Posts: 8,198
Threads: 117
Likes Received: 442 in 315 posts
Likes Given: 160
Joined: Jan 2018
Reputation:
105
(2022-05-15, 09:12 AM)anattā Wrote: Hi RungHoang,
Không phải anatta vào đây để trả lời thay thế bạn abc hay bênh vực gì, nhưng thấy RH nhắc lại câu phát biểu của ông dân biểu TX, nên anata cần nói thêm suy nghĩ của mình cho rõ ràng hơn. RungHoang trích câu của ông dân biểu, đại khái, "người Mỹ chỉ viện trợ cho Ukraine đánh nga mà không tổn hại đến một sinh mạng lính Mỹ nào...", để ủng hộ cho quan điểm của huynh Td và RH là: Mỹ mượn Ukraine đánh Nga.
Tôi không đồng ý với RH, huynh TD, và lời nói của ông dân biểu (nếu ông nghĩ rằng Mỹ mượn Ukraine đánh Nga).
1. Ukraine không nằm trong NATO (ông dân biểu hẳn biết điều này), nên quân đội Mỹ không thể vào cuộc để đánh Nga được, nhưng họ được quyền viện trợ tài lực vật lực.
2. Sau khi cuộc chiến giữa Ukraine và Nga bùng nổ đôi tuần, Mỹ đã kêu gọi tổng thống Ukraine di tản, nhưng ông TT khước từ và muốn ở lại chiến đấu cùng với quân đội của ông.
3. Trong vài lần trao đổi vừa qua, anatta cũng đưa ra những lý do rằng Mỹ không muốn xảy ra cuộc chiến này. Bầu cử nhiệm kỳ midterm sắp đến; nạn lạm phát cùng với việc cấm vận Nga tạo nên kinh tế khó khăn cho đời sống dân chúng; tường trình của bà Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ về Putin hay cuộc chiến giữa Nga và Ukraine trước Quốc hội Mỹ.
4. Tại sao Ukraine muốn chiến đấu tới cùng với Nga là chuyện dài nhiều tập. Chẳng hạn như có liên quan đến quá khứ xa xôi, họ đã trải qua kinh nghiệm xương máu, thời họ bị đói khát khốn khổ lầm than dưới sự cai trị độc tài vô nhân của Stalin.
Huynh Td và RH nghĩ rằng Mỹ mượn Ukraine đánh Nga là quan niệm của hai người trong cuộc chiến giữa Nga và Ukraine hiện tại này. Còn anatta thì không. Hơn nữa, những lý do mà RH và huynh Td nêu ra thiếu thuyết phục.
OK anh Anatta,
Mỹ có mượn Ukraine để đánh Nga, tôi chỉ nói những gì tôi nghĩ. Anh thấy không phải vậy thì giữ lập trường của anh, tôi tôn trọng.
Theo tôi biết, tôi có coi cái clip chính ông bộ trưởng quốc phòng của Mỹ cũng nói câu: "Chúng tôi muốn thấy Nga yếu đi ..." và tôi tin đó là sự thật.
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Posts: 8,198
Threads: 117
Likes Received: 442 in 315 posts
Likes Given: 160
Joined: Jan 2018
Reputation:
105
(2022-05-15, 09:34 AM)LeThanhPhong Wrote: LTP biết anh abc không trả lời không phải vì không dám . Trái lại, vì anh abc có tính rất rất là hiếu hoà, không bao giờ muốn tranh luận với ai . Qua những post anh abc trả lời Vô Minh và Tuyết Vân, cũng như khi trao đổi với LTP, LTP hiểu vậy .
Cho dù có nói khích anh abc cũng vô ích .
LTP cần học bản tính rất tốt này của anh abc .
Anh LTP thật là ba mớ. Nịnh không đúng chỗ.
ABC có trả lời cái post đó những trả lời 1 cách tránh né. Lãng sang chuyện khác
Anh LTP bớt tào lao đi, học làm người đàng hoàng giùm cái.
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(2022-05-15, 09:47 AM)RungHoang Wrote: Anh LTP thật là ba mớ. Nịnh không đúng chỗ.
