Posts: 6,842
Threads: 132
Likes Received: 4,633 in 1,963 posts
Likes Given: 2,247
Joined: May 2021
Reputation:
67
Những người trai trẻ này xưa đó
Bỏ tuổi thanh xuân ra chiến trường
Nhưng vẫn ươm nồng những mộng mơ
Vẫn tim rộn rã nhịp yêu thương
Người lính trẻ ngày xưa đó phần lớn không bị ám ảnh nhiều những hận thù vì trong trường lớp không hề có những cái gọi là “môn chính trị” để nhồi nhét những tư tưởng ngoại lai, nhồi nhét những hận thù giai cấp để kích động thù hận.
Bởi vậy giữa chiến trường khốc liệt họ vẫn cón có quyền mơ mộng như những chàng thanh niên của chính họ. Những bản nhạc viết trong chiến tranh, viết cho người lính vẫn được phép lãng đãng những nét đẹp của tình yêu của tuổi trẻ.
Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh là một trong những người viết loại nhạc đó hay nhất, những nhạc phẩm của ông chất chứa những giai điệu tình tự cho quê hương cho tuổi trẻ nhưng cũng vẫn còn đó những nét hào hùng của thanh xuân ra đi vì non nước.
Bởi những nét nhân vân đó mà nhạc của ông cho tới giờ vẫn được hát lên trên mọi miền đất nước kể cả trên môi miệng của những người vẫn chối bỏ cái nôi của tính nhân vân đó.
Nhạc lính của ông nhiều lắm, mỗi bài có một nét hay riêng. Lúc thì viết cho anh lính Mũ Đỏ, khi thì người lính Mũ Nâu, lúc thì chàng phi công hào hoa. Có những tác phẩm ông viết riêng cho những sĩ quan để lại tên tuổi bằng những trận đánh khốc liệt với địch quân.
Nhưng có nhiều những bản nhạc khác ông chỉ đơn giản viết cho tất cả những người lính.
Người lính xa nhà nhìn đóa hoa dại mà nhớ về người yêu rất xa và chàng mong cho tan giặc nước để chàng trở về như quân vương của riêng nàng. Và “hoàng hậu” của “quân vương” cũng chỉ mơ chàng trở về không ngọc ngà, kiệu hoa hay nệm gấm cung son mà chỉ cần một đóa Hoa Trinh Nữ
Đó là một trong những bài nhạc được nhiều người biết và hát nhất của ông.
Mời các bạn lắng nghe hai bạn 3X và Bạch Thố, cặp song ca đầu tiên của c/t với Hoa Trinh Nữ của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh.
Posts: 14
Threads: 0
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Mar 2021
Reputation:
1
(2022-04-29, 04:52 PM)phai Wrote: Những người trai trẻ này xưa đó
Bỏ tuổi thanh xuân ra chiến trường
Nhưng vẫn ươm nồng những mộng mơ
Vẫn tim rộn rã nhịp yêu thương
Người lính trẻ ngày xưa đó phần lớn không bị ám ảnh nhiều những hận thù vì trong trường lớp không hề có những cái gọi là “môn chính trị” để nhồi nhét những tư tưởng ngoại lai, nhồi nhét những hận thù giai cấp để kích động thù hận.
Bởi vậy giữa chiến trường khốc liệt họ vẫn cón có quyền mơ mộng như những chàng thanh niên của chính họ. Những bản nhạc viết trong chiến tranh, viết cho người lính vẫn được phép lãng đãng những nét đẹp của tình yêu của tuổi trẻ.
Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh là một trong những người viết loại nhạc đó hay nhất, những nhạc phẩm của ông chất chứa những giai điệu tình tự cho quê hương cho tuổi trẻ nhưng cũng vẫn còn đó những nét hào hùng của thanh xuân ra đi vì non nước.
........................................
Mời các bạn lắng nghe hai bạn 3X và Bạch Thố, cặp song ca đầu tiên của c/t với Hoa Trinh Nữ của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh.
BT cám ơn anh Phai đã mix và làm banner cho bài hát
Cám ơn anh Ếch đã nhín chút thì giờ song ca với BT góp phần cho chương trình đầy ý nghĩa này
Cám ơn các bạn VB luôn theo dỏi và ủng hộ tinh thần cây nhà lá vườn của ACE VB
Posts: 657
Threads: 15
Likes Received: 753 in 311 posts
Likes Given: 880
Joined: Jun 2020
Reputation:
27
Bạch Thố và anh Ba song ca Hoa Trinh Nữ nhẹ nhàng và nghe thật hiền như chuyện tình dễ thương của người lính ..
Anh Phai viết intro bài này cặn kẽ và thật đầy đủ .
Anh Năm rất ư ngọt ngào tình cảm Trên Bốn Vùng Chiến Thuật .
Chờ nghe song ca anh Ba và anh Phai bài này luôn
Posts: 4,635
Threads: 153
Likes Received: 1,801 in 833 posts
Likes Given: 507
Joined: Nov 2021
Reputation:
55
(2022-04-29, 04:09 PM)Phai Wrote: Hi hi,
Tui và Ếch đang hát bài này đó, Ếch hát xong phần của ổng rồi, tui thì chậm hơn
Ếch Wrote:Nhớ post nhe ku, trùng bài cũng đâu có sao đâu hihihi
Hopla, hihihi "đụng hàng" hả. 5 không biết, sorry sorry .
Yah, dán lên luôn chứ, chờ được nghe hai anh em trình bày nhé.
Sẵn hú anh Tà luôn, hôm nay 30 gòi anh. Chừng nào anh Tà cầm đùi gà đơi?
Posts: 4,635
Threads: 153
Likes Received: 1,801 in 833 posts
Likes Given: 507
Joined: Nov 2021
Reputation:
55
(2022-04-29, 11:13 PM)lưu ly phố Wrote: Bạch Thố và anh Ba song ca Hoa Trinh Nữ nhẹ nhàng và nghe thật hiền như chuyện tình dễ thương của người lính ..
Anh Phai viết intro bài này cặn kẽ và thật đầy đủ .
Anh Năm rất ư ngọt ngào tình cảm Trên Bốn Vùng Chiến Thuật .
