TIN THẾ GIỚI
[Image: photo1659512780681-16595127808221488964635.jpeg]
Thông báo ngày 3-8 trên Facebook của Đại sứ quán Anh tại Việt Nam cho biết Vương quốc Anh tiếp tục công nhận hộ chiếu mới của Việt Nam - Ảnh: Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam

Ngày 3-8, Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Hà Nội thông báo tiếp tục công nhận hộ chiếu mới màu xanh tím than của Việt Nam, trong bối cảnh đã có 3 quốc gia châu Âu ngừng cấp thị thực cho người Việt mang hộ chiếu này.

Cho đến nay, Đức, Tây Ban Nha và Cộng hòa Czech - ba quốc gia thuộc khối Schengen - đã thông báo tạm ngừng cấp thị thực cho người Việt Nam mang hộ chiếu này.

Trong khi đó, Pháp - một quốc gia trong khối Schengen - lại khẳng định vẫn công nhận hộ chiếu mới của Việt Nam.
Vương quốc Anh không thuộc khối Schengen nhưng là một quốc gia châu Âu lớn mà nhiều người Việt muốn đến tham quan, học tập, lao động.
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Có người nói một số quốc gia cũng không ghi nơi sinh trên hộ chiếu như Thuỵ Sĩ, Nhật Bản, Hàn Quốc ..... có đúng vậy không ta? 

Canada thì nếu người giữ Passport không muốn ghi nơi sanh thì chính phủ ....... chiều  Biggrin

vấn đề ở đây là chính trị thôi, VN ủng hộ Nga, Đức chống Nga thì Đức làm vậy, tại sao Anh và Pháp công nhận, nếu sai thì chẳng nước nào công nhận, VN đành phải làm lại toàn bộ

tìm hiểu hộ chiếu của Thụy sĩ xem sao?
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Data page


The Swiss passport includes the following fields on the polycarbonate data page [7]
  • Photo of the passport bearer (also microperforated in the polycarbonate card)
  • Type (PA - without biometrics, PM - with biometrics, PD - temporary passport, PB - diplomatic passport)[8]
  • Code (CHE)
  • Passport number
  • 1 Surname
  • 2 Given name(s)
  • 3 Nationality
  • 4 Date of birth (dd.mm.yyyy)
  • 5 Sex (M/F)
  • 6 Height (cm)
  • Place of origin: (municipality and canton) (NB: birthplace is not indicated in Swiss identity documents)
  • 8 Date of issue
  • 9 Authority
  • 10 Date of expiry
[Image: 203762627_highres.jpg]
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Về vấn đề Sổ thông hành mới của VN thì Anh Pháp Mỹ Úc cũng có "chút không hài lòng" nhưng vì đây là chuyện nhỏ nên họ cho qua  Biggrin

lý do: họ cần VN để chống TQ, VN không theo phe đồng minh nhưng cũng không theo hẳn TQ như Bắc Hàn là họ vui mừng lắm rồi  Grinning-face-with-smiling-eyes4

VN cũng có chút ảo tưởng về mình, thấy G20 coi trọng mình thì tưởng là "có uy" tín lắm, cái sai xấu còn rất nhiều, sửa chưa được bao nhiêu, nhưng vì ...... "thời thế thế thời phải thế" nên các nước khác phải làm vậy thôi.
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Tổng thống Zelensky muốn đối thoại trực tiếp với Chủ tịch Tập Cận Bình, kêu gọi Trung Quốc gây sức ép để Nga chấm dứt chiến dịch tại Ukraine.
"Tôi muốn đối thoại trực tiếp. Tôi từng có cuộc thảo luận với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cách đây một năm. Kể từ khi xung đột bùng phát ngày 24/2, chúng tôi đã đề nghị tổ chức đối thoại nhưng chưa có hoạt động nào diễn ra, dù tôi tin rằng điều này sẽ rất có ích", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói trong cuộc phỏng vấn được tờ SCMP công bố hôm nay.

[Image: zelensky-9-1706-1659570930.jpg]

Tổng thống Zelensky họp báo ở thủ đô Kiev của Ukraine hôm 28/7. Ảnh: AFP.