ABC có trả lời cái post đó những trả lời 1 cách tránh né. Lãng sang chuyện khác
Anh LTP bớt tào lao đi, học làm người đàng hoàng giùm cái.
Y' trời . LTP đọc post của anh Anatta nên trả lời RH về bản tính của anh abc thôi . Thú thật là LTP không vào đọc thread này nếu hôm nay không thấy tên anh anatta .
Cám ơn RH đã nhắc nhở .
Posts: 413
Threads: 1
Likes Received: 24 in 21 posts
Likes Given: 2
Joined: Dec 2020
Reputation:
7
(2022-05-15, 09:43 AM)RungHoang Wrote: OK anh Anatta,
Mỹ có mượn Ukraine để đánh Nga, tôi chỉ nói những gì tôi nghĩ. Anh thấy không phải vậy thì giữ lập trường của anh, tôi tôn trọng.
Theo tôi biết, tôi có coi cái clip chính ông bộ trưởng quốc phòng của Mỹ cũng nói câu: "Chúng tôi muốn thấy Nga yếu đi ..." và tôi tin đó là sự thật.
Cái thread này tên Tuy duyen ra nhiều câu nói làm nhiều người khó chịu. RH cũng nên nói chính xác hơn về suy nghĩ cá nhân, vì tôi thấy ý tưởng "Mỹ dùng Ukraine để đánh Nga" và "muốn thấy Nga yếu đi " là sự khác biệt rất lớn. Nếu Mỹ sợ Nga thì đã không trực tiếp giúp Ukraine và cũng ngán cái đe dọa full nuclear của Nga
Nếu nói chuyện đúng nghĩa, đúng ý tưởng chung, thì tại sao có nhiều người không thích ? Hay vì tào lao nhiều hơn góc độ hiểu biết ?
Posts: 8,198
Threads: 117
Likes Received: 442 in 315 posts
Likes Given: 160
Joined: Jan 2018
Reputation:
105
(2022-05-15, 10:01 AM)Lảo đại Wrote: Cái thread này tên Tuy duyen ra nhiều câu nói làm nhiều người khó chịu. RH cũng nên nói chính xác hơn về suy nghĩ cá nhân, vì tôi thấy ý tưởng "Mỹ dùng Ukraine để đánh Nga" và "muốn thấy Nga yếu đi " là sự khác biệt rất lớn. Nếu Mỹ sợ Nga thì đã không trực tiếp giúp Ukraine và cũng ngán cái đe dọa full nuclear của Nga
Nếu nói chuyện đúng nghĩa, đúng ý tưởng chung, thì tại sao có nhiều người không thích ? Hay vì tào lao nhiều hơn góc độ hiểu biết ?
Đã mở thread thì có người vào mới vui. Nếu không vì lý do gì đặc biệt thì không ai vào Gốc Riêng Tư, nên thread này không ở GRT mà ở đây. Vào chơi thì coi như bạn, cùng quan điểm hay khác quan điểm không thành vấn đề, suy nghĩ sao cũng được, mỗi người có mỗi cái nhìn, không ai có thể ép ai, đó mới có ý vị cuộc đời. . Cũng vì tinh thần dân chủ, tôn trọng ý kiến riêng tư của mọi người nên những nước tự do mới có bầu cử để mỗi người bài tỏ lập trường. Nếu phải quan sát xem ý kiến của mọi người thế nào rồi mới hùa theo thì tự bản thân coi như chẳng biết suy nghĩ gì mà chỉ a dua bầy đàn. Vậy nếu chẳng có suy nghĩ gì thì còn mở thread làm chi?
Vào chơi thì coi như khách, sẽ được hưởng những tôn trọng tối thiểu cần phải có. Chúng ta là người lớn, gặp nhau khách sáo chào hỏi vài câu là chuyện nên làm. Còn việc suy nghĩ, nhận định về 1 chuyện có thể khác nhau là bình thường, điều đó không quan trọng bằng chuyện lễ nghĩa. Người hiểu biết không lợi dụng những cái đó để mạt sát nhau. Cho nên rất hoan nghênh ý kiến từ mọi phía để cùng nhau bồi bổ. Tuy nhiên, ý kiến xây dựng và kiếm chuyện là 2 việc khác nhau, cũng vì thế mà được tiếp đãi tuỳ theo khách.
