng
Ngàn thu gương nữ liệt
Gương sáng hãy soi chung“.
-------------------------
Nguồn: Đất Việt Online

Reply
#2
Cũng may là thời đại ngày nay không còn vụ này nữa. Mấy năm trước còn vụ Nhà Nước Hồi Giáo, nghe họ xử tử kẻ thù bằng cách chặt đầu gì đó thấy ghê rợn.
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#3
(2022-06-14, 11:34 PM)005 Wrote: Cũng may là thời đại ngày nay không còn vụ này nữa. Mấy năm trước còn vụ Nhà Nước Hồi Giáo, nghe họ xử tử kẻ thù bằng cách chặt đầu gì đó thấy ghê rợn.

Nhiều khi cũng vẫn còn đó chứ, chẳng hạn như tra tấn đến chết người mà tra trấn thì có biết bao nhiêu cách vô nhân tính mà những kẻ tàn ác có thể nghĩ ra để hành hạ nạn nhân. 
Trong những quốc gia có chế độ độc tài toàn trị biết bao nhiêu người bất đồng chánh kiến bị bắt rồi không bao giờ có một chút tin tức nào cả. Những gì thật sự xảy ra ở những trại tập trung giam người Ngô Duy Nhĩ ở Tân Cương, Trung Quốc nào có ai biết được, có thể nó còn ghê rợn biết bao nhiêu lần hơn.   

Nghe nói bên Nam Phi còn có lối xử tử bằng cách trói nạn nhân lại rồi tròng cái vỏ bánh xe hơi qua đầu xong đốt cái vỏ bánh xe để nạn nhân chết từ từ trong sự đau đớn kinh hoàng gọi là necklacing.

Chỉ đọc thôi cũng rùng mình.
Reply
#4
Tui mới đọc hồi sáng ở tờ báo mạng "Thanh Niên" Việt Nam, có sử gia Việt Nam viết lại mới bác bỏ chuyện hai vợ chồng bà Bùi Thị Xuân và Trần Quang Diệu cùng cô con gái bị voi giày xéo chết. Sử gia này nói là không có như vậy.
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#5
anh đăng lại xem, coi sử gia này dựa vào sử liệu nào mà nói thế.

Reply
#6
Gia đình danh tướng Bùi Thị Xuân từng bị voi chà và...'tru di tam tộc' ?  

Trong lịch sử Việt Nam, Bùi Thị Xuân là nữ danh tướng sống anh hùng, chết oanh liệt. Và những câu chuyện ít biết về cuộc đời bà được GS Nguyễn Quốc Trị công bố từ nhiều nguồn tư liệu chính thống ông đã cất công sưu tầm.

[Image: dodocbuithixuan_uesr.jpg]
Đô đốc Bùi Thị Xuân và tượng Thái phó Trần Quang Diệu trong điện thờ Tây Sơn Tam kiệt tại bảo tàng Quang Trung (Bình Định).

Ảnh: T.L


Trong cuốn sách Nguyễn Văn Tường và cuộc chiến chống đô hộ Pháp của triều Nguyễn - vừa nhận giải thưởng Sách Hay lần thứ 10 ở hạng mục Sách phát hiện (do Khai Tâm và NXB Tổng hợp TP.HCM ấn hành), nhà nghiên cứu GS Nguyễn Quốc Trị cho biết: "Bùi Thị Xuân là một nhân vật nòng cốt của triều Cảnh Thịnh, có họ hàng bên ngoại với vua Quang Toản như Thái sư Bùi Đắc Tuyên. Cũng như chồng là Trần Quang Diệu, bà còn là một tướng tài của Tây Sơn đánh đến cùng không chịu đầu hàng, và với tư cách đó, phải bị tội như các tướng khác trong cùng trường hợp. Cuối năm 1801, lúc Vua Quang Toản, sau khi mất Phú Xuân chạy ra Bắc, rồi mang 30 ngàn quân trở vào vùng sông Gianh để lấy lại thủ đô Huế, thì bà cũng mang theo 5 ngàn quân của bà. Hai bên đánh nhau dữ dội, quân Vua Gia Long bị thiệt hại khá nặng và phải lùi". 