Chờ nghe song ca anh Ba và anh Phai bài này luôn
Cám ơn Lưu Ly nhé. Bài này 5 chưa hát bao giờ. Đã nghe các ông Chế Linh, Nhật Trường, Duy Khánh, Hương Lan, Tuấn Vũ, Trường Vũ, Đan Nguyên, Quốc Khanh hát, nhưng kỳ này lần đầu tiên nghe ca sĩ Thần Tượng của 5 hát bài này hay quá sức, nên 5 cũng bắt chước hát. Thú thật lúc hát 5 cũng có chút cảm xúc. Tuy không nhiều lắm, nên hát chưa có hột lắm. :đùa:
Posts: 4,635
Threads: 153
Likes Received: 1,801 in 833 posts
Likes Given: 507
Joined: Nov 2021
Reputation:
55
Không biết bài viết này chị NTDL của DT trích nguồn từ đâu, nhưng đọc thấy tác giả có nhiều nhận xét xác đáng và có các con số (*) đáng tin cậy, hôm nay mang về đây chia sẻ với mọi người.
(*) GDP per capital: https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.CD
QUÊ HƯƠNG TÔI SAU 1975
___________________
TRẦN ANH KIỆT
Vào cuối thập niên 1960, tôi có dịp đến Nữu Ước tại trụ sở của General Motors để thương lượng việc mua 30 máy phát điện dã chiến 2100 kW được thiết lập khẩn cấp để chấm dứt nạn cúp điện tại Saigon do sự hiện diện của quân đội Mỹ có nhu cầu tiêu thụ điện quá cao, nhất là máy lạnh.
Tôi gặp một người kỹ sư gốc Trung quốc Luis Wei. Ông là người Thượng Hải chạy thoát được qua Mỹ khi Trung cộng chiếm toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa năm 1949 và Tổng thống Tưởng giới Thạch phải chạy qua Đài Loan thành lập chính phủ quốc gia. Ông Luis Wei mời tôi về nhà ông chơi vào dịp cuối tuần.
Nhà ông ở Hardford, Connecticut cách Nữu Ước không xa. Ngày làm việc, ông mướn khách sạn sống ở Nữu Ước chỉ cuối tuần mới lấy xe lửa về Connecticut để sum họp với gia đình gồm người vợ nội trợ và một đứa con gái đã trưởng thành.
Trong một câu chuyện hàn huyên, ông Luis Wei mất đi vẻ trầm tĩnh khi nói về nguyên nhân ông bỏ nước ra đi. Ông tỏ ra hết sức xúc động và đau khổ kể lại rằng gia đình rộng lớn của ông khi xưa là nạn nhân của những cuộc đấu tố tàn bạo khi cộng sản nắm chính quyền.
Ông cho biết ông mang một vết thương sâu đậm vì sự tàn ác của cộng sản không những đối với gia đình ông mà đối với cả dân tộc ông bị khổ đau vì những cuộc đấu tố, những vụ giết người trong cái gọi là cách mạng văn hóa, chưa kể hàng triệu người bị hành hạ trong Trại lao cải
Ông thấy thật mỉa mai khi báo chí và một số trí thức Tây phương lúc ấy không ngớt lời khen ngợi Mao Trạch Đông có công thống nhất nước Trung Hoa mà không bao giờ đề cập tới sự tàn bạo của CS. Họ cho Tưởng Giới Thạch là một người ngu đần, tham ô, có chính quyền trong tay mà để mất toàn bộ lãnh thổ vào tay cộng sản.
Điều nầy làm ta nghĩ đến việc báo chí Tây phương và bọn phản chiến hạ nhục VNCH thật không khác mấy.
Thuở ấy, bức màn sắt che đậy hết sự tàn ác của cộng sản ở Liên-xô, Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam và Bắc Triều Tiên nên ở Tây phương nhiều ngươì vẫn còn ảo tưởng về cộng sản nhất là khi Liên-xô thành công trong việc phóng phi thuyền Spoutnik với Yuri Gagarine bay vòng quanh trái đất năm 1956 trong lúc Mỹ chưa có thành tích gì về không gian.
Điều nầy làm tăng sức mạnh cho các đảng cộng sản ở Pháp và Ý và một số trí thức thiên tả có nhiều ảnh hưởng như Jean Paul Sartre ở Pháp. Đảng Cộng sản Pháp do Georges Marchais cầm đầu lớn mạnh, trong mấy mươi năm tiếp tay với CSVN trên mặt trận tuyên truyền quốc tế.
Cách đây hơn năm mươi năm, tôi đã nghe ông Luis Wei kể lại cuộc đời ông như một kẻ bàng quang, không cảm nhận được nỗi đau của ông cho đến khi chính tôi phải mang nặng những vết thương như ông Luis Wei sau khi sống 5 năm trong địa ngục cộng sản.
Ngày nay trên quê hương thứ hai, suy gẫm lại tôi mới thấy , giống như ông Luis Wei, vết thương trong tâm hồn tôi không bao giờ lành. Cái đau thể xác trong trại cải tao cũng như trong nhà tù đương nhiên không còn nhưng nỗi đau trong tâm hồn vì dân tộc, vì đất nước vẫn luôn luôn tồn tại.
Có ai dửng dưng được khi thấy đồng bào mình, người phụ nữ phải tìm kế mưu sinh bằng cách lấy chồng Hàn, Đài, hay đi làm ô-sin tại Hồng kông, Đài loan hay các nước Á-rạp. Ô-sin là nô lệ thời hiện đại, bị áp bức, bốc lột, đôi khi bị chủ hãm hiếp hoặc giết đi, nhất là ở các nước Á rạp.
Có ai không xúc động với việc 39 người Việt bị chết cóng trong thùng xe đông lạnh khi rời bỏ thiên đường CS đi tìm đường sống ở Anh quốc.
Tôi khó quên được hình ảnh cô gái Nghệ An xinh đẹp gọi về cho mẹ với câu nói cuối cùng : Mẹ ơi, con sắp chết.
Nhu cầu thiết yếu của tôi là theo dõi hàng ngày tình hình chính trị trên thế giới trong ấy phải có Việt Nam.
Tôi mong tìm thấy ở VN một tia sáng nào về sự vùng dậy của dân tộc để lật đổ bạo quyền CS như các nước Đông Âu.
Nhưng tôi chỉ thấy số trí thức, ký giả, blogger, bị CS bỏ tù ngày càng đông, những vụ giết người trong đồn công-an vẫn tiếp tục, những người nổi loạn ở Phan Rang đốt phá trụ sở cộng sản lần lượt vào tù, những vụ phản kháng vang dội về cướp đất ở xã Đồng Tâm bị đàn áp dã man theo sau là 2 án tử hình.
Ngày 30 tháng tư lại kéo tôi về dĩ vãng.
Đọc những hồi ký của nhiều cựu tù nhân trong các trại cải tạo, tôi mới biết thêm được bao gương anh hùng và sự khổ đau của tù nhân bị hành hạ thể xác lẫn tinh thần. Rõ ràng là CSVN lập lại khuôn mẫu của Trại lao cải của Trung cộng mà ông Luis Wei đã kể cho tôi nghe.