Mời anh
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Posts: 3,856
Threads: 11
Likes Received: 1,264 in 961 posts
Likes Given: 834
Joined: Dec 2017
Reputation:
44
(2022-05-15, 09:12 AM)anattā Wrote: Huynh Td và RH nghĩ rằng Mỹ mượn Ukraine đánh Nga là quan niệm của hai người trong cuộc chiến giữa Nga và Ukraine hiện tại này. Còn anatta thì không. Hơn nữa, những lý do mà RH và huynh Td nêu ra thiếu thuyết phục.
Chào bạn anatta
rất nhiều chuyên gia quân sự có cùng quan điểm như của Td và RH đó
Mỹ hay NATO không muốn đụng trực tiếp với Nga vì sợ xảy ra chiến tranh nguyên tử vì kết quả là cả hai bên cùng thua, bên tự do coi trọng sinh mạng con người hơn phía CS.
nhưng ...... Mỹ lại không muốn Nga mạnh lên để cạnh tranh vị thế siêu cường của Mỹ nên mới muốn làm cho Nga yếu đi bằng cách tạo ra chiến tranh rồi kéo Nga vào cuộc.
còn nói làm cách nào để Mỹ tạo ra chiến tranh thì nói cũng hơi dài đó
Nga vào cái thế không đánh Ukraine không được, nhưng vì tính toán hơi dở nên mới bị te tua như vậy vậy đó
bạn cứ vào đây nói chuyện đi, từ từ vấn đề sẽ sáng ra nếu tiếp tục trao đổi, dzô thêm cái nữa
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Posts: 3,856
Threads: 11
Likes Received: 1,264 in 961 posts
Likes Given: 834
Joined: Dec 2017
Reputation:
44
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Posts: 3,856
Threads: 11
Likes Received: 1,264 in 961 posts
Likes Given: 834
Joined: Dec 2017
Reputation:
44
Chiến tranh ủy nhiệm là một cuộc xung đột vũ trang giữa hai quốc gia hoặc các chủ thể phi quốc gia hoạt động vì sự xúi giục hoặc nhân danh trung lập các bên khác không liên quan trực tiếp đến chiến sự.[1] Để một cuộc xung đột được coi là một cuộc chiến ủy nhiệm, phải có mối quan hệ trực tiếp, lâu dài giữa các tác nhân bên ngoài và những người hiếu chiến có liên quan.[2] Mối quan hệ đã nói ở trên thường có các hình thức tài trợ, huấn luyện quân sự, vũ khí hoặc các hình thức hỗ trợ vật chất khác giúp các bên duy trì nỗ lực cho cuộc chiến tranh của mình.
Trong thời cổ đại và thời Trung cổ, nhiều lực lượng ủy nhiệm phi quốc gia là các lực lượng bên ngoài đã được xâm nhập vào một cuộc xung đột trong nước và liên kết với một lực lượng hiếu chiến nhằm có được ảnh hưởng và tăng thêm các lợi ích của chính họ trong khu vực.[3][4] Các lực lượng ủy nhiệm có thể được đưa vào do một thế lực bên ngoài hoặc địa phương và thường được sử dụng dưới dạng quân đội bất thường nhằm đạt được mục tiêu của nhà tài trợ trong khu vực tranh chấp.