[Image: bui-thi-xuan_finf.png]
Nữ tướng Bùi Thị Xuân  (Tranh của Phan Thanh Nam)

Tìm hiểu qua Thực lục thì vai trò của nữ kiệt họ Bùi được xác nhận trong trận đánh quyết định cuối cùng rất rõ: “Đầu năm 1802, khi quân Tây Sơn tấn công mạnh vào lũy Trấn Ninh. Giặc đến sát lũy Trấn Ninh, vua sai quân túc trực ra ụ bắn ở cửa, bắn giết được hơn một nghìn quân giặc. Giặc đem hết quân đến sát núi Đâu Mâu, bám vào như kiến mà bò lên. Quân ta từ trên núi thả đá xuống, quân giặc bị đè chết rất nhiều. Vợ Trần Quang Diệu là Bùi Thị Xuân cưỡi voi thúc quân liều chết đánh từ sáng đến trưa chưa chịu lui. Vừa gặp thủy binh của Nguyễn Văn Trương, nhân được gió đông bắc, đánh phá quân giặc ở ngoài biển cướp được 20 chiếc thuyền, bộ binh giặc nghe tin thủy binh thua, sợ mà tan vỡ. Quang Toản chạy. Nguyễn Văn Kiên đem quân đầu hàng".
Tư liệu ở Liệt truyện còn nói rõ hơn nữa về vai trò quan trọng của bà Bùi trong trận đánh này: “Khi Vua Quang Toản sợ muốn rút quân, Thị Xuân nắm cương ngựa lại cố xin lại vây, quân đốc thúc đánh, từ sáng đến trưa chưa chịu lui. Chợt nghe thủy quân bị Nguyễn Văn Trương đánh thua, mới sợ mà tan chạy cả”. Và trong số “đồ đảng” của Vua Quang Toản “đều xử trị hết phép, bêu đầu cho mọi người biết là Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng” thì như vậy bà đã bị cực hình cưu thủ, chém và bêu đầu cho mọi người biết như hai ông đó, chứ không có chuyện bị voi chà. Và du có cho là bà bị tội voi chà đi nữa, cũng không thể có cái cảnh bà dõng dạc thẳng tiến đến trước mặt một con voi làm cho nó kính sợ bà như là một chủ cũ của nó, vì tội lăng trì cho 5 voi xé xác không cho phép sự việc xảy ra như vậy.
"Chính sử cũng đã kể rõ ràng cách xử án lăng trì cho 5 voi xé xác. Nếu là đầu cùng 2 chân và 2 tay của bà phải bị quan quân thi hành bản án buộc vào 5 con voi mỗi con đi một hướng để xé xác, thì làm sao bà có thể tự do tiến đến trước đầu 1 con voi để thị uy với nó được", Giáo sư Nguyễn Quốc Trị phân tích.

Con gái nữ danh tướng Bùi Thị Xuân có bị hình phạt nặng như mẹ ?

Về người con gái còn nhỏ tuổi của bà thì càng không thể bị hình phạt voi xé, hay xử tử vì liên đới trách nhiệm với cha là chính phạm là Trần Quang Diệu và mẹ là Bùi Thị Xuân. Bởi, theo luật lệ của Đông phương thời đó đặt nặng quyền lợi và trách nhiệm hỗ tương của những người cùng một gia tộc như một người làm quan thì cả họ được nhờ, con dại cái mang, phụ trái tử hoàn cha vay con trả, chớ không theo chủ nghĩa tự do cá nhân, ai làm nấy chịu, ai làm nấy ăn, như luật lệ Tây phương. 
 Giáo sư Nguyễn Quốc Trị cho biết qui định ở thời đó: "Gia tộc dựa trên nguyên tắc phụ hệ, con lấy họ cha, và nguyên tắc trọng nam, giới nữ được coi như thuộc họ nhà chồng. Ngoài ra, vì bản chất yếu đuối, giới nữ cũng được luật lệ áp dụng hình phạt nhẹ hơn là đối với nam giới. Thật vậy, khi một người phạm một tội nặng nhất, như là “mưu làm phản và làm sự đại nghịch” thì chính người ấy bị xử tử đem lăng trì, còn những người thuộc nam giới cùng họ, là cha, ông, con, cháu, anh em từ 16 tuổi trở lên bị tội trảm, còn con trai từ 15 tuổi trở xuống, cùng mẹ; con gái; vợ cả vợ bé, chị em gái và vợ cả, vợ bé của con kẻ chính phụ ấy đều cấp cho các nhà công thần dùng làm nô. Nếu con gái (kể cả chị em gái) đã định gả rồi, giao trả cho người chồng. Các con cháu (của chính phạm) đã đi làm con nuôi người khác, và vợ (của chính phạm) mới hỏi chưa cưới, đều không bắt tội”.
Đặc biệt, theo Giáo sư Nguyễn Quốc Trị tiết lộ trong sách đã dẫn, rằng: luật nhà Nguyễn không có dùng hình phạt 'tru di tam tộc, giết tất cả những người trong ba họ, là họ cha, họ mẹ, và họ bà nội, như thiên hạ thường tưởng tượng.
"Chính vì vậy, cô con gái của nữ kiệt Bùi Thị Xuân không thể nào bị xử lăng trì voi chà, hay xử tử bằng một cách nào khác được", Giáo sư Nguyễn Quốc Trị khẳng định trong cuốn giải thưởng sách hay Nguyễn Văn Tường và cuộc chiến chống đô hộ Pháp của triều Nguyễn.