Tổng thống Zelensky cho rằng Trung Quốc có vị thế để gây sức ép khiến Nga chấm dứt chiến dịch quân sự tại Ukraine. "Đó là quốc gia hùng mạnh, một nền kinh tế hùng mạnh. Họ có thể tác động đến Nga về mặt chính trị và kinh tế. Trung Quốc cũng là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc", ông nói thêm.

..............................

lại ảo tưởng nữa rồi, TQ và Nga đang trong tình trạng "môi hở răng lạnh" vì hàn phong của Mỹ, cũng tội nghiệp cho ông này, giá cứ giữ nghề cũ thì hay biết mấy.
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
[Image: 190px-JapanpassportNew10y.PNG]

Data page

  • Photo of the passport holder

  • Type

  • Issuing country

  • Passport number

  • Surname (possibly followed by a former surname[b] or an alternative surname[c] written in brackets)

  • Given name (possibly followed by an alternative give name[d] written in brackets)

  • Nationality (Japan)

  • Date of birth

  • Sex

  • Registered Domicile

  • Date of issue

  • Date of expiry

  • Issuing authority

  • Signature of bearer
    Japanese passports (日本国旅券, Nihonkoku ryoken) are issued to Japanese citizens to facilitate international travel. With holders able to travel visa-free to 193 countries,[7] it is one of the strongest passports in the world.
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
[Image: Identity_Page_South_Korea_New_Passport.jpg]


[Image: KOR_ePassport.jpg]
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
9K720 Iskander còn gọi Alexandre (tiếng Nga: Искандер) là tổ hợp tên lửa đường đạn chiến dịch chiến thuật do Nga chế tạo. Đây là loại tên lửa đạn đạo có khả năng tàng hình. Kỹ thuật tàng hình áp dụng ở Iskander là kỹ thuật plasma. Nó tạo ra một lớp mây trung tính về điện bao quanh tên lửa khiến cho các sóng radar bị mất khả năng phản hồi, khiến radar của đối phương rất khó phát hiện.
Iskander còn được trang bị một hệ thống điều khiển thông minh cho phép thay đổi quỹ đạo bay một cách linh hoạt, tính năng này không có ở những tên lửa đạn đạo thông thường (vốn chỉ bay theo quỹ đạo cố định). Với tốc độ Mach 6–7, độ cao bay tới 6–50 km, áp dụng kỹ thuật tàng hình và có khả năng thay đổi đường bay đạn đạo, việc đánh chặn Iskander là rất khó.
Iskander có tầm hoạt động tối đa là 500 km, độ chính xác cao. Nó có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường.

Wiki

[Image: 300px-OTRK_IskanderM.jpg]
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
 Hải quân Mỹ cho biết tàu sân bay USS Ronald Reagan đang tiến vào vùng biển phía đông nam Đài Loan trong lúc Trung Quốc tập trận quanh hòn đảo này.

[Image: fzn0gthuuaabrac-1659609780670974424107.jpeg]

Hoạt động trên tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ trong ảnh đăng ngày 4-8 - Ảnh: US Navy

"Tàu sân bay USS Ronald Reagan và nhóm tác chiến của con tàu đang ở biển Philippines sẽ tiếp tục các hoạt động bình thường, theo lịch trình như một phần của cuộc tuần tra định kỳ nhằm hỗ trợ một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở", Hãng tin Reuters dẫn lời người phát ngôn Hạm đội 7 hải quân Mỹ ngày 4-8.


USS Ronald Reagan, đóng tại căn cứ Yokosuka ở Nhật Bản, hiện là tàu sân bay triển khai tiền phương duy nhất của hải quân Mỹ.
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh các vùng biển quanh Đài Loan đang nóng với cuộc tập trận bắn đạn thật của Trung Quốc.