Một số quốc gia thời trung cổ như Đế quốc Byzantine đã sử dụng chiến tranh ủy nhiệm như một công cụ chính sách đối ngoại bằng cách cố tình hỗ trợ mưu đồ giữa các đối thủ thù địch và sau đó ủng hộ họ khi họ gây chiến với nhau.[2] Các tiểu bang khác coi cuộc chiến ủy nhiệm như chỉ đơn thuần là một phần mở rộng hữu ích của một cuộc xung đột tồn tại trước đó, chẳng hạn như Pháp và Anh trong Chiến tranh Trăm Năm, cả hai đều bắt đầu một chiêu thức lâu đời bằng việc hỗ trợ cướp biển nhắm vào tàu buôn của quốc gia kia.[5] Đế quốc Ottoman cũng sử dụng những cướp biển Barbary được ủy nhiệm để quấy rối các cường quốc Tây Âu ở biển Địa Trung Hải.[6]
Wiki
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Posts: 3,856
Threads: 11
Likes Received: 1,264 in 961 posts
Likes Given: 834
Joined: Dec 2017
Reputation:
44
Kể từ đầu thế kỷ XX, các cuộc chiến ủy nhiệm thường được sử dụng dưới dạng các quốc gia đảm nhận vai trò là nhà tài trợ cho các chủ thể phi nhà nước, về cơ bản sử dụng chúng như các lực lượng thứ năm để làm suy yếu sức mạnh đối nghịch.[2] Loại chiến tranh ủy nhiệm này bao gồm hỗ trợ từ bên ngoài cho một phe tham gia vào cuộc nội chiến, khủng bố, các phong trào giải phóng dân tộc và các nhóm nổi dậy, hoặc hỗ trợ cho một cuộc nổi dậy quốc gia chống lại sự chiếm đóng của nước ngoài. Ví dụ, người Anh đã tổ chức một phần và xúi giục cuộc nổi dậy Ả Rập nhằm phá hoại Đế chế Ottoman trong Thế chiến thứ nhất.
[3] Nhiều cuộc chiến ủy nhiệm bắt đầu có màu sắc ý thức hệ đặc biệt sau Nội chiến Tây Ban Nha, trong đó đưa các tư tưởng chính trị phát xít của Ý và hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Đức Quốc xã chống lại hệ tư tưởng cộng sản của Liên Xô mà không phải đối đầu trực tiếp với nhau.[7] Nhà tài trợ của cả hai bên cũng sử dụng cuộc xung đột Tây Ban Nha như một mặt trận chứng minh cho vũ khí và chiến thuật chiến trường của riêng họ. Trong Chiến tranh Lạnh (mà sau này phần thắng toàn diện thuộc về phe Hoa Kỳ),
chiến tranh ủy nhiệm được thúc đẩy bởi lo ngại rằng một cuộc chiến tranh thông thường giữa Hoa Kỳ và Liên Xô sẽ dẫn đến thảm sát hạt nhân, khiến việc sử dụng các ủy nhiệm tư tưởng trở thành một cách an toàn hơn để thực hiện chiến sự.[8
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Posts: 3,856
Threads: 11
Likes Received: 1,264 in 961 posts
Likes Given: 834
Joined: Dec 2017
Reputation:
44
Giá trị chiến lược của Đảo Rắn
Trải rộng trên 186.000 mét vuông chỉ có đất đá và cỏ cũng như không hề có nước ngọt nhưng Đảo Rắn ở Biển Đen lại có tầm quan trọng to lớn trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Hòn đảo này, còn được gọi là Zmiinyi Ostriv trong tiếng Ukraine, nằm cách bờ biển của Ukraine 48 km và gần với những tuyến đường biển dẫn tới Eo biển Bosphorus và Địa Trung Hải.
Vị trí của Đảo Rắn - hòn đảo nhỏ nhưng có tầm quan trọng chiến lược. Ảnh: CNN
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Posts: 3,856
Threads: 11
Likes Received: 1,264 in 961 posts
Likes Given: 834
Joined: Dec 2017
Reputation:
44
(2022-05-15, 03:17 PM)Tuy duyen Wrote: Chiến tranh ủy nhiệm là một cuộc xung đột vũ trang giữa hai quốc gia hoặc các chủ thể phi quốc gia hoạt động vì sự xúi giục hoặc nhân danh trung lập các bên khác không liên quan trực tiếp đến chiến sự.[1] Để một cuộc xung đột được coi là một cuộc chiến ủy nhiệm, phải có mối quan hệ trực tiếp, lâu dài giữa các tác nhân bên ngoài và những người hiếu chiến có liên quan.[2] Mối quan hệ đã nói ở trên thường có các hình thức tài trợ, huấn luyện quân sự, vũ khí hoặc các hình thức hỗ trợ vật chất khác giúp các bên duy trì nỗ lực cho cuộc chiến tranh của mình.