/* nguồn: https://thanhnien.vn/gia-dinh-danh-tuong...25715.html
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#7
Bài báo này xem ra để phản biện lại sự việc tường thuật trong cuốn ký sự “Relation sur le Tonkin et la Cochinchine” của De La Bissachère dù rằng không hề nhắc đến nửa lời Grinning-face-with-smiling-eyes4

Reply
#8
(2022-06-15, 01:21 PM)005 Wrote: Gia đình danh tướng Bùi Thị Xuân từng bị voi chà và...'tru di tam tộc' ?  

Trong lịch sử Việt Nam, Bùi Thị Xuân là nữ danh tướng sống anh hùng, chết oanh liệt. Và những câu chuyện ít biết về cuộc đời bà được GS Nguyễn Quốc Trị công bố từ nhiều nguồn tư liệu chính thống ông đã cất công sưu tầm.

[Image: dodocbuithixuan_uesr.jpg]
Đô đốc Bùi Thị Xuân và tượng Thái phó Trần Quang Diệu trong điện thờ Tây Sơn Tam kiệt tại bảo tàng Quang Trung (Bình Định).

Ảnh: T.L


Trong cuốn sách Nguyễn Văn Tường và cuộc chiến chống đô hộ Pháp của triều Nguyễn - vừa nhận giải thưởng Sách Hay lần thứ 10 ở hạng mục Sách phát hiện (do Khai Tâm và NXB Tổng hợp TP.HCM ấn hành), nhà nghiên cứu GS Nguyễn Quốc Trị cho biết: "Bùi Thị Xuân là một nhân vật nòng cốt của triều Cảnh Thịnh, có họ hàng bên ngoại với vua Quang Toản như Thái sư Bùi Đắc Tuyên. Cũng như chồng là Trần Quang Diệu, bà còn là một tướng tài của Tây Sơn đánh đến cùng không chịu đầu hàng, và với tư cách đó, phải bị tội như các tướng khác trong cùng trường hợp. Cuối năm 1801, lúc Vua Quang Toản, sau khi mất Phú Xuân chạy ra Bắc, rồi mang 30 ngàn quân trở vào vùng sông Gianh để lấy lại thủ đô Huế, thì bà cũng mang theo 5 ngàn quân của bà. Hai bên đánh nhau dữ dội, quân Vua Gia Long bị thiệt hại khá nặng và phải lùi". 

[Image: bui-thi-xuan_finf.png]
Nữ tướng Bùi Thị Xuân  (Tranh của Phan Thanh Nam)

Tìm hiểu qua Thực lục thì vai trò của nữ kiệt họ Bùi được xác nhận trong trận đánh quyết định cuối cùng rất rõ: “Đầu năm 1802, khi quân Tây Sơn tấn công mạnh vào lũy Trấn Ninh. Giặc đến sát lũy Trấn Ninh, vua sai quân túc trực ra ụ bắn ở cửa, bắn giết được hơn một nghìn quân giặc. Giặc đem hết quân đến sát núi Đâu Mâu, bám vào như kiến mà bò lên. Quân ta từ trên núi thả đá xuống, quân giặc bị đè chết rất nhiều. Vợ Trần Quang Diệu là Bùi Thị Xuân cưỡi voi thúc quân liều chết đánh từ sáng đến trưa chưa chịu lui. Vừa gặp thủy binh của Nguyễn Văn Trương, nhân được gió đông bắc, đánh phá quân giặc ở ngoài biển cướp được 20 chiếc thuyền, bộ binh giặc nghe tin thủy binh thua, sợ mà tan vỡ. Quang Toản chạy. Nguyễn Văn Kiên đem quân đầu hàng".
Tư liệu ở Liệt truyện còn nói rõ hơn nữa về vai trò quan trọng của bà Bùi trong trận đánh này: “Khi Vua Quang Toản sợ muốn rút quân, Thị Xuân nắm cương ngựa lại cố xin lại vây, quân đốc thúc đánh, từ sáng đến trưa chưa chịu lui. Chợt nghe thủy quân bị Nguyễn Văn Trương đánh thua, mới sợ mà tan chạy cả”. Và trong số “đồ đảng” của Vua Quang Toản “đều xử trị hết phép, bêu đầu cho mọi người biết là Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng” thì như vậy bà đã bị cực hình cưu thủ, chém và bêu đầu cho mọi người biết như hai ông đó, chứ không có chuyện bị voi chà. Và du có cho là bà bị tội voi chà đi nữa, cũng không thể có cái cảnh bà dõng dạc thẳng tiến đến trước mặt một con voi làm cho nó kính sợ bà như là một chủ cũ của nó, vì tội lăng trì cho 5 voi xé xác không cho phép sự việc xảy ra như vậy.
"Chính sử cũng đã kể rõ ràng cách xử án lăng trì cho 5 voi xé xác. Nếu là đầu cùng 2 chân và 2 tay của bà phải bị quan quân thi hành bản án buộc vào 5 con voi mỗi con đi một hướng để xé xác, thì làm sao bà có thể tự do tiến đến trước đầu 1 con voi để thị uy với nó được", Giáo sư Nguyễn Quốc Trị phân tích.