Ngày 4-8, Trung Quốc cho biết đã phóng "tên lửa thông thường" ngoài khơi bờ biển phía đông Đài Loan trong cuộc diễn tập tên lửa, đồng thời cho biết thêm rằng tên lửa đã bắn trúng mục tiêu với độ chính xác cao.
Cơ quan Phòng vệ Đài Loan cho biết Trung Quốc phóng tổng cộng 11 tên lửa đạn đạo Đông Phong ra vùng biển ở phía đông bắc và tây nam của hòn đảo. Tuy nhiên, Đài Loan không nói rõ những tên lửa này rơi xuống đâu hoặc có bay qua hòn đảo hay không.
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc dẫn lời các nhà phân tích quân sự nước này đánh giá các cuộc tập trận là "chưa từng có" và tên lửa Trung Quốc dự kiến bay qua vùng lãnh thổ Đài Loan lần đầu tiên.


Về phía Mỹ, theo báo New York Times, các quan chức chính quyền Tổng thống Joe Biden hy vọng các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc chỉ kéo dài vài ngày. Tuy nhiên họ đang lo tình hình leo thang có thể gây ra cuộc đụng độ không mong muốn giữa quân đội Trung Quốc và Đài Loan, đặc biệt nếu quân đội Trung Quốc phóng tên lửa bay qua hòn đảo hoặc có xung đột trên không. 
Các quan chức Nhà Trắng và Bộ Quốc phòng Mỹ đang theo dõi sát tình hình.

[Image: trung-quoc-2-165958604408417348409.jpg]
Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) cùng những tờ báo khác tại một sạp báo ở Bắc Kinh, Trung Quốc đưa tin về cuộc tập trận ngày 3-8 - Ảnh: REUTERS

Trong khi đó, ngày 3-8, Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) - gồm Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Mỹ, Anh và Canada - đã ra tuyên bố chỉ trích các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc xung quanh Đài Loan.

Các ngoại trưởng G7 nhấn mạnh "không có lý do gì để sử dụng chuyến thăm (của bà Pelosi) làm cái cớ cho hoạt động quân sự hung hăng ở eo biển Đài Loan", và "phản ứng leo thang của Trung Quốc có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng và gây bất ổn trong khu vực".

Nhật Bản cũng quan ngại về các cuộc tập trận của Trung Quốc. 

................................
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
[Image: 2022-07-13t113709z294018799rc2zav9fjfg1r...533485.jpg]


Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg: Nga không được phép thắng ở Ukraine - Ảnh: REUTERS

Ngày 4-8, phát biểu tại Na Uy về chiến dịch quân sự do Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động ở Ukraine, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói Nga không được phép chiến thắng ở Ukraine.

...................

ông Putin nói: Nga không được phép thua, vậy thì hòa bình sẽ không có mặt trong năm nay rồi, đạn Nga vẫn còn thì đất nước Ukraine càng thêm thê lương
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Kherson - chiến trường thay đổi cục diện xung đột Ukraine


Nga và Ukraine đang tập trung lực lượng ở Kherson, chuẩn bị cho một cuộc giao tranh cam go mà cả hai bên đều có lý do để không thể thất bại.
Những quả rocket dẫn đường chính xác từ pháo phản lực HIMARS của Ukraine bắn trúng cây cầu Antonivskyi bắc qua sông Dnieper ở Kherson tuần trước có thể đánh dấu khởi đầu của một giai đoạn mới trong cuộc xung đột đã kéo dài hơn 5 tháng qua giữa Moskva và Kiev.
Thành phố Kherson là tỉnh lỵ duy nhất mà lực lượng Nga kiểm soát ở ở miền nam Ukraine và cây cầu Antonivskyi là tuyến đường quan trọng để tiếp tế cho các lực lượng đóng quân ở đó.


[Image: 220721-ukraine-fighting-mb-092-3531-9426-1659588325.jpg]

Binh sĩ Ukraine khai hỏa pháo nhằm vào một vị trí của quân đội Nga ở Kherson hôm 14/7. Ảnh: AP.