Đấu tố trong việc cải cách ruộng đất ở miền Bắc là do quan thầy Trung cộng dạy cho.
Việc áp dụng kinh tế thị trường cũng là theo gót chân của Trung cộng thời Đặng Tiểu Bình.
CSVN luôn luôn bắt chước đàn anh trong những gì tàn bạo nhất.
Dù bị đồng chí dạy cho một bài học đẫm máu năm 1979 nhưng chỉ 10 năm sau lại quỳ lạy kẻ thù.
Từ ấy trở thành nô lệ cho Tàu cộng từ kinh tế đến chính trị, mất chủ quyền trên Hoàng sa, Trường sa.
Ngày 30 tháng tư làm tôi nhớ trước tiên là 5 vị tướng anh hùng đã tuẩn tiết.
Còn rất nhiều chiến sĩ đã tuẩn tiết mà ta không được biết. Đọc lịch sử thế giới, tôi không thấy có gương anh hùng như thế sau cuộc chiến tranh.
Sau đó là những đồng bào đã bỏ mình trên biển cả trong cuộc trốn chạy cộng sản.
Tôi lại nhớ đến cái ngây ngô của bộ đội cộng sản khi chúng vào Saigon.
Dần dần, tôi phát hiện ra họ đã sống trong một xã hội lạc hậu, nghèo đói, vui mừng khi được tìm thấy thiên đàng miền Nam.
Có rất nhiều nguyên nhân mất miền Nam đã được phân tích trên nhiều diễn đàn, nhưng tôi lại tò mò muốn biết số phận của một số người nằm vùng tiếp tay với cộng sản vì tôi nghĩ họ chỉ là những kẻ mù lòa không hiểu rõ cộng sản và bị CS đầu độc tư tưởng rằng chống Mỹ là sự tiếp nối kháng chiến chống Pháp từ 1945. Rồi đây họ sẽ thức tỉnh một cách muộn màng.
Thật đúng như vậy.
Các cán bộ tập kết được gởi ra Bắc từ năm 1954 cười vui theo đoàn quân chiến thắng trở về, vênh vang với láng giềng bà con, nhưng rồi không lâu ngồi ủ rủ vì mất hết quyền lực và các nguồn lợi nó đem lại.
Họ bất mãn lập ra câu lạc bộ kháng chiến, Nguyễn Hộ, Nguyễn văn Trấn, kêu la, chống đối rồi cũng bị vùi dập trong lãng quên.
Tiếc thay cho những kẽ lầm đường! Những người nằm vùng trước kia trong báo chí như Hồ ngọc Nhuận, Lý quí Chung, bợ đỡ hèn hạ chế độ mới một thời gian rồi cũng bị đào thải, ôm hận tới già.
Đám sinh viên phản chiến làm đặc công cho CS khi xưa như Huỳnh tấm Mẫm, Lê văn Nuôi, Nguyễn hữu Thái được ban phát cho một chút ân huệ lúc ban đầu rồi cũng bị hạ bệ.
Sau nầy, tôi có dịp xem video “Tiếng gào thét từ bên trong”của một người Pháp, André Menras, theo giúp cộng sản triệt để trước 1975, lấy tên VN Hồ Cương Quyết, nay đã thức tỉnh, phỏng vấn nhiều cán bộ cao cấp nằm vùng miền Nam trước kia của MTGPMN : Lê công Giàu, Nguyễn văn Kiết, Kha lương Ngãi v.v. Họ bày tỏ uất ức đối với chế độ một cách muộn màng. Họ dám bày tỏ công khai vì họ không còn gì để mất.
Tôi nghĩ CSVN đã có thể được dân tộc tha thứ tội ác sau khi gây ra một cuộc chiến tranh tương tàn và trả thù hèn hạ miền Nam nếu họ thành công trong việc phát triển kinh tế, tạo nên một xã hội lành mạnh trong ấy người dân được sống ấm no, tự do phát huy sáng kiến để làm giàu cho xứ sở, tranh đua với các nước Á Châu. Nhưng làm sao có được những thứ ấy với “cộng sản chủ nghỉa”.
Thành tích của CSVN sau 47 năm phát triển kinh tế là có được Tổng sản lượng nội địa (GDP) chia cho mỗi đầu người là 2.786 $ (đô-la) theo tài liệu của Ngân hàng thế giới (2020), con số thật nhỏ nhoi.
Nếu điều chỉnh theo mãi lực (PPP), con số trên lên đến 8.651$ (hạng 137) so với
- 98.523$ của Singapore,
59.238 $ của Hồng-Komg,
50.500$ của Đài Loan,
43.124$ của Hàn-Quốc,
27.887$ của Mã lai,
18.236$ của Thái-Lan.
Các con rồng Á Châu đã bay lên thật sự chỉ trừ con rồng VN còn nằm trong vũng bùn.
Nguyên nhân rất dễ hiểu.
Sau 21 năm bần cùng hóa miền Bắc, CSVN đã mất 15 năm trả thù miền Nam và áp đặt một cách ngu xuẩn một nền kinh tế quốc doanh.
Khi thức tỉnh thì đã quá muộn, bị bỏ quá xa trong cuộc cách mạng kỹ thuật số.
Suy gẫm lại, tôi thấy VNCH từ thời TT Ngô Đình Diệm đã có một tầm nhìn rất xa về việc phát triển kinh tế, kỹ nghệ.
Khu kỹ nghệ Biên Hòa đặt nền móng cho việc phát triển kỹ nghệ. Hảng máy cày Vikino, nhà máy phân bón phục vụ nông nghiệp, nhà máy thép Vicasa, các nhà máy dệt, nhà máy giấy, nhà máy đường, Sữa Foremost, nhà máy bột ngọt, bột giặt, Dược phẩm OPV. Khu chế xuất Tân Thuận nhằm nhập cảng nguyên vật liệu không qua thuế quan để làm thành phẩm xuất cảng. Đài Loan cũng xử dụng mô hình nầy tại Cao Hùng. Trong lúc ấy Trung cộng thiết lập rất trễ khu kỹ nghệ Senzhen để thu hút đầu tư ngoại quốc và hiện là khu kỹ nghệ phồn thịnh nhất Trung quốc.