Con gái nữ danh tướng Bùi Thị Xuân có bị hình phạt nặng như mẹ ?

Về người con gái còn nhỏ tuổi của bà thì càng không thể bị hình phạt voi xé, hay xử tử vì liên đới trách nhiệm với cha là chính phạm là Trần Quang Diệu và mẹ là Bùi Thị Xuân. Bởi, theo luật lệ của Đông phương thời đó đặt nặng quyền lợi và trách nhiệm hỗ tương của những người cùng một gia tộc như một người làm quan thì cả họ được nhờ, con dại cái mang, phụ trái tử hoàn cha vay con trả, chớ không theo chủ nghĩa tự do cá nhân, ai làm nấy chịu, ai làm nấy ăn, như luật lệ Tây phương. 
 Giáo sư Nguyễn Quốc Trị cho biết qui định ở thời đó: "Gia tộc dựa trên nguyên tắc phụ hệ, con lấy họ cha, và nguyên tắc trọng nam, giới nữ được coi như thuộc họ nhà chồng. Ngoài ra, vì bản chất yếu đuối, giới nữ cũng được luật lệ áp dụng hình phạt nhẹ hơn là đối với nam giới. Thật vậy, khi một người phạm một tội nặng nhất, như là “mưu làm phản và làm sự đại nghịch” thì chính người ấy bị xử tử đem lăng trì, còn những người thuộc nam giới cùng họ, là cha, ông, con, cháu, anh em từ 16 tuổi trở lên bị tội trảm, còn con trai từ 15 tuổi trở xuống, cùng mẹ; con gái; vợ cả vợ bé, chị em gái và vợ cả, vợ bé của con kẻ chính phụ ấy đều cấp cho các nhà công thần dùng làm nô. Nếu con gái (kể cả chị em gái) đã định gả rồi, giao trả cho người chồng. Các con cháu (của chính phạm) đã đi làm con nuôi người khác, và vợ (của chính phạm) mới hỏi chưa cưới, đều không bắt tội”.
Đặc biệt, theo Giáo sư Nguyễn Quốc Trị tiết lộ trong sách đã dẫn, rằng: luật nhà Nguyễn không có dùng hình phạt 'tru di tam tộc, giết tất cả những người trong ba họ, là họ cha, họ mẹ, và họ bà nội, như thiên hạ thường tưởng tượng.
"Chính vì vậy, cô con gái của nữ kiệt Bùi Thị Xuân không thể nào bị xử lăng trì voi chà, hay xử tử bằng một cách nào khác được", Giáo sư Nguyễn Quốc Trị khẳng định trong cuốn giải thưởng sách hay Nguyễn Văn Tường và cuộc chiến chống đô hộ Pháp của triều Nguyễn.

/* nguồn: https://thanhnien.vn/gia-dinh-danh-tuong...25715.html
láo sư vixi không thuộc bài Rollin
ký sự bắc hà nam hà viết mẹ con btx bị voi dày 
nghĩa là tung lên quật xuống cho chết
Reply
#9
Tui cũng không dám tin tưởng mấy ông giáo sư, tiến sĩ ma dzê in VN cho lắm vì đã có biết bao nhiêu những lời phát biểu mà các danh hề phải ghen tị của các ngài tiến sĩ giáo sư đó, chẳng hạn như của bà tiến sĩ Xuân Lu  Wink
Reply
#10
tui thấy trong bài viết của anh Ếch không có nói đến Trần Quang Diệu, mà Trần Quang Diệu là chồng bà Bùi Thị Xuân, cũng là một tướng tài của Tây Sơn nên đi coi lại, không ngờ bắt gặp cái bài bên trên. Đọc tui lại thấy thích, vì nếu đó là sự thật, thì bớt đi một sự dã man xảy đến cho một vị anh thư thời xưa của Việt Nam. Chứ chuyện sử gia Việt Nam viết sử thì đương nhiên là vào "diện xét lại" khi viết nội dung. Sử gia thời nay chỉ có nước lục sách cũ đối chiếu giữa các sách rồi tìm ra các sơ hở lý luận thôi, chứ họ có sống qua thời đó đâu mà biết.
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply