TIN THẾ GIỚI
Lãnh đạo NATO: Ukraine sẽ quyết định đánh đổi bao nhiêu lãnh thổ vì hòa bình


[Image: photo1655082894447-16550828946441637139225.jpg]

Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: AP

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 12/6 nói rằng, NATO muốn củng cố vị thế của Ukraine trên bàn đàm phán, đồng thời khẳng định bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào cũng sẽ có sự thỏa hiệp, bao gồm cả lãnh thổ.

Tổng Thư ký NATO không trực tiếp tán thành việc Ukraine nhượng lãnh thổ, nhưng ông đã nêu ra ví dụ của Phần Lan - quốc gia đã nhượng lại Tây Karelia cho Liên Xô như một phần của thỏa thuận hòa bình trong Thế chiến 2. Theo ông Stoltenberg, thỏa thuận Phần Lan-Liên Xô là “một trong những lý do đưa Phần Lan ra khỏi Chiến tranh Thế giới thứ hai với tư cách là một quốc gia độc lập có chủ quyền”.


Tuyên bố của ông Stoltenberg được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng Ukraine có thể sớm bị các nước phương Tây ép vào một thỏa thuận hòa bình. Một bài báo của CNN gần đây cho thấy các quan chức ở Washington, London và Brussels đang họp nhằm tìm kiếm ngừng bắn và hòa bình mà không có người đồng cấp Ukraine.


Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng nói rằng các bên nước ngoài đang cố gắng thúc đẩy Ukraine đạt được một thỏa thuận, do dư luận ở các quốc gia ủng hộ Ukraine ngày càng “mệt mỏi vì chiến tranh”.
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
[Image: photo1654997797989-16549977981321860451487.jpg]

Khói bốc lên từ Severodonetsk sau những cuộc giao tranh dữ dội. Ảnh: Reuters

Các lực lượng của Nga hiện kiểm soát hầu hết Severodonetsk, tâm điểm của những cuộc giao tranh dữ dội giữa Nga và Ukraine tại Donbass nằm ở khu vực phía Đông, thống đốc khu vực Lugansk cho hay.
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
[Image: photo1654997624273-16549976244191992160440.jpg]

Khói bốc lên sau khi khu phức hợp của nhà máy hóa chất Azot ở Sievierodonetsk bị tấn công vào ngày 10-6. Ảnh: Reuters

Hãng thông tấn Nga RIA cho biết có thể nhìn thấy một đám khói khổng lồ bốc lên không trung sau một vụ nổ ở TP Avdiivka, phía Đông Nam Ukraine, nơi có một nhà máy hóa chất.


TP Avdiivka, hiện do lực lượng Ukraine nắm giữ, nằm ngay phía Bắc TP Donetsk, do lực lượng ly khai thân Nga kiểm soát.
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Ngày 13-6, Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố nghiên cứu mới dự báo kho vũ khí hạt nhân toàn cầu dự kiến sẽ tăng trong những năm tới.

[Image: nuclear-weapons--16550943934311629738730.jpeg]

Theo các chuyên gia của SIPRI, nếu dự báo kho vũ khí hạt nhân toàn cầu tăng xảy ra, đây sẽ là lần đầu tiên kho vũ khí hạt nhân toàn cầu tăng lên kể từ Chiến tranh lạnh. Nguy cơ các nước mang vũ khí hạt nhân ra sử dụng cũng cao nhất trong nhiều thập kỷ.
Theo SIPRI, việc Nga tấn công Ukraine và sự ủng hộ của phương Tây với Kiev đã làm gia tăng căng thẳng giữa 9 quốc gia có vũ khí hạt nhân trên thế giới.

Mặc dù số lượng vũ khí hạt nhân giảm nhẹ trong khoảng thời gian từ tháng 1-2021 đến tháng 1-2022, SIPRI cho rằng trừ khi các cường quốc hạt nhân có hành động ngay lập tức, đầu đạn hạt nhân toàn cầu có thể sẽ sớm tăng lên. Xu hướng này lần đầu được ghi nhận sau nhiều thập kỷ.