Ngoại trưởng các nước G7 trong cuộc họp ngày 13/5 tại Đức. (Ảnh: Reuters)
Ngày 14/5, ngoại trưởng các nước thuộc G7 tuyên bố sẽ tiếp tục cô lập Nga về kinh tế và chính trị, tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine và giải quyết tình trạng mà ngoại trưởng Đức gọi là “chiến tranh lúa mì”.
Sau cuộc họp ở khu nghỉ dưỡng Weissenhaus trên biển Baltic, các nhà ngoại giao hàng đầu của Anh, Canada, Đức, Pháp, Ý, Nhật Bản, Mỹ và LIên minh châu Âu (EU) cam kết tiếp tục hỗ trợ quân sự và quốc phòng cho Ukraine đến "chừng nào còn cần thiết".
....................
không gọi là chiến tranh ủy nhiệm thế gọi là cái gì đây?
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Posts: 3,856
Threads: 11
Likes Received: 1,264 in 961 posts
Likes Given: 834
Joined: Dec 2017
Reputation:
44
Một khi nói chuyện thời sự, chiến tranh,
bình luận một cách trung lập thì không nên để cảm tính thương ghét xen vào,
vì như thế thì rất dễ nỗi nóng khi có những ý kiến trái chiều rồi đưa ra những lập luận trẻ con, rất là trẻ con.
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Posts: 3,856
Threads: 11
Likes Received: 1,264 in 961 posts
Likes Given: 834
Joined: Dec 2017
Reputation:
44
RFI ....... báo đài phương Tây đó
Mỹ thúc đẩy một cuộc chiến ủy nhiệm tại Ukraina : Đâu là những hệ quả ?
Từ trái sang phải: Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky và ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken, tại Kiev, Ukraina ngày 25/04/2022. AP
Sau hơn hai tháng xung đột, Hoa Kỳ và các đồng minh quyết định ồ ạt viện trợ quân sự cho Kiev để đánh bại Vladimir Putin. Một bước ngoặt chiến lược biến Ukraina thành một chiến trường chưa từng có giữa phương Tây và Nga. Nhưng giới quan sát cảnh báo, cuộc chiến ủy nhiệm mà Mỹ đang tiến hành ở Ukraina ẩn chứa nhiều hệ quả nguy hiểm.
Ukraina : « Cánh tay vũ trang nối dài » cho Mỹ chống Nga ?
Trong cách thức tiếp cận cuộc xung đột tại Ukraina, Hoa Kỳ những ngày gần đây đã có những hành động kiên quyết hơn : Thông qua gói viện trợ 40 tỷ đô la vũ khí và nhân đạo tại Quốc Hội (10/5) hay như Ký luật « Ukraine Democracy Defense Lend-Lease Act of 2022 » để tăng tốc cung cấp vũ khí cho Kiev. Văn bản này dựa vào đạo luật « cho vay-cho thuê vì quốc phòng » có từ năm 1941, thời Đệ Nhị Thế Chiến. Theo đó, Mỹ được phép « bán, nhượng, trao đổi, cho thuê hoặc cung cấp » vũ khí cho các nước đồng minh bị phát xít Đức đe dọa.
Rồi các phát ngôn từ chính quyền Biden cũng mỗi lúc cứng rắn hơn. Ngày 25/04/2022, khi đến thăm Kiev lần đầu tiên sau hai tháng xung đột bùng phát, cùng với ngoại trưởng Anthony Blinken, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin tuyên bố : « Người Ukraina có thể giành chiến thắng nếu như họ có được những khí tài, sự hậu thuẫn tốt. Chúng ta muốn thấy nước Nga bị suy yếu đến một mức độ mà Nga không thể làm điều tương tự như việc xâm chiến Ukraina. »
Giới quan sát cho rằng, khi gởi hai viên chức hàng đầu đến Kiev, chính quyền Biden muốn bắn đi một thông điệp rõ ràng đến Matxcơva và thế giới : Nước Mỹ đã trở lại, nhưng lần này với vai trò « Leading From Behind » (Chỉ huy từ hậu trường). Trong cuộc xung đột lần này, Hoa Kỳ lại dẫn đầu các nền dân chủ - tự do trong cuộc chiến chống các chế độ độc tài chuyên chế mà Vladimir Putin là một gương mặt tiêu biểu. Và ở đó, Ukraina sẽ là « cánh tay vũ trang nối dài » cho Mỹ và châu Âu.