Tôi có một kỷ niệm nhỏ về Hãng máy cày Vikino. Sau 1975, vì Miền Bắc chỉ quen với sức trâu cày hay dùng người thay trâu nên khi CS tiếp quản Vikino là cả một sự ngạc nhiên, lúc ấy máy cày đã được xử dụng phổ thông ở miền Tây. Một ngày kia trong lúc tôi ở trong nhà tù Bến tre gần 3 năm chưa được thả thì nhà tù tiếp nhận một tù nhân mới rất đặc biệt bị bắt về tội vượt biên. Anh được ở một phòng riêng biệt, được cung cấp thức ăn đầy đủ và được công an đối xử tử tế. Các tù nhân ngạc nhiên cho đây là môt anh VC cao cấp nào đây. Chỉ một tuần lễ sau là anh ta được thả. Đó là anh phó giám đốc kỹ thuật Vikino được thả về để giúp VC điều hành Vikino vì anh TGĐ Võ văn Nhung đã ra đi năm 1975.
Về mặt xã hội, sau 47 năm, CSVN đã hình thành một xã hội băng hoại về đạo đức, đôi khi xuất hiện những quái vật.
- Giữa lòng Hà nội, một bộ đội CS phục viên chặt đầu giết cả gia đình người anh rồi thản nhiên ngồi uống trà chỉ vì tranh chấp một mảnh đất nhỏ 20 mét vuông.
- Trộm cắp vang dội quốc tế : phi hành đoàn buôn lậu đồ ăn cắp, du học sinh, thực tập sinh, trộm cắp ở Nhật.
Buôn bán nhục dục tiến bộ hơn các nước giàu có. Người mẫu đi khách với giá 20-40 triệu (1000-2000 đô la). Có mỹ nam phục vụ phụ nữ. Công an vừa bắt trong một khách sạn ở Hà nội một thiếu nữ 22 tuổi mua dâm với một mỹ nam với giá 20 triệu một lần.
Tham nhũng đục khoét xã hội như những tế bào ung thư hủy hoại cơ thể.
Chỉ có một số ít được phơi bày, nó liên quan đến mọi giai tầng quyền lực của chế độ cộng sản: công an mọi cấp, xã ủy, huyện ủy, quận hủy, tỉnh ủy, thành ủy, ủy viên bộ chính trị, tổng giám đốc xí nghiệp quốc doanh, viễn thông, đóng tàu, gang thép, dầu hỏa, bộ trưởng, thứ trưởng công an, công nghiệp, y tế, tướng tá công an, quân đội bộ binh , hải quân, không quân, tình báo, cảnh sát biển.
Chữ ủy và chữ bí thư dưới chế độ CS là đồng nghĩa với quyền lực và tham ô.
Những ví dụ nổi bật nhất là
- tướng tình báo tổ chức đánh bạc trên internet,
- bộ y tế nhập cảng thuốc giả,
- các giới chức y tế thông đồng với tư nhân bán dung cụ y tế với giá thổi phồng trong mùa dịch COVID,
- toàn bộ Chỉ huy cảnh sát biển tổ chức buôn lậu,
- Bộ Công thương thông đồng với tư nhân kiếm hàng ngàn tỷ trong những vụ chuyển nhượng cổ phần hai chiều.
Nền giáo dục trung tiểu học tạo nên những đứa trẻ ngỗ nghịch, những con thú hoang trong nhà trường,
- nữ sinh đánh nhau giữa đường phố Hà nội, lột trần truồng kẻ thua trận.
Nền giáo dục đại học, ngoài các trường chuyên khoa tuyển sinh giới hạn, chỉ cung cấp những mảnh bằng lý thuyết, sinh viên tốt nghiệp không có việc làm hoặc phải đi hối lộ mới được tuyển dụng trong bộ máy thư lại. Tiết lộ đề thi, mua bán văn bằng rất phổ thông. Đại học Đông Đô ở Hà nội trong mấy chục năm chuyên bán văn bằng.
Bằng tiến sĩ là một mỉa mai. Trong hơn 21.000 tiến sĩ, không có một bài khảo cứu nào được đăng trên báo khoa học quốc tế. Quan tham CS và con cháu mua văn bằng tiến sĩ của các Đại học ma của Mỹ đã bị khai trừ. Các quan chức cao cấp CS đều được cấp bằng tiến sĩ : Nguyễn phú Trọng, Trần đại Quang, Tô lâm, Đinh la Thăng v.v.
Chỉ có hai viên ngọc quí thường được vinh danh để tô điểm chế độ : Đặng thái Sơn, nhạc sĩ, thủ khoa giải Chopin, được giáo dục ở Liên xô, di dân qua Canada, Ngô Bảo Châu, hậu đại học ở Pháp, đoạt Giải toán học Field hiện sinh sống tại Mỹ, dạy học ở Đại học Chicago.
Con cháu quan tham CS được du học ở nước ngoài. Tại Mỹ và Canada có 50. 000 du học sinh VN, hầu hết là con cháu quan tham CS, với học phí và sinh hoạt phí mỗi năm là 50.000 đô la, tổng cộng là 2,5 tỷ đô la (50.000 tỷ đồng VN) đủ nuôi sống một triệu gia đình VN. Không hiểu những đứa trẻ kia, vô tội, nhưng được nuôi dưỡng bằng đồng tiền tội lỗi của cha ông có thức tỉnh hay không về chế độ CS sau khi sống trong bầu không khí tự do? Hay lại quay về quê hương nối tiếp quyền lực của cha ông, đắm mình trong guồng máy tham-ô để vinh thân phì gia trong sự đau khổ của dân tộc?
Nhìn với khía cạnh lạc quan, đám thanh niên ấy có thể là những những nhân tố kết hợp làm thay đổi chế độ trong tương lai.
Nhìn số tiền học phí “nhỏ nhoi” ở nước ngoài, ta có thể thẩm lượng về tài sản và mức độ tham ô của quan chức CS.
Nhìn một cách sâu xa, muốn xây dựng nền tảng khoa học, kỹ nghệ độc lập cho VN trong tương lai thay vì đầu cơ trên đất đai, gia công cho các hảng ngoại quốc hay xuất cảng lao động, nô lệ, nhu cầu không phải là số sinh viên tốt nghiệp văn bằng đại học ngoại quốc hay là những tiến sĩ giấy, mà là những kỹ sư, khoa học gia đã có kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong kỹ nghệ hay nghiên cứu khoa học tại các nước tiến bộ.
Nhìn với khía cạnh nầy, con cháu người tị nạn là vốn quý cho việc phát triển VN trong tương lai.
Nền kỹ nghệ điện tử, máy tính điện toán, kỹ thuật số Đài Loan được phát triển là nhờ một người Mỹ gốc Hoa, giám đốc kỹ thuật công ty CDC, ngang với IBM, được chính phủ ĐL mời về để thiết lập nền móng trong khu kỹ nghệ Đài Bắc. Hiện nay, Đài Loan cung cấp 1/3 “chip” cho nhu cầu thế giới. Bom nguyên tử của Tàu cộng được thành hình là nhờ hai người giáo sư trẻ gốc Hoa của Đại học Columbia.