Theo đánh giá của Ukraine và phương Tây, cầu Antonivskyi hiện không thể sử dụng được cho phương tiện quân sự, trong khi những cây cầu khác bắc qua sông Dnieper cũng đã bị phá hủy. Bộ Quốc phòng Anh nhận định các cuộc tập kích của Ukraine thời gian qua đã khiến Tập đoàn quân số 49 của Nga, đóng quân ở phía tây sông Dnieper, trở nên "rất dễ bị tổn thương" và thành phố Kherson "gần như bị cô lập" khỏi các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát ở khu vực.


Ukraine nhiều lần tuyên bố sẽ phản công giành lại Kherson. Chưa rõ bao giờ chiến dịch này sẽ được tiến hành, song nhiều chuyên gia nhận định nó sẽ sớm diễn ra, có thể trong vài tuần nữa.
"Khi bạn vô hiệu hóa được một điểm tập kết hậu cần, cây cầu hay cứ điểm nào đó của đối phương, bạn phải tận dụng lợi thế đó trong một khoảng thời gian nhất định", Jeffrey Edmonds, chuyên gia về quân đội Nga tại Trung tâm Phân tích Hải quân Mỹ, cho hay.


Theo giới quan sát, chiến dịch tái chiếm Kherson sẽ đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc xung đột mà cho đến nay cục diện chủ yếu vẫn là Nga tấn công và Ukraine phòng thủ.
Đây là một ván cược lớn với Ukraine, bởi nếu tái chiếm thành công Kherson, họ sẽ giành lại quyền kiểm soát một khu vực quan trọng về kinh tế, ngăn Nga giành được chiến thắng có ý nghĩa về mặt chính trị, đồng thời làm suy yếu tinh thần chiến đấu của các binh sĩ Nga, đặc biệt là ở chiến trường miền đông.


 Nếu để thua, Ukraine sẽ lãng phí số vũ khí quý giá mà châu Âu cung cấp và cả nhân lực. Sau thất bại này, không rõ họ sẽ còn cơ hội phản công nào khác hay không.
"Các lực lượng của chúng tôi đang từng bước tiến vào khu vực", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuần qua nói, đề cập đến Kherson. Những bước đi tiếp theo của họ sẽ định đoạt tương lai cuộc xung đột.


Vì sao Kherson quan trọng?


Thành phố Kherson nằm bên bờ sông Dnieper, một trong những con sông dài nhất châu Âu. Trước khi chiến sự bùng phát, thành phố có gần 300.000 dân, gồm cả những người nói tiếng Ukraine và tiếng Nga.
Không giống như Mariupol hay Severodonetsk, thành phố Kherson nhanh chóng thất thủ chỉ vài ngày sau khi lực lượng Nga áp sát từ bán đảo Crimea.


Nga từ đó bắt đầu tăng cường kiểm soát Kherson, nhanh chóng thiết lập hệ thống chính trị, xây dựng một chính quyền mới cho thành phố và khu vực xung quanh, cắt tín hiệu truyền hình và Internet Ukraine, đồng thời cấm sử dụng tiền tệ Ukraine.
Tất cả các dấu hiệu cho thấy Nga dường như muốn sáp nhập khu vực này vào lãnh thổ, như đã làm với Crimea vào năm 2014. Chính phủ Mỹ cảnh báo Moskva có khả năng tổ chức trưng cầu dân ý ở Kherson sớm nhất vào mùa thu năm nay.


Bất kỳ cuộc trưng cầu dân ý nào ở Kherson nhiều khả năng cũng sẽ bị người Ukraine và cộng đồng quốc tế bác bỏ, giống như ở Crimea năm nữa, nhưng nó có thể khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin có thêm lý do để tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến.


Mặt khác, mất Kherson sẽ là một thảm họa về mặt chiến lược và biểu tượng đối với Nga, các nhà phân tích nhận định. Những thất bại trong giai đoạn đầu chiến dịch của quân đội Nga xung quanh Kiev và Kharkov phần nào đã khiến tinh thần quân đội đi xuống. Đến giai đoạn hai, Nga phần nào giành được lợi thế nhờ số lượng pháo binh áp đảo và đạt được một số bước tiến ở miền đông Ukraine, giúp sĩ khí phần nào được nâng cao.
Tuy nhiên, tinh thần lạc quan đó khó có thể duy trì nếu Nga bắt đầu mất vùng kiểm soát và Kherson là một khu vực tương đối lớn. Để thua tại Kherson, Nga sẽ đánh mất một trong những thắng lợi rõ ràng nhất của mình.