Ông Wilfred Wan, giám đốc Chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt của SIPRI, cho biết: "Tất cả các quốc gia trang bị vũ khí hạt nhân đều đang tăng cường hoặc nâng cấp kho vũ khí của mình. Hầu hết đều bảo vệ hạt nhân và vai trò của vũ khí hạt nhân trong chiến lược quân sự của họ. Đây là xu hướng rất đáng lo ngại".


Trên thế giới, Nga là nước có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất với tổng số 5.977 đầu đạn, nhiều hơn Mỹ khoảng 550 đầu đạn. Hai nước này sở hữu hơn 90% đầu đạn hạt nhân của thế giới.
SIPRI cho biết số lượng đầu đạn hạt nhân trên toàn cầu đã giảm xuống còn 12.705 đầu đạn hạt nhân vào tháng 1-2022 từ 13.080 đầu đạn vào tháng 1-2021


Ước tính có khoảng 3.732 đầu đạn hạt nhân được triển khai cùng tên lửa và máy bay, và khoảng 2.000 đầu đạn - hầu hết là của Nga hoặc Mỹ - đang trong tình trạng sẵn sàng cao.
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
[Image: photo1655131146037-1655131146187148937365.jpg]

Chính quyền Tổng thống Biden đang đau đầu đối phó với lạm phát. Ảnh: AFP

Ngoài mức lạm phát tăng cao chưa từng có trong 4 thập kỷ và giá năng lượng tăng chóng mặt, người Mỹ đang phải hứng chịu thêm một cú sốc nữa khí giá khí đốt trung bình trên toàn quốc tăng tới 5USD/gallon vào cuối tuần qua.
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
[Image: photo1655131597805-16551315983572013898597.jpg]

Tổng thư ký Jens Stoltenberg và Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö. Ảnh: NATO.int

Nhà lãnh đạo NATO thừa nhận rằng chưa có tiến triển về đàm phán tư cách thành viên NATO của Phần Lan và Thụy Điển.

Theo trang web của NATO (nato.int) ngày 12/6, Tổng thư ký của Liên minh này Jens Stoltenberg đang thực hiện chuyến thăm tới Kultaranta, Phần Lan và có cuộc hội đàm với Tổng thống Sauli Niinistö, Bộ trưởng Ngoại giao Pekka Haavisto, và các quan chức cấp cao khác của Phần Lan.
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
[Image: photo1655132072486-16551320726281090140139.jpg]

Mỏ Karish được cho là có trữ lượng khí đốt lớn, dẫn đến việc tranh chấp giữa Israel và Liban leo thang. Ảnh: EI

Căng thẳng leo thang ở Đông Địa Trung Hải đang nhận được sự chú ý của EU, vốn quan tâm đến tiềm năng khí đốt của khu vực như một giải pháp thay thế cho nguồn cung khí đốt của Nga.
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.


Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Chính phủ mới có cách tiếp cận mới, hy vọng kinh tế Úc sáng sủa trong tình hình thế giới u ám do lạm phát và khủng hoảng kinh tế đem lại, mong được vậy.


Úc, Trung Quốc bắt đầu nói chuyện trở lại sau căng thẳng tột độ


Thủ tướng Úc Anthony Albanese kêu gọi Trung Quốc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Úc để cải thiện quan hệ hai nước. Ông đánh giá cuộc hội đàm cấp bộ trưởng đầu tiên của hai nước trong gần 3 năm là "điều tốt".

[Image: thu-tuong-uc-16551892783492070977110.jpg]