Trong cảnh nghèo khổ của người dân, với những đứa trẻ ốm đói miền thượng du, đu dây đi học vì thiếu một cây cầu nhỏ, lại xuất hiện những điều thô bỉ.
- Phương Thảo của Vietjet hiến 250 triệu đô la (5.000 tỷ đồng) để được đặt tên trong một trường ký túc xá của Đại học Oxford.
- Tướng công an Tô Lâm ăn miếng thịt bò giá 2.000 đô la ở Luân đôn. Báo chí Luân đôn gọi mỉa mai đó là “miếng thịt bò cộng sản”.
Hình ảnh Chủ quán Salt Bae đút miếng thịt bò vào “mõm” Tô Lâm tương phản với hình ảnh các TT Mỹ ăn bữa cơm vài đô la : Obama ăn bún chả ở Hà Nội, Bill Clinton ăn phở ở Saigon, Donald Trump ăn hamburger ở Nữu Ước.
Về quản lý xã hội, CSVN đã làm như thế nào?
Nhà nước xã hội chủ nghĩa có đủ mọi cơ quan kiểm tra như những nước tiến bộ để bảo vệ người dân nhưng nó trở thành bộ máy làm tiền béo bở cho quan chức cộng sản.
- Cơ quan kiểm lâm bảo vệ bọn phá rừng, kiểm soát biên giới để thu lợi trên buôn lậu và nhập cảnh bất hợp pháp,
- kiểm tra thực phẩm để cho chuyên chở thịt thối từ Bắc chí Nam,
- kiểm tra hóa chất để cho lan truyền hóa chất gây ung thư của Tàu cộng,
- kiểm tra dược phẩm để cho nhập cảng thuốc giả,
- kiểm tra nhà đất để làm tiền trong việc sang nhượng nhà đất, để giúp Tàu cộng sở hữu 16.000 mẫu đất vùng bờ biển và vùng đất chiến lược,
- kiểm tra môi trường để nhắm mắt cho Formosa thải chất độc, để chất độc lan truyền trên nguồn nước sông ngòi, biển cả,
- kiểm tra chứng khoán để giúp thổi phồng trị giá chứng khoán giúp quan tham bỏ túi tiền tỷ trong giao dịch mua bán giữa công ty tư nhân và quốc doanh v.v.
Di chứng độc hại của chủ nghỉa cộng sản sẽ kéo dài nhiều thập niên ngay sau khi chúng bị lật đổ vì các tế bào lành mạnh đã chết, nhân lực đã hư hỏng, môi trường bị hủy hoại, tài nguyên đã cạn khô, như cô giáo Trần thị Lam đã than thở :
- Biển bạc, rừng xanh cánh đồng lúa biếc,
Rừng đã hết biển thì đã chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa.
Di hại lâu dài của chủ nghĩa CS đã được thấy trên thế giới.
Sau hơn 30 năm thoát khỏi ách cộng sản, các nước Đông Âu vẫn chưa bắt kịp các nước Tây Phương.
Nhìn Tổng sản lượng nội địa chia cho mỗi đầu người (GDP per capita, nominal) của họ thì biết :
Tiệp Khắc : 22.911$ ,
Hungary : 16.129$,
Ba-lan : 15.764$,
Roumanie : 12.929$,
Nga : 10.166$.
So với các nước phương Tây :
Mỹ: 63.123$,
Úc: 55.823$,
Đức: 45.909$,
Canada : 43.560$,
Anh : 40.718$,
Pháp : 39.859$.
Poutine nước Nga bị thế giới nguyền rủa hiện nay khi xâm lược và tàn phá Ukraine, cũng là di sản của chủ nghĩa CS : một tên KGB khát máu, độc tài.
Trần Anh KIệt
Tháng tư, 2022
Posts: 4,635
Threads: 153
Likes Received: 1,801 in 833 posts
Likes Given: 507
Joined: Nov 2021
Reputation:
55
Tháng 4-1975: Những ‘đứt gãy’ và câu chuyện của một giáo sư đệ nhị cấp
Như một công trình xây dựng, sau gần nửa thế kỷ, người ta bắt đầu nhìn thấy giá trị thực và chất lượng kết cấu của nó sau khi lớp sơn màu đẹp đẽ trôi dần đi. Việt Nam sau 47 năm miền Bắc Cộng sản chiến thắng và “thống nhất” với miền Nam, những mảng vỡ nứt từ cốt lõi nền giáo dục đang lộ dần lên bề mặt cấu trúc xã hội và mọi mặt đời sống…
Những câu chuyện nhỏ “rất quen” dưới đây của một cô giáo từng đau đớn tận trong tim khi trải qua những năm tháng trên bục giảng, từ một “giáo sư đệ nhị cấp” thời Việt Nam Cộng Hoà trở thành một giáo viên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, cho thấy phần nào những “đứt gãy” ấy...
Mời quý vị nghe cuộc trò chuyện của Khánh An với cô giáo đã trải qua cuộc chuyển đổi giáo dục này.
VOA: Xin chào cô. Trước tiên xin cô giới thiệt một chút về cô nhé. Cô làm gì trước năm 1975?
Cô Nguyên Thiện: Trước tiên, xin chào Khánh An và xin chào tất cả quý vị thính giả của đài VOA. Xin cho tôi tự giới thiệu với pháp danh, là vì tôi đã nương vào Phật pháp để giữ được thân mạng của mình được tồn tại đến ngày hôm nay. Tôi là Nguyễn Thiện. Tôi tốt nghiệp Đại học Sư Phạm Sài Gòn năm 1973, ngành huấn luyện giáo sư đệ nhị cấp. Những trường mà tôi đã đi dạy qua là trường Lương Văn Can ở quận 8 Sài Gòn, trường Lê Quý Đôn ở quận 3, và gần cuối là trường Hai Bà Trưng. Nó mang tên Hai Bà Trưng bây giờ nhưng trước đây nó là trường Thiên Phước Học Đường, sát bên nhà thờ Tân Định.
VOA: Được biết cô đã đi dạy từ trước năm 1975, sau năm 1975 cô có tiếp tục làm nghề giáo viên hay không?