Ngoài ý nghĩa biểu tượng, miền nam Ukraine còn là một khu vực kinh tế và nông nghiệp quan trọng. Các nhà máy điện và hồ chứa ở đây có khả năng cung cấp điện và nước sinh hoạt cho bán đảo Crimea.
Để đề phòng nguy cơ thất bại như vậy, Nga được cho là đang điều một lượng quân đáng kể từ vùng Donbass ở miền đông đến miền nam Ukraine nhằm đề phòng kịch bản Ukraine phản công.
Anton Korynevych, quan chức Bộ Ngoại giao Ukraine, cho hay mục tiêu cuối cùng của Ukraine vẫn là đẩy lùi Nga khỏi Crimea và Donbass, song trong thời gian tới, họ vẫn đặt ưu tiên hàng đầu là "giải phóng" Kherson.
"Điều quan trọng nhất lúc này là giành lại các khu vực ở miền nam Ukraine", ông nói.


[Image: merlin-210731523-1f20ef10-ded4-4938-5169-1659588325.jpg]

Các binh sĩ Ukraine ở Kherson hồi tuần trước. Ảnh: NY Times.

Thách thức với Ukraine


Chris Dougherty, thành viên cấp cao tại Trung tâm An ninh Mỹ Mới, cho rằng điều tạo nên thành công cho một chiến dịch phản công là lợi thế về sức mạnh hoặc yếu tố bất ngờ.
Ukraine hiện không có yếu tố bất ngờ. Các quan chức Ukraine đã kêu gọi dân thường trong khu vực sơ tán và họ thừa nhận rằng Nga đã tăng cường lực lượng phòng thủ ở Kherson để ứng phó với một chiến dịch phản công, dù việc Kiev phá hủy các cây cầu sẽ khiến nỗ lực này trở nên khó khăn hơn. Mặt khác, không có dấu hiệu nào cho thấy Ukraine đang giành thế áp đảo về lực lượng trước Nga.


Tinh thần của các binh sĩ Ukraine có thể đã được củng cố trong những tuần gần đây nhờ hiệu quả của những khẩu pháo phản lực HIMARS, bên cạnh các hệ thống vũ khí hạng nặng khác. Song nhiều tổ hợp vũ khí như vậy vẫn chưa đến tay quân đội Ukraine và hầu hết binh sĩ Ukraine vẫn chưa được huấn luyện để sử dụng chúng.


Quan trọng hơn, nhiều tháng giao tranh ở miền đông đã gây thiệt hại nặng nề cho Ukraine. Có thời điểm vào tháng 6, 200 binh sĩ Ukraine thiệt mạng mỗi ngày ở Donbass. Nhà phân tích quốc phòng Anh Jack Watling ước tính số binh sĩ Ukraine thiệt mạng hoặc bị thương ở miền đông còn nhiều hơn tổng số bộ binh trong quân đội Anh, khoảng 20.000 người.


Tất nhiên, Nga cũng đã phải hứng chịu những tổn thất đáng kể dù nước này không công bố số liệu về thương vong. Theo đánh giá gần đây của tình báo Mỹ, khoảng 75.000 lính Nga đã thiệt mạng hoặc bị thương. Nhưng trong giao tranh, nguyên tắc chung là phe tấn công cần lực lượng gấp ba lần phe phòng thủ để chiếm được mục tiêu.


Đến nay, công thức đó vẫn có lợi cho Ukraine khi họ phòng thủ trước lực lượng Nga. Nhưng lợi thế sẽ không còn nếu Ukraine chuyển sang thế tấn công.
Theo Doughtery, một rủi ro khác là Ukraine có thể bị sa lầy trong cuộc chiến tiêu hao kéo dài ở miền nam, giống như những gì đang diễn ra ở miền đông.