Thủ tướng Úc Anthony Albanese - Ảnh: REUTERS

"Chính Trung Quốc đã áp đặt các lệnh trừng phạt lên Úc. Họ cần dỡ bỏ các lệnh trừng phạt này để cải thiện quan hệ hai nước" - Thủ tướng Úc Anthony Albanese phát biểu trước báo giới tại Brisbane vào ngày 14-6.
Theo Hãng tin Reuters, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Úc và là khách hàng lớn nhất đối với quặng sắt của xứ sở chuột túi, nhưng quan hệ ngoại giao hai nước trở nên căng thẳng trong những năm gần đây.
Khi công bố áp các biện pháp trừng phạt lên Úc, Trung Quốc đã liệt kê 14 điểm bất bình với Úc, từ việc Canberra kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của đại dịch COVID-19, lệnh cấm tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc xây mạng 5G... cho tới việc sàng lọc đầu tư nước ngoài vì các rủi ro an ninh quốc gia.
Úc mô tả các biện pháp trừng phạt của Trung Quốc đối với các mặt hàng năng lượng và nông nghiệp của xứ sở chuột túi là "áp bức kinh tế". Giữa tình trạng đóng băng ngoại giao kéo dài nhiều năm, các bộ trưởng Úc đã không thể thu xếp các cuộc điện đàm với những người đồng cấp Trung Quốc.


Tuy nhiên, bên lề Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm 12-6, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles đã gặp người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa. Ông Marles mô tả cuộc trao đổi kéo dài 1 giờ của họ là "bước quan trọng đầu tiên".
Thủ tướng Albanese nói cuộc gặp cấp bộ trưởng này là "một điều tốt". Đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động thương mại với Trung Quốc đối với nền kinh tế Úc.
Hôm 13-6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ông Albanese đã phản hồi thông điệp chúc mừng từ Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường về việc ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ở Úc vào tháng trước, đồng thời cho biết Bắc Kinh cũng muốn chứng kiến những hành động nhằm cải thiện quan hệ.
"Để cải thiện quan hệ Trung Quốc - Úc, không có 'chế độ tự lái'. Việc khôi phục đòi hỏi phải có những hành động cụ thể" - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh, nhưng không nói rõ những hành động cụ thể này là gì.

Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
coi khúc đầu tưởng của VC làm, sau khi coi tiếp thì mới biết là ........ không phải, dân VNCH làm đó !




Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.


Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
"Nhóm G8 mới" do Chủ tịch Duma Quốc gia Nga đề xuất mạnh cỡ nào so với G7?

[Image: photo1655176759183-16551767593091836160935.png]


Chủ tịch Duma Quốc gia Nga cho biết, lệnh trừng phạt chống Nga của Mỹ và phương Tây đã giáng đòn nặng nề vào các nền kinh tế G7, đồng thời tạo điều kiện hình thành "nhóm G8 mới”.
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
[Image: photo1655208828321-16552088284812005044586.jpeg]

Đồ án thiết kế của Cung Thiên văn Tây Tạng. Ảnh: Xizang Daily

Lễ khởi công xây dựng Cung Thiên văn nằm ở độ cao nhất thế giới so với mực nước biển vừa diễn ra tại Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng, Trung Quốc ngày 12/6.

Cung Thiên văn được xây dựng ở độ cao khoảng 3.650 m so với mực nước biển, dự kiến sẽ mở cửa cho công chúng vào tháng 6/2024 và giúp cung cấp dữ liệu quan sát và cảnh báo sớm cho các hoạt động không gian của Trung Quốc.

Với diện tích hơn 11.500m2, thiết kế tổng thể của kiến trúc này lấy cảm hứng từ thiên thạch, mang đậm tính khoa học công nghệ và thể hiện phong cách kiến trúc hiện đại. Ngoài ra, phần nóc của Cung Thiên văn sẽ được trang bị kính thiên văn quang học khúc xạ có đường kính lớn nhất thế giới (khoảng 1,06 m), lớn hơn kính thiên văn khúc xạ của Đài quan sát Yekes ở Mỹ, có đường kính 1,02 m.
Ông Vương Tuấn Kiệt, Phó giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Khu tự trị Tây Tạng, cho biết ngoài chức năng quan sát và nghiên cứu các thiên thể trong không gian, kính thiên văn còn có thể thực hiện việc cảnh báo sớm trên vũ trụ cho các hoạt động phóng vệ tinh và tàu vũ trụ của Trung Quốc, đồng thời mang chức năng kép là nghiên cứu và phổ cập khoa học.