Trong « cuộc chiến của Joe Biden »1, theo như tựa một bài viết của Le Monde, bộ ba Jake Sullivan – cố vấn an ninh quốc gia, người vạch ra chiến lược ; Antony Blinken – ngoại trưởng Mỹ, đảm trách vế nhân đạo và Lloyd Austin – bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, phụ trách khâu quân sự, sẽ đảm nhiệm vai trò đầu tầu, thực thi « sứ mệnh ». Chuyên gia về Hoa Kỳ Annick Cizel, đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của lãnh đạo Lầu Năm Góc :
Kể từ giờ, chính « Lloyd Austin, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ - người mà chúng ta không thấy xuất hiện, chưa nghe phát biểu từ bao lâu nay – sẽ người chỉ đạo việc điều phối Mỹ - châu Âu, cung cấp vũ khí, đào tạo binh sĩ Ukraina mà mọi người giờ đều biết (…) Trong cuộc leo thang xung đột đang diễn ra, chính lãnh đạo bộ Quốc Phòng, chủ nhân Lầu Năm Góc, sẽ thông tin công khai về những nỗ lực của Mỹ hậu thuẫn Ukraina. »2
Chiến tranh Ukraina : Cơ hội để Mỹ khôi phục uy tín ?
Vì sao Hoa Kỳ lại có sự quay ngoắc như thế về chiến lược sau nhiều tuần tỏ ra thận trọng ? Cú sốc rút quân khỏi Afghanistan trong hỗn loạn hồi tháng 8/2021, được xem như là một bảng tổng kết thành tích thảm hại của Mỹ sau 20 năm chiến tranh không hồi kết ở Irak và Afghanistan.
Theo Le Monde, có nhiều nguyên nhân giải thích cho sự năng động này của Mỹ. « Thứ nhất, sẽ dễ dàng hơn khi tham gia vào một cuộc chiến ủy nhiệm mà không lo một binh sĩ Mỹ nào bị thiệt mạng trên chiến trường. Điều thứ hai, không kém phần quan trọng, đó là lần đầu tiên Mỹ tin rằng khó thể bị tấn công và lịch sử đang đứng về phía họ. Sau cùng, một sự hậu thuẫn mang tính quyết định có thể khôi phục phần nào uy tín của đất nước bị sứt mẻ sau thất bại ê chề ở Kabul » 3.
Thế nên, khi nhắc đến quyết tâm sử dụng cuộc xung đột tại Ukraina để tiến hành một cuộc chiến ủy nhiệm chống Nga với một mục tiêu là « làm suy yếu nước Nga », nhà phân tích Anatol Lieven, Quincy Institute for Responsible Statecraft, cảnh báo :
« Điều đó có nghĩa là Washington sẽ áp dụng một chiến lược mà mọi tổng thống Mỹ đều cẩn trọng tránh trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh : Đó là tài trợ cho một cuộc chiến ở châu Âu, ẩn chứa nguy cơ leo thang cao dẫn đến đối đầu quân sự trực tiếp giữa Nga và NATO. Một cuộc đối đầu có thể được kết thúc bằng một thảm họa hạt nhân.
Việc Hoa Kỳ và NATO thời đó, từ chối hậu thuẫn các cuộc nổi dậy vũ trang chống lại chế độ Xô Viết ở Đông Âu, rõ ràng là không dựa trên bất kỳ sự thừa nhận nào về tính hợp pháp của chế độ cộng sản và sự thống trị của Liên Xô, mà chỉ dựa trên những tính toán đơn giản và sáng suốt về những rủi ro khủng khiếp mà Hoa Kỳ, châu Âu và toàn thể nhân loại có thể gánh lấy. »4
W and W – Win or Weaken ?