Cô Nguyên Thiện: Trước năm 1975, đời sống của một giáo sư đệ nhị cấp tuy không giàu nhưng mà nó đủ để cho mình tươm tất và tự tin khi bước lên bục giảng, là hình tượng mẫu mực cho học sinh nhìn vào. Nhưng sau năm 1975 thì thầy cô giáo hầu hết bị sàng lọc, đuổi việc, đi vùng kinh tế mới, ra đạp xích lô hoặc là đi bán chợ trời, hay làm bất cứ việc gì để có đồng tiền đặng tồn tại. Tôi thì được cái may mắn là vì họ thiếu giáo viên ngoại ngữ cho nên được giữ lại với cái đồng lương gọi là lương chết đói, mà người ta thường ví von với câu vè dân gian là “Muốn sang thì lấy thợ tiện, muốn diện thì lấy thợ may, muốn ăn mày thì lấy thầy giáo”.
VOA: Vâng, nghe rất chua xót. Sau năm 1975, cô tiếp tục được giữ lại làm giáo viên thì cô thấy có những thay đổi nào so với thời trước năm 1975? Có những thay đổi nào đáng nhớ và đáng lưu ý?
Cô Nguyên Thiện: So sánh với trước năm 1975 thì học sinh có điểm số là do tự lực cá nhân của mỗi em. Nhưng sau năm 1975 thì giáo viên chủ nhiệm cho điểm học sinh bằng lý lịch từ ban giám hiệu gửi xuống. Hễ con cán bộ thì được cho lên thắng. Lúc đó, họ dùng những từ như “cho lên thẳng” và ở lại lớp thì gọi là “lưu ban”. Nhưng đã có lý lịch là con cán bộ thì được lên thẳng, giáo viên chủ nhiệm không được phép cho con cán bộ lưu ban. Còn có lý lịch là con của nguyên quân, nguỵ quyền là bị đánh rớt. Rất rõ ràng.
Tôi lấy ví dụ là có một lớp 12 do tôi làm chủ nhiệm lúc đó, học sinh của lớp năm đó rất giỏi. Nó học ban toán và nó rất xuất sắc, nhưng mà cái lớp năm đó bị đánh rớt gần hết cả lớp, chỉ vì cái tội là có cha đang ở trong tù cải tạo. Và còn một điểm nữa là cô giáo dạy môn toán năm đó, cô ấy là cán bộ miền Bắc vào. Lớp này là học sinh ban toán lúc đó, nó rất giỏi, nên khi cô cho bài toán trên bảng mà cô chứng minh không ra đáp số. Thế là có một em nó dám lên nó giải bài toán thay cho cô giáo, thì bà ta hơi bị quê. Từ đó, bà đì mấy đứa trong lớp. Em đó bị bà đì hỏng luôn, không được lên lớp ngay trong năm đó, mà bị loại ra khỏi trường luôn, với lý do là lý lịch em đó không trong sạch, có cha đi tù cải tạo.
VOA: Khi cô chứng kiến những trường hợp như vậy, mà bản thân cô là một giáo viên chủ nhiệm phải đánh rớt những học trò như vậy, cảm giác của cô lúc đó như thế nào?
Cô Nguyên Thiện: Tôi hơi cứng đầu. Tôi hơi bướng bỉnh, ở chỗ là cứ mỗi lần lên lớp là phải có soạn giáo án đàng hoàng, mà giáo án thì phải soạn luôn luôn phải đúng tiêu chuẩn là phải có ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ. Cho nên, nhiều khi soạn giáo án thì mình soạn một đường cho nó duyệt, nhưng mà khi lên lớp thì mình giảng theo trái tim của mình, theo kiến thức trung thực của mình, thì dễ bị Ban Giám hiệu nó khó dễ lắm.
VOA: Cô đã bị khó dễ như thế nào?
Cô Nguyên Thiện: Có một đứa học trò tên là Nguyễn Ái Quốc. Nó học dốt vô cùng, mà khi họp để xét cho học trò lên lớp thì chỉ vì nó có tên Nguyễn Ái Quốc nên phải xét cho nó lên lớp. Chứ nếu mà giữ nó lại thì coi như bôi nhọ Bác Hồ, tại vì nó cùng tên với Bác Hồ. Có chi tiết rất buồn cười như vậy đó. Mà hầu hết con cán bộ lúc đó học dốt mà cứ phải cho lên lớp… Rồi thi đua lúc nào cũng ép học sinh, đưa vô khuôn mẫu là tụi nó phải phấn đấu để thành “cháu ngoan Bác Hồ”. Mà muốn thành cháu ngoan Bác Hồ là phải lao động tốt, học tập tốt, chữ gì cũng mang cái chữ tốt tốt… nhưng nó không cụ thể, chỉ lẩn quẩn ca ngợi Đảng với ca ngợi Bác Hồ, thì tôi làm cái đó không được. Cho nên, lớp của tôi lúc đó luôn luôn là hạng chót.
Nếu tham gia tiết mục văn nghệ, thì làm cô giáo, tôi chỉ biết dạy tụi nó đóng kịch thí dụ như “Ngao Sò Ốc Hến” hoặc những cái bài hát như “Bạch Đằng Giang”, hoặc bài hát “Toàn dân nghe chăng, sơn hà nguy biến…” thì nó không có tính Đảng, không những vậy còn bị ghép cho là “phản động” bởi vì hầu hết học trò trong lớp nghe lời cô giáo. Học trò của mình hầu hết cha mẹ của nó đi cải tạo. Cho nên, ai có lâm vào cảnh thì mới hiểu được người trong cảnh. Mình thấy là mình dạy học trò lúc đó bằng cái tâm của một người thông cảm với nỗi đau của đồng loại. Có vậy thôi, nên không làm được cái việc là cho học trò thi đua để ca ngợi Bác, để được “cháu ngoan Bác Hồ”, nên hầu hết học trò trong lớp của tôi không có danh hiệu “cháu ngoan Bác Hồ”.
Mấy anh trong trong trường thì nói “thứ nhất là ngồi lì, thứ nhì là đồng ý”, chớ đừng nên nói ngược lại mà bị khó khăn rắc rối. Nhưng mà tôi không làm được những cái ngược lại lương tâm của mình. Thành ra không bao giờ có được danh hiệu “Giáo viên tiên tiến”. Không những vậy còn bị ban hiệu mời lên thường xuyên để nhắc nhở. Có cái may là không bị đuổi. Nhưng sự thật, họ không đuổi không biết là may hay rủi. Bởi vì người ta bung ra chợ trời người ta bán buôn, người ta còn giúp được con cái ăn học, tồn tại được. Còn mình với cái đồng lương chết đói mà mà cứ ráng chịu đựng, vừa nuôi con vừa đi làm trong hoàn cảnh đồng lương chết đói, thì cô Khánh An có biết là lúc đó tôi nuôi con bằng cách là, với đồng lương lãnh ra không đủ để nuôi con trong một tuần lễ chứ đừng nói chi một tháng, thành ra tôi cho tụi nó ăn gạo lứt muối mè. Cháo cũng muối mè, cơm cũng muối mè. Rồi nó đi học. Rồi trời cũng thương, lúc đó tụi nó khỏe mạnh, cũng học giỏi, cũng tròn trịa. Nhờ gạo lứt muối mè mà tụi nó sống. Ban Giám hiệu thì nói bà này có chồng đi nước ngoài mà bả nói bả cho con ăn gạo lứt muối mè để bả qua mặt mình thôi. Chứ họ không tin.