Dự kiến, sau khi hoàn thành, mỗi năm Cung Thiên văn này sẽ đón hơn 100.000 người đến tham quan và tham gia các hoạt động giáo dục về khoa học thiên văn.
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
[Image: photo1655166553374-16551665534981934640368.jpg]

Ảnh: AFP

Chính những tính toán sai lầm của phương Tây đã mở đường cho chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Trong khi Ukraine đang phải trả giá cho sai lầm này, NATO cũng phải đối mặt với một thất bại thảm họa khác.


Một tấm khiên có thể ngăn chặn kẻ thù và thể hiện sự quyết tâm. Đó cũng là thứ để ẩn nấp đằng sau và tránh một cuộc chiến. Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, tấm khiên NATO đã được các chính trị gia Mỹ và châu Âu sử dụng cho cả 2 mục đích với các mức độ khác nhau.
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu tấm khiên bị rạn nứt hoặc vỡ vụn? Các nước phương Tây có thể sắp tìm ra câu trả lời. Hội nghị thượng đỉnh của NATO tại Madrid (Tây Ban Nha) dự kiến tổ chức vào cuối tháng 6 được coi là cuộc họp mang tính “thay đổi” nhiều nhất kể từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Họ có thể sẽ tự chúc mừng chính mình về cách liên minh 30 quốc gia đã đoàn kết để bảo vệ “thế giới tự do” chống lại Nga. Tuy nhiên, câu hỏi lớn vẫn còn bỏ ngỏ.


Đằng sau tấm khiên là sự yếu kém và chia rẽ


Phát biểu tại Ba Lan vào tháng 3/2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden, người được xem là lãnh đạo trên thực tế của NATO, đã đưa ra quan điểm mạnh mẽ. Ông tuyên bố sẽ bảo vệ “từng tấc lãnh thổ NATO bằng toàn bộ sức mạnh tập thể” đồng thời tránh để liên minh rơi vào một cuộc chiến. Tuy nhiên, kết quả về dài hạn vẫn rất mơ hồ.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace đã nhắc lại tuyên bố này vào tuần trước ở Iceland. Ông Wallace cảnh báo, Nga có thể nhắm mục tiêu tới Litva, Latvia và Estonia như đã làm với Ukraine. Nhưng cũng giống như Mỹ, Anh không có kế hoạch rõ ràng nào để đảm bảo rằng một Ukraine độc lập có thể tồn tại.


Trong khi một số thành viên đứng ra gánh vác, vẫn có một số thành viên châu Âu quan trọng trong NATO thu mình lại phía sau liên minh. Họ tận dụng liên minh để tránh đưa ra các cam kết tốn kém với Kiev và có thể khiến Moscow tức giận.
Kỳ vọng về quyền tự chủ chiến lược của EU nhưng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dường như nói nhiều hơn làm. Thủ tướng Đức Olaf Scholz của Đức được xem là ví dụ điển hình của sự lung lay và chậm trễ. Thủ tướng Hungary Viktor Orbán, người thường phản đối các lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Nga, bị cho là nghiêng về phía Moscow.

Trong khi đó, việc thành viên “gây rối” Thổ Nhĩ Kỳ phản đối nỗ lực gia nhập liên minh quân sự của Phần Lan và Thụy Điển cũng làm suy yếu một mặt trận thống nhất của NATO.
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg sẽ tìm cách hàn gắn những rạn nứt này. Ba Lan và các quốc gia “tiền tuyến” khác muốn có một cách tiếp cận cứng rắn hơn, bao gồm việc bố trí thêm quân thường trực, vũ khí hạng nặng và máy bay ở biên giới với Nga. Đáp lại, các quan chức NATO hứa hẹn sẽ có những quyết định “mạnh mẽ và mang tính lịch sử”.