Bài phát biểu của ông Lloyd Austin, đặc biệt thu hút sự chú ý của giới quan sát chí ít ở hai điểm. Thứ nhất là mong muốn nhìn « thấy nước Nga bị suy yếu ». Đối với nhiều nhà phân tích, đây là một tuyên bố vô nghĩa, đạo đức giả. Cho đến lúc này Nga chưa cho thấy có dấu hiệu nào xâm chiếm thêm bất kỳ nước nào khác, cũng như càng không thể tấn công NATO trước những màn phô trương sức mạnh tồi tệ hiện nay.
Nhà chính trị học, chuyên gia về quan hệ quốc tế, Bertrand Badie5 phê phán, khi nói rằng « làm suy yếu nước Nga », điều đó cũng có nghĩa là « chủ nghĩa cứu thế đang trở lại. Hoa Kỳ ở có mặt ở đây là để chiến đấu chống lại đế chế của điều Ác đang trỗi dậy. Điều đó chỉ làm cho ông Putin thêm hài lòng, bởi vì đây chính xác là kiểu lập luận mà ông ấy đang trông đợi để lên án Mỹ và phương Tây đe dọa an ninh của Nga ».
Điểm lưu ý thứ hai trong phát biểu của Lloyd Austin : Ukraina có thể giành được thắng lợi trong cuộc chiến với Nga. Vậy từ « thắng lợi » ở đây nên hiểu như thế nào ? Với ông Anatol Lieven, sự mập mờ này cho thấy rõ Mỹ đang sử dụng cuộc xung đột tại Ukraina không hẳn là để bảo vệ Ukraina mà còn vì một mục tiêu chiến lược rộng lớn hơn.
« Nếu chiến thắng có nghĩa là giúp Ukraina chiến đấu chống Nga và ngăn chặn Nga xâm chiếm Ukraina, thì tất nhiên điều đó là hoàn toàn chính đáng. Nhưng đã có những ý kiến cho rằng chiến thắng có nghĩa là thực sự giúp Ukraina giành lại toàn bộ những vùng lãnh thổ đã mất vào tay Nga kể từ năm 2014, bao gồm cả vùng đất là Nga hiện coi là một phần lãnh thổ quốc gia mình. Đương nhiên, đây sẽ là một sự leo thang quyết liệt thực sự trong các mục tiêu của Hoa Kỳ, vốn dĩ tiềm ẩn nhiều hậu quả nghiêm trọng. »6
Theo phân tích của vị chuyên gia thuộc Quincy Institute for Responsible Statecraft, nếu đây chính là mục tiêu sau cùng của Mỹ, điều đó chẳng khác gì với việc Washington đang vạch ra công thức cho một cuộc chiến vĩnh viễn, với những tổn thất và đau khổ khủng khiếp cho người Ukraina. Bởi vì, họ không thể tấn công vào các vị trí phòng thủ cố thủ của Nga như là chiến đấu bảo vệ các khu đô thị đang diễn ra.
Tái chiếm lại các vùng lãnh thổ đã bị mất, trên bình diện chính trị và địa lý, đối với Kiev giờ cũng là điều không thể, trừ phi Mỹ và Ukraina phá hủy hoàn toàn Nhà nước Nga, theo như phân tích của nhà nghiên cứu Anatol Lieven : « Toàn bộ các định chế chính trị Nga, kể cả Alexei Navalny, lãnh đạo phe đối lập, tất cả đều xem Crimée như là một phần lãnh thổ Nga. Hơn nữa, điều này đã được một bộ phận lớn người dân bán đảo Crimée, vốn dĩ cũng là tộc người Nga ủng hộ mạnh mẽ. Vì vậy, theo tôi, để có thể đi đến việc Nga trao trả bán đảo Crimée, về cơ bản, bạn phải tiêu diệt Nhà nước Nga ».