VOA: Cô đã giảng dạy ở mái trường xã chủ nghĩa. So với mái của thời Việt Nam Cộng hòa, cô thấy có những điểm gì mà cô là cô cho là đáng tiếc, hoặc ngược lại, cô cảm thấy nó tốt hơn?
Cô Nguyên Thiện: Bây giờ nói không phải mình chê hay mình vạch lá tìm sâu đâu. Mà những cái tệ hại của nhà trường sau năm 1975 đến bây giờ, mình nhìn thấy nó đau lòng hơn là các điểm tốt. Không thấy điểm tốt. Chưa có bao giờ mà thầy cô giáo lại có thể làm những việc như phải có tiền đút lót thì mới được đi vào trường, rồi đút lót thì con mới được tốt nghiệp, nhiều thứ…
Rồi học trò hồi xưa thì tình thầy trò thương yêu quý trọng lẫn nhau. Học trò rất kính trọng thầy giáo không phải vì có hay không có tiền, mà nó kính trọng vì phẩm chất đạo đức của nhà giáo. Bởi vì nhà giáo lúc đó được huấn luyện là mình làm việc dạy học không phải là vì đồng tiền, mà dạy học là vì thích “thiên chức”. Hồi xưa gọi là “thiên chức của nhà giáo”, phải có lương tâm nghề nghiệp. Còn bây giờ, học trò trong lớp, chưa bao giờ có hình ảnh mà học trò xăn quần xăn áo lên, con gái mà nắm đầu nắm cổ rồi quần thảo nhau như là bề hội đồng. Thấy mà thương tâm! Mà không phải một chỗ, mà gần như khắp nơi, rồi cách dùng từ ngữ bây giờ nó hoàn toàn khác với từ ngữ mà mình dùng cho học trò dạy ở học đường trước 1975…
Trong bài giảng, trong giáo án lúc nào cũng không thể thiếu hai cái tính là ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác. Cho đến những cái bài Toán của học trò học ở trong trường, mà sách giáo khoa nhà trường cũng soạn là hôm nay diệt được bao nhiêu lính Mỹ, hôm qua diệt được bao nhiêu lính Mỹ, như vậy trong tuần lễ này diệt được bao nhiêu lính Mỹ. Chỉ như vậy thôi thì mình thấy tính nhân bản, lòng nhân đạo đã không có, nó đã bị giết chết từ trong trứng rồi…
Từ trong môi trường giáo dục như vậy thì con người ta chỉ biết là ganh đua. Ganh đua chứ không phải thi đua. Người ta ganh nhau, rồi lòng đố kỵ… Bây giờ thì ai cũng muốn làm giàu học. Học trò nó học với mục đích làm sao ra trường là để nó chiếm được vị trí, nhất là làm sao phấn đấu để nó vô đảng. Vô Đoàn, vô Đảng là để nó ngồi trên, ngồi trước, đặng nó làm giàu. Chứ còn cái lương tri của con người thì bây giờ hiếm có…
VOA: Vâng, cám ơn cô đã dành thời gian cho VOA.
Cô Nguyên Thiện: Rất cảm ơn Khánh An đã tạo cho tôi cơ hội mà trong nước chưa bao giờ tôi có được điều kiện để nói như thế này. Cảm ơn quý vị thính giả đã lắng nghe. Xin chân thành cảm ơn quý đài.
* Cô Nguyên Thiện đã giảng dạy tại Việt Nam cho tới năm 1988, khi cô được bảo lãnh sang Hoa Kỳ định cư. Hiện cô đang sống tại bang Florida.
/* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/6551551.html
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
Posts: 6,842
Threads: 132
Likes Received: 4,633 in 1,963 posts
Likes Given: 2,247
Joined: May 2021
Reputation:
67
Một người bạn ẩn danh nhờ tôi đăng bài thơ hay để góp vào một tiếng nói tưởng niệm tháng Tư đen năm đó.
Nỗi Buồn Tháng Tư
Ba mươi tháng Tư đen
Ngày Quốc hận đoạn trường
Miền Nam hờn tủi nhục
Triệu suối lệ nghẹn vương
Màu tang phủ kín trời
Khi đoàn quân cộng sản
Lê dép râu tràn tới
Khắp phố thị, thôn làng
Miền Nam mất tự do
Gieo thống khổ ngút ngàn
Bàng hoàng và chua xót
Tháng Tư ôi nhục hình
Ngập trời cảnh điêu linh
Khóc thương bao anh hùng
Vì Tổ Quốc hy sinh
Bốn bảy (47) năm in hằn
Ghi dấu niềm uất hận
Bao nhiêu năm vẫn còn
Một niềm đau vong quốc
Tháng tư vẫn nhói lòng
Nỗi buồn dâng mênh mông
[ Ẩn Danh ]
Cảm ơn bạn ẩn danh.
Posts: 6,842
Threads: 132
Likes Received: 4,633 in 1,963 posts
Likes Given: 2,247
Joined: May 2021
Reputation:
67
Cặp song ca thứ hai của c/t.
Hai thằng vẫn "gọi mày xưng tao" với nhau ở nơi đây hôm nay lại "xưng tao gọi mày" trong một bài hát của nhạc sĩ Trúc Phương.
Nhạc sĩ Trúc Phương có số phận rất bi thảm sau ngày 30/4 năm đó.