Ukraine đang phải gánh chịu hậu quả


Đối với Ukraine, nước này gần như đã từ bỏ việc gia nhập NATO, điều từng được hứa hẹn tại hội nghị thượng đỉnh Bucharest năm 2008 của NATO. Kiev cũng không còn kêu gọi NATO can thiệp quân sự trực tiếp như trước đây.
“Tất nhiên, chúng tôi vẫn sẽ nghe những lời ủng hộ… chúng tôi rất biết ơn vì điều đó”, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói. Từng cáo buộc NATO “không làm gì cả”, ông Kuleba không mong đợi kết quả cụ thể ở Hội nghị thượng đỉnh Madrid về việc Kiev có thể gia nhập liên minh, thậm chí về vấn đề “an ninh Biển Đen”.
Nhận xét của ông Kuleba đề cập đến thất bại của Mỹ và châu Âu trong việc phá thế phong tỏa đối với các cảng của Ukraine ở Biển Đen, mở đường để Kiev xuất khẩu lương thực ra thế giới.


Theo ông Simon Tisdall, bình luận viên vấn đề quốc tế của Guardian, đó là một trong nhiều vấn đề NATO có thể và cần phải gây áp lực lớn hơn đối với Nga, để buộc Moscow chấm dứt chiến dịch quân sự hiện nay.
Vậy tại sao NATO không làm nhiều hơn nữa? Tất cả các lý do và lời biện hộ cho sự thụ động và không hành động đã tạo ra một bức tranh về một liên minh kém đoàn kết, kém mạnh mẽ và có tổ chức yếu kém hơn đáng kể so với kỳ vọng.


Ban đầu, sự ủng hộ đối với Ukraine đã tạo động lực cho NATO. Uy tín của liên minh đã tăng từ mức thấp sau cuộc khủng hoảng rút quân ở Afghanistan năm 2021.
Nhưng nếu xung đột Nga-Ukraine tiếp diễn, nếu bế tắc ngoại giao ngày càng sâu sắc, và nếu nguy cơ xung đột ngày càng lan rộng tăng lên, thì những điểm yếu và lỗ hổng chưa được khắc phục từ lâu của NATO sẽ trở nên rõ ràng hơn và nguy hiểm hơn cho những người đang nấp sau lá chắn.


Đã đến lúc NATO thừa nhận sai lầm trong quá khứ


Ông Tisdall nhận định, sẽ không thực tế nếu mong đợi sự nhất trí chính trị liền mạch trong một tổ chức lớn như NATO. Nhưng thực tế mỗi thành viên đều có tiếng nói bình đẳng đang cản trở việc đưa ra quyết định nhanh chóng và táo bạo. Ví dụ, một hành động khiêu khích hạt nhân hoặc hóa học của Nga có thể gây ra sự xung đột trong NATO và Nga chắc chắn biết rõ điều đó.


NATO có sự phụ thuộc quá lớn vào Mỹ, một siêu cường quân sự mà nếu không có cái gật đầu của Washington thì sẽ chẳng có gì xảy ra. Đằng sau sức mạnh của Washington là những thành viên muốn ẩn sau lá chắn và không muốn gánh vác trách nhiệm của mình.
Mặt khác, NATO cũng ngày càng bị kéo căng quá mức, bị kẹt giữa mối đe dọa của Nga ở khu vực Châu Âu-Đại Tây Dương và những thách thức từ Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
NATO dự kiến sẽ công bố “khái niệm chiến lược” kéo dài 10 năm về cách đối phó với tất cả các mối đe dọa kể trên, cộng với chủ nghĩa khủng bố xuyên quốc gia, biến đổi khí hậu gây mất ổn định, chiến tranh mạng... Tuy nhiên, đó là mục tiêu quá tầm với.


Chiến lược an ninh quốc gia mới tập trung vào châu Á của chính quyền Tổng thống Biden cũng không còn phù hợp và đã phải nhanh chóng điều chỉnh lại sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát.
Ông Tisdall cho rằng, chính các nước phương Tây đã vô tình mở đường cho cuộc xung đột hiện nay bằng việc để Ukraine trong tình trạng lấp lửng về tư cách thành viên trong khi không trừng phạt Nga đủ mạnh vì vấn đề Chechnya và Syria hay việc Nga sáp nhập Crimea năm 2014. Nếu muốn giải quyết một cách hiệu quả các thách thức chiến lược trên nhiều mặt trận, NATO cần phải nhìn lại, thừa nhận những sai lầm trong quá khứ và nhận phần nào trách nhiệm về cuộc khủng hoảng hiện tại.
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.


Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.