Ukraina : Đức và Pháp không muốn kéo dài chiến tranh
Trong nước cờ này, Hoa Kỳ có lẽ cũng không nên bỏ qua một tác nhân khác, tuy không can dự trực tiếp, nhưng có một vai trò không nhỏ : Trung Quốc, có thể cản trở mọi ý đồ làm suy yếu nước Nga của phương Tây. Trên trang mạng của viện nghiên cứu, Anatol Lieven giải thích : « Trung Quốc cho đến lúc này tỏ ra rất chừng mực trong việc ủng hộ Nga. Nhưng Bắc Kinh sẽ không dung thứ cho một chiến lược nào của Mỹ nhằm phá hủy nước Nga, dẫn đến hậu quả là cô lập hoàn toàn Trung Quốc. »4
Tất nhiên, chiến lược của Mỹ sử dụng chiến tranh ở Ukraina để làm « suy yếu Nga » cũng sẽ không tương thích cho việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình. Có nhiều rủi ro Washington phản đối bất kỳ sự dàn xếp nào để mà cuộc chiến vẫn tiếp diễn. Hồi tháng Ba vừa qua, việc chính quyền Kiev đưa ra một loạt các đề xuất rất hợp lý, trong đó cam kết giữ thế trung lập, nhưng lại không được sự ủng hộ công khai từ Washington là một điều đáng chú ý.
Phải chăng điều đó cũng có nghĩa là Hoa Kỳ trên thực tế đang biến Ukraina như là một « đồng minh » ? Chuyên gia Lieven cảnh báo, chiến lược này của Mỹ được Lloyd Austin đề cập đến có nguy cơ đẩy Mỹ can dự nhiều hơn nữa vào việc hậu thuẫn cho phe dân tộc chủ nghĩa cực đoan ở Ukraina quay lại chống chính tổng thống Zelensky.
Chỉ có điều như quan sát của tờ báo Pháp Journal Du Dimanche, chiến lược này của Mỹ chưa hẳn nhận được sự ủng hộ hoàn toàn từ nhiều nước đồng minh châu Âu. « Cuộc chiến này không thể kéo dài mãi. Chiến tranh diễn ra ngay trên chính lãnh thổ lục địa và do vậy, châu Âu không mong muốn đưa châu lục này lao vào sự bất ổn », theo như giải thích của một nhà ngoại giao xin ẩn danh7.
Đối với nhà nghiên cứu về quan hệ xuyên Đại Tây Dương, Alexandra de Hoop Scheffer, thuộc German Marshall Fund, chi nhánh tại Paris, « sự can dự ngày càng mạnh mẽ của Mỹ trong cuộc chiến này đáp ứng những đòi hỏi của các đồng minh ở sườn phía Đông của Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương – NATO, nhưng Paris cũng như là Berlin hay như Roma đều xem quyết định trên của Mỹ như là một sự leo thang có thể đẩy các nước châu Âu đi đến việc can dự trực tiếp hơn nữa vào cuộc xung đột ».
Tóm lại, trong cuộc xung đột Ukraina lần này, chưa biết hồi nào kết thúc, bị kẹp giữa Washington và Matxcơva, châu Âu hẹp đường hành động, như tựa đề một bài viết trên tờ Journal Du Dimanche !
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Posts: 3,856
Threads: 11
Likes Received: 1,264 in 961 posts
Likes Given: 834
Joined: Dec 2017
Reputation:
44
vào đời, muốn làm chính trị để "ngồi mát ăn bát vàng" (nói cho dữ, hứa cho nhiều khi tranh cử) thì phải đi tìm Vạn thế sư biểu Khổng Tử để xem ông nói gì
muốn trị quốc bình thiên hạ phải không?
trước hết phải có chánh tâm thành ý, phải tu thân lấy cái đức làm gốc, rồi tề gia cho ổn, sau đó thì ...... tuỳ ý
hầu hết đa số mấy ông mấy bà "chính chị chính em" thời nay, họp hành không cãi nhau thì a dua a tòng, phe này phái nọ
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Posts: 8,198
Threads: 117
Likes Received: 442 in 315 posts
Likes Given: 160
Joined: Jan 2018
Reputation:
105
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
|