"Nếu phạm sai lầm với chiến dịch phản công, Ukraine sẽ mất rất nhiều quân, trong khi các nguồn lực như xe bọc thép hay đạn dược lại vô cùng hạn chế", ông nhận xét.
Có những ý kiến cho rằng Ukraine nên chờ vài tháng nữa để có thêm vũ khí viện trợ từ phương Tây, cũng như nhiều binh sĩ hơn được huấn luyện chiến đấu hiệu quả. Nhưng các lãnh đạo Ukraine dường như cảm thấy họ không có nhiều thời gian như vậy.
"Trong một cuộc xung đột, mệnh lệnh quân sự và mục tiêu chính trị thường vênh nhau khá lớn", Dougherty lưu ý. "Có những điều không nên làm về mặt quân sự, nhưng buộc phải tiến hành vì lợi ích chính trị".


Theo giới quan sát, Ukraine giờ đây cần quan tâm hơn tới những ủng hộ quốc tế dành cho mình và họ phải làm gì đó để thuyết phục phương Tây rằng Ukraine có thể giành thắng lợi trước Nga. Chiến dịch tái chiếm Kherson, nếu thành công, sẽ là một bằng chứng thuyết phục.
Đã có những tín hiệu cảnh báo đáng ngại trong tháng trước từ Italy, khi thủ tướng Mario Draghi, người ủng hộ nhiệt thành của Ukraine, đã phải từ chức do những chia rẽ trong liên minh của ông về việc có nên tiếp tục viện trợ cho Kiev hay không, khi cuộc xung đột đang khiến giá cả leo thang và lạm phát ngày càng trầm trọng hơn.


[Image: 7-6146-1659005104-6145-1659588325.jpg]

Thành phố Kherson (chấm đỏ) nằm trên bờ phía tây sông Dnieper. Đồ họa: Google Maps.

Mặt trận phương Tây ủng hộ Ukraine sẽ trải qua thử thách ngặt nghèo vào mùa đông này, khi tình trạng thiếu hụt năng lượng bắt đầu ảnh hưởng thực sự tới châu Âu.
"Dù thế giới sẵn sàng ủng hộ Ukraine trong nỗ lực ngăn chặn đà tiến của Nga, viện trợ lâu dài cho họ trong cuộc chiến giành lại lãnh thổ là một câu chuyện khác", Joshua Keating, bình luận viên kỳ cựu về an ninh toàn cầu từ trang Grid News, đánh giá. "Những khoản viện trợ sẽ dễ dàng được thông qua hơn nếu Ukraine có thể chứng minh rằng họ không chỉ chống cự, mà còn có khả năng đẩy lùi đối phương".
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Các nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới năm 2021


Khoảng 43% sản lượng dầu của thế giới năm 2021 chủ yếu đến từ 3 quốc gia là Mỹ, Saudi Arabia và Nga. Sản lượng dầu của ba quốc gia này nhiều hơn sản lượng của 10 quốc gia hàng đầu cộng lại.
[Image: photo-2-16596405169101061584950.jpg]
Nguồn: BP’s Statistical Review of World Energy


.................................

giá xăng cao tại Mỹ lúc trước là do các công ty Mỹ bán dầu qua EU để lấy tiền nhiều hơn là bán cho dân Mỹ, một khi chính phủ can thiệp thì giá xăng mới giảm xuống là vậy
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
[Image: 050822-trung-quoc-tap-tran-quanh-dailoan...649628.jpg]

Nước xa không chữa được lửa gần, hiện diện quân sự hùng hậu của Mỹ tại vùng biển quanh Đài Loan kéo dài bao lâu?

Vì thế cho nên Mỹ mới cởi trói cho Nhật để Nhật tự bảo vệ mình trước TQ, khuyến khích Nhật Hàn bắt tay để nâng cao sức mạnh nhưng ........ TQ còn có Triều Tiên "liều mạng" ........ thế giới bất ổn đã lâu, nay từ từ bùng nổ từ Nga Ukraine tới tây Thái Bình Dương rồi
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Người ta đã tránh hết rồi mà con chó vẫn còn sũa. Chắc nó bị điên rồi