“Tôi sống nhờ nhà bạn bè. Khốn nỗi bạn bè cũng có hoàn cảnh bi đát, khổ sở. Không ai đùm bọc ai được. Thêm nữa, bạn bè không dám chứa tôi trong nhà, bởi vì tôi không có giấy tờ tùy thân. Tôi chẳng có thứ gì trong người cả… Họ sợ mai kia mốt nọ, chính quyền hỏi, tôi không có gì trình ra. Khổ như thế”. Thời đó, Sài Gòn vẫn còn những chuyến xe lam. Bến xe miền Tây vẫn còn nhộn nhịp những chuyến xe đò. Ban ngày, không biết làm gì, nhạc sĩ Trúc Phương lang thang thành phố cho mau hết ngày, đêm đến ra bến xe tìm chỗ đặt lưng. “Muốn ngủ cho an thân, tôi nghĩ ra được một cách: Tìm nơi nào có khách vãng lai, tôi chui vào ngủ với họ để tránh bị kiểm tra giấy tờ. Ban ngày thì lê la trong thành phố. Đến đêm phải ra xa cảng (Bến xe Miền Tây), thuê một chiếc chiếu, thế chân 1 đồng. Ngủ đến sáng, xếp chiếu trả cho người ta, lấy tiền thế chân về. Một năm tôi ngủ ở xa cảng đến 9 tháng như vậy”, ông nói. “Hôm nào có tiền đi xe lam, tôi ra sớm, chừng 5 giờ chiều có mặt ngoài đó thì còn có chỗ lịch sự, tương đối vệ sinh để trải chiếu năm. Hôm nào ra trễ, chỗ tốt, sạch, vệ sinh… bị người ta giành hết rồi, tôi phải trải chiếu gần chỗ người ta đi tiểu. Cũng phải nằm thôi, vì nếu đi chỗ khác sẽ bị kiểm tra giấy tờ tức khắc, mình sẽ bị bắt do không có giấy tờ để trình”, nhạc sĩ kể về nơi đặt lưng hàng đêm. Người nhạc sĩ chua chát: “Tôi sống trong những ngày bi đát. Lẽ ra tôi nên buồn với hoàn cảnh như thế. Nhưng tôi không bao giờ buồn. Tôi nghĩ: Thôi, còn sống cho tới bây giờ, âu đó cũng là một chất liệu cho sau này, nếu tôi còn viết nhạc được nữa”. Câu nói của ông hoàn toàn linh ứng với hai câu kết trong bài Thói đời mà ông viết lúc còn trên đỉnh cao danh vọng: “Đoạn buồn xa ta đã đi qua/Ngày vui tới ta vẫn chờ”.
Nguồn -> nhacxua
Tôi thường đi đó đây, bùn đen in dấu giày,
lửa thù no đôi mắt,
chân nghe lạ từng khu chiến thuật,
áo đường xa không ấm gió phương xa,
nghìn đêm vắng nhà.
Mây mù che núi cao,
Rừng sương che lối vào
Đồng ruộng mông mênh nước
Đêm đêm nằm đường ngăn bước thù
Áo nhà binh thương lính, lính thương quê
Vì đời mà đi.
Gio linh đón thây giặc về làm phân xanh cây lá,
Pleime gió mưa mùa
Tây Ninh nắng nung người, mà trận địa thì loang máu tươi
Đồng Tháp vắng bóng hồng, tôi yêu ai?
Ân tình theo gót chân, bọn đi xa đánh trận, gặp gỡ trong cơn lốc
xưng tao gọi mày thương quá gần.
Bốn vùng mang lưu luyến bước bâng khuâng của vạn người thân.
Posts: 4,635
Threads: 153
Likes Received: 1,801 in 833 posts
Likes Given: 507
Joined: Nov 2021
Reputation:
55
(2022-04-30, 08:35 AM)phai Wrote: Cặp song ca thứ hai của c/t.
Hai thằng vẫn "gọi mày xưng tao" với nhau ở nơi đây hôm nay lại "xưng tao gọi mày" trong một bài hát của nhạc sĩ Trúc Phương.
Nhạc sĩ Trúc Phương có số phận rất bi thảm sau ngày 30/4 năm đó.
Âm thanh thật là hay. Hai anh em hát gắn bó ghê. Âm sắc giọng hai người rất nhiều chỗ giống nhau. Nghe tưởng hai anh em thiệt luôn.
5 có đọc báo thấy ông Trúc Phương sau 75 sống khó khăn. Thì vậy, nhạc sĩ mà không viết được nhạc đỏ mấy bài kiểu ông Trịnh Công Sơn "Iem ở Lông Trường Iem Gia Biên Giới" thì mệt.
Posts: 6,842
Threads: 132
Likes Received: 4,633 in 1,963 posts
Likes Given: 2,247
Joined: May 2021
Reputation:
67
(2022-04-30, 09:52 AM)005 Wrote: Âm thanh thật là hay. Hai anh em hát gắn bó ghê. Âm sắc giọng hai người rất nhiều chỗ giống nhau. Nghe tưởng hai anh em thiệt luôn.
5 có đọc báo thấy ông Trúc Phương sau 75 sống khó khăn. Thì vậy, nhạc sĩ mà không viết được nhạc đỏ mấy bài kiểu ông Trịnh Công Sơn "Iem ở Lông Trường Iem Gia Biên Giới" thì mệt.
Có mới nói nha thầy 5 , tụi tui chỉ giống nhau ở chỗ hay ... thất tình .
Nói chứ, hôm anh đề nghị tụi tui hát bài này bên kia tui rủ ông Ếch nhưng trúng phải lúc ổng đang thất tình muốn ngồi thiền theo phái "Không Động" nên rủ hoài ổng mới chịu cầm cái đùi gà đó.
Vào dịp này nghe lại những bản nhạc xưa đó thật bùi ngùi.
Posts: 2,753
Threads: 2
Likes Received: 2,333 in 1,318 posts
Likes Given: 5,040
Joined: Feb 2021
Reputation:
71
Posts: 13,375
Threads: 204
Likes Received: 1,592 in 738 posts
Likes Given: 1,710
Joined: Oct 2018
Reputation:
185
Cám ơn các bạn. Tui ca xong bài này rồi gửi ngay cho phai, không hề nghe lại. Sau khi phai mixed, nghe lại mới thấy cái giọng của mình ngộ quá xá, chắc bắt chước giọng Đan Nguyên, hahaha
Posts: 6,842
Threads: 132
Likes Received: 4,633 in 1,963 posts
Likes Given: 2,247
Joined: May 2021
Reputation:
67
(2022-04-30, 10:45 AM)TTTT Wrote: Anh 5 nói đúng đó anh phai, giọng hai người rất trẻ trung lại na ná giống nhau nên Lan không phân biệt được giọng ai hết...Hai anh hát rất hay, Lan nghe xong phải lùi lại nghe anh 5 hát lại cũng bài này thì thấy cả ba anh hát đều hay, mỗi người mỗi vẻ, ai cũng có cái hay đặc sắc riêng.
Cảm ơn Lan quá khen cho anh, hai anh kia khen đúng rồi.
Lan khen nức nở vậy nhưng cuối cùng Lan mê giọng ai nhất, nói thật đi